Nghiên cứu cấu trúc và tính chất từ của hệ hạt nano co1-Xznxfe2o4 (x = 0 - 0,7) chế tạo bằng phương pháp thủy nhiệt - Phạm Hồng Nam

Ngoài ra, trạng thái từ của các hệ hạt nano nêu trên cũng được đánh giá qua nhiệt độ khóa (TB) và nhiệt độ Curie (Tc). Nhiệt độ khóa được xác định từ các đường cong từ độ phụ thuộc nhiệt độ chế độ ZFC (zero field cooled – làm lạnh không có từ trường) và FC (field cooled – làm lạnh có từ trường), ứng với vị trí cực đại trên đường ZFC. Dưới nhiệt độ TB các spin sắp xếp theo trật tự feri từ tương ứng với trạng thái mô men từ bị khóa, trên nhiệt độ này năng lượng nhiệt lớn hơn năng lượng của từ trường nên có xu hướng phá vỡ sự định hướng spin theo từ trường do đó từ độ giảm khi tăng nhiệt độ, khi đó hệ hạt nano từ trong vùng này tồn tại ở trạng thái siêu thuận từ. Đường từ nhiệt của mẫu tiêu biểu (với x = 0,7) được trình bày trên Hình 7. Nhiệt độ TB cho tất cả các mẫu cũng đã được xác định và trình bày trong Bảng 2. Có thể thấy giá trị TB giảm khi tăng ion Zn2+ hay TB giảm theo kích thước của hạt nano từ, kết quả này phù hợp với công bố của tác giả [21, 22]. Nhiệt độ Curie của mẫu được xác định bằng cách lấy đạo hàm dM/dT (xem bảng 2). Tuy rằng nhiệt độ Tc của mẫu Co0,3Zn0,7Fe2O4 còn khá cao so với nhiệt độ mong muốn (42 - 45 oC), nhưng các thông số từ của mẫu là thích hợp cho các ứng dụng nhiệt từ trị.

pdf8 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 550 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu cấu trúc và tính chất từ của hệ hạt nano co1-Xznxfe2o4 (x = 0 - 0,7) chế tạo bằng phương pháp thủy nhiệt - Phạm Hồng Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 54 (1A) (2016) 25-32 NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ TÍNH CHẤT TỪ CỦA HỆ HẠT NANO Co1-xZnxFe2O4 (x = 0 - 0,7) CHẾ TẠO BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỦY NHIỆT Phạm Hồng Nam1, *, P ạ T P 2, Đỗ Hùng Mạnh1 1 Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn lâm KHCNVN, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội 2 S ố * Email: namph@ims.vast.ac.vn Đến Tòa soạn: 31/08/2015; Chấp nhận đăng: 27/10/2015 TÓM TẮT Trong báo cáo này, các hạt nano Co1-xZnxFe2O4 (x = 0,0; 0,1; 0,3; 0,5 và 0,7) được tổng hợp bằng phương pháp thủy nhiệt với mục đích dùng cho ứng dụng nhiệt từ trị. Các đặc trưng cấu trúc, kích thước hạt và tính chất từ được khảo sát và đánh giá bằng nhiễu xạ tia X (XRD), hiển vi điện tử quét phát xạ trường (FESEM) và từ kế mẫu rung (VSM). Phân tích kết quả XRD cho thấy tất cả các mẫu thu được đều là đơn pha của cấu trúc spinel. Kích thước tinh thể trung bình thu được từ XRD (10 - 20 nm) là tương đương với kích thước hạt xác định từ các ảnh FESEM (12 - 23 nm). Sự thay đổi của từ độ bão hòa (Ms), các nhiệt độ chuyển pha như nhiệt độ khóa (TB), nhiệt độ Curie (Tc) và lực kháng từ (Hc) theo nồng độ Zn thay thế đã được khảo sát và biện luận. Chúng tôi cũng đã chỉ rằng hệ hạt Co0,3Zn0,7Fe2O4 là thích hợp nhất cho ứng dụng nhiệt từ trị. Từ khóa: ferit spinel, thủy nhiệt, tính chất từ, cấu trúc nano, nhiệt trị. 1. MỞ ĐẦU Các hạt nano từ ferit có cấu trúc spinel (MFe2O4, trong đó M là các kim loại hóa trị hai) đã được quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới bởi khả năng ứng dụng của chúng trong lĩnh vực điện tử chẳng hạn như ghi từ, bộ nhớ ... [1]. Bên cạnh đó, các nghiên cứu ứng dụng trong y sinh của hệ vật liệu này ở kích thước nano mét cũng đã được chú ý như dẫn truyền thuốc, tách chiết tế bào, nhiệt trị điều trị ung thư [2 - 4]. Trong số các ferit spinel thì ferit coban (CoFe2O4) với lực kháng từ lớn (Hc), nhiệt độ Curie cao (Tc = 520 oC) [5] được ứng dụng trong ghi từ [6]. Để có thể sử dụng ferit này trong nhiệt từ trị đòi hỏi phải khống chế được các tham số lực kháng từ Hc và nhiệt độ Curie Tc thích hợp. Một số công bố [6 - 9] đã cho thấy rằng với ferit hỗn hợp Co1-xZnxFe2O4 khi thay thế một phần Co bởi Zn (không từ tính) thì có khả năng thay đổi đồng thời Tc và Hc. Ngoài ra, tính chất từ phụ thuộc vào sự phân bố của các cation Zn2+ Co2+, và Fe3+ ở vị trí tứ diện và bát diện và do đó phụ Phạm Hồng Nam, Phạm Thanh Phong, Đỗ Hùng Mạnh 26 thuộc vào phương pháp, điều kiện tổng hợp cụ thể [10 - 12]. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày một số kết quả sơ bộ về tổng hợp các hệ hạt nano Co1-xZnxFe2O4 (0,0≤ x ≤0,7) bằng phương pháp thủy nhiệt định hướng ứng dụng trong nhiệt từ trị. Các đặc trưng cấu trúc, hình thái học và tính chất từ của các mẫu đã được khảo sát và thảo luận. Những kết quả liên quan tới việc tạo chất lỏng từ trên nền hạt ferit Coban và thử nghiệm trong ứng dụng nhiệt từ trị sẽ được công bố trong trong thời gian tới. 2. THỰC NGHIỆM Các hệ hạt nano Co1-xZnxFe2O4 (0,0 ≤ x ≤ 0,7) đã được tổng hợp bằng phương pháp thủy nhiệt. Các hóa chất ban đầu được sử dụng gồm: FeCl3.6H2O, CoCl2.4H2O, ZnCl2 (Merck) và dung dịch NaOH (Trung Quốc). Các muối được pha vào nước cất với tỷ lệ ion (Co2+và Zn2+): Fe 3+ = 1:2. Tiếp theo, l6 ml dung dịch các muối được nhỏ từ từ vào 60 ml dung dịch NaOH 1M, trong quá trình nhỏ giọt có sử dụng máy khuấy với tốc độ 650 vòng/phút. Hỗn hợp trên được cho vào bình phản ứng làm bằng thép không gỉ, sau đó giữ ở nhiệt độ 180 oC/12 giờ. Bình phản ứng được để nguội tự nhiên đến nhiệt độ phòng, sản phẩm lấy ra được rửa bằng nước cất và axeton, sấy khô sản phẩm ở trong điều kiện 80 oC/5 giờ. Hình 1 dưới đây là sơ đồ tổng hợp mẫu. Hình 1. Sơ đồ thí nghiệm tổng hợp hệ hạt nano Co1-xZnxFe2O4 (0, 0 ≤ x ≤ 0,7) ở điều kiện 180 o C/12 giờ. Các đặc trưng cấu trúc của hệ hạt nano được khảo sát và đánh giá bằng phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD) trên thiết bị D5000 của hãng SIEMENS, với bức xạ Cu - Kα có bước sóng λ = 1,5406 Å. Kích thước hạt cũng được đánh giá bằng kính hiển vi điện tử quét phát xạ trường (FESEM) Hitachi S-4800. Tính chất từ của vật liệu bao gồm lực kháng từ, mômen từ bão hòa và nhiệt độ Curie đã được khảo sát bằng từ kế mẫu rung (VSM). 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Các đặc trư cấu trúc Phổ nhiễu xạ tia X của các mẫu bột Co1-xZnxFe2O4 (0,0 ≤ x ≤ 0,7) được trình bày trên Hình Dung dịch chứa kết tủa và H2O (pH ≈ 7) Hạt nano Co1-xZnxFe2O4 Làm nguội đến nhiệt độ phòng Dung dịch chứa kết tủa và các chất hòa tan Rửa H2O Hỗn hợp autoclave Ủ nhiệt Dung dịch Fe 3+ , Mn 2+ , Zn 2+ NaOH Khuấy 650 v/p pH = 11 Bình thủy nhiệt Dung dịch Fe 3+ , Co 2+ , Zn 2+ Khuấy 650 vòng/phút pH = 11 Chất kết tủa Rửa axeton 80 o C/5giờ T ( o C), tp (giờ) Nghiên cứu cấu trúc và tính chất từ của hệ hạt nano Co1-xZnxFe2O4 (x = 0 - 0,7) chế tạo 27 2, cho thấy tất cả các mẫu đều đơn pha với cấu trúc spinel với đỉnh nhiễu xạ đặc trưng là (220), (311), (400), (422), (511), (440). Từ Hình 2 cũng thấy rằng độ rộng vạch nhiễu xạ giảm dần với sự tăng của nồng độ Zn, được chỉ ra rõ hơn tại đỉnh (311). Từ độ rộng vạch nhiễu xạ, kích thước tinh thể trung bình (DXRD) được tính theo công thức Debye–Scherrer [8]: (1) ở đây λ là bước sóng tia X, β là độ rộng vạch nhiễu xạ xác định tại ½ độ cao và θ là góc nhiễu xạ Bragg. Kết quả tính toán cho thấy kích thước tinh thể giảm từ 20 nm xuống 10 nm khi tăng lượng pha tạp ion Zn2+ từ 0,0 đến 0,7, chi tiết hơn được thể hiện trong Bảng 1. Kết quả của chúng tôi phù hợp với công bố của nhóm nghiên cứu [8] trên cùng hệ vật liệu nhưng sử dụng phương pháp đồng kết tủa để chế tạo hệ hạt nano. Trong các phương pháp tổng hợp trên, phương pháp đồng kết tủa do tính đơn giản, chi phí thấp nên đã được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, do hạn chế của điều kiện tổng hợp nên hạt nano thu được bằng phương pháp đồng kết tủa thường hệ hạt thu được có độ tinh thể chưa cao. Trong khi đó phương pháp thủy nhiệt cho phép tổng hợp vật liệu ở nhiệt độ gần 200 oC và có áp suất nên có khả năng tạo ra các sản phẩm có tinh thể hoàn hảo hơn. Hình 2. Giản đồ nhiễu xạ tia X của hệ hạt nano Co1-xZnxFe2O4 (0, 0 ≤ x ≤ 0,7). Hình 3. Hằng số mạng của tinh thể nano Co1-xZnxFe2O4.(0, 0 ≤ x ≤ 0,7) phụ thuộc nồng độ Zn. Hằng số mạng (a) của các mẫu cũng được xác định theo công thức [13]: √ (2) trong đó a là hằng số mạng và h, k, l là các chỉ số Miller. Hình 3 trình bày giá trị hằng số mạng phụ thuộc nồng độ Zn2+ ion pha tạp, cho thấy rằng giá trị hằng số mạng tăng tuyến tính từ 8,394 Å đến 8,427 Å khi tăng nồng độ ion Zn2+ trong mạng tinh thể Co1-xZnxFe2O4 từ 0,0 đến 0,7. Xu hướng này phù hợp với một số công bố [9], trong đó các tác giả đã cho rằng bán kính ion của Zn 2+ (0,74 Å) lớn hơn bán kính của ion Co 2+ (0,65 Å) là nguyên nhân làm tăng hằng số mạng tinh thể của Co1-xZnxFe2O4. Ngoài ra mật độ hạt tính từ nhiễu xạ tia X cũng có thể được xác định bởi biểu thức [14]: (3) ở đây, M là khối lượng phân tử của mẫu và N là số Avogadro. Như có thể nhìn thấy trong Bảng 1, mật độ hạt tăng dần theo nồng độ của Zn, kết quả này là do khối lượng nguyên tử của Zn (65,38g) lớn hơn khối lượng nguyên tử của Co (58,93 g). 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 (440) (511) (422) (400) (311) (220) x = 0,0 x = 0,1 x = 0,3 x = 0,5 x = 0,7 C -ê ng ® é (® .v .t. l) 2 ®é 0.0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 8.390 8.395 8.400 8.405 8.410 8.415 8.420 8.425 8.430 a ( A o ) Zn (Nång ®é) Phạm Hồng Nam, Phạm Thanh Phong, Đỗ Hùng Mạnh 28 Bảng 1. Các thông số DXRD, DFESEM, a, chiều dầy lớp vỏ (d) và mật độ hạt (dx) của hệ hạt nano Co1-xZnxFe2O4 (0,0 ≤ x ≤ 0,7). Mẫu DXRD (nm) DFESEM (nm) a (Å) d (nm) dx (g/cm 3 ) x = 0,0 20 23 ± 2 8,394 0,47 5,27 x = 0,1 16 20 ± 2 8,398 0,58 5,28 x = 0,3 14 17 ± 2 8,412 0,63 5,29 x = 0,5 12 14 ± 2 8,416 0,84 5,30 x = 0,7 10 12 ± 2 8,427 0.97 5,31 Hình 4 là các ảnh FESEM của mẫu Co1-xZnxFe2O4 ở thang đo 200 nm. Quan sát từ ảnh FESEM cho thấy các hạt có hình dạng tựa cầu với kích thước hạt rất khá đồng đều. Đánh giá sơ bộ cho thấy kích thước hạt trung bình (DFESEM) giảm khi tăng nồng độ Zn. Hơn nữa kích thước hạt trung bình suy ra từ các ảnh FESEM cũng cùng độ lớn với kích thước tinh thể trung bình xác định từ độ rộng vạch nhiễu xạ. 3.2. Tính chất từ Hình 5 là đường từ độ phụ thuộc vào cường độ từ trường (H) của hệ hạt nano Co1-xZnxFe2O4 (0,0 ≤ x ≤ 0,7) ở nhiệt độ phòng. Từ Hình 5 có thể thấy rằng các đường cong từ hóa đều chưa thực sự bão hòa dưới từ trường 11 kOe. Vì thế để xác định giá trị Ms cho các mẫu, chúng tôi sử dụng phương pháp ngoại suy bằng cách làm khớp số liệu thực nghiệm với luật tiệm cận tới bão hòa [15]: * + (4) trong đó: ở đây MS là từ độ bão hòa và d là hệ số cảm từ vi phân trong từ trường cao, a và b là các hệ số. Giá trị MS thu được từ kết quả làm khớp được đưa ra trong Bảng 2. Bảng 2. Các thông số M1,1T, Ms, Hc,TB, TC của hệ hạt nano Co1-xZnxFe2O4 (0, 0 ≤ x ≤ 0,7). Mẫu M1,1T (emu/g) Ms (emu/g) HC (Oe) TB (K) Tc(K) x = 0,0 68,7 70,2 991 550 - x = 0,1 65,5 66,2 652 510 - x = 0,3 61,6 62,3 160 400 - x = 0,5 54,4 51,1 16 340 - x = 0,7 40,2 41,2 2 210 380 Từ Bảng 2 có thể thấy khi chưa pha thêm ion Zn2+ vào mạng tinh thể thì từ độ bão hòa tại nhiệt độ phòng đạt giá trị 70,2 emu/g, giá trị này nhỏ hơn từ độ của mẫu khối (Ms = 80 emu/g) Hình 4. Ảnh FESEM của hệ hạt nano Co1-xZnxFe2O4 (0, 0 ≤ x ≤ 0,7). x = 0,0 x = 0,1 x = 0,3 x = 0,5 x = 0,7 Nghiên cứu cấu trúc và tính chất từ của hệ hạt nano Co1-xZnxFe2O4 (x = 0 - 0,7) chế tạo 29 [5]. Sự suy giảm về từ độ bão hòa (Ms) của các hệ hạt nano ferit Co-Zn có thể được giải thích bằng mô hình vỏ/lõi. Trong mô hình này, lõi hạt có trật tự từ, còn vỏ có thể xem là không có từ tính bởi các spin trên bề mặt lớp vỏ sắp xếp bất trật tự. Giả thiết là từ độ của lõi ở nhiệt độ phòng đạt bão hòa, chiều dày của lớp vỏ (d) có thể được tính theo công thức [14]: * + (5) trong đó, Ms là từ độ bão hòa tại T = 300 K và Ms( ) là từ độ bão hòa của mẫu khối (80 emu/g), d là kích thước của hạt được cho từ FESEM. Chiều dày lớp vỏ (l) của các mẫu được chỉ ra trong bảng 1. Kết quả này rất gần với giá trị được thừa nhận của các tác giả khác [14,16], do đó mô hình vỏ-lõi là phù hợp để giải thích tính chất từ trong mẫu của chúng tôi. Bên cạnh đó, sự thay đổi tính chất từ của hệ hạt nano ferit Co-Zn cũng phụ thuộc vào sự phân bố các cation trong hai phân mạng tứ diện và bát diện. Ion Zn2+ là ion không có từ tính (mô men từ bằng không) thường được phân bố ở các vị trí tứ diện, trong khi đó Co2+ và Fe3+ là các ion có từ tính với mômen từ lần lượt là và và chiếm các vị trí bát diện (Co 2+ ) hoặc cả hai vị trí (Fe3+). Khi tăng nồng độ ion Zn2+ thay cho Co2+ dẫn đến làm giảm tương tác trao đổi ở vị trí tứ diện do đó từ độ của hệ hạt giảm [17]. Ngoài ra, trong đốt nóng cảm ứng từ dạng đường cong từ trễ cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến công suất hấp thụ riêng (Specific Absorption Rate – SAR), hay nói cách khác SAR liên quan đến lực kháng từ như được chỉ ra bởi A. Usov [18]. Giá trị Hc của các mẫu tiêu biểu đã được xác định như chỉ ra trong hình nhỏ của Hình 5, chi tiết hơn xem trong Bảng 2. Lực kháng từ (Hc) giảm khi tăng nồng độ Zn hay giảm kích thước hạt. Điều này được giải thích thỏa đáng nếu giả thiết rằng giữa các hạt có tương tác [19]. Hình 5. Đường từ độ phụ thuộc vào từ trường của hệ hạt nano Co1-xZnxFe2O4 (0,0≤ x ≤0,7). Hình 6. Đường từ độ phụ thuộc vào từ trường của hệ hạt nano Co0,3Zn0,7Fe2O4, đường nét liền được làm khớp theo hàm Langevin. Với giá trị Hc của các mẫu nhận được ở Bảng 2 cho thấy mẫu Co0,3Zn0,7Fe2O4 (x = 0,7) có giá trị là nhỏ nhất. Để hiểu thêm trạng thái từ của mẫu này, chúng tôi đã làm khớp đường từ độ phụ thuộc từ trường theo hàm Langevin cho tập hợp các hạt nano từ không có tương tác [20]: ( ) * ( ) + (6) trong đó L hàm Langevin, n là số hạt nano trên một đơn vị thể tích, là mômen từ. Từ Hình 6 cho thấy đường thực nghiệm không trùng khớp với hàm Langevin theo công thức (6). Hàm Langevin thường thích hợp cho hệ các hạt nano không có tương tác, vì thế có thể nói rằng giữa các hạt nano Co0,3Zn0,7Fe2O4 có tương tác như đã được giả thiết ở trên. -10000 -5000 0 5000 10000 -80 -60 -40 -20 0 20 40 60 80 x = 0,0 x = 0,3 x = 0,7 M ( e m u /g ) H (Oe) -1200 -800 -400 0 400 800 1200 -40 -20 0 20 40 x = 0,0 x = 0,3 x = 0,7 M ( e m u /g ) H (Oe) -50 -25 0 25 50 -1 10 4 -5000 0 5000 1 10 4 Co 0,3 Zn 0,7 Fe 2 O 4 M ( em u /g ) H (Oe) Phạm Hồng Nam, Phạm Thanh Phong, Đỗ Hùng Mạnh 30 Ngoài ra, trạng thái từ của các hệ hạt nano nêu trên cũng được đánh giá qua nhiệt độ khóa (TB) và nhiệt độ Curie (Tc). Nhiệt độ khóa được xác định từ các đường cong từ độ phụ thuộc nhiệt độ chế độ ZFC (zero field cooled – làm lạnh không có từ trường) và FC (field cooled – làm lạnh có từ trường), ứng với vị trí cực đại trên đường ZFC. Dưới nhiệt độ TB các spin sắp xếp theo trật tự feri từ tương ứng với trạng thái mô men từ bị khóa, trên nhiệt độ này năng lượng nhiệt lớn hơn năng lượng của từ trường nên có xu hướng phá vỡ sự định hướng spin theo từ trường do đó từ độ giảm khi tăng nhiệt độ, khi đó hệ hạt nano từ trong vùng này tồn tại ở trạng thái siêu thuận từ. Đường từ nhiệt của mẫu tiêu biểu (với x = 0,7) được trình bày trên Hình 7. Nhiệt độ TB cho tất cả các mẫu cũng đã được xác định và trình bày trong Bảng 2. Có thể thấy giá trị TB giảm khi tăng ion Zn 2+ hay TB giảm theo kích thước của hạt nano từ, kết quả này phù hợp với công bố của tác giả [21, 22]. Nhiệt độ Curie của mẫu được xác định bằng cách lấy đạo hàm dM/dT (xem bảng 2). Tuy rằng nhiệt độ Tc của mẫu Co0,3Zn0,7Fe2O4 còn khá cao so với nhiệt độ mong muốn (42 - 45 o C), nhưng các thông số từ của mẫu là thích hợp cho các ứng dụng nhiệt từ trị. 4. KẾT LUẬN Chúng tôi đã tổng hợp thành công hệ hạt nano Co1-xZnxFe2O4 (0,0 ≤ x ≤0,7) bằng phương pháp thủy nhiệt, vật liệu thu được có cấu trúc đơn pha spinel. Kích thước tinh thể và kích thước hạt giảm khi tăng nồng độ ion Zn2+. Hơn nữa các giá trị Ms, Hc,TB, Tc giảm khi tăng nồng độ Zn 2+ . Đối với hệ hạt nano Co0,3Zn0,7Fe2O4 có từ độ là 41,2 emu/g, lực kháng từ 2 Oe, nhiệt độ khóa 210 K và nhiệt độ chuyển pha 380 K. Với những thông số thu được hệ hạt nano này có khả năng đáp ứng yêu cầu trong nhiệt từ trị ung thư. Lời cảm ơn. Công trình này được thực hiện với sự hỗ trợ về kinh phí đề tài NCCB-ĐHƯD mã số: ĐT.NCCB-ĐHƯD.2012.-G/08 do Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia tài trợ (Nafosted) thực hiện trong giai đoạn (2013-2016). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Rath C., Sahu K.K., Anand S., Date S.K., Mishra N.C., Das R.P. - Preparation and characterization of nanosize Mn–Zn ferrite, J. Magn. Magn. Mater. 202 (1999) 77-84. 2. Kashevsky B.E., Agabekov V.E., Kashevsky S.B., Kekalo K.A., Manina E.Y., Prokhorov I.V., Ulashchik V.S. - Study of cobalt ferrite nanosuspensions for low-frequency ferromagnetic hyperthermia, Particuology 6 (2008) 322-333. 3. Gupta A.K. and Gupta M. - Synthesis and surface engineering of iron oxide nanoparticles for biomedical applications, Biomaterials 26 (2005) 3995-4021. 4. Zheng W., Gao F., Gu H. - Magnetic Polymer Nanospheres with High and Uniform Magnetite Content, J. Magn. Magn. Mater. 288 (2005) 403-410. Hình 7. Đường từ nhiệt ZFC và FC của hệ hạt nano Co0,3Zn0,7Fe2O4 ở từ trường H = 100 Oe. 100 150 200 250 300 350 400 450 500 0 1 2 3 4 5 6 7 8 T B FC ZFC M ( e m u /g ) T (K) Nghiên cứu cấu trúc và tính chất từ của hệ hạt nano Co1-xZnxFe2O4 (x = 0 - 0,7) chế tạo 31 5. Ben Tahar L., Basti H., Herbst F., Smiri L.S., Quisefit J.P., Yaacou N., Grenèche J.M., Ammar S. - Co1-xZnxFe2O4 (0 ≤ x ≤1) nanocrystalline solid solution prepared by the polyol method: Characterization and magnetic properties , Materials Research Bulletin. 47 (2012) 2590–2598. 6. Fontijn W.F.J., Van Der Zaag P.J., Meselaar R. - On the origin of the magneto-optical effects in Li, Mg, Ni, and Co ferrite, J. Appl. Phys. 83(11) (1998) 6765-6767. 7. Nikam D.S., Jadhav S.V., Khot V.M., Phadatare M.R., Pawar S.H. - Study of AC magnetic heating characteristics of Co0.5Zn0.5Fe2O4 nanoparticles for magnetic hyperthermia therapy, J. Magn. Magn. Mater. 349 (2014) 208–213. 8. Gul I.H., Abbasi A.Z., Amin F., Anis-ur-Rehman M., Maqsood A. - Structural, magnetic and electrical properties of Co1-xZnxFe2O4 synthesized by co-precipitation method, J. Magn. Magn. Matter. 311 (2007) 494–499. 9. Gözüak F., Köseoğlu Y., Baykal A., Kavas H. - Synthesis and characterization of CoxZn1−xFe2O4 magnetic nanoparticles via a PEG-assisted route, J. Magn. Magn. Mater. 321 (2009) 2170–2177. 10. Josyulu O.S., Sobhanadri J- D.C. - Conductivity and dielectric behaviour of cobalt-zinc ferrites, Phys. Status Solidi (a). 59 (1980) 323–329. 11. Vaidyanathan G., Sendhilnathan S., Aşrulmurugan R. - Structural and magnetic properties of Co1-xZnxFe2O4 nanoparticles by co-precipitation method, J. Magn. Magn. Matter. 313 (2007) 293–299. 12. Mircea Stefanescu, Marius Bozdog, Cornelia Muntean, Oana Stefanescu, Titus Vlase - Synthesis and magnetic properties of Co1−xZnxFe2O4 (x=0÷1) nanopowders by thermal decomposition of Co(II), Zn(II) and Fe(III) carboxylates, J. Magn. Magn. Mater. 393 (2015) 92–98. 13. Yin Liu, Xiao-guang Zhu, Lei Zhang, Fan-fei Mina, Ming-xu Zhang - Microstructure and magnetic properties of nanocrystalline Co1-xZnxFe2O4 ferrites, Materials Research Bulletin. 47(2012) 4174–4180. 14. Pham Thanh Phong , Nam P.H., Do Hung Manh , Tung D.K., In-Ja Lee , Phuc N.X. - Studies of the Magnetic Properties and Specific Absorption of Mn0.3Zn0.7Fe2O4Nanoparticles, J. Elec. Mater. 44 (2015) 287-294. 15. Balcells L.I, Fontcuberta J., Martínez B., Obradors X. - Magnetic surface effects and low - temperature magnetoresistance in manganese perovskites, J. Phys. Cond. Matter. 10 (1998) 1883 - 1890. 16. Chen J.P., Sorensen C.M., Klabune K.J., Hadjipanayis G.C., Devlin E., Kostikas A. - Size-dependent magnetic properties of MnFe2O4 fine particles synthesized by coprecipitation, Phys. Rev. B. 54 (1996) 9288. 17. Yafet Y., Kittel C. - Antiferromagnetic arrangements in ferrites, Phys. Rev. 87 (1952) 290–294. 18. Usov N. A- Low frequency hysteresis loops of superparamagnetic nanoparticles with uniaxial anisotropy, J. Appl. Phys. 107 (2010) 123909. 19. Abolfazl Akbarzadeh, Mohamad Samiei, Soodabeh Davaran - Magnetic nanoparticles: preparation, physical properties and applications in biomedicine, Nanos. Research Letters. 7 (2012), 144. Phạm Hồng Nam, Phạm Thanh Phong, Đỗ Hùng Mạnh 32 20. Yelenich O. V., Solopan S. O., Kolodiazhnyi T. V., Dzyublyuk V. V., Tovstolytkin A. I., Belous A. G. - Superparamagnetic behavior and AC-losses in NiFe2O4 nanoparticles, Solid State Sciences 20 (2013) 115-119. 21. Sertkol M., Köseoglu Y., Baykal A., Kavas H., Basaran A. C. - Synthesis and magnetic characterization of Zn0.6Ni0.4Fe2O4 nanoparticles via a polyethylene glycol-assisted hydrothermal route, J. Magn. Magn. Mater. 321 (2009) 157-161. 22. Torres T. E., Roca A. G., Morales M. P., Ibarra A., Marquina C., Ibarra M. R. and Goya G. F. - Magnetic properties and energy absorption of CoFe2O4 nanoparticles for magnetic hyperthermia, J. Phys: Conf. Series 200 (2010) 072101. ABSTRACT INVESTIGATION OF STRUCTURE AND MAGNETIC PROPERTIES OF Co1-xZnxFe2O4 (x = 0 - 0.7) NANOPARTICLES PREPARED BY HYDROTHEMAL METHOD Pham Hong Nam 1, * , Pham Thanh Phong 2 , Do Hung Manh 1 1 Institute of Materials Science, Vietnam Academy of Science and Technology, 18 Hoang Quoc Viet, Cau Giay, Hanoi, Vietnam 2 Nha Trang Pedagogic College, 01 Nguyen Chanh, NhaTrang, Khanh Hoa, Vietnam * Email: namph@ims.vast.ac.vn In this report, Co1-xZnxFe2O4 (x = 0.0, 0.1, 0.3, 0.5 and 0.7) nanoparticles were prepared by hydrothemal method. X-ray powder diffractometry (XRD), field emission scanning electron microcopy, vibrating sample magnetometry were used to characterize the structure, particle size and magnetic property. XRD results showed that all samples were single phase of spinel structure. Furthermore, the average crystalline size of 10 - 20 nm was evaluated from XRD is consistent with the particle size of 12 - 23 nm as determined from FESEM images.. At the same time, the changes of saturation magnetization (Ms), blocking temperature (TB) and coercivity (Hc) with Zn concentration were also investigated and discussed. The results have shown that Co0.3Zn0.7Fe2O4 nanopartilces were the most appropriate for magnetic hyperthermia therapy. Keywords: ferrite spinel, hydrothermal, magnetic properties, nanostructure, hyperthermia.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf11802_103810382031_1_sm_8501_2061453.pdf
Tài liệu liên quan