Nghiên cứu các yếu tố thu hút đầu tư du lịch trên địa bàn Tây Nguyên – kinh nghiệm thực tiễn từ tỉnh Lâm Đồng

KẾT LUẬN Nghiên cứu các yếu tố tạo nên sản phẩm du lịch hấp dẫn, từ đó nhằm thu hút các nhà đầu tư, là một công việc có ý nghĩa lí luận và thực tiễn to lớn trong quá trình mở cửa hội nhập của nước ta nói chung và trên địa bàn Tây Nguyên nói riêng. Thực tế tình hình phát95 triển du lịch tại Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên trong thời gian qua cho thấy: thứ nhất, chưa xác định rõ vai trò của các yếu tố tạo nên sản phẩm du lịch hấp dẫn; thứ hai, không có sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố trên; thứ ba, trong việc kêu gọi đầu tư, chưa nhận thức rõ mối quan hệ biện chứng giữa sản phẩm du lịch hấp dẫn và đầu tư. Việc nghiên cứu các yếu tố nhằm thu hút đầu tư vào lãnh vực du lịch và việc xây dựng mô hình để giải thích ở trên, hi vọng sẽ giúp cho các nhà hoạch định chiến lược du lịch các tỉnh Tây Nguyên có cái nhìn toàn diện hơn trong việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch theo định hướng của Tổng cục du lịch Việt Nam đã xác định.

pdf11 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu các yếu tố thu hút đầu tư du lịch trên địa bàn Tây Nguyên – kinh nghiệm thực tiễn từ tỉnh Lâm Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 5 - Thaùng 01/2011 85 NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ THU HÚT ĐẦU TƯ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN – KINH NGHIỆM THỰC TIỄN TỪ TỈNH LÂM ĐỒNG NGUYỄN DUY MẬU (*) TÓM TẮT Nghiên cứu các yếu tố tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn nhằm thu hút các nhà đầu tư là một công việc thiết thực và có ý nghĩa to lớn. Thực trạng của sự phát triển du lịch ở tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên trong những năm gần đây cho thấy rằng chúng ta chưa định nghĩa một cách rõ ràng vai trò của các yếu tố tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn; chưa có sự kết hợp giữa các yếu tố với nhau. Và sau cùng, khi kêu gọi đầu tư, chúng ta cũng phớt lờ mối quan hệ biện chứng giữa sản phẩm du lịch và sự thu hút đầu tư. Nghiên cứu các yếu tố thu hút đầu tư sẽ cung cấp cho các nhà xây dựng chiến lược du lịch của các tỉnh Tây Nguyên có cái nhìn thấu đáo hơn về chiến lược phát triển du lịch theo định hướng của Tổng cục Du lịch Việt Nam. ABSTRACT To do research on the factors that make tourism products attractive so as to attract investors is a meaningful and practical work. The actual situation of tourism development in Lam Dong province and in the Central Highland provinces in recent years shows that we have not clearly defined the role of the factors that make tourism products attractive. Another thing is that there is the lack of combination of these factors. And finally, when calling for investment, we are not aware of the dialectical relationship between tourism products and investment attraction. The research into these factors to attract investments will provide the policy makers of the Central Highland provinces with a more comprehensive view of tourism development strategy oriented by Vietnam National Administration of Tourism Department. 1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU(*) Mô hình nghiên cứu giả thuyết là các yếu tố tạo ra những sản phẩm du lịch có chất lượng và có độ hấp dẫn cao. Điều này chắc chắn sẽ làm gia tăng sức hấp dẫn các (*) ThS, Trường Đại học Đà Lạt, Lâm Đồng nhà đầu tư trong và ngoài nước. Dựa vào bảng đánh giá mức độ kì vọng của du khách qua bảng 3.1.5 và 3.1.6, có thể ta xây dựng quy trình nghiên cứu theo sơ đồ: Các yếu tố tạo ra sản phẩm du lịch Sản phẩm du lịch hấp dẫn Hấp dẫn các nhà đầu tư H1 H2 86 1.1. Các yếu tố tạo ra sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch hấp dẫn Sản phẩm du lịch được tạo ra bởi nhiều yếu tố, bao gồm: tài nguyên thiên nhiên; tài nguyên nhân văn; cơ sở vật chất - cơ sở hạ tầng; môi trường kinh tế - xã hội. Tất cả các yếu tố trên được kết hợp lại sẽ tạo ra một sản phẩm du lịch đặc trưng của từng vùng. Các sản phẩm du lịch dù có khác nhau ở các địa phương, nhưng chúng đều thống nhất ở chỗ có sự kết hợp của các yếu tố trên. Điều đó có nghĩa là, nếu các yếu tố (đầu vào) càng tốt thì sản phẩm du lịch sẽ càng trở nên hấp dẫn hơn. Với những lí do trên, cho chúng ta giả thuyết sau đây: H1: Có mối quan hệ giữa các yếu tố tạo ra sản phẩm du lịch và sản phẩm du lịch hấp dẫn. 1.2. Sản phẩm du lịch hấp dẫn và sự hấp dẫn các nhà đầu tư Sản phẩm du lịch hấp dẫn sẽ thu hút lượng khách du lịch ngày càng lớn. Sản phẩm du lịch càng hấp dẫn sẽ tạo ra nhiều giá trị thu hút các du khách và kéo theo việc duy trì lòng trung thành của du khách. Doanh thu và lợi nhuận của các địa phương có sản phẩm du lịch hấp dẫn sẽ gia tăng nhanh chóng nhờ vào việc duy trì lòng trung thành của các du khách. “Nếu gia tăng thêm được 5% mức độ lòng trung thành, lợi nhuận có thể gia tăng từ 25 đến 125%. Một khách sạn nhận thấy rằng nếu duy trì được số khách hàng quay trở lại từ 35 đến 40%, lợi nhuận gia tăng ít nhất cũng đạt 25%.” Do đó, tại một địa phương nếu có các sản phẩm du lịch hấp dẫn sẽ tạo ra tỉ suất lợi nhuận cao hơn so với các địa phương không có những sản phẩm du lịch hấp dẫn. Lợi nhuận chính là “miếng mồi” tốt nhất hấp dẫn các nhà đầu tư. Từ mệnh đề đó cho chúng ta một mệnh đề giả thuyết: H2: Có mối quan hệ cùng chiều giữa sản phẩm du lịch hấp dẫn với việc hấp dẫn các nhà đầu tư. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Khảo sát đánh giá của du khách về sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng 2.1.1. Thiết kế bảng câu hỏi Thông qua trao đổi giữa các nhà nghiên cứu và các nhà quản lí ngành du lịch, họ đã đưa ra một số câu hỏi sơ bộ và tiến hành khảo sát thử nghiệm gần 20 du khách đến Đà Lạt, sau đó hoàn thiện và đưa ra bảng câu hỏi chính thức dùng để khảo sát. Bảng câu hỏi tiếng Việt dành cho du khách trong nước và bảng câu hỏi tiếng Anh dành cho khách nước ngoài. Nội dung bảng câu hỏi thiết kế theo chiều cột dọc gồm hai phần chính: Phần 1: Ý kiến đánh giá của du khách về các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch với các tiêu chí như: Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất du lịch, cơ sở hạ tầng và yếu tố môi trường kinh tế – xã hội của địa phương. Phần 2: Ý kiến đánh giá của du khách về các sản phẩm du lịch cần được đa dạng hoá tại địa phương. Nội dung bảng câu hỏi theo chiều ngang, bên trái bảng câu hỏi là ý kiến đánh giá của du khách về mức độ quan trọng của các yếu tố sản phẩm du lịch với 5 mức độ: Rất quan trọng, quan trọng, bình thường, ít quan trọng và không quan trọng. Phía bên phải bảng câu hỏi là đánh giá của du khách về thực trạng các yếu tố về sản phẩm du lịch tại Lâm Đồng với 5 mức độ: rất tốt, tốt, bình thường, kém và rất kém. 2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin Bảng 3.1.2: Thực hiện phát phiếu điều tra: Tình hình phiếu Số Tỉ lệ % 87 điều tra lượng Tổng số phiếu phát ra 260 100% Số khách trong nước 200 76.92% Số khách nước ngoài 60 23.07% Số phiếu thu về 232 89.23% Số phiếu sử dụng được 195 84.05% Số phiếu không sử dụng được 37 15.94% Ghi chú: số phiếu không sử dụng được vì khách trả lời câu hỏi giống nhau hoặc bỏ trống nhiều chi tiết của câu hỏi. Phương pháp thu thập thông tin bằng cách phát phiếu khảo sát đã lập các câu hỏi. Đối tượng khảo sát là bao gồm các du khách trong và ngoài nước đến Lâm Đồng và đang lưu trú tại các khách sạn được gán sao trở lên trên địa bàn thành phố Đà Lạt. 2.1.3. Phân tích dữ liệu sau khi thu thập Các yếu tố được mã hoá như sau: Các tài nguyên thiên nhiên được xếp theo thứ tự trong bảng câu hỏi được mã hoá như sau: tn1, tn2, tn3,tn4. Các yếu tố về tài nguyên nhân văn xếp theo thứ tự trong bảng câu hỏi và mã hoá như sau: nv1, nv2,nv3, nv4, nv5. Các yếu tố về cơ sở vật chất kĩ thuật của ngành du lịch và cơ sở hạ tầng của địa phương xếp theo thứ tự trong bảng câu hỏi mã hoá như sau: cs1, cs2, cs3, cs4. Một số sản phẩm du lịch được mã hoá xếp theo thứ tự trong bảng câu hỏi như sau: sp1, sp2, sp3, sp4, sp5, sp6, sp7, sp8, sp9, sp10.sp11. Các yếu tố về môi trường xếp theo thứ tự trong bảng câu hỏi và mã hoá như sau: mt1, mt2, mt3, mt4, mt5, mt6. Tác giả dùng phần mềm SPSS 13.0 sử dụng cho việc thống kê mô tả kiểm định thang đo và phân tích các nhân tố liên quan. 2.1.4. Kết quả thu thập được từ những thông tin cá nhân Bảng 3.1.4: Các thông tin về cá nhân của du khách tại Đà Lạt - Lâm Đồng - Số phiếu sử dụng được 195 (100%) bảng 3.1.2 Tiêu chí Phân loại Số lượng Tỉ lệ % Giới tính Nam 93 47.69% Nữ 102 52.30% Độ tuổi Từ 18 – 25 tuổi 32 16.41% Từ 26 – 35 tuổi 41 21.03% Từ 36 – 45 tuổi 54 27.69% Trên 45 tuổi 68 34.87% Nghề nghiệp Nhân viên văn phòng 55 28.21% Công nhân 58 29.74% Thương gia 37 18.97% Các thành phần khác 45 23.08% Từ các nơi đến TP. Hồ Chí Minh 62 31.79% Đồng bằng Nam Bộ 54 27.69% 88 Khánh Hoà 23 11.79% Miền trung 28 14.36% Bình Thuận 12 6.15% Nơi khác 16 8.21% Quốc tịch Thái Lan 22 11.28% Sinhgapore 38 19.49% Anh 32 16.41% Pháp 27 13.85% Mỹ 45 23.08% Nước khác 31 15.90% Mức chi tiêu bình quân USD/ngày Đối với khách quốc tế 42 80.00 Thông qua các kênh thông tin Truyền hình 34 17.44% Báo, tạp chí 23 11.79% Sách, quảng cáo 22 11.28% Mạng internet 28 14.36% Đại lí du lịch 30 15.38% Người thân giới thiệu 42 21.54% Các hình thức khác 16 8.21% Số lần đến Đà Lạt 1 lần 62 31.79% 2 lần 58 29.74% 3 lần 32 16.41% Trên 4 lần 43 22.05% Sẽ quay trở lại Đà Lạt Có 187 95.90% Không 8 4.10% Qua bảng thông tin trên ta thấy, số khách đến Đà Lạt lần đầu cao nhất là 31.79%, và các lần tiếp theo ít dần đi. Nguyên nhân chính là do Đà Lạt không có những sản phẩm du lịch độc đáo và hấp dẫn thì khó có cơ hội đón du khách quay trở lại các lần tiếp theo, số khách quay trở lại lần 3 chỉ đạt 16.41%. Số khách sẽ trở lại Đà Lạt chiếm tỉ lệ rất cao (95.90%), điều này thể hiện Đà Lạt là vùng đất du lịch đầy hứa hẹn tiềm năng, nếu ngành du lịch Lâm Đồng biết khai thác có hiệu quả. Qua khảo sát du khách biết về Đà Lạt và đến Đà Lạt cơ bản thông qua người thân quen giới thiệu còn biết về Đà Lạt thông qua quảng cáo qua các phương tiện thông tin đại chúng là rất ít, điều này chứng tỏ công tác xúc tiến quảng bá du lịch của Lâm Đồng còn rất hạn chế. 89 Đánh giá của du khách về mức độ kì vọng của các yếu tố sản phẩm du lịch Bảng 3.1.5. Đánh giá của du khách về kì vọng của các yếu tố sản phẩm du lịch Tiêu chí M N Minimum Maximum mean Std.Deviation Khí hậu tn1 195 3 5 4.25 0.75 Các danh lam thắng cảnh tn2 195 3 5 4.28 1.48 Tài nguyên rừng tn3 195 1 5 3.15 0.20 Vị trí địa lí tn4 195 1 5 3.59 0.48 Các di sản văn hoá nv1 195 1 5 3.62 0.74 Phong tục tập quán của địa phương nv2 195 2 5 3.75 0.50 Sự thân thiện của dân địa phương nv3 195 3 5 4.26 0.05 Các công trình kiến trúc nv4 195 3 5 4.01 0.20 Các lễ hội truyền thống nv5 195 3 5 3.98 0.73 Các cơ sở lưu trú cs1 195 3 5 4.18 0.91 Dịch vụ vui chơi giải trí cs2 195 3 5 3.98 1.95 Các phương tiện giao thông cs3 195 2 5 3.50 0.80 Kết cấu hạ tầng cs4 195 2 5 3.42 0.74 Ý thức bảo vệ mơi trường mt1 195 2 5 3.21 1.06 Nghệ thuật ẩm thực mt2 195 3 5 3.80 0.92 Thái độ phục vụ của nhân viên mt3 195 3 5 4.30 1.79 Tính chuyên nghiệp của nhân viên mt4 195 2 5 3.75 1.63 Giá cả mt5 195 3 5 4.15 1.79 Mức độ an toàn mt6 195 2 5 3.50 0.02 Qua kết quả nghiên cứu trên, chúng ta thấy du khách đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố của sản phẩm du lịch rất cao, đó là các yếu tố: danh lam thắng cảnh, khí hậu, cơ sở lưu trú, giá cả và đặc biệt là sự thân thiện của dân địa phương, thái độ phục vụ của nhân viên. Những số liệu trên đòi hỏi các nhà quản lí cần đưa ra các chiến lược và chính sách phù hợp nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch tốt nhất để thỏa mãn nhu cầu du lịch của khách hàng. Bên cạnh việc phát triển sản phẩm du lịch phải gắn liền với công tác bảo vệ tài nguyên nhân văn cũng như tài nguyên môi trường để đảm bảo sự bình ổn và phát triển bền vững. 90 Đánh giá của du khách về mức độ kì vọng của sản phẩm du lịch Bảng 3.1.6: Đánh giá của du khách về mức độ kì vọng của sản phẩm du lịch Tiêu chí M N Minimum Maximum mean Std.Deviation Hàng thủ công mĩ nghệ Sp1 195 2 5 3.25 0.92 Các sản phẩm đặc trưng (đặc sản) Sp2 195 2 5 3.68 0.95 Loại hình du lịch tham quan Sp3 195 2 5 3.91 1.00 Loại hình du lịch nghỉ dưỡng Sp4 195 2 5 3.25 0.17 Loại hình du lịch sinh thái Sp5 195 2 5 3.81 0.29 Loại hình du lịch hội thảo, hội nghị Sp6 195 1 5 3.14 0.62 Loại hình du lịch thể thao mạo hiểm Sp7 195 2 5 3.08 0.43 Loại hình du lịch tìm hiểu lịch sử văn hoá Sp8 195 2 5 3.24 0.76 Loại hình du lịch miệt vườn Sp9 195 2 5 3.09 1.24 Các tour du lịch theo chủ đề Sp10 195 2 5 3.35 0.85 Loại hình du lịch mua sắm Sp11 195 2 5 3.75 1.29 Theo kết quả nghiên cứu, du khách đánh gía rất cao về mức độ quan trọng của sản phẩm du lịch. Các sản phẩm đó là: loại hình du lịch tham quan, các sản phẩm đặc trưng cụ thể như đặc sản của địa phương, loại hình du lịch sinh thái, các tour du lịch, du lịch nghỉ dưỡng. Với thang đo này các nhà quy họach, các nhà quản lí cần phải mạnh dạn đầu tư vào các sản phẩm được đánh giá có mức độ quan trọng cao. Đánh giá của du khách về thực trạng các yếu tố sản phẩm du lịch Lâm Đồng Bảng 3.1.7: Đánh giá của du khách về thực trạng của các yếu tố về sản phẩm du lịch Lâm Đồng Tiêu chí M N Minimum Maximum mean Std.Deviation Khí hậu tn1 195 1 5 3.50 1.18 Các danh lam thắng cảnh tn2 195 1 5 2.80 1.30 Tài nguyên rừng tn3 195 1 5 2.95 1.32 Vị trí địa lí tn4 195 1 5 3.11 1.46 Các di sản văn hoá nv1 195 1 5 2.88 1.41 91 Phong tục tập quán của địa phương nv2 195 1 5 3.25 1.10 Sự thân thiện của dân địa phương nv3 195 3 5 4.21 0.70 Các công trình kiến trúc nv4 195 2 5 3.81 0.85 Các lễ hội truyền thống nv5 195 1 5 3.25 0.96 Các cơ sở lưu trú cs1 195 1 5 3.27 0.96 Dịch vụ vui chơi giải trí cs2 195 1 4 2.03 0.96 Các phương tiện giao thông cs3 195 1 5 2.70 1.10 Kết cấu hạ tầng cs4 195 1 5 2.68 1.04 Ý thức bảo vệ mơi trường mt1 195 1 4 2.15 1.00 Nghệ thuật ẩm thực mt2 195 1 5 2.88 1.04 Thái độ phục vụ của nhân viên mt3 195 1 5 2.51 1.10 Tính chuyên nghiệp của nhân viên mt4 195 1 4 2.12 0.93 Giá cả mt5 195 1 5 2.36 1.05 Mức độ an toàn mt6 195 2 5 3.48 1.00 Theo khảo sát của du khách về đánh giá thực trạng các yếu tố sản phẩm du lịch Lâm Đồng ở mức độ bình thường và kém, riêng yếu tố khí hậu, sự thân thiện của dân địa phương, các công trình kiến trúc và mức độ an toàn là tốt (3.48 – 4.21), đây là những lợi thế của du lịch Đà Lạt – Lâm Đồng cần được phát huy. Đối với các yếu tố sản phẩm như: trình độ và tính chuyên nghiệp của nhân viên còn rất hạn chế (2.12), dịch vụ vui chơi giải trí thì được đánh giá là rất thấp (2.03), thực tế ở Lâm Đồng là một tỉnh có mức sống rất thấp, có những khu du lịch không có dịch vụ vui chơi giải trí ngoài ngắm cảnh và mua sắm, ý thức bảo vệ môi trường chưa cao (2.03 – 2.15). Đây là vấn đề mà các nhà quản lí và các nhà kinh doanh khai thác du lịch Lâm Đồng cần quan tâm và xử lí kịp thời. Đánh giá của du khách về thực trạng các sản phẩm du lịch Lâm Đồng Bảng 3.1.8: Bảng đánh giá của du khách về thực trạng của sản phẩm du lịch tỉnh Lâm Đồng Tiêu chí M N Minimum Maximum mean Std.Deviation Hàng thủ công mĩ nghệ Sp1 195 1 5 2.33 1.16 Các sản phẩm đặc trưng (đặc sản) Sp2 195 1 5 2.73 1.07 92 Loại hình du lịch tham quan Sp3 195 1 5 2.91 1.13 Loại hình du lịch nghỉ dưỡng Sp4 195 1 5 3.08 1.05 Loại hình du lịch sinh thái Sp5 195 2 5 3.52 0.89 Loại hình du lịch hội thảo, hội nghị Sp6 195 1 5 2.52 1.14 Loại hình du lịch thể thao mạo hiểm Sp7 195 1 5 2.65 1.00 Loại hình du lịch tìm hiểu lịch sử văn hoá Sp8 195 1 5 2.48 1.10 Loại hình du lịch miệt vườn Sp9 195 1 3 1.85 0.80 Các tour du lịch theo chủ đề Sp10 195 1 4 2.50 1.05 Loại hình du lịch mua sắm Sp11 195 1 4 2.46 1.00 Kết quả khảo sát ở trên cho thấy thực trạng về sản phẩm du lịch Lâm Đồng còn rất hạn chế về loại hình như: Du lịch miệt vườn, du lịch tìm hiểu lịch sử văn hoá còn rất kém, điểm trung bình từ (1.85 – 2.48) và các sản phẩm khác được du khách đánh giá ở mức trung bình. Cũng qua khảo sát, du khách đánh giá sản phẩm du lịch ở Lâm Đồng còn nghèo nàn, đơn điệu, trùng lắp, chất lượng kém, chưa phong phú. Như vậy, việc đa dạng hoá sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng sản phẩm là việc làm hết sức cần thiết đối với các nhà quản lí du lịch Lâm Đồng. So sánh chênh lệch giữa giá trị trung bình kì vọng và thực trạng các yếu tố sản phẩm du lịch Bảng 3.1.9: So sánh chênh lệch giữa giá trị trung bình kì vọng và thực trạng các yếu tố sản phẩm du lịch Lâm Đồng Tiêu chí Mã N Giá trị TB kỳ vọng Giá trị TB thực trạng Mức độ chênh lệch Khí hậu tn1 195 4.25 3.50 0.75 Các danh lam thắng cảnh tn2 195 4.28 2.80 1.48 Tài nguyên rừng tn3 195 3.15 2.95 0.20 Vị trí địa lí tn4 195 3.59 3.11 0.48 Các di sản văn hoá nv1 195 3.62 2.88 0.74 Phong tục tập quán của địa phương nv2 195 3.75 3.25 0.50 Sự thân thiện của dân địa phương nv3 195 4.26 4.21 0.50 93 Các công trình kiến trúc nv4 195 4.01 3.81 0.20 Các lễ hội truyền thống nv5 195 3.98 3.25 0.73 Các cơ sở lưu trú cs1 195 4.18 3.27 0.91 Dịch vụ vui chơi giải trí cs2 195 3.98 2.03 1.95 Các phương tiện giao thông cs3 195 3.50 2.70 0.80 Kết cấu hạ tầng cs4 195 3.42 2.68 0.74 Ý thức bảo vệ mơi trường mt1 195 3.21 2.15 1.06 Nghệ thuật ẩm thực mt2 195 3.82 2.88 0.94 Thái độ phục vụ của nhân viên mt3 195 4.30 2.51 1.79 Tính chuyên nghiệp của nhân viên mt4 195 3.75 2.12 1.63 Giá cả mt5 195 4.15 2.36 1.79 Mức độ an toàn mt6 195 4.01 3.48 0.53 Qua bảng trên cho thấy yếu tố như: tài nguyên rừng, mức độ an toàn, các công trình kiến trúc, sự thân thiện của dân địa phương có mức chênh lênh không đáng kể (0.20 – 0.53) Các yếu tố này có thể nói đã đáp ứng khá tốt với sự mong muốn của du khách đến lâm Đồng tham quan du lịch, đây là một lợi thế của du lịch Lâm Đồng. Bên cạnh đó, một số các yếu tố như: thái độ, tính chuyên nghiệp của nhân viên du lịch, khu vui chơi giải trí, giá cả thì mức chênh lệch tương đối lớn (1.79 – 1.63). Như vậy, du lịch Lâm Đồng phải có biện pháp tích cực để thu nhỏ khoảng cách độ chênh lệch này, có như vậy mới tạo ra được các sản phẩm du lịch có giá trị nhằm thoả mãn cho du khách ngày một phong phú hơn nữa. So sánh chênh lệch giữa giá trị trung bình kì vọng và thực trạng các sản phẩm du lịch Lâm Đồng Bảng 3.2: So sánh chênh lệch giữa giá trị trung bình kì vọng và thực trạng các sản phẩm du lịch Lâm Đồng Tiêu chí Mã N Giá trị TB kì vọng Giá trị TB thực trạng Mức độ chênh lệch Hàng thủ công mĩ nghệ Sp1 195 3.25 2.33 0.92 Các sản phẩm đặc trưng (đặc sản) Sp2 195 3.68 2.73 0.95 Loại hình du lịch tham quan Sp3 195 3.91 2.91 1.00 Loại hình du lịch nghỉ dưỡng Sp4 195 3.25 3.08 0.17 94 Loại hình du lịch sinh thái Sp5 195 3.81 3.52 0.29 Loại hình du lịch hội thảo, hội nghị Sp6 195 3.14 2.52 0.62 Loại hình du lịch thể thao mạo hiểm Sp7 195 3.08 2.65 0.43 Loại hình du lịch tìm hiểu lịch sử văn hoá Sp8 195 3.27 2.48 0.79 Loại hình du lịch miệt vườn Sp9 195 3.09 1.85 1.24 Các tour du lịch theo chủ đề Sp10 195 3.35 2.50 0.85 Loại hình du lịch mua sắm Sp11 195 3.75 2.46 1.29 Qua bảng trên cho thấy, ở Đà Lạt - Lâm Đồng việc duy trì du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch hội thảo hội nghị cần được duy trì và phát huy vì đây là một lợi thế của Lâm Đồng nơi có khí hậu mát mẻ, thuận hoà (0.17 – 0.62). Song, bên cạnh đó đối với du lịch thể thao, mạo hiểm cũng cần được khai thác và đầu tư hơn nữa để thu hút du khách, đặc biệt là du khách người ngoại quốc. 2.2. Đánh giá độ tin cậy các thang đo 2.2.1. Hệ số tin cậy Cronbach alpha Hệ số Cronbach alpha được xác định theo công thức:             2 2 1 1 r i k k    Trong đó k – số biến quan sát trong thang đo; 2i - phương sai của biến quan sát thứ i; 2r - phương sai của tổng thang đo. Hệ số Cronbach alpha được sử dụng trước để loại các biến rác. Các biến có hệ số tương quan với biến tổng nhỏ hơn 0,30 sẽ bị loại. Tiêu chuẩn chọn thang đo là khi hệ số Cronbach alpha lớn hơn 0,60 (Nunally & Burnstein,1994). Trong nghiên cứu này, đã đánh giá độ tin cậy của 5 thang đo: các sản phẩm du lịch (SP), tài nguyên thiên nhiên (TN), tài nguyên nhân văn (NV), cơ sở vật chất kĩ thuật, kết cấu hạ tầng cơ sở du lịch tại địa phương (CS) và môi trường kinh tế – xã hội (MT). Phân tích cho thấy các hệ số Cronbach alpha đều lớn hơn 0,60 và các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,30 nên các biến này có độ tin cậy cao và được sử dụng để phân tích. 2.2.2. Phân tích nhân tố Qua quá trình phân tích tổ hợp 30 biến quan sát của 5 thang đo đã chọn trên đây. hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) đánh giá tính thỏa đáng của tập mẫu đã thu thập bằng 0,963 và 0,966 ở mức có nghĩa sigma bằng 0,00 trong kiểm định Bartlett. Giá trị của hệ số KMO cho thấy giả thuyết ma trận tương quan là đồng nhất bị bác bỏ, các biến khảo sát là có tương quan và thỏa điều kiện để phân tích các nhân tố. 3. KẾT LUẬN Nghiên cứu các yếu tố tạo nên sản phẩm du lịch hấp dẫn, từ đó nhằm thu hút các nhà đầu tư, là một công việc có ý nghĩa lí luận và thực tiễn to lớn trong quá trình mở cửa hội nhập của nước ta nói chung và trên địa bàn Tây Nguyên nói riêng. Thực tế tình hình phát 95 triển du lịch tại Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên trong thời gian qua cho thấy: thứ nhất, chưa xác định rõ vai trò của các yếu tố tạo nên sản phẩm du lịch hấp dẫn; thứ hai, không có sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố trên; thứ ba, trong việc kêu gọi đầu tư, chưa nhận thức rõ mối quan hệ biện chứng giữa sản phẩm du lịch hấp dẫn và đầu tư. Việc nghiên cứu các yếu tố nhằm thu hút đầu tư vào lãnh vực du lịch và việc xây dựng mô hình để giải thích ở trên, hi vọng sẽ giúp cho các nhà hoạch định chiến lược du lịch các tỉnh Tây Nguyên có cái nhìn toàn diện hơn trong việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch theo định hướng của Tổng cục du lịch Việt Nam đã xác định. Chú thích: (1) Theo Philip Kotler, John Bowen, James Makens: Marketing for Hospitality and Tourism, Prentice Hall, 2003, page 9.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_cac_yeu_to_thu_hut_dau_tu_du_lich_tren_dia_ban_ta.pdf
Tài liệu liên quan