Nghiên cứu biến đổi bất lợi của Lipid máu ở bệnh nhân lớn tuổi tăng huyết áp tầng nguy cơ tim mạch cao và rất cao

KẾT LUẬN Qua nghiên cứu sự biến đổi bất lợi về lipid máu của 190 bệnh nhân tăng huyết áp lớn tuổi nguy cơ cao và rất cao. Chúng tôi có những kết luận sau: 1- Tỉ lệ và sự phân bố biến đổi bất lợi lipid máu: -Tỉ lệ biến đổi bất lợi lipid máu chung là 62,11%. -Tỉ lệ phân bố biến đổi bất lợi lipid máu: Tăng CT: 52,94%, tăng TG: 21,00%, tăng LDL: 58,82% và gỉam HDL-C chiếm 56,30% -Tỉ lệ phân bố biến đổi bất lợi lipid theo số thành tố: 1 thành tố: 22,10%, 2 thành tố: 30,00%, 3 thành tố: 6,32% và 4 thành tố chiếm 2,69% 2- Không có mối tương quan nào giữa tuổi với các thành tố của lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp lớn tuổi nguy cơ cao và rất cao. KIẾN NGHỊ Bệnh nhân tăng huyết áp lớn tuổi nguy cơ cao và rất cao có biến đổi bất lợi về lipid máu rất lớn, cần phải kiểm tra bilan lipid cho đối tượng này và phải điều trị sớm để ngăn ngừa nguy cơ cho nhiều bệnh lý khác đặc biệt bệnh tim mạch.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 162 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu biến đổi bất lợi của Lipid máu ở bệnh nhân lớn tuổi tăng huyết áp tầng nguy cơ tim mạch cao và rất cao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 232 NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI BẤT LỢI CỦA LIPID MÁU Ở BỆNH NHÂN LỚN TUỔI TĂNG HUYẾT ÁP TẦNG NGUY CƠ TIM MẠCH CAO VÀ RẤT CAO Phan Long Nhơn* TÓM TẮT Mục đích: Khảo sát tỉ lệ biến đổi lipid máu và tìm hiểu một số mối tương quan giữa tuổi với biến đổi lipid máu của bệnh nhân lớn tuổi tăng huyết áp có tầng nguy cơ tim mạch cao và rất cao. Đối tương và phương pháp: Một nghiên cứu mô tả cắt ngang gồm 190 bệnh nhân lớn tuổi tăng huyết áp, thuộc tầng nguy cơ tim mạch cao và rất cao, được khảo sát cholesteron toàn phần, LDL-C, HDL-C và triglycerid. Kết quả: 1- Tỉ lệ và sự phân bố biến đổi bất lợi lipid máu: -Tỉ lệ biến đổi bất lợi lipid máu chung là 62,11%. - Tỉ lệ phân bố biến đổi bất lợi lipid máu: Tăng CT: 52,94%, tăng TG: 21,00%, tăng LDL: chiếm 58,82% và gỉam HDL-C chiếm 56,30%. -Tỉ lệ phân bố biến đổi bất lợi lipid theo số thành tố: 1 thành tố: 22,10%, 2 thành tố: 30,00%, 3 thành tố: 6,32% và 4 thành tố chiếm 2,69%. 2- Không có mối tương quan nào giữa tuổi với các thành tố của lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp lớn tuổi tầng nguy cơ tim mạch cao và rất cao. Từ khoá: biến đổi lipid máu, tăng huyết áp, tầng nguy cơ tim mạch. ABSTRACT STUDYING CHANGES FOR THE WORSE OF LIPIDEMIA IN ELDERLY HYPERTENSIVE PATIENTS WITH HIGTH AND VERY HIGHT CARDIO-VASCULAR RISK STRATIFICATION Phan Long Nhon * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - No 3- 2014: 234-237 Objective: To evaluate the prevalance of changes for the worse of lipidemia and the correlation between age, with total cholesterolemia, triglyceride, LDL-C and HDL-C in elderly hypertensive patients with higth and very hight cardio-vascular risk stratification. Patients and methods: A cross-sectional study of 190 elderly hypertensive patients with higth and very hight cardio-vascular risk stratification were examined including plasma total cholesterolemia, LDL-C, HDL-C and triglyceride. Results: The prevalance of changes for the worse of lipidemia of lipidemia was 62.11% of among the patients, 52.94% were hypercholesterolemia, 21% were hypertriglyceridemia, 58.82% we re hyper LDL-C and 56.30% were hypo HDL-C. The prevalance of disorders of lipidemia evaluated by components were: 22.10% of 1 component, 30% of 2 components, 6.32% of 3 components, and 2.69% of 4 components. There were not correlation between age, with total cholesterolemia, triglyceride, LDL-C and HDL-C. Conclusions: Changes for the worse of lipidmia (or disorders of lipidmia) in elderly hypertensive patients with higth and very hight cardio-vascular risk stratification was very hight. Shoud be controlled plasma total cholesterolemia and treatmented early. Key words: disorders of lipidemia, cardio-vascular risk stratification, hypertension. ĐẶT VẤN ĐỀ Nguyên nhân gây tử vong lớn nhất hiện nay ở các nước phát triển được khẳng định là do bệnh mạch vành và các bệnh lý xơ vữa động mạch. Tỉ lệ tử vong do các bệnh lý này cũng * Bệnh viện đa khoa Bình Định Tác giả liên lạc: BS. Phan Long Nhơn ĐT: 0914152385 Email: phanlongnhon@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 233 đang tăng lên tại các nước đang phát triển mà Việt Nam chúng ta cũng là một trong những nước nằm trong nhóm nguy cơ này. Bệnh mạch vành và bệnh lý xơ vữa động mạch do nhiều bệnh nguyên gây ra nhưng các biến đổi bất lợi của lipid máu ngày nay đã được chứng minh là yếu tố nguy cơ hàng đầu. Và đã được tập trung nghiên cứu rất nhiều, đặc biệt ở các đối tượng như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh lý vành, mãn kinh, béo phì, hội chứng chuyển hóa v.v... Những biến đổi bất lợi của lipid máu đã gắn liền với xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đây là nhóm bệnh lý lẫn quẫn xoay vòng, phức tạp và nặng dần theo thời gian cùng tuổi tác. Ở bệnh nhân tăng huyết áp trẻ và già chắc chắn có nhiều khác biệt về những biến đổi của lipid máu, đặc biệt ở bệnh nhân tăng huyết áp lớn tuổi có tầng nguy cơ tim mạch cao và rất cao. Những nghiên cứu dành riêng cho đối tượng này hiện tại chưa nhiều và chưa có sự đồng thuận. Để góp phần làm sáng tỏ hơn vấn đề này cũng như góp phần nhận diện rõ hơn những biến đổi bất lợi về lipid máu của nhóm đối tượng bệnh nhân rất phổ biến mà chúng tôi đang tiếp cận và điều trị hàng ngày. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu biến đổi bất lợi của lipid máu ở bệnh nhân lớn tuổi tăng huyết áp tầng nguy cơ tim mạch cao và rất cao». Nhằm 2 mục tiêu: 1. Khảo sát tỉ lệ biến đổi lipid máu ở bệnh nhân tăng lớn tuổi huyết áp, tầng nguy cơ tim mạch cao và rất cao. 2. Tìm hiểu một số mối tương quan giữa tuổi với các biến đổi lipid máu. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Đối tượng -Gồm 190 bệnh lớn tuổi nhân tăng huyết áp, thuộc phân tầng nguy cơ tim mạch (PT-NCTM) cao và rất cao, điều trị nội, ngoại trú tại BVĐKV Bồng Sơn Bình Định. -Thời gian từ 01/06/2012 đến 30/04/2013 Tiêu chuẩn loại trừ Loại trừ khỏi nghiên cứu các đối tượng sau: *Đang điều trị thuốc rối loạn lipid máu. *Đang dùng các liệu pháp hormon thay thế. *Bệnh nhân có tiền sử phẩu thuật cắt tử cung, buồng trứng. *Bệnh nhân đang bị suy gan nặng. *Có một số bệnh nội tiết khác. Phương pháp nghiên cứu Theo phương pháp mô tả cắt ngang. Các phương pháp đánh giá Đánh giá các yếu tố nguy cơ tim mạch (YTNCTM) Theo khuyến cáo của Hội tim mạch Quốc gia Việt Nam 2008(5). 1- Mức độ HA tâm thu và tâm trương. 2- Nam giới > 55 tuổi. 3- Nữ giới > 65 tuổi. 4- Hút thuốc lá. 5- Cholesterone toàn phần > 6,1mmol/l (240mg/dl) hoặc LDL-C >4,0 mml/L (160mg/dl). 6- HDL-C < 1,0mmol/L (< 40mg/dl) ở nam giới, < 1,2 mmol/L (45mg/dl) ở nữ. 7- Tiền sử gia đình thế hệ đầu tiên bị bệnh tim mạch trước 50 tuổi. 8- Béo phì và ít hoạt động thể lực. Đánh giá phân tầng nguy cơ tim mạch (PT- NCTM Theo khuyến cáo Hội tim mạch Quốc gia Việt Nam 2008 và Bộ Y tế Việt Nam 2011(1,5). Bệnh cảnh HA bình thường Tiền THA THA độ 1 THA độ 2 THA độ 3 HATT 120-129 và HATTr 80-84 mmHg HATT 130-139 và/hoặc HATTr 85-89 mmHg HATT 140-159 và/hoặc HATTr 90-99 mmHg HATT 160-179 và/hoặc HATTr 100-109 mmHg HATT ≥180 và/hoặc HATTr ≥110 mmHg Không có YTNCTM NC thấp NC trung bình NC rất cao Có 1- 2 YTNCTM NC thấp NC thấp NC trung bình NC trung bình NC rất cao Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 234 Bệnh cảnh HA bình thường Tiền THA THA độ 1 THA độ 2 THA độ 3 HATT 120-129 và HATTr 80-84 mmHg HATT 130-139 và/hoặc HATTr 85-89 mmHg HATT 140-159 và/hoặc HATTr 90-99 mmHg HATT 160-179 và/hoặc HATTr 100-109 mmHg HATT ≥180 và/hoặc HATTr ≥110 mmHg Có ≥ 3 YTNCTM, HCCH, tổn thương CQĐ, hoặc ĐTĐ NC trung bình NC cao NC cao NC cao NC rất cao Đã có biến cố, hoặc: bệnh TM, thận mạn NC rất cao NC rất cao NC rất cao NC rất cao NC rất cao Trong nghiên cứu này đối tượng được chọn là: 1. THA độ 3. 2. THA độ 1 và THA độ 2 có ≥ 3 YTNCTM (không tính yếu tố liên quan lipid máu) hoặc có: HCCH, ĐTĐ, tổn thương cơ quan đích. Hoặc đã có biến cố tim mạch, bệnh tim mạch, hoặc bệnh thận mạn tính. Phương pháp đánh giá biến đổi lipid máu Theo khuyến cáo của Hội tim mạch Quốc gia Việt Nam 2008 về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa(2,6). Khi có một trong các chỉ số sau: Lipid máu mmol/l CT ≥5,2 TG ≥2,3 LDL-C ≥3,1 HDL-C ≤0,9 Đánh giá tăng huyết áp (THA THA theo JNC VI. Phương pháp xử lý số liệu Sử dụng phần mềm Epi Info 7.0 và Excel 2003. KẾT QUẢ Có 190 bệnh nhân lớn tuổi THA từ độ 1 đến độ 3, có PT-NCTM cao và rất cao. Tuổi trung bình 75,3 ± 6,5 gồm 59 nam và 131 nữ, thấp nhất 65 tuổi và cao nhất 96 tuổi, được chọn vào mẫu nghiên cứu. Có kết quả như sau: Đặc điểm mẫu Phân bố THA THA độ II chiếm 51,57% khác biệt có ý nghĩa so với THA độ I và III. Bảng 1:Phân bố độ THA HA n Tỷ lệ THA 1 22 11,57% THA 2 98 51,57% THA 3 70 36,86% Tổng 190 100% Phân bố PT-NCTM Bảng 2: Phân bố PT-NCTM PT-NCTM n Tỷ lệ Cao 61 32,10% Rất cao 129 67,90% Tổng 190 100% *Nhận xét: Tầng nguy cơ rất cao chiếm 67,90%, tầng nguy cơ cao chiếm 32,10%. Biến đổi lipid máu Tỷ lệ biến đổi lipid máu chung Bảng 3: Tỷ lệ biến đổi lipid máu chung RLLM RLLM(+) RLLM(-) Tổng n 118 72 190 Tỷ lệ % 62,11% 37,89% 100% p <0,05 *Nhận xét: Tỷ lệ biến đổi lipid máu (BĐLM) ở bệnh nhân lớn tuổi tăng huyết áp (BNLT- THA) nguy cơ cao và rất cao (NCC&RC) là 62,11%. Tỷ lệ BĐLM theo từng thành tố Bảng 4: Tỷ lệ BĐLM theo từng thành tố riêng RLLM n Tỷ lệ % Tăng TG ≥2,3 23 21,0% Tăng CT ≥ 5,2 62 52,94% Giảm HDL- C ≤0,9 65 56,30% Tăng LDL-C ≥ 3,12 70 58,82% *Nhận xét: Tăng TG chiếm 21%, tăng CT chiếm 52,94%, giảm HDL-C chiếm 56,30% và tăng LDL-C chiếm 58,82%. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 235 Bảng 5: Tỷ lệ rối loạn lipid theo số thành tố Số thành tố RLLM 1 2 3 4 Tổng n 42 (22,10%) 57 (30%) 12 (6,32%) 7 (3,69%) 118 (62,11%) p <0,05 *Nhận xét: Có 22,10% biến đổi 1 thành tố, có 30% biến đổi 2 thành tố, có 6,32% biến đổi 3 thành tố và có 2,69% biến đổi 4 thành tố. Kết quả một số mối tương quan Tương quan giữa tuổi với TG Nhận xét: Không có mối tương quan giữa tuổi với TG,r = 0,15 (Biểu đồ 1). Tương quan giữa tuổi với CT *Nhận xét: Không có mối tương quan giữa tuổi với CT, r = 0,09 (Biểu đồ 2). Tương quan giữa tuổi với HDL-C Không có mối tương quan giữa tuổi với HDL-C, r = 0,01 (Biểu đồ 3). Tương quan giữa tuổi với LDL-C Không có mối tương quan giữa tuổi với LDL-C, r = 0,04 (Biểu đồ 4). y = -1.1356x + 77.041 R2 = 0.0244 0 20 40 60 80 100 0 2 4 6 Biểu đồ 1: Tương quan giữa tuổi với TG y = -0.0161x + 6.3982 R2 = 0.0086 0 2 4 6 8 10 0 20 40 60 80 100 Biểu đồ 2: Tương quan giữa tuổi với CT y = 0.0006x + 0.9391 R2 = 0.0001 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 0 20 40 60 80 100 Biểu đồ 3: Tương quan giữa tuổi với HDL-C y = -0.2652x + 75.939 R2 = 0.0018 0 20 40 60 80 100 0 2 4 6 8 Biểu đồ 4: Tương quan giữa tuổi với LDL-C BÀN LUẬN Đặc điểm mẫu Phân bố THA Bảng 1 phân bố độ THA cho thấy THA độ II chiếm 51,57% khác biệt có ý nghĩa so với THA độ I và III. Phân bố PT-NCTM Bảng 2 phân bố PT-NCTM cho thấy tầng nguy cơ rất cao chiếm 67,90% cao hơn tầng nguy cơ cao chiếm 32,10%, khác biệt có ý nghĩa p < 0,05. Biến đổi lipid máu Tỷ lệ biến đổi lipid máu chung Bảng 3 tỷ lệ biến đổi lipid máu chung cho thấy tỷ lệ biến đổi lipid máu (BĐLM) ở bệnh nhân lớn tuổi tăng huyết áp (BNLT-THA) nguy cơ cao và rất cao (NCC&RC) là 62,11%. Tỉ lệ này là rất cao, đây là một gánh nặng đối với bệnh nhân lớn tuổi, và đặc biệt vừa kèm theo bệnh THA. Trong nghiên cứu của Hùynh Văn Minh Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 236 và cộng sự ở 65 bệnh nhân THA chung có kết quả 46,1% đối tượng có những biến đổi lipid máu(3). Tỉ lệ 46,1% này là thấp hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng là điều phù hợp vì trong mẫu chúng tôi nghiên cứu là BNLT- THA, tầng NCC&RC, đây là đối tượng có nhiều yếu tố NCTM, không chỉ là độ THA cao, tuổi cao mà đã có nhiều tổn thương cơ quan đích và ĐTĐ typ 2. Kết quả biến đổi bất lợi lipid máu ở đối tượng này mặc dù cao nhưng vẫn còn thấp hơn một số đối tượng bệnh khác như: -Bệnh nhân mãn kinh THA biến đổi 96,43%, qua nghiên cứu của Trần Hữu Dàng, Nguyễn Ngọc Tuấn, Hà Nguyễn Phương Anh (n=56). Sự khác biệt này có lẽ do mẫu nghiên cứu của nhóm tác giả trên ở đối tượng mãn kinh THA có tỷ lệ béo phì dạng nam chiếm đại đa số 87,5%(11). -Phụ nữ mãn kinh bị hội chứng chuyển hóa là 76,8%, , theo nghiên cứu của Lê Thị Thanh Tịnh, Trần Hữu Dàng (n=56). -Và tỷ lệ BĐLM ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 là 66,7% (n=60), theo nghiên cứu của Nguyễn Tấn Bá, Trịnh Trung Phong(7). Tỷ lệ BĐLM 62,11% của nghiên cứu này tương đương với tỷ lệ BĐLM ở phụ nữ mãn kinh THA (62,58%, n=140) theo nghiên cứu của Phan Long Nhơn và cs(9). Điều này là hoàn toàn phù hợp vì mẫu nghiên cứu của chúng tôi là những đối tượng có cùng địa bàn dân cư và phụ nữ chiếm ưu thế (131 phụ nữ / 59 nam giới). Tỷ lệ BĐLM theo từng thành tố Bảng 4 tỷ lệ BĐLM theo từng thành tố riêng biệt cho thấy tăng LDL-C, giảm HDL-C và tăng CT ở BNLT-THA, NCC&RC là gần ngang nhau, 58,82%, 56,30% và 52,94%. Và có khác biệt so với biến đổi thành tố TG (21%, p < 0,05). Kết quả tăng LDL-C và giảm HDL-C gần tương đương nhau này giống với đối tượng phụ nữ mãn kinh THA. Nghiên cứu của Trần Hữu Dàng, Nguyễn Ngọc Tuấn, Hà Nguyễn Phương Anh (69,64% và 62,50%)(11) và nghiên cứu của Phan Long Nhơn và cs ở 140 phụ nữ mãn kinh THA có kết quả tăng LDL-C và giảm HDL-C tương đương nhau (35,0% và 35,71%)(9). Ngược lại trong nghiên cứu của Phạm Minh, Trần Hữu Dàng, Trần Thừa Nguyên ở phụ nữ mãn kinh thì sự rối loạn của 2 thành tố này là khác nhau xa có ý nghĩa (tăng LDL 37,25% và giảm HDL chỉ 5,88%, n=51)(8), cũng giống như ở phụ nữ mãn kinh bị hội chứng chuyển hóa, tăng LDL-C và giảm HDL-C khác xa nhau (42,86% và 14,29%, n=56, theo nghiên cứu của Lê Thị Thanh Tịnh, Trần Hữu Dàng). Biến đổi dạng tăng TG chỉ 21% là thấp nhất trong 4 thành tố. Đặc điểm biến đổi TG thấp nhất so với 3 thành tố còn lại này là giống với biến đổi TG ở đối tượng phụ nữ mãn kinh THA, 10% ở nghiên cứu của Phan Long Nhơn và cs (n=140)(9) và 28,57% ở nghiên cứu của nhóm tác giả Trần Hữu Dàng, Nguyễn Ngọc Tuấn, Hà Nguyễn Phương Anh (n=56)(11). Bảng 5 tỷ lệ rối loạn lipid theo số thành tố cho thấy có 22,10% biến đổi 1 thành tố, khác biệt với 2 thành tố (30%), với 3 thành tố (6,32%), và với 4 thành tố (2,69%) có ý nghĩa (p<0,05). Kết quả biến đổi số thành tố này có giống với BĐLM ở bệnh nhân THA kèm BPDN, rối loạn 2 thành tố chiếm cao nhất (44%, n=96, Trần Hữu Dàng, Tô Viết Thuấn)(12). Trên 1 bệnh nhân, xét về khía cạnh biến đổi bất lợi của lipid máu, chắc chắn độ nguy hại và trầm trọng của bệnh lý sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự rối loạn nhiều hay ít các thành tố của lipide. Qua nghiên cứu này cho thấy ở BNLT- THA, tầng NCC&RC rối loạn từ 1 đến 2 thành tố là cao (22,10% và 30%), điều này cho thấy việc phải điều trị sớm nhằm ngăn ngừa những biến đổi bất lợi của lipid máu cho những đối tượng này là rất cần thiết. Kết quả một số mối tương quan Tương quan giữa tuổi với TG, CT, HDL-C và LDL-C Biểu đồ 1 tương quan giữa tuổi với TG cho thấy không có mối tương quan giữa tuổi với TG ở BNLT-THA, NCC&RC, r=0,15. Biểu đồ 2 tương quan giữa tuổi với CT cũng cho kết quả không có mối tương quan giữa tuổi Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Số 3 * 2014 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Nội Khoa Toàn Quốc năm 2014 237 với CT ở BNLT-THA, NCC&RC r = 0,09. Và cũng cho kết quả tương tự từ các biểu đồ 3.3, biểu đồ 3.4 cho thấy không có mối tương quan giữa tuổi với HDL-C và tuổi với LDL-C ở BNLT- THA, NCC&RC (r = 0,01 và r = 0,04). Như vậy ở người lớn tuổi THA, tầng nguy cơ tim mạch cao và rất cao, tuổi tác không tương quan với các thành tố lipid máu, trong đó bao gồm cả các biến đổi bất lợi của lipid máu. Đây phải chăng là một niềm an ủi nhỏ cho tuổi già. Không biết với 2 tầng nguy cơ thấp và trung bình còn lại vấn đề này ra sao. Hy vọng có những nghiên cứu khác bổ sung cho câu hỏi này. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu sự biến đổi bất lợi về lipid máu của 190 bệnh nhân tăng huyết áp lớn tuổi nguy cơ cao và rất cao. Chúng tôi có những kết luận sau: 1- Tỉ lệ và sự phân bố biến đổi bất lợi lipid máu: -Tỉ lệ biến đổi bất lợi lipid máu chung là 62,11%. -Tỉ lệ phân bố biến đổi bất lợi lipid máu: Tăng CT: 52,94%, tăng TG: 21,00%, tăng LDL: 58,82% và gỉam HDL-C chiếm 56,30% -Tỉ lệ phân bố biến đổi bất lợi lipid theo số thành tố: 1 thành tố: 22,10%, 2 thành tố: 30,00%, 3 thành tố: 6,32% và 4 thành tố chiếm 2,69% 2- Không có mối tương quan nào giữa tuổi với các thành tố của lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp lớn tuổi nguy cơ cao và rất cao. KIẾN NGHỊ Bệnh nhân tăng huyết áp lớn tuổi nguy cơ cao và rất cao có biến đổi bất lợi về lipid máu rất lớn, cần phải kiểm tra bilan lipid cho đối tượng này và phải điều trị sớm để ngăn ngừa nguy cơ cho nhiều bệnh lý khác đặc biệt bệnh tim mạch. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2011), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp – Dự án phòng chống tăng huyết áp, Nxb Y học. 2. Đặng Vạn Phước, Phạm Tử Dương (2008), "Khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán và điều trị rối loạn lipid máu", Khuyến cáo 2008 về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa, trang 476-497. 3. Huỳnh Văn Minh và cs (2000), "Rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát ", Kỷ yếu toàn văn các đề tài nghiên cứu khoa học. Đại hội Tim mạch học quốc gia lần thứ VIII tại Huế, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, tr 21. 4. Huỳnh Văn Minh, Phạm Gia Khải (2006), "Khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị, dự phòng tăng huyết áp người lớn", Khuyến cáo các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa giai đoạn 2006-2010, trang 3-8. 5. Huỳnh Văn Minh, Phạm Gia Khải (2008), "Khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị, dự phòng tăng huyết áp người lớn", Khuyến cáo 2008 về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa, trang 235-291. 6. Nguyễn Hải Thủy (2004), "Rối loạn lipid máu", Bài giảng sau đại học chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa ĐH Y Huế, trang 212-248. 7. Nguyễn Tấn Bá, Trịnh Trung Phong (2004), «Vài nhân xét về rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường typ 2 được điều trị tại khoa nội A bệnh viện Quảng Nam », Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học - Hội nghị Nội tiết đái tháo đường Miền Trung mở rộng lần thứ IV, trang 436. 8. Phạm Minh, Trần Hữu Dàng, Trần Thừa Nguyên « Đánh giá tình trạng rối loạn lipid máu ở phụ nữ mãn kinh », Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa lần thứ 3, tr 132-139. 9. Phan Long Nhơn, Bùi Thị Thanh Thủy (2008), “Nghiên cứu rối loạn lipid máu ở phụ nữ mãn kinh tăng huyết áp tại BVĐK Bồng Sơn Bình Định 2007”, Tạp chí Y học thực hành số 616 + 617, tr 722-729. 10. Phan Long Nhơn, Hoàng Thị Kim Nhung, Huỳnh Văn Minh (2007), “Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp người lớn ở dân cư Bắc Bình Định. Đánh giá bước đầu qua 1002 bệnh nhân », Tạp chí Tim mạch học Việt Nam số 47, tr 31-37. 11. Trần Hữu Dàng, Nguyễn Ngọc Tuấn, Hà Nguyễn Phương Anh (2005), "Đặc điểm thể trọng với rối loạn lipid máu ở phụ nữ mãn kinh tăng huyết áp », Tạp chí Y học thực hành, kỷ yếu toàn văn. Hội nghị Nội tiết đái tháo đường quốc gia Việt Nam lần thứ III, số 507-508 tr 511-514. 12. Trần Hữu Dàng, Tô Viết Thuấn, (2005), « Nghiên cứu rối loạn lipid máu trên bệnh nhân tăng huyết áp kèm béo phì dạng nam », Hội nghị khoa học toàn quốc chuyên ngành nội tiết và chuyển hóa lần thứ 3, tr 531-535. Ngày nhận bài báo: 11-04-2014 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20-04-2014 Ngày bài báo được đăng: 20-05-2014

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_bien_doi_bat_loi_cua_lipid_mau_o_benh_nhan_lon_tu.pdf
Tài liệu liên quan