BÀN LUẬN
Theo các kết quả nghiên cứu, bên cạnh các
kết quả khảo sát về lâm sàng, cận lâm sang, các
thang điểm phân loại, nghiên cứu của chúng tôi
thu được một số kết quả nổi bật, đó là khác biệt
giữa 2 nhóm có và không có biến chứng:
- Bệnh nhân xuất hiện biến chứng sớm có EF
giảm chiếm 28,57%. Và bệnh nhân có EF giảm có
nguy cơ mắc biến chứng gấp 4,1 lần bệnh nhân
có EF bình thường (p=0,0006).
- Bệnh nhân xuất hiện biến chứng sớm có
men tim tăng chiếm 54,41%. Và bệnh nhân có
Troponin I tăng có nguy cơ mắc biến chứng gấp
3,7 lần bệnh nhân có Troponin I trong giới hạn
bình thường (p=0,0000). Kết quả này phù hợp
với y văn: tử vong trong 30 ngày đầu của
NMCT có liên quan đến sự tăng nồng độ
Troponin I(1).
- Nhóm bệnh nhân được can thiệp mạch
vành xuất hiện biến chứng ít hơn nhóm không
được can thiệp, 31,88% so với 68,12%. Chúng tôi
nhận thấy nhóm không can thiệp mạch vành có
nguy cơ mắc biến chứng gấp 3 lần nhóm có can
thiệp mạch vành (p=0,0004). Điều này phù hợp
với y văn: tái lưu thông động mạch vành hiệu
quả tốt cả tử vong lẫn tái phát NMCT(6).
Tuy có mặt của các thủ thuật thông tim và
đặt stent, sự gia tăng Troponin I với ngưỡng
>0,4 và sự suy giảm EF ≤40 vẫn thể hiện sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê, điều này cho thấy 2 chỉ
số Troponin I và EF lúc nhập viện có vai trò
quan trọng trong việc tiên lượng gần nói chung
và các biến chứng nói riêng.
Trong thực tế hầu hết các nghiên cứu lâm
sàng trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói
riêng đều tập trung vào NMCT nói chung, đây
là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về biến
chứng của HCVCKSTCL, tuy chỉ dừng lại ở
mức khảo các biến chứng của hội chứng nhưng
chúng tôi hi vọng kết quả nghiên cứu của mình
sẽ làm tiền đề cho các nghiên cứu sâu hơn về
HCVCKSTCL – một nhánh của HCVC có tỉ lệ
xuất hiện ngày càng tăng.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 185 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu biến chứng sớm trên bệnh nhân hội chứng động mạch vành cấp không ST chênh lên tại viện tim thành phồ Hồ Chí Minh từ 09/2008 đến 08/2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 177
NGHIÊN CỨU BIẾN CHỨNG SỚM TRÊN BỆNH NHÂN
HỘI CHỨNG ĐỘNG MẠCH VÀNH CẤP KHÔNG ST CHÊNH LÊN
TẠI VIỆN TIM THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH TỪ 09/2008 ĐẾN 08/2009
Trần Tiến Tài*, Phạm Nguyễn Vinh**
TÓM TẮT
Đối tượng: Bệnh nhân hội chứng động mạch vành cấp không ST chênh lên (HCVCKSTCL) Viện Tim
Tp.Hồ Chí Minh từ 09/2008 đến 08/2009.
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
Mục tiêu: Mô tả có hệ thống các biến chứng sớm của nhóm bệnh cơn đau thắt ngực không ổn định
(CĐTNKOĐ) và nhồi máu cơ tim không ST chênh lên (NMCTKSTCL).
Kết quả: Trong 1 năm, có tất cả 199 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn lựa vào mẫu, trong đó số bệnh nhân có
biến chứng là 69, chiếm tỉ lệ 34,67%. Trong nhóm có biến chứng, các bệnh nhân bị rối loạn nhịp chiếm tỉ lệ cao
nhất với 67%, tiếp theo lần lượt là rối loạn dẫn truyền 16%, suy bơm 10%, huyết khối-thuyên tắc 6% và biến
chứng cơ học 1%. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện nghiên cứu, bằng việc so sánh giữa nhóm biến chứng và
nhóm không có biến chứng, chúng tôi cũng nhận thấy nhóm bệnh nhân không được tiếp nhận thủ thuật thông
tim-đặt stent, có phân suất tống máu (EF) lúc nhập viện giảm và Troponin I tăng cao có nguy cơ mắc biến chứng
lần lượt cao gấp 3 lần, 4,1 lần và 3,7 lần.
Kết luận: Nhóm biến chứng thường gặp nhất là các biến chứng rối loạn nhịp. Bên cạnh đó, yếu tố không
can thiệp mạch vành, sự suy giảm EF và sự gia tăng Troponin I lúc nhập viện làm tăng đáng kể nguy cơ bị biến
chứng của các bệnh nhân CĐTNKOĐ và NMCTKSTCL.
Đề xuất: Chúng tôi hi vọng các kết quả trên có thể đóng góp phần nào cho những nghiên cứu sâu hơn về
tiên lượng và dự phòng có hiệu quả các biến chứng sớm của HCĐMVC không ST chênh lên.
Từ khóa: HCVCKSTCL, CĐTNKOĐ, NMCTKSTCL, biến chứng.
ABSTRACT
STUDY OF EARLY COMPLICATIONS OF NON-ST-ELEVATION ACS
IN HEART INSTITUTE OF HO CHI MINH CITY FROM 09/2008 TO 08/2009
Tran Tien Tai, Pham Nguyen Vinh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 2 - 2011: 177 - 181
Object: Patients with non-ST- elevation of ACS from 09/2008 to 08/2009.
Method: Cross-sectional study of description.
Subject: Describing in system early complications of UA and NSTEMI.
Result: In one year, there are 199 patients suitable for admitting and excluding standards, in which the
number of patients having complications is 69 taking 34.67%. In complication group, patients getting arrhythmia
take the highest percentage 69.33%. Moreover, conductions disorders, thrombus-obstruction and mechanical
complications get 14.67%, 9.33%, 5.33% and 1.33% respectively. On the other hand, in comparison between
*Bộ môn Sinh Lý–Sinh Lý Bệnh–Miễn Dịch Học – Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
* Bộ môn Nội Tổng Quát – Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
Tác giả liên lạc: BS. Trần Tiến Tài Email: tientai_pc@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 178
complication and non-complication group, we also realize that patients who have decreasing ejection fraction EF
level, increasing Troponin I level and don’t receive cardiovascular-intervention therapy get the risk of acquired
complications as 4.1, 3.7 and 3 times in turns.
Conclusion: The most frequent group of complication is arrhythmia. Besides, non-cardiovascular-
intervention, low EF level and high Troponin I level obviously increases the risk of acquiring complications of
patients with UA and NSTEMI.
Suggestion: We suggest further researches on cardiovascular-intervention, EF, Troponin I level for
prognosis and effective providing for complications of non-ST-elevation ACS .
Key words: non-ST-elevation ACS, NSTEMI, UA, complication.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhồi máu cơ tim (NMCT) là bệnh lý nguy
hiểm đe doạ tính mạng do tắc nghẽn đột ngột
mạch máu nuôi tim. Hiện nay NMCT là một
trong những bệnh thường gặp nhất ở các nước
phát triển và có xu hướng tăng nhanh ở các
nước đang phát triển. Bệnh đang là vấn đề thời
sự hiện nay do mức độ trầm trọng, do tỉ lệ mắc
bệnh ngày càng tăng cũng như nhiều tiến bộ
trong chẩn đoán và điều trị(5).
Trên thế giới mỗi năm có 2,5 triệu người
chết do bệnh NMCT, trong đó 25% chết do
các biến chứng cấp và nếu qua khỏi giai đoạn
cấp cũng thường để lại một số biến chứng đôi
khi rất nặng nếu không được điều trị một
cách thỏa đáng. Các biến chứng sớm của
NMCT rất phong phú và có thể chia làm các
nhóm: biến chứng cơ học, biến chứng rối loạn
nhịp, biến chứng suy tim
Trong năm 2000, American Hospital
Association (AHA) đã công bố một danh từ mới:
Hội chứng động mạch vành cấp (HCVC). Theo
đó, HCĐMVC bao gồm: cơn đau thắt ngực
không ổn định (CĐTNKOĐ), NMCT cấp không
có ST chênh lên (NMCTKSTCL) và NMCT cấp
có ST chênh lên (NMCTSTCL) được phân loại
dựa vào đoạn ST chênh lên hay không chênh
lên. Hai nhóm bệnh đầu tiên thuộc nhóm
HCVCKSTCL(4).
Tại Mỹ hằng năm có 1,4 triệu bệnh nhân
nhập viện vì CĐTNKOĐ và NMCTKSTCL(7)
vượt hẳn số bệnh nhân nhập viện vì
NMCTSTCL là 300.000 bệnh nhân. Bên cạnh
đó, tiên lượng về lâu dài của nhóm bệnh
thuộc CĐTNKOĐ và NMCTKSTCL lại xấu
hơn nhóm NMCTSTCL(3).
Ở Việt Nam, nếu như những năm 50,
NMCT là bệnh hiếm gặp thì hiện nay hầu như
ngày nào tại Viện Tim mạch Việt Nam cũng
có bệnh nhân NMCT cấp nhập viện(8). Tần
suất mới mắc NMCTKSTCL là 3/1000 dân số,
vượt hẳn NMCTSTCL(2).
Với thời gian có hạn và khả năng hạn chế,
chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu hồi cứu
nhằm khảo sát biến chứng sớm để giúp các nhà
lâm sàng có cái nhìn bao quát về đánh giá cũng
như tiên lượng. Hơn nữa chúng tôi cũng mong
muốn kết quả thu được sẽ góp phần cho các
nghiên cứu sâu hơn, chất lượng hơn để giúp cho
thầy thuốc có nền tảng vững chắc trong quyết
định điều trị, phù hợp với bệnh cảnh và đem lại
tiên lượng tốt.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Với dân số đích là bệnh nhân bị
HCVCKSTCL và dân số nghiên cứu là tất cả
bệnh nhân bị HCVCKSTCL tại Viện Tim
TP.HCM từ 09/2008 đến 08/2009, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu cắt ngang mô tả trên mẫu 199
bệnh nhân bị HCVCKSTCL tại Viện Tim
TP.HCM từ 01/09/2008 đến 31/08/2009.
Về cỡ mẫu, dựa trên tỉ lệ (p) nghiên cứu của
Aisha A.Ghamdi và cộng sự(0) là 0,068, 0,076 và
0,051, bằng chương trình EpiInfo 2002 với lựa
chọn d=0,12 – con số phù hợp với khả năng thu
thập dữ liệu của chúng tôi và α=0,05, chúng tôi
có được các cỡ mẫu (n) lần lượt là 90, 139 và 39.
Từ đó, cỡ mẫu tối thiểu chúng tôi cần là 139.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 179
Tiêu chuẩn chọn lựa đối tượng vào mẫu bao
gồm: bệnh nhân còn hồ sơ lưu trữ, hồ sơ lưu trữ
không bị trùng lắp và được chẩn đoán trong
phiếu tổng kết ra viện là NMCTKSTCL hoặc
CĐTNKOĐ. Ngoài ra, tiêu chuẩn loại trừ là
chẩn đoán trong phiếu tổng kết ra viện không
nằm trong nhóm HCVCKSTCL. Và dựa trên
những tiêu chuẩn trên, bằng phương pháp chọn
mẫu thuận tiện, chúng tôi thu thập được 199 ca
từ 356 hồ sơ bệnh án do phòng Y Vụ viện Tim
TP.HCM cung cấp được đánh số thứ tự từ 1 đến
356.
Dữ liệu sau khi thu thập được phân tích
bằng phần mềm STATA 10 với phép kiểm chi
bình phương và ngưỡng thống kê được ấn định
ở mức 0,05 để tìm sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê nếu có.
KẾT QUẢ
Qua kết quả phân tích trên 69 ca xuất hiện
biến chứng sớm trên bệnh nhân HCVCKSTCL
trên 199 bệnh nhân tại Viện Tim từ 09/2008
đến 08/2009. Chúng tôi rút ra một số kết luận
như sau:
Dịch tễ học – Lâm sàng - Cận lâm sàng
Tuổi trung bình xuất hiện biến chứng là
69,130, cao nhất là 88, thấp nhất là 31 và số trung
vị là 72 (59-79).
Tỉ lệ nam nữ xuất hiện biến chứng là: nữ
chiếm 49,28%, nam 50,72%.
Các yếu tố nguy cơ xuất hiện theo thứ tự là:
tăng huyết áp 71,01%, đái tháo đường 40,58%,
hút thuốc lá 30,43%, nhồi máu cơ tim cũ 18,84%,
suy tim 15,94%, rối loạn lipid máu 15% và thiếu
máu cơ tim cục bộ 14,49%.
Triệu chứng cơ năng: Thời gian nhập viện
trong 48h đầu chiếm đa số 47,83%. Đau ngực
không điển hình chiếm nhiều nhất 63,77%, và
đau ngực là triệu chứng nổi bật khiến bệnh
nhân nhập viện. Các triệu chứng thường gặp
khác như: vã mồ hôi 33,33%, mệt 31,88%, và
khó thở 21,74%.
Triệu chứng thực thể: huyết áp trong giới
hạn bình thường chiếm đa số là hơn 60%
Cận lâm sàng: bạch cầu lúc nhập viện tăng >
12.000 nghìn bạch cầu/ml chiếm 11,76%, glucose
lúc nhập viện tăng >6,1mmol/l chiếm 46,94%,
CRP tăng >5 mg/L chiếm 64,81%, ST chênh
xuống chiếm 46,38%.
Troponin I và EF lúc nhập viện
Bảng 1: Tỉ lệ các nhóm động học Troponin I
(ng/mL) Tăng Không tăng hoặc giảm Tổng
Biến chứng 31 (45,59%) 37 (54,41%) 68
Không biến
chứng 43 (33,59%) 85 (66,41%) 128
Bảng 2: Tỉ lệ các nhóm EF lúc nhập viện
(%) ≤40 >40 Tổng
Biến
chứng 18 (28,57%) 45 (71,43%) 63
Không
biến
chứng
10 (8,85%%) 103 (91,15%) 113
Các thang điểm phân loại
Theo phân loại của Braunwald thì nhóm I và
III chiếm nhiều nhất 35,59%, theo thang điểm
của ACC/AHA nhóm nguy cơ cao chiếm
73,91%, theo thang điểm TIMI thì nhóm trung
bình chiếm 53,62%
Can thiệp mạch vành
Bảng 3: Tỉ lệ các nhóm can thiệp mạch vành
Không can thiệp Can thiệp Tổng
Biến chứng 47 (68,12%) 22 (31,88%) 69
Không biến chứng 54 (41,54%) 76 (58,46%) 130
Biến chứng sớm
Có 69 trường hợp xảy ra biến chứng trên
tổng số 199 trường hợp hội chứng mạch vành
cấp không ST chênh lên chiếm tỉ lệ gần 34,67%
và không ghi nhận trường hợp nào tử vong.
- Biến chứng rối loạn nhịp: biến chứng rối
loạn nhịp chiếm nhiều nhất, 69,33% trong số các
ca có biến chứng. Trong đó các biến chứng xuất
hiện theo thứ tự như: nhịp nhanh xoang chiếm
8,04%, rung nhĩ chiếm 7,54%, nhịp chậm xoang
chiếm 4,52%, và rung thất và ngoại tâm thu với
tỉ lệ như nhau là 3,02%.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 180
- Biến chứng suy bơm: biến chứng suy
bơm chiếm 3,52%, trong đó 50% là xảy ra
trong tuần đầu.
- Biến chứng cơ học: chỉ ghi nhận được 1
trường hợp là biến chứng túi phình thất trái vào
tuần đầu.
- Các biến chứng khác: Theo thống kê, block
nhánh phải chiếm 4,52%, block nhánh trái
1,01%, tái phát NMCT là 2,01%.
BÀN LUẬN
Theo các kết quả nghiên cứu, bên cạnh các
kết quả khảo sát về lâm sàng, cận lâm sang, các
thang điểm phân loại, nghiên cứu của chúng tôi
thu được một số kết quả nổi bật, đó là khác biệt
giữa 2 nhóm có và không có biến chứng:
- Bệnh nhân xuất hiện biến chứng sớm có EF
giảm chiếm 28,57%. Và bệnh nhân có EF giảm có
nguy cơ mắc biến chứng gấp 4,1 lần bệnh nhân
có EF bình thường (p=0,0006).
- Bệnh nhân xuất hiện biến chứng sớm có
men tim tăng chiếm 54,41%. Và bệnh nhân có
Troponin I tăng có nguy cơ mắc biến chứng gấp
3,7 lần bệnh nhân có Troponin I trong giới hạn
bình thường (p=0,0000). Kết quả này phù hợp
với y văn: tử vong trong 30 ngày đầu của
NMCT có liên quan đến sự tăng nồng độ
Troponin I(1).
- Nhóm bệnh nhân được can thiệp mạch
vành xuất hiện biến chứng ít hơn nhóm không
được can thiệp, 31,88% so với 68,12%. Chúng tôi
nhận thấy nhóm không can thiệp mạch vành có
nguy cơ mắc biến chứng gấp 3 lần nhóm có can
thiệp mạch vành (p=0,0004). Điều này phù hợp
với y văn: tái lưu thông động mạch vành hiệu
quả tốt cả tử vong lẫn tái phát NMCT(6).
Tuy có mặt của các thủ thuật thông tim và
đặt stent, sự gia tăng Troponin I với ngưỡng
>0,4 và sự suy giảm EF ≤40 vẫn thể hiện sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê, điều này cho thấy 2 chỉ
số Troponin I và EF lúc nhập viện có vai trò
quan trọng trong việc tiên lượng gần nói chung
và các biến chứng nói riêng.
Trong thực tế hầu hết các nghiên cứu lâm
sàng trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói
riêng đều tập trung vào NMCT nói chung, đây
là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về biến
chứng của HCVCKSTCL, tuy chỉ dừng lại ở
mức khảo các biến chứng của hội chứng nhưng
chúng tôi hi vọng kết quả nghiên cứu của mình
sẽ làm tiền đề cho các nghiên cứu sâu hơn về
HCVCKSTCL – một nhánh của HCVC có tỉ lệ
xuất hiện ngày càng tăng.
KẾT LUẬN
Kết lại, chúng tôi đề xuất cần có sự lưu ý
đến 2 chỉ số Troponin I và EF lúc nhập viện để
có việc phòng ngừa các biến chứng hiệu quả
hơn, tuy nhiên cũng cần có những nghiên cứu
để xác định rõ hơn vai trò của cả 3 yếu tố trên
do trong nghiên cứu của chúng tôi chưa xác
định rõ tương quan về thời gian giữa can thiệp
mạch vành với sự biến đổi của 2 yếu tố
Troponin I và EF lúc nhập viện.
Bên cạnh đó, đối với các yếu tố nguy cơ,
chúng tôi không tìm thấy khác biệt có ý nghĩa
thống kê nào giữa 2 nhóm có và không có biến
chứng về sự hiện diện của các yếu tố được đưa
ra, tuy nhiên chúng tôi đề xuất vẫn cần lưu ý
đến các yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được
như tăng huyết áp, hút thuốc lá, đái tháo đường,
rối loạn lipid máu vì kết quả không khác biệt
này có thể gây ra bởi các thủ thuật thông tim và
stent. Và chúng tôi cũng đề xuất những nghiên
cứu khác nhằm xác định tương quan giữa các
yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành với can thiệp
mạch vành để có cái nhìn rõ ràng hơn mối liên
hệ giữa chúng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aisha A, Al G. (2005): Risk factors and outcome of medically treated
acute coronary syndromes. The Journal of King Abdulaziz
University - Medical Sciences. 12(23/2/2005): p. 85-96.
2. (1996) N.Engl J Med. 335: p. 1333-1341.
3. Bassand JP, (2007): Guidelines for the diagnosis and treatment of
non-ST segment elevation acute coronary syndrome.
4. Braunwald, Unstable Angina and Non–ST-Elevation Myocardial
Infarction. Heart disease 8th: p. 1319-1339.
5. Nguyễn Thị Ngọc Dung. (1998): Khảo sát đặc điểm lâm sàng và
điện tâm đồ 40 trường hợp tử vong trong thời gian nằm viện của
NMCT. Kỷ yếu toàn văn các đề tài khoa học. 16: p. 303-09.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 2 * 2011 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị KH KT Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2011 181
6. Phan Tuấn Đạt. (2008): Nghiên cứu những yếu tố tiên lượng ở bệnh
nhân bị hội chứng mạch vành cấp (đau thắt ngực không ổn định và
nhồi máu cơ tim không ST chênh). Tạp chí tim mạch học. 50(2008):
p. 42-51.
7. Gines CL, ES, Jones M. (1999): Primary coronary angioplasty VS
thrombolytic therapy for acute myocardial infarction: Long term
follow-up of ten randomised trials. circulation, (1-499).
8. Nguyễn Lân Việt, Phạm Mạnh Hùng. (2006): Khuyến cáo của hội
tim mạch học VN về chẩn đoán, điều trị đau thắt ngực không ổn định
và nhồi máu cơ tim không có ST chênh lên. Nhà xuất bản y học: p.
107-136.
9. Nguyễn Lân Việt. (2007): Thực hành bệnh tim mạch, Nhà xuất bản
y học: p. 17-36.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_bien_chung_som_tren_benh_nhan_hoi_chung_dong_mach.pdf