Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy thận mạn đang điều trị ngoại trú tại phòng khám nội thận bệnh viện chợ Rẫy năm 2012

KẾT LUẬN Điểm trung bình SF‐36 là 42,5 ± 8,1 điểm. Trong đó, điểm trung bình sức khỏe thể chất và tinh thần qua khảo sát bằng bộ câu hỏi SF‐36 lần lượt là 46,4 ± 7,8 điểm và 38,7 ± 11,2 điểm. Những yếu tố liên quan đến điểm sức khỏe thể chất là: thời gian chẩn đoán suy thận đến điều trị, chỉ số BUN và Creatinin. Những yếu tố liên quan đến điểm SKTT là: tuổi, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, nơi cư trú, độ lọc cầu thận ước đoán và thời gian chẩn đoán bệnh đến khi điều trị của bệnh nhân. Nghiên cứu này còn có một số hạn chế như: mẫu nghiên cứu được chọn từ phòng khám nên có thể gây bỏ sót mẫu và không thể khái quát được quần thể đích, một số chỉ số lượng giá tình trạng diễn tiến nặng chưa được thu thập đầy đủ. Về điểm mới và tính ứng dụng: nghiên cứu đã xác định được điểm CLCS của bệnh nhân giai đoạn điều trị bảo tồn bằng thuốc, xác định được một số yếu tố liên quan đến CLCS từ đó có những biện pháp can thiệp phù hợp để nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho các bệnh nhân suy thận mãn.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 28 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của bệnh nhân suy thận mạn đang điều trị ngoại trú tại phòng khám nội thận bệnh viện chợ Rẫy năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 474 NGHIÊN CỨU CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG   CỦA BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN ĐANG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ   TẠI PHÒNG KHÁM NỘI THẬN BỆNH VIỆN CHỢ RẪY NĂM 2012  Nguyễn Thị Kim Liên*, Nguyễn Đỗ Nguyên**, Tô Minh Ngọc***  TÓM TẮT  Mở đầu: Tại Việt Nam, ảnh hưởng của suy thận mạn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đang điều  trị bảo tồn bằng thuốc là vấn đề cần được làm sáng tỏ hơn nữa. Nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu chất  lượng cuộc sống của nhóm bệnh nhân này và các yếu tố liên quan khác.  Mục tiêu: Xác định điểm trung bình về chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan của bệnh nhân suy  thận mạn đang điều trị bảo tồn ngoại trú tại bệnh viện Chợ Rẫy năm 2012.  Phương pháp nghiên cứu:Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 319 đối tượng được chọn ngẫu nhiên hệ thống  tại bệnh viện Chợ Rẫy.  Kết quả: Điểm trung bình về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được đánh giá qua thang đo SF36 là  42,5; trong đó điểm sức khỏe thế chất là 46,4 và điểm sức khỏe tinh thần là 38,7. Điểm sức khỏe thể chất có mối  tương quan với thời gian chẩn đoán, chỉ số BUN và creatinin. Điểm sức khỏe tinh thần có mối liên quan với tuổi,  nơi cư trú, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp và độ lọc cầu thận ước đoán eGFR; có mối tương quan với thời gian  chẩn đoán đến điều trị.  Kết luận: Chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu có liên quan đến các yếu tố: thời gian chẩn đoán,  tuổi, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, eGFR, chỉ số BUN và creatinin.  Từ khóa: chất lượng cuộc sống, SF‐36, suy thận mạn.  ABSTRACT  STUDY ON THE QUALITY OF LIFE OF CHRONIC RENAL FAILURE PATIENTS AT RENAL  ENDOCRINE CLINIC‐CHO RAY HOSPITAL, 2012  Nguyen Thi Kim Lien, Nguyen Do Nguyen, To Minh Ngoc  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6‐ 2014: 474 – 480  Background:  In  Vietnam,  effects  of  chronic  renal  failure  on  quality  of  life  of  patients  who  were  in  a  conservative care with drugs need to be considered significantly. This study was undertaken to examine quality of  life this patient group and related factors.  Objectives: To determine the average score of quality of life and related factors among chronic renal failure  out‐patients who were in a conservative care with drugs at Cho Ray Hospital in 2012.  Methods: A cross‐sectional study was conducted with 319 participants who were chosen by a systematic  random sampling method at Cho Ray Hospital.  Result: The average score of SF36 was 42.5; physical health score was 46.4; mental health score was 38.7.  The physical health score was correlated with patient’s diagnosing time, BUN and creatinin index. The mental  health score was associated with patient’s age, residence, marital status, occupation, eGFR, and diagnosing time.  Conclusion:  The  quality  of  life  of  chronic  renal  failure  out‐patients  was  related  to  factors:  patient’s  *Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Chợ Rẫy  **Khoa Y tế Công cộng Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh  ***Ban phát triển dự án nghiên cứu khoa học, Leafshield Group  Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thị Kim Liên ĐT: 0916912717  Email: kimlien.choray@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  475 diagnosing time, age, residence, marital status, occupation, eGFR, BUN and creatinin index.  Key words: quality of life, SF‐36, chronic renal failure.  ĐẶT VẤN ĐỀ  Suy thận mạn (STM) là một trong những vấn  đề y học  được nhiều người quan  tâm vì nó dễ  dàng dẫn tới những biến chứng nguy hiểm khác,  hoặc thậm chí tử vong. Suy thận mạn không chỉ  ảnh  hưởng  đến  sức  khỏe  thể  chất mà  còn  tác  động đến sức khỏe tinh thần của bệnh nhân và  do  đó  làm  giảm  chất  lượng  cuộc  sống  (CLCS)  của họ. Những yếu tố nguy cơ được quan tâm là  tuổi, giới, chủng tộc(1,2,8,10,4). Theo một nghiên cứu  tại Hà Nội cho thấy 75,9% bệnh nhân chạy thận  nhân tạo chu kỳ có CLCS thấp (điểm SF36 ≤50),  trong khi đó chỉ 5,35% bệnh nhân có CLSC khá  tốt (SF36 >75 điểm); và các yếu tố ảnh hưởng đến  CLCS bao gồm: nồng độ hemoglobin, chất lượng  cuộc  lọc máu,  nồng  độ  albumin máu  và  CRP  huyết  thanh(7).  Tại  bệnh  viện  Chợ  Rẫy,  điểm  CLCS của bệnh nhân sau chạy thận tăng lên 41,3  điểm so với trước chạy thận là 12,1 điểm(5). Mỗi  năm, khoa Nội Thận  ‐ bệnh viện Chợ Rẫy  tiếp  nhận gần 4000 ca bệnh nội trú và 38.000 ca điều  trị ngoại  trú, số  lượng bệnh nhân có xu hướng  tăng qua các năm(5). Tuy nhiên bệnh nhân đang  điều  trị suy  thận mạn bảo  tồn bằng  thuốc  lại  ít  được chú ý đến so với bệnh nhân đang áp dụng  phương pháp điều  trị  thay  thế.Nghiên cứu này  nhằm xác  định  điểm  trung bình về  chất  lượng  cuộc  sống  của  bệnh  nhân  suy  thận  mạn  giai  đoạn  điều  trị  bảo  tồn  bằng  thuốc  ở  độ  tuổi  trưởng  thành đang điều  trị ngoại  trú  tại phòng  khám nội thận bệnh viện Chợ Rẫy năm 2012 và  mối  liên  quan  của  điểm  chất  lượng  cuộc  sống  với các đặc tính của mẫu nghiên cứu và các chỉ  số xét nghiệm.  ĐỐI  TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu  Nghiên  cứu  thực  hiện  trên  bệnh  nhân  suy  thận mạn giai đoạn điều trị bảo tồn bằng thuốc ở  độ tuổi trưởng thành, đang điều trị ngoại trú tại  phòng khám nội thận ‐ bệnh viện Chợ Rẫy năm  2012. Loại trừ các bệnh nhân không muốn tham  gia  nghiên  cứu,  không  thể  trả  lời  phỏng  vấn,  bệnh  nhân  nặng  đang  bị  suy  hô  hấp  và  bệnh  nhân kèm theo bệnh lý ung thư.  Cỡ mẫu nghiên cứu  Cỡ mẫu được  tính  theo phương pháp dành  cho nghiên cứu cắt ngang mô tả:  N = [ σ2]/d2 Giả định giá trị σ được ước  lượng dựa theo  nghiên  cứu  của  Lê  Việt  Thắng  trên  112  bệnh  nhân  suy  thận mạn  tính  được  chạy  thận nhân  tạo chu kỳ, với điểm trung bình chất lượng cuộc  sống SF‐36 là 40,78 ± 19,37(7). Độ chính xác mong  muốn là 2,5 với mức ý nghĩa thống kê 0,05 và dự  trù 25% mất dữ liệu BUN và creatinin, do đó, cỡ  mẫu tối thiểu là 308 bệnh nhân.  Phương pháp nghiên cứu  Nghiên  cứu  cắt  ngang mô  tả  với  phương  pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống với khoảng  cách mẫu k=200:10=20. Một số ngẫu nhiên I ≤ 20  sẽ  được  chọn mỗi  ngày.  Phỏng  vấn  trực  tiếp  bệnh nhân dựa trên bộ câu hỏi phỏng vấn soạn  sẵn  và  thu  thập  kết  quả  xét  nghiệm  cận  lâm  sàng. Dữ  liệu  thu  thập  được  nhập  bằng  phần  mềm EpiData 3.1và phân  tích bằng phần mềm  Stata 11.0.  Liệt kê và định nghĩa biến số  Điểm sức khỏe thể chất  Là trung bình cộng điểm của 5 lĩnh vực: sức  khỏe  liên  quan  hoạt  động  chức  năng,  giới  hạn  hoạt động do khiếm khuyết chức năng, sức khỏe  liên quan cảm nhận đau đớn, sức khỏe tổng quát,  sức khỏe liên quan đến cảm nhận cuộc sống.  Điểm sức khỏe tinh thần  Là trung bình cộng điểm của 5 lĩnh vực: sức  khỏe  tổng  quát,  sức  khỏe  liên  quan  đến  cảm  nhận  cuộc  sống,  sức  khỏe  liên  quan  đến  hoạt  động  xã  hội,  giới  hạn  hoạt  động  do  khiếm  khuyết tâm lý, sức khỏe tinh thần tổng quát.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 476 Tổng  điểm  chung  của  thang  đo  SF36  được  tính  bằng  trung  bình  cộng  điểm  sức  khỏe  thể  chất và điểm sức khỏe tinh thần.  KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN  Đặc điểm đối tượng nghiên cứu  Nghiên  cứu  được  thực  hiện  trên  319  đối  tượng  hội  đủ  các  tiêu  chí  chọn mẫu.  Độ  tuổi  trung bình là 48 ± 12 tuổi, kết quả này phù hợp  với nghiên cứu của tác giả Lê Việt Thắng (48 ± 13  tuổi); và cao hơn so với nghiên cứu tại Ấn Độ (42  ± 13 tuổi)(7); sự khác biệt về tuổi trung bình mắc  STM có sự chênh  lệch nhất định ở các quốc gia  khác nhau. Tỷ lệ nam xấp xỉ nữ, 47% và 53%; tỷ  lệ bệnh nhân đến từ các tỉnh khác (67%) cao gấp  đôi  so  với  tỷ  lệ  bệnh  nhân  đến  từ  TP.Hồ Chí  Minh  (33%),  các  kết  quả  này  đều  phù  hợp  nghiên cứu của Lâm Nguyễn Nhã Trúc tại bệnh  viện  Chợ  Rẫy  năm  2007(6).Về  tình  trạng  hôn  nhân: 75% đối tượng có gia đình, 25% đối tượng  độc thân, điều này được giải thích vì đối tượng  tham gia nghiên cứu là người trưởng thành. Về  nghề nghiệp của đối tượng: 19% lao động trí óc,  45% lao động chân tay. Về cách chi trả viện phí:  78%  đối  tượng  tự  chi  trả, 22%  đối  tượng  được  người thân chi trả. 90% tổng số đối tượng tham  gia có bảo hiểm y  tế,  tỉ  lệ này  được  lý giải bởi  việc đối tượng sử dụng bảo hiểm y tế nhằm cho  việc điều trị STM trong một thời gian dài.  Bảng 1: Thời gian chẩn đoán bệnh đến điều trị của  bệnh nhân   Đặc tính (n=319) Trung bình Trung vị GTNN GTLN Thời gian chẩn đoán đến điều trị (tháng) 22,5 5 0,5 120 Thời gian từ lúc chẩn đoán đến điều trị bệnh  của đối tượng trung bình là 22,5 tháng, dao động  từ 2 đến 48 tháng. Đối tượng điều trị sớm nhất là  sau 0,5  tháng  sau khi  được  chẩn  đoán STM và  chậm nhất là sau 120 tháng. Do tỷ lệ bệnh nhân  ngoại  tỉnh cao và đối  tượng  thường chỉ đến  tái  khám và điều trị khi nhận thấy những dấu hiệu  bệnh rõ ràng nên thời gian chẩn đoán bệnh đến  điều trị có sự chênh lệch rất lớn, có khoảng 50%  đối  tượng  nghiên  cứu  có  thời  gian  chẩn  đoán  đến điều trị xấp xỉ trên dưới 5 tháng. Vì vậy, đây  cũng là một trong những nguyên nhân góp phần  lý giải cho các kết quả về sau.  Kết quả xét nghiệm cận lâm sàng  Bảng 2: Kết quả các chỉ số xét nghiệm của đối tượng  nghiên cứu  Chỉ số n TB Độ lệch chuẩn Trung vị BUN (mg/dl) 319 68,3 28,8 65,0 Creatinin (mg/dl) 319 7,3 4,9 6,7 Hb (g/dl) 143 10,4 17,68 10,6 Kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số BUN đạt  trung  bình  68,3  mg/dl  với  độ  lệch  chuẩn  28,8  mg/dl  (nhỏ  nhất:  10,0,  cao  nhất:  107,0  mg/dl).  Nồng độ creatinin trong máu trung bình là 7,3 ±  4,9 mg/dl  (nhỏ  nhất:  1,1 mg/dl,  cao  nhất:  22,0  mg/dl). Nồng  độ  hemoglobin  trong máu  trung  bình là 10,4 ± 17,68 g/dl nhưng do xét nghiệm Hb  bị mất mẫu > 50% nên không đưa vào phân tích.  Do có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh STM  nên  các  chỉ  số  xét  nghiệm  đóng  vai  trò  quan  trọng và hữu  ích để  tiên  lượng  tình  trạng bệnh  và chỉ ra hướng điều trị thích hợp cho mỗi bệnh  nhân. Các  chỉ  số xét nghiệm  trong nghiên  cứu  này cho thấy bệnh nhân suy thận ở mức từ trung  bình – nặng (độ II, III). Chỉ số BUN và creatinin  trung bình cao hơn nhiều so với  trị số ở người  bình thường (0,5 – 1,3 mg%). Chỉ số Hemoglobin  là 10,4 thấp hơn so với giá trị tham khảo (đối với  phụ nữ là 12 – 16 g/dL và nam là 13 – 18 g/dL)  do người bệnh suy thận không tạo đủ nội tiết tố,  kích thích tủy xương tạo hồng cầu. Vì vậy, trước  đây một trong những giải pháp điều trị suy thận  mạn là truyền máu(4).  Bảng 3: Phân loại chức năng thận theo eGFR   Độ lọc cầu thận từ Creatinin huyết thanh (eGFR) (ml/phút/1,73m2) Tần số (n) Tỉ lệ% Giai đoạn II (60 – 89) 12 (4) Giai đoạn III (30 – 59) 37 (12) Giai đoạn IV (15 – 29) 50 (16) Giai đoạn V (≤15) 218 (68) Chức  năng  thận  có  thể  được  phân  loại  thành  các giai  đoạn dựa vào  độ  lọc  cầu  thận  ước đoán  (eGFR). Chỉ số eGFR được ước  tính  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  477 dựa  trên  tuổi,  giới  tính  và  chỉ  số  xét nghiệm  creatinin huyết thanh của một người, nghĩa  là  độ lọc cầu thận càng cao thì thận làm việc càng  tốt.  Kết  quả  phân  tích  cho  thấy  tất  cả  bệnh  nhân  trong  nghiên  cứu  đều  có  eGFR  từ  89ml/phút/1,73 m2  trở  xuống,  trong  đó  phần  lớn bệnh nhân tham gia nghiên cứu có eGFR ≤  15ml/phút/1,73 m2 (68%) tương ứng chức năng  thận giai  đoạn V. Vì giai  đoạn V  là  suy  thận  giai  đoạn  cuối  với  đầy  đủ  các  biểu  hiện  của  STM,  do  đó  mà  số  lượng  bệnh  nhân  trong  nghiên  cứu  cũng  tăng  dần  theo  từng  chức  năng  thận. Chỉ  có một  số bệnh nhân  (4%)  có  eGFR  nằm  trong  khoảng  60‐89  ml/phút/1,73  m2, nghĩa là chức năng thận ở giai đoạn II‐thận  bị tổn thương trung bình.   Điểm trung bình về chất lượng cuộc sống   Bảng 4: Điểm số sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh  thần SF36 (n=319)  Chất lượng cuộc sống Trung bình Độ lệch chuẩn Sức khỏe thể chất 46,4 7,8 Sức khỏe tinh thần 38,7 11,2 Tổng điểm SF36 42,5 8,1 Điểm  trung bình chất  lượng cuộc  sống về  sức  khỏe  thể  chất (SKTC)  là  46,4  ±  7,8  điểm  (nhỏ  nhất:  21,3  điểm,  lớn  nhất:  75,0  điểm).  Điểm trung bình của chất  lượng cuộc sống về  sức khỏe  tinh  thần  (SKTT)  là 38,7 ± 11,2 điểm  (khoảng  dao  động  23,7  –  73,0  điểm).  Điểm  trung bình của thang đo SF‐36 là 42,5 ± 8,1 với  điểm  số  cao nhất  là  63,5 và  thấp nhất  là  29,9  (chiếm  0,94%  và  2,82%)  trong  khi  đó  tiêu  chuẩn  CLCS  cho  một  bệnh  nhân  mắc  bệnh  mạn  tính  cần  điều  trị  lâu dài  là  SF36  trên  75  điểm(8). Kết quả này cao hơn hẳn so với nghiên  cứu của Lâm Nguyễn Nhã Trúc có điểm CLCS  ở bệnh nhân trước và sau chạy thận lần lượt là  12 điểm và 41 điểm và nghiên cứu của Lê Việt  Thắng  có  đểm  CLCS  ở  nhóm  bệnh  nhân  nghiên  cứu  là  40,78  điểm(6,7).  Điểm  sức  khỏe  tinh thần của bệnh nhân tham gia nghiên cứu  thấp  hơn  7,7  điểm  so  với  điểm  sức  khỏe  thể  chất, điều này được lý giải bởi một số nguyên  nhân sau đây: trước tiên là cảm giác lo sợ bệnh  tật bởi những biểu hiện của bệnh trên chính cơ  thể của họ và thời gian điều trị lâu dài đòi hỏi  kiên trì nên dẫn đến tinh thần bệnh nhân giảm  sút; bên  cạnh  đó, những áp  lực  từ  công việc,  gánh nặng  chi phí  điều  trị  và nhịp  sống  bận  rộn  làm giảm sự quan  tâm chăm sóc giữa các  thành viên gia đình và người bệnh, đặc biệt là  về  mặt  tinh  thần;  đồng  thời,  quan  niệm  về  bệnh  mạn  tính  có  thể  cũng  là  một  nguyên  nhân.  Do  đó,  điểm  sức  khỏe  tinh  thần  của  bệnh nhân  thấp hơn  điểm  sức khỏe  thể  chất,  kết  quả  này phù  hợp  với  kết  quả  trên  nhóm  bệnh  nhân  điều  trị  giai  đoạn  bảo  tồn  trong  nghiên  cứu  của Hoàng Bùi Bảo  thực hiện  tại  bệnh  viện  Trung  ương  Huế  và  cũng  tương  đương  với  nghiên  cứu  trên  bệnh  nhân  suy  thận giai đoạn cuối ở Hàn Quốc(3,9).  Mối  liên quan giữa  điểm  chất  lượng  cuộc  sống với các đặc tính mẫu  Bảng 5: Mối liên quan giữa điểm sức khỏe thể chất  với đặc tính mẫu  Đặc tính Sức khỏe thể chất n TB ĐLC p Nhóm tuổi* 20 – 29 27 49,5 6,9 0,07 30 – 39 46 45,8 5,4 40 – 49 98 46,4 9,2 50 – 59 109 36,2 7,7 60 – 81 39 37,9 6,8 Tình trạng hôn nhân Sống một mình 78 47,7 8,4 0,09 Sống chung 241 46,0 7,6 Phân loại eGFR (ml/phút/1,73m2) Giai đoạn II (60-89) 12 48,2 9,7 0,14 Giai đoạn III(30-59) 37 48,9 7,6 Giai đoạn IV(15- 29) 50 46,4 8,2 Giai đoạn V (≤15) 218 45,8 7,6 Có  sự khác biệt giữa  các  đối  tượng  ở  các  nhóm tuổi khác nhau, tình trạng hôn nhân và  phân  loại bệnh  theo eGFR,  tuy nhiên sự khác  biệt không có ý nghĩa  thống kê. Có  thể do cỡ  mẫu chưa đủ  lớn để khẳng định các mối  liên  quan này.  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 478 Bảng 6: Mối liên quan giữa điểm sức khỏe tinh thần  với đặc tính mẫu và eGFR  Đặc tính Sức khỏe tinh thần n TB ĐLC p Nhóm tuổi* 20 – 29 27 42,4 10,1 0,02 30 – 39 46 38,8 10,1 40 – 49 98 40,7 12,5 50 – 59 109 36,2 10,7 60 – 81 39 37,9 9,6 Tình trạng hôn nhân Sống một mình 78 43,7 11,1 0,001 Sống chung 241 37,1 10,7 Nơi cư trú Tỉnh 215 37,7 10,1 0,04 Thành phố 104 40,7 12,9 Nghề nghiệp* Lao động trí óc 59 41,4 12,5 0,004 Lao động tay chân 145 40,1 11,6 Khác (hưu/già) 115 35,5 9,1 Phân loại eGFR(ml/ph/1,73m2) Giai đoạn II (60-89) 12 30,7 2,5 0,03 Giai đoạn III(30-59) 37 40,3 10,7 Giai đoạn IV(15- 29) 50 40,8 12,7 Giai đoạn V (≤15) 218 38,4 11,0 Bệnh nhân tham gia nghiên cứu càng lớn tuổi  thì điểm SKTT càng giảm, sự khác biệt này có ý  nghĩa thống kê với p = 0,02. Có thể do các bệnh  nhân lớn tuổi có sức khỏe thể chất kém hơn và họ  đồng thời nhận biết được điều này, ngoài ra việc  tạo ra gánh nặng tài chính cho con cháu cũng có  thể là nguyên nhân khiến đối tượng thuộc nhóm  lớn tuổi hơn dễ bị sa sút về mặt tinh thần.  Điểm SKTT trung bình ở người độc thân (43,7  ± 11,1) cũng cao hơn những người đã có gia đình  (37,1 ± 10,7) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống  kê với p= 0,001. Có thể do những áp lực tâm lý và  vật chất đã gây  ảnh hưởng  lên chất  lượng cuộc  sống của đối tượng này về mặt tinh thần.  Những bệnh nhân ở  tỉnh có điểm sức khỏe  tinh  thần (37,7 ± 10,1)  thấp hơn những người ở  thành phố Hồ Chí Minh (40,7 ± 12,9) và sự khác  biệt này có ý nghĩa thống kê với p= 0,04. Kết quả  này phù hợp với hoàn cảnh thực tế, do việc điều  trị xa nhà sẽ gây  tốn kém về  thời gian, chi phí,  đồng thời những bất an khi phải rời khỏi nơi ở  trong  thời  gian  dài  sẽ  ảnh  hưởng  đến  cả  sức  khỏe tinh thần và thể chất của đối tượng.  Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm  SKTT  ở những đối  tượng có nghề nghiệp khác  nhau (p = 0,004). Đối tượng lao động trí óc và lao  động  chân  tay  có  điểm  SKTT  cao  hơn  những  người đã về hưu/già. Mối liên quan này có thể bị  ảnh hưởng bởi tuổi của đối tượng.  Nhóm bệnh nhân giai đoạn II có điểm SKTT  thấp hơn so với nhóm có giai đoạn III, IV hoặc V  và  sự  khác  biệt  này  có  ý  nghĩa  thống  kê  (p  =  0,03).  Mối tương quan giữa điểm chất lượng cuộc  sống với thời gian chẩn đoán bệnh đến điều  trị và các chỉ số xét nghiệm  Bảng 7: Tương quan giữa điểm trung bình sức khoẻ  thể chất với thời gian chẩn đoán bệnh đến điều trị và  các chỉ số xét nghiệm  Các yếu tố Hệ số KTC 95% p Thời gian chẩn đoán (tháng) -0,04 -0,066 – -0,006 0,02 BUN (mg/dl) -0,03 -0,064 – -0,005 0,02 Creatinin (mg/dl) -0,19 -0,367 – -0,022 0,03 Kết quả cho thấy mối tương quan có ý nghĩa  thống kê giữa  điểm  sức khỏe  thể  chất với  thời  gian chẩn đoán bệnh đến điều trị (p=0,02) và các  chỉ số xét nghiệm: BUN (p=0,02) và Creatinin (p  = 0,03).Khi thời gian chẩn đoán bệnh đến điều trị  tăng  lên một  tháng  thì  điểm  sức khỏe  thể  chất  giảm 0,04 điểm. Khi chỉ số xét nghiệm BUN tăng  lên một đơn vị thì điểm sức khỏe thể chất giảm  0,03 điểm. Khi chỉ số xét nghiệm creatinin  tăng  lên một đơn vị thì điểm sức khỏe thể chất giảm  0,19 điểm.  Bảng 8: Tương quan giữa điểm trung bình sức khoẻ  tinh thần với thời gian chẩn đoán bệnh đến điều trị và  các chỉ số xét nghiệm  Yếu tố Hệ số KTC 95% p Thời gian chẩn đoán (tháng) -0,09 (-0,127 – -0,043) <0,001 BUN (mg/dl) -0,03 (-0,075 – 0,011) 0,14 Creatinin (mg/dl) -0,02 (-0,269 – 0,229) 0,87 Kết quả cho thấy mối tương quan có ý nghĩa  thống  kê  giữa  điểm  sức  khỏe  thể  chất  và  thời  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  479 gian chẩn đoán bệnh đến điều trị với p < 0,001.  Khi thời gian chẩn đoán tăng  lên một tháng thì  điểm sức khỏe thể chất giảm 0,09 điểm. Những  triệu chứng thực thể của bệnh sẽ rõ ràng khi thời  gian chẩn đoán đến điều trị càng kéo dài và gây  cho  bệnh nhân  những  cảm  giác  khó  chịu, mệt  mỏi hoặc thiếu năng  lượng trong quá trình tiến  triển  của  bệnh.  Đồng  thời,  nhiều  người  có  thể  cảm thấy buồn chán, thất vọng và bất lực, do đó  việc giữ được trạng thái tâm lý tích cực có vai trò  rất quan trọng đối với những bệnh nhân STM (1).  Vai trò phối hợp của các yếu tố nguy cơ và  điểm chất lượng cuộc sống  Bảng 9: Những yếu tố liên quan với điểm SF‐36 về  sức khoẻ thể chất  Các yếu tố Hệ số KTC 95% P Có gia đình -1,88 (-3,89 – 0,12) 0,07 Công việc (LĐTO) LĐTC -1,53 (-3,90 – 0,84) 0,20 Hưu/già -2,32 (-4,85 – 0,22) 0,07 Thời gian chẩn đoán -0,03 (-0,06 – 0,001) 0,06 Mức độ suy thận dựa vào eGFR(MDRD) -1,38 (-2,42 – (- 0,34)) 0,01 Kết quả mô hình đa biến cho thấy, mối  liên  quan  có ý nghĩa  thống kê giữa  điểm  sức khỏe  thể chất với mức độ suy thận dựa vào eGFR (p =  0,01). Khi mức  độ  suy  thận  tăng  lên một  giai  đoạn thì điểm sức khỏe thể chất của bệnh nhân  tham gia nghiên cứu giảm 1,38 điểm nếu các yếu  tố khác  trong mô hình đa biến không  thay đổi.  Như vậy những bệnh nhân có mức độ suy thận  càng cao thì sức khỏe thể chất càng giảm.  Kết quả mô hình đa biến cho  thấy mối  liên  quan  không  có  ý  nghĩa  thống  kê  giữa  điểm  SKTC với tình trạng hôn nhân, và thời gian chẩn  đoán (p > 0,05).  Bảng 10: Những yếu tố liên quan với điểm SF‐ 36 về  sức khoẻ tinh thần  Các yếu tố Hệ số KTC 95% P Nơi cư trú (TP) -3,19 (-6,59 – 0,22) 0,07 Có gia đình -6,94 (-9,79 – -4,09) <0,001 Công việc(LĐTO) LĐTC -2,85 (-6,68 – 0,97) 0,14 Già/hưu -6,88 (-10,98 – -2,78) <0,05 Thời gian chẩn đoán -0,07 (-0,12 – -0,02) <0,05 Có mối  liên quan có ý nghĩa  thống kê giữa  điểm sức khỏe tinh thần với tình trạng hôn nhân  (p <0,001), công việc và  thời gian chẩn đoán  (p  <0,05).  Những  bệnh  nhân  đã  lập  gia  đình  có  điểm SKTT giảm 6,94 điểm khi các yếu tố khác  trong mô hình  đa  biến  là hằng  định. Nghĩa  là  những người  đã  lập gia  đình  có  sức khỏe  tinh  thần  (SKTT)  kém  hơn  những  người  sống một  mình. Đối với những bệnh nhân đã về hưu/già  thì có điểm SKTT giảm 6,88 điểm nếu các yếu tố  khác trong mô hình đa biến không đổi. Như vậy,  những người về hưu/già  thì có SKTT kém hơn  những người có nghề nghiệp  là  lao động trí óc.  Thời gian  chẩn  đoán  đến  điều  trị  tăng  lên một  tháng  thì  điểm  sức  SKTT  của bệnh nhân giảm  0,07 điểm khi các yếu tố khác trong mô hình đa  biến  không  thay  đổi. Nghĩa  là  người  bị  bệnh  cách thời điểm nghiên cứu càng lâu thì sức khỏe  tinh thần càng giảm.  Các mối  liên quan giữa điểm SKTT với nơi  cư  trú  của  bệnh  nhân  tham  gia  nghiên  cứu  là  không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).  KẾT LUẬN  Điểm  trung  bình  SF‐36  là  42,5  ±  8,1  điểm.  Trong đó, điểm trung bình sức khỏe thể chất và  tinh thần qua khảo sát bằng bộ câu hỏi SF‐36 lần  lượt  là  46,4  ±  7,8  điểm  và  38,7  ±  11,2  điểm.  Những yếu tố liên quan đến điểm sức khỏe thể  chất  là:  thời gian chẩn đoán suy  thận đến điều  trị, chỉ số BUN và Creatinin. Những yếu tố liên  quan đến điểm SKTT là: tuổi, nghề nghiệp, tình  trạng hôn nhân, nơi cư trú, độ lọc cầu thận ước  đoán và thời gian chẩn đoán bệnh đến khi điều  trị của bệnh nhân.  Nghiên cứu này còn có một số hạn chế như:  mẫu nghiên cứu được chọn từ phòng khám nên  có  thể gây bỏ  sót mẫu và không  thể khái quát  được quần thể đích, một số chỉ số lượng giá tình  trạng diễn tiến nặng chưa được thu thập đầy đủ.  Về điểm mới và  tính ứng dụng: nghiên cứu đã  xác  định  được  điểm CLCS  của bệnh nhân giai  đoạn điều trị bảo tồn bằng thuốc, xác định được  một  số  yếu  tố  liên  quan  đến  CLCS  từ  đó  có  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 480 những biện pháp can thiệp phù hợp để nâng cao  chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ cho các  bệnh nhân suy thận mãn.  TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Agarwal SK, Dash SC, Irshad M, Raju S, Singh R, Pandey RM  (2005). Prevalence of chronic renal failure  in adults  in Delhi.  India. Nephrol Dial Transplant. 20 (8). 38‐42.  2. Dung DT, Ito J, et al (2008). Impact and perspective on chronic  kidney disease in an Asian developing country: a large‐scale  survey in North Vietnam. Nephron Clin Pract. 109: 25‐32.  3. Hoàng Bùi Bảo, Lê Hữu Lợi  (2012). Nghiên cứu chất  lượng  cuộc sống ở bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối. Tạp chí Y  Dược Học. 11: 22‐31.  4. Huỳnh Minh Trí  (2003). Khảo  sát  tình hình  thiếu máu  trên  bệnh nhân  suy  thận mạn  đang  lọc  thận nhân  tạo  định kỳ.  Luận văn CKI. Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Tr.  56‐89.  5. Khoa Nội thần kinh – Bệnh viện Chợ Rẫy (2010). Thống kê số  lượng bệnh nhân suy thận mạn. Bệnh viện Chợ Rẫy. Thành  phố Hồ Chí Minh. Tr. 1‐2.  6. Lâm Nguyễn Nhã Trúc (2011). Đánh giá chất lượng sống của  bệnh nhân suy  thận mạn giai đoạn cuối  trước và giai đoạn  sớm sau chạy  thận nhân  tạo. Luận văn  tốt nghiệp  thạc sĩ y  học. Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. Tr. 43‐52.  7. Lê Việt Thắng (2012). Khảo sát một số yếu tố  liên quan đến  chất lượng cuộc sống bệnh nhân suy thận mạn tính chạy thận  nhân  tạo  chu kỳ bằng  thang  điểm SF‐36. Tạp chí Y học thực  hành. 1: 110‐115.  8. Mckercher MC, Venn AJ, Blizzard L, Nelson MR, Palmer AJ,  Ashby MA, Scott JL and Jose MD (2013). Psychosocial factors  in adults with chronic kidney disease: characteristics of pilot  participants in the Tasmanian Chronic Kidney Disease study.  BMC Nephrology. 1. 14‐83.  9. Seung SH, Ki WK, Ki YN, Dong WC, Yon SK, Suhnggwon K  and  Ho  JC  (2009).  Quality  of  life  and  mortality  from  a  nephrologistʹs view: a prospective observational study. BMC  Nephrology. 1. 1‐9.  10. Võ Tam (2010). Nghiên cứu đặc điểm về phát hiện và theo dõi  suy thận mạn ở một số xã đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế.    Truy  cập  ngày 27/07/2012.  Ngày nhận bài báo:       13/5/2014  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   19/6/2014  Ngày bài báo được đăng:     14/11/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_chat_luong_cuoc_song_cua_benh_nhan_suy_than_man_d.pdf
Tài liệu liên quan