Nghiên cứu xây dựng quy trình bào chế dung dịch đậm đặc PTX có thể dùng pha tiêm
Sơ đồ 4. Quy trình điều chế dung dịch đậm đặc chứa Paclitaxel
- Dung dịch đậm đặc được lọc qua màng
0,22 µm sau đó đóng vào lọ đã được tiệt trùng
có dung tích 20 ml và được bịt kín bằng nút
cao su đã được tiệt trùng. Tiến hành đánh giá
cảm quan, pH, nồng độ PTX và đánh giá độ vô
trùng chế phẩm.
- Quy trình điều chế dung dịch đậm đặc
chứa PTX là hòa tan đơn giản được trình bày
trong sơ đồ 4.
KẾT QUẢ
- Cảm quan: Dung dịch thu được có màu
vàng nhạt, trong suốt, hơi nhớt và pH từ 4 đến 6.
Kết quả đánh giá hàm lượng được trình bày
trong bảng 14.
Bảng 14. Kết quả định lượng (n=6)
Nồng độ Hàm lượng duy trì (%)
0 giờ 27 giờ
0,3 mg/ml 100 96,15
0,6 mg/ml 100 93,97
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 29 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu cải thiện độ tan của paclitaxel bằng phương pháp tạo phức với hydroxypropyl-Β-cyclodextrin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Học 359
NGHIÊN CỨU CẢI THIỆN ĐỘ TAN CỦA PACLITAXEL
BẰNG PHƯƠNG PHÁP TẠO PHỨC
VỚI HYDROXYPROPYL-β-CYCLODEXTRIN
Nguyễn Thanh Hà*, Lê Minh Trí**, Nguyễn Thiện Hải**, Lương Khánh Duy**, Lê Nguyễn Nguyệt Minh**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Paclitaxel (PTX) là hoạt chất phân lập từ vỏ cây thông đỏ (Taxus brevifolia), là một trong các chất
có tác dụng hiệu quả được sử dụng điều trị ung thư buồng trứng, phổi, vú và não trong lâm sàng. PTX chỉ được
dùng dạng tiêm truyền do không hấp thu qua hệ tiêu hoá. Tuy nhiên độ tan của PTX rất kém. Do vậy, nghiên
cứu này nhằm cải thiện độ tan PTX bằng phương pháp tạo phức chất với hydroxypropyl-β-cyclodextrin
(HPβCD)
Phương pháp: điều chế dung dịch chứa PTX đậm đặc bằng phương pháp tạo phức chất hoà tan với
hydroxypropyl-β-cyclodextrin (chế phẩm nghiên cứu NC-10). Khảo sát tính ổn định của chế phẩm và hàm lượng
PTX trong 27 giờ sau khi pha loãng với dung dịch NaCl 0,9%.
Kết quả: HPβCD có tác dụng tăng độ hoà tan của PTX. Tỉ lệ mol của PTX: HPβCD để tạo phức được
nghiên cứu là 1:360. Dung dịch đậm đặc này được thêm polysorbat 80 (6%) vào để tăng tính ổn định của phức
chất sau khi pha loãng trong dung dịch NaCl 0,9%. Dung dịch chứa PTX 0,6 mg/ml sau khi pha trong dung dịch
NaCl 0,9% ổn định trong 27 giờ. Kết quả này tương đương với chế phẩm đối chiếu Intaxel®. Hàm lượng PTX
được xác định bằng phương pháp HPLC, cột Pentafluorophenyl-propyl và detector PDA, phát hiện ở bước sóng
227 nm, pha động là hỗn hợp acetonitril:nước. Phương pháp phân tích kiểm nghiệm cũng đáp ứng yêu cầu của
quy trình phân tích định lượng của chế phẩm theo ICH.
Kết luận: dung dịch pha loãng từ dung dịch đậm đặc ban đầu có khả năng duy trì nồng độ PTX trong giới
hạn trị liệu cho phép trong 27 giờ. Bên cạnh đó việc khảo sát khả năng hòa tan sau khi loại dung môi cho thấy
triển vọng áp dụng dạng bào chế đông khô cho chế phẩm.
Từ khoá: paclitaxel, HPLC, hydroxypropyl-β-cyclodextrin (HPβCD), Intaxel(R), NC-10
ABSTRACT
AMELIORATE THE SOLUBILITY OF PACLITAXEL BY FORMING THE COMPLEX
WITH HYDROXYPROPYL-β-CYCLODEXTRINE
Nguyen Thanh Ha, Le Minh Tri, Nguyen Thien Hai, Luong Khanh Duy, Le Nguyen Nguyet Minh
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 359 - 367
Objectives: Paclitaxel (PTX), isolated from the bark of the Pacific yew tree (Taxus brevifolia), is one of the
most effective antitumor agents used in clinical trials for ovarian, breast, lung and cervical cancers. Paclitaxel is
only used in infusion because it is not absorb in gastrointestinal system. However, the aqueous solubility of
paclitaxel is very low. This study was to make a solution containing paclitaxel by forming the complex with
hydroxypropyl-β-cyclodextrin.
Methods: this study was to make a concentrated solution containing paclitaxel by forming an inclusion
complex with hydroxypropyl-β-cyclodextrine (sample NC-10). Study on stability of sample and PTX’s content in
* Viện kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh
** Khoa Dược, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: PGS. TS. Lê Minh Trí ĐT: 0903718190 Email: leminhtri1099@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Dược Học 360
27 hours after dilute in solution of NaCl 0.9%.
Results: HPβCD had increased the water-solubility of paclitaxel. The molar ratio of paclitaxel to HPβCD
was found to be 1:360 to form the complex. Polysorbate 80 (6%) was added to the concentrated solution showed
the stabilization of the complex after diluted in solution of NaCl 0.9%. Approximately 0.6 mg/ml paclitaxel could
be maintained after diluted in solution of NaCl 0.9% for 27 hours. This result was also the same with referent
product - Intaxel®. Paclitaxel was determined by HPLC, using Pentafluorophenyl-propyl column and detector
PDA, wavelength of detector at 227 nm. Mobile phase was acetonitrile and water. This method was met all the
requirements of a pharmaceutical analytical procedure.
Conclusion: dilute solution from initial concentrate solution is able to keep concentration of paclitaxel adapte
for therapy in 27 hours. After eliminate the solvent, the solution is stable and able to prepare the infusion
lyophilisate paclitaxel in the future.
Key words: paclitaxel (PTX), HPLC, hydroxypropyl-β-cyclodextrine (HPβCD), Intaxel(R)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Paclitaxel (PTX), hoạt chất phân lập từ vỏ cây
thông đỏ Taxus brevifolia, được chứng minh
mang lại hiệu quả cao trong trị liệu ung thư
buồng trứng, ung thư vú, ung thư phổi và ung
thư cổ tử cung. PTX không hấp thu qua đường
tiêu hoá nên chỉ sử dụng bằng đường tiêm
truyền tĩnh mạch. Tuy nhiên, do PTX có độ tan
kém trong hầu hết dung môi pha tiêm nên các
nghiên cứu hầu như tâp trung cải thiện độ tan
của PTX.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy việc tạo
phức bao của PTX với dẫn chất β-cyclodextrin có
nhiều triển vọng và có khả năng ứng dụng vào
sản xuất. Từ nhu cầu thực tiễn tạo ra chế phẩm
chứa PTX an toàn và hiệu quả cao trong trị liệu,
kết hợp với xu hướng ứng dụng cyclodextrin và
các dẫn chất vào việc cải thiện độ tan và khả
năng hấp thu, đề tài được tiến hành nhằm điều
chế dung dịch đậm đặc chứa PTX có thể dùng
pha tiêm truyền.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Nghiên cứu xây dựng công thức và quy trình
bào chế dung dịch đậm đặc chứa paclitaxel sử
dụng hydroxypropyl-β-cyclodextrin tạo phức
trợ tan. Dung dịch sau khi pha loãng phải duy trì
được nồng độ PTX khoảng 0,3 mg/ml-1,2 mg/ml
trong một thời gian nhất định đạt yêu cầu trị liệu
(chế phẩm NC-10)
Xây dựng và thẩm định quy trình định
lượng paclitaxel trong chế phẩm sử dụng
phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC
với đầu dò PDA.
Nguyên liệu PTX đạt tiêu chuẩn Dược điển
USP 34 (Cty Jingi Wen, lô 20090312, Trung
Quốc); 2-Hydroxypropyl-β-cyclodextrin
(Kleptose®) theo tiêu chuẩn nhà sản xuất
Roquette Pharma. Chế phẩm đối chiếu Intaxel®
của nhà sản xuất Fresenius Kabi Oncology Ltd -
Ấn Độ, số lô 881AY003, số đăng ký VN-2405-06,
ngày sản xuất – hạn dùng: 06/07/13.
Phương pháp nghiên cứu
Thẩm định quy trình định lượng PTX sử dụng
phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao với
đầu dò PDA
Khảo sát điều kiện phân tích
PTX được định lượng bằng phương pháp sắc
ký lỏng hiệu năng cao với đầu dò UV hoặc PDA.
Tham khảo chuyên luận thuốc tiêm PTX trong
Dược điển Hoa Kỳ USP 34(7) và một số tài
liệu(2,6,5,4), rút ra các thông số sắc ký như pha tĩnh,
nhiệt độ cột, thành phần pha động, tốc độ dòng,
bước sóng phát hiện để xây dựng quy trình định
lượng PTX trong chế phẩm đạt yêu cầu của một
quy trình phân tích.
Chuẩn bị mẫu
Dung dịch mẫu thử: dung dịch PTX đậm đặc
được pha loãng đến nồng độ trị liệu thích hợp
bằng dung môi pha tiêm NaCl 0,9%. Dung dịch
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Học 361
thu được được lọc qua màng 0,45 µm rồi đem
định lượng.
Dung dịch chuẩn: hòa tan hoàn toàn PTX
chuẩn trong hỗn hợp theo thể tích nước :
acetonitril (50:50) để thu được dung dịch có
nồng độ PTX như dung dịch thử. Dung dịch
này được lọc qua màng 0,45 µm trước khi
định lượng.
Thẩm định quy trình phân tích
Quy trình định lượng PTX trong chế phẩm
được thẩm định theo tiêu chuẩn được hướng
dẫn trong Hiệp ước hòa hợp quốc tế về yêu cầu
kỹ thuật giữa châu Âu, Nhật và Hoa Kỳ - gọi tắt
là ICH Harmonised tripartite guideline. Các yếu
tố cần được thẩm định là tính đặc hiệu, tính phù
hợp hệ thống, tính tuyết tính, độ đúng và độ
chính xác của quy trình định lượng.
Khảo sát tính chất chế phẩm đối chiếu
Thu thập mẫu đối chiếu. Khảo sát tính chất
lý hoá, độ pha loãng, tính ổn định sau khi pha
loãng. Định lượng PTX trong dung dịch pha
loãng theo quy trình đã thẩm định.
Nghiên cứu xây dựng công thức và quy trình
điều chế dung dịch đậm đặc chứa PTX dựa
trên tạo phức với HPβCD
Do PTX kém tan trong nước nên phương
pháp tạo phức trong môi trường dung môi hữu
cơ và nước được sử dụng. Dung môi hữu cơ
được lựa chọn là ethanol khan vì PTX tan tốt
trong ethanol khan (đạt nồng độ tối đa là 46
mM/ml)(3) và ethanol có liên kết yếu với khoang
HPβCD, dễ được thay thế bởi hoạt chất.
Khảo sát ảnh hưởng của HPβCD lên khả năng cải
thiện độ tan của PTX
Tiến hành khảo sát với tỉ lệ mol HPβCD :
PTX lần lượt là 1, 2, 3, 100, 200, 300, 360 và 400
trong dung môi nước và ethanol theo tỉ lệ thể
tích 1 : 1, đánh giá lượng PTX hoà tan thông qua
cảm quan (độ trong), chọn lựa tỉ lệ thích hợp và
tiến hành xác định hàm lượng PTX từ đó rút ra
tỷ lệ có khả năng tốt nhất.
Chuẩn bị mẫu : PTX được cân chính xác
khoảng 12 mg và hòa tan trong ethanol (với
lượng thể tích bằng 1/3 lượng nước dùng hòa tan
HPβCD). Một lượng HPβCD tương ứng với các
tỉ lệ mol HPβCD : PTX như trên được hòa tan từ
từ vào hỗn hợp nước (theo tỉ lệ 1 ml nước cho 1 g
HPβCD) và 2/3 lượng ethanol còn lại đến khi thu
được dung dịch trong suốt.
Hai dung dịch trên được phối hợp vào nhau
và khuấy trộn trong thời gian 2 giờ. Dung dịch
thu được được pha loãng bằng dung môi pha
tiêm NaCl 0,9 % để thu được thể tích 20 ml,
tương ứng với nồng độ PTX 0,6 mg/ml.
Khảo sát ảnh hưởng của chất trợ tan
Dựa trên một số tài liệu(1,2), để ổn định phức
tạo thành theo thời gian đạt yêu cầu trị liệu, một
số polymer được sử dụng như Polyoxyethylen-
sorbitan 20-monooleat (Polysorbat-80),
Hydroxypropyl Methylcellulose (HPMC) hoặc
Polyvinylpyrrolidon K30 (PVP K30). Polysorbat
80 được lựa chọn trong phương pháp nghiên
cứu này vì được Cục quản lý Thực phẩm và
Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho phép sử dụng
trong dung dịch pha tiêm. Theo FDA, nồng độ
Polysorbat 80 sử dụng trong dịch truyền được
cho phép nồng độ tối đa là 8% theo thể tích.
Khảo sát ảnh hưởng chất trợ tan đối với tính chất cảm
quan chế phẩm
Công thức được lựa chọn (tương ứng tỉ lệ
HPβCD : PTX tiềm năng) sẽ được khảo sát độ ổn
định khi có mặt polysorbat 80 từ nồng độ 1%
đến 8%
Tiến hành : Phức được tạo thành như trên.
Dung dịch phức được cho thêm vào
polysorbat 80 và pha loãng bằng dung môi
pha tiêm NaCl 0,9% theo bảng 1.
Bảng 1. Tỉ lệ pha loãng sử dụng polysorbat 80 làm
chất ổn định
Nồng độ
Polysorbat 80
1% 2% 3% 4% 5% 6% 7% 8%
Dung dịch phức Tương ứng với 10 mg PTX
Polysorbat 80 (ml) 0,2 0,4 0,6 0,8 1 1,2 1,4 1,6
Dung dịch NaCl
0,9%
Vừa đủ 20 ml
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Dược Học 362
Dung dịch sau khi pha loãng được đánh giá
độ trong trong tại thời điểm 0 giờ sau khi pha
loãng, 24 giờ và 48 giờ sau khi pha loãng. Tiêu
chí lựa chọn công thức là dung dịch phải trong
đến thời điểm quan sát 48 giờ.
Khảo sát ảnh hưởng chất trợ tan đối với nồng độ
chế phẩm
Từ phần (a) rút ra được các nồng độ
polysorbat 80 có khả năng duy trì dung dịch
trong. Các mẫu đạt tiêu chí cảm quan từ phần
(a) sẽ được định lượng hàm lượng PTX tại thời
điểm 0 giờ sau khi pha, 24 giờ và 48 giờ sau
khi pha.
Tiến hành: Chuẩn bị mẫu như trên thu được
dung dịch PTX 0,6 mg/ml. Các mẫu được lọc qua
màng 0,45 µm và tiến hành định lượng PTX
bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao.
Tiêu chí lựa chọn: Mẫu được xem là đạt tiêu
chí về nồng độ PTX khi hàm lượng PTX được
duy trì trên 90% trong thời gian ít nhất 24 giờ so
với nồng độ pha loãng lúc đầu.
Khảo sát một số nồng độ pha loãng khác trong dãy
nồng độ trị liệu
Theo hướng dẫn sử dụng của chế phẩm gốc
Intaxel®, PTX phải đạt nồng độ trị liệu từ 0,3
mg/ml đến 1,2 mg/ml.
Công thức lựa chọn được đánh giá khả năng
pha loãng tại nồng độ PTX 0,3 mg/ml, 0,6 mg/ml
và 1,2 mg/ml
Tiến hành: Dung dịch đậm đặc được chuẩn
bị như trên, sau đó pha loãng trong dung dịch
NaCl 0,9% được 3 nồng độ 0,3 mg/ml, 0,6 mg/ml,
0,9 mg/ml và 1,2 mg/ml. Tỉ lệ pha loãng được thể
hiện ở bảng 2.
Bảng 2. Tỉ lệ pha loãng đạt nồng độ trị liệu khảo sát
Nồng độ PTX (mg/ml) 0,3 0,6 0,9 1,2
Dung dịch đậm đặc ứng với
lượng mg PTX
6 12 18 24
NaCl 0,9% vừa đủ 20 ml
Dung dịch đạt khi pha loãng trong và duy trì
được độ trong trong ít nhất 12 giờ.
Khảo sát độ ổn định hàm lượng trong 24 giờ
Công thức được đánh giá hàm lượng PTX,
đo pH tại thời điểm sau khi pha và theo dõi hàm
lượng trong thời gian 24 giờ. Mục tiêu của đánh
giá này để xác định độ ổn định và khả năng duy
trì hàm lượng PTX đáp ứng trị liệu của dung
dịch pha loãng.
Tiến hành: Mẫu được chuẩn bị như trên
tương ứng với tỉ lệ mol PTX : HPβCD là 1 : 360.
Dung dịch được pha loãng tại nồng độ rút ra
như bảng 2. Mỗi nồng độ được pha 3 mẫu. Dung
dịch thu được được lọc qua màng 0,45 µm. Mẫu
được định lượng PTX tại thời điểm 0 giờ sau khi
pha, và 4 giờ, 8 giờ, 12 giờ, 16 giờ và 24 giờ bằng
phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao.
Tiêu chí lựa chọn: dung dịch phải có nồng độ
PTX sau 24 giờ đạt trên 90% so với lúc đầu.
Đánh giá ảnh hưởng ethanol lên độ tan phức PTX với
HPβCD
Do dung dịch tạo phức sử dụng lượng
HPβCD lớn, cần dùng một lượng nước hòa tan
lớn nên dung dịch đậm đặc ban đầu có thể tích
lớn. Ngoài ra lượng ethanol từ giai đoạn tạo
phức có thể ảnh hưởng đến độ tan phức tạo
thành. Để đánh giá ảnh hưởng ethanol lên phức
tạo thành và đánh giá khả năng áp dụng dạng
bào chế đông khô cho chế phẩm, dung dịch
phức sau khi khuấy trộn được loại dung môi
trước khi pha loãng bằng dung môi pha tiêm
NaCl 0,9%. Tiến hành khảo sát với số mẫu là 3
trên mỗi nồng độ pha loãng.
Tiến hành: Dung dịch phức được tạo như
trên, sau đó được loại dung môi bằng phương
pháp sấy áp suất giảm sử dụng tủ sấy chân
không. Nhiệt độ sấy được duy trì tại mức 45 oC
để tránh phá cấu trúc phức. Cắn thu được được
hòa tan trong dung môi pha tiêm NaCl 0,9%.
Dung dịch sau khi pha loãng được đánh giá cảm
quan và được lọc qua màng 0,45 µm tiến hành
sắc ký xác định nồng độ PTX.
So sánh với chế phẩm đối chiếu
Tiến hành lặp lại công thức lựa chọn với
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Học 363
lượng pha chế lớn hơn và so sánh các chỉ tiêu về
độ trong, nồng độ PTX với chế phẩm đối chiếu.
Nhận xét và đánh giá công thức lựa chọn.
Nghiên cứu xây dựng quy trình bào chế dung dịch
đậm đặc PTX có thể dùng pha tiêm
Dựa vào tính chất lý hóa của công thức lựa
chọn, tiến hành xây dựng quy trình bào chế ở
quy mô sản xuất nhỏ dung dịch đậm đặc chứa
PTX.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Thẩm định quy trình định lượng PTX sử
dụng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng
cao với đầu dò PDA
Khảo sát điều kiện phân tích
PTX được định lượng bằng phương pháp
HPLC sử dụng đầu dò PDA bước sóng phát
hiện 227 nm, cột sắc ký pha đảo
Pentaflurophenyl-propyl (250 mm x 4 mm, 5
µm), pha động là hỗn hợp nước:acetonitril được
chạy theo chương trình gradient, tốc độ dòng 1,2
ml/phút, thể tích tiêm mẫu 10 µl và nhiệt độ cột
là 25 oC.
Bảng 3. Chương trình gradient pha động
Thời gian (phút) Tỉ lệ acetonitrile (%) Tỉ lệ nước (%)
0→13 45 55
13→20 45→65 55→35
20→23 65 45
23→30 65→45 35→55
Đánh giá quy trình phân tích
Quy trình phân tích được thẩm định đạt yêu
cầu của một quy trình phân tích. Kết quả thẩm
định dược trình bày trong bảng 4.
Bảng 4. Kết quả thẩm định quy trình định lượng PTX bằng HPLC
Tiêu chí thẩm định Yêu cầu Kết quả
Tính đặc hiệu Trên sắc ký đồ, mẫu chuẩn và mẫu thử phải có đỉnh
PTX tại cùng thời gian lưu. Mẫu trắng không được có
đỉnh PTX.
Đúng
Tính phù hợp hệ thống Các thông số sắc ký của mẫu chuẩn và mẫu thử sau
6 lần tiêm mẫu có RSD ≤ 2%.
Hệ số bất đối 0,8-1,5
Đạt
Tính tuyến tính Sự tương quan giữa diện tích đỉnh và nồng độ PTX
khi phân tích (dùng công cụ Regression trong MS
Excel để kiểm tra). Đánh giá hệ số tương quan r.
Mức độ tương quan tốt khi |r| > 0,9
Phương trình hồi qui tuyến tính
y = 5941192x + 85098 (R2 = 0,9999)
Kết luận có sự tương quan giữa nồng độ và
độ hấp thu PTX trong khoảng tuyến tính 0,1
– 1,3 mg/ml
Độ đúng Tỉ lệ phục hồi 98%-102% Đạt (100,57%)
Độ chính xác RSD của 6 mẫu thử nhỏ hơn hoặc bằng 2% Đạt (RSD% = 1,512%)
Khảo sát tính chất chế phẩm đối chiếu
Chế phẩm đối chiếu Intaxel® được pha loãng
trong dịch pha tiêm đến nồng độ trị liệu 0,3 – 1,2
mg/ml. Kết quả nồng độ PTX được duy trì sau
khi pha loãng theo thời gian được thể hiện qua
bảng 5.
Bảng 5. Nồng độ khảo sát theo thời gian Intaxel®
Nồng độ PTX
(mg/ml)
Thời gian định lượng
0 giờ 27 giờ 48 giờ 72 giờ
0,3 100% 99,60% 98,86% 98,13%
0,6 100% 98,87% 98,14% 97,30%
1,2 100% 98,12% 98,08% 98,03%
Nhận xét: về cảm quan chế phẩm Intaxel®
sau khi pha loãng dung dịch trong duy trì đến 72
giờ, nồng độ PTX duy trì trên 90% sau 72 giờ pha
loãng, đạt yêu cầu trị liệu.
Nghiên cứu xây dựng công thức và quy
trình điều chế dung dịch đậm đặc chứa PTX
dựa trên tạo phức với HPβCD
Khảo sát ảnh hưởng của HPβCD lên khả năng
cải thiện độ tan của PTX
Kết quả khảo sát trình bày tại bảng 6. Với
lượng HPβCD thấp (tỉ lệ mol PTX : HPβCD từ
1 : 1 đến 1 : 300) thì dung dịch sau khi pha
loãng tủa ngay. Với tỉ lệ PTX : HPβCD là 1 :
360 và 1 : 400, dịch pha loãng tại thời điểm lúc
đầu trong, chứng tỏ lượng HPβCD sử dụng
đủ để tạo phức bao với PTX. Tuy nhiên khi
quan sát thêm 1 giờ, dung dịch tủa chứng tỏ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Dược Học 364
phức tạo thành không ổn định và cần phải sử
dụng thêm tá dược để ổn định phức. Tỉ lệ PTX:
HPβCD phù hợp là 1 : 360 (kl/kl).
Bảng 6. Tính chất cảm quan các mẫu sau khi pha
loãng
Tỉ lệ PTX :
HPβCD
Quan sát dịch
đậm đặc
Quan sát dịch pha loãng
0 giờ 1 giờ
1 : 1 + - -
1 : 2 + - -
1 : 3 + - -
1 : 100 + - -
1 : 200 + - -
1 : 300 + - -
1 : 360 + + -
1 : 400 + + -
* Với (+) biểu thị dung dịch trong, (-) biểu thị dung dịch có
tủa.
Khảo sát ảnh hưởng chất trợ tan polysorbat-
80
Trên tính chất cảm quan
Kết quả khảo sát trình bày tại bảng 7. Dung
dịch pha loãng quan sát tại thời điểm 0 giờ trong,
chứng tỏ polysorbat 80 từ 1% đến 8% có tác động
giúp ổn định phức. Thời gian duy trì độ ổn định
phức tỉ lệ thuận với nồng độ polysorbat 80 sử
dụng. Cụ thể để duy trì độ trong đến 24 giờ sau,
polysorbat 80 tối thiểu phải là 5%. Để duy trì độ
trong đến 48 giờ sau, polysorbat 80 phải là 8%.
Tại nồng độ polysorbat 80 6% và 7% sau 48 giờ
có xuất hiện tủa nhẹ.
Bảng 7. Kết quả đánh giá cảm quan dung dịch pha
loãng
Thời gian
quan sát
Nồng độ polysorbat 80
1% 2% 3% 4% 5% 6% 7% 8%
0 giờ + + + + + + + +
24 giờ ↓ ↓ ↓ ↓ + + + +
48 giờ ↓ ↓ ↓ ↓ ↓ - - +
Với (+) biểu thị dung dịch trong, (-) biểu thị dung dịch tủa
nhẹ, (↓) biểu thị dung dịch tủa nhiều
Trên nồng độ paclitaxel
Kết quả khảo sát nồng độ PTX trình bày tại
bảng 8. Tại thời điểm 24 giờ, với lượng
polysorbat 80 từ 5 đến 8%, PTX duy trì hàm
lượng trên 90%, đạt yêu cầu về hàm lượng. Tuy
nhiên để duy trì hàm lượng trên 90% sau 48 giờ,
nồng độ polysorbat 80 phải từ 6% trở lên.
Kết quả khảo sát ảnh hưởng polysorbat 80
trên tính cảm quan và nồng độ có tương đồng
với nhau. Tại nồng độ polysorbat 80 5%, dung
dịch sau 48 giờ tủa nhiều và hàm lượng không
được duy trì (còn lại 79,47% so với lúc đầu). Tại
nồng độ polysorbat 80 6%, dung dịch sau 48 giờ
tủa nhẹ nhưng hàm lượng vẫn đạt yêu cầu (còn
lại 90,17%).
Kết luận nồng độ polysorbat 80 thích hợp là
6% để dịch pha loãng vẫn đạt yêu cầu trị liệu sau
gần 48 giờ.
Bảng 8. Kết quả định lượng PTX với nồng độ
polysorbat 80 từ 5 đến 8%
Thời
gian
(giờ)
Nồng độ Polysorbat 80
5% 6% 7% 8%
C% %PTX C% %PTX C% %PTX C% %PTX
0 0,599 100 0,600 100 0,603 100 0,605 100
24 0,552 92,15 0,568 94,66 0,577 95,69 0,571 94,38
48 0,476 79,47 0,547 90,17 0,558 92,53 0,567 93,72
Với C% là nồng độ PTX (mg/ml), %PTX là hàm lượng
PTX tính theo thời gian
Khảo sát một số nồng độ pha loãng khác trong
dãy nồng độ trị liệu
Với nồng độ 1,2 mg/ml ; thể tích pha loãng
cuối cùng là 10 ml (ứng với lượng PTX là 12 mg)
không đủ để hòa tan 7,1 g HPβCD. Kết quả đánh
giá cảm quan các mẫu trình bày tại bảng 9.
Bảng 9. Kết quả đánh giá cảm quan với polysorbat
80 6%
Thời gian
quan sát
Nồng độ pha loãng (mg/ml)
0,3 0,6 0,9 1,2
0 giờ + + ↓
Không khảo
sát
24 giờ + + ↓
48 giờ + - ↓
Với (+) biểu thị dung dịch trong, (-) biểu thị dung dịch tủa
nhẹ, (↓) biểu thị dung dịch tủa nhiều.
Nhận xét : dung dịch đậm đặc có thể pha
loãng đạt nồng độ PTX từ 0,3 mg/ml đến 0,6
mg/ml. Khi pha loãng đến nồng độ PTX 0,3
mg/ml, polysorbat 80 tuy bị pha loãng đến 3%
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Học 365
nhưng vẫn giúp ổn định được phức. Điều này
cho thấy với nồng độ PTX thấp, nồng độ
polysorbat 80 cần để duy trì phức ổn định cũng
thấp hơn. Tại nồng độ PTX 0,9 mg/ml và 1,2
mg/ml, dung dịch sau khi pha loãng tủa không
đạt yêu cầu cảm quan.
Khảo sát độ ổn định hàm lượng trong 24 giờ
Về mặt cảm quan, 6 mẫu tại cuối thời điểm
quan sát (24 giờ) vẫn trong. Kết quả khảo sát
nồng độ trình bày tại bảng 10 và hình 3.
Bảng 10. Kết quả khảo sát hàm lượng trong thời gian
24 giờ
Nồng độ 0,3 mg/ml
0 giờ 4 giờ 8 giờ 12 giờ 16 giờ 20 giờ 24 giờ
C%PTX 0,301 0,298 0,300 0,299 0,298 0,295 0,293
% PTX 100 99,00 99,67 99,34 99,00 98,01 97,34
Nồng độ 0,6 mg/ml
0 giờ 4 giờ 8 giờ 12 giờ 16 giờ 20 giờ 24 giờ
C%PTX 0,590 0,584 0,589 0,585 0,584 0,568 0,562
% PTX 100 98,98 99,83 99,15 98,98 96,27 95,25
95
96
97
98
99
100
0 4 8 12 16 20 24
Th?i gian (gi?)
% PTX
PTX 0.3 mg/ml
PTX 0.6 mg/ml
Hình 3. Đồ thị biểu diễn nồng độ trong thời gian 24
giờ
Kết quả đo pH trong thời gian 24 giờ đều cho
kết quả trong khoảng 4-6 cho cả hai nồng độ.
Nhận xét: Với tỉ lệ HPβCD : PTX là 360 : 1, sử
dụng polysorbat 80 6%, trong thời gian 24 giờ,
dung dịch đậm đặc sau khi pha loãng thành 0,3
mg/ml và 0,6 mg/ml có nồng độ PTX luôn duy trì
trên 95% và pH trong khoảng cho phép đối với
thuốc tiêm chứa PTX (USP 34)6. Cuối thời điểm
quan sát hai dung dịch vẫn trong. Công thức lựa
chọn đạt tiêu chí cảm quan và yêu cầu về hàm
lượng PTX trong trị liệu.
Đánh giá ảnh hưởng ethanol lên độ tan
phức PTX với HPβCD
Sau khi loại dung môi, thu được một khối
bột xốp tan tốt khi hòa tan với dung dịch NaCl
0,9%.
Kết quả khảo sát hàm lượng PTX của các
mẫu trình bày tại bảng 11.
Bảng 11. Hàm lượng PTX tại 0 giờ và 24 giờ
Nồng độ
PTX mg/ml
Nồng độ
Polysorbat 80
(%)
Nồng độ PTX (mg/ml)
0 giờ 24 giờ
% còn lại
sau 24 giờ
0,3 3 0,307 0,298 95,44
0,6 6 0,583 0,534 91,60
Nhận xét:
Cắn thu được sau quá trình loại dung môi có
khả năng hòa tan tốt trong dung dịch NaCl 0,9%.
Tại nồng độ PTX 0,3 mg/ml, nồng độ duy trì
sau 24 giờ trên 90%, tuy nhiên hàm lượng PTX
còn lại thấp hơn so với việc pha loãng không loại
dung môi.
Tại nồng độ PTX 0,6 mg/ml, hàm lượng PTX
vẫn duy trì trên 90% sau 24 giờ, tuy nhiên hàm
lượng PTX thấp hơn so với phương pháp không
loại dung môi đã nghiên cứu ở trên.
So sánh với chế phẩm đối chiếu
Công thức lựa chọn là sử dụng tỉ lệ tạo phức
PTX:HPβCD 1:360, sử dụng polysorbate-80 nồng
độ 6% làm chất ổn định. Pha chế công thức với
lượng lớn gấp 30 lần công thức gốc, tiến hành
pha loãng với dung môi pha tiêm NaCl 0,9%.
Định lượng các dung dịch pha loãng, đánh giá
hàm lượng PTX duy trì tại thời điểm 0 giờ, 27 giờ
và 48 giờ sau khi pha. So sánh đồng thời với chế
phẩm đối chiếu Intaxel®. Kết quả so sánh hàm
lượng và cảm quan được thể hiện tại bảng 12 và
bảng 13. - Chế phẩm Intaxel® cho dung dịch pha
loãng ổn định trong 72 giờ, hàm lượng PTX duy
trì luôn duy trì trên 98%.
- Công thức lựa chọn khi pha loãng tại nồng
độ 0,3 mg/ml ổn định trong 72 giờ, lượng PTX
duy trì trên 90% đạt yêu cầu trị liệu. Tuy nhiên
công thức pha loãng tại nồng độ 0,6 mg/ml chỉ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014
Chuyên Đề Dược Học 366
đạt ổn định đến 27 giờ, hàm lượng PTX chỉ duy
trì trên 90% trong thời gian 48 giờ.
Bảng 12. So sánh hàm lượng công thức lựa chọn và
Intaxel®
Nồng độ
Mẫu
quan sát
Hàm lượng PTX duy trì (%)
0 giờ 27 giờ 48 giờ 72 giờ
0,3 mg/ml
T1 100 96,85 94,77 92,04
Intaxel® 100 99,60 98,86 98,13
0,6 mg/ml
T2 100 94,42 90,91 83,26
Intaxel® 100 98,87 98,14 98,03
T1: công thức lựa chọn pha loãng tại nồng độ PTX 0,3
mg/ml. T2: công thức lựa chọn pha loãng tại nồng độ PTX
0,6 mg/ml.
- Kết quả khảo sát cho thấy công thức lựa
chọn sử dụng tỉ lệ tạo phức PTX:HPβCD 1:360
và polysorbat 80 là 6% có thời gian ổn định và
duy trì hàm lượng kém hơn so với chế phẩm đối
chiếu. Thời gian tối ưu sử dụng là 27 giờ sau khi
pha loãng.
Bảng 13. So sánh cảm quan công thức lựa chọn và
Intaxel®
Nồng độ
Mẫu quan
sát
Thời gian quan sát
0 giờ 27 giờ 48 giờ 27 giờ
0,3 mg/ml
T1 + + + +
Intaxel® + + + +
0,6 mg/ml
T2 + + - -
Intaxel® + + + +
Với (+) biểu thị dung dịch trong, (-) biểu thị dung dịch tủa.
Nghiên cứu xây dựng quy trình bào chế dung dịch đậm đặc PTX có thể dùng pha tiêm
Sơ đồ 4. Quy trình điều chế dung dịch đậm đặc chứa Paclitaxel
- Dung dịch đậm đặc được lọc qua màng
0,22 µm sau đó đóng vào lọ đã được tiệt trùng
có dung tích 20 ml và được bịt kín bằng nút
cao su đã được tiệt trùng. Tiến hành đánh giá
cảm quan, pH, nồng độ PTX và đánh giá độ vô
trùng chế phẩm.
- Quy trình điều chế dung dịch đậm đặc
chứa PTX là hòa tan đơn giản được trình bày
trong sơ đồ 4.
KẾT QUẢ
- Cảm quan: Dung dịch thu được có màu
750 mg PTX 443 g HPβCD
Dung dịch chứa PTX
trong ethanol tuyệt
đối
Dung dịch chứa
HPβCD trong nước -
ethanol
Hòa tan trong 150 ml
ethanol tuyệt đối (siêu
âm đến tan)
Hòa tan từ từ vào hỗn
hợp 450 ml nước và
300 ml ethanol
Phối hợp 2 dung dịch,
khuấy trộn trong 2 giờ
(không gia nhiệt)
975 ml dung dịch đậm đặc
chứa 750 mg PTX
75 ml polysorbat 80
Lọc qua màng 0,22 µm
Lọ thủy tinh, nắp cao
su tiệt trùng
Đóng lọ
Dung dịch đậm đặc chứa 30
mg PTX mỗi lọ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dược Học 367
vàng nhạt, trong suốt, hơi nhớt và pH từ 4 đến 6.
Kết quả đánh giá hàm lượng được trình bày
trong bảng 14.
Bảng 14. Kết quả định lượng (n=6)
Nồng độ
Hàm lượng duy trì (%)
0 giờ 27 giờ
0,3 mg/ml 100 96,15
0,6 mg/ml 100 93,97
KẾT LUẬN
Quy trình định lượng PTX trong chế phẩm
bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao sử
dụng đầu dò PDA đề ra đã được thẩm định đạt
yêu cầu của một quy trình phân tích. Việc áp
dụng chương trình gradient nồng độ pha động
đã giúp rút ngắn thời gian phân tích đáng kể
nhưng vẫn đảm bảo được độ chính xác của kết
quả phân tích.
Phương pháp tạo phức PTX với HPβCD sử
dụng polysorbat 80 làm chất ổn định đã cải thiện
được độ tan của PTX. Dung dịch pha loãng từ
dung dịch đậm đặc ban đầu có khả năng duy trì
nồng độ PTX trong giới hạn trị liệu cho phép
trong 27 giờ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Brewster ME, Loftsson T (2007), “Cyclodextrins as
pharmaceutical solubilizers”, Advanced Drug Delivery Reviews,
59(7), 645-666.
2. Hamada H, Ishihara K, Masuoka N, Mikuni K, Nakajima N
(2006), “Enhancement of water-solubility and bioactivity
of paclitaxel using modified cyclodextrins”, Journal of Bioschience
and Bioenginerring, 102(4), 369-371.
3. Singla AK, Garg A, Aggarwal D (2002), “Paclitaxel and its
formulations”, International Journal of Pharmaceutics, 235(1-2), 179-
192.
4. Stella VJ, Mathew AE (1990), “Derivatives of taxol,
pharmaceutical compositions thereof and methods for the
preparation thereof”, United States Patent, US 4 960 790.
5. Straubinger RM, Sharma US, Balasubbramanian SV (1995),
“Pharmaceutical and Physical Properties of Paclitaxel (Toxol®)
Complexes with Cyclodextrin”, Journal of Pharmaceutical Sciences,
84(10), 1223-1230.
6. Strickley RG (2004), “Solubilizing excipients in oral and
injectable formulations”, Pharmaceutical Research, 21(2), 201- 230.
7. United State Pharmacopoeia (USP34-NF29) (2012), CD-ROM.
Ngày nhận bài báo: 10.12.2012
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21.12.2012
Ngày bài báo được đăng: 10.03.2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_cai_thien_do_tan_cua_paclitaxel_bang_phuong_phap.pdf