Nghiên cứu bệnh chứng này cho thấy thói
quen ăn uống của trẻ có liên quan đến tình trạng
thừa cân của trẻ. Nhóm trẻ thừa cân có thói quen
ăn nhanh hơn nhóm chứng 2,7 lần trong điều
kiện ăn trong nhà trường. Nhóm trẻ thừa cân
háu ăn hơn nhóm chứng 5,3 lần khi ăn tại nhà.
Trẻ thừa cân thích ăn chất béo gấp 2,3 lần so với
trẻ bình thường. Trẻ thừa cân có thời gian hoạt
động tĩnh tại trung bình (xem ti vi, chơi vi tính,
học tập) cao hơn so với trẻ nhóm chứng. Thói
quen ăn nhanh và hoạt động tĩnh tại nhiều là
yếu tố nguy cơ quan trọng cho trẻ thừa cân và
cần có biện pháp can thiệp phù hợp.
6 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu bệnh chứng các yếu tố nguy cơ thừa cân, béo phì của học sinh mẫu giáo từ 4-6 tuổi tại quận 5 thành phố Hồ Chí Minh, năm 2006, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 1
NGHIÊN CỨU BỆNH CHỨNG CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ THỪA CÂN,
BÉO PHÌ CỦA HỌC SINH MẪU GIÁO TỪ 4-6 TUỔI TẠI QUẬN 5
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2006
Phùng Đức Nhật*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Béo phì trẻ em đang là vấn đề sức khoẻ cộng đồng mới nảy sinh tại các thành phố lớn. Xác định
các yếu tố nguy cơ và mức độ tác động của các yếu tố này là cần thiết.
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các yếu tố nguy cơ và đánh giá mối liên quan của các yếu tố nguy cơ này
với tình trạng thừa cân, béo phì ở học sinh mẫu giáo từ 4-6 tuổi tại quận 5 thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu bệnh chứng, có 198 trẻ béo phì và 198 trẻ nhóm chứng được
chọn cùng trường cùng lớp với trẻ bệnh được đưa vào nghiên cứu.
Kết quả: Nghiên cứu cho thấy thói quen ăn uống nhanh và thời gian hoạt động tĩnh tại cao là các yếu tố
nguy cơ với tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ 4-6 tuổi trong các trường mẫu giáo mầm non. Trong nhà trường
trẻ thừa cân có thói quen ăn nhanh hơn nhóm chứng 2,7 lần và tại nhà trẻ thừa cân háu ăn hơn nhóm chứng 5,3
lần. Trẻ thừa cân thích ăn chất béo gấp 2,3 lần so với trẻ bình thường. Trẻ thừa cân có thời gian hoạt động tĩnh
tại trung bình (xem ti vi, chơi vi tính, học tập) là 178 phút/ngày cao hơn so với trẻ nhóm chứng (156 phút/ngày).
Kết luận: Chương trình can thiệp tại trường học là cần thiết nhằm tránh sự gia tăng tỉ lệ thừa cân béo phì ở
trẻ em trong các trường mẫu giáo mầm non tại các thành phố lớn, đang có khuynh hướng tăng nhanh trong thời
gian gần đây.
ABSTRACT
CASE CONTROL STUDY ON RISK FACTORS RELATED TO OVERWIGHT
IN KINDERGARTEN CHILDREN 4 TO 6 YEARS OLD IN DISTRICT 5,
HO CHII MINH CITY, IN 2006
Phung Duc Nhat * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 158 - 161
Introduction: Overweight and obesity in kindergarten children is an emerging health issue in big cities
recently. Determine risk factors of the disease is necessary.
Objectives: Determine risk factors and their relation with obesity and overweight in kindergarten children
from 4 to 6 years old in district 5, Ho Chi Minh city.
Methodology: Case-control study, recruiting 198 overweight children and 198 controls in the same
kindergarten and the same classes.
Results: Fast eating habit and longer sedentary time are main risk factors for overweight in kindergarten
children 4 to 6 years old. In school, overweight children have fast eating habit 2.7 times higher than controls; at
home, overweight children have voracious appetite 5.3 times more than controls. Cases are more likely to eat fatty
food 2.3 times than controls. Cases have longer sedentary time every day than controls (178 minutes/day vs 156
minutes/day).
Conclusion: Intervention to prevent overweight in kindergarten is necessary to reduce the fastly increase in
proportion of overweight in kindergarten children in big cities.
* Viện Vệ sinh- Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới trên
toàn thế giới có khoảng 1 tỉ người thừa cân,
trong đó ít nhất 300 triệu người bị béo phì. Sự
gia tăng số người béo phì từ 200 triệu năm 1995
lên 300 triệu năm 2000 và 400 triệu năm 2005(9)
cho thấy đây là một gánh nặng y tế trong tương
lai. Thừa cân, béo phì là một nguyên nhân quan
trọng của các bệnh không lây và ngày càng gia
tăng cùng với quá trình toàn cầu hóa, phát triển
kinh tế của các nước đang phát triển. Thừa cân,
béo phì có nguy cơ trên các bệnh như tiểu đường
type 2, bệnh lý tim mạch, đột quị, và một số ung
thư tại túi mật, tuyến vú, đại tràng, tiền liệt
tuyến và thận(6).
Riêng trẻ em, theo ước tính của Tổ chức Y tế
Thế giới 22 triệu trẻ dưới 5 tuổi đang bị thừa cân
trên thế giới. Ở Thái lan, tỉ lệ béo phì ở trẻ 5 - 12
tuổi tăng từ 12,2% đến 15,6% trong 2 năm(6). Tác
giả Hà Huy Khôi, Viện Dinh dưỡng, nhận xét ở
Nhật tỉ lệ trẻ em học sinh thừa cân tăng từ 5%
lên 10% trong 20 năm từ 1973 đến 1993. Nghiên
cứu ở Việt Nam cho thấy tỉ lệ béo phì ở trẻ tại các
thành phố lớn là khá cao. Năm 2000 điều tra tại
các thành phố lớn cho thấy tỉ lệ thừa cân ở lứa
tuổi học sinh tiểu học Hà nội là 10%, thành phố
Hồ Chí Minh là 12%. Riêng tại thành phố Hồ Chí
Minh, điều tra của Nguyễn Thị Kim Hưng qua
các năm cho thấy tỉ lệ thừa cân 4-5 tuổi vào các
năm 1995, 2000, 2001 tương ứng là 2,5%; 3,1% và
3,3%(5). Điều tra năm 2006 tại thành phố Hồ Chí
Minh của tác giả Huỳnh Thị Thu Diệu cho thấy
ở lứa tuổi tiền học đường tỉ lệ thừa cân là 20,5%
và béo phì là 16,3%(3).
Các yếu tố nguy cơ của thừa cân, béo phì
được ghi nhận là: thời gian xem tivi nhiều (trên 2
giờ/ngày), mức hoạt động thể chất thấp, tính
thích ăn vặt, thích ăn các loại thực phẩm nhiều
năng lượng như thức ăn nhanh, nước ngọt, có
tiền sử cha mẹ béo phì.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định các yếu tố nguy cơ và đánh giá mối
liên quan của các yếu tố nguy cơ như thói quen
và sở thích ăn uống, hoạt động và nghỉ ngơi của
trẻ, kiến thức về dinh dưỡng, thái độ đối với tình
trạng béo phì, thừa cân của cha mẹ trẻ với tình
trạng thừa cân, béo phì ở trẻ.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Ðối tượng
Học sinh mẫu giáo từ 4-6 tuổi tại quận 5
thành phố Hồ Chí Minh. Cha mẹ, người chăm
sóc, nuôi dưỡng trẻ.
Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu bệnh chứng
Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên
cứu bệnh chứng:
2
21
2
2211)1(22)2/1(
)(
})1()1(*)1(**2*{
PP
PPPPzPPz
n
−
−+−+−
=
−− βα
Trong đó,
n = cỡ mẫu nghiên cứu cho mỗi nhóm
α = 0,05 (độ tin cậy 95%), z (α-1/2) = 1,96
β = 0,2 (xác suất sai lầm loại 2), z(1- β) = 0,84
Tỉ số bệnh chứng lựa chọn là 1:1
P2 = ước lượng tỉ lệ tiếp xúc yếu tố nguy cơ
nhóm chứng
P2 = 9% (P2 = 0,09)
P1 = ước lượng tỉ lệ tiếp xúc yếu tố nguy cơ
nhóm bệnh
P1 = 18% (P1 = 0,18)
Ước lượng tỉ số số chênh OR = 2,5
Số mẫu phải khảo sát, n = 176, cho mỗi
nhóm.
Kích thước cả hai nhóm: 2 x 176 = 352. Trên
thực tế, khảo sát 2 x 198 = 396 trẻ.
Tiêu chuẩn đánh giá
Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới
(2005), với trẻ dưới 9 tuổi chỉ tiêu đánh giá thừa
cân trẻ em là cân nặng/chiều cao (CN/CC) so
sánh với quần thể tham khảo WHO 2005.
> + 2 SD đến + 3SD : thừa cân độ 1
> + 3 SD đến + 4 SD : thừa cân độ 2
> + 4 SD : thừa cân độ 3.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 3
Thừa cân độ 2 và thừa cân độ 3 được xem
như béo phì.
Nhập và xử lý số liệu
Kết quả nghiên cứu sẽ được nhập và xử lý
trên các phần mềm: EpiData 3.0, SPSS 10.0, Stata
8.0. Giá trị p<0,05 được xem như có ý nghĩa khác
biệt thống kê.
KẾT QUẢ
Bảng 1: Phân bố đặc điểm dân số học của trẻ
Nhóm bệnh
(n,%)
Nhóm chứng
(n,%) Tổng (n,%)
4 tuổi 45 (22,7%) 40 (20,2%) 85 (21,5%)
5 tuổi 55 (27,8%) 58 (29,3%) 113 (28,5%) Tuổi
6 tuổi 98 (49,5%) 100 (50,5%) 198 (50,0%)
Nam 150 (75,8%) 140 (70,7%) 290 (73,2%)
Giới
Nữ 48 (24,2%) 58 (29,3%) 106 (26,8%)
Kinh 158 (79,8%) 150 (75,8%) 308 (77,8%)
Hoa 39 (19,7%) 48 (24,2%) 87 (22,0%) Dân tộc
Khác 1 (0,5%) 0 (0,0%) 1 (0,3%)
Không có sự khác biệt về tuổi, giới, dân tộc
giữa nhóm bệnh và nhóm chứng. Nam chiếm tỉ
lệ (73,2%) cao hơn nữ (26,8%), nhóm 6 tuổi
chiếm tỉ lệ cao nhất (50,0%).
Bảng 2: Thói quen ăn uống của trẻ
Nhóm bệnh
(n,%)
Nhóm chứng
(n,%) OR p
Tại trường: trẻ háu ăn
Có 90 (45,5%) 27 (13,6%)
Không 108 (54,5%) 171 (86,4%)
5,3
(3,2 -
9,0)
0,000
Tại nhà: trẻ ăn nhanh
Có 87 (44,2%) 43 (22,3%)
Không 110 (55,8%) 150 (77,7%)
2,8
(1,7 -
4,4))
0,000
Thích ăn chất béo
Có 69 (42,1%) 37 (24,3%)
Không 95 (57,9%) 115 (75,7%)
2,3
(1,4 -
3,8)
0,0009
Thích ăn ngọt
Có 84 (50,3%) 101 (58,1%)
Không 83 (49,7%) 73 (41,9%)
0,7
(0,5 -
1,1)
0,151
Nhóm trẻ thừa cân có khuynh hướng ăn
nhanh và háu ăn hơn nhóm chứng từ 2,7 lần đến
5,3 lần trong cả điều kiện ăn trong nhà trường và
ăn tại nhà (p < 0,001). Trẻ thừa cân thích ăn chất
béo gấp 2,3 (KTC 95%: 1,4-3,8) lần so với trẻ bình
thường (p < 0,05).
Bảng 3: Thời gian hoạt động động và tĩnh tại của trẻ
(T-test)
Nhóm bệnh
(phút)
Nhóm chứng
(phút) p
Thời gian hoạt động
động của trẻ 114,3 110,9 0,741
Thời gian hoạt động
tĩnh tại của trẻ 178,0 155,6 0,047
Thời gian hoạt động động không khác nhau
giữa hai nhóm trẻ. Trẻ thừa cân có thời gian hoạt
động tĩnh tại trung bình (xem ti vi, chơi vi tính,
học tập) cao hơn so với trẻ nhóm chứng. Sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Phân tích kiến thức về dinh dưỡng phòng
chống béo phì của bà mẹ. Trong các câu hỏi về
dinh dưỡng phòng chống béo phì, khi bà mẹ trả
lời đúng 50% số câu được xem là có kiến thức
đúng về dinh dưỡng.
Bảng 4: Kiến thức về dinh dưỡng của mẹ
Nhóm bệnh
(n,%)
Nhóm chứng
(n,%) OR p
Bà mẹ có KT đúng về dinh dưỡng
Có 181 (91,4%) 165 (83,3%)
Không 17 (9,6%) 33 (16,7%)
2,1 (1,1 -
4,2) 0,015
Bà mẹ có con thừa cân có kiến thức đúng về
dinh dưỡng phòng chống béo phì nhiều gấp 2,1
lần (KTC 95%: 1,1-4,2) so với bà mẹ không có con
thừa cân. Điều này cho thấy bà mẹ có con thừa
cân quan tâm nhiều hơn đến các thông tin
phòng ngừa béo phì cho trẻ.
Bảng 5: Thái độ về tình trạng thừa cân của trẻ
Nhóm
bệnh (n,%)
Nhóm chứng
(n,%) OR p
Bà mẹ có thái độ đúng khi cho rằng mập/béo không phải
là đẹp hơn
Có 79 (58,1%) 68 (54,0%)
Không 57 (41,9%) 58 (46,0%)
1,2 (0,7 –
2,0) 0,5020
Bà mẹ có thái độ đúng khi cho rằng mập/béo không phải
là khoẻ mạnh
Có 134 (90,5%) 117 (84,8%)
Không 14 (9,5%) 21 (15,2%)
1,7 (0,8 -
3,8) 0,1376
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 4
Không ghi nhận sự khác biệt về thái độ của
bà mẹ về tình trạng thừa cân của trẻ.
BÀN LUẬN
Nghiên cứu cho thấy thói quen ăn uống của
trẻ, trong đó thói quen ăn nhanh, háu ăn có mối
liên quan với tình trạng thừa cân của trẻ. Điều
này phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả
Trương Công Hoà ở trẻ 2-6 tuổi tại các trường
mầm non quận Gò Vấp thanh phố Hồ Chí Minh
năm 2005. Ngoài ra, còn thấy trẻ thừa cân có
khuynh hướng thích ăn chất béo cao hơn so với
trẻ bình thường. Kết quả này cũng phù hợp với
nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Hưng
khi điều tra về tình trạng thừa cân và các yếu tố
liên quan năm 2003 cho học sinh 6-11 tuổi tại
quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên,
không phát hiện sự ưa thích của trẻ thừa cân béo
phì với chất ngọt. Nghiên cứu này cũng không
phát hiện sự khác biệt về thái độ về tình trạng
béo mập của trẻ giữa hai nhóm bà mẹ có con
thừa cân và có con bình thưòng. Trong khi đó,
nghiên cứu của tác giả Nguyến Thị Kim Hưng
năm 2003 cho thấy tỉ lệ bà mẹ có con thừa cân
đồng ý “trẻ béo mập là tốt” cao hơn so với bà mẹ
có con không thừa cân (tương ứng là 16,3% và
12,2%).
KẾT LUẬN
Nghiên cứu bệnh chứng này cho thấy thói
quen ăn uống của trẻ có liên quan đến tình trạng
thừa cân của trẻ. Nhóm trẻ thừa cân có thói quen
ăn nhanh hơn nhóm chứng 2,7 lần trong điều
kiện ăn trong nhà trường. Nhóm trẻ thừa cân
háu ăn hơn nhóm chứng 5,3 lần khi ăn tại nhà.
Trẻ thừa cân thích ăn chất béo gấp 2,3 lần so với
trẻ bình thường. Trẻ thừa cân có thời gian hoạt
động tĩnh tại trung bình (xem ti vi, chơi vi tính,
học tập) cao hơn so với trẻ nhóm chứng. Thói
quen ăn nhanh và hoạt động tĩnh tại nhiều là
yếu tố nguy cơ quan trọng cho trẻ thừa cân và
cần có biện pháp can thiệp phù hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Agras WS, Hammer LD., McNicholas F, Kraemer HC.
(2004). Risk factors for childhood overweight: a
prospective study from birth to 9.5 years. Journal of
Pediatrics. Vol. 145. pp. 20-25.
2. Cao Thị Yến Thanh và cộng sự (2006). “Thực trạng và một
số yếu tố liên quan đến thừa cân béo phì của học sinh tiểu
học nội thành thành phố Buôn Ma Thuột, năm 2004”. Tạp
chí Dinh dưỡng và thực phẩm. Nhà xuất bản Trẻ. Hà Nội.
Tập 1 (số 3+4). Tr. 49-53.
3. Huynh Thi Thu Dieu et al. (2007). “Prevalence of
overweight and obesity in preschool children and
associated socio-demographic factors in Ho Chi Minh
City, Vietnam”. International journal of pediatric obesity.
No. 2. pp. 40-50.
4. Lê Thị Hải (1998). Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ bệnh
béo phì ở học sinh hai trường tiểu học tại Hà nội. Viện
Dinh Dưỡng. Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Kim Hưng (2003). Tình trạng thừa cân và các
yếu tố liên quan ở học sinh 6-11 tuổi tại quận 1 thành phố
Hồ Chí Minh năm 2003. Trung tâm Dinh Dưỡng thành
phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh
6. Tạ Văn Bình (2004). Bệnh béo phì. Nhà xuất bản Y học. Hà
Nội
7. Trần Thị Minh Hạnh (2003). “Tình trạng dinh dưỡng trẻ
em tuổi học đưòng thành phố Hồ Chí Minh”. Chuyên đề
Dinh dưỡng học đường. Hội Y dược học thành phố Hồ
Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh. Tr. 1-10
8. Trương Công Hòa (2005). “Tình trạng thừa cân ở trẻ 2 – 6
tuổi tại các trường mầm non quận Gò Vấp, thành phố Hồ
Chí Minh, năm 2005”. Luận văn thạc sỹ Y học dự phòng.
Thành phố Hồ Chí Minh.
9. WHO (2006). WHO fact sheet, No. 311.
ml
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 5
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 6
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_benh_chung_cac_yeu_to_nguy_co_thua_can_beo_phi_cu.pdf