Nghiên cứu bảo vệ chống sét lan truyền cho trạm biến áp bằng phần mềm emtp-Rv
Bài báo giới thiệu ứng dụng phần mềm
EMTP-RV trong tính toán bảo vệ chống
sét lan truyền. Các kết quả tính toán với vị
trí khác nhau của chống sét van trong
trạm đã chỉ ra rằng vị trí của chống sét
van phía 110kV không ảnh hưởng tới kết
5 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu bảo vệ chống sét lan truyền cho trạm biến áp bằng phần mềm emtp-Rv, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
(ISSN: 1859 - 4557)
10 Số 15 tháng 2-2018
NGHIÊN CỨU BẢO VỆ CHỐNG SÉT LAN TRUYỀN
CHO TRẠM BIẾN ÁP BẰNG PHẦN MỀM EMTP-RV
CALCULATION MODEL FOR PROTECTING AGAINST LIGHTNING PROPAGATION
IN TRANSMISSION SUBSTATIONS USING EMTP
Đặng Thu Huyền
Trường Đại học Điện lực
Ngày nhận bài: 22/10/2017, Ngày chấp nhận đăng: 18/12/2017, Phản biện: TS. Trần Th nh Sơn
Tóm tắt:
Bài báo giới thiệu nghiên cứu ứng d ng phần mềm EMTP-RV để tính toán sóng sét lan truyền trong
trạm bi n áp. Mô hình mô phỏng một trạm bi n áp điển hình c a Việt N m đư c xây dựng thành
công trong EMTP-RV ph c v cho nghiên cứu sóng sét lan truyền và ảnh hưởng c a vị tr đặt chống
sét van trong trạm. K t quả tính toán cho thấy các vị tr đặt chống sét van trong trạm không có ảnh
hưởng nhiều tới hiệu quả bảo vệ trạm.
Từ khoá:
Sét, chống sét lan truyền, vị trí chống sét van, EMTP-RV, trạm bi n áp.
Abstract:
This paper deals with the EMTP-RV software application for studying the protection of transmission
substations against lightning propagation. The simulation model of a typical substation in Vietnam is
successfully constructed in EMTP-RV for the researches related to the lightning propagation s and
the influence of the position of the surge arrester. The results show that the position of the surge
arrester in the substation has no effect on protection efficiency in the substation.
Keywords:
Surge, lightning propagation protection, arrester position, EMTP-RV, substation.
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Máy biến áp là một phần tử quan trọng
trong hệ thống điện, có ảnh hưởng lớn
đến độ tin cậy cung cấp điện và có giá
thành rất đắt so với thiết bị khác trên hệ
thống. Do đó trong quá trình thiết kế, vận
hành, việc bảo vệ máy biến áp là một yếu
tố được đặt lên hàng đầu. Có nhiều hệ
thống bảo vệ máy biến áp khác nhau
chống lại các sự cố. Trong đó có bảo vệ
chống sét lan truyền. Khi quá điện áp khí
quyển, sét có thể đánh vào đường dây với
biên độ dòng sét rất lớn, từ vài kA đến vài
trăm kA. Sóng sét này lan truyền trên
đường dây vào trạm biến áp gây ra quá
điện áp tại trạm. Nếu quá điện áp vượt
quá mức cách điện cho phép trong trạm
biến áp sẽ dẫn đến phá huỷ cách điện và
làm hỏng máy biến áp cũng như các thiết
bị khác trong trạm gây hậu quả nghiêm
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
(ISSN: 1859 - 4557)
Số 15 tháng 2-2018 11
trọng. Để hạn chế quá điện áp tác động
lên máy biến áp, người ta lắp đặt hệ thống
chống sét van ở các phía của máy biến áp.
Để lựa chọn được chống sét van thích hợp
và đảm bảo việc bảo vệ máy biến áp được
hiệu quả ta cần tính toán sóng sét lan
truyền trong trạm. Do cấu trúc của trạm
biến áp thường phức tạp và quá trình lan
truyền sét là rất nhanh nên việc tính toán
đòi hỏi sử dụng các công cụ và phần mềm
dựa trên các thuật toán mạnh, có khả năng
thực hiện tính toán quá trình quá độ với
khoảng thời gian rất ngắn đến cấp độ µs.
EMTP là một trong những phần mềm đáp
ứng được vấn đề này. Đây là một phần
mềm được ứng dụng rộng rãi để tính toán
quá độ điện áp. EMTP có thư viện các
phần tử của hệ thống điện như máy điện
quay, máy biến áp, xung sét, chống sét,
các loại dây dẫn, cột cho phép người
dùng mô tả hệ thống điện gần với thực tế
nhất [1-7].
Bài báo này giới thiệu các kết quả của tác
giả về nghiên cứu ứng dụng phần mềm
EMTP-RV để tính toán mô phỏng cho
một trạm biến áp điển hình ở Việt Nam,
trong đó có sét đến ảnh hưởng của vị trí
đặt chống sét van trong trạm. Bài báo
gồm 4 phần:
Phần 1: Giới thiệu chung.
Phần 2: Mô hình mô phỏng của trạm
biến áp trong phần mềm EMTP-RV.
Phần 3: Giới thiệu các kết quả tính
toán sóng sét lan truyền với vị trí đặt
chống sét van khác khau.
Phần 4: Một số kết luận.
2. MÔ PHỎNG BẰNG PHẦN MỀM
EMTP-RV
Bài báo thực hiện mô phỏng tính toán
sóng sét lan truyền và hiệu quả làm việc
của chống sét van cho trạm biến áp với sơ
đồ xây dựng trong phần mềm EMTP-RV
như trên hình 1.
Hình 1. Sơ đồ mô phỏng hệ thống trong EMTP/RV
Mô hình cột điện sử dụng trong mô phỏng
là mô hình CPDL (Constant parameter
Distributed Line) của IEEE [9-10]. Mỗi
cột được chia thành bốn phần (hình 2). Ba
phần đầu là các đoạn giữa bốn xà. Phần 4
tính từ đất tới xà thấp nhất, phần này được
xem như là phần tử truyền sóng, nó được
đặc trưng bởi tổng trở sóng và chiều dài
truyền sóng. Trong EMTP phần này được
mô hình hoá bằng thông số hằng số và mô
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
(ISSN: 1859 - 4557)
12 Số 15 tháng 2-2018
hình đường dây. Với các thông số được
tính toán theo công thức sau:
[ {
(
)}]
Trong đó:
[
]
i = 1, 2, 3, 4
Hình 2. Mô hình mô phỏng cột điện
trong EMTP-RV
Trong mô phỏng sóng sét truyền, đường
dây được mô hình hoá bằng mô hình
thông số rải [7].
Mô hình chống sét van sử dụng trong mô
phỏng là một điện trở phi tuyến của các
phần tử MOV, nối tiếp với khe hở phóng
điện. Đặc tính của chống sét van được lấy
từ nhà sản xuất [12]. Chống sét van dùng
trong mô phỏng có các thông số như sau:
Điện áp danh định: 110kV.
MCOV: 78 kVrms.
Dòng phóng điện định mức: 10kA.
Đặc tính phi tuyến V-A của chống sét van
như trên hình 3.
Hình 3. Đặc tính V-A của chống sét
van cấp điện áp 110kV dùng trong mô phỏng
Nguồn sét sử dụng trong mô phỏng là
dạng sóng tiêu chuẩn theo IEC 60243-
3:2001 với xung 1,2/50 ms. Xung này đạt
giá trị điện áp đỉnh sau xấp xỉ 1,2 ms và
giảm xuống còn 50% giá trị đỉnh sau
khoảng thời gian 50 ms tính từ thời điểm
bắt đầu của dạng sóng. Trong EMTP-RV,
xung này được mô phỏng như một nguồn
dòng nối song song với một điện trở
400Ω (hình 4) với giá trị đỉnh là 150 kA.
Hình 4. Mô phỏng nguồn sét trong EMTP
3. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG VÀ THẢO
LUẬN
Tính toán ảnh hưởng của vị trí đặt chống
sét van tới điện áp đầu cực cao áp của
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
(ISSN: 1859 - 4557)
Số 15 tháng 2-2018 13
máy biến áp khi sét đánh vào đường dây
ngay phía trước cột tới trạm được thực
hiện trong 2 trường hợp: điểm đặt ngay
sau cột tới trạm và điểm đặt tại thanh góp
nhận điện tới máy biến áp của trạm.
Khoảng cách giữa hai vị trí này được
chọn để tính toán mô phỏng là 30m. Mọi
điều kiện mô phỏng khác đều giữ nguyên:
dạng và biên độ sóng sét, điện trở nối đất
của cột điện, cấu trúc lưới điện.
Hình 5. CSV đƣợc đặt ngay sau cột tới trạm
Hình 6. CSV đƣợc đặt tại thanh góp cao áp
Kết quả lần lượt được trình bày trên hình
5 và hình 6 cho thấy: khi có sóng quá điện
áp do sét lan truyền từ đường dây vào
trạm, vị trí điểm đặt chống sét van gần
như không có ảnh hưởng gì tới điện áp tại
đầu cực cao áp của máy biến áp trong
trạm, điều này có thể được giải thích bởi
đặc tính của sóng sét - tồn tại trong một
thời gian rất ngắn (bậc µs) và lan truyền
với tốc độ tương tự như tốc độ của ánh
sáng, do đó khoảng cách từ cột điện tới
trạm tới thanh góp của trạm được coi
là rất nhỏ so với tốc độ lan truyền của
sóng sét.
Hình 7. Dòng điện qua chống sét van; chống
sét van cấp 110kV; Rnđ = 8Ω
Hiệu quả làm việc của chống sét van được
thể hiện thông qua tham số dòng điện lớn
nhất Imax đi qua nó mà đặc tính cách điện
của nó vẫn được đảm bảo. Với cấp điện
áp 110kV, để đảm bảo cho chống sét van
làm việc hiệu quả thì dòng lớn nhất cho
phép là 10kA. Trong quá trình tính toán
mô phỏng phía trên, năng lực làm việc
của chống sét van cũng được kiểm tra
trong tất cả các trường hợp mô phỏng. Tất
cả các trường hợp kiểm tra đều cho thấy
dòng điện đều đảm bảo nhỏ hơn 10kA.
Hình 7 là kết quả tính toán trong trường
hợp điện trở nối đất của cột có giá trị 8Ω.
4. KẾT LUẬN
Bài báo giới thiệu ứng dụng phần mềm
EMTP-RV trong tính toán bảo vệ chống
sét lan truyền. Các kết quả tính toán với vị
trí khác nhau của chống sét van trong
trạm đã chỉ ra rằng vị trí của chống sét
van phía 110kV không ảnh hưởng tới kết
quả điện áp trên đầu cao áp của máy.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG - TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC
(ISSN: 1859 - 4557)
14 Số 15 tháng 2-2018
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] A.Ametani, T. Kawamura, "A method of a lightning surge analysis recommended in Japan
using EMTP," IEEE Transactions on Power Delivery, Pp. 867-875, Vol.20, No.2, 2005.
[2] T. Sadovic, S. Sadovic, "EMTP-RV modelling for the transmission line lightning performance
computation", User Group Meeting, 20 April 2009, Dubrovnik, 2009.
[3] K rthik Munutkutl Vij y Vitt l Ger ld T.Heydt D ryl Chipm n Br in Keel “ Pr ctic l
Ev lu tion of Surge rrester pl cement for Tr nsmission Line Lightning Protection ” IEEE
Transactions on Power Delivery, Vol.25, No.3, July 2010.
[4] Akihiro Ametani, "Lightning surge analysis by EMTP and numerical electrimagnetic analysis
method." 30th International Conference on Lightning Protection, 2010.
[5] Omar Saad, "Computation of power system transients: Modeling portability using EMTP-EV DLL",
IEEE Power and Energy Society General Meeting, 2011.
[6] R. Ziemba, G. Maslowski, K. Baran, "Modeling of surge currents in lightning protection system
using ATP-EMTP," ICHVE International Conference on High Voltage Engineering and Application,
2014.
[7] Saeed Mohajeryami, Milad Doostan, "Including surge arresters in the lightning performance
analysis of 132kV transmission line," IEEE/PES Transmission and Distribution Conference and
Exposition (T&D), 2016.
[8] G. H. Kusumadevi; G. R. Gurumurthy, "Simulation analysis of surge behaviour of power
transformer model winding represented by large number of sections," IEEE Conference on
Electrical Insulation and Dielectric Phenomena , pp.534-537, 2014.
[9] M. Ishii, T. Kawamura, T. Kouno, E. Ohsaki, K. Murotani, T. Higuchi, "Multistory Transmission
Tower Model for Lightning Surge Analysis," IEEE Trans. Power Delivery, vol. 6, no. 3, pp.1327-
1335, July 1991.
[10] T. Ueda; T. Ito; H. Watanabe; T. Funabashi; A. Ametani, "A comparison between two tower
models for lightning surge analysis of 77 kV system," International Conference on Power System
Technology. Proceedings, pp.433-437 vol.1, 2000.
[11] Saad Dau, "Modelling of metal oxide surge arresters as elements of overvoltage protection
systems," International Conference on Lightning Protection (ICLP), pp.1-5, 2012.
[12] ABB High Voltage Technologies Ltd, 2009, Dimensioning, testing and application of metal oxide
surge arresters in MV networks.
Giới thiệu tác giả:
Tác giả Đặng Thu Huyền tốt nghiệp Trường Đại học Bách kho Hà Nội năm 2003
nhận bằng Thạc sĩ năm 2006 và bằng Ti n sĩ năm 2010 chuyên ngành hệ thống
điện tại Học viện Bách kho Grenoble (INPG) - Cộng hòa Pháp.
Lĩnh vực nghiên cứu: vật liệu điện kỹ thuật điện c o áp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_bao_ve_chong_set_lan_truyen_cho_tram_bien_ap_bang.pdf