Quá trình biến tính đá ong tự nhiên bằng axit
HCl 3M và tẩm thêm 2 % hàm lượng lantan đã giúp
cải thiện bề mặt vật liệu hấp phụ, nâng cao tải trọng
hấp phụ cực đại đối với cả florua (gấp 3 lần) và
photphat (gấp đôi) so với vật liệu đá ong nguyên
khai ban đầu. Quá trình hấp phụ trên đá ong biến
tính đạt thời gian cân bằng hấp phụ khá nhanh sau 2
giờ đối với cả florua và photphat. Khoảng pH thích
hợp hấp phụ florua cũng như photphat đều từ axit
đến trung tính thuận lợi cho ứng dụng thực tế. Ảnh
hưởng của các ion thường gặp trong nước thải đến
quá trình hấp phụ florua và photphat có thể sắp xếp
theo thứ tự photphat > bicacbonat > sunphat và
florua > bicacbonat > sunphat. Nghiên cứu ban đầu
cho thấy đá ong ngâm tẩm lantan có triển vọng cao
khi xử lý đồng thời các anion như florua và photphat
trong nước thải khi có mặt ở nồng độ cao
6 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu biến tính đá ong bằng lantan làm vật liệu hấp phụ xử lý ion florua và photphat trong nước thải - Phương Thảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ HÓA HỌC 54(3) 356-361 THÁNG 6 NĂM 2016
DOI: 10.15625/0866-7144.2016-318
356
NGHIÊN CỨU BIẾN TÍNH ĐÁ ONG BẰNG LANTAN
LÀM VẬT LIỆU HẤP PHỤ XỬ LÝ ION FLORUA VÀ PHOTPHAT
TRONG NƯỚC THẢI
Phương Thảo1*, Đỗ Quang Trung1, Đặng Thị Thu Hương1, Công Tiến Dũng2
1Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội
2Bộ môn Hóa, Khoa Đại học Đại cương, Trường Đại học Mỏ-Địa chất
Đến Tòa soạn 3-3-2016; Chấp nhận đăng 10-6-2016
Abstract
Removal of fluoride and phosphate from water has been studied and conducted, but high fluoride or phosphate
content from wastewater has not well controlled. In order to increase adsorption capacity for fluoride and phosphate,
natural laterite ore was studied to activate by impregnating with lanthanum nitrate. Activation condition and
characterization of the adsorbent was investigated. Maximum fluoride and phosphate adsorption capacity of the
activated laterite was found to be 3.00 mg/g and 5.30 mg/g, respectively. Both of fluoride and phosphate adsorption
process are good at acid and neutral medium and reduce at alkaline medium. Effect of co-ions including bicarbonate,
sulphate, fluoride and phosphate onto the adsorption was also studied.
Keywords. Fluoride removal, phosphate removal, laterite, activated, adsorption, wastewater treatment.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhu cầu xã hội ngày càng phát triển cao đòi hỏi
con người ngày càng sử dụng nhiều biện pháp khác
nhau để tăng năng suất sản lượng sản phẩm. Những
hoạt động nhằm mục đích kinh tế của con người là
nguyên nhân cơ bản làm ô nhiễm môi trường. Ở
nước ta, hằng năm sản xuất hàng triệu tấn phân lân
từ các nhà máy lớn như Supephotphat Lâm Thao,
Long Thành, Đồng Nai, Văn Điển và Ninh Bình.
Đến năm 2015, lượng phân bón sử dụng trong nước
lên tới trên 3,5 triệu tấn. Trong nguyên liệu sản xuất
phân lân có chứa 3 % florua. Khoảng 50-60 % lượng
florua này nằm lại trong phân bón. Khi bón nhiều
phân lân sẽ làm tăng hàm lượng florua trong đất và
sẽ làm ô nhiễm đất khi hàm lượng của nó đạt tới 10
mg/1 kg đất. Trong các chất thải của nhà máy sản
xuất phân lân có chứa 96,9 % các chất gây ô nhiễm
mà chủ yếu là flo [1]. Flo trong nước thải ra môi
trường là chất gây độc hại trực tiếp đến các loài thủy
sinh và gây ô nhiễm nguồn nước. Nhiễm độc florua
gây ra các biểu hiện cứng khớp, giảm cân, giòn
xương, thiếu máu và suy nhược. Bên cạnh florua,
hàm lượng photphat dư từ quá trình sản xuất phân
lân cũng như lạm dụng phân bón khiến vấn đề ô
nhiễm photphat cũng đáng báo động. Trong môi
trường nước, khi lượng photphat quá dư sẽ gây ra
hiện tượng phú dưỡng, các loài thủy sinh như rong,
bèo, tảo phát triển ồ ạt gây nên sự thay đổi hệ sinh
thái và điều kiện môi trường.
Việc xử lý các nguồn nước thải có chứa florua
và photphat đã được đặt ra và thực hiện từ lâu nhưng
trên thực tế chưa được thực hiện triệt để đối với các
cơ sở sản xuất có nguồn nước thải florua và photphat
cao. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt
Nam nói chung cho thấy hấp phụ là phương pháp
đang được sử dụng rộng rãi, có nhiều ưu điểm và
cho kết quả khả quan. Đây là phương pháp loại bỏ
florua cũng như photphat hiệu quả về chi phí, thiết
kế và vận hành đơn giản [2, 3]. Vật liệu hấp phụ sử
dụng để loại bỏ florua và photphat trong môi trường
nước đã được nghiên cứu khá rộng rãi. Các vật liệu
hấp phụ photphat được công bố gồm tro bay, bùn đỏ,
nhôm hoạt tính, sắt oxit [4, 5]. Vật liệu hấp phụ
florua bao gồm nhôm hoạt tính, than xương, than
hoạt tính, oxit đất hiếm, đất sét hoạt tính, chất thải
rắn công nghiệp như bùn đỏ, tro bay, zeolit và các
vật liệu trao đổi ion liên quan đến chất hấp phụ sinh
học, phèn chua, chitosan biến tính, lớp hidroxit kép
[6-9].
Tổng quan các vật liệu hấp phụ florua và
photphat cho thấy tính tương đồng của vật liệu sử
dụng hấp phụ hai ion này đều là vật liệu dựa trên
gốc nhôm và sắt [3, 4, 9]. Nhằm đạt được hiệu quả
kinh tế cao, vật liệu hấp phụ được tập trung nghiên
cứu trong bài báo này là đá ong, một khoáng chất
TCHH, 54(3), 2016 Phương Thảo và cộng sự
357
giàu sắt và nhôm, hình thành ở vùng nhiệt đới nóng
và ẩm ướt, sẵn có tại Việt Nam. Để nâng cao khả
năng hấp phụ, đá ong tự nhiên được nghiên cứu biến
tính bằng lantan. Vật liệu sau biến tính được nghiên
cứu đặc trưng cấu trúc và khảo sát khả năng hấp phụ
florua và photphat cũng như khảo sát các yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình hấp phụ như ion cản và pH.
2. THỰC NGHIỆM
2.1. Nghiên cứu quy trình biến tính đá ong
Quy trình biến tính đá ong được thực hiện bằng
cách ngâm qua đêm đá ong sau xử lý nhiệt trong
dung dịch axit HCl với các nồng độ nghiên cứu là
1M đến 5M. Sau đó lắc cùng dung dịch lantan nitrat
tương ứng với phần trăm khối lượng lantan được
mang trên đá ong là 0,5 %; 1 %, 2 %, 3 % và 5 %
trong 4 giờ. Cuối cùng, trung hòa bằng NaOH 0,5 M
đến môi trường pH trung tính, ủ trong 24 giờ. Lọc
rửa hết muối dư, sấy khô ở nhiệt độ khoảng 100 oC.
Với quy trình như vậy, ion Fe3+, Al3+ sẽ được kéo ra
bề mặt và kết tủa đồng thời cùng ion La3+ dưới dạng
các hydroxit của sắt, nhôm và lantan vô định hình,
giúp bề mặt vật liệu đá ong sau biến tính trở nên xốp
hơn với các tâm hấp phụ có ái lực lớn với ion florua
và photphat.
2.2. Nghiên cứu khả năng hấp phụ của đá ong
biến tính
Để đánh giá khả năng hấp phụ florua và
photphat của đá ong biến tính, chúng tôi lần lượt tiến
hành xác định thời gian cân bằng hấp phụ, tải trọng
hấp phụ cực đại và ảnh hưởng của các ion thường có
mặt đồng thời cùng florua hoặc photphat trong nước.
Quá trình hấp phụ được thực hiện theo mẻ, với tỉ
lệ dung dịch chất bị hấp phụ/chất hấp phụ là 50 ml/1
gam tại pH trung tính và ở nhiệt độ phòng. Quá trình
hấp phụ florua được thực hiện trong bình nhựa. Tải
trọng hấp phụ của vật liệu được tính theo công thức:
m
VCC
q e
)( 0
Trong đó: q là tải trọng hấp phụ (mg/g), C0 là nồng
độ florua hoặc photphat ban đầu trước khi hấp
phụ (mg/l), Ce là nồng độ florua hoặc photphat khi
đạt trạng thái cân bằng (mg/l), V là thể tích dung
dịch hấp phụ (l) và m là khối lượng chất hấp phụ (g).
Để xác định thời gian cân bằng hấp phụ, quá
trình hấp phụ được thực hiện trong các khoảng thời
gian khác nhau từ 30 phút đến 8 giờ. Mô hình hấp
phụ đẳng nhiệt được xây dựng bằng cách thay đổi
nồng độ florua hoặc photphat trong dung dịch từ 5
đến 100 mg/l hoặc 10 đến 1000 mg/l. Các yếu tố pH,
ion sunphat và hidrocacbonat được nghiên cứu xem
xét ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ florua và
photphat. Ảnh hưởng của photphat đến quá trình hấp
phụ florua và ảnh hưởng của florua đến quá trình
hấp phụ photphat cũng được xem xét.
2.3. Phương pháp phân tích
Trong nghiên cứu, nồng độ florua và photphat
được xác định theo phương pháp 4500 F- D.:
SPADNS [10] và phương pháp 4500 P.C
Vanadomolipdophosphoric acid [11] theo “Quy
chuẩn kiểm định nước và nước thải” của Hiệp hội
bảo vệ sức khỏe Hoa Kỳ APHA. Mỗi phép đo được
thực hiện hai lần và lấy kết quả trung bình.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Xác định điều kiện biến tính đá ong
Như đã trình bày trong phần thực nghiệm, đá
ong ban đầu được ngâm trong dung dịch axit HCl
nhằm hòa tan và lôi kéo thành phần Fe3+ và Al3+ đưa
lên bề mặt để kết tủa lại dưới dạng hidroxit. Để tìm
nồng độ axit thích hợp cho quá trình này, chúng tôi
đã tiến hành ngâm đá ong trong dung dịch HCl với
năm nồng độ khác nhau từ 1 đến 5 M. Khả năng hấp
phụ florua và photphat được tính thông qua tải trọng
hấp phụ sau khi cho hấp phụ với dung dịch florua có
nồng độ 5 mg/l hoặc dung dịch photphat nồng độ 10
mg/l trong 4 giờ. Kết quả thu được biểu diễn trên
hình 1. HCl nồng độ 3 M cho kết quả tốt nhất với tải
trọng hấp phụ florua đạt 0,19 mg/g và tải trọng hấp
phụ photphat đạt 0,35 mg/g nên được lựa chọn làm
điều kiện hoạt hóa đá ong.
H nh 1: Biểu đồ so sánh tải trọng hấp phụ florua và
photphat của đá ong hoạt hóa trong axit ở các nồng
độ khác nhau
Để xác định lượng lantan thích hợp mang lên đá
ong, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm với hàm
lượng lantan/đá ong khác nhau từ 0,5 đến 5 %. Kết
0
0.05
0.1
0.15
0.2
0.25
0.3
0.35
0.4
1M 2M 3M 4M 5M
q
(
m
g/
g)
Nồng độ axit hoạt hóa (mol/l)
Florua Photphat
TCHH, 54(3), 2016 Nghiên cứu biến tính đá ong bằng
358
quả thu được biểu diễn trên hình 2 cho thấy khi
lantan được mang thêm, tải trọng hấp phụ tăng lên
đáng kể so với đá ong nguyên khai ban đầu, tải trọng
hấp phụ cả florua và photphat đều tăng lên khi tăng
hàm lượng lantan từ 0,5 % lên 2 %, sau đó thay đổi
không đáng kể khi hàm lượng lantan tiếp tục tăng
lên đến 5 %. Do đó, hàm lượng lantan mang trên đá
ong thích hợp là 2 % theo khối lượng. Như vậy, điều
kiện thích hợp biến tính đá ong xác định được là
hoạt hóa trong axit HCl 3 M sau đó ngâm tẩm với
hàm lượng lantan 2 %.
H nh 2: Biểu đồ so sánh tải trọng hấp phụ florua và
photphat của đá ong khi mang hàm lượng lantan
khác nhau
3.2. Đặc trưng cấu trúc vật liệu sau biến tính
3.2.1. Hình ảnh vật liệu đá ong trước và sau biến
tính
Hình ảnh bề mặt vật liệu cho thấy đá ong là vật
liệu tương đối xốp, sau khi biến tính bề mặt được
bao phủ bởi một lớp màng được cho là do đã hình
thành lớp hidroxit sắt, nhôm và lantan. Điều này làm
tăng số lượng tâm hấp phụ có ái lực lớn với anion
như florua và photphat, đồng thời diện tích bề mặt
cũng tăng lên góp phần nâng cao tải trọng hấp phụ.
(a) Đá ong chưa biến tính
(b) Đá ong biến tính
H nh 3: Hình ảnh bề mặt đá ong trước và sau biến
tính thông qua kính hiển vi điện tử quét
3.2.2. Phổ nhiễu xạ Rơnghen của đá ong trước và
sau biến tính
Kết quả XRD cho thấy thành phần của đá ong
sau biến tính không khác nhiều so với đá ong
nguyên khai. Thành phần chính của đá ong là Fe2O3
và FeO(OH). Điều này có thể giải thích là do các
hidroxit dự đoán hình thành sau biến tính ở dạng vô
định hình hoặc vi tinh thể với hàm lượng nhỏ nên
không hiển thị trên giản đồ.
3.2.3. Phổ tán xạ năng lượng của đá ong sau biến
tính
Thành phần nguyên tố trong vật liệu sau biến
tính với 2 % lantan được xác định thông qua phổ tán
xạ năng lượng tia X đo trên máy JED-2300-Analysis
station, JEOL. Từ kết quả phổ tán xạ năng lượng tia
X cho thấy thành phần nguyên tố kim loại chính
trong đá ong biến tính là sắt, nhôm và lantan với
thành phần khối lượng tương ứng khoảng 30,45%,
16,85 % và 1,88 %. Như vậy, có thể khẳng định
lantan đã được tẩm thành công trên đá ong, thành
phần khối lượng xác định được khá tương đồng với
lượng lantan ngâm tẩm trong quá trình biến tính
vật liệu.
Hình 4: Giản đồ nhiễu xạ XRD của đá ong trước (a) và sau biến tính (b)
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.5% 1% 2% 3% 4% 5%
q
(
m
g/
g)
Hàm lượng lantan ngâm tẩm
Florua Photphat
Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample 1
00-034-1266 (*) - Akaganeite-Q, syn - Fe+3O(OH) - Y: 60.84 % - d x by: 1. - WL: 1.5406 - Tetragonal - a 10.53500 - b 10.53500 - c 3.03000 - alpha 90.000 - beta 90.000 - gamma 90.000 - Body-centered - I4/
01-089-8103 (C) - Hematite, syn - Fe2O3 - Y: 70.53 % - d x by: 1. - WL: 1.5406 - Rhombo.H.axes - a 5.02060 - b 5.02060 - c 13.71960 - alpha 90.000 - beta 90.000 - gamma 120.000 - Primitive - R-3c (167) -
File: Huong K23 mau 1.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 10.000 ° - End: 70.000 ° - Step: 0.030 ° - Step time: 0.6 s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 13 s - 2-Theta: 10.000 ° - Theta: 5.000 ° - Chi: 0.00
L
in
(
C
p
s
)
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
110
120
130
140
150
160
170
180
2-Theta - Scale
10 20 30 40 50 60 70
d
=
6
.9
5
8
d
=
3
.3
4
5
d
=
2
.6
8
6
d
=
2
.5
0
6
d
=
1
.4
5
0
d
=
1
.6
8
8
d
=
1
.8
3
3
d
=
2
.1
0
6
d
=
3
.6
5
9
Faculty of Chemistry, HUS, VNU, D8 ADVANCE-Bruker - Sample 3
00-034-1266 (*) - Akaganeite-Q, syn - Fe+3O(OH) - Y: 72.04 % - d x by: 1. - WL: 1.5406 - Tetragonal - a 10.53500 - b 10.53500 - c 3.03000 - alpha 90.000 - beta 90.000 - gamma 90.000 - Body-centered - I4/
01-089-8103 (C) - Hematite, syn - Fe2O3 - Y: 76.64 % - d x by: 1. - WL: 1.5406 - Rhombo.H.axes - a 5.02060 - b 5.02060 - c 13.71960 - alpha 90.000 - beta 90.000 - gamma 120.000 - Primitive - R-3c (167) -
File: Huong K23 mau 3.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 10.000 ° - End: 70.000 ° - Step: 0.030 ° - Step time: 0.6 s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 13 s - 2-Theta: 10.000 ° - Theta: 5.000 ° - Chi: 0.00
L
in
(
C
p
s)
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
110
120
130
140
150
160
170
180
190
200
2-Theta - Scale
10 20 30 40 50 60 70
d
=
3
.3
3
9
d
=
2
.5
1
2
d
=
1
.6
8
7
d
=
1
.4
4
8
d
=
1
.4
8
1
d
=
1
.8
1
6
d
=
2
.2
0
6
d
=
2
.6
8
2
d
=
3
.6
7
0
(a) (b)
TCHH, 54(3), 2016 Phương Thảo và cộng sự
359
Bảng 1: Thành phần hóa học vật liệu đá ong sau biến tính xác định bằng giản đồ EDX
Nguyên tố O Al Si K Ti La Fe Tổng
Thành phần khối lượng (%) 33,71 16,85 13,96 0,71 2,44 1,88 30,45 100
Thành phần nguyên tử (%) 48,56 15,94 13,1 1,41 3,13 2,34 15,52 100
H nh 5: Giản đồ EDX của đá ong sau biến tính
3.3. Nghiên cứu khả năng hấp phụ florua của đá
ong biến tính
3.3.1. Xác định thời gian cân bằng hấp phụ
Thời gian cân bằng hấp phụ là thời gian tiếp xúc
giữa chất hấp phụ và chất bị hấp phụ để quá trình
hấp phụ đạt cân bằng. Tiến hành hấp phụ 50 ml
dung dịch florua hoặc photphat với nồng độ tương
ứng là 5 mg/l và 10 mg/l trên 1 gram vật liệu trong
các khoảng thời gian khác nhau từ 30 phút đến 8
giờ, chúng tôi thu được kết quả như biểu diễn trên
hình 6.
H nh 6: Đồ thị xác định thời gian cân bằng hấp phụ
của đá ong biến tính
Kết quả cho thấy khi tăng thời gian tiếp xúc, khả
năng hấp phụ tăng dần và đạt cân bằng sau 2 giờ đối
với cả florua và photphat. Khả năng hấp phụ
photphat tỏ ra vượt trội hơn hấp phụ florua. Như
vậy, thời gian đạt cân bằng của quá trình hấp phụ
florua cũng như photphat trên đá ong biến tính bằng
lantan xác định được là 2 giờ.
3.3.2. Xác định tải trọng hấp phụ cực đại
Để xác định tải trọng hấp phụ cực đại florua và
photphat trên đá ong biến tính, mô hình đẳng nhiệt
hấp phụ Langmuir được thiết lập. Bằng cách thay
đổi nồng độ florua trong dung dịch hấp phụ từ 5 đến
100 mg/l, nồng độ photphat thay đổi từ 10 đến
1000 mg/l, tải trọng hấp phụ của vật liệu được xác
định sau thời gian cân bằng và biểu diễn dưới dạng
đại lượng qe.
H nh : Phương trình tuyến tính mô tả quá trình hấp
phụ đẳng nhiệt Langmuir của đá ong biến tính
đối với (a) florua và (b) photphat
Phương trình tuyến tính miê u tả mối quan hệ
giữa Ce/qe và Ce thu được trong quá trình hấp phụ
florua và photphat được biểu diễn trên hình 7. Với
hệ số hồi quy R2 của phương trình tuyến tính
Langmuir thu được từ quá trình hấp phụ florua và
photphat lần lượt là 0,9532 và 0,9922 cho thấy mô
hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir mô tả khá phù
hợp quá trình hấp phụ florua và photphat trên đá ong
biến tính. Cũng từ phương trình tuyến tính
Langmuir, tải trọng hấp phụ cực đại florua và
photphat xác định được là 3,00 mg/g và 5,30 mg/g.
So với nghiên cứu trước đây với đá ong nguyên
khai, quá trình biến tính đã nâng tải trọng hấp phụ
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
-2 3 8
q
(
m
g/
g)
Thời gian (giờ)
Florua
Photphat
y = 0.3326x + 6.1674
R² = 0.9532
0
5
10
15
20
25
0 20 40 60
C
e
/q
e
Ce (mg/l)
y = 0.1888x + 18.774
R² = 0.9922
0
50
100
150
200
0 500 1000
C
e
/q
e
Ce (mg/l) (b)
TCHH, 54(3), 2016 Nghiên cứu biến tính đá ong bằng
360
florua lên gấp 3 lần, tải trọng hấp phụ photphat tăng
lên gấp 2 lần. Kết quả này cũng khá khả quan so với
các vật liệu thường được sử dụng làm vật liệu hấp
phụ florua và photphat khác như than hoạt tính, sét
biến tính, nhôm hoạt tính, than xương, bùn đỏ và sắt
hydroxit.
3.3.3. Ảnh hưởng của pH
Khả năng hấp phụ của vật liệu phụ thuộc vào pH
cũng được nghiên cứu.
H nh : Đồ thị ảnh hưởng của pH đến khả năng hấp
phụ florua và photphat của đá ong biến tính
Trong khoảng giá trị pH thay đổi từ 3 đến 11,
khả năng hấp phụ đối với cả florua và photphat đều
tốt hơn ở pH từ axit đến trung tính và giảm dần
trong môi trường kiềm. Điều này hoàn toàn phù hợp
với kết quả xác định pH tại điểm đẳng điện. Vật liệu
có pHPZC 6-7 nên khi pH dưới khoảng này bề mặt
vật liệu được tích điện dương hút anion khiến khả
năng hấp phụ anion như florua và photphat tốt, khi
lớn hơn khoảng này bề mặt tích điện âm đẩy các
anion khiến khả năng hấp phụ kém đi. Ngoài ra
trong môi trường kiềm, sự cạnh tranh của ion OH-
cũng là nguyên nhân khiến khả năng hấp phụ florua
và photphat giảm đi.
3.3.4. Ảnh hưởng của các ion cạnh tranh
Trong thực tế ngoài các ion cần xử lý, nước ô
nhiễm thường chứa các ion khác có thể cạnh tranh
trong quá trình hấp phụ, do đó để xem xét khả năng
ứng dụng của vật liệu, chúng tôi tiến hành khảo sát
sự ảnh hưởng của một số anion đến khả năng hấp
phụ florua và photphat trên đá ong biến tính. Các
anion được lựa chọn khảo sát gồm: HCO3
-
, SO4
2-
,
ảnh hưởng của PO4
3-
đến hấp phụ F- và ảnh hưởng
của F- đến hấp phụ PO4
3-
.
H nh 9: Đồ thị sự ảnh hưởng của các ion cạnh tranh đến khả năng hấp phụ florua và
photphat của đá ong biến tính
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự có mặt của ion
HCO3
- ảnh hưởng mạnh đến khả năng hấp phụ cả
florua và photphat trong khoảng nồng độ khảo sát từ
100 đến 500 mg/L. Khả năng hấp phụ đối với cả
florua và photphat giảm khoảng 50 % khi bicabonat
có mặt với nồng độ gấp 20 lần nồng độ ion khảo sát.
0
0.2
0.4
0.6
2 4 6 8 10 12
q
(
m
g/
g)
pH
Florua
Photphat
0
20
40
60
80
100
-100 100 300 500
H
(
%
)
Nồng độ bicacbonat (mg/l)
Florua Photphat
0
20
40
60
80
100
-100 100 300 500
H
(
%
)
Nồng độ sunphat (mg/l)
Florua Photphat
0
20
40
60
80
100
0 10 20 30 40 50
H
(
%
)
Nồng độ ion cản (mg/l)
Ảnh hưởng của
florua
Ảnh hưởng của
photphat
TCHH, 54(3), 2016 Phương Thảo và cộng sự
361
Quá trình hấp phụ photphat gần như không bị ảnh
hưởng khi có mặt ion SO4
2-
ngay cả khi có mặt với
nồng độ gấp 50 lần. Trong khi đó, quá trình hấp phụ
florua vẫn bị ảnh hưởng đáng kể, khả năng hấp phụ
giảm đi 20 % khi nồng độ sunphat gấp 40 lần nồng
độ florua và 40 % khi nồng độ sunphat gấp 100 lần
nồng độ florua. Sự hấp phụ florua và photphat cũng
bị ảnh hưởng qua lại lẫn nhau khi các ion này cùng
có mặt. Khả năng hấp phụ giảm 50 % khi nồng độ
florua gấp đôi nồng độ photphat, và khi nồng độ
photphat gấp 6 lần nồng độ florua.
Như vậy, để nghiên cứu ứng dụng vật liệu đá
ong biến tính trong xử lý thực tế rất cần lưu ý đến
khả năng ảnh hưởng của các ion cạnh tranh. Tuy
nhiên, có thể thấy mặt tích cực của vật liệu này đó là
khả năng xử lý được đồng thời các đối tượng anion
khác nhau.
4. KẾT LUẬN
Quá trình biến tính đá ong tự nhiên bằng axit
HCl 3M và tẩm thêm 2 % hàm lượng lantan đã giúp
cải thiện bề mặt vật liệu hấp phụ, nâng cao tải trọng
hấp phụ cực đại đối với cả florua (gấp 3 lần) và
photphat (gấp đôi) so với vật liệu đá ong nguyên
khai ban đầu. Quá trình hấp phụ trên đá ong biến
tính đạt thời gian cân bằng hấp phụ khá nhanh sau 2
giờ đối với cả florua và photphat. Khoảng pH thích
hợp hấp phụ florua cũng như photphat đều từ axit
đến trung tính thuận lợi cho ứng dụng thực tế. Ảnh
hưởng của các ion thường gặp trong nước thải đến
quá trình hấp phụ florua và photphat có thể sắp xếp
theo thứ tự photphat ! bicacbonat ! sunphat và
florua > bicacbonat > sunphat. Nghiên cứu ban đầu
cho thấy đá ong ngâm tẩm lantan có triển vọng cao
khi xử lý đồng thời các anion như florua và photphat
trong nước thải khi có mặt ở nồng độ cao.
Lời cảm ơn. Kết quả bài báo được thực hiện với sự
hỗ trợ về kinh phí của đề tài KH&CN cấp cơ sở
Trường Đại học Khoa học tự nhiên mã số TN.15.09
và nhiệm vụ Cấp nhà nước mã số 10/HĐ–ĐT
10.14/CNMT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Văn Hiến. Phân bón trong nông nghiệp và vấn
đề ô nhiễm môi trường, Viện lúa ĐBSCL.
2. Hui Deng, Xili Yu. Adsorption of fluoride, arsenate
and phosphate in aqueous solution by cerium
impregnated fibrous protein, Chemical Engineering
Journal 184, 205-212 (2012).
3. Ruiping Liu, Wenxin Gong, et al. Simultaneous
removal of arsenate and fluoride by iron and
aluminum binary oxide: Competitive adsorption
effects, Seperation and Purification Technology, 92,
100-105 (2012).
4. Seiki Tanada, Mineaki Kabayama, Naohito
Kawasaki, Toru Sakiyama, Takeo Nakamura,
Mamiko Araki, and Takamichi Tamura. Removal of
phosphate by aluminum oxide hydroxide, Journal of
Colloid and Interface Science, 257, 135-140 (2003).
5. Liu Chang-jun, Li Yan-zhong, et al. Adsorption
removal of phosphate from aqueous solution by
active red mud, Journal of Environmental Science,
19, 1166-1170 (2007).
6. E. Kumar, A. Bhatnagar, et al. Defluoridation from
aqeuous solutions by granular ferric hydroxide,
Water Res., 43, 490 (2009).
7. S. Ghorai, K. K. Pant. Equilibrium, kinetics and
breakthrough studies for adsorption fluoride on
activated alumina, Separation Purification
Technology, 42, 265 (2005).
8. L. Lv, J. He, M. Wei, D. G. Evans, Z. L. Zhou.
Treatment of high fluoride concentration water by
MgAl-CO3 layered double hydroxides: kinetic and
equilibrium studies, Water Res., 41, 1534 (2007).
9. K. Biswas, S. K. Saha, U. C. Ghosh. Adsorption of
fluoride from aqeuous solution by a synthetic iron
(III)-aluminum(III) mixed oxide, Ind. Eng. Chem.
Res., 46, 1758 (2007).
10. APHA. Method 4500 F- D.: SPADNS Method.
Standard Methods for the Examination of Water and
Wastewater, Washington (1998).
11. APHA. Method 4500 P.C.: Vanado molybdo
phosphoric Acid Colorimetric Method. Standard
Methods for the Examination of Water and
Wastewater, Washington (1998).
Liên hệ: Phương Thảo
Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên
Đại học Quốc gia Hà Nội
Số 19, Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
E-mail: phuongthao@hus.edu.vn; Điện thoại: 0904321981.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phuong_thao_7184_2084366.pdf