MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
1.2. Tính cấp thiết của chuyên đề
1.3. Điều kiện thực hiện chuyên đề
1.3.1. Điều kiện bản thân
1.3.2. Điều kiện cơ sở
1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.3.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
1.3.2.3. Tình hình sản suất nông nghiệp
1.3.3. Đánh giá chung
1.3.3.1. Thuận lợi
1.3.3.2. Khó khăn
1.4. Mục tiêu cần đạt được khi kết thúc chuyên đề.
1.4.1. Mục đích
1.4.2. Ý nghĩa
1.4.2.1. Ý nghĩa khoa học
1.4.2.2. Ý nghĩa thực tiễn
1.5. Tổng quan tài liệu và cơ sở khoa học
1.5.1. Cơ sở khoa học của chuyên đề
1.5.1.1. Đặc điểm giải phẫu và sinh lý tiêu hóa của gà
1.5.1.2. Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng
1.5.1.3. Một số bệnh đường ruột thường gặp ở gà
1.5.1.4. Cơ sở khoa học của việc sử dụng men (enzyme) trong chăn nuôi
1.5.1.5. Thành phần của men Phytase sử dụng trong thí nghiệm
1.5.2. Tình hình nghiên cứu việc bổ sung men phytase trong chăn nuôi
1.5.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước
1.5.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.5.3.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Phần 2. Đối tượng, nội dung, địa điểm và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
2.2. Nội dung chuyên đề
2.2.1. Công tác phục vụ sản suất
2.2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.2.1. Ảnh hưởng của việc bổ sung men phytase đến khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm
2.2.2.2. Ảnh hưởng của men phytase đến khả năng sử dụng và chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm
2.2.2.3. Ảnh hưởng của men phytase đến khả năng phòng bệnh của gà thí nghiệm
2.2.2.4. Sơ bộ tính toán hiệu quả kinh tế khi sử dụng men phytase
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
2.3.2. Theo dõi tỷ lệ nuôi sống
2.3.3. Theo dõi khả năng tăng trọng của gà
2.3.4. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng gà thí nghiệm
2.3.5. Theo dõi tình hình mắc bệnh của gà
2.3.6. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng
2.4. Xử lý kết quả
Phần 3. Kết quả và phân tích kết quả
3.1. Kết quả phục vụ sản suất
3.2. Tỷ lệ nuôi sống
3.3. Ảnh hưởng của men Phytase đến khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm
3.3.1. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm
3.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm
3.3.3. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm
3.4. Ảnh hưởng của men Phytase đến tiêu tốn thức ăn của gà thí nghiệm
3.5. Tỷ lệ mắc bệnh của gà khảo nghiệm
3.6. Sơ bộ xác định hiệu quả kinh tế khi sử dụng men Phytase
Phần 4. Kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận
4.2. Đề nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
51 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2725 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung men phytase đến khả năng sinh trưởng và phòng bệnh đường ruột của gà Sasso tại xã Thanh Thủy - Thanh Liêm - Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYấN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------( ( (-----------
LƯƠNG THUÝ HẰNG
Tên chuyên đề
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG
MEN PHYTASE ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG
VÀ PHÒNG BỆNH ĐƯỜNG RUỘT CỦA GÀ SASSO
TẠI XÃ THANH THUỶ - THANH LIÊM - HÀ NAM
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Sư phạm Kỹ thuật
Khoa : Sư phạm KTNN
Lớp : 39- SPKT
Khoá học : 2007-2011
Giỏo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Liên
Thỏi Nguyên, năm 2011
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thỏi Nguyờn em đã nhận được sự dạy bảo và giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa Sư phạm cũng như các thầy cô giỏo khỏc trong trường đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản, tạo cho em có được lòng tin vững bước trong cuộc sống và công tác sau này.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, BCN khoa và các thầy, cô giáo trường Đại học Nông Lâm Thỏi Nguyờn đó dạy bảo tận tình chúng em trong toàn khóa học.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo TS.Nguyễn Thị Liờn đó trực tiếp hướng dẫn, tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn gia đình bác Trần Quý Nghị, UBND xã Thanh Thủy – Thanh Liêm – Hà Nam cùng nhân dân địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi để em thực hiện chuyên đề tốt nghiệp. Em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới toàn thể gia đình và bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cả về vật chất lẫn tinh thần cho em trong suốt quá trình thực tập.
Với thời gian và trình độ có hạn nên chuyên đề này không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót rất mong được sự thông cảm, những ý kiến đóng góp của các thầy, cô và bạn bè đồng nghiệp.
Em xin trân thành cảm ơn, kính chúc các thầy cô giáo trong Khoa và nhà trường luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, thành đạt trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Hà Nam, ngày 20 tháng 5 năm 2011
Sinh viên
Lương Thúy Hằng
MỤC LỤC
Trang
Phần 1. MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Tính cấp thiết của chuyên đề
Điều kiện thực hiện chuyên đề
Điều kiện bản thân
Điều kiện cơ sở
Điều kiện tự nhiên
Điều kiện kinh tế xã hội
Tình hình sản suất nông nghiệp
1.3.3. Đánh giá chung
1.3.3.1. Thuận lợi
1.3.3.2. Khó khăn
1.4. Mục tiêu cần đạt được khi kết thúc chuyên đề.
1.4.1. Mục đích
1.4.2. Ý nghĩa
1.4.2.1. Ý nghĩa khoa học
1.4.2.2. Ý nghĩa thực tiễn
1.5. Tổng quan tài liệu và cơ sở khoa học
1.5.1. Cơ sở khoa học của chuyên đề
1.5.1.1. Đặc điểm giải phẫu và sinh lý tiêu hóa của gà
1.5.1.2. Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng
1.5.1.3. Một số bệnh đường ruột thường gặp ở gà
1.5.1.4. Cơ sở khoa học của việc sử dụng men (enzyme) trong chăn nuôi
1.5.1.5. Thành phần của men Phytase sử dụng trong thí nghiệm
1.5.2. Tình hình nghiên cứu việc bổ sung men phytase trong chăn nuôi
1.5.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước
1.5.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.5.3.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Phần 2. Đối tượng, nội dung, địa điểm và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
2.2. Nội dung chuyên đề
2.2.1. Công tác phục vụ sản suất
2.2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.2.1. Ảnh hưởng của việc bổ sung men phytase đến khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm
2.2.2.2. Ảnh hưởng của men phytase đến khả năng sử dụng và chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm
2.2.2.3. Ảnh hưởng của men phytase đến khả năng phòng bệnh của gà thí nghiệm
2.2.2.4. Sơ bộ tính toán hiệu quả kinh tế khi sử dụng men phytase
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
2.3.2. Theo dõi tỷ lệ nuôi sống
2.3.3. Theo dõi khả năng tăng trọng của gà
2.3.4. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng gà thí nghiệm
2.3.5. Theo dõi tình hình mắc bệnh của gà
2.3.6. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng
2.4. Xử lý kết quả
Phần 3. Kết quả và phân tích kết quả
3.1. Kết quả phục vụ sản suất
3.2. Tỷ lệ nuôi sống
3.3. Ảnh hưởng của men Phytase đến khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm
3.3.1. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm
3.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm
3.3.3. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm
3.4. Ảnh hưởng của men Phytase đến tiêu tốn thức ăn của gà thí nghiệm
3.5. Tỷ lệ mắc bệnh của gà khảo nghiệm
3.6. Sơ bộ xác định hiệu quả kinh tế khi sử dụng men Phytase
Phần 4. Kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận
4.2. Đề nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 2.3.1
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Bảng 3.1.
Kết quả công tác phục vụ sản suất
Bảng 3.2.
Tỷ lệ nuôi sống của gà khảo nghiệm
Bảng 3.3.
Sinh trưởng tích lũy của gà khảo nghiệm (g/con)
Bảng 3.4.
Sinh trưởng tuyệt đối của gà khảo nghiệm (g/con/ngày)
Bảng 3.5.
Sinh trưởng tương đối của gà khảo nghiệm (%)
Bảng 3.6.
Lượng thức ăn tiêu thụ của gà khao nghiệm
Bảng 3.7.
Tỷ lệ mắc bệnh của gà khảo nghiệm
Bảng 3.8.
Sơ bộ hạch toán thu – chi cho 1kg khối lượng gà xuất bán
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong quá trình phát triển và hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế, những năm gần đây cùng với sự phát triển của nhiều ngành kinh tế, ngành chăn nuôi thú y đang từng bước phát triển và áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản suất, nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm chăn nuôi của xã hội, góp phần đưa nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển.
Ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng có một vị trí quan trọng ở các nước trên thế giới cũng như nước ta. Các sản phẩm của gia cầm có tỷ lệ protein cao, chứa đầy đủ dinh dưỡng và chứa nhiều nguyên tố khoáng vi lượng, do đó đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình, đồng thời còn mang tính chất hàng hóa phục vụ kinh doanh và xuất khẩu. Các phụ phẩm của ngành chăn nuôi gia cầm cũng được sử dụng có hiệu quả cao.
Tuy nhiên chăn nuôi gia cầm ở nước ta vẫn đứng trước nhiều khó khăn, nguyờn nhân do giá thức ăn cao, tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ thiếu sự tập trung của người dân làm dịch bệnh thường xuyên xảy ra và lây lan thành những ổ dịch lớn trên cả nước, dẫn đến thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi gia cầm, làm giá cả không được ổn định, từ đó làm cản trở quá trình phát triển số lượng đàn gia cầm ở Việt Nam.
Để tăng nhanh đàn gia cầm cả về số lượng và chất lượng, nhằm đáp ứng nhu cầu thịt trong nước và xuất khẩu cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới vào chăn nuôi gà để đạt kết quả cao.
Hiện nay có nhiều sản phẩm sinh học được sản xuất ra có tác dụng kích thích sinh trưởng vật nuôi, làm giảm một số bệnh ỏ gia súc, gia cầm, giảm chất độc hại trong chất thải của vật nuôi.
Để đánh giá vai trò tác dụng của men phytase đến quá trình sinh trưởng của gà thịt cũng như trong phòng bệnh chúng tôi tiến hành thực hiện chuyên đề :
"Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung men phytase đến khả năng sinh trưởng và phòng bệnh đường ruột của gà Sasso tại xã Thanh Thủy - Thanh Liêm - Hà Nam".
1.2. Tính cấp thiết của chuyên đề
Thực hiện phương châm: Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn sản xuất . Để củng cố lại kiến thức đã học, nâng cao tay nghề và năng lực bản thân.
Mặt khác trong điều kiện ngành chăn nuôi ngày càng phát triển đặc biệt là chăn nuôi gà, người chăn nuôi đã thu được nhiều nguồn lợi từ chăn nuôi do đó nhiều trang trại tư nhân đã được xây dựng . Tuy nhiên các trang trại có hệ thống trang thiết bị chưa đồng bộ, chưa áp dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất.
Xuất phát từ lý do trên chúng tôi thực hiện chuyên đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung men phytase đến khả năng sinh trưởng và phòng bệnh của gà Sasso tại xã Thanh Thủy - Thanh Liêm - Hà Nam.
1.3. Điều kiện thực hiện chuyên đề
1.3.1. Điều kiện bản thân
Bản thân có sức khoẻ tốt, đã được học các môn học chuyên ngành Chăn nuôi Thú y như : Sinh lý động vật, Giống vật nuôi, Thức ăn dinh dưỡng, Chăn nuôi chuyên khoa,…
Có khả năng tham khảo các tài liệu chuyên môn nhằm bổ sung và hoàn thiện kiến thức để thực tập đạt kết quả tốt.
Xác định rõ mục tiêu và nhiệm vụ của bản thân để phấn đấu hoàn thành tốt mục tiêu đã đề ra.
Tích cực học hỏi thêm những kiến thức và kinh nghiệm của các cán bộ chuyên môn giàu kinh nghiệm.
1.3.2. Điều kiện cơ sở
1.3.2.1. Điều kiện tự nhiên
*Vị trí địa lý
Xã Thanh Thuỷ là xã miền núi nằm ở phía Tây Bắc của huyện Thanh Liêm cách thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam 10km về phía Tây Nam.
+ Phía Đông giỏp xó Thanh Phong
+ Phía Bắc giáp thị trấn Kiện Khê
+ Phía Nam giỏp xó Thanh Tân
+ Phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình
* Điều kiện khí hậu thủy văn
Hà Nam là một tỉnh nằm ở phía đông bắc của tổ quốc, xã Thanh Thủy nằm trong địa phận tỉnh Hà Nam vì vậy nó mang những đặc thù của vùng khí hậu nóng ẩm và nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt.
Mùa hè: có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thường tập trung vào tháng 5, 6, 7 với lượng mưa bình quân 1900mm. Độ ẩm tương đối cao ( 72 – 92% )
Mùa đông: thường có gió mùa kèm theo mưa phùn.
Điều kiện khí hậu ở đây thuận lợi cho việc phát triển cây trồng, đặc biệt là cây ăn quả và cây lâm nghiệp song lại nảy sinh những vấn đề bất lợi cho ngành chăn nuôi. Sự chênh lệch về nhiệt độ và độ ẩm đã tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của dịch bệnh qua đó ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng, phát triển và khả năng kháng bệnh của gia súc, gia cầm.
*Điều kiện đất đai
Tổng diện tích đất nông nghiệp của xã: 345,7ha.
Diện tích khu công nghiệp 47,4ha.
Diện tích đồi núi, dân cư 1251ha trong đó diện tích đồi núi là 769ha.
Diện tích đất đai của xã khá lớn nhưng chủ yếu là đồi núi độ dốc lớn lại thường xuyên bị xói mòn, rửa trụi nờn độ màu mỡ kém dẫn đến năng suất cây trồng còn thấp, việc canh tác còn gặp nhiều khó khăn. Đồng thời cùng với sự gia tăng dân số, xây dựng cơ sở hạ tầng diện tích đất nông nghiệp ngày một giảm, gây khó khăn cho việc chăn thả gia súc. Do vậy trong những năm tới cần có sự kết hợp chặt chẽ để quy hoạch phát triển cân đối giữa ngành chăn nuôi và trồng trọt trong việc nuôi con gì và trồng cây gì?
*Điều kiện địa hình
Xã Thanh Thuỷ là xã miền núi nên diện tích đất chủ yếu là đồi núi đá, xã có con sụng Đỏy chảy qua chia xã thành 2 vựng Đụng đỏy và Tõy đỏy thuận lợi cho giao thông đường thuỷ, ngoài ra xó cũn cú tuyến đê dài 3km nối liền giữa thị trấn Kiện Khê và xã Thanh Tân tạo điều kiện cho việc giao lưu hàng hoá nói chung và hàng nông sản núi riờng…
1.3.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
*Tình hình kinh tế
Thanh Thuỷ là xã miền núi cơ cấu kinh tế đa dạng với nhiều thành phần kinh tế cùng hoạt động : Công nghiệp - Nông nghiệp - Dịch vụ luụn cú mối quan hệ hữu cơ hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Về sản suất nông nghiệp: tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền chuyển dịch cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tích cực phòng trừ sâu bệnh, đảm bảo tưới tiêu, củng cố hoạt động của 2 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp đảm bảo tốt các dịch vụ gieo cấy.
Về lâm nghiệp: Việc trồng cây gây rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc được tiến hành cách đây 10 năm, hiện nay đã thực hiện tốt việc bảo vệ 769ha rừng khoanh nuôi tái sinh, hàng năm trồng được trên 5000 cõy cỏc loại.
Về dịch vụ: Đây là một ngành mới đang có sự phát triển mạnh, tạo thêm việc làm và góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.
Nhìn chung kinh tế của xã đang trên đà phát triển, tuy nhiên quy mô sản xuất chưa lớn, chưa có quy hoạch chi tiết, đây cũng là hạn chế của xã. Đối với sản xuất nông nghiệp thu nhập bình quân lương thực là 576kg/người/năm.
Trong những năm gần đây mức sống của nhân dân đã được nõng cao rõ rệt, hầu hết các gia đình đó cú cỏc phương tiện nghe nhìn, xe máy và nhiều đồ dùng đắt tiền. Hệ thống cơ sở hạ tầng của xã được đầu tư phát triển đặc biệt là giao thông, thuỷ lợi phục vụ cho sự phát triển mọi mặt của đời sống, kinh tế, văn hoá xã hội của nhân dân.
*Tình hình xã hội:
Tổng số dân là: 7549 người chủ yếu là dân tộc kinh.
Tổng số hộ gia đình: 2113 hộ bao gồm 9 thôn và 1 khu dân cư Mỹ Tho.
Cơ cấu kinh tế hiện nay đang có sự chuyển dịch từ nông nghiệp sang tiểu công nghiệp và dịch vụ. Trên địa bàn xó cú 20 công ty doanh nghiệp khai thác và chế biến vật liệu xây dựng tạo việc làm ổn định cho trên 1000 lao động địa phương với mức thu nhập bình quân 1,5-2 triệu đồng/người/thỏng ngoài ra còn một nhà máy xi măng Hoà Phát với công suất 1,2 triệu tấn/ năm, 2 làng nghề tiểu thủ công nghiệp ở 2 thụn, thụn Đỡnh Hậu và thôn Trung Thứ trong đó thụn Đỡnh Hậu đã được công nhận là làng có nghề vào năm 2008, thôn Trung Thứ công nhận năm 2010.
Trên địa bàn xã có trường: mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia…Những điều kiện đú đó giỳp cho dân trí của xã được nâng cao rõ rệt, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao.
Nhìn chung mức sống và trình độ dân trí của người dân ngày càng được nâng cao, hệ thống điện được nâng cấp, cung cấp tới tất cả các hộ dân, đường giao thông được bê tông hoá tới từng ngừ, xúm.
Trạm y tế xó đó được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác chữa bệnh đảm bảo theo quy định chuẩn quốc gia về y tế xã, đội ngũ nhân viên của trạm đã được đào tạo nâng cao trình độ về chuyên môn thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, làm tốt công tác dự phũng…
Tuy nhiên việc dân cư phân bố không đều gây ra không ít khó khăn cho phát triển kinh tế cũng như quản lý xã hội của xã. Khu vực nhà máy, trường học tập trung dân cư đụng, dõn từ nhiều nơi đến làm việc, học sinh từ cỏc xó về học… Chính vì vậy đòi hỏi hoạt động của các ban ngành thường xuyên, liên tục, tích cực và đồng bộ thống nhất từ trên xuống, đồng thời phối kết hợp với các địa phương khác đưa nếp sống văn hoá phổ biến trong toàn xã tiến tới xây dựng con người văn hoá, gia đình văn hoá, thôn xã văn hoá. Từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân đồng thời đẩy mạnh lao động sản xuất, tạo công ăn việc làm cho những người lao động dư thừa từng bước đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
1.3.2.3. Tình hình sản suất nông nghiệp
Kinh tế của xã trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ, do vậy mức sống của nhân dân đã được nâng lên từng bước rõ rệt. Có được điều đó là nhờ chính sách phát triển sản xuất, xã hội hợp lý. Xó cú chủ trương tăng thu nhập trên đầu người thông qua việc tăng cường phát triển chăn nuôi, trồng trọt,tuy nhiên lao động chủ yếu của xã vẫn tập trung vào sản xuất nông nghiệp. Xã thực hiện tốt công tác phục vụ sản xuất cải tạo tu bổ hệ thống thuỷ lợi, giao thông, cho vay vốn phát triển sản xuất, cơ cấu vật nuôi cây trồng hợp lý, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất cây trồng.
*Tình hình phát triển ngành trồng trọt
Xó có diện tích trồng lúa và hoa màu lớn, đó là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với phương châm thâm canh tăng vụ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, mạnh dạn đưa các giống lúa mới cho năng suất cao vào sản xuất. Bên cạnh đú cũn trồng xen canh với các cây lương thực khác như ngô, sắn…
Diện tích đất trồng cây ăn quả của xã khá lớn song còn thiếu tập trung, lẫn nhiều cây tạp, lại chưa được thâm canh nên năng suất thấp. Sản xuất còn mang tính tự cung tự cấp là chủ yếu. Vấn đề trước mắt là quy hoạch lại vùng trồng cây ăn quả và có hướng phát triển hợp lý. Trong mấy năm gần đây trong xó cũn phát triển nghề trồng cây cảnh. Đây là nghề đã và đang tạo ra nguồn thu nhập lớn cho người dân của xã.
Với cây lâm nghiệp, việc giao đất, giao rừng tới nay các hộ gia đình đã tạo sự khuyến khích, nâng cao trách nhiệm của người dân trong việc trồng và bảo vệ rừng, nên đất trống đồi trọc đã được phủ xanh cơ bản và diện tích rừng trồng này được chăm sóc, quản lý tốt.
*Tình hình phát triển ngành chăn nuôi
Chăn nuôi là ngành sản suất đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của xó. Nú vừa đáp ứng nhu cầu về thực phẩm, cung cấp sức cày kéo vừa thúc đẩy ngành trồng trọt và các ngành khác phát triển. Đồng thời nó là ngành góp phần tăng thu nhập cho các hộ gia đình.
Từ sự nhận thức rõ tầm quan trọng của ngành chăn nuôi. Hiện nay các gia đình trong xã ngày càng chú trọng tới công tác phát triển chăn nuôi cả về số lượng và chất lượng.
*Chăn nuôi trâu bò:
Tổng đàn trâu bò trong toàn xã là 1190 con trong đó chủ yếu là bò, đàn bò được chăm sóc khá tốt song do mùa đông lượng thức ăn tự nhiên ít, việc sản xuất thức ăn và dự trữ thức ăn còn hạn chế, nên một số nơi trâu bò còn bị đói rét. Công tác tiêm phòng đã được người dân chú trọng hơn trong vài năm trở lại đõy nờn không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn xã. Nhờ sự tư vấn của cán bộ thú y xó cỏc trang trại đã được xây dựng tương đối khoa học, đồng thời công tác vệ sinh đã được tăng cường, giúp đàn trõu, bũ của xó ớt mắc bệnh ngay cả trong vụ đụng xuõn.
Tuy nhiên, việc chăn nuôi trâu bò theo hướng công nghiệp của xã chưa được người dân chú ý. Xó cú tiềm năng về chăn nuôi theo hướng công nghiệp nhưng do nhiều yếu tố khách quan nên vấn đề này chưa được quan tâm phát triển. Công tác chọn và lai tạo giống chưa được chú ý, tầm vóc cũng như tính năng sản xuất của trâu bò còn nhiều hạn chế.
* Chăn nuôi lợn
Tổng đàn lợn hiện có của xã là 5880 con. Trong đó công tác giống lợn được quan tâm, chất lượng con giống tốt, nhiều hộ gia đình nuôi lợn giống nhằm chủ động cung cấp các con giống và cung cấp lợn cho nhõn dõn xung quanh.
Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn xã vẫn còn một số hộ dân chăn nuôi lợn theo phương thức tận dụng các phế phẩm phụ của ngành trồng trọt nên năng suất chăn nuôi không cao.
Trong những năm tới mục tiêu của xã là đẩy mạnh chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp, hiện đại.
* Chăn nuôi gia cầm.
Tổng đàn gia cầm của xã là 37000 con, trong đó gà là chủ yếu. Đa số các gia đình chăn nuôi theo hướng quảng canh, do đó năng suất chưa cao, mặt khác lại không quản lý được dịch bệnh, tỷ lệ chết lớn cho nên hiệu quả thấp.
Hiện nay một số gia đình đã mạnh dạn đầu tư vốn, trang thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nâng cao năng suất chăn nuôi. Mô hình sản xuất đa canh trang trại kết hợp chăn nuôi, phát triển kinh tế đồi rừng tiếp tục được đẩy mạnh đến nay toàn xó đó cú 8 mô hình trang trại với diện tích 25,7 ha có hiệu quả tốt, giá trị sản x
uất trên 1ha canh tác đạt trên 60 triệu đồng/ năm.
* Công tác thú y.
Công tác thú y có vai trò then chốt trong chăn nuôi, nó quyết định sự thành bại của người chăn nuôi, đồng thời nú cũn ảnh hưởng tới sức khoẻ cộng đồng.
Hiện nay do trình độ nhận thức còn hạn chế, công tác thú y ít được quan tâm, đôi khi còn xem nhẹ. Thể hiện: Công tác kiểm dịch còn lỏng lẻo, còn nặng nề về hình thức, công tác tiêm phòng chưa được triệt để, sát sao và đặc bịờt là ý thức của người dân trong việc tiêm phòng chưa cao, các sản phẩm của động vật ốm, chết vẫn được bán ra thị trường, đõy chính là nguồn lây lan bệnh tật và gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.
Nhận thức được điều này nên gần đây công tác thú y đã được các cấp lãnh đạo rất quan tâm. Hàng năm xã tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc như: Lở mồm long móng, tụ huyết trựng, phũng dại… một cách triệt để hơn, chặt chẽ hơn. Nhiều gia đình đã ý thức được tầm quan trọng của công tác thú y nên mua vacxin về để phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm nhằm nâng cao lợi ích kinh tế và giảm đáng kể dịch bệnh trong chăn nuôi.
1.3.3. Đánh giá chung
1.3.3.1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm của chính quyền địa phương và các chính sách phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước.
- Xó có diện tích rộng, mật độ dân số không cao, các vấn đề về giao thông, thuỷ lợi khá tốt rất thuận lợi cho việc phát triển trồng trọt cũng như chăn nuôi.
- Xó có một đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt tình, trí thức đây là ưu điểm rất lớn trong việc phát triển ngành trồng trọt và chăn nuôi.
- Mặt khác phía Bắc giáp thị trấn Kiện Khê, đây là một thị trấn có mật độ dân số tương đối cao, tập trung nhiều ngành công nghiệp nhẹ nên nhu cầu về lương thực, thực phẩm lớn.
1.3.3.2. Khó khăn
- Chăn nuôi gia cầm vẫn chủ yếu là theo phương thức chăn thả tự do nên hiệu quả kinh tế chưa cao, mặt khác còn gây khó khăn cho việc ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh.
- Công tác tuyên truyền lợi ích của việc vệ sinh thú y chưa thực sự hiệu quả, người dân chưa ý thức được vai trò của công tác vệ sinh thú y.
- Hàng năm tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho cả chăn nuôi và trồng trọt. Khí hậu khắc nghiệt hay thay đổi ở một số tháng gây ra nhiều bệnh giảm khả năng sinh trưởng phát triển của vật nuôi, cây trồng.
- Xã còn thiếu nhiều lao động có tay nghề cao, các nhà quản lý kinh doanh và chuyên gia môi giới có trình độ đáp ứng được những thách thức của nền kinh tế thị trường.
1.4. Mục tiêu cần đạt được khi kết thúc chuyên đề
1.4.1. Mục đích
Áp dụng quy trình chăn nuôi gà thịt trong chăn nuôi gà Sasso ở trại gà gia đình tại xã Thanh Thủy.
Đánh giá việc sử dụng men phytase trong chăn nuôi gà Sasso thương phẩm.
1.4.2. Ý nghĩa
1.4.2.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của chuyên đề góp phần chứng minh hiệu quả của men phytase trong chăn nuôi gà thịt.
1.4.2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng gà thịt, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.
1.5. Tổng quan tài liệu và cơ sở khoa học
1.5.1. Cơ sở khoa học của chuyên đề
1.5.1.1. Đặc điểm giải phẫu và sinh lý tiêu hóa của gà
*Hệ tiêu hóa
Theo Nguyễn Duy Hoan và Trần Thanh Vân (1998) [2], gia cầm có nguồn gốc từ các loài chim hoang dại. Gia cầm có nhiều đặc điểm giống với bò sát đồng thời khác với gia súc là có bộ xương nhẹ, thân phủ lông vũ, chi trước có cánh để bay, con cái đẻ trứng sau nở thành con…
Theo Lê Hồng Mận và Bùi Đức Lũng (1992) [5], sự trao đổi chất và năng lượng ở gia cầm cao hơn so với động vật có vú, năng lượng nhanh chóng được hấp thu và bồi bổ trong quá trình tiờu hoỏ và hấp thu dinh dưỡng.
Khối lượng rất lớn các chất tiờu hoỏ đi qua ống tiờu hoỏ thể hiện tốc độ và cường độ của quá trình tiờu hoỏ ở gà, vịt … ở gà con tốc độ đó là 30 – 39 cm/giờ, ở gà lớn hơn 32 – 40 cm/giờ và gà lớn là 40-42 cm/giờ, chất tiờu hoỏ không vượt quá 2 - 4giờ.
- Tiờu hoá ở miệng
Gia cầm mổ thức ăn bằng mỏ, một phút mổ 180-240 lần, khi đó mổ nhanh, mỏ mở to, ở trên mặt lưỡi có nhiều răng nhỏ hoá sừng hướng về cổ họng để đưa thức ăn về phía thực quản. Thị giác và xúc giác kiểm tra tiếp nhận thức ăn, còn khứu giác và vị giác ý nghĩa kém hơn. Thiếu ánh sáng gà ăn kém.
Ở gia cầm tuyến nước bọt kém phát triển. Nước bọt không chứa enzym, chỉ có tác dụng bọc làm trơn thức ăn dễ vận chuyển vào thực quản. Thức ăn vào diều, khi gà đói theo ống diều vào thẳng dạ dày, không qua và giữ lại ở diều. Tuyến nhầy của thực quản tiết dịch nhầy làm thức ăn di chuyển dễ dàng khi gà ăn vào.
- Tiờu hoá ở diều
Diều gà hình túi ở thực quản chứa 100-120g thức ăn, giữa các cơ co thắt lại có ống diều để khi gà đói, thức ăn vào thẳng phần dưới thực quản và dạ dày mà không qua túi diều. Ở diều thức ăn được làm mềm, quấy trộn và tiờu hoỏ từng phần do các men thức ăn và vi khuẩn có trong thức ăn thực vật. Thức ăn cứng giữ lại diều lâu hơn. Khi thức ăn hạt và nước có tỷ lệ 1: 1 thì được giữ lại ở diều 5-6 giờ. Độ pH của diều gia cầm là 4,5-4,8. Sau khi ăn 1-2 giờ diều co bóp theo dạng dãy (khoảng 3-4 co bóp) với khoảng cách 15-20 phút, sau khi ăn 5-12 giờ là 10-30 phút, khi đói 8 - 16 lần/giờ.
Ở diều nhờ men amilaza, tinh bột được phân giải thành đừờng đa có trọng lượng phân tử nhỏ hơn, một phần chuyển thành đường đơn glucoza.
- Tiờu hoá ở dạ dày
Dạ dày chia ra: dạ dày tuyến và dạ dày cơ.
+Dạ dày tuyến
Cấu tạo từ cơ trơn dạng ống ngắn, cú vỏch nối với dạ dày cơ bằng eo nhỏ, pH là 3,1 – 4,5 khối lượng dạ dày tuyến 3,5-6g. vách gồm màng nhầy phát triển, cơ và màng mô liên kết.
Dịch có chứa HCl, pepsin, men bào tử và musin. Sự tiết dịch của dạ dày tuyến là không ngừng, sau khi ăn càng được tăng cường.
Thức ăn không giữ lâu ở dạ dày tuyến, khi được dịch dạ dày làm ướt, thức ăn chuyển đến dạ dày cơ nhờ nhịp co bóp đều đặn của dạ dày cơ (không quá 1lần/phỳt).
Ở dạ dày tuyến sự thuỷ phân protein như sau:
Protein + nước + pepsin và HCl → albumoza + pepton
+ Dạ dày cơ :
Có thành rất dày, có khối lượng 50g/gà, 180 – 200g/ngỗng có dạng hình đĩa hơi bóp ở phía cạnh.
Gà ăn hạt dạ dày cơ lớn hơn nhiều so với thuỷ cầm.
Dạ dày cơ co bóp 2 – 3 lần/phỳt, không tiết dịch tiờu hoỏ, mà dịch này từ dạ dày tuyến tiết ra chảy vào dạ dày cơ. Thức ăn được nghiền nát bằng cơ học, trộn lẫn và tiờu hoỏ dưới tác dụng của các men dịch dạ dày, enzym và vi khuẩn, HCl tác động làm các protein trở nên căng phồng, lung lay và nhờ có pepsin, chúng được phân giải thành pepton và một phần thành các axit amin.
Dịch dạ dày tinh khiết, lỏng, không màu hoặc hơi trắng đục, độ axit tăng dần cùng với tuổi, ở gà con vài ngày tuổi pH= 4,2 – 4,4, ở gà 31-40 ngày tuổi pH= 1,15 – 1,55 và giữ ở mức này với sự giao động không lớn trong các thời kỳ tuổi tiếp theo.
Từ dạ dày cơ các chất dinh dưỡng được chuyển vào manh tràng cú cỏc men dịch ruột và tuyến tụy cùng tham gia, môi trường bị kiềm hoá tạo điều kiện thích hợp cho sự hoạt động của các men phân giải protein và gluxit.
Sỏi và các dị vật trong dạ dày làm tăng cường tác động nghiền của vách dạ dày. Tốt nhất nên cho gà ăn sỏi thạch anh và không bị phân huỷ bởi HCl. Cho gà ăn sỏi có đường kính 2.5 - 3mm.
-Tiờu hoá ở ruột
Ở ruột, gluxit được phân giải thành các monosacarit, do men amilaza của dịch tuỵ và phần nào của dịch mật và dịch ruột.
Ở manh tràng, protit được phân giải đến pepton và polypeptit dưới tác động của HCl và các men dịch dạ dày như men pepsin và chimusin. Tiếp đú cỏc men proteolyse của dịch tụy phân giải axit amin trong hồi tràng và tá tràng.
Ở manh tràng các vi khuẩn tổng hợp vitamin nhóm B, nhờ vậy sự tiờu hoỏ protid, gluxit, lipit tiến hành ở manh tràng nhờ các men đi vào cùng chymus từ ruột non và hệ vi khuẩn thâm nhập khi gà con tiếp nhận thức ăn lần đầu như trực khuẩn ruột, streptococci, lactobacilli…
Manh tràng là nơi duy nhất phân giải một lượng nhỏ chất xơ (10-30%) bằng các men do vi khuẩn tiết ra. Khi cắt bỏ manh tràng, chất xơ hoàn toàn không tiờu hoỏ được ở bộ máy tiờu hoỏ gia cầm.
Ở gà, hấp thu các chất dinh dưỡng từ bộ máy tiờu hoỏ vào máu và lympho đều tiến hành chủ yếu ở ruột non.
Muối NaCl dễ hấp thu trong ruột gà con, hễ dư thừa dễ nhiễm độc và làm rối loạn phát triển.
Mức độ hấp thu Ca phụ thuộc vào lượng Ca trong máu và Vitamin trong ruột. Lượng P quá cao sẽ làm ngưng hấp thu Ca. Thiếu Vitamin D dẫn đến hấp thu Ca kém, gà bị còi xương.
Tuổi và trạng thái sinh lý của gà ảnh hưởng đến tỷ lệ hấp thu Ca : Gà 4 tháng tuổi 25%, gà 6-12 tháng tuổi 50-60%, gà 14 tháng tuổi, thay lông 32%...
Các Vitamin được hấp thu ở manh tràng, gà con hấp thu nhanh hơn, chỉ 1-1h30ph sau khi ăn đó cú vitaminA trong mỏu. Gà mái đẻ hấp thu Vitamin A 12h sau khi ăn.
Muối NaCl dễ hấp thu trong ruột già gà con, dễ dư thừa, dễ bị nhiễm độc và làm rối loạn phát triển.
1.5.1.2. Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng.
*Sinh trưởng.
Khái niệm sinh trưởng: Theo Trần Đỡnh Miờn, Nguyễn Hải Quân, Vũ Kích Trực, 1975 thì Garter(1992) [8] cho biết: Sinh trưởng được xem trước hết là kết quả phân chia tế bào và tăng tỷ lệ của tế bào, F.S Lee(1989) và Davebpot (1899) cho rằng: Sự sinh trưởng bao giờ cũng phải có tế bào phân chia, tăng thể tích và hình thành các chất trong tế bào, trong đó 2 quá trình đầu quan trọng nhất.
Như vậy, sinh trưởng là quá trình tích luỹ chất hữu cơ do đó đồng hoá và dị hoá, là sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang khối lượng của các bộ phận cơ quan.
Sinh trưởng thường gắn liền với phát dục đó là quá trình thay đổi về chất lượng, là sự tăng và hoàn chỉnh thêm về chức năng hoạt động của các bộ phận cơ quan.
Sinh trưởng phát dục có mối quan hệ mật thiết không tách rời nhau mà ảnh hưởng hỗ trợ lẫn nhau, là quá trình diễn ra trên cùng một cơ thể gia súc, gia cầm làm cho vật nuôi ngày càng hoàn chỉnh.
Sự sinh trưởng phát dục của gia súc, gia cầm tuân theo quy luật nhất định, đó là quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn, quy luật sinh trưởng phát dục không đồng đều và quy luật có tính chu kỳ.
Ở gà quá trình sinh trưởng diễn ra hai giai đoạn:
- Giai đoạn gà con: trong giai đoạn này bao gồm cả thời kỳ phôi thai. Sinh trưởng của thời kì phôi thai chủ yếu là tăng lên về số lượng và khối lượng các tế bào hình thành các cơ quan bộ phận và thể dịch trong mô bào nhất là thời kì đầu tiên của phôi. Sau khi gà nở số lượng các tế bào của cơ thể vẫn tiếp tục tăng nhanh, các cơ quan bộ phận lớn lên nhanh chóng, sự sinh trưởng diễn ra mạnh mẽ.
- Giai đoạn gà trưởng thành: Ở giai đoạn này các cơ quan bộ phận của cơ thể đã phát dục hoàn thiện chức năng sinh lý của từng cơ quan tổ chức. Quá trình sinh trưởng chậm lại, sự sinh trưởng không mạnh mẽ. Trong 2 tháng đầu được chia làm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn sơ sinh đến 10 ngày tuổi : Giai đoạn này gà con chưa hoàn thiện cơ quan điều chỉnh thân nhiệt, tốc độ sinh trưởng nhanh, gà con phản xạ yếu ớt đòi hỏi nhiệt độ môi trường cao (28-C) cần chăm sóc chu đáo trong 10 ngày đầu.
+ Giai đoạn 11 - 30 ngày tuổi: Giai đoạn này gà có tốc độ sinh trưởng nhanh, hệ số chuyển hoá thức ăn cao, phản ứng nhanh với điều kiện ngoại cảnh.
+ Giai đoạn 31 - 60 ngày tuổi: Tốc độ sinh trưởng vẫn nhanh, bắt đầu có sự tích luỹ mỡ.
*Sức sống và khả năng kháng bệnh ở gia cầm.
- Sức sống và khả năng kháng bệnh ở gia cầm là những tính trạng di truyền số lượng, đặc trưng cho từng loài, giống, dòng, cá thể và được xác định bởi khả năng chống chịu những ảnh hưởng của dịch bệnh và ngoại cảnh môi trường.
*Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của gia cầm.
- Ảnh hưởng của di truyền: Tốc độ sinh trưởng của gia cầm phụ thuộc vào loài, giống, dòng, cá thể.
- Ảnh hưởng của tính biệt: Ở gia cầm, giữa hai tính biệt có sự khác nhau về trao đổi chất, đặc điển sinh lý, tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ thể.
Nhiều tác giả chứng minh rằng: gà trống lớn hơn gà mái trong cùng một thời gian và chế độ thức ăn giống nhau.
Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận, (1992) [5] cho biết: Có sự khác biệt về khối lượng cơ thể giữa gà trống và gà mái từ 1 tuần tuổi.
[]Theo H.Brandsch và H.Bilchel, (1987) [1] cho biết: Tốc độ mọc lông cũng là một tính trạng di truyền. Đây là một tính trạng liên quan đến trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển của gia cầm và là một chỉ tiêu đánh giá sự thuần thục sinh dục, gia cầm có tốc độ mọc lông nhanh thì sự thuần thục về thể trọng sớm và chất lượng thịt tốt hơn gia cầm mọc lông chậm.
- Ảnh hưởng của dinh dưỡng.
Dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ sinh trưởng của gia cầm.
Theo Bùi Đức Lũng, (2007) [4] để phát huy được khả năng sinh trưởng cần phải cung cấp thức ăn tối ưu với đầy đủ chất dinh dưỡng được cân bằng nghiêm ngặt giữa Protein và các axit amin với năng lượng.
- Ảnh hưởng của chăm sóc
Bên cạnh các yếu tố giống và dinh dưỡng, thì sinh trưởng của gà còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác như: Chăm sóc nuôi dưỡng, nhiệt độ, ẩm độ, độ thông thoáng, mật độ nuôi.
+ Ảnh hưởng của nhiệt độ
Theo Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận(1992) [5] cho biết trong điều kiện nhiệt độ khác nhau thì mức độ tiêu tốn thức ăn của gà cũng khác nhau. Nhiệt độ có ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu năng lượng trao đổi( ME) và protein thô (CP) của gà, do vậy tiêu thụ thức ăn chịu sự chi phối nhiều của nhiệt độ môi trường.
Theo I.Nir(1992) [ 2 ] qua nghiên cứu đã chỉ ra rằng với nhiệt độ môi trườngC, ẩm độ tương đối 66% đã làm giảm quá trình tăng khối lượng cơ thể 30-35% ở gà trống và 20-30% ở gà mái so với điều kiện về khí hậu thích hợp.
Khi nhiệt độ quá cao, khả năng ăn của gia cầm giảm, để khắc phục điều này, người ta đã sử dụng thức ăn cao năng lượng trên cơ sở cân bằng ME/CP cũng như axit amin/ME và tỉ lệ khoáng, vitamin trong thức ăn cần cao hơn nhu cầu của chúng. Do đó trong điều kiện chăn nuôi của nước ta, tuỳ theo mùa vụ, căn cứ vào nhiệt độ của từng giai đoạn mà điều chỉnh mức ME và tỷ lệ ME/CP cho phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất trong chăn nuôi gia cầm nói chung và gà thịt nói riêng.
+ Ảnh hưởng của ẩm độ và độ thông thoáng.
Khi ẩm độ tăng làm cho chất độn chuồng dễ ẩm ướt, thức ăn dễ bị ẩm mốc, đặc biệt là do vi khuẩn phân huỷ axit uric trong phân và chất độn chuồng làm tổn thương đến hệ hô hấp dẫn đến tăng khả năng nhiễm một số bệnh như: tiêu chảy, cầu trùng, hen, từ đó làm giảm khả năng sinh trưởng của gà.
+ Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng.
Khi cường độ chiếu sáng cao, gà hoạt động nhiều, do đó làm suy giảm sự tăng khối lượng. Với chuồng thông thoáng tự nhiên, mùa hè cần che nắng mặt trời chiếu vào chuồng, nhưng vẫn đảm bảo thông thoáng khí, ánh sáng được phân bố đều trong chuồng. Ban đêm sử dụng đồng loạt cỏc đốn cú cựng công suất để tránh gà tụ nơi có ánh sáng mạnh.
+ Ảnh hưởng của mật độ nuôi nhốt.
Mật độ nuôi nhốt cũng là một yếu tố quan trọng để chăn nuôi đạt hiệu quả cao, mật độ nuôi nhốt cao thì chuồng nhanh bẩn, lượng khí thải , , cao từ đó gây ảnh hưởng đến quá trình tăng khối lượng và sức khoẻ của đàn gà, gà dễ bị nhiễm một số bệnh về hô hấp và tiờu hoỏ gõy tăng tỷ lệ chết, làm giảm tỷ lệ đồng đều cuối cùng làm giảm tỷ lệ chăn nuôi. Ngược lại, mật độ nuôi nhốt thấp chi phí chuồng trại cao. Do đó tuỳ theo mùa vụ, tuổi gà và mục đích sử dụng cần có mật độ chăn nuôi thích hợp.
Theo Nguyễn Duy Hoan và Trần Thanh Vân (1998) [2] cho biết: Khi gà dưới 3 tuần tuổi mật độ nuụi ỳm 20-30con/ nền chuồng. Giảm dần đến mật độ 7-10con/.
1.5.1.3. Một số bệnh đường ruột thường gặp ở gà
Bệnh cầu trùng ở gà
Bệnh do một loại ký sinh trùng đơn bào Emeria gây ra thường tạo thành dịch cầu trùng ở gà.
Biểu hiện: gà kém ăn, lông dựng, mào và niêm mạc nhợt nhạt, phõn loóng, cú màu sụcụla hoặc lẫn máu. Gà gầy dần rồi chết.
Điều trị: Rigecoccin-WS: liều 1g/4l nước uống hoặc Hancoc: liều 1.5-2ml/1l nước, hoặc Vinacoc.ABC liều 2g/1l nước uống…
Cho gà uống liên tục trong 3-5 ngày
Bệnh Bạch lỵ
Bệnh bạch lỵ do vi khuẩn Samonella pullorum gây ra chủ yếu thông qua đường tiờu hoỏ và hô hấp. Gà đã khỏi bệnh vẫn tiếp tục thải vi khuẩn ra theo phân, đó là nguồn lây lan quan trọng và nguy hiểm nhất.
Gà con bị bệnh nặng từ mới nở đến 2 tuần tuổi, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất vào lúc 24 - 48 giờ sau khi nở. Biểu hiện đầu tiên là ủ rũ, ít vận động, mắt nửa nhắm nửa mở, cỏnh só, bỏ ăn, uống nước nhiều, ỉa phõn hụi khắm, có bọt trắng, có khi lẫn máu, phân bết quanh hậu môn. Mổ khám thấy gan, lách bị viêm sưng có màu đỏ tím, ở lách, tim, phổi cú cỏc ổ hoại tử.
Gà lớn thường bị bệnh ở dạng ẩn (mãn tính), triệu chứng không rõ rệt, thường chỉ thấy ỉa chảy, phân bết, mào rụt, đẻ ít, trứng méo mó, mổ khám thấy gan xơ cú cỏc hạt hoại tử, buồng trứng viêm, nhiều trứng teo, trứng non dị hình, biến màu xanh xám. Trứng ấp bị nhiễm bệnh thì tỷ lệ phôi chết cao, gà con nở yếu, hở rốn nhiều, lòng đỏ tiêu không hết.
Phòng bệnh bằng các biện pháp vệ sinh tổng hợp.
Điều trị: Ampi-coli 1g/2lnước uống, B-complex 1g/3l nước, cho gà uống liên tục 5-7 ngày. Colistin 1g/2l, cho gà uống liên tục 3-4 ngày.
1.5.1.4. Cơ sở khoa học của việc sử dụng men (enzym) phytase trong chăn nuôi
Enzyme cũng như mọi chất xúc tác có nguồn gốc vô cơ khác, chỉ ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng, làm hệ thống phản ứng chống đạt đến giai đoạn cân bằng động. Tuỳ theo yếu tố nồng độ và trạng thái cân bằng hoá học mà enzyme làm tăng tốc độ theo hướng này hoặc hướng khác.
Nhưng vì enzyme là những chất xúc tác sinh học có bản chất protein và hoạt động xúc tác vật thể sống nờn chỳng chịu tác động của một số yếu tố như: nhiệt độ , nếu nhiệt độ cao(> 70- ) làm enzyme bị tê liệt và phá huỷ rối loạn về cấu trúc phân tử, làm hỏng trung tâm hoạt động được tạo nên từ các axit amin. Nếu tác động của nhiệt chưa thật sâu sắc thì enzyme có khả năng khôi phục lại cấu trúc và do đó hoạt động xúc tác của enzyme vẫn còn.
Enzyme cũng rất nhạy cảm với phản ứng môi trường và mỗi enzyme cú vựng pH hoạt động tốt nhất riêng cho mỡnh nờn khi pH thay đổi sẽ ảnh hưởng tới độ phân ly cỏc nhúm chức cấu tạo nên trung tâm hoạt động của enzyme.
Ngoài ra enzyme còn chịu tác động của nồng độ cơ chất, với một lượng xúc tác rất nhỏ cũng có khả năng thực hiện phản ứng cho một lượng cơ chất lớn gấp nhiều lần.
1.5.1.5. Thành phần của men phytase sử dụng trong thí nghiệm
Phospho trong thức ăn thực vật phần lớn đều tồn tại dưới hình thức Phytate Phosphorus (xem hình 1 và 2). Phytate Phosphorus có thể kết hợp với nhiều loại khoáng nguyên tố, protein, tinh bột... tác động đến sự hấp thu tiờu hoỏ cỏc dưỡng chất trên của gia súc gia cầm. Con vật không thể trực tiếp hấp thu Phytate Phosphorus, nhưng Phytate có thể phân giải tách Phospho khỏi Acid phytic. Trong đường tiờu hoỏ của con vật có thể có một ít Phytase có nguồn gốc từ men nội sinh trong thức ăn và vi sinh vật trong đường ruột, nhưng hàm lượng của loại men này cực kỳ ít, ngoại trừ động vật ăn cỏ có tỷ lệ hấp thu Acid Phytic rất thấp. Do đó cần phải thêm men Phytase từ bên ngoài.
Hình 1: Kết cấu của Acid phytic
Hình 2: Acid phytic phức hợp tồn tại trong thực vật
Theo Cao Ngọc Diệp, Viện NC&PT Công nghệ sinh học- Đại học Cần Thơ tổng hợp của một số tác giả nước ngoài( 2010).
Phytase là một dạng phospho hữu cơ chiếm từ 1 đến 5% (w/w) của hạt đậu, ngũ cốc, hột chứa dầu, phấn hoa và hạnh nhân ( Cheryan, 1980) hầu hết thực phẩm có nguồn gốc thực vật chứa từ 50% đến 80% phospho tổng là phytase ( Harland và Morris, 1995) và dĩ nhiên phytase chứa khoáng liên kết với acid amin và protein. Theo Posternak(1902) là người đầu tiên phát hiện ra phytin. Ông dùng phytin để chỉ một chất phospho trong các loại hạt mà ông khám phá ra và xem nó như sản phẩm trung gian trong quá trình tổng hợp diệp lục nhưng Pfefferr tìm ra acid phytic từ năm 1872. Phytase chứa 14-25% phospho, 1,2-2% Canxi, 1-2% kẽm và sắt. Lượng phytase cao nhất trong các loại ngũ cốc, bắp ( 0,83-2,22%) và trong các loại hạt đậu ( 5,92-9,15%) ( Reddy, et al…, 1989)
1.5.2. Tình hình nghiên cứu việc bổ sung men phytase trong chăn nuôi
Trong những năm gần đây, chăn nuôi gia cầm phát triển đã làm tăng sử dụng phân gia cầm làm phân bón ruộng, phân này lại làm tăng lượng phốt pho thoát ra khỏi đồng ruộng được bón phân gia cầm. Sự bài tiết phốt pho vào phân gia cầm có thể dẫn đến ô nhiễm nước khi phân này dùng làm phân bón ruộng. Nhu cầu duy trì đủ lượng phốt pho khẩu phần khi giảm bài tiết phốt pho ở phân gia cầm đã làm tăng việc sử dụng hợp chất phytase trong thức ăn gia cầm trong những năm gầy đây. Sử dụng phytase đã làm giảm bài tiết phốt pho vào phân gia cầm do gia cầm đã sử dụng thêm phytase phốt pho. Phytate phốt pho có khả năng tổ hợp với các cation như Ca, Mg, Zn, Cu và N và một số men protease ruột - dạ dày, do vậy đã làm giảm sự có mặt tự do của các Cation này và cỏc axớt amin. Sử dụng hợp chất phytase có thể làm tự do việc giới hạn các Cation này và các men protease này ở tổ hợp phốt pho phytate và cải thiện nhiều chỉ số sản xuất và các tính chất cấu trúc cơ thể ở gà broiler và gà đẻ, như khối lượng cơ thể, hàm lượng khoáng của xương và các ảnh hưởng khác đến gia cầm mà Sebastian và cộng sự đã viết. ở đây, chúng tôi đã kiểm tra thêm những phát hiện gần đây về ảnh hưởng của phytase đến cấu trúc cơ thể, các thông số sản xuất và tỷ lệ tiờu hoỏ và sử dụng dinh dưỡng ở gà broiler và gà đẻ.
Kết luận và ứng dụng:
1. Bổ sung hợp chất phytase đã làm giảm bài tiết phốt pho và cải thiện nhiều thông số đo được về cấu trúc xương ở gà broiler khi lượng phốt pho phi - phytate vào khoảng 0,15 - 0,45%.
2. Zn, Ca và N được lưu lại và sử dụng tốt hơn ở broiler khi bổ sung phytase vào thức ăn có 20-54% phốt pho-phi phytate so với tổng số phốt pho.
3. Ca, Mg, Fe, Zn và Cu được lưu lại ở gà đẻ tốt hơn khi có sự bổ sung phytase vào thức ăn có 0,11-0,26% phốt pho phi-phytate.
4. Bài tiết phốt pho giảm đi ở gà broiler khi bổ sung phytase vào khẩu phần chứa 0,27-0,54% phốt pho phi-phytate.
5. Cần nghiên cứu thêm để xác định ảnh hưởng của việc bổ sung phytase đến tỷ lệ tiờu hoỏ axớt amin.
1.5.3. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước
1.5.3.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Theo Lê Hồng Mận, 2006[7] gà Sasso có xuất sứ từ Pháp có lông màu vàng hoặc nâu đỏ, chân, da, mỏ vàng, thịt chắc. thơm ngon. Gà dễ nuụi cú sức chống chịu với ngoại cảnh, gà thịt Broiler nuụi bỏn công nghiệp hoặc nuôi chăn thả để sản xuất gà thịt chất lượng, gà Sasso có nhiều dòng.
Theo Hội Chăn nuôi Việt Nam, 1999[6], gà Sasso nhập nội vào Việt Nam là SA31 và SA51, có lông màu nâu vàng hoặc nâu đỏ, chân, da, mỏ rất vàng.
Gà SA31 là dũng nỏi có tính chống chịu tốt, chịu được điều kiện nuôi dưỡng khó khăn, có thể nuôi ở những nơi có khí hậu nhiệt đới và sa mạc, gà SA31 nhỏ nhưng sinh ra gà thịt to, gà trống được phối để sản xuất gà thịt(broiler) nặng cân, có màu và nuụi bỏn công nghiệp. Gà SA31 có 3 loại hình: bình thường, nặng và nhẹ (lùn nhỏ).
Năng suất trứng của gà SA51 đạt:
Sản lượng trứng đến 66 tuần tuổi
187 quả
Số lượng trứng có thể đưa vào ấp đến 66 tuần tuổi
178 quả
Số lượng gà con đến 66 tuần tuổi
150 quả
Tỷ lệ chết đến 20 tuần tuổi
3%
Tỷ lệ chết từ 21-60 tuần tuổi
8%
Số lượng thức ăn tiêu thụ đến 66 tuần tuổi
48Kg
Trung bình lượng thức ăn tiêu thụ/gà trong 66 tuần tuổi
385Kg
Khối lượng gà lúc 20 tuần tuổi
2010g
Khối lượng gà lúc 24 tuần tuổi
2400g
Khối lượng gà lúc 66 tuần tuổi
3100g
Gà SA51 cũng là dũng mỏi có tính chống chịu tốt( chịu được điều kiện nuôi dưỡng khó khăn, có thể nuôi ở những nơi có khí hậu nhiệt đới và sa mạc, lùn, thức ăn ăn ít, có nhiều gà con/gà mái và nhỏ nhưng sinh ra gà thịt to, gà trống được phối để sản xuất gà thịt (broiler) nặng cân, có màu và nuụi bỏn công nghiệp).
Năng suất trứng của gà SA51 đạt:
Sản lượng trứng đến 66 tuần tuổi
197 quả
Số lượng trứng có thể đưa vào ấp đến 66 tuần tuổi
185 quả
Số lượng gà con đến 66 tuần tuổi
161 quả
Tỷ lệ chết đến 20 tuần tuổi
2,5%
Tỷ lệ chết từ 21-60 tuần tuổi
8%
Số lượng thức ăn tiêu thụ đến 66 tuần tuổi
45,4Kg
Trung bình lượng thức ăn tiêu thụ/gà trong 66 tuần tuổi
282Kg
Khối lượng gà lúc 20 tuần tuổi
1420g
Khối lượng gà lúc 24 tuần tuổi
1660g
Khối lượng gà lúc 66 tuần tuổi
2265g
Nói chung gà Sasso có khả năng chống chịu với điều kiện chăn nuôi khó khăn, cú thể dùng chăn nuôi quảng canh( thả vườn), bán công nghiệp hoặc thâm canh ( chăn nuôi công nghiệp ). Gà Sasso có khả năng chống đỡ bệnh tật tốt. Chất lượng thịt của gà Sasso tất tốt, săn chắc.
1.5.3.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Những năm gần đây, do nhu cầu về thực phẩm tăng cao, để đáp ứng được nhu cầu thị trường tại nhiều nước phát triển như Pháp, Trung Quốc, Isarel… các nhà khoa học đã nghiên cứu và lai tạo ra nhiều giống gà công nghiệp cao sản hướng thịt, hướng trứng còn chú ý đến việc tạo ra những giống gà lông màu có chất lượng thịt ngon, hợp thị hiếu của người tiêu dùng.
Năm 1987, hãng Sasso được thành lập ở vùng Sabert- Cộng hoà Pháp. Với mục tiêu là tạo ra tổ hợp lai gà thịt lông màu có thể nuôi thâm canh, thả vườn hoặc ở các trang trại. Hiện nay hóng đó chọn lọc, lai tạo ra 18 dòng với mục đích sử dụng khác nhau:
Dòng nhẹ cân hoặc nặng cân.
Lông đỏ, đen, xám hoặc trắng.
Da vàng hoặc trắng, chân đen, xám hoặc vàng.
Trụi cổ hay có lông cổ.
Về dũng mỏi, hóng Sasso có 6 dòng nhằm đáp ứng các yêu cầu sử dụng như: lùn hoặc chắc khoẻ, nặng cân hoặc nhẹ cân, tự phân biệt giới tính hoặc không.
Gà Sasso gồm 4 dòng gà ông bà: 2 dòng trống A, B và 2 dũng mỏi C, D từ năm 1985.
+ Dòng trống
Dòng A lông màu đỏ Lai
Kí hiệu X40 X40 ì X04 – X44 dòng trống
Dòng A lông màu đỏ
Kí hiệu X04
+ Dòng trống
Dòng C lông màu đỏ Lai
Kí hiệu S30 → S 30 ì A 01 –SA 31L dũng mỏi
Dòng D lông màu trắng
Kí hiệu A 01
Lai tạo con thương phẩm X44 SA 31L – gà Broiler 4 máu X 4431L.
Dũng mái SA31L phân biệt được trống mái theo màu lụng lỳc mới nở (1 ngày tuổi ), con mái SA31L có màu lông đỏ, con trống có màu lông hơi trắng, thường dũng mỏi bố mẹ được tạo ra con trống, con mái phân biệt được màu lông, con mái mang màu lông của bố ( S30- lông đỏ) còn con trống mang màu lông của dũng mẹ ( A01- lông trắng).
Các giống gà này có khả năng thích nghi cao, dễ nuôi ở các điều kiện nóng ẩm, sức kháng bệnh tốt, chất lượng thịt thơm ngon.
Phần 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Gà Sasso thương phẩm, từ 0 đến 8 tuần tuổi
Men phytase 5000
Dinh dưỡng cho gà thí nghiệm áp dụng theo tiêu chuẩn khuyến cáo thức ăn chăn nuôi Việt Nam.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Xã Thanh Thủy_Thanh Liờm_Hà Nam.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 21/2/2011 đến ngày 20/5/2011
2.2. Nội dung chuyên đề
2.2.1. Công tác phục vụ sản xuất
Công tác thú y
Công tác chăn nuôi
2.2.2. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá ảnh hưởng của việc bổ sung men phytase trong khẩu phần đến sinh trưởng và phòng bệnh của gà Sasso từ 0 – 8 tuần tuổi.
2.2.2.1. Ảnh hưởng của việc bổ sung men phytase đến khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm.
-Sinh trưởng tích lũy (kg/ con)
-Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)
-Sinh trưởng tương đối (%)
2.2.2.2. Ảnh hưởng của men phytase đến khả năng sử dụng và chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm.
2.2.2.3. Ảnh hưởng của men phytase đến khả năng phòng bệnh của gà thí nghiệm.
2.2.2.4. Sơ bộ tính toán hiệu quả kinh tế khi sử dụng men phytase
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm bố trí theo phương pháp phân lô so sánh. Gà thí nghiệm được chọn đảm bảo đồng đều về giống, loại gà, tuổi, khối lượng, tình trạng sức khỏe.
Gà chia lô theo sơ đồ sau:
Bảng 2.3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
STT
Diễn giải
Đơn vị tính
Lô
đối chứng
Lô thí nghiệm
1
Giống
Sasso
Sasso
2
Số gà thí nghiệm
Con
50
50
3
Thời gian TN
Ngày
SS – 56 ngày
SS – 56 ngày
4
Khối lượng đầu TN
g/con
39,3 ± 0,65
38,7 ± 0,69
5
Yếu tố TN
KPCS
KPCS+ men Phytase
2.3.2. Theo dõi tỷ lệ nuôi sống gà.
Hàng ngày theo dõi chặt chẽ và ghi chép đầy đủ số lượng gà bị chết, từ đó tính tỷ lệ nuôi sống.
Tỷ lệ nuôi sống
=
Tổng số gà cuối kỳ(con)
100
Tổng số gà đầu kỳ(con)
2.3.3. Theo dõi khả năng tăng trọng của gà.
Hàng tuần cố định cân gà vào buổi sáng trước khi cho ăn. Nghiên cứu sinh trưởng tuyệt đối và tương đối cựa gà.
Sinh trưởng tương đối tính theo công thức:
Trong đó. R: là sinh trưởng tương đối (%)
: Là khối lượng cân đầu kỳ (g)
:Là khối lượng cân kỳ cuối (g)
Sinh trưởng tuyệt đối tính theo công thức:
Trong đó. A : là sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)
: Là khối lượng tích lũy được tại thời điểm (g)
:Là khối lượng tích lũy được tại thời điểm (g)
2.3.4. Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lượng gà thí nghiệm:
Tổng TTTA trong tuần( cả kỳ)
TTTA/kg tăng khối lượng(kg) = Tổng KL tăng trong tuần (cả kỳ)
2.3.5. Theo dõi tình hình mắc bệnh của gà.
Trong quá trình chăn nuôi thường xuyên theo dõi các biểu hiện bất thường của gà như : các biểu hiện về hô hấp, dáng vẻ, phân và các chất bài tiết … ghi chép vào nhật kí thí nghiệm.
Tỷ lệ nhiễm bệnh(%)
=
Tổng số con mắc bệnh
100
Tổng số con theo dõi
Tỷ lệ khỏi bệnh(%)
=
Tổng số con khỏi bệnh
100
Tổng số con được điều trị
2.3.6. Chi phi thức ăn/ kg tăng khối lượng
Trên cơ sở lượng thức ăn tiệu thụ của từng tuần và cả kỳ thí nghiệm, đơn giá của từng công thức cho ăn, tổng khối lượng gà tăng trong từng giai đoạn và cả kỳ thí nghiệm tính toán chi phí thức ăn/ kg tăng khối lượng.
Tổng khối lượng TA tiêu thụ / tuần (kg)
TTTA/1kg tăng trọng/tuần =
Tổng khối lượng gà tăng trong tuần (kg)
Tổng khối lượng TA tiêu thụ cộng dồn (kg)
TTTA cộng dồn /tuần =
Tổng khối lượng gà tăng cộng dồn (kg)
2.4. Xử lý kết quả
Kết quả được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện, 1997.
- Số trung bình : =
Trong đó
: Là số trung bình
Xi : Là khối lượng của mỗi gà
n : Là số gà được cân
i : 1,2,2…..n
- Sai số trung bình: = ( với n > 30 )
- Hệ số biến dị : Cv % = %)
PHẦN 3
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
. Kết quả phục vụ sản suất
* Công tác chăn nuôi
Gà thí nghiệm được nuôi dưỡng theo 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: từ 1-21 ngày tuổi.
Dựng cút cú chiều cao từ 45-50cm, quõy trũn có đường kính 2.8-3m2 sử dụng đệm lót dầy 5-10cm, trước khi thả gà 30’-1h dùng bóng đèn hồng ngoại để sưởi ấm không khí trong quây và chất độn chuồng.
Chuẩn bị máng nước trong quây có pha Vitamin C và Ampicoli rồi mới thả gà vào, sau 2-3h mới cho gà ăn.
Đảm bảo nhiệt độ cho gà trong thời gian 21 ngày là rất quan trọng đặc biệt là 10 ngày đầu duy trì nhiệt độ từ 32-270C. Nhiệt độ thích hợp nhất khi đàn gà phân bố đều trong quây, ham ăn uống ít tiếng kêu. Hàng ngày phải nới rộng quây và dịch dần máng uống, khay về vị trí đặt, treo máng ăn, máng uống sau này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 241.doc