Nghiên cứu bước đầu về giải pháp chống thấm cho các đảo san hô bằng phương pháp trộn san hô – xi măng
Dòng thấm của nước dưới đất trên các đảo
san hô là rất phức tạp do chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố, ở đây để đơn giản hoá tính toán,
một cách tương đối chúng tôi coi dòng thấm là ổn
định. Đây mới là nghiên cứu bước đầu bằng
phương pháp thí nghiệm trong phòng trên các
mẫu chế bị. Định hướng nghiên cứu tiếp theo là
công nghệ thi công trộn san hô – xi măng đến độ
sâu hợp lý; với điều kiện địa tầng trên các đảo
san hô thì tường chống thấm cần thi công trên độ
sâu vượt qua lớp san hô bở rời. Tiến hành thí
nghiệm xác định các thông địa chất thủy văn trên
hiện trường; kết hợp lấy mẫu nước thí nghiệm
xác định thành phần hóa học so sánh trước và
sau khi xây dựng tường chống thấm bằng
phương pháp trộn san hô – xi măng
4 trang |
Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu bước đầu về giải pháp chống thấm cho các đảo san hô bằng phương pháp trộn san hô – xi măng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỊA KỸ THUẬT – TRẮC ĐỊA
48 Tạp chí KHCN Xây dựng – số 2/2016
NGHIÊN CỨU BƯỚC ĐẦU VỀ GIẢI PHÁP CHỐNG THẤM CHO CÁC
ĐẢO SAN HÔ BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRỘN SAN HÔ – XI MĂNG
ThS. NGUYỄN QUÝ ĐẠT
Học viện Kỹ thuật Quân sự
Tóm tắt: Bài báo trình bày đặc điểm địa chất
thủy văn khu vực đảo san hô, từ đó kiến nghị giải
pháp chống thấm bằng phương pháp trộn san hô –
xi măng dựa trên kết quả của thí nghiệm thấm trong
phòng. Kết quả của bài báo bước đầu góp phần làm
sáng tỏ về quy luật biến đổi tính thấm của đất đá
san hô ở Việt Nam và có ý nghĩa thực tiễn giúp cho
việc lựa chọn các giải pháp chống thấm hợp lý khi
xây dựng công trình trong môi trường san hô.
Mở đầu: Đất đá trên các đảo san hô có cấu
trúc địa chất đặc biệt, chủ yếu là các trầm tích
san hô, quy luật biến đổi địa chất thủy văn theo
đó cũng biến đổi phức tạp. Nước dưới đất trên
các đảo san hô được hình thành chủ yếu từ nước
mưa và nước biển ngấm vào, dẫn đến hình thành
nguồn nước lợ và càng xuống sâu thì độ mặn
tăng dần. Tầng nước này cũng có mối quan hệ
với thủy triều sẽ gây khó khăn trong sinh hoạt và
bất lợi trong xây dựng: ăn mòn kết cấu, ảnh
hưởng tới độ bền của đất đá,... Để cải thiện
nguồn nước này phục vụ cho sinh hoạt và giảm
tác hại trong xây dựng, thì một trong những giải
pháp là làm ngọt hóa, giảm độ mặn tầng nước
ngầm bằng giải pháp kéo dài đường thấm của
nước biển vào trong đảo bởi các tường chắn
chống thấm xung quanh đảo được thi công đến
độ sâu hợp lý.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế và điều kiện đặc
biệt như vậy, trên cơ sở kết quả điều tra khảo sát
và thí nghiệm hút nước hiện trường kết hợp với
thí nghiệm trong phòng, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu tổng hợp đặc điểm địa chất công trình
và địa chất thủy văn của các trầm tích san hô trên
một số đảo san hô với mục đích đánh giá tác
động của nước ngầm đến công trình cũng như
sinh hoạt của người dân. Từ đó, chúng tôi kiến
nghị giải pháp chống thấm bằng phương pháp
trộn san hô xi măng. Nghiên cứu bước đầu được
thực hiện bằng phương pháp thí nghiệm thấm
trong phòng trên mẫu chế bị san hô với các tỷ lệ
xi măng khác nhau; kết quả cho thấy hệ số thấm
giảm đáng kể khi sử dụng giải pháp này.
1. Đặc điểm địa chất thủy văn trên các đảo
san hô
1.1 Sự hình thành nước dưới đất
Xét về cấu trúc địa chất nói chung, từ dưới lên
trên ta thấy:
- Phía dưới là đá vôi san hô và phần móng
các đảo, tuy có kết cấu khá vững chắc, nhưng do
hiện tượng cactơ nên có nhiều hang hốc;
- Tiếp theo là lớp san hô vụn rời gồm cành,
nhánh, cuội, sỏi, cát san hô đóng vai trò chủ yếu.
Do kích thước, hình dáng hạt vụn rất khác nhau
và mức độ gắn kết yếu nên lớp này có rỗng rất
lớn;
- Trên cùng là lớp cát san hô.
Với cấu trúc địa chất như vậy, các trầm tích
san hô tạo nên một môi trường thấm rất tốt, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp nguồn nước
dưới đất. Do đó, có thể khẳng định rằng, nguồn
nước ngầm trên các đảo san hô được hình thành
từ nước mưa tích tụ trong các tầng nông gần bề
mặt. Nước mưa rơi trên mặt đảo lập tức thẩm
thấu qua các lớp trầm tích bở rời, chèn đẩy nước
mặt trong các khe nứt, lỗ hổng ở tầng cát san hô,
san hô phong hoá và lưu trữ ở đó trong trạng thái
cân bằng thuỷ lực với nước biển.
ĐỊA KỸ THUẬT – TRẮC ĐỊA
Tạp chí KHCN Xây dựng – số 2/2016 49
Dựa vào số liệu khoan khảo sát, ta có thể
chia mặt cắt địa chất thuỷ văn đảo san hô thành
các đới như sau (bảng 1):
Đới 1: Đới thông khí
Có bề dày tính từ mặt đảo đến độ sâu 1.8 m.
Thành phần đất đá chủ yếu ở đới này gồm cát,
sạn và cành nhánh san hô vụn, nhỏ rời rạc, đôi
chỗ xen kẹp lớp phân chim màu xám đen. Đất đá
có độ rỗng lớn (35 ÷ 45%), thông thoáng có quan
hệ mật thiết với bề mặt. Nước mưa, nước mặt
qua đới này thấm sâu xuống lòng đất nên ở đới
này không chứa tầng nước này.
Đới 2: Đới dao động của mực nước ngầm
Nằm ở độ sâu 1.8 ÷ 2.7m dưới mặt đảo.
Thành phần đất đá ở đới này chủ yếu là cành,
nhánh san hô lẫn sạn và cát hạt thô, có độ rỗng
lớn (40 ÷ 45%). Mực nước trong đới này thường
xuyên dao động do tác động của nước thuỷ triều.
Đới 3: Đới bão hoà nước
Nằm ở độ sâu từ 2.7m trở xuống. Trong đới
này, theo kết quả khoan khảo sát địa chất công
trình, địa chất thuỷ văn thì thành phần chủ yếu
bao gồm: phần trên của đới là cành, nhánh san
hô lẫn ít cát, sạn, đôi chỗ còn gặp cục, tảng san
hô, có kết cấu rời rạc, xốp và có độ rỗng lớn (30 -
35%). Trong phần này của đới có chứa tầng
nước nhạt phong phú, có bề dày dao động từ 11
- 12.8m. Phần dưới của đới này là tầng đá vôi,
gắn kết tương đối vững chắc, độ rỗng dao động
trong khoảng 10 - 20%. Ở phần này của đới có
chứa nước trong các khe nứt, độ rỗng của đất đá
và nước ở đây có nồng độ muối cao hơn, độ tổng
khoáng tăng dần theo độ sâu.
Bảng 1. Mặt cắt địa chất thủy văn đảo san hô
STT Các đới nước dưới đất Thành phần thạch học
Bề dày
(m) Đặc điểm ĐCTV
1 Đới thông khí Cát, sạn lẫn cành vụn san hô 1.8 Thấm nước tốt, không trữ nước
2 Đới dao động
mực nước
Cành nhánh lẫn ít cát, sạn 0.9 Mực nước ngầm dao động theo thuỷ triều và theo mùa
3 Đới bão hoà
nước
- Phần trên gồm cành, nhánh san
hô, xen kẽ gặp san hô dạng cục,
tảng, độ rỗng lớn.
- Phần dưới là đá vôi san hô, gắn
kết tương đối vững chắc, độ rỗng
nhỏ.
> 37.3
Đất đá bão hoà nước; phần trên
chứa tầng nước nhạt (M < 1g/l), có
bề dày 11 ÷ 12.8m; Từ độ sâu 13.5
÷ 14.6m trở xuống chứa nước có
nồng độ muối cao hơn, càng
xuống sâu càng mặn.
1.2 Nghiên cứu dao động mực nước ngầm
Để nghiên cứu sự dao động mực nước
ngầm, đã tiến hành quan trắc và đo đạc sự
thay đổi mực nước trong các giếng đào và giếng
khoan trên các đảo theo thời gian trong mối
quan hệ với mực nước biển [2]. Kết quả đo đạc
cho thấy:
Phụ thuộc vào vị trí, khoảng cách của các
giếng đến bờ đảo và ở các hướng đảo khác nhau
mà mức độ ảnh hưởng của thuỷ triều với mực
nước ở các giếng khác nhau. Dao động của mực
nước ngầm thường lệch pha, chậm hơn với dao
động của mực nước thuỷ triều: 1 ÷ 2 giờ, có khi
đến 4 giờ. Ở thời điểm triều cường, biên độ thuỷ
triều đạt 1.9 ÷ 2.0m thì biên độ nước dưới đất
cũng đạt tới 1.47 ÷ 1.48m. Từ các số liệu về độ
cao mực nước trong các giếng cho thấy bề dày
tầng nước trong các giếng dao động trong
khoảng từ 0.43 ÷ 1.48m. Nhìn chung, dao động
của nước dưới đất trên đảo quan hệ chặt chẽ với
dao động của mực nước thuỷ triều trong ngày.
1.3 Nghiên cứu xác định các thông số địa chất
thủy văn bằng phương pháp hút nước thí
nghiệm trên hiện trường
Để xác định một số thông số địa chất thủy văn
chủ yếu của nước dưới đất, chúng tôi đã tiến
hành khoan giếng nước và tiến hành hút nước thí
nghiệm. Từ đó, xây dựng các biểu đồ hạ thấp mực
nước theo thời gian, tính toán các thông số địa
chất thủy văn [1].
Sử dụng phương pháp Jacob để xác định các
thông số địa chất thuỷ văn, dựa trên phương trình
mực nước hạ thấp:
S = Algt + B (1)
trong đó:
ĐỊA KỸ THUẬT – TRẮC ĐỊA
50 Tạp chí KHCN Xây dựng – số 2/2016
A - Hệ số góc của phương trình;
T
QA
pi4
.30,2
= ; 2
25,2lg
4
.30,2
r
a
T
QB
pi
=
Q - lưu lượng của giếng, m3/ngày;
s - độ hạ mực nước, m;
T - hệ số dẫn nước của tầng chứa nước,
m2/ng;
t - thời gian tính toán, s;
a - hệ số dẫn áp, m2/ng;
r - bán kính giếng khi tính mực nước hạ thấp
tại giếng hút nước hay khoảng cách từ điểm tính
mực nước hạ thấp tới giếng hút nước.
Hệ số thấm có thể xác định theo công thức:
K = T/h (2)
trong đó:
T - hệ số dẫn nước,
A
QT
..4
30,2
pi
= ;
K - hệ số thấm, m/ng;
T - hệ số dẫn nước, m2/ng;
h - chiều dày tầng chứa nước, m;
Kết quả tính toán:
Để xác định các thông số K dựa theo số liệu
thí nghiệm, ta xây dựng đồ thị quan hệ mực nước
hạ thấp trong lỗ khoan s với logarit của thời gian
lgt theo phương trình (1). Dựa vào đồ thị trên ta
xác định các hệ số A và B. Từ đó xác định được
hệ số dẫn nước T và thay vào phương trình (2)
xác định được hệ số thấm K.
Theo tài liệu hút nước thí nghiệm đợt 1:
T1 = 703 m2/ng; h1 = htb = 11.0 m;
Vậy:
K1 = T1/h1 = 703/11 = 63.9 m/ng
Theo tài liệu hút nước thí nghiệm đợt 2:
T2 = 263 m2/ng; h2 = 11.0 m;
Vậy:
K2 = T2/h2 = 263/11 = 23.9 m/ng.
Từ đó ta có giá trị trung bình của các thông số
như sau:
1 2 63.9 23.9 43.9
2 2tb
K KK + += = = m/ng.
Nhận xét:
Hệ số thấm trung bình của lớp cành nhánh
san hô ở các đảo là Ktb = 43.9 m/ng. Kết quả này
cũng cho thấy khả năng thấm nước rất lớn của
các lớp phần trên các đảo, tạo điều kiện cho khả
năng thu nhận nước mưa thấm xuống, cung cấp
cho nguồn nước ngầm trên các đảo nổi.
2. Nghiên cứu bước đầu về giải pháp chống
thấm cho các đảo san hô bằng phương pháp
trộn san hô – xi măng
Để nghiên cứu giải pháp chống thấm trên các
đảo san hô, bước đầu chúng tôi tiến hành thí
nghiệm thấm trên mẫu chế bị nhằm mục đích xác
định hệ số thấm của mẫu tương ứng với hàm
lượng xi măng khác nhau trong hỗn hợp chế tạo
mẫu. Từ kết quả thí nghiệm mẫu có thể lựa chọn
phối liệu chế tạo màn chống thấm với hàm lượng
xi măng thích hợp.
Mẫu chế bị được chế tạo từ cát và cành
nhánh san hô lấy tại các đảo san hô. Hàm lượng
xi măng được tính theo phần trăm trọng lượng
cát và cành nhánh lần lượt là 5.0; 10.0 và 15.0%.
Sử dụng xi măng Pooc lăng P300, Hoàng Thạch,
dùng nước sạch cấp cho sinh hoạt. Mẫu được
đúc trong ống nhựa có đường kính 90mm, chiều
cau 185mm.
Tiêu chuẩn áp dụng: TCVN 9403:2012 Gia cố
đất nền yếu – Phương pháp trụ đất xi măng. Mẫu
chế tạo trong phòng được thực hiện theo phương
pháp trộn ướt. Thời gian thí nghiệm sau 7, 14 và
28 ngày. Phương pháp thí nghiệm thấm cột nước
không đổi.
Để thí nghiệm xác định hệ số thấm của mẫu
chế bị, dùng thiết bị thí nghiệm thông thường như
thí nghiệm thấm với đất cát. Mô hình thí nghiệm
như hình 1 [3]. Vận tốc thấm v được xác định
theo công thức:
QV = (3)
Ft
trong đó: Q – thể tích nước đo được, cm3;
F – diện tích tiết diện mẫu, cm2;
t – thời gian đo, s.
Hệ số thấm của mẫu được xác định theo
công thức: K = V/I (4)
trong đó:
I - gradient áp lực; I = h/L
h - chênh cao cột nước, cm;
L - chiều dài mẫu chế bị, cm.
ĐỊA KỸ THUẬT – TRẮC ĐỊA
Tạp chí KHCN Xây dựng – số 2/2016 51
Hình 1. Mô hình thí nghiệm thấm trong mẫu san hô cột nước không đổi
L – chiều dài mẫu chế bị; h – chênh cao cột nước
Kết quả thí nghiệm xác định hệ số thấm của mẫu chế bị được thể hiện trong bảng 2.
Bảng 2. Giá trị trung bình hệ số thấm của mẫu chế bị (m/ng)
STT Mẫu
chế bị
Hàm lượng xi măng (%)
0.0
5.0 10.0 15.0
7 ngày 14
ngày
28
ngày 7 ngày
14
ngày
28
ngày 7 ngày
14
ngày
28
ngày
1 Cát
san hô 20.968 1.328 1.123 1.043 0.147 0.088 0.028 0.064 0.047 0.031
2
Cành
nhánh
san hô
21.978 1.327 1.122 1.042 0.364 0.159 0.079 0.091 0.054 0.032
3. Kết luận
Dòng thấm của nước dưới đất trên các đảo
san hô là rất phức tạp do chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố, ở đây để đơn giản hoá tính toán,
một cách tương đối chúng tôi coi dòng thấm là ổn
định. Đây mới là nghiên cứu bước đầu bằng
phương pháp thí nghiệm trong phòng trên các
mẫu chế bị. Định hướng nghiên cứu tiếp theo là
công nghệ thi công trộn san hô – xi măng đến độ
sâu hợp lý; với điều kiện địa tầng trên các đảo
san hô thì tường chống thấm cần thi công trên độ
sâu vượt qua lớp san hô bở rời. Tiến hành thí
nghiệm xác định các thông địa chất thủy văn trên
hiện trường; kết hợp lấy mẫu nước thí nghiệm
xác định thành phần hóa học so sánh trước và
sau khi xây dựng tường chống thấm bằng
phương pháp trộn san hô – xi măng.
Giải pháp chống thấm này mang lại nhiều ý
nghĩa tích cực như: giảm độ mặn, làm ngọt hóa
nguồn nước ngầm vốn đã ít ỏi trên các đảo san
hô, giảm tác hại ăn mòn vật liệu xây dựng, cải tạo
cường độ chịu tải của nền đá san hô, giữ ổn định
ranh giới mặn ngọt, hạn chế tác hại của dòng
thấm tới đất đá, hạn chế nhiễm bẩn của chất thải
từ biển ngấm trở lại đảo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Thái Doãn Hoa (2011), “Một số kết quả bước đầu
về xác định các thông số địa chất thuỷ văn bằng
phương pháp hút nước thí nghiệm trên hiện trường
ở đảo Trường Sa lớn”, Tạp chí Khoa học và Kỹ
thuật Học viện Kỹ thuật quân sự, 144, tr. 103 -
109.
[2] Viện Kỹ thuật Công trình đặc biệt (2012), Điều tra
khảo sát về môi trường nước và rác thải hữu cơ
trên các đảo nổi thuộc quần đảo Trường Sa, Dự
án điều tra biển ĐTB 11.3, Học viện KTQS, Hà
Nội.
[3] Braja M.Das, Khaled Sobhan (2013). “Principles of
Geotechnical Engineering”. Cengage Learning, U.S.A.
Ngày nhận bài: 22/03/2016.
Ngày nhận bài sửa lần cuối: 9/7/2016.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1469415938nguyenquydat_4485.pdf