Mối tương quan giữa sự thay đổi hình thái
và chức năng thất trái với thời gian suy
thận, tình trạng thiếu máu, mức độ huyết
áp
Tương quan với thời gian suy thận
Sự thay đổi các chỉ số IVSd, LVPWd, LVM,
LVMI có tương quan thuận với thời gian suy
thận. Tỉ lệ dày thất trái tương quan thuận với
thời gian suy thận.
Theo nghiên cứu của El-Husseini A.A.
(2004), cho thấy ghép thận sớm, kiểm soát huyết
áp và thiếu máu sẽ cải thiện tốt biến đổi cấu trúc
và chức năng thất trái(8).
Tương quan với tình trạng thiếu máu
Các chỉ số IVSd, LVPWd, LVM, LVMI có
tương quan thuận với mức độ thiếu máu.
Có mối liên quan giữa tình trạng thiếu máu
với dày thất trái trước và sau ghép thận (p< 0,05).
Theo El-Husseini A.A. (2004), Souza F.L. (2011),
điều trị tốt thiếu máu sẽ cải thiện tốt biến đổi
hình thái và chức năng thất trái(8). Theo nghiên
cứu của Iqbal M.M. (2006), trên 22 BN ghép thận
cho thấy việc cải thiện tình trạng thiếu máu,
chức năng thận, huyết áp hạ thấp làm ảnh
hưởng lớn đến sự biến đổi hình thái và chức
năng tim(11).
Tương quan với mức độ tăng huyết áp
Các chỉ số IVSd, LVPWd, LVM, LVMI có
tương quan thuận với huyết áp tâm thu với r từ
0,31- 0,83, p< 0,05. Nghiên cứu Montanaro D.
(2005), Dudziak M. (2005), Peteiro và cs (1998),
xác định giảm huyết áp có liên quan giảm LVM,
LVMI và chức năng thất trái(15).
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu biến đổi hình thái và chức năng thất trái ở bệnh nhân trước và sau ghép thận tại bệnh viện chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Thận Niệu 150
NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI HÌNH THÁI & CHỨC NĂNG THẤT TRÁI
Ở BỆNH NHÂN TRƯỚC VÀ SAU GHÉP THẬN TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY
Nguyễn Hữu Ngọc*, Lý Thụy Đoan Trinh**, Nguyễn Hữu Thịnh**, Lê Trung Nhân**, Trần Ngọc Dũng**,
Đào Duy Khanh**, Trần Ngọc Sinh***
TÓM TẮT
Tổng quan: suy thận mạn giai đoạn cuối với nhiều biến chứng tim mạch đe dọa tính mạng bệnh nhân. Ghép
thận là phương pháp điều trị tốt nhất.
Mục tiêu nghiên cứu: mô tả hình thái và chức năng thất trái bằng siêu âm Doppler tim ở bệnh nhân trước
và sau ghép thận 6 tháng, xác định mối tương quan giữa sự thay đổi hình thái và chức năng thất trái với thời
gian suy thận, tình trạng thiếu máu, mức độ huyết áp.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiền cứu. Được thực hiện trên 57 bệnh nhân suy thận
mạn giai đoạn cuối đã được ghép thận tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ 1/2012- 7/2013. Tất cả các bệnh nhân được làm
siêu âm tim trước ghép và làm lại siêu âm tim lần 2 sau 6 tháng. So sánh kết quả trước và sau ghép thận.
Kết quả: có 42 nam (73,7%) và 15 nữ (26,3%). Tuổi trung bình 32,4±8,8 tuổi. - Về hình thái tim: giảm có ý
nghĩa chiều dày vách liên thất (13,5±2,2 so 11,1±2,3mm, p<0,001), thành sau thất trái tâm trương (13,1±2,1 so
10,8±1,9mm, p<0,001), đường kính thất trái cuối tâm trương LVDd (53,8±4,7 so 47,0±4,9mm, p< 0,001), khối
lượng cơ thất trái LVM (336,2±86,3 so 212,4±45,2g, p< 0,001) và chỉ số khối lượng cơ thất trái LVMI
(193,5±51,8 so 137,4±27,6 g/m2, p< 0,001). Tỉ lệ phì đại thất trái trước ghép 94,7%. Phì đại thất trái nặng giảm có
ý nghĩa (57,9% so 15,8%, p< 0,001). Hở van 2 lá giảm có ý nghĩa (56,1% so 10,5%, p< 0,001). - Về chức năng
thất trái: gỉam tỉ lệ E/A < 1 phổ Doppler xung qua van 2 lá (35,1% so 15,8%, p< 0,001). Tất cả các trường hợp
phân suất tống máu thấp trước ghép đều trở về bình thường sau ghép (p< 0,05). FS tăng từ 33,3±4,8% lên
39,7±4,2% (p<0,001), EF tăng từ 61,4±7,2% lên 70,8±5,6% (p<0,001). - Các chỉ số IVSd, LVPWd, LVM, LVMI,
tỉ lệ E/A< 1 phổ Doppler xung qua van 2 lá có tương quan thuận với mức độ thiếu máu, tăng huyết áp, thời gian
suy thận (p< 0,05).
Kết luận: Ghép thận đã làm biến đổi các chỉ số hình thái và chức năng thất trái trở về mức bình thường. Các
chỉ số IVSd, LVPWd, LVM, LVMI, tỉ lệ E/A< 1 phổ Doppler qua van 2 lá có tương quan thuận với mức độ thiếu
máu, mức độ tăng huyết áp, thời gian suy thận.
Từ khóa: hình thái và chức năng thất trái, ghép thận.
ABSTRACT
MODIFICATIONS OF LEFT VENTRICULAR MORPHOLOGY & FUNCTION IN PATIENTS
WITH END-STAGE RENAL DISEASE BEFORE AND AFTER RENAL TRANSPLANTATION
AT CHO RAY HOSPITAL
Nguyen Huu Ngoc, Ly Thuy Doan Trinh, Nguyen Huu Thinh, Le Trung Nhan, Tran Ngoc Dung,
Dao Duy Khanh, Tran Ngoc Sinh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 150 - 157
Background: End-stage renal disease reults in serious cardiovascular complications. Renal
transplantation is the best treatment for end-stage renal disease patients.
*Khoa Nội Tim Mạch BVCR, **Khoa Khám Bệnh BVCR, ***Khoa Bộ môn Ngoại Tiết Niệu BVCR
Tác giả liên lạc: BS.CKII. Nguyễn Hữu Thịnh, ĐT: 0903667733, Email: bsthinh703@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 151
Aims of study: To describe the modifications of left ventricular morphology & function by cardiac
Doppler ultrasound in patients with end-stage renal disease before and after 6 months of renal
transplantation and to define a correlation between modifications of left ventricular morphology &
function and anemia, hypertension, renal failure duration.
Patients and methods: A prospective study. The end-stage renal disease patients underwent renal
transplantation at Cho Ray hospital between Jan 2012 and July 2013. Echocardiographies were carried-
out before and after 6 months of transplantation. Data were analysed to assess modifications of LV
morphology & function.
Results: We assessed 57 patients (73.7% male, mean age 32.4±8.8). Echocardiographic results
showed significant decreases in IVSd (13.5±2.2 vs 11.1±2.3mm, p<0.001), LVPWd (13.1±2.1 vs
10.8±1.9mm, p<0.001), LVDd (53.8±4.7 vs 47.0±4.9mm, p<0.001), LVM (336.2±86.3 vs 212,4±45,2g,
p<0.001), LVMI (193.5±51.8 vs 137.4±27.6 g/m2, p< 0.001). Pre- transplant LVH is 97.4%, severe LVH
significantly decreased (57.9% vs 15.8%, p<0.001), MR (56.1% vs 10.5%, p<0.001), E/A <1 ratio of
MV Doppler (35.1% vs 15.8%. p<0.001). There were significant increase in FS (33.3±4.8% vs
39.7±4.2%, p<0.001), EF (61.4±7.2% vs 70.8±5.6%, p<0.001). In all patients with previous low EF
(EF<55%), the EF become normal (EF≥55%, p<0.05) after transplant. There was a correlation between
IVSd, LVPWd, LVM, LVMI and anemia, hypertension, renal failure duration.
Conclusions: Successful renal trasplantation improves LV morphology and function. The results
suggest that IVSd, LVPWd, LVM, LVMI, E/A <1 ratio of MV pulsed Doppler directly relate to extended
duration of renal failure, high blood pressure, low hemoglobin.
Key word: left ventricular morphology & function, renal transplantation.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ghép thận là một ngành của y học hiện đại.
Từ những thành công đầu tiên về ghép thận ở
Boston và Paris, đến nay hơn 400.000 trường hợp
ghép thận được thực hiện trên thế giới.
Suy thận mạn giai đoạn cuối (STMGĐC) với
nhiều biến chứng đe dọa tính mạng bệnh nhân
(BN). Nghiên cứu Ferreira S.R. (2002), cho thấy
việc giảm urê máu ở bệnh nhân sau ghép thận
đã giảm hoàn toàn rối loạn chức năng tâm thu
thất trái, thoái triển phì đại thất trái, cải thiện
giãn thất trái(9), nghiên cứu Montanaro D. (2005),
cho thấy ghép thận giảm có ý nghĩa phì đại thất
trái(13,16). Ngoài sự biến đổi chức năng thận thì các
biến đổi về hình thái và chức năng thất trái ở các
bệnh nhân sau ghép thận cũng được cải thiện
đáng kể từ đó giảm tỉ lệ tử vong.Vì vậy chúng tôi
tiến hành thực hiện đề tài với các mục tiêu sau:
1. Khảo sát hình thái và chức năng thất trái
bằng siêu âm tim ở bệnh nhân trước và sau ghép
thận 6 tháng.
2. Xác định mối tương quan giữa sự thay đổi
hình thái và chức năng thất trái với thời gian suy
thận, tình trạng thiếu máu, mức độ huyết áp.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu 57 BN STMGĐC có chỉ định
ghép thận được theo dõi trước và sau ghép thận
tại BV Chợ Rẫy từ 1/2012 đến 7/2013.
Phương pháp nghiên cứu
Tiến hành phương pháp nghiên cứu tiền cứu
Các BN được làm các xét nghiệm tiền ghép,
siêu âm tim trước và sau ghép 6 tháng.
- Tuổi- Giới: tuổi dựa vào tuổi dương lịch, 12
tháng là 1 tuổi.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Thận Niệu 152
- Chỉ số khối cơ thể BMI (kg/m2) = Trọng
lượng (kg)/ (Chiều cao)2 (m2)
- Diện tích da cơ thể công thức Dubois: BSA =
0,007184 x W0,425 x H0,725
Hoặc máy siêu âm có chương trình tính theo
công thức Dubois.
- Siêu âm tim: Sử dụng máy siêu âm tim
Doppler màu Aloka Prosound SSD 4000 của
Nhật với đầu dò Sector 3,5MHz đa tần số, đặt tại
Khoa Siêu âm – Thăm dò chức năng BVCR. Các
thông số siêu âm được đo 3 lần trên 3 chu
chuyển tim và lấy trị số trung bình.
- Phân suất tống máu, phân suất co sợi cơ.
- Rối loạn chức năng tâm thu, tâm trương
thất trái.
+ Độ dày vách liên thất tâm trương 6-10mm,
dày khi > 10mm.
+ Đường kính thất trái cuối tâm trương 38-
55mm, giãn khi > 55mm.
+ Độ dày thành sau thất trái tâm trương 6-
10mm, dày khi > 10mm.
+ Đường kính động mạch chủ 20-37mm.
+ Đường kính nhĩ trái cuối tâm thu 18-40mm.
+ Chỉ số KLCTT: CSKLCTT (g/m2) = KLCTT
/ BSA
Đánh giá khối cơ thất trái, hình dạng thất
trái, chiều dày thành thất trái theo ASE 2005.
Phì đại thất trái: LVMI Nam ≥ 116 g/m2, Nữ ≥
96 g/m2.
Ghi nhận các thông số nghiên cứu trước
ghép, đánh giá lại lần thứ 2 sau 6 tháng.
Xử lý số liệu
Bằng phương pháp thống kê y học, sử dụng
phần mềm SPSS 19.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung
Độ tuổi BN 21-30 chiếm tỉ lệ cao nhất
(42,1%), tuổi nhỏ nhất: 18, lớn nhất: 62, trung
bình: 32,4±8,8 tuổi. Nam giới nhiều hơn nữ giới
(73,7% so với 26,3%, p<0,001).
Bảng 1: Phân bố thời gian suy thận
Thời gian suy thận
(tháng)
Số trường hợp
(%)
Tỉ lệ (%)
< 12 18 31,6
12-24 25 43,9
> 24 14 24,5
Tổng 57 100
Nhận xét: Phần lớn BN có thời gian suy thận
dưới 24 tháng (75,5%). BN có thời gian suy thận
ít nhất: 18 tháng, lâu nhất: 62 tháng, trung bình:
32,4±8,9 tháng. Nửa số TH có thời gian lọc máu
dưới 12 tháng (50,9%) và 29,8% TH có thời gian
lọc máu 13-24 tháng. Mức độ phù hợp HLA 3/6
chiếm tỉ lệ cao nhất (42,1%), tiếp đến là các mức
độ 4/6 (14%).
Bảng 2: Tỉ lệ THA trước và sau ghép thận
Thời điểm
THA
Trước ghép thận Sau ghép thận
n % n %
Bình thường 1 1,8 49 86
THA độ I 21 36,8 8 14
THA độ II 32 56,1 0 0
THA độ III 3 5,3 0 0
p <0,001
Nhận xét: Hầu hết BN suy thận mạn có
THA, trong đó tỉ lệ THA độ II nhiều nhất
(56,1%), tiếp đến là THA độ I (36,8%) và THA độ
III (5,3%).
Sau ghép thận, huyết áp giảm xuống có ý
nghĩa, mức độ giảm huyết áp tâm thu và tâm
trương tương ứng là: 36,7 mmHg và 17,2 mmHg
(p< 0,001).
Sau ghép thận, số loại thuốc điều trị THA BN
sử dụng giảm xuống có ý nghĩa (p<0,001).
Bảng 3: Phân bố mức độ thiếu máu (dựa theo Hb)
trước và sau ghép thận
Thời điểm
Thiếu máu
Trước ghép thận Sau ghép thận
n % n %
Bình thường 28 49,1 54 94,7
Thiếu máu 29 50,9 3 5,3
p <0,001
Nhận xét: Trước ghép thận, tỉ lệ thiếu máu
50,9%, sau ghép thận giảm xuống còn 5,3%, sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 153
Trước ghép thận có 4/57 BN suy tim tâm thu
(chiếm 7%), sau ghép cả 4 BN này hết suy tim,
tuy nhiên số lượng chưa đủ để có ý nghĩa thống
kê (p>0,05).
Thay đổi hình thái và chức năng thất trái
trên siêu âm tim ở BN trước và sau ghép
thận 6 tháng
Bảng 4: Thay đổi hình thái tim trước và sau ghép
thận
Chỉ số Trước ghép
(1)
Sau ghép
(2)
Hiệu số
(1)-(2)
p(1-2)
AO (mm) 29,6±2,2 29,6±1,9 0,04 >0,05
LA (mm) 37,1±4,3 30,8±3,6 6,28 <0,001
IVSd (mm) 13,5±2,2 11,1±2,3 2,30 <0,001
Dd (mm) 53,8±4,7 47,0±4,9 6,79 <0,001
LVPWd (mm) 13,1±2,1 10,8±1,9 2,21 <0,001
Ds (mm) 35,1±4,56 28,5±5,1 6,53 <0,001
LVM (g) 336,2±86,3 212,4±45,2 123,89 <0,001
LVMI (g/m2) 193,5±51,8 137,4±27,6 56,26 <0,001
Sau ghép thận, các chỉ số hình thái tim trở về
mức bình thường có ý nghĩa so với trước ghép.
PAPs trước ghép (46,4±10,1)mmHg, sau ghép
(29,6±3,9)mmHg (p<0,001).
Bảng 5: Thay đổi chức năng tim trước và sau ghép
thận
Chỉ số Trước ghép
(1)
Sau ghép
(2)
Hiệu số
(1)-(2)
p(1-2)
FS (%) 33,3±4,8 39,7±4,2 -6,42 <0,001
EF (%) 61,4±7,2 70,7±5,1 -9,23 <0,001
Sau ghép các chỉ số chức năng tim trở về
mức bình thường có ý nghĩa so trước ghép.
Bảng 6: Thay đổi phân suất tống máu trước và sau
ghép thận
EF Trước ghép Sau ghép
n % n %
30-44% 2 3,5 0 0
45-54% 7 12,3 0 0
55-80% 48 84,2 57 100
Sau ghép thận, 100% TH có phân suất tống
máu về mức bình thường (EF=55-80%).
Bảng 7: Doppler xung qua van 2 lá trước và sau ghép
thận
E/A Trước ghép Sau ghép
n % n %
< 1 20 35,1 9 15,8
1 - 2 35 61,4 47 82,4
> 2 2 3,5 1 1,8
p <0,05
Trước ghép 35,1% TH có E/A<1, sau ghép
giảm xuống có ý nghĩa còn 15,8% (p<0,05). Sau
ghép tỉ lệ RL chức năng tâm trương thất trái
giảm có ý nghĩa.
Bảng 8: Thay đổi siêu âm tim trước và sau ghép thận
Thời điểm
Siêu âm
Trước ghép thận Sau ghép thận p
n % n %
Tràn dịch màng
tim
3 5,3 0 0
-
Hở van 2 lá 32 56,1 6 10,5 <0,001
Hở van ĐM chủ 7 12,3 1 1,8 >0,05
Phì đại thất trái 54 94,7 51 89,5 >0,05
Tỉ lệ hở van 2 lá trước và sau ghép thận thay
đổi có ý nghĩa (từ 56,1% xuống 10,5%).
Bảng 9: Thay đổi mức độ PĐTT trước và sau ghép
thận
Thời điểm
PĐTT
Trước ghép Sau ghép
n % n %
Bình thường 3 5,3 6 10,5
Nhẹ 3 5,3 11 19,3
Vừa 18 31,5 31 54,4
Nặng 33 57,9 9 15,8
p <0,001
Trước ghép 57,9% BN PĐTT nặng, sau ghép
giảm xuống còn 15,8% (p<0,001). 3. Mối tương
quan giữa sự thay đổi hình thái và chức năng
thất trái với thời gian suy thận, tình trạng thiếu
máu, mức độ huyết áp.
Tương quan với thời gian suy thận
Bảng 10: Tương quan giữa thời gian suy thận với
hình thái và chức năng thất trái
Chỉ số
Trước ghép Sau ghép
r p r p
LA 0,247 >0,05 -0,198 >0,05
IVSd 0,560 <0,001 0,545 <0,001
Dd 0,153 >0,05 -0,141 >0,05
LVPWd 0,506 0,05
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Thận Niệu 154
Chỉ số
Trước ghép Sau ghép
r p r p
Ds -0,005 >0,05 -0,287 <0,05
LVM 0,364 <0,01 0,357 <0,05
LVMI 0,321 <0,01 0,333 <0,05
FS 0,147 >0,05 0,286 >0,05
EF 0,116 >0,05 0,180 >0,05
Các chỉ số IVSd, LVPWd, LVM, LVMI có
tương quan thuận với thời gian suy thận.
Tương quan với tình trạng thiếu máu
Các chỉ số IVSd, LVPWd, LVM, LVMI có
tương quan nghịch với nồng độ Hb máu. Có mối
liên quan giữa tình trạng thiếu máu với dày thất
trái trước và sau ghép thận (p< 0,05).
Tương quan với mức độ tăng huyết áp
Các chỉ số IVSd, LVPWd, LVM, LVMI có
tương quan thuận với huyết áp.
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung: - Phân bố các đối tượng
nghiên cứu theo nhóm tuổi, giới Trong nghiên
cứu của chúng tôi BN từ 50 tuổi trở xuống chiếm
98,2%. Tương tự với nghiên cứu Bùi Văn Mạnh,
Dư Thị Ngọc Thu, Bozbas S.S(2,4,5).
- Về nguyên nhân suy thận: Theo Bùi Văn
Mạnh (2012), tại Bệnh viện 103 nguyên nhân đa
số do viêm cầu thận mạn, viêm thận bể thận
mạn(2).Theo Trần Ngọc Sinh, Dư Thị Ngọc Thu
(2010), 176 BN ghép thận tại BVCR cho thấy các
nguyên nhân thường gặp nhất là viêm cầu thận
mạn, do bệnh thận đa nang, THA, ĐTĐ(3).
Nghiên cứu chúng tôi các nguyên nhân chủ
yếu là viêm cầu thận, viêm thận bể thận, 1 số do
lupút, hội chứng thận hư. THA, ĐTĐ thường
gặp ở BN lớn tuổi và các nước phát triển.
- Về quan hệ cho - nhận thận: hầu hết là
những cặp cho- nhận cùng huyết thống 52/57
(91,2%), các trường hợp không cùng huyết thống
là: vợ, cha vợ, người cho chết não.
Đặc điểm lâm sàng BN trước và sau ghép
thận
- Tỉ lệ THA trước ghép thận: Tỉ lệ THA trong
nghiên cứu của chúng tôi là 98,2%. - So sánh
huyết áp tâm thu, tâm trương trước và sau ghép
thận.
Sau ghép thận, huyết áp tâm thu và huyết
áp tâm trương giảm xuống có ý nghĩa.Theo Lê
Thanh Liêm, Nguyễn Hữu Thịnh (2006), nghiên
cứu diễn tiến tim mạch trước và sau ghép thận
tại BVCR từ 1992-2006 tỉ lệ THA trước ghép 88%,
sau ghép 20% (p< 0,05)(1).
- Số thuốc điều trị THA trước và sau ghép
thận
Trước ghép thận 57,8% BN phải dùng phối
hợp hơn 3 thứ thuốc, sau ghép thì chỉ có 1,7%
BN dùng trên 3 thứ thuốc. Số loại thuốc điều trị
THA giảm có ý nghĩa (p<0,001).
- Tỉ lệ suy tim trước và sau ghép thận
Hở van 2 lá, suy tim là biến chứng của suy
thận mạn, sau ghép thận tình trạng hở van 2 lá,
suy tim được cải thiện. Suy tim không phải là
chống chỉ định của ghép thận.
Biến đổi các xét nghiệm sinh hóa máu trước
và sau ghép thận
Kết quả tương tự với Ikăheimo M. (1982), các
chỉ số sinh hóa BUN, creatinine, kali máu giảm
trở về mức bình thường, sự thay đổi có ý nghĩa
thống kê (p<0,05)(10). - Đái tháo đường sau ghép:
Trong nghiên cứu của chúng tôi đái tháo
đường mới mắc sau ghép thận chiếm tỉ lệ 14%,
nghiên cứu của Trần Ngọc Sinh (2011), với 129
BN được ghép thận tại nước ngoài đang theo dõi
sau ghép tại BVCR tỉ lệ đái tháo đường mới mắc
14,7%(11). Kết quả của Fazelzadeh A. (2006), trên
500 BN ghép thận có tỉ lệ đái tháo đường sau
ghép là 16%.
- Rối loạn lipid máu trước và sau ghép thận
Trước ghép có 40,4% BN có rối loạn chuyển
hóa lipid, sau ghép tăng lên có ý nghĩa là 78,9%
(p< 0,001). Chủ yếu tăng triglyceride và tăng
cholesterol toàn phần có ý nghĩa.
Thay đổi hình thái và chức năng thất trái ở
BN trước và sau ghép thận 6 tháng
Sau ghép thận, các chỉ số LA, IVSd, LVDd,
LVDs, LVPWd, LVM, LVMI trở về mức bình
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 155
thường có ý nghĩa (p< 0,001). Riêng AO thay đổi
không có sự khác biệt.
Thay đổi đường kính nhĩ trái trước và sau ghép
thận
STMGĐC có hiện tượng quá tải thể tích,
thiếu máu, THA, hở van 2 lá dù là hở cơ năng,
tăng gánh hậu tải, thông động- tĩnh mạch, phì
đại và xơ hóa cơ timlà những yếu tố làm tăng
thể tích và giãn nhĩ trái. Tương tự với kết quả
của Ikăheimo M. (1982), Iqbal M.M. (2006), cho
thấy sau ghép thận các chỉ số đường kính nhĩ
trái, đường kính thất trái cuối tâm thu, đường
kính thất trái cuối tâm trương, giảm có ý nghĩa
(p< 0,05)(10,11).
Sự gia tăng thể tích nhĩ trái và RLCNTT thất
trái là yếu tố tiên đoán độc lập tử vong ở BN
STMGĐC có phì đại thất trái (PĐTT).
Thay đổi đường kính thất trái trước và sau
ghép thận
Theo kết quả nghiên cứu của Naklinin B.
(2012), trên 40 BN ghép thận cho thấy chỉ số Dd
từ 48±5mm giảm còn 45±6mm (p= 0,01), chỉ số
Ds từ 33±4 mm giảm còn 29±4mm (p< 0,001).
Việc giảm kích thước này do giảm quá tải thể
tích sau ghép thận(14).
Thay đổi độ dày vách liên thất và thành sau
thất trái trước và sau ghép thận
STMGĐC với sự quá tải thể tích, THA, tăng
gánh hậu tải làm dày thành tim. Theo kết quả
nghiên cứu của Naklinin B (2012), trên 40 BN
ghép thận cho thấy chỉ số IVSd giảm từ
12,5±2,2mm xuống còn 11,5±1,3mm (p= 0,001)(14).
Phì đại thất trái trước và sau ghép
Biến chứng tim mạch này là nguyên nhân
bệnh tật và tử vong ở BN STMGĐC, chỉ số khối
lượng cơ thất trái là yếu tố tiên lượng quan trọng
nhất của biến cố tim mạch(14).
PĐTT chiếm tỉ lệ cao và là yếu tố nguy cơ
độc lập lên tử suất và tử vong tim mạch ở BN
STMGĐC nên việc đánh giá PĐTT trái là rất
quan trọng.
Theo nghiên cứu Montanaro D. (2005), trên
23 BN ghép thận có 78% BN PĐTT trước ghép và
sau ghép giảm có ý nghĩa còn 44% (p< 0,03)(13).
Bảng 11: So sánh sự thay đổi LVMI với các tác giả
khác
LVMI
(g/m2)
Peteiro J.
n=30(15)
Dzemidzic
J n=30(7)
Ikăheimo M
n=13(10)
Chúng tôi
n=57
Trước
ghép
201±56 179,87 197,7±44,8 193,5±51,8
Sau
ghép
171±41 129,44 143,5±47,3 137,4±27,6
p < 0,001 < 0,01 < 0,01 < 0,001
Theo nghiên cứu của Peteiro và cs (1994),
Jasminka Dzemidzic (2010), cho thấy tỉ lệ PĐTT
giảm có ý nghĩa sau ghép (p< 0.01). Ở BN
STMGĐC thì PĐTT là sự đáp ứng với gánh nặng
thể tích và áp lực hậu tải thất trái(7,15). -Thay đổi
mức độ PĐTT trước và sau ghép thận
Trước ghép 57,9% PĐTT nặng, sau ghép còn
15,8% sự thay đổi có ý nghĩa (p<0,001).
Trong những năm qua, ghép thận đã trở
thành phương thức điều trị hiệu quả an toàn
trong điều trị thay thế thận ở BN STMGĐC do
hơn 95% BN sống còn sau một năm(6).
Thay đổi áp lực động mạch phổi tâm thu trước
và sau ghép
Sau ghép áp lực động mạch phổi tâm thu
giảm có ý nghĩa p< 0,001. - Thay đổi chức năng
tim trước và sau ghép thận
Sau ghép các chỉ số chức năng tim trở về
mức bình thường có ý nghĩa (p< 0,001).
Phân suất co cơ
Theo nghiên cứu của McGregor E. (1998),
trên 141 BN ghép thận cho thấy có sự gia tăng có
ý nghĩa của FS trước ghép thận là 27% và sau
ghép thận là 33% (p< 0,001).
Theo nghiên cứu của McGregor E. (2000),
trên 67 BN ghép thận cho thấy có sự gia tăng có
ý nghĩa của FS trước ghép thận là 29% và sau
ghép thận là 33% (p< 0,01)(12).
Phân suất tống máu
Trước ghép thận có 15,8% BN có EF< 55%,
sau ghép tất cả tăng trở về bình thường EF≥ 55%
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Thận Niệu 156
sự thay đổi có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). Theo
kết quả của Naklinin B. (2012), trên 40 BN ghép
thận cho thấy tăng có ý nghĩa phân suất tống
máu thất trái EF trước ghép (59±5)%, sau ghép
(67±6)% (p<0,001)(14). Ghép thận cải thiện ngoạn
mục chức năng co bóp cơ tim nhất là những BN
bị rối loạn chức năng tim nặng trước ghép.
Nghiên cứu của chúng tôi có 2 BN suy tim
nặng trước ghép thận EF là 41% nhưng 6 tháng
sau ghép thận EF tăng lên 69% (p< 0,05). Chức
năng tim cải thiện phản ánh sự sữa chữa bệnh cơ
tim do urê máu tăng cao và EF thấp không phải
là chống chỉ định của ghép thận.
Doppler xung qua van 2 lá trước và sau ghép
thận
Theo nghiên cứu của chúng tôi trước ghép
thận có 35,1% TH có E/A<1, sau ghép thận tỉ lệ
này giảm xuống có ý nghĩa 15,8% (p<0,05).
Theo Dzemidzic J. (2010), nghiên cứu 30 BN
ghép thận sau một năm, tỉ lệ rối loạn chức năng
tâm trương thất trái giảm có ý nghĩa từ 70%
xuống còn 40% sau ghép (p= 0,015)(7).
Thay đổi siêu âm tim trước và sau ghép thận
Tỉ lệ hở van 2 lá sau ghép thận giảm có ý
nghĩa (từ 56,1% xuống 10,5%) p< 0,001. Các
dấu chứng tràn dịch màng tim, hở van ĐM
chủ thay đổi không có ý nghĩa. Tương tự
Tayebi-Khosroshahi H. (2013), ở 30 BN ghép
thận tỉ lệ hở van 2 lá giảm có ý nghĩa, từ 76,7%
trước ghép thận giảm còn 33,3% sau ghép thận
6 tháng (p= 0,002)(156).
Mối tương quan giữa sự thay đổi hình thái
và chức năng thất trái với thời gian suy
thận, tình trạng thiếu máu, mức độ huyết
áp
Tương quan với thời gian suy thận
Sự thay đổi các chỉ số IVSd, LVPWd, LVM,
LVMI có tương quan thuận với thời gian suy
thận. Tỉ lệ dày thất trái tương quan thuận với
thời gian suy thận.
Theo nghiên cứu của El-Husseini A.A.
(2004), cho thấy ghép thận sớm, kiểm soát huyết
áp và thiếu máu sẽ cải thiện tốt biến đổi cấu trúc
và chức năng thất trái(8).
Tương quan với tình trạng thiếu máu
Các chỉ số IVSd, LVPWd, LVM, LVMI có
tương quan thuận với mức độ thiếu máu.
Có mối liên quan giữa tình trạng thiếu máu
với dày thất trái trước và sau ghép thận (p< 0,05).
Theo El-Husseini A.A. (2004), Souza F.L. (2011),
điều trị tốt thiếu máu sẽ cải thiện tốt biến đổi
hình thái và chức năng thất trái(8). Theo nghiên
cứu của Iqbal M.M. (2006), trên 22 BN ghép thận
cho thấy việc cải thiện tình trạng thiếu máu,
chức năng thận, huyết áp hạ thấp làm ảnh
hưởng lớn đến sự biến đổi hình thái và chức
năng tim(11).
Tương quan với mức độ tăng huyết áp
Các chỉ số IVSd, LVPWd, LVM, LVMI có
tương quan thuận với huyết áp tâm thu với r từ
0,31- 0,83, p< 0,05. Nghiên cứu Montanaro D.
(2005), Dudziak M. (2005), Peteiro và cs (1998),
xác định giảm huyết áp có liên quan giảm LVM,
LVMI và chức năng thất trái(15).
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 57 bệnh nhân chúng tôi rút
ra một số kết luận sau:
- Chiều dày vách liên thất, thành sau thất
trái, đường kính thất trái cuối tâm trương, khối
lượng cơ thất trái, chỉ số khối lượng cơ thất trái
giảm có ý nghĩa sau ghép thận (p< 0,001).
- Phì đại thất trái nặng giảm có ý nghĩa từ
57,9% xuống còn 15,8% (p< 0,001).
- Hở van 2 lá giảm có ý nghĩa trước ghép
56,1%, sau ghép thận 10,5% (p< 0,001).
- Tất cả các TH EF trước ghép đều trở về
bình thường sau ghép (p< 0,05).
- Các chỉ số IVSd, LVPWd, LVM, LVMI
tương quan thuận với thời gian suy thận, mức
độ thiếu máu, mức độ tăng huyết áp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bozbas SS, Kanyilmaz S, Akcay S, Bozbas H, Altin
C, Karacaglar E, Muderrisoglu H, Haberal M (2011), Renal
transplantation improves pulmonary hypertension in patients
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 157
with end stage renal disease, Multidisciplinary Respiratory
Medicine, 6, pp. 155-160.
2. Bùi Văn Mạnh, Đỗ Tất Cường, Hoàng Trung Vinh, Phạm
Quốc Toản và cs (2012), “Một số nhận xét về tuyển chọn bệnh
nhân ghép thận từ người sống hiến thận tại Bệnh viện 103”,
Tạp chí Y dược học Quân sự, số 281 tháng 5/2012, Đặc san kỷ
niệm 20 năm ngày thực hiện thành công ca ghép tạng đầu tiên
tại Việt Nam 4/6/1992- 4/6/2012, Cục Quân Y- Bộ Quốc phòng,
tr. 7-12.
3. Dudziak M, Debska-Slizien A, Rutkowski B (2005),
Cardiovascular effects of successful renal transplantation: A
30-month study on left ventricular morphology, systolic and
diastolic functions, Transplantation Proceedings, 37, pp. 1039-
1043.
4. Dư Thị Ngọc Thu (2011), Kỹ thuật chuyển vị mạch máu trong
ghép thận từ người cho sống tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Luận án
Tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
5. Dzemidzić J, Rasić S, Saracević A, Rebić D, Uncanin S, Srna A,
Muslimović A (2010), A predicttors of left ventricular
remodelling in kidney transplant recipients in the first post-
transplant year, Bosn J Basic Med Sci, 10(Suppl 1), pp. S51-55.
6. El-Husseini AA, Sheashaa HA, Hassan NA, El-Demerdash
FM, Sobh MA, Ghoneim MA (2004), Echocardiographic
changes and risk factors for left vetricular hypertrohy in
children and aldolescents after renal transplantation, Pediatric
Transplantation, Black well Munksgaard, 8, pp. 249-254.
7. Ferreira SR, Moisés VA, Tavares A, Pacheco-Silva A (2002), A
cardiovascular effects of successful renal transplantation: a 1-
year sequential study of left ventricular morphology and
function, and 24- hour blood pressure profile,
Transplantation,74(11), pp. 1580-1587.
8. Ikäheimo M, Linnaluoto M, Huttunen K, Takkunen J (1982),
Effects of renal transplantation on left ventricular size and
function, Br Heart J, 47, pp. 155-60.
9. Iqbal MM, Banerjee SJ, Rahman MH, and Rashid HU (2006),
Cardiac functional and morphologic changes of renal allgraft
recipients in the early posttransplant period, Transplantation
Proceedings, 38, pp. 3527-3529.
10. Lê Thanh Liêm, Nguyễn Hữu Thịnh (2006), “Diễn tiến tim
mạch trước và sau ghép thận qua 90 trường hợp tại Bệnh viện
Chợ Rẫy từ 1992-2006”, Hội nghị thường niên 2006, Hội Niệu
– Thận học TP.Hồ Chí Minh 9/2006, tr. 8-15.
11. McGregor E, Stewart G, Rodger RS, Jardine AG (2000), Early
echocardiographic changes and survival following renal
transplantation, Nephrol Dial Transplant,15(1),pp. 93-98.
12. Montanaro D, Gropuzo M, Tulissi P, Vallone C, Boscutti G,
Mioni R, Risaliti A, Baccarani U, Adani GL Sainz M, Lorenzin
D, Bresadola F, and Mioni G (2005), Effects of successful renal
transplantation on left ventricular mass, Transplantation
Proceedings, 37, pp. 2485-2487.
13. Naklinin B, Donemde G, Islevleri K, Etkisi Y (2012), Effects of
renal transplantation on cardiac function and morphology in
the late postransplant period, Turk Nep Dial Transpl, 21(1),
pp. 28-33.
14. Peteiro J, Alvarez N, Calviño R, Penas M, Ribera F, Castro
Beiras A (1994), Changes in left ventricular mass and filling
after renal transplantation are related to changes in blood
pressure: An echcardiographic and pulsed-Doppler study,
Cardiology, 85, pp. 273-283.
15. Tayebi-Khosroshahi H, Abbasnezhad M, et al (2013), Left
ventricular hypertrophy, dilatation and ejection fraction
changes before and after kidney transplantation, Cardiol Res,
4(1), pp. 31-34.
16. Trần Ngọc Sinh, Thái Minh Sâm, Châu Quý Thuận, Dư Thị
Ngọc Thu, Hoàng Khắc Chuẩn, Nguyễn Thị Thái Hà, Châu
Thị Hoa, Phạm Đình Thy Phong (2010), "Theo dõi và điều trị
sau ghép những trường hợp ghép thận tại các trung tâm khác
trong và ngoài nước", Kỷ yếu công trình ghép thận Bệnh viện
Chợ Rẫy 1992-2010, Nhà xuất bản Y học chi nhánh TPHCM,
tr. 172-178.
Ngày nhận bài báo: 16/5/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/6/2014
Ngày bài báo được đăng: 10/7/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_bien_doi_hinh_thai_va_chuc_nang_that_trai_o_benh.pdf