Bổ sung astaxanthin vào thức ăn không có
tác động tích cực đến tăng trưởng, hiệu quả
sử dụng thức ăn và tỷ lệ sống của cá Hồi vân
giai đoạn nuôi thương phẩm trong thời gian 60
ngày. Chế phẩm astaxanthin có nguồn gốc từ
vi khuẩn Paracoccus carotinifaciens bổ sung
vào thức ăn tạo màu sắc cơ thịt cá hiệu quả
nhất với liều lượng 80mg/kg thức ăn, tương
đương với sản phẩm astaxanthin công nghiệp
ở cùng liều lượng.
7 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu bổ sung chế phẩm astaxanthin có nguồn gốc từ vi khuẩn paracoccus carotinifaciens vào thức ăn nuôi thương phẩm cá hồi vân (oncorhyncus mykiss), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
34 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2018
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
NGHIÊN CỨU BỔ SUNG CHẾ PHẨM ASTAXANTHIN CÓ
NGUỒN GỐC TỪ VI KHUẨN Paracoccus carotinifaciens
VÀO THỨC ĂN NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ HỒI VÂN (Oncorhyncus mykiss)
RESEARCH IN SUPPLEMENTATION OF ASTAXANTHIN DERIVED
Nguyễn Quang Huy1, Nguyễn Văn Khang1, Nguyễn Thanh Hải2,
Nguyễn Thị Diệu Phương1, Nguyễn Hải Sơn1
Ngày nhận bài: 9/3/2018; Ngày phản biện thông qua: 4/ 4/2018; Ngày duyệt đăng: 27 /4/2018
TÓM TẮT
Nghiên cứu này đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm astaxanthin có nguồn gốc từ vi khuẩn Paracoccus
carotinifaciens bổ sung vào thức ăn trong thương phẩm Hồi vân (Oncorhynchus mykiss). Thí nghiệm gồm
4 nghiệm thức với các mức bổ sung astaxanthin vào thức ăn là 60, 80, 100 mg/kg từ chế phẩm sinh học có
nguồn gốc của vi khuẩn Paracoccus carotinifaciens và mức 80 mg/kg từ sản phẩm astaxanthin thương mại
(Carophyll Pink). Cá thí nghiệm có khối lượng trung bình ban đầu từ 630-668,3 g/con, được cho ăn với
khẩu phần 2-3% khối lượng thân/ngày trong hai tháng. Màu sắc cơ thịt cá được đánh giá bằng phương pháp
cho điểm, sử dụng thước so màu SalmoFan Lineal có thang điểm từ 20 tới 34. Kết quả thí nghiệm cho thấy
không có sự sai khác về tăng trưởng, hệ số chuyển đổi thức ăn và tỉ lệ sống của cá Hồi vân ở các mức bổ
sung astaxanthin khác nhau (P > 0,05). Sau 60 ngày nuôi, cơ thịt của cá bổ sung chế phẩm sinh học với hàm
lượng astaxathin 80 mg/kg và 100 mg/kg có điểm số màu không khác biệt nhau nhưng đều cao hơn so cá sử
dụng thức ăn bổ sung 60 mg/kg (P < 0,05). Điểm số màu sắc cơ thịt giữa cá bổ sung chế phẩm astaxanthin
sinh học với hàm lượng 80 mg/kg, 100 mg/kg và cá sử dụng sản phẩm astaxanthin thương mại với liều lượng
80mg/kg không có sự khác biệt (P >0,05). Hiệu quả tăng cường màu sắc cơ thịt cá Hồi vân của chế phẩm
astaxanthin sinh học tương đương với sản phẩm thương mại ở liều lượng bổ sung vào thức ăn 80 mg/kg.
Từ khóa: Astaxanthin, cá Hồi vân, màu sắc cơ thịt, Paracoccus carotinifaciens
ABSTRACT
This study evaluated the effects of the dietary astaxanthin derived from Paracoccus carotinifaciens
(bio-astaxanthin) on growth, survival and meat pigmentation of Rainbow trout Oncorhynchus mykiss. The
experiment was conducted with four astaxanthin supplementation levels of 60, 80 and 100 mg/kg from bio-
product of Paracoccus carotinifaciens and 80 mg/kg of commercial astaxanthin (Carophyll Pink). Experimental
fi sh with average initial weight of of 630-668.3 g/fi sh were fed with 2-3% body weight per day for two months.
Meat pigment of the fi sh was evaluated using SalmoFan Lineal scoring method with a scale of 20 to 34. The
results showed no statistically signifi cant difference in growth, feed conversion ratio and survival with different
astaxanthin supplemented levels (P > 0.05). After 60 days of culture, for treatments using astaxanthin bio-
product, score of muscle pigment of the fi sh with dietary astaxanthin level of 80 mg/kg and 100 mg/kg were
similar, and both were signifi cantly higher than those using 60 mg/kg (P < 0.05). There was no difference in
scores of muscle pigment between dietary supplemented bio-astaxanthin with 80 mg/kg and 100 mg/kg with
those fed commercial astaxanthin at 80 mg/kg (P > 0.05). The effectiveness of bio-astaxanthin in enhancing
muscle pigmentation of rainbow trout is similar to that of commercial astaxanthin product at supplemented
level of 80 mg/kg.
Keywords: Astaxanthin, muscle pigmentation, rainbow trout, Paracoccus carotinifaciens
1 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I
2 Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản nước lạnh
FOR RAINBOW TROUT (Oncorhyncus mykiss)
FROM BACTERIA Paracoccus carotinifaciens in GROW-OUT DIETS
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 35
I. MỞ ĐẦU
Màu sắc cơ thịt là một trong những chỉ tiêu
quan trọng được người tiêu dùng sử dụng để
đánh giá chất lượng thịt nhóm cá hồi (salmonids)
trong đó có cá Hồi vân (Oncorhyncus mykiss)
(Ostrander và ctv, 1976). Cá có cơ thịt với màu
đỏ tự nhiên sẽ có giá trị thương mại cao, ngược
lại cá có màu hồng nhạt hoặc trắng sẽ rất khó
tiêu thụ. Sắc tố quyết định đến màu đỏ của thịt cá
Hồi vân là các carotenoid, trong đó astaxanthin
là sắc tố quyết định chủ yếu đến màu đỏ của cơ
thịt cá (Storebakken và Kyoon No, 1992). Cá Hồi
không thể tự sản xuất astaxanthin mà phải lấy
thông qua thức ăn trong tự nhiên như nhuyễn
thể, động vật phù du, cá nhỏ và giáp xác
(Choubert và ctv, 1998). Vì thế, trong nuôi cá Hồi
vân công nghiệp ở giai đoạn nuôi thương phẩm,
sắc tố này phải được bổ sung qua thức ăn và cá
sẽ dần tích lũy trong cơ thịt (Ando và ctv, 1992).
Nếu không bổ sung astaxanthin trong thức ăn,
cá Hồi vân nuôi công nghiệp sẽ có màu trắng
hoặc vàng nhạt, khác xa với những gì khách
hàng mong đợi (Bell và ctv, 2000).
Astaxanthin sử dụng bổ sung vào thức ăn
nuôi cá Hồi vân được sản xuất từ hai nguồn
chính là hóa tổng hợp như sản phẩm Carophyll
Pink và sinh tổng hợp, chiết xuất từ sinh vật
như nấm, vi tảo và vi khuẩn. Sản phẩm hóa
tổng hợp và sinh tổng hợp được nhiều quốc
gia trên thế giới cho phép sử dụng trong nuôi
trồng thủy sản và chăn nuôi. Các sản phẩm
astaxanthin thương mại có nguồn gốc từ hóa
tổng hợp đã được nghiên cứu sử dụng rộng rãi
trong nuôi thương phẩm cá Hồi vân (Ljungqvist
và ctv, 2012; Zhang và ctv, 2013; Nguyễn Thị
Trang và Nguyễn Tiến Hóa, 2013). Tuy nhiên,
các sản phẩm astaxanthin có nguồn gốc sinh
học được cho là có tính an toàn cao hơn cho
vật nuôi và người tiêu dùng còn ít được
nghiên cứu và sử dụng trong nuôi cá Hồi vân.
Bài báo này sẽ trình bày kết quả nghiên cứu
bổ sung chế phẩm astaxanthin có nguồn gốc
từ vi khuẩn Paracoccus carotinifaciens vào
thức ăn đến thay đổi màu sắc cơ thịt và tăng
trưởng của cá Hồi vân.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
1. Vật liệu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cá Hồi vân
(Onchohynchus mykiss) được nuôi tại Trung
tâm nghiên cứu thủy sản nước lạnh (thuộc
Viện Nghiên cứu và Nuôi trồng Thủy sản 1)
tại Sapa, tỉnh Lào Cai. Trước khi tiến hành
thí nghiệm, cá giống cỡ 300 g/con được nuôi
chung bằng một loại thức ăn không bổ sung
chất tạo màu. Sau 03 tháng nuôi, tiến hành
lựa chọn cá có kích cỡ đồng đều để bố trí thí
nghiệm. Thời gian thí nghiệm là 60 ngày.
Thức ăn thí nghiệm có thành phần nguyên
liệu bao gồm: bột cá, khô đậu nành, dầu cá hồi,
cám gạo, bột mì, vitamin và khoáng premix,
chất chống mốc, chất chống oxi hóa. Thức ăn
được sản xuất và ép viên cỡ 5mm. Kết quả
phân tích thành phần dinh dưỡng của thức ăn
được trình bày ở Bảng 1.
Bảng 1. Kết quả phân tích thành phần thức ăn nuôi cá Hồi vân
Thành phần dinh dưỡng
Protein thô
Lipid thô
Độ ẩm
Tro
%
45,5
15,8
5,9
8,2
36 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2018
Chế phẩm sinh học chứa astaxanthin sử
dụng trong thí nghiệm này được sản xuất từ
lên men sinh khối chủng vi khuẩn Paracoc-
cus carotinifaciens với hàm lượng astaxanthin
là 1,65%. Chế phẩm được sản xuất bởi Viện
Công nghệ Sinh học thuộc Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam.
Sản phẩm astaxanthin công nghiệp có
tên thương mại là Carophyll Pink 10% của
Công ty DSM Nutritional Products Vietnam Ltd
được sử dụng làm đối chứng. Hiện nay các
sản phẩm thức ăn cho cá Hồi của các công ty
nước ngoài như Raiso và Copepen đều công
bố hàm lượng astaxanthin cao nhất bổ sung
cho cá hồi là 80 mg/kg (Nguyễn Thị Trang và
Nguyễn Tiến Hóa, 2013). Mặt khác, kết quả
nghiên cứu của các tác giả này cũng cho thấy
hàm lượng sắc tố tối ưu khi bổ sung vào thức
ăn nuôi thương phẩm cá Hồi vân khi kết hợp
cả hai sắc tố astaxanthin và cantaxanthin có
nguồn gốc từ hóa tổng hợp là 40 mg/kg mỗi
loại. Vì vậy, nghiên cứu này thử nghiệm bổ
sung hàm lượng astaxathin từ chế phẩm sinh
học xung quanh giá trị 80 mg/kg để so sánh
với sản phẩm astaxanthin thương mại. Ba mức
bổ sung astaxanthin từ chế phẩm sinh học vào
thức ăn được thử nghiệm là 60, 80 và 100 mg/
kg. Ở nghiệm thức đối chứng, thức ăn được
bổ sung 80 mg astaxanthin/kg từ sản phẩm
thương mại Carrophyll Pink. Ký hiệu và hàm
lượng astaxathin ở các nghiệm thức được thể
hiện ở Bảng 2.
Bảng 2. Các nghiệm thức và hàm lượng bổ sung astaxanthin vào thức ăn
Nghiệm thức
A60
A80
A100
CP80
Hàm lượng astaxanthin bổ sung (mg/kg thức ăn)
Bổ sung 60 mg/kg astaxanthin từ chế phẩm sinh học
Bổ sung 80 mg/kg astaxanthin từ chế phẩm sinh học
Bổ sung 100 mg/kg astaxanthin từ chế phẩm sinh học
Bổ sung 80 mg/kg astaxanthin từ chế phẩm Carophyll Pink
2. Phương pháp bổ sung astaxanthin vào
thức ăn
• Đối với chế phẩm sinh học
Cân chế phẩm astanxanthin theo lượng
cần thiết cho từng nghiệm thức. Cho chế phẩm
vào cốc pha thủy tinh có chứa 100 ml nước ở
nhiệt độ khoảng 30ºC. Đổ dung dịch vào bình
xịt, lắc đều cho đến khi chế phẩm astanxanthin
tan rồi phun vào thức ăn. Bổ sung chế phẩm
astaxanthin theo từng lần cho ăn trong ngày để
tránh biến tính.
• Đối với sản phẩm Carophyll Pink
Hòa tan lượng Carophyll Pink cần thiết
trong khoảng 100 ml trong nước ấm có nhiệt
độ khoảng 40ºC. Lắc đều đến khi Carophyll
Pink tan hết thì phun vào thức ăn.
3. Bố trí thí nghiệm
Cá thí nghiệm được bố trí trong 12 bể com-
posite tròn, thể tích mỗi bể là 3,5 m³. Các bể
được đặt trong nhà có mái che. Mật độ nuôi là
40 con/bể. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu
ngẫu nhiên hoàn toàn với 4 nghiệm thức tương
ứng với 4 mức bổ sung chế phẩm astaxanthin
vào thức ăn (Bảng 2). Mỗi nghiệm thức thí
nghiệm được lặp lại 3 lần.
4. Chăm sóc và quản lí thí nghiệm
Cá thí nghiệm được cho ăn thỏa mãn với
khẩu phần cho cá ăn hàng ngày là 2-3% khối
lượng thân/ngày. Cho cá ăn 2 lần/ ngày vào 8h
sáng và 4h chiều. Nước nuôi cá được thay liên
tục theo hình thức chảy tràn từ nguồn nước
thác Bạc. Kiểm tra mức độ thay đổi màu sắc
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 37
thịt cá và tăng trưởng cá 30 ngày/lần. Trong
quá trình nuôi một số yếu tố môi trường như
oxy hòa tan, nhiệt độ, pH được kiểm tra hàng
ngày vào 8h sáng và 2h chiều, hàm lượng
ammonia trong nước được kiểm tra định kỳ
1 lần/tuần.
5. Các thông số đánh giá
5.1. Phương pháp xác định các chỉ số đánh giá
Hàng tháng lấy mẫu 30 cá/bể để xác định
khối lượng cá. Khi kết thúc thí nghiệm, toàn bộ
cá trong các bể được cân để xác định tốc độ
tăng trưởng.
- Tốc độ sinh trưởng về khối lượng của cá
được tính theo công thức:
AGR (g/ngày) = (Wc – Wđ)/t.
Trong đó:
Wđ: Khối lượng trung bình của cá (g) tại
thời bắt đầu thí nghiệm.
Wc: Khối lượng trung bình của cá (g) tại
thời điểm kết thúc thí nghiệm
- Xác định tỉ lệ sống của cá: (Số cá còn lại +
số cá lấy mẫu) x 100/ số cá thí nghiệm.
- Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) = Khối
lượng thức ăn sử dụng (kg)/ Khối lượng cá
tăng thêm (kg)
5.2. Phương pháp đánh giá màu sắc cơ thịt cá
Hồi vân
Mẫu cá được thu tại thời điểm tiến hành
thí nghiệm và định kỳ 30 ngày một lần, mỗi lần
thu 5 con/bể. Mẫu cơ thịt phi lê của cá được
thu ở vị trí giữa thân cá. Xác định màu sắc thịt
cá theo phương pháp so màu. Sử dụng thước
so màu SalmoFan Lineal (Hình 1) để cho điểm
theo thang điểm từ 20 đến 34 và được đánh giá
thống nhất của 3 người quan sát khác nhau.
Hình 1. Thang so màu dùng để đánh giá màu sắc cá hồi.
6. Phân tích số liệu và xử lý thống kê
Số liệu được trình bày theo giá trị trung
bình ± SD (độ lệch chuẩn). Sự sai khác giữa
các nghiệm thức được đánh giá bằng phương
pháp phân tích phương sai một yếu tố (One
way ANOVA) và tiêu chuẩn kiểm định Duncan
trên phần mềm SPSS phiên bản 18.0. Sự khác
nhau được xem là có ý nghĩa khi P < 0,05.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Các yếu tố môi trường nước
Trong quá trình thí nghiệm, các thông số
môi trường nước được kiểm tra theo định kỳ
để đảm bảo cho cá sinh trưởng tốt. Kết quả
phân tích một số các yếu tố môi trường nước
trong quá trình thực hiện thí nghiệm được trình
bày trong Bảng 3.
Số liệu Bảng 3 cho thấy hàm lượng oxy
hòa tan trong nước ở các bể thí nghiệm trung
bình là 9,0 ± 0,7 mg/l, nhiệt độ nước trung bình
16,5 ± 1,00C, hàm lượng NH3 luôn nhỏ hơn 0,1
mg/l trong quá trình thí nghiệm. Điều đó cho
thấy các yếu tố môi trường nước nằm trong
giới hạn thích hợp cho sự sinh trưởng và phát
triển của cá Hồi vân (Segdwick, 1988).
Bảng 3. Các yếu tố môi trường nước trong các bể nuôi
Các yếu tố môi trường
Min
Max
TB ngày
DO (mg/L)
8,0
10,0
9,0 ± 0,7
Nhiệt độ (ºC)
14
18
16,5 ± 1,0
pH
7
8
NH3 (mg/L)
< 0,1
< 0,1
38 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2018
Số liệu Bảng 3 cho thấy hàm lượng oxy
hòa tan trong nước ở các bể thí nghiệm trung
bình là 9,0 ± 0,7 mg/l, nhiệt độ nước trung bình
16,5 ± 1,00C, hàm lượng NH3 luôn nhỏ hơn 0,1
mg/l trong quá trình thí nghiệm. Điều đó cho
thấy các yếu tố môi trường nước nằm trong
giới hạn thích hợp cho sự sinh trưởng và phát
triển của cá Hồi vân (Segdwick, 1988).
2. Tăng trưởng và tỷ lệ sống
Tốc độ tăng trưởng, hệ số chuyển đổi thức
ăn và tỷ lệ sống của cá Hồi vân sau 60 ngày
nuôi thí nghiệm được thể hiện ở Bảng 4.
Bảng 4. Tăng trưởng, hệ số chuyển đổi thức ăn và tỉ lệ sống của cá Hồi vân
Chỉ tiêu
Khối lượng ban đầu (g)
Khối lượng cuối (g)
AGR (g/ngày)
FCR
Tỉ lệ sống (%)
A60
630,0 ± 30,0
920,0 ± 40,0
4,90 ± 0,20
1,59 ± 0,27
98,0 ± 2,8
A80
668,5 ± 11,5
980,0 ± 33,3
5,26 ± 0,49
1,42 ± 0,17
96,0 ± 5,6
A100
660,5 ± 22,4
953,0 ± 31,6
4,96 ± 0,23
1,64 ± 0,05
97,0 ± 4,2
CP80
638,5 ± 18,5
975.5 ± 60.5
5,73 ± 0,86
1,41 ± 0,11
97,5 ± 3,5
Công thức thí nghiệm
Kết quả nghiên cứu cho thấy khối lượng
cá khi bắt đầu thí nghiệm dao động từ 630,0
± 30,0 g đến 668,0 ± 11,5 g nhưng không
khác biệt có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Sau
60 ngày nuôi cá ở các nghiệm thức đạt khối
lượng từ 920,0 ± 40,0 g đến 980,0 ± 33,3 g,
hệ số chuyển đổi thức ăn từ 1,41 ± 0,11 đến
1,64 ± 0,05, tỷ lệ sống dao động từ 96,0 ± 5,6%
đến 98,0 ± 2,8%. Tuy nhiên các chỉ số này ở
4 nghiệm thức cũng không có sự khác biệt
(P > 0,05). Kết quả của thí nghiệm cho thấy
việc bổ sung chế phẩm astaxanthin vào thức
ăn cho cá không ảnh hưởng tích cực đến tốc
độ tăng trưởng, hệ số chuyển đổi thức ăn và
tỷ lệ sống của cá Hồi vân trong quá trình nuôi
thương phẩm.
Kết quả của thí nghiệm của chúng tôi
cũng khẳng định kết quả của một số nghiên
cứu trước rằng việc bổ sung astaxanthin vào
thức ăn nuôi cá Hồi vân không cải thiện tăng
trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn, tỉ lệ sống
của cá giai đoạn nuôi thương phẩm (Rehulka,
2000; Nguyễn Thị Trang và Nguyễn Tiến Hóa,
2013; Rahman và ctv, 2016). Nghiên cứu bổ
sung astaxanthin vào thức ăn nuôi cá Hồi Đại
Tây Dương (Salmo salar) cũng cho kết quả
tương tự ở giai đoạn nuôi thương phẩm (Bell
và ctv, 2000). Ngược lại, ở giai đoạn giống,
việc bổ sung astaxanthin vào thức ăn đã giúp
cải thiện được tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống
ở cá hương và cá giống của cá Hồi Đại Tây
Dương (Christiansen và ctv, 1994, 1995, 1996)
và ở hậu ấu trùng tôm chân trắng Litopenae-
us vanamei (Rajabi và ctv, 2012). Ở giai đoạn
nuôi thương phẩm Tráp đỏ (Pagrus pagrus) với
thời gian cho thức ăn bổ sung astaxanthin dài
(120 ngày) đã có hiệu quả trong nâng cao tăng
trưởng ở loài cá này (Kalinowski và ctv, 2011).
Như vậy vai trò của chế phẩm astaxanthin đối
với tăng trưởng và tỉ lệ sống ở các đối tượng
thủy sản có sự sai khác nhau tùy theo mỗi loài,
giai đoạn nuôi và có thể cả thời gian nuôi.
3. Thay đổi màu sắc cơ thịt cá
Sự thay đổi màu sắc cơ thịt cá Hồi vân
trong quá trình thí nghiệm thể hiện ở Bảng 5.
Sau 30 ngày nuôi, màu sắc cơ thịt cá tăng lên
từ thang điểm ban đầu là 23-24 lên cao nhất
ở cá ở nghiệm thức A100 nhưng không sai
khác có ý nghĩa với các nghiệm thức còn lại
(P > 0,05).
Ghi chú: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với tất cả các chỉ tiêu đánh giá (P > 0,05)
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 39
Bảng 5. Bảng điểm so màu sắc cơ thịt cá Hồi vân
A60
23-24
24,7 ± 0.6a
26,8 ± 0,4a
A80
23-24
25,3 ± 0.6a
29,4 ± 0,9b
A100
23-24
26,0 ± 1.0a
29,3 ± 0,1b
CP80
23-24
25,6 ± 0,6a
29,6 ± 0,7b
Công thức thí nghiệmThời điểm so màu
Băt đầu thí nghiệm
Sau 30 ngày nuôi
Sau 60 ngày nuôi
Ghi chú: Số liệu ở cùng một hàng với ký hiệu mũ khác nhau là sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,05)
Sau 60 ngày nuôi, màu sắc cơ thịt của cá
Hồi vân nuôi thương phẩm đã được cải thiện
rõ rệt. Thang điểm màu sắc cơ thịt của cá sử
dụng chế phẩm astaxanthin sinh học với hàm
lượng astaxathin 80 mg/kg (A80) và 100 mg/kg
(A100), và cá sử dụng astaxanthin công nghiệp
với hàm lượng 80 mg (CP80) dao động từ 29,3
- 29,6 nhưng không khác biệt có ý nghĩa thống
kê (P > 0,05). Thang điểm màu sắc cơ thịt cá
ở ba nghiệm thức này đều cao hơn thang điểm
cá ở nghiệm thức A60 (26,8), sử dụng 60 mg/kg
từ nguồn astaxanthin sinh học (P < 0,05).
Kết quả thí nghiệm này cho thấy, cá sử dụng
80 mg/kg astaxanthin từ nguồn astaxanthin
sinh học và công nghiệp cho kết quả tương
đương nhau trong cải thiện màu sắc cơ thịt cá
hồi trong thời gian nuôi hai tháng, đạt yêu cầu
về thị hiếu màu sắc của người tiêu dùng.
Xét về khía cạnh thời gian biến đổi màu
sắc cơ thịt của cá Hồi vân, kết quả nghiên cứu
của Amar và ctv (2001) cho thấy astaxanthin
giúp cải thiện màu sắc thịt cá Hồi vân sau 9
tuần nuôi. Nghiên cứu của Bell và ctv (2000)
về sự biến đổi màu sắc cơ thịt cá Hồi Đại Tây
Dương khi bổ sung astaxanthin cũng cho biết
màu sắc cơ thịt cá thay đổi rõ rệt sau 12 tuần
nuôi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho
thấy màu sắc cơ thịt của cá Hồi vân trong nuôi
thương phẩm thay đổi rõ rệt sau 60 ngày nuôi
sử dụng thức ăn bổ sung astaxanthin, tương
tự về thời gian cần thiết để thay đổi màu sắc
cơ thịt cá Hồi vân ở nghiên cứu của Amar và
ctv (2001).
IV. KẾT LUẬN
Bổ sung astaxanthin vào thức ăn không có
tác động tích cực đến tăng trưởng, hiệu quả
sử dụng thức ăn và tỷ lệ sống của cá Hồi vân
giai đoạn nuôi thương phẩm trong thời gian 60
ngày. Chế phẩm astaxanthin có nguồn gốc từ
vi khuẩn Paracoccus carotinifaciens bổ sung
vào thức ăn tạo màu sắc cơ thịt cá hiệu quả
nhất với liều lượng 80mg/kg thức ăn, tương
đương với sản phẩm astaxanthin công nghiệp
ở cùng liều lượng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Trang, Nguyễn Tiến Hóa, 2013. Ảnh hưởng của thức ăn có bổ sung astaxanthin và canthaxan-
thin với tỷ lệ khác nhau lên màu sắc thịt cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss). Tạp chí Khoa học và Phát triển,
11 (7): 981-986.
Tiếng Anh
2. Ando S., Amauchi H., Hatano M. and Heard W.R., 1992. Comparison of muscle compositions between red-
and white-fl eshed chinook salmon (Oncorhynchus tshawytscha). Aquaculture 103, 359–365.
40 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2018
3. Amar E. C., Kiron V., Satoh S., and Watanabe T., 2001. Infl uence of various dietary synthetic carotenoids
on bio-defence mechanisms in rainbow trout Oncorhynchus mykiss (Walbaum). Aquaculture Research, 32(1):
162-173.
4. Bell J. G., McEvoy J., Tocher D. R., and Sargent J. R., 2000. Depletion of α-tocopherol and astaxanthin in
Atlantic salmon (Salmo salar) affects autoxidative defense and fatty acid metabolism. The Journal of Nutrition,
130 (7): 1800-1808.
5. Christiansen R., Lie, Ø., and Torrissen O. J., 1994. Effect of astaxanthin and vitamin A on growth and sur-
vival during fi rst feeding of Atlantic salmon, Salmo salar L. Aquaculture Research, 25(9): 903-914.
6. Christiansen R., Lie O., and Torrissen O. J., 1995. Growth and survival of Atlantic salmon, Salmo salar L.,
fed different dietary levels of astaxanthin. First-feeding fry. Aquaculture Nutrition, 1(3): 189-198.
7. Christiansen R, Torrissen O.J., 1996. Growth and survival of Atlantic salmon, Salmo salar L. fed different
dietary levels of astaxanthin. Juveniles. Aquacult Nutrition, 2: 55-62.
8. Choubert G., Blanc J.M. and Poisson H., 1998. Effects of dietary keto-carotenoids (canthaxanthin and astax-
anthin) on the reproductive performance of female rainbow trout Oncorhynchus mykiss (Walbaum). Aquacul-
ture. 4: 249-254.
9. Kalinowski C.T., Robaina L.E., Izquierdo M., S., 2011. Effect of dietary astaxanthin on the growth perfor-
mance, lipid composition and post-mortem skin colouration of red porgy Pagrus pagrus. Aquaculture Interna-
tional, 19 (5): 811-823.
10. Segdwick S.D., 1995. Trout farming handbook 4th edition. Fishing News Books Ltd., Farnham. 160p.
11. Storebakken T. and Kyoon No H., 1992. Pigmentation of rainbow trout. Aquaculture, 100 (1-3): 209-229.
12. Rajabi B., Salarzadeh A. R., Yahyavi M., Masandani S., and Niromand M., 2012. Effect of astaxanthin
pigment on growth performance, survival and pigmentation in postlarval stage of white leg shrimp, Litope-
naeus vannamei. ISFJ, 21 (1): 89-100.
13. Ostrander J., Martinsen C., Liston J., McCullough J., 1976. Sensory testing of pen-reared salmon and trout.
Journal of Food Science, 41(2):386-390.
14. Ljungqvist M. G., Dissing B. S., Nielsen M. E., Ersbøll, B. K., Clemmensen, L. K. H., and Frosch, S.,
2012. Classifi cation of Astaxanthin Colouration of Salmonid Fish using Spectral Imaging and Tricolour Mea-
surement. Kgs. Lyngby: Technical University of Denmark. (IMM-Technical Report-2012; No. 08).
15. Rahman M. M., Khosravi S., Chang K.H., Lee S.M., 2016. Effects of Dietary Inclusion of Astaxanthin on
Growth, Muscle Pigmentation and Antioxidant Capacity of Juvenile Rainbow Trout (Oncorhynchus mykiss).
Preview Nutriion Food Science, 21 (3): 281-288.
16. Rehulka J., 2000. Infl uence of astaxanthin on growth rate, condition, and some blood indices of rainbow
trout, Oncorhynchus mykiss. Aquaculture, 190: 27-47
17. Zhang J., Li X., Leng X., Zhang C., Han Z., Zhang F., 2013. Effects of dietary astaxanthins on pigmenta-
tion of fl esh and tissue antioxidation of rainbow trout (Oncorhynchus mykiss).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_bo_sung_che_pham_astaxanthin_co_nguon_goc_tu_vi_k.pdf