Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật hỗ trợ tuần hoàn cơ học trong điều trị bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối tại bệnh viện trung ương Huế

Chúng tôi dựa vào yếu tố nguy cơ để tiên lượng bệnh cũng như tiên lượng thực hiện hỗ trợ tuần hoàn cơ học cho người bệnh. 50% các trường hợp thực hiện những cuộc phẫu thuật phức tạp là nguy cơ tổn thương chức năng tim rất lớn cần được hỗ trợ huyết động trong thời gian chờ phục hồi chức năng tim. Tiếp đến, suy thận là một nguy cơ chiếm 25% các trường hợp. Suy thận chức năng sau phẫu thuật tim thường do giảm lưu lượng tuần hoàn. Nếu tiến hành hỗ trợ cơ học đúng thời điểm thường có tiên lượng tốt và giảm chi phí điều trị rất đáng kể. Hai yếu tố nguy cơ mà chúng ta chưa thật sự đáp ứng được đó là nguy cơ thở máy dài ngày (15%) và hỗ trợ trên bệnh nhân suy tim mạn tính (10%) chủ yếu do điều kiện kinh tế còn hạn chế (giá thành thực thiện ECMO cao hơn IABP gấp nhiều lần). Cần phải chỉ định hỗ trợ oxy hóa qua màng ngoài cơ thể ECMO đặc biệt trên bệnh nhân có thời gian thở máy dài ngày thường có bối cảnh phụ thuộc huyết động và nhiễm trùng phổi đa kháng. Những trường hợp này đặc biệt hiệu quả với tỉ lệ thành công >80% [8] và do đó góp phần cải thiện chất lượng điều trị và giảm chi phí điều trị. Tỷ lệ hỗ trợ tâm thất (VAD) trong một số nghiên cứu chiếm đa số (50 – 70%) trong tất cả các loại hỗ trợ cơ học [7]. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ triển khai trong bối cảnh đợt suy tim cấp sau phẫu thuật tim cho những bệnh nhân suy tim mạn. Hơn nữa, kỹ thuật của chúng tôi mới bước đầu triển khai (ECMO) còn quá đơn giản, chưa thật sự hiểu quả vì còn quá nhiều tác dụng phụ nguy hiểm so với những loại thiết bị hỗ trợ tâm thất khác như Abiomed, Thoratec (hỗ trợ mạch đập), hoặc Novacor, HeartMate, HeartWare (hỗ trợ dòng liên tục thế hệ III) là những thiết biệt được chỉ định với mục đích hỗ trợ chờ hồi phục sau mổ tim hoặc mục đích cầu nối chờ ghép hay mục đích tim nhân tạo vĩnh viễn. Phân bố về chỉ định hỗ trợ tuần hoàn cơ học trong nghiên cứu phần lớn là sau những trường hợp phẫu thuật tim mà chủ yếu là thực hiện kỹ thuật ECMO sau phẫu thuật tim bẩm sinh phức tạp ở trẻ nhỏ (bảng 1). Kết quả này rất phù hợp với nguyên lý ứng dụng của kỹ thuật ECMO [9]. Ứng dụng kỹ thuật ECMO trong mục đích hỗ trợ tuần hoàn, đặc biệt trong hỗ trợ hô hấp để cấp cứu cho các bệnh nhân suy giảm chức năng tim và/hoặc phổi đã trơ với các phương thức điều trị hồi sức thường qui thu được kết quả rất có ý nghĩa (bảng 4). Tuy nhiên kết quả về các thông số đặc hiệu cho từng loại kỹ thuật hỗ trợ cơ học (bảng 3) cho thấy kỹ thuật IABP đơn giản hơn nhưng vẫn rất hữu hiệu trong mục đích hỗ trợ tưới máu vành so với kỹ thuật ECMO phức tạp hơn rất nhiều mà nguy cơ tai biến do kỹ thuật cũng rất lớn. Vấn đề chúng ta cần nắm vững để chọn lựa loại thiết bị phù hợp, cập nhật tốt các chức năng đặc hiệu và nhất là phải chỉ định vào đúng thời điểm hỗ trợ mới thu được hiêu quả cao.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 18 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật hỗ trợ tuần hoàn cơ học trong điều trị bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối tại bệnh viện trung ương Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẪU THUẬT TIM MẠCH VÀ LỒNG NGỰC VIỆT NAM SỐ 2 - THÁNG 8/2012 NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG KỸ THUẬT HỖ TRỢ TUẦN HOÀN CƠ HỌC TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN SUY TIM GIAI ĐOẠN CUỐI TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ Đoàn Đức Hoằng, Trương Tuấn Anh, Lê Nhật Anh, Bùi Đức Phú Nguyễn Thị Bạch Yến, Phạm Văn Huệ, Đặng Thế Uyên, Phan Tái Nhân, Đỗ Đình Sơn, Đặng Quốc Kha* Người phản biện: PGS, TS. Đặng Ngọc Hùng Mở đầu Trong thập kỷ vừa qua, các kỹ thuật hỗ trợ tuần hoàn cơ học đã được phát triển hoàn chỉnh, mở ra cơ hội cứu sống các bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối. Từ giữa thập niên 90, kỹ thuật hỗ trợ tâm thất để làm cầu nối được xem là một trong những phương pháp đơn giản mà hiệu quả nhất trong điều trị các bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối chờ ghép tim. Thành công nổi bật được ghi nhận qua đánh giá hiệu quả của hỗ trợ cơ học trong điều trị suy tim sung huyết (REMATCH) vào năm 1998 [7]. Sau đó, kỹ thuật này liên tục được cải tiến và hoàn chỉnh trong những năm tiếp theo và đóng vai trò hỗ trợ quan trọng trong phát triển phẫu thuật tim. Mục đích cấy các thiết bị hỗ trợ tuần hoàn cơ học nhằm 1) Hỗ trợ điều trị tạm thời chờ hồi phục chức năng tim phổi bị tổn thương trước đó; 2) Làm cầu nối bảo đảm an toàn và hiệu quả đối với bệnh nhân trong thời gian chờ ghép tim, ghép phổi hoặc chờ ghép khối tim phổi; hoặc 3) Điều trị hỗ trợ vĩnh viễn cho các đối tượng không thể tiến hành ghép tạng được. Trong những năm gần đây, Trung tâm Tim mạch Huế thực hiện thành công hàng ngàn ca phẫu thuật tim hở mỗi năm với các đối tượng bệnh lý van tim, bệnh mạch vành, bệnh tim bẩm sinh phức tạp. Một số các trường hợp nặng đã được cứu sống nhờ áp dụng thành công hỗ trợ cơ học chức năng tuần hoàn tạm thời để chờ hồi phục cơ tim sau các sữa chữa tổn thương bệnh lý. Ngoài ra, phát triển kỹ thuật hỗ trợ tuần hoàn cơ học mở ra cơ hội trong điều trị cho các đối tượng suy tim giai đoạn cuối đang chiếm một tỷ lệ đáng kể trong cộng đồng, cũng như góp phần triển khai thành công trong phẫu thuật ghép tim vừa qua tại Bệnh viện Trung ương Huế. STUDY OF APPLICATION OF MECHANICAL CIRCULATORY SUPPORT IN TREATMENT OF PATIENTS WITH END-STAGE HEART FAILURE Doan Duc Hoang*, Truong Tuan Anh*, Le Nhat Anh*, Bui Duc Phu*, Nguyen Thi Bach Yen*, Pham Van Hue*, Dang The Uyen*, Phan Tai Nhan*, Do Dinh Son*, Dang Quoc Kha*. Background Over the last decade mechanical circulatory asistance therapy has matured, becoming an increasingly viable therapy for a wider spectrum of patients with end-stage heart failure. In the mid-90’s the evolution of ventricular assist devices (VAD) therapy as a Bridge to transplantation was viewed by many as the greatest single advance in the management of end-stage heart failure with heart transplantation as the definitive therapy. The remarked success of mechanical circulatory support has been reported in the Randomized Evaluation of Mechanical Assistance in the Treatment of Congestive Heart Failure (REMATCH) [7] trial in 1998. Target populations for mechanical circulatory support can be define 1) temporay circulatory assistance therapy for waiting cardio- pulmonary function recovery; 2) bridge to cardiac transplantation; or 3) permanent use in non-transplant candidates. In Hue Cardiovascular Center, thousands of open heart operation cases have been successfully done annually for valvular heart disease, coronary artery disease, congenital heart disease. A few of cases must need a temporary circulatory assistance in order to await the cardiac function recovery after complex anatomical surgical repairs. Successful implementation of mechanical circulatory support gives a chance of survival for patients with end-stage heart failure in community, as well as contributes to performe the first successful heart transplant n Hue central hospital. i * Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Huế. 40 NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG KỸ THUẬT HỖ TRỢ TUẦN HOÀN CƠ HỌC TRONG ĐIỀU TRỊ I. Đặt vấn đề Bệnh lý tim, phổi giai đoạn cuối hiện đang là một gánh nặng ngày càng lớn làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh và tỉ lệ tử vong trong cộng đồng. Trong khi các liệu pháp điều trị nội khoa chỉ đạt hiệu quả đối với các đối tượng suy giảm chức năng tim, phổi mức độ nhẹ hoặc mức độ vừa phải; thì phẫu thuật ghép tim hoặc các liệu pháp điều trị hỗ trợ cơ học vẫn chưa đáp ứng nhu cầu cho các bệnh nhân suy tim, phổi mức độ nặng hơn trên toàn thế giới. Hiện nay, có 5 loại thiết bị hỗ trợ tâm thất ngoài thiết bị bơm bóng đối xung trong lòng động mạch chủ (IABP). Tất cả các thiết bị hỗ trợ tâm thất (VAD) có chung một đặc điểm là đều xảy ra những sự cố liên quan đến thiết bị, tần suất xảy ra các sự cố khác nhau tùy loại VAD. Các biến chứng thường gặp nhất bao gồm chảy máu, nhiễm trùng, thuyên tắc do huyết khối hoặc thuyên tắc do khí, và biến chứng do hỏng thiết bị. Các thiết bị hỗ trợ ngoài cơ thể bao gồm Abiomed BVS 500 và Thoratec, và cả 2 loại này đều có khả năng hỗ trợ cả 2 tâm thất (BiVAD). Các thiết bị được cấy ghép bên trong cơ thể bao gồm 3 loại: Novacor N1000PC (World Heart Corp), HeartMate Pneumatic (Thoratec Corp), và Vented Electric LVADs (Thoratec Corp). Các thế hệ sau của loại thiết bị này bao gồm các loại bơm lưu lượng quanh một trục với dòng chảy không mạch đập; các loại thết bị hỗ trợ thất trái được cấy ghép bên trong cơ thể (Arrow LionHeart, WorldHeart Heart Saver, HeartMate, HeartWare) nhưng nguồn năng lượng bên ngoài cơ thể được truyền qua da (còn goi là tim nhân tạo bán phần); và loại tim nhân tạo toàn phần (CardioWest, ABIOCOR) [7]. Tại Việt Nam, một số nghiên cứu chăm sóc và điều trị bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối chờ ghép tim tại một số trung tâm lớn cho thấy tỉ lệ tử vong của đối tượng này là rất lớn cho dù vần điều trị tích cực. Tại Bệnh viện trung ương Huế tiến hành trong thời gian 2 năm từ 09/2009 đến 09/2011 trên 40 bệnh nhân với chẩn đoán chủ yếu là bệnh cơ tim giãn 86,87 %, bệnh tim bẩm sinh 06, 67 %, bệnh van tim 06,67%. Các bệnh nhân chủ yếu bị suy tim ở giai đoạn NYHA III 53,33% và NYHA IV 26,67%. Phân suất tống máu trung bình rất thấp và đều dưới 30%. Phân độ tình trạng cấp cứu các bệnh nhân chờ ghép tim phải nằm điều trị cấp cứu 33,33%. Các bệnh nhân này có tỷ lệ tử vong hàng năm lên đến 30 – 40% [2]. Một số các nghiên cứu tương tự tại các trung tâm tim mạch có thực hiện ghép tạng lớn khác như Học viện Quân y, Bệnh viện Việt Đức cũng cho thấy kết quả tương tự. Tỉ lệ tử vong của các bệnh nhân chờ ghép tim hằng năm lên đến 40% mặc dù tiến hành liệu pháp điều trị nội khoa tích cực (tỉ lệ này ở các trung tâm lớn trên thế giới cũng trên 20% [5]; còn tỉ lệ tử vong ở các bệnh nhân suy tim NYHA-IV nếu không được thực hiện kỹ thuật hỗ trợ tuần hoàn cơ học lên đến 60 – 94% [6]). Ứng dụng thành công đầu tiên kỹ thuật hỗ trợ tuần hoàn cơ học ECMO tại Việt Nam vào tháng 03 năm 2009 cho bệnh nhi sau phẫu thuật sữa chữa triệt để chuyển vị đại động mạch tại Bệnh viện Trung ương Huế. Ngoài ra, kỹ thuật bơm bóng đối xung trong lòng động mạch chủ cũng đã được phát triển và tỏ ra hỗ trợ đặc biệt hiệu quả cho các bệnh nhân suy giảm chức năng vành nặng, nhồi máu cơ tim cấp không đáp ứng với các phương thức điều trị thường qui trước đây. Nhằm nâng cao chất lượng điều trị và làm tăng khả năng sống còn cho các bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối vốn có tỉ lệ tử vong còn rất cao, không còn đáp ứng với phương thức điều trị trước đây, chúng tôi triển khai nghiên cứu bước đầu áp dụng 2 kỹ thuật hỗ trợ tuần hoàn cơ học bơm bóng đối xung trong động mạch chủ (IABP) và oxy hóa qua màng ngoài cơ thể (ECMO), cũng như làm nền tảng bước đầu để phát triển hoàn chỉnh hơn công nghệ tim phổi nhân tạo trong nước. II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tiến cứu trên 20 bệnh nhân suy giảm chức năng tim và/hoặc phổi cấp tính hoặc mạn tính và không đáp ứng với phương thức điều trị thường qui từ 03/2010 – 03/2012 tại Bệnh viện Trung ương Huế. Các bệnh nhân này được chọn lựa để hỗ trợ tuần hoàn cơ học theo các tiêu chuẩn sau: 1. Tiêu chuẩn để hỗ trợ ECMO: chỉ định ECMO phải dựa vào những tiêu chuẩn [1] nhằm đánh giá người bệnh đã thất bại với các phương thức điều trị thường qui ngay ở thời điểm sớm nhất mới đem lại hiệu quả cao. Các chỉ định bao gồm: - Chỉ số oxy hóa OI>40 (đo khí máu ít nhất 2 lần); OI=(MAP x FiO2 x100)/PaO2 - PaO2<40mmHg trong 4 giờ liền khi thở máy với FiO2=100% - Toan chuyển hóa khó điều trị - Choáng khó điều trị - Suy giảm chức năng tim và/hoặc phổi tiến triển, khó điều trị - Không thể cai tuần hoàn ngoài cơ thể trong phẫu thuật tim - Bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối chờ ghép - Nhiễm trùng nặng khó điều trị 41 PHẪU THUẬT TIM MẠCH VÀ LỒNG NGỰC VIỆT NAM SỐ 2 - THÁNG 8/2012 III. Kết quả nghiên cứu 2. Tiêu chuẩn để hỗ trợ IABP [3]: chia làm 4 nhóm bệnh nhân chính 1. Đặc điểm chung (bảng 1) Đặc điểm N % Trẻ em 15 75 Nhóm tuổi Người lớn 5 25 Cấp cứu 19 95 Dự phòng 1 5 - Nhóm được chỉ định IABP dự phòng vì có nguy cơ hội chứng vành cấp - Nhóm bệnh nhân giảm lưu lượng tim từ trước phẫu thuật gây hội chứng vành cấp và/hoặc giảm lưu lượng tim - Nhóm được chỉ định IABP ngay trong mổ do hội chứng vành cấp và/hoặc giảm lưu lượng tim do phẫu thuật gây ra Nhận xét: đa số các trường hợp tiến hành trong bối cảnh cấp cứu, thường gặp nhất sau các các cuộc phẫu thuật tim bẩm sinh phức tạp ở trẻ em - Nhóm được chỉ định IABP sau mổ do hội chứng vành cấp và/hoặc giảm lưu lượng tim trong giai đoạn hồi sức 2. Yếu tố nguy cơ (biểu đồ 1) • Hội chứng vành cấp chẩn đoán dựa vào các nhóm bệnh liên quan đến tình trạng thiếu máu cơ tim gồm đau thắt ngực không ổn định; nhồi máu cơ tim cấp không có ST chênh lên; và nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên [4] • Hội chứng giảm lưu lượng tim dựa vào các biểu hiện lâm sàng lú lẫn, hôn mê, tử chi lạnh và các dấu hiệu tưới máu ngoại vi kém, huyết áp tâm thu <90mmHg, thiểu niệu hoặc vô niệu, cung lượng tim <3,0 lít/phút [10] Nhận xét: tại trung tâm tim mạch Huế áp dụng hỗ trợ cơ học chủ yếu sau phẫu thuật tim, chưa triển khai nhiều ở bệnh nhân suy tim mạn để làm cầu nối chờ ghép tim 3. Tiêu chuẩn loại trừ - Xuất huyết nội sọ ồ ạt, nặng nề 3 . Phân bố theo chẩn đoán (biểu đồ 2) - Các khuyết tật không thể sửa chữa được - Tổn thương thần kinh nặng, không hồi phục - Bệnh lý đông máu không thể kiểm soát được - Các hội chứng bệnh lý với tiên lượng xấu 4. Đánh giá bệnh nhân trước thực hiện kỹ thuật Các xét nghiệm cần làm khẩn cấp trước khi tiến hành ECMO: x-quang tim phổi, pH máu và khí máu động mạch. Ngoài ra, nếu được cần khám xét thêm: - Khám thực thể với thăm khám cơ quan thần kinh cẩn thận - Xét nghiệm huyết học với công thức máu, số lượng tiểu cầu 4 . Phân bố theo chỉ định (bảng 2) Các chỉ định n % Giảm lưu lượng do đợt nặng lên của suy tim mạn tính 2 10 Sốc tim sau nhồi máu cơ tim cấp 1 5 Hội chứng vành cấp do phẫu thuật 1 5 Dự phòng hội chứng vành cấp 1 5 Loạn nhịp tim không kiểm soát được 3 15 Suy tuần hoàn sau phẫu thuật tim 12 60 - Xét nghiệm chức năng đông máu: tỉ prothrombin, aPTT, fibrinogen - Xét nghiệm sinh hóa: điện giải đồ, Ca, BUN, Creatinine - Siêu âm Doppler xuyên sọ - Siêu âm tim và Doppler các mạch máu lớn - Nếu bệnh nhân là người khuyết tật cần có thăm khám về di truyền học 42 NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG KỸ THUẬT HỖ TRỢ TUẦN HOÀN CƠ HỌC TRONG ĐIỀU TRỊ 5 . Phân bố kỹ thuật hỗ trợ và kết quả đặc hiệu của mỗi loại hỗ trợ cơ học (bảng 3) ECMO IABP Loại thiết bị Đặc điểm % Đặc điểm % Chỉ định N/A 75 Hc vành cấp 20 Kiểu hỗ trợ V-A, V-V 75 Hỗ trợ vành 25 Thời gian hỗ trợ 114 ± 16 h 148 ± 26 h Trung tâm 35 Vị trí đặt cannula Ngoại vi 65 Catheter bóng động mạch đùi Kháng đông ACT = 160 – 180” ACT = 60 – 80” Điều kiện người bệnh Thở máy, an thần ± dãn cơ Mức độ nhẹ hơn Giá thành +++++ ++ Nhận xét: Tỉ lệ sử dụng kỹ thuật ECMO nhiều với hiệu quả cao, đặc biệt đối với trẻ em. Kỹ thuật ECMO phức tạp, ốn kém và nguy cơ nhiều hơn gấp nhiều lần so với IABP đòi hỏi điều kiện người bệnh nghiêm ngặt hơn. t 6. Tỉ lệ sống còn (bảng 4) Sống sau kỹ thuật Sống sau > 3 tháng Kỹ thuật hỗ trợ n % n % ECMO 9/15 60 8/15 53,33 IABP ¾ 75 3/4 75 ECMO + IABP 0/1 0 0/1 0 Tổng Tổng 12/20 66% 11/20 55% Nhận xét: tỉ lệ sống còn tuy không cao nhưng rất hiệu quả trên những bệnh nhân đứng trước nguy cơ. Có sự khác biệt giữa tỉ lệ thành công kỹ thuật (sống sau kỹ thuật) với tỉ lệ sống còn của người bệnh. 7. Tỉ lệ biến chứng (bảng 5) Biến chứng lâm sàng 11 sống còn 9 tử vong Co giật não 1 - Co giật não muộn và kéo dài - - Lo lắng, bất an (Tremor) - 1 Chết não - 1 Nhiễm trùng huyết (cấy máu dương tính) - 1 Suy thận cấp 1 2 Xuất huyết não - - Chảy máu ngoại khoa 2 2 (1) Ngừng tim và phải hồi sức tim phổi 1 2 (1) Loạn nhịp - 2 Tràn khí màng phổi phải dẫn lưu 0 1 Biến chứng cơ học ECMO IABP Thay thiết bị VTTH do quá thời hạn sử dụng 0 0 Hỏng thiết bị vật tư tiêu hao 0 0 Do kỹ thuật thiết lập thiết bị hỗ trợ 3 0 Nhận xét: Một số biến chứng không xử trí được là nguyên nhân dẫn đến tử vong (01 nhiễm trùng huyết, 01 chày máu vỡ thất, 01 sau hồi sức ngừng tuần hoàn thời gian dài). Biến chứng cơ học hầu như không đáng kể. 43 PHẪU THUẬT TIM MẠCH VÀ LỒNG NGỰC VIỆT NAM SỐ 2 - THÁNG 8/2012 IV. Bàn luận Kỹ thuật hỗ trợ tuần hoàn ECMO và IABP thường được tiến hành trong bối cảnh bệnh cấp cứu và rất nặng (chiếm 95% trong nghiên cứu) nhưng vẫn phải đảm bảo qui trình (ở phòng hồi sức hoặc phòng mổ đủ tiêu chuẩn và đảm bảo vô khuẩn ngoại khoa). Chỉ 1 trường hợp (5%) chỉ định hỗ trợ dự phòng với tiên lượng trước mổ quá nặng. Tỷ lệ này còn quá thấp so với một số kết quả khác như trong một nghiên cứu của nhóm tác giả thuốc CHU Rennes (18%) [3]. Một phần do chưa thật sự tuân thủ chỉ định kỹ thuật, đặc biệt còn cân nhắc trong điều kiện kính tế còn hạn hẹp để thực hiện một kỹ thuật mới có giá thành khá lớn. Chúng tôi dựa vào yếu tố nguy cơ để tiên lượng bệnh cũng như tiên lượng thực hiện hỗ trợ tuần hoàn cơ học cho người bệnh. 50% các trường hợp thực hiện những cuộc phẫu thuật phức tạp là nguy cơ tổn thương chức năng tim rất lớn cần được hỗ trợ huyết động trong thời gian chờ phục hồi chức năng tim. Tiếp đến, suy thận là một nguy cơ chiếm 25% các trường hợp. Suy thận chức năng sau phẫu thuật tim thường do giảm lưu lượng tuần hoàn. Nếu tiến hành hỗ trợ cơ học đúng thời điểm thường có tiên lượng tốt và giảm chi phí điều trị rất đáng kể. Hai yếu tố nguy cơ mà chúng ta chưa thật sự đáp ứng được đó là nguy cơ thở máy dài ngày (15%) và hỗ trợ trên bệnh nhân suy tim mạn tính (10%) chủ yếu do điều kiện kinh tế còn hạn chế (giá thành thực thiện ECMO cao hơn IABP gấp nhiều lần). Cần phải chỉ định hỗ trợ oxy hóa qua màng ngoài cơ thể ECMO đặc biệt trên bệnh nhân có thời gian thở máy dài ngày thường có bối cảnh phụ thuộc huyết động và nhiễm trùng phổi đa kháng. Những trường hợp này đặc biệt hiệu quả với tỉ lệ thành công >80% [8] và do đó góp phần cải thiện chất lượng điều trị và giảm chi phí điều trị. Tỷ lệ hỗ trợ tâm thất (VAD) trong một số nghiên cứu chiếm đa số (50 – 70%) trong tất cả các loại hỗ trợ cơ học [7]. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ triển khai trong bối cảnh đợt suy tim cấp sau phẫu thuật tim cho những bệnh nhân suy tim mạn. Hơn nữa, kỹ thuật của chúng tôi mới bước đầu triển khai (ECMO) còn quá đơn giản, chưa thật sự hiểu quả vì còn quá nhiều tác dụng phụ nguy hiểm so với những loại thiết bị hỗ trợ tâm thất khác như Abiomed, Thoratec (hỗ trợ mạch đập), hoặc Novacor, HeartMate, HeartWare (hỗ trợ dòng liên tục thế hệ III) là những thiết biệt được chỉ định với mục đích hỗ trợ chờ hồi phục sau mổ tim hoặc mục đích cầu nối chờ ghép hay mục đích tim nhân tạo vĩnh viễn. Phân bố về chỉ định hỗ trợ tuần hoàn cơ học trong nghiên cứu phần lớn là sau những trường hợp phẫu thuật tim mà chủ yếu là thực hiện kỹ thuật ECMO sau phẫu thuật tim bẩm sinh phức tạp ở trẻ nhỏ (bảng 1). Kết quả này rất phù hợp với nguyên lý ứng dụng của kỹ thuật ECMO [9]. Ứng dụng kỹ thuật ECMO trong mục đích hỗ trợ tuần hoàn, đặc biệt trong hỗ trợ hô hấp để cấp cứu cho các bệnh nhân suy giảm chức năng tim và/hoặc phổi đã trơ với các phương thức điều trị hồi sức thường qui thu được kết quả rất có ý nghĩa (bảng 4). Tuy nhiên kết quả về các thông số đặc hiệu cho từng loại kỹ thuật hỗ trợ cơ học (bảng 3) cho thấy kỹ thuật IABP đơn giản hơn nhưng vẫn rất hữu hiệu trong mục đích hỗ trợ tưới máu vành so với kỹ thuật ECMO phức tạp hơn rất nhiều mà nguy cơ tai biến do kỹ thuật cũng rất lớn. Vấn đề chúng ta cần nắm vững để chọn lựa loại thiết bị phù hợp, cập nhật tốt các chức năng đặc hiệu và nhất là phải chỉ định vào đúng thời điểm hỗ trợ mới thu được hiêu quả cao. Hiệu quả thực hiện kỹ thuật hỗ trợ tuần hoàn cơ học phụ thuộc rất nhiều vào tiêu chí chọn bệnh và sự sẵn sàng cũng như tính chuyên nghiệp kíp thực hiện, đặc biệt trong mục đích hạn chế các biến chứng luôn tiềm ẩn khi tiến hành trên những bệnh nhân nặng nề có tiên lượng tỉ vong đến hơn 80%. Kết quả sống còn (bảng 4) chứng tỏ hiệu quả có tính quyết định của kỹ thuật đối với những bệnh nhân hầu như đã hết hy vọng với những phương thức điều trị trước đây. Nếu tổ chức hợp lý, đây là phương tiện giúp hỗ trợ các bệnh nhân trụy tuần hoàn và tạo ra cơ hội cứu sống người bệnh. V. Kết luận Triển khai thành công kỹ thuật hỗ trợ tuần hoàn cơ học mở ra cơ hội cứu sống cho các bệnh nhân với bệnh lý tim mạch nặng nề và phức tạp hơn mà trước đây các phương pháp điều trị nội và ngoại khoa cổ điển không cứu chữa được. Sự phát triển của kỹ thuật này có tác động hỗ trợ trở lại để phát triển phẫu thuật 44 NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG KỸ THUẬT HỖ TRỢ TUẦN HOÀN CƠ HỌC TRONG ĐIỀU TRỊ tim vì mở rộng hơn cho các chỉ định điều trị các bệnh lý tim mạch mà trước đây chúng ta cho là quá khả năng cứu chữa vì thiếu phương tiện hồi sức hỗ trợ cho các bệnh nhân chịu dựng cuộc phẫu thuật nặng nề. Nghiên cứu này còn là nền tảng để tạo đà phát triển hơn nữa những kỹ thuật hỗ trợ tuần hoàn cơ học với những thiết bị thuộc thế hệ mới hơn, có tính năng chuyên dụng hơn, hiệu quả hơn, góp phần phát triển hoàn thiện kỹ thuật công nghệ tim phổi nhân tạo trong nước nhằm mở rộng hơn nữa khả năng cứu chữa người bệnh, nhất là cho đối tượng bệnh tim phổi giai đoạn cuối vốn đã trơ với phương thức điều trị cũ và làm cầu nối cứu cánh tạm thời để thực hiện ghép tim hoặc thay tim nhân tao. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Bartlett RH, Roloff DW, Custer JR, Younger JG, Hirschl RB: Extracorporeal Life Support: The University of Michigan Experience. JAMA 283(7):904-8, 2010. 2. Bùi Đức Phú và Cộng sự, “Nghiên cứu triển khai ghép tim trên người lấy từ người cho chết não”, Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa hoc cấp nhà nước 03 - 2011. 3. Chistian F., Awad SS, Kolla S, Annich G, Reickert CA, Schreiner RJ, Hirschl RB, Bartlett, RH: Contre pulsion par ballon intra-aortique. J Crit Care 13:26-36, 2009. 4. Christian W. Hamm, Stephan Agewanll, Jeroen Bax, Eric Boersma, Kurt Huber. ESC guidelines for the management of acute coronary syndromes (ACS) in patients presenting without persistent ST-segment elecation of the European Society of Cardiology (ESC). The European Society of Cardiology 2011 5. Cohn JN et al: Effect of vasodilator therapy on mortality in chronic congestive heart failure. Results of a Veterans Administration Cooperative Study. N Engl J Med 2009; 314:1547 6. D. K. C. Cooper, and al., The Present Status of Xenotransplantation and Its Potential Role in the Treatment of End-Stage Cardiac and Pulmonary Diseases, © 2011 The Journal of Heart and Lung Transplantation. 7. Lynne Warner Stevenson, MD, FACC, Robert Kormos, MD,. Mechanical Cardiac Support 2000: Current Applications and Future Trial Design. Conference report 2011. 8. Shanley CJ, Hirschl RB, Schumacher RE, Overbeck MC, Delosh TN, Chapman RA, Coran AG, Barteltt RH: Extracorporeal Life Support for Respiratory Failure: 20 Year Experience. Ann Surg 220:269-282, 2010. 9. Swaniker F, Srinivas K, Moler F, Custer J, Grams R, Bartlett R, Hirschl RB: Extracorporeal life support (ECLS) outcome for 128 pediatric patients with respiratory failure. J Ped Surg 35:197-202, 2011. 10. Wenneth Dickstein, Panos E. Vardas, Jean-Claude Daubert, John McMuray. An update of the 2008 of ESC guidelines on device therapy in heart failure. The European Society of Cardiology 2011. 45

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_ap_dung_ky_thuat_ho_tro_tuan_hoan_co_hoc_trong_di.pdf
Tài liệu liên quan