Nghiên cứu biện pháp hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa nâng cao thể lực cho sinh viên trường Đại học thủ đô Hà Nội
Kết quả bảng 4 cho thấy: Ở tất cả các test đề tài tiến hành kiểm tra ở cả hai nhóm thực
nghiệm và đối chứng sau 8 tháng thực nghiệm đã có sự tăng trưởng. Tuy nhiên sự tăng
trưởng diễn ra không đồng đều giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng ở cả nam và nữ.
Nhóm thực nghiệm có sự tăng trưởng tốt hơn nhóm đối chứng, sự khác biệt của 2 nhóm có
ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xắc xuất p < 0.05. Điều này cho thấy tính hiệu quả của đề tài áp
dụng vào nhóm thực nghiệm có sự tác động đến sự phát triển thể lực của sinh viên. Cụ thể
nhịp tăng trưởng thể lực của hai nhóm ở 6 test như sau:
- Lực bóp tay thuận nhịp tăng trưởng của nhóm thực nghiệm đạt được
(nam: 12.37%; nữ: 8.13%) cao hơn nhóm đối chứng (nam: 3.06%; nữ: 3.12%).
- Nằm ngửa gập bụng nhịp tăng trưởng của nhóm thực nghiệm đạt được
(nam: 27.02%; nữ: 27.36% cao hơn nhóm đối chứng (nam: 13.60%; nữ: 7.35%).
- Bật xa tại chỗ nhịp tăng trưởng của nhóm thực nghiệm đạt được (nam: 20.96%; nữ:
6.72%) cao hơn nhóm đối chứng (nam: 5.767%; nữ: 4.082%).
- Chạy 30m XPC nhịp tăng trưởng của nhóm thực nghiệm đạt được (nam: - 19.77%;
nữ: - 14.51%) cao hơn nhóm đối chứng (nam: - 5.1%; nữ: - 4.49%).
- Chạy con thoi 4x10m nhịp tăng trưởng của nhóm thực nghiệm đạt được (nam: -
18.67%; nữ: - 16.51%) cao hơn nhóm đối chứng (nam: - 6.2%; nữ: - 15.74%).
- Chạy 5 phút tùy sức nhịp tăng trưởng của nhóm thực nghiệm đạt được (nam:
24.76%; nữ: 15.82%) cao hơn nhóm đối chứng (nam: 5.93%; nữ: 4.06%).
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu biện pháp hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa nâng cao thể lực cho sinh viên trường Đại học thủ đô Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
62 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC
THỂ THAO NGOẠI KHÓA NÂNG CAO THỂ LỰC
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Đỗ Hữu Trung, Đinh Thị Quỳnh Anh
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Tóm tắt: Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu,phỏng vấn đã lựa chọn
được biện pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa cho sinh viên trường ĐH Thủ Đô Hà Nội.
Từ đó góp phần năng cao thể lực cho sinh viên của nhà trường.
Từ khóa: Biện pháp, hoạt động,ngoại khóa, phát triển thể chất, nâng cao, thể lực.
Nhận bài ngày 20.4.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 15.5.2020.
Liên hệ tác giả: Đỗ Hữu Trung; Email: dhtrung@hnmu.edu.vn
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay với sự phát triển vượt bậc về văn hóa ,công nghê và khoa học kỹ thuật. Để
bắt nhịp với sự phát triển của toàn cầu, đòi hỏi chúng ta phải có nguồn lao động chất lượng
cao có trí tuệ tốt thể lực tốt. Vì vậy việc giáo dục toàn diện cho sinh viên là hết sức quan
trong và cần thiết ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường. Các trường Cao đẳng,
Đại học hiện nay đều có su hướng phát triển về quy mô, đa dạng hóa vê loại hình đào tạo.
Với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng sinh viên như hiện nay, vấn đề giáo dục thể chất
giờ chính khóa gặp rất nhiều khó khăn. Việc nghiên cứu biện pháp tổ chức hoạt động ngoại
khóa nâng cao thể lực cho sinh viên thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Tuy
nhiên việc đưa ra những biện pháp phù hợp để nâng cao thể lực của học sinh trường ĐH
Thủ Đô Hà Nội thì chưa có công trình nào đề cập tới. Xuất phát từ những lý do trên đề tài
tiến hành nghiên cứu biện pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa nâng cao thể lực cho sinh
viên trường ĐH Thủ Đô Hà Nội là cần thiết.
2. NỘI DUNG
2.1. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài
liệu, phương pháp phỏng vấn tọa đàm, phương pháp kiểm tra sư phạm, phương pháp thực
nghiệm sư phạm, phương pháp toán học thống kê.
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 40/2020 63
2.2. Kết quả nghiên cứu
2.2.1. Thực trạng hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên Trường Đại học
Thủ Đô Hà Nội .
Để tìm hiểu tầm quan trọng, nhu cầu và các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động TDTT
ngoại khóa của sinh viên Trường ĐH Thủ Đô Hà Nội, đề tài tiến hành qua hình thức phỏng
vấn bằng phiếu hỏi.Kết quả thu được như trình bày ở bảng 1
Bảng 1. Kết quả phỏng vấn sinh viên trường ĐH Thủ Đô Hà Nội về tầm quan trọng
và nhu cầu hoạt động TDTT ngoại khóa
TT
Nội dung phỏng
vấn
SV Khóa
2017
n = 88
SV Khóa
2018
n = 90
SV Khóa
2019
n= 92
Tổng cộng
n= 270
Số
chọn
Tỷ lệ
%
Số
chọn
Tỷ lệ
%
Số
chọn
Tỷ lệ
%
Số
chọn
Tỷ lệ
%
1
Tầm quan trọng của TDTT ngoại khóa?
Cần 12 13.63 13 14.00 14 15.21 39 14.44
Rất cần 26 29.54 28 31.11 28 30.34 82 30.37
Không cần 50 56.81 49 54.44 50 54.35 149 55.19
2
Bạn có nhu cầu tập luyện TDTT ngoại khóa không?
Có 50 56.82 48 53.33 51 55.43 149 55.19
Không 12 13.64 19 21.11 17 18.48 48 17.78
Không thích lắm 26 29.54 23 25.56 24 26.09 73 27.03
3
Yếu tố nào ảnh hưởng đến việc tập luyện TDTT ngoại khóa?
Không có GV
hướng dẫn
65 73.86 63 70.00 60 65.22 188 69.63
Không có thời gian 13 14.77 14 15.56 19 20.65 46 17.04
Không có đủ điều
kiện sân bãi dụng
cụ
10 11.36 13 14.44 13 14.13 36 13.03
Kết quả bảng 1 cho thấy:
- Về tầm quan trọng của tập luyện TDTT ngoại khóa: Qua phỏng vấn 270 sinh viên
cho thấy: Có 39 người, chiếm 14,44% số người cho rằng tập luyện TDTT ngoại khóa là
cần thiết; 82 người chiếm 30,37% tổng số người cho rằng tập luyện TDTT ngoại khóa là
rất cần thiết, tuy nhiên, có tới 151 người, chiếm 55,19% số người phỏng vấn cho rằng tập
luyện TDTT là không cần thiết. Chính những sai lầm về tầm quan trọng của tập luyện
TDTT ngoại khóa là một trong những nguyên nhân chính hạn chế việc tập luyện TDTT
ngoại khóa của sinh viên Trường .
- Về nhu cầu tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa: Đa số sinh viên được hỏi đều trả
lời sẵn sàng tham gia học tập ngoại khóa chiếm 59,22%, còn một số ít không quan tâm lắm
chiếm 17,78%, còn lại là số sinh viên vì nhiều lý do mà không thích tham gia hoạt động
ngoại khóa chiếm 27,03%.
64 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
- Về những yếu tố ảnh hưởng tới việc tập luyện TDTT ngoại khóa: đại đa số các ý kiến
cho rằng nguyên nhân lớn nhất ảnh hưởng tiêu cực tới việc tập luyện TDTT ngoại khóa là
không có giáo viên hướng dẫn ( chiếm 69,63%). Các nguyên nhân khác như không có thời
gian, không đủ điều kiện sân bãi, dụng cụ có ý kiến lựa chọn ít hơn.
2.2.2. Nhu cầu tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên Trường Đại học Thủ
Đô Hà Nội
Kết quả bảng 1: Cho ta thấy được tầm quan trọng của công tác tập luyện TDTT ngoại
khóa cho sinh viên ĐH Thủ Đô Hà Nội, song để tổ chức được hoạt động ngoại khóa có
hiệu quả thì việc cần thiết phải xác định được nhu cầu tập luyện theo các hình thức hoạt
động gắn với môn thể thao cụ thể.
Để làm được điều này, đề tài tiến hành điều tra trên 88 sinh viên Khóa 10; 90 sinh viên
Khóa 11; 92 sinh viên Khóa 12 ( Tổng số là 270 sinh viên). Nội dung câu hỏi cụ thể: Em
thích tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa những môn thể thao nào?
Kết quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 2
Bảng 2. Nhu cầu tập luyện các môn TDTT ngoại khóa của sinh viên 3 khóa Trường
ĐH Thủ Đô Hà Nội
TT Môn thể thao
Sv Khóa
2017
n = 88
Sv Khóa
2018
n = 90
Sv Khóa
2019
n = 92
Tổng cộng
n = 270
n % n % n % n %
1 Bóng đá 20 22.73 22 24.44 24 26.09 66 24.44
2 Đá cầu 19 21.59 15 16.67 12 13.04 46 17.04
3 Cầu lông 23 26.14 21 23.33 19 20.65 63 23.33
4 Khiêu vũ TT 15 17.05 12 13.33 17 18.48 44 16.30
5 Võ thuật 8 09.09 15 16.67 16 17.39 39 14.44
6 Bóng bàn 3 3.40 5 05.56 4 4.35 12 4.44
Kết quả bảng 2 cho thấy: Cả 06 môn thể thao đề tài đưa ra phỏng vấn đều được các em
sinh viên lựa chọn để tập luyện TDTT ngoại khóa, kết quả ở bảng 2 cho thấy môn Bóng đá
có 66 người chiếm tỷ lệ 24,44%; Môn Đá cầu có 46 người chiếm 17,04%; Môn Cầu Lông
có 63 người chiếm 23,33% ; Môn Khiêu vũ TT có 44 người chiếm tỷ lệ 16,30%; Môn Võ
thuật có 39 người chiếm tỷ lệ 14,44% ; môn Bóng bàn có 12 người chiếm tỷ lệ 4,44%. Từ
những kết quả nhận xét trên có thể thấy rằng nhu cầu tập luyện thể thao của các em sinh
viên 3 khóa: 2017,2018,2019 là rất phong phú.
2.3. Lựa chọn biện pháp hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa nhằm nâng cao thể lực
cho sinh viên Trường Đại học Thủ Đô Hà Nội.
* Cơ lý luận lựa chọn các biện pháp:
- Căn cứ vào chương trình giáo dục thể chất mà Bộ giáo dục ban hành và các hoạy
động ngoại khóa danh cho sinh viên trường Cao đẳng, Đại học hiện nay. Căn cứ vào mục
đích yêu cầu của các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên cao đẳng,Đại học hiện nay.
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 40/2020 65
* Cơ sở thực tiễn lựa chọn các biện pháp:
- Từ những cơ sở lý luận trên, qua phân tích thực trạng công tác tổ chức, quản lý công tác
giáo dục thể chất cho sinh viên Trường ĐH Thủ Đô Hà Nội trong thời gian qua, qua tham
khảo các tài liệu có liên quan, chúng tôi đã tiến hành lựa chọn và đề xuất một số biện pháp hoạt
động TDTT ngoại khóa nhằm nâng cao thể lực cho sinh viên Trường ĐH Thủ Đô Hà Nội.
- Với mục đích tìm hiểu cơ sở thực tiễn của các biện pháp đã lựa chọn, đề tài đã tiến
hành tham khảo ý kiến và phỏng vấn bằng phiếu hỏi đối với các chuyên gia, giáo viên thể
dục của các Trường CĐ, ĐH trong thành phố. Kết quả được trình bày tại bảng 3
Bảng 3. Kết quả phỏng vấn chuyên gia, giáo viên và hướng dẫn viên về lựa chọn
các biện pháp tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa nhằm nâng cao thể lực cho sinh
viên Trường ĐH Thủ Đô Hà Nội.(n =24)
TT
Các biện pháp
Rất cần Cần
Không
cần
n % n % n %
1
Nâng cao nhận thức đối với việc
phát triển công tác GDTC trong
trường học nói chung và tập luyện
TDTT ngoại khóa nói riêng
18 75.00 4 16.67 2 8.33
2
Xây dựng câu lạc bộ TDTT một số
môn thể thao được sinh viên yêu
thích cho các đối tượng là sinh viên
phù hợp với điều kiện nhà trường và
đặc điểm lứa tuổi SV
19 79.17 4 16.767 1 4.17
3
Tổ chức hoạt động TDTT ngoại
khóa thường xuyên và sử dụng bảo
quản hợp lý cơ sở vật chất sẵn có
của nhà trường
16 66.67 7 29.17 1 4.17
4
Tạo cơ chế và ứng dụng chính sách
hợp lý, thỏa đáng cho đội ngũ cán
bộ, giáo viên, sinh viên tham gia
sinh hoạt các CLB và các hoạt động
ngoại khóa.
15 62.50 8 33.33 1 4.17
5
Đầu tư và nâng cao hơn nữa về quản
lý tăng cường kinh phí cho hoạt
động TDTT, đội tuyển, một số môn
được SV ưu thích, có GV hướng dẫn
và sau đó là lớp tự quản.
2 8.33 3 12.50 19 79.17
6
Tổ chức các giải thi đấu Thể thao
mang tính truyền thống và tham gia
đầy đủ các giải thể thao do ngành tổ
chức.
17 70.83 6 25.00 1 4.17
66 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Từ kết quả bảng 3 cho thấy 5/6 biện pháp mà chúng tôi đã đưa ra đều được đa số các
ý kiến trả lời lựa chọn trên 90% ý kiến ở mức cần và rất cần thiết, nhóm biện pháp 1 ở mức
75,00 % rất cần và 16,67 % cân, nhóm biện pháp 2 chiếm 79,17%rất cần và 16,67 % cần,
nhóm biện pháp 3 chiếm 66,67%và 29,17 % cần, nhóm biện pháp 4 chiếm 62,50 % rất cần
và 33,33 % cần, nhóm biện pháp 5 chiếm 8.33 % rất cần, 12,50 % cần và biện pháp 6
chiếm 70,83 % rất cần và 25,00 % cần. Đồng thời qua tọa đàm trực tiếp với các đối tượng
phỏng vấn cho thấy phần lớn các nhóm biện pháp trên đưa vào thực tiễn quá trình tổ chức
hoạt động TDTT ngoại khóa.
Xuất phát từ kết quả nghiên cứu đề tài đã lựa chọn 5 biện pháp cụ thể trong việc quản
lý hoạt động TDTT nói chung và hoạt động TDTT ngoại khóa nói riêng góp phần nâng cao
thể lực cho sinh viên Trường ĐH Thủ Đô Hà Nội.
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức đối với việc phát triển công tác GDTC trong
trường học nói chung và tập luyện TDTT ngoại khóa nói riêng.
+ Mục đích: Con người có thể có hành động đúng khi nhận thức đúng vấn đề. Biện
pháp tuyên truyền được áp dụng nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác
GDTC trong trường học cho các đối tượng cán bộ quản lý, giáo viên, sinh viên.
+ Nội dung biện pháp và cách thực hiện:
- Phối hợp với Chi bộ Đảng, Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên quán triệt các Chỉ thị,
Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục thể chất trong trường học
Biện pháp 2: Xây dựng câu lạc bộ TDTT một số môn được sinh viên yêu thích
cho các đối tượng là sinh viên phù hợp với điều kiện nhà trường với đặc điểm lứa tuổi
sinh viên.
+ Mục đích: Nhằm đáp ứng nhu cầu thiết thực của sinh viên là biết nhiều môn thể thao
nhưng giỏi 1 môn.
+ Nội dung biện pháp và cách thực hiện;
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về loại hình hoạt động tập luyện, thi đấu một số
môn TDTT ngoại khóa.
Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa thường xuyên và sử dụng bảo
quản hợp lý cơ sở vật chất sẵn có của nhà trường
+ Mục đích: Thực chất nhu cầu hoạt động TDTT ngoại khóa của sinh viên diễn ra
quanh năm. Vì vậy, tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa thường xuyên là đáp ứng nhu cầu
tập luyện của sinh viên.
- Mục đích của việc này là tận dụng và bảo quản tốt cơ sở vật chất sẵn có đẻ phục vụ
hoạt động TDTT ngoại khóa.
+ Nội dung biện pháp và cách thực hiện.
- Tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa quanh năm tránh hiện tượng bộ môn không tổ
chức ngoại khóa dẫn tới sinh viên tự đứng ra tổ chức và hoạt động không hiệu quả.
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 40/2020 67
Biện pháp 4: Tạo cơ chế và ứng dụng chính sách hợp lý, thỏa đáng cho đội ngũ
cán bộ, giáo viên, sinh viên tham gia sinh hoạt các CLB và các hoạt động ngoại khóa.
+ Mục đích: Cải tiến chế dộ chính sách thỏa mãn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, hướng
dẫn viên và sinh viên tham gia hoạt động tập luyện và thi đấu các môn thể thao trong và
ngoài trường.
+ Nội dung biện pháp và cách thực hiện:
- Tiếp tục vận dụng các chế độ chính sách đã được thực hiện, xây dựng và ban hành
chính sách đãi ngộ cụ thể, trước mắt và lâu dài để đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của
cán bộ giáo viên và sinh viên.
- Huy động tài trợ về tài chính và giải thưởng.
Biện pháp 5: Tổ chức các giải thi đấu Thể thao mang tính truyền thống và tham
gia đầy đủ các giải thể thao do ngành tổ chức.
+ Mục đích: Phong trào ngoại khóa, TDTT quần chúng là bộ phận cấu thành quan
trọng, trong hệ thống giáo dục của trường phổ thông. Đồng thời cũng là bộ phận đặc biệt
quan trọng của TDTT trường học, con đường trọng yếu để thực hiện mục đích, nhiệm vụ
của giáo dục toàn diện. Nó có tác dụng tăng cường sự phối hợp giữa giáo viên GDTC với
các đoàn thể.
+ Nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức thực hiện:
- Kết hợp với tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh Niên, giáo viên chủ nhiệm lớp đưa sinh
viên tham gia biểu diễn các tiết mục đặc sắc gắn với TDTT trong các buổi ngoại khoá đầu
tuần: Biểu diễn võ thuật; Biểu diễn TDNĐ.
2.4. Kết quả và thảo luận
Sau khi lựa chọn được 5 biện pháp đề tài tiến hành thực nghiện 318 sinh viên khóa
2018 trên 6 test quy định về thể lực mà BGD&ĐT ban hành. Đối tượng SV được chia
thành 2 nhóm ngẫu nhiên. (Nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng)
- Nhóm thực nghiêm (TN) áp dụng 5 biện pháp mà đề tài đã chọn.
- Nhóm đối chứng (ĐC) tập luyện bình thường theo quy định trường hàng năm.
- Trước và sau thực nghiêm đề tài tiến hành kiểm tra 6 test thể lực của sinh viên và so
sánh kết quả ở bảng dưới đây:
Bảng 4. Nhịp tăng trưởng thể lực của 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm sau 8
tháng thực nghiệm.
Test
Nhóm đối chứng
t
W
%
Nhóm thực nghiệm t W%
TTN STN TTN STN
X ± X ± X ± X ±
Sinh viên nam (n = 152)
68 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
Lực bóp
tay thuận
(Kg)
39.84 0.642 41.08 1.222 0.29 3.06 39.82 0.759 45.07 2.025 3.05 12.37
Nằm ngửa
gập thân
(Lần/30S)
19.12 1.158 21.91 1.248 0.36 13.6 19.24 1.172 25.22 2.001 6.73 27.02
Bật xa tại
chỗ ( cm)
208.26 5.611 221.95 5.767 0.2 6.36 208.09 0.367 256.81 16.015 7.72 20.96
Chạy 30
m XPC
(S)
5.23 0.340 4.97 0.361 1.13 - 5.1 5.28 0.472 4.33 0.194 5.29 - 19.77
Chạy con
thoi 4 x
10 m (S)
11.80 0.484 11.09 0.463 0.89 - 6.2 11.77 0.467 9.76 0.479 9.01 - 18.67
Chạy tùy
sức 5
phút (m)
896.92 11.842 951.77 46.151 0.15 5.93 897.23 13.255 1150.8 70.553 10.33 24.76
Sinh viên nữ (n = 166)
Lực bóp
tay thuận
(Kg)
27.14 1.401 28 1.473 0.1 3.12 27.15 2.068 29.45 2.199 2.23 8.13
Nằm
ngửa gập
thân
(Lần/30S)
12.69 1.008 13.79 0.876 0.17 8.31 12.62 1.102 16.62 1.205 7.04 27.36
Bật xa tại
chỗ (cm)
157.21 5.382 161.38 4.082 1.32 2.62 157.38 4.662 168.33 4.807 4.63 6.72
Chạy 30
m XPC
(S)
6.15 0.318 5.88 0.486 0.51
-
4.49
6.21 0.419 5.37 0.283 5.29 - 14.51
Chạy con
thoi 4 x
10 m (S)
13.91 0.58 12.88 0.608 0.82
-
15.74
13.97 0.671 11.84 0.697 6.11 - 16.51
Chạy tùy
sức 5
phút (m)
747.75 38.449 778.77 41.424 0.36 4.06 747.71 40.182 875.29 75.842 4.46 15.72
Kết quả bảng 4 cho thấy: Ở tất cả các test đề tài tiến hành kiểm tra ở cả hai nhóm thực
nghiệm và đối chứng sau 8 tháng thực nghiệm đã có sự tăng trưởng. Tuy nhiên sự tăng
trưởng diễn ra không đồng đều giữa hai nhóm thực nghiệm và đối chứng ở cả nam và nữ.
Nhóm thực nghiệm có sự tăng trưởng tốt hơn nhóm đối chứng, sự khác biệt của 2 nhóm có
ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xắc xuất p < 0.05. Điều này cho thấy tính hiệu quả của đề tài áp
dụng vào nhóm thực nghiệm có sự tác động đến sự phát triển thể lực của sinh viên. Cụ thể
nhịp tăng trưởng thể lực của hai nhóm ở 6 test như sau:
- Lực bóp tay thuận nhịp tăng trưởng của nhóm thực nghiệm đạt được
(nam: 12.37%; nữ: 8.13%) cao hơn nhóm đối chứng (nam: 3.06%; nữ: 3.12%).
- Nằm ngửa gập bụng nhịp tăng trưởng của nhóm thực nghiệm đạt được
(nam: 27.02%; nữ: 27.36% cao hơn nhóm đối chứng (nam: 13.60%; nữ: 7.35%).
- Bật xa tại chỗ nhịp tăng trưởng của nhóm thực nghiệm đạt được (nam: 20.96%; nữ:
TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 40/2020 69
6.72%) cao hơn nhóm đối chứng (nam: 5.767%; nữ: 4.082%).
- Chạy 30m XPC nhịp tăng trưởng của nhóm thực nghiệm đạt được (nam: - 19.77%;
nữ: - 14.51%) cao hơn nhóm đối chứng (nam: - 5.1%; nữ: - 4.49%).
- Chạy con thoi 4x10m nhịp tăng trưởng của nhóm thực nghiệm đạt được (nam: -
18.67%; nữ: - 16.51%) cao hơn nhóm đối chứng (nam: - 6.2%; nữ: - 15.74%).
- Chạy 5 phút tùy sức nhịp tăng trưởng của nhóm thực nghiệm đạt được (nam:
24.76%; nữ: 15.82%) cao hơn nhóm đối chứng (nam: 5.93%; nữ: 4.06%).
3. KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu đề tài cho phép chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa là rất tốt và
các em đều nhận thấy tập luyện TDTT góp phần phát triển toàn diện cho người tập.
2. Nhu cầu tập luyện các môn thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên rất phong phú
và đa dạng,
3. Quá trình nghiên cứu đề tài lựa chọn và xây dựng được 5 nhóm biện pháp áp dụng
vào hoạt động ngoại khóa đã có sự tăng trưởng tốt về thể lực cho sinh viên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục – Đào tạo (2001), Quyết định số 42/2001/QĐ.BGD&ĐT V/v “Quy chế GDTC
và y tế trường học”.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 53/2008/QĐ- BGDĐT về việc đánh giá, xếp
loại thể lực học sinh, sinh viên.
3. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (1995), Sinh lý học TDTT, Nxb. TDTT.
4. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp TDTT, Nxb. TDTT.
DEVELOPING STUDENT’S PHYSICAL HEALTH
THROUGH EXTRACURRICULAR ACTIVITIES
AT HANOI METROPOLITAN UNIVERSITY
Abstract: Our research has chosen several ways to organise extracurricular activities
for students at Hanoi Metropolitan University by analysing, collecting data and doing
some interviews. The purpose of the research is improving student’s physical health.
Keywords: Organisation, extracurricular, physical development,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_bien_phap_hoat_dong_the_duc_the_thao_ngoai_khoa_n.pdf