Đã tổng hợp thành công vật liệu chứa nanosilica
theo phương pháp ngưng tụ trong điều kiện thường,
sử dụng tiền chất TEOS, dung môi etanol, nước và
xúc tác NH3, chất hoạt động bề mặt sử dụng là
CTAB. Các kết quả khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ
TEOS/NH3 cho thấy, tỷ lệ 1,5/1 là thích hợp nhất để
tạo ra vật liệu chứa nanosilica có hình thái học
“đẹp”, tức là chứa các hạt có kích thước nhỏ, đồng
đều, không bị kết khối;
Vật liệu chứa nanosilica thu được từ tỷ lệ
TEOS/NH3 = 1,5/1 có độ tính khiết rất cao, với kích
thước hạt từ 12-25 nm nhưng bị kết dính thành các
hạt có kích thước lớn hơn, từ 250-300 nm. Vật liệu
có tỷ lệ Si/O cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ Si/O =
0,5/1 trong trạng thái hợp thức của SiO2, chứng tỏ
nanosilica tồn tại ở trạng thái hoạt tính SiOx (x < 2),
có năng lượng bề mặt lớn. Trạng thái này có thể đem
đến cho nanosilica các tính chất ưu việt trong hấp
phụ và xúc tác.
5 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 546 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ tiền chất/amoniac đến cấu trúc vật liệu chứa nanosilica - Đinh Thị Ngọ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Hóa học, 54(5): 658-662, 2016
DOI: 10.15625/0866-7144.2016-00382
658
Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ tiền chất/amoniac
đến cấu trúc vật liệu chứa nanosilica
Đinh Thị Ngọ1*, Hoàng Thị Phương2, Hoàng Xuân Tiến1, Nguyễn Trung Thành1
1Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
2
Viện Dầu khí Việt Nam
Đến Tòa soạn 15-12-2015; Chấp nhận đăng 25-10-2016
Abstract
This study aimed to determine effect and relation between tetraethyl orthosilicate precursor (TEOS) and NH3
catalyst for nanostructured silica preparation through condensation method, based on their molar ratio. The
nanostructured silica was prepared in mixed solution of NH3, ethanol, water with previous given calculations. The
preparation was established at room temperature for 12 hours followed by filtering the as-synthesized precipitate. The
precipitate was then dried and calcinated at 120
o
C for 12 hours and at 600
o
C for 3 hours, respectively for the final
nanosilica containing products. A series of nanosilica containing samples were studied based on the molar ratios of
TEOS/NH3, and the sample with the finest morphology was chosen for further characterizations. As the obtained
results, the chosen sample with TEOS/NH3 of 1.5/1 existed in amorphous phase with particle size ranging from 12 nm
to 25 nm. Some techniques were used such as SEM, TEM, EDX, FT-IR and UV-Vis for characterizing the morphology,
element percentage, functional groups and silica absorption band respectively of the as-synthesized material.
Keywords. Nanosilica, TEOS, nanomaterial, NH3.
1. MỞ ĐẦU
Năm 1968, Stober và các cộng sự [1] đã tổng
hợp thành công và hệ thống phương pháp tổng hợp
các hạt nanosilica đơn lớp dạng cầu trong các dung
dịch ancol khác nhau, với tiền chất là các
siliconalkoxit, trong sự có mặt của NH3, và đã đạt
được các hạt nanosilica có kích cỡ từ 50 nm đến 1
µm. Từ đó đến nay, nhiều công trình đã nghiên cứu
về vật liệu này theo nhiều hướng: giảm thiểu thời
gian tổng hợp, thu nhỏ kích thước hạt thông qua việc
điều khiển các thông số trong quá trình tổng hợp như
nhiệt độ, thời gian, sự khuấy trộn, tỷ lệ giữa các
thành phần tham gia ban đầu [2, 3]. Ngày nay,
tiềm năng sử dụng của loại vật liệu này rất rộng rãi,
từ việc làm chất mang cho các xúc tác, làm chất dẫn
thuốc trong cơ thể, làm chất hấp phụ để xử lý nước
thải, đặc biệt gần đây xu hướng nghiên cứu tổng
hợp vật liệu nanosilica cho các ứng dụng trong khai
thác và hấp phụ dầu mỏ được quan tâm do khả năng
tiếp nhận một lượng lớn dầu so với khối lượng vật
liệu ban đầu, hoặc khả năng làm thay đổi tính chất
của các vỉa dầu sâu dưới lòng đất [3-6]. Quy trình
chung để tổng hợp nanosilica cần có các tiền chất
như các siliconalkoxit, các chất xúc tác kiềm và môi
trường phân tán có thể là nước hoặc etanol hoặc cả
hai. Tuy vậy, sự phát triển của hạt nanosilica thường
khó dự đoán do phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong
mỗi nghiên cứu riêng biệt thường phải khảo sát tất
cả các yếu tố này nhằm rút ra quy luật cho quá trình
tổng hợp. Trong các nghiên cứu trước đây, chúng tôi
đưa ra quy trình tổng hợp vật liệu chứa nanosilica
theo phương pháp ngưng tụ hóa ướt, trong đó đã tìm
ra quy luật ảnh hưởng của nồng độ chất hoạt động
bề mặt CTAB đến tính chất của vật liệu tạo thành,
qua đó tìm ra nồng độ CTAB thích hợp để tạo các
hạt nanosilica có kích thước nhỏ và đồng đều nhất.
Trong bài báo này, các kết quả nghiên cứu ảnh
hưởng của tỷ lệ tiền chất/xúc tác, cụ thể là tỷ lệ mol
của TEOS/NH3 được công bố nhằm đưa ra ảnh
hưởng của hai thành phần quan trọng nhất trong quá
trình tổng hợp vật liệu chứa nanosilica đến cấu trúc
và hình thái học của sản phẩm. Các tiêu chí đánh giá
dựa trên kích thước hạt thu được, tính chất co cụm
và sự đồng đều của các hạt đó.
2. THỰC NGHIỆM
2.1. Hóa chất
Các hóa chất sử dụng: tetraetyl orthosilicat
(TEOS), dung dịch NH3 25 %, etanol (C2H5OH), và
cetyl trimetylammoni bromid (CTAB) mua của
Merck.
TCHH, 54(5) 2016 Đinh Thị Ngọ và cộng sự
659
2.2. Chế tạo vật liệu chứa nanosilica
Cân chính xác một lượng etanol đã tính toán từ
trước cho vào cốc có cánh khuấy, khuấy đều hỗn
hợp với tốc độ 400 vòng/phút; nhỏ từ từ 5,6 ml
TEOS đồng thời với một lượng dung dịch NH3 25 %
theo tỷ lệ mol TEOS/NH3 nhất định vào cốc này và
khuấy trong 10 phút; thêm tiếp 2 ml dung dịch
CTAB 4 % trong etanol vào cốc; sau đó, hỗn hợp
được khuấy đều trong thời gian 1 giờ rồi đậy kín và
để yên qua đêm (khoảng 12 giờ); sản phẩm kết tủa
trắng thu được sau 12 giờ được lọc qua phễu lọc
chân không và rửa bằng etanol tuyệt tối đến khi pH
của nước rửa tương đương với pH của etanol; kết tủa
được đưa vào tủ sấy tại 100 oC trong thời gian 10
giờ để sấy khô nước, sau đó nghiền mịn và nung tại
600
o
C trong thời gian 3 giờ. Các tỷ lệ mol
TEOS/NH3 khác nhau được khảo sát và ký hiệu như
sau: SN0,5/1 (TEOS/NH3 = 0,5/1), SN1/1
(TEOS/NH3 = 1/1), SN1,5/1 (TEOS/NH3 = 1,5/1) và
SN2/1 (TEOS/NH3 = 2/1). Phản ứng chủ yếu xảy ra
trong quá trình chế tạo vật liệu được mô tả như sau
[3]:
Si(OC2H5)4 + 4H2O Si(OH)4 + 4 C2H5OH
Ngưng tụ
nSi(OH)4 -----------------> nanosilica + nH2O
Xúc tác cho quá trình thủy phân này chính là
NH3, do đó tỷ lệ tiền chất TEOS/NH3 là một trong
những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến kích thước
cũng như phân bố của hạt nanosilica. Ảnh hưởng
của các yếu tố khác như nồng độ CTAB, NH3 sẽ
được nghiên cứu trong bài báo tiếp theo.
2.3. Phương pháp đặc trưng vật liệu chứa
nanosilica
Phổ tán sắc năng lượng tia X (EDX) đo trên máy
Field Emission Scaning Electron Microscope
S-4800. Ảnh SEM và TEM được chụp trên máy
Field Emission Scaning Electron Microscope S-4800
và JEOL 1100. Phổ hồng ngoại (FT-IR) đo trên máy
Shimadu IR Prestige-21. Phổ UV-Vis được đo trên
máy JASCO V-670 UV-visible spectrometer.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh SEM của các vật liệu chứa nanosilica tại
các tỷ lệ TEOS/NH3 khác nhau
Ảnh SEM của các vật liệu chứa nanosilica tương
ứng với các tỷ lệ TEOS/NH3 khác nhau (mẫu
SN0,5/1, SN1/1, SN1,5/1 và SN2/1) được đưa ra
trong hình 1. Tiêu chí cho một vật liệu chứa
nanosilica điển hình như đã đề cập trong phần đầu,
là chứa các hạt có kích thước < 300 nm. Mặc dù kích
thước này vẫn lớn so với giới hạn của một vật liệu
nano (kích thước hạt < 100 nm), nhưng các hạt có
kích thước đồng đều, gần với dạng cầu và không bị
co cụm thành từng đám. Những tiêu chí này giúp
cho các hạt silica có hoạt tính hay ái lực hóa lý tốt,
từ đó có nhiều ứng dụng như làm chất hấp phụ, làm
chất mang cho xúc tác [7]. Các kết quả trong phần
chụp ảnh TEM cho thấy các hạt này được tạo thành
do các hạt rất nhỏ kết tụ lại. Trong các nghiên cứu
trong tương lai, chúng tôi sẽ nghiên cứu phương
pháp giảm thiểu sự kết tụ, nhằm tạo được một vật
liệu chứa nanosilica điển hình.
Hình 1a: Ảnh SEM của mẫu SN0,5/1 Hình 1b: Ảnh SEM của mẫu SN1/1
Hình 1c: Ảnh SEM của mẫu SN1,5/1 Hình 1d: Ảnh SEM của mẫu SN2/1
TCHH, 54(5) 2016 Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ
660
Kết quả ảnh SEM trên hình 1 cho thấy, ảnh
hưởng tương đối rõ rệt của tỷ lệ TEOS/NH3 đến hình
thái học của hạt nanosilica: ở tỷ lệ TEOS/NH3 thấp,
tức là nhiều xúc tác, các hạt nanosilica tạo thành khá
“thô” và co cụm lại với nhau thành từng đám chứ
không tách biệt, điều này làm giảm sức căng bề mặt
các hạt, tuy nhiên lại làm giảm hoạt tính hấp phụ [3];
Đối với mẫu SN1/1, các hạt đã bớt co cụm và giảm
kích thước, tuy nhiên sự phân bố kích thước vẫn
không đồng đều; Mẫu SN1,5/1 có các hạt “đẹp” nhất
với hình dạng gần với hình cầu, các hạt phân bố
đồng đều, rất ít có sự co cụm; Đối với mẫu SN2/1,
các hạt lại có xu hướng co cụm trở lại, kích thước
các hạt không đồng đều.
Hiện tượng này có thể giải thích dựa trên khả
năng xúc tác của NH3 đối với quá trình tổng hợp
nanosilica, bao gồm cả hai giai đoạn thủy phân
TEOS và ngưng tụ các tiểu phân silica tạo thành hệ
nanosilica. Quá trình thủy phân TEOS thành các tiểu
phân orthosilicic có tốc độ chậm và ổn định, thường
chậm hơn so với quá trình ngưng tụ các tiểu phân
này thành mạng lưới silica [1]. Khi có xúc tác NH3,
hai quá trình này đều được đẩy nhanh hơn. Do vậy,
tương quan giữa hai quá trình này có ảnh hưởng
quan trọng đến hình thái học của vật liệu chứa
nanosilica tạo thành. Ban đầu khi lượng xúc tác NH3
cao (mẫu SN0,5/1), tốc độ chung của quá trình thủy
phân và ngưng tụ các tiểu phân silica nhanh, tạo ra
các đám ngưng tụ lớn và làm các hạt co cụm lại. Khi
tỷ lệ TEOS/NH3 tăng lên, tức là giảm lượng xúc tác
NH3 xuống, tốc độ thủy phân tiền chất TEOS và tốc
độ ngưng tụ các tiểu phân silica đều giảm xuống (tốc
độ thủy phân TEOS giảm nhanh hơn, tức là chậm
hơn so với tốc độ ngưng tụ các tiểu phân silica), làm
cho quá trình thủy phân và ngưng tụ được điều khiển
ổn định hơn, tạo ra các hạt gần với dạng cầu hơn; đó
chính là trường hợp của mẫu SN1,5/1. Tuy nhiên
đến lượt mẫu SN2/1 do có quá ít NH3, dẫn đến tốc
độ phản ứng thủy phân và ngưng tụ xảy quá chậm,
các hạt tạo thành ban đầu ít bị co cụm, nhưng do
chúng có sức căng bề mặt riêng nên để giảm năng
lượng bề mặt, chúng sẽ dần dần tiến gần lại với nhau
để co cụm lại thành các đám. Thời gian càng dài,
mức độ co cụm càng tăng, tuy vậy cũng không thể
rút ngắn thời gian do tốc độ các phản ứng chậm sẽ
làm giảm hiệu suất tổng hợp nanosilica.
Có thể thấy, tốc độ của quá trình ngưng tụ tạo
thành nanosilica không nên quá nhanh cũng không
nên quá chậm vì luôn có sự cạnh tranh giữa sự phát
triển của hạt nanosilica và sự co cụm làm giảm sức
căng bề mặt ban đầu của các hạt. Vì thế, chúng tôi
chọn tỷ lệ TEOS/NH3 = 1,5/1 để cân bằng giữa các
yếu tố trên, các đặc trưng sau này của vật liệu sẽ chỉ
áp dụng cho mẫu chứa nanosilica này. Hình 2 là ảnh
SEM của mẫu SN1,5/1 ở góc chụp khác.
Mẫu SN1,5/1 chứa các hạt với kích thước rất
đồng đều ~ 250 nm, các hạt có dạng cầu, không bị
co cụm nên rất thuận lợi cho các quá trình biến tính
sau này.
Hình 2: Ảnh SEM của mẫu SN1,5/1 ở
góc chụp khác
3.2. Ảnh TEM của vật liệu chứa nanosilica
Ảnh TEM cho các quan sát ở mức sâu hơn vào
bên trong cấu thành vật liệu. Có thể thấy qua ảnh
SEM, các hạt có kích thước ~ 200-300 nm, kích
thước này không phải trúc của vật liệu, có thể thấy
được kích thước thật của các hạt tạo nhỏ, chưa phải
thuận lợi cho các quá trình ứng dụng như hấp phụ
hay xúc tác. Ảnh TEM của mẫu vật liệu chứa
nanosilica tổng hợp được đưa ra trong hình 3.
Hình 3: Ảnh TEM của mẫu SN1,5/1
TCHH, 54(5) 2016 Đinh Thị Ngọ và cộng sự
661
Đúng như vậy, ảnh TEM cho thấy rõ ràng hơn
cấu trúc bên trong của các hạt chứa nanosilica. Có
thể thấy, vật liệu chứa nanosilica thực ra không phải
chỉ có các hạt có kích thước ~ 250 nm, mà chứa các
hạt có kích thước bé hơn rất nhiều, chỉ từ 12-25 nm,
chúng kết hợp với nhau để tạo ra hạt lớn hơn như
quan sát thấy trong ảnh SEM.
Trong thực tế, việc tổng hợp được những vật liệu
có kích thước hạt nhỏ hơn 20 nm đứng rời rạc là rất
khó khăn, vì năng lượng bề mặt của các hạt đó cao
nên chúng rất dễ kết tụ lại thành các hạt có kích
thước lớn hơn để giảm năng lượng bề mặt đó. Tuy
nhiên, vì vật liệu được tổng hợp với mục đích sử
dụng cho quá trình hấp phụ, nên cần phải giảm kích
thước các hạt nano xuống càng thấp càng tốt, hoặc
kết hợp tìm ra các phương pháp mới làm tăng sự phù
hợp giữa tính chất bề mặt của nanosilica với chất cần
hấp phụ (biến tính hay chức năng hóa bề mặt). Các
kết quả nghiên cứu này sẽ được công bố trong
những bài báo sau. Sự sai khác nhau giữa các kích
thước hạt khi quan sát ảnh SEM và ảnh TEM của
nhiều vật liệu đã được kiểm chứng bởi nhiều nghiên
cứu trên thế giới [1-5], trong trường hợp này sự khác
biệt đó vẫn phù hợp.
3.3. Phổ FT-IR của vật liệu chứa nanosilica
Phổ FT-IR của mẫu SN1,5 được đưa ra hình 4.
Phổ FT-IR của mẫu SN1,5/1 thể hiện các dải hấp thụ
đặc trưng cho vật liệu silica: các pic ở số sóng
khoảng 1600 cm-1 và 896 cm-1 đặc trưng cho dao
động của nhóm –O-H và nhóm –Si-OH, thuộc về
các nhóm hydroxyl bề mặt; các số sóng tại khoảng
2250 cm
-1
, 984,73 cm
-1
và khoảng 480 cm-1 đặc
trưng cho sự oxi hóa bề mặt của các phần tử
nanosilica, trong đó số sóng khoảng 2250 cm-1 được
cho là do dao động của nhóm Si-H khi nguyên tử Si
liên kết với bề mặt silica thông qua cầu nối oxi (liên
kết H-Si-O-Sibề mặt). So với SiO2 vô định hình (số
sóng hấp phụ của các nhóm tương ứng là 1250 cm-1
và 1090 cm
-1
), các số sóng ở 984,73 cm-1 và 896cm-1
của nanosilica bị dịch chuyển đỏ. Có hai cách lý giải
cho hiện tượng này: thứ nhất có thể do hiệu ứng
“giam hãm” (hiệu ứng trong đó kích thước hạt nhỏ
hơn nhiều so với bước sóng của nguồn phát -
confinement effect) trong các lớp màng siêu mỏng
có kích thước nhỏ hơn 5 nm, hiệu ứng này làm tia
tới mất một phần lượng tử do tương tác với các
mode dao động của nhóm chức trong vật liệu gây ra
chuyển dịch đỏ; thứ hai do trạng thái oxi hóa dưới tỷ
lệ hợp thức của Si (SiOx, trong đó x < 2). Trong
trường hợp này, các hạt nanosilica có kích thước nhỏ
nhất là khoảng 12 nm nên hiệu ứng “giam hãm” khó
có thể xảy ra, như vậy nanosilica chứa các phần tử
có tỷ lệ hợp thức bất quy tắc SiOx là hợp lý hơn [7].
Hình 4: Phổ FT-IR của mẫu SN1,5/1
Vật liệu chứa nanosilica điều chế được chứa Si ở
trạng thái liên kết với các nguyên tử H trên bề mặt,
có thể sinh ra do tác động với oxi trong không khí
sau khi điều chế, hiện tượng này phù hợp với nhiều
nghiên cứu về nanosilica và chứng tỏ trong vật liệu,
tỷ lệ hợp thức của silica không còn là SiO2 mà đã
thay đổi theo hướng tăng hàm lượng của Si. Tính
chất này cũng chứng tỏ tính chất hoạt tính bề mặt
của vật liệu, có lợi cho các ứng dụng liên quan đến
hấp phụ hoặc xúc tác [7].
3.4. Phổ EDX của vật liệu chứa nanosilica
Phổ EDX của vật liệu SN1,5/1 được thể hiện
trong hình 5.
Hình 5: Phổ EDX của vật liệu SN1,5/1
TCHH, 54(5) 2016 Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ
662
Kết quả đo EDX cho biết mẫu SN1,5/1 rất tinh
khiết khi chỉ chứa hai nguyên tố Si và O với hàm
lượng Si là 79,56 % và O là 20,44 % theo khối
lượng. Nếu tính theo tỷ lệ mol, hàm lượng Si là
68,92 % còn O là 31,08 %, tức là tỷ lệ mol Si/O =
2,22 – khác xa so với tỷ lệ Si/O = 0,5 theo tỷ lệ hợp
thức của SiO2. Kết quả này rất phù hợp với các tính
chất của vật liệu chứa nanosilica thu được khi phân
tích phổ FT-IR.
3.5. Phổ UV-Vis của vật liệu chứa nanosilica
Phổ UV-Vis của vật liệu được đưa ra trong
hình 6.
Phổ UV-Vis cho biết vật liệu chứa nanosilica có
một bước hấp thụ xuất hiện ở bước sóng khoảng 225
nm, đặc trưng cho Si, khẳng định thêm việc điều chế
nanosilica đã thành công.
Hình 6: Phổ UV-Vis của mẫu SN1,5/1
4. KẾT LUẬN
Đã tổng hợp thành công vật liệu chứa nanosilica
theo phương pháp ngưng tụ trong điều kiện thường,
sử dụng tiền chất TEOS, dung môi etanol, nước và
xúc tác NH3, chất hoạt động bề mặt sử dụng là
CTAB. Các kết quả khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ
TEOS/NH3 cho thấy, tỷ lệ 1,5/1 là thích hợp nhất để
tạo ra vật liệu chứa nanosilica có hình thái học
“đẹp”, tức là chứa các hạt có kích thước nhỏ, đồng
đều, không bị kết khối;
Vật liệu chứa nanosilica thu được từ tỷ lệ
TEOS/NH3 = 1,5/1 có độ tính khiết rất cao, với kích
thước hạt từ 12-25 nm nhưng bị kết dính thành các
hạt có kích thước lớn hơn, từ 250-300 nm. Vật liệu
có tỷ lệ Si/O cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ Si/O =
0,5/1 trong trạng thái hợp thức của SiO2, chứng tỏ
nanosilica tồn tại ở trạng thái hoạt tính SiOx (x < 2),
có năng lượng bề mặt lớn. Trạng thái này có thể đem
đến cho nanosilica các tính chất ưu việt trong hấp
phụ và xúc tác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Stober W., Fink A., Bohn E. Controlled growth of
monodisperse silica spheres in the micron size range,
Journal of Colloid and Interface Science, 26, 62-69
(1968).
2. Chrusciel J., Slusarski L. Synthesis of nanosilica by
the sol-gel method and its activity toward polymers,
Materials Science, 21(4), 461-469 (2003).
3. Venkatathri N. Synthesis of silica nanosphere from
homogeneous and heterogeneous systems, Bulletin of
Materials Science, 30(6), 615-617 (2007).
4. Gorji, B., Allahgholi Ghasri, M. R., Fazaeli, R.,
Niksirat, N., Synthesis and characterizations of silica
nanoparticles by a new sol-gel method, Journal of
Applied Chemical Research, 6, 22-26 (2012).
5. Khorsand H., Kiayee N., Masoomparast A. H.
Optimization of amorphous silica nanoparticles
synthesis from rice straw ash using design of
experiments technique, Particulate Science and
Technology: An International Journal, 31, 366-371
(2013).
6. Giri S. Synthesis and Characterization of Zirconia
Coated Silica Nanoparticles for Catalytic Reactions,
M.Sc. Chemistry thesis, National Institute of
Technology, Rourkela, India (2008).
7. Jörg Knipping, Hartmut Wiggers, Bernd Rellinghaus,
Paul Roth, Denan Konjhodzic, Cedrik Meier.
Synthesis of high purity silicon nanoparticles in a low
pressure microwave reactor, Journal of Nanoscience
and Nanotechnology, 4(8), 1039-1044 (2004).
Liên hệ: Nguyễn Trung Thành
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Số 1, Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội
E-mail: thanh.nguyentrung@hust.edu.vn; Điện thoại: 0913467588.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dinh_thi_ngo_4869_2084294.pdf