Kết quả phân tích cấu trúc và thành phần pha
của lớp phủ Al2O3 và lớp phủ CNTs/Al2O3 được đưa
ra trong hình 5.
Kết quả cho thấy, trong tất cả các lớp phủ nghiên
cứu ngoài thành phần pha chính α-Al2O3 còn xuất
hiện thành phần pha γ-Al2O3. Như vậy, trong quá
trình phun plasma, pha α-Al2O3 bị chuyển một phần
thành pha γ-Al2O3. Các pic tại vị trí góc 2θ: 37,5;
46,2 và 67,6 là các pic đặc trưng của pha γ-Al2O3.
Tuy nhiên, các pic đặc trưng của CNTs không xuất
hiện trên phổ XRD, điều này được giải thích là do
CNTs phân tán giữa các hạt Al2O3 nên gây khó khăn
trong việc phát hiện bằng phương pháp XRD (hàm
lượng của nó nằm dưới giới hạn phát hiện của
phương pháp XRD).
3.5. Độ bền mài mòn của lớp phủ CNTs/Al2O3
Độ sâu mài mòn được sử dụng để đánh giá khả
năng chịu mài mòn của các lớp phủ. Kết quả thử
nghiệm độ bền mài mòn của các lớp phủ được đưa
ra trong hình 6.
của lớp phủ Al2O3 cao hơn so với lớp phủ
CNTs/Al2O3. Điều này đồng nghĩa với lớp phủ
CNTs/Al2O3 có khả năng chịu mài mòn tốt hơn lớp
phủ Al2O3. Lớp phủ CNTs/Al2O3 có độ bền mài mòn
cao hơn khoảng 20 % so với lớp phủ Al2O3. Điều
này được giải thích là do CNTs có mặt trong thành
phần lớp phủ CNTs/Al2O3 đã góp phần cải thiện khả
năng chịu mài mòn của lớp phủ. Nghiên cứu [2, 5]
chỉ ra rằng, CNTs là cầu nối giữa các lớp trong lớp
phủ do đó đã làm cản trở sự nứt vỡ trong quá trình
mài mòn. Lớp phủ CNTs/Al2O3 có thể được định
hướng ứng dụng làm lớp phủ bảo vệ cho các chi tiết
làm việc trong môi trường có tác nhân gây mài mòn
hoặc phục hồi các chi tiết đã bị mài mòn (như các
trục máy khoan, cánh bơm, ). Việc sử dụng lớp
phủ CNTs/Al2O3 sẽ giúp nâng cao độ bền và tuổi thọ
Al2O3 100 µm
CNTs/Al2O3 100 µmTCHH, 54(5) 2016 Nghiên cứu chế tạo lớp phủ
574
của các chi tiết hơn so với việc sử dụng lớp phủ
Al2O3
5 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 667 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu chế tạo lớp phủ nanocompozit nhôm oxit có chứa ống nano cacbon (CNTs/Al2O3) bằng công nghệ phun phủ plasma - Phạm Thị Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Hóa học, 54(5): 570-574, 2016
DOI: 10.15625/0866-7144.2016-00366
570
Nghiên cứu chế tạo lớp phủ nanocompozit nhôm oxit có chứa
ống nano cacbon (CNTs/Al2O3) bằng công nghệ phun phủ plasma
Phạm Thị Hà1*, Nguyễn Văn Tuấn1, Phạm Thị Lý1, Lê Thu Quý2
1Viện Kỹ thuật nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2
Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Hàn và Xử lý bề mặt - Viện nghiên cứu cơ khí
Đến Tòa soạn 18-12-2015; Chấp nhận đăng 25-10-2016
Abstract
The CNTs/Al2O3 nanocomposite coating was made by plasma spraying from nanoscale Al2O3 powder mixed with
CNTs. Nanosized powders cannot be plasma sprayed owing to its tendency of clogging the plasma gun nozzle. Hence,
before spraying, powder treatment is a necessary requirement. In this study, nanoscale Al2O3 powder and CNTs
(2 wt.%) were combined in Polyvinylalcohol (PVA) binder solution. Spray drying method was used to produce micron-
sized Al2O3 powder containing CNTs (CNTs/Al2O3 powder). The coating morphology, wear resistance, microstructure
and phase composition were characterized. The study results showed that, CNTs have clustered into clumps in the
CNTs/Al2O3 coating. The coating consists of a mixture α-Al2O3 and γ-Al2O3 phases. In comparison with the Al2O3
coating without CNTs, the wear resistance of the CNTs/Al2O3 coating is about 20 % higher.
Keywords. Carbon nanotubes, aluminum oxide, plasma spraying.
1. MỞ ĐẦU
Phun phủ plasma là phương pháp rất đa năng, có
ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp như hàng
không, vũ trụ, sản xuất ôtô, đóng tàu, Phương
pháp này cho phép phun rất nhiều loại vật liệu. Các
lớp phun phủ plasma được sử dụng chủ yếu trong
môi trường mài mòn, ăn mòn và nhiệt độ cao [1].
Nghiên cứu và ứng dụng các lớp phủ chế tạo bằng
phương pháp phun phủ plasma đang là lĩnh vực thu
hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và nhiều
doanh nghiệp trên thế giới.
Vật liệu gốm nhôm oxit (Al2O3) được sử dụng
để chế tạo lớp phủ có khả năng chống va đập và mài
mòn do lớp phủ này có độ bền nén tốt, độ cứng cao
và khả năng chịu mài mòn, chịu nhiệt tốt [2]. Lớp
phủ Al2O3 chế tạo bằng phương pháp phun phủ
plasma có khả năng hoạt động dưới điều kiện khắc
nghiệt như tải trọng cao, tốc độ cao, nhiệt độ cao,
môi trường mài mòn và môi trường biển [3-7].
Một trong những vật liệu gia cường lý tưởng cho
các lớp phủ plasma là ống nano cacbon (CNTs) do
nó có các tính chất cơ và nhiệt ưu việt. Tùy thuộc
vào cấu trúc mà vật liệu CNTs có các tính chất đặc
biệt như nhẹ hơn thép 6 lần nhưng bền hơn cỡ 100
lần, mô đun đàn hồi lên đến 1 TPa tương đương kim
cương, chịu nhiệt độ cao tốt (khoảng 2800 oC trong
chân không và 700
o
C trong không khí), độ dẫn nhiệt
cao (khoảng 3000 W/m.K) [8]. Việc đưa vật liệu này
vào lớp phun phủ plasma Al2O3 nhằm nâng cao các
đặc tính của lớp phủ đã và đang được nhiều nhà
khoa học nghiên cứu [2,5,9-12].
Tại Việt Nam, việc nghiên cứu về các hệ lớp phủ
CNTs/Al2O3 chế tạo bằng phương pháp phun phủ
plasma đến nay chưa có công trình nào được công
bố. Với mong muốn nâng cao các tính chất của lớp
phủ Al2O3 đặc biệt là khả năng chịu mài mòn, trong
nghiên cứu này chúng tôi sẽ tiến hành chế tạo lớp
phủ CNTs/Al2O3 bằng công nghệ phun phủ plasma
và khảo sát một số tính chất của lớp phủ này.
2. THỰC NGHIỆM
2.1. Hóa chất
Hóa chất chính được sử dụng trong nghiên cứu
gồm: Bột nano α-Al2O3 (độ tinh khiết 99,85 %; kích
thước hạt ~ 150 nm) của hãng Inframat Advanced
Materials (Mỹ); bột Al2O3 (kích thước trong khoảng
25÷75 µm) của hãng PRAXAIR-TAFA (Mỹ); CNTs
đa tường (độ tinh khiết lớn hơn 90 %, đường kính
20÷80 nm, chiều dài 10÷100 µm) sản xuất từ quy
trình CVD tại Viện Khoa học vật liệu, Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam; polyvinylancol
(PVA) – loại 217 (Singapore), thép CT3 đường kính
53 mm, dày 10 mm.
TCHH, 54(5) 2016 Phạm Thị Hà và cộng sự
571
2.2. Phương pháp chuẩn bị mẫu
Bột kích thước nano không thể dùng để phun
plasma do nó có xu hướng làm tắc đầu súng phun.
Tính ma sát bề mặt lớn giữa các hạt nano (do diện
tích bề mặt lớn) dẫn đến dòng sản phẩm phun không
đồng nhất và tạo nên các lớp phủ kém. Do đó, xử lý
bột trước khi phun là yêu cầu cần thiết [2].
Chế tạo bột CNTs/Al2O3 [13]: PVA được sử
dụng làm chất kết dính giữa các hạt nano. Thêm từ
từ bột Al2O3 kích thước nano và CNTs (2 % về khối
lượng) vào dung dịch PVA 5 % (khối lượng bột
chiếm 60 %), vừa thêm vừa khuấy đều hỗn hợp trên
thiết bị khuấy, sau đó hỗn hợp được khuấy liên tục
trong 24 giờ nhằm để hỗn hợp ổn định và phân tán
đồng đều. Tiếp theo, hỗn hợp được mang đi sấy
phun trên thiết bị sấy phun Spray Dryer Ohkawara
Kakohki, model L-8 (Yokohama, Nhật Bản) tại Viện
Kỹ thuật nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công
nghệ Việt Nam. Điều kiện sấy phun như sau: nhiệt
độ không khí vào 196 oC, áp suất vòi phun 3,5 bar,
tốc độ bơm nhập liệu 12 ml/phút, tần số quay của
đầu phun li tâm 30 Hz. Khí nóng được sử dụng như
môi trường làm khô trong tủ sấy. Kết thúc, bột
CNTs/Al2O3 được thu lại trong bình chứa từ tháp
xoáy và được sử dụng để chế tạo lớp phủ
CNTs/Al2O3.
Bột Al2O3 của hãng PRAXAIR-TAFA (Mỹ)
được sử dụng để chế tạo lớp phủ Al2O3.
Bảng 1: Chế độ công nghệ phun plasma [9]
STT Chế độ phun
Thông số
công nghệ
1 Cường độ dòng điện (A) 600
2 Điện thế (V) 40
3 Góc phun (
o
) 90
4 Lưu lượng khí Ar (lít/phút) 32,1
5 Lưu lượng khí He (lít/phút) 59,5
6 Lưu lượng khí mang Ar
(lít/phút)
19,8
7 Khoảng cách phun (mm) 100
8 Tốc độ cấp bột (g/phút) 9,5÷10,5
Lớp phủ CNTs/Al2O3 và Al2O3 được chế tạo
bằng thiết bị phun plasma 3710-PRAXAIR-TAFA
(Mỹ) tại Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ
Hàn và Xử lý bề mặt – Viện Nghiên cứu Cơ khí, với
các thông số công nghệ được đưa ra trong bảng 1.
Chiều dày trung bình của các lớp phủ khoảng
300÷400 µm, được xác định bằng thiết bị Mitutoyo
DIGI-DERM 745 (Nhật Bản).
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Hình thái học của các loại bột phun và các lớp
phủ tương ứng cùng với thành phần các nguyên tố
có trong lớp phủ được nghiên cứu trên thiết bị kính
hiển vi điện tử quét tích hợp với phân tích tán xạ
năng lượng tia X (EDS) Nova Nano SEM 450 FEI
tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học
Quốc gia Hà Nội. Lớp phủ được tiến hành phân tích
cấu trúc và thành phần pha bằng phương pháp XRD
trên thiết bị X-RAY D5005/SIEMENS (Đức) tại
Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc
gia Hà Nội (nhiệt độ 25 oC, góc 2θ được quét từ 10o
đến 70o, bước đo 0,03o, bước quét 1s, sử dụng anot
Cu). Độ bền mài mòn của các lớp phủ được xác định
bằng thiết bị UMT-3MT-CETR (Mỹ) tại Học viện
Kỹ thuật quân sự theo tiêu chuẩn ASTM G99:2010,
sử dụng chốt thép Cr có độ cứng 63 HRC. Chế độ
thử mài mòn như sau: lực tác dụng 10 N; bán kính từ
tâm mẫu đến đầu chốt 6 mm; tốc độ quay của mẫu
60 vòng/phút; thời gian thử 1000 s.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hình thái học của bột CNTs/Al2O3
Hình thái học của bột Al2O3 và bột CNTs/Al2O3
được thể hiện trên hình 1.
Hình 1: Ảnh SEM của bột Al2O3 và bột CNTs/Al2O3
Quan sát các hình 1a và 1c cho thấy, các hạt có
dạng hình cầu. Trên ảnh SEM của mẫu bột
CNTs/Al2O3 (hình 1d), CNTs được tìm thấy ở dạng
ống dài bên trong các hạt cầu. Các hạt được tạo
thành có kích thước nằm trong khoảng 25÷70 µm.
Như vậy, bằng phương pháp sấy phun, bột nguyên
liệu có kích thước nano đã được xử lý thành bột có
a b
c d
Bột Al2O3 20 µm
Bột CNTs/Al2O3 20 µm
Bột Al2O3 1 µm
Bột CNTs/Al2O3 1 µm
CNTs
TCHH, 54(5) 2016 Nghiên cứu chế tạo lớp phủ
572
kích thước phù hợp với phương pháp phun phủ
plasma. CNTs đã được phân tán trong bột
CNTs/Al2O3.
3.2. Hình thái học của lớp phủ CNTs/Al2O3
Hình thái học của các lớp phủ Al2O3 có và
không có CNTs được thể hiện trên hình 2.
Hình 2: Ảnh SEM của lớp phủ Al2O3 và
lớp phủ CNTs/Al2O3
Hình ảnh trên hình 2 cho thấy, các lớp phủ có bề
mặt thô nhám. Ảnh SEM với độ phóng đại X500 cho
thấy hình thái học bề mặt giữa lớp phủ có và không
có CNTs là khác nhau. Bề mặt lớp phủ Al2O3 đồng
đều hơn so với bề mặt lớp phủ CNTs/Al2O3. Điều
này được giải thích là do sự có mặt của CNTs trong
các lớp phủ CNTs/Al2O3. CNTs có xu hướng tập
trung thành chùm/cụm do đó trong quá trình phun,
các hạt Al2O3 nóng chảy sẽ bao phủ lên các cụm
CNTs dẫn đến hình thành cấu trúc bề mặt không
đồng đều.
Khi phun, bột nguyên liệu được nung nóng tạo
thành các giọt lỏng. Dưới tác dụng của dòng không
khí nén với áp lực lớn, giọt vật liệu lỏng sẽ bị phân
tách thành rất nhiều hạt nhỏ, những hạt này sẽ tạo
nên những tia phun với động năng lớn, bay tới bề
mặt vật liệu phun với vận tốc có thể lên tới 1000
m/s. Toàn bộ quá trình chảy và phân tán các hạt xảy
ra rất nhanh. Động năng lớn của các giọt vật liệu
lỏng va đập lên bề mặt được phun gây ra biến dạng
rất nhanh và mạnh. Khi các phần tử sau va đập lên
các phần tử trước thì các phần tử trước vẫn còn ở
trạng thái lỏng hoặc trạng thái sệt, giữa chúng dễ
dàng xảy ra sự liên kết với nhau. Trong lớp phủ còn
chứa các phần tử nhỏ không biến dạng là các hạt
không nóng chảy. Ngoài ra, bên trong lớp phủ có các
lỗ xốp được hình thành do sự liên kết không chặt chẽ
của các phần tử vật liệu khi biến dạng.
Nhằm chứng minh sự có mặt của CNTs trong
lớp phủ, chúng tôi đã tiến hành chụp ảnh SEM vùng
bề mặt lớp phủ đã bị mài mòn. Kết quả được thể
hiện trên hình 3.
Hình 3: Ảnh SEM của lớp phủ Al2O3 và
lớp phủ CNTs/Al2O3 bị mài mòn
Kết quả phân tích cho thấy, CNTs xuất hiện
trong lớp phủ CNTs/Al2O3 ở dạng ống dài và co cụm
thành từng đám. Lớp phủ Al2O3 không tìm thấy sự
xuất hiện của CNTs. Quan sát ảnh SEM ngoài các
vùng nóng chảy, bên trong các lớp phủ đều có các
hạt Al2O3 không nóng chảy. Trong quá trình các hạt
compozit bị nóng chảy, chất kết dính PVA bị bốc
hơi hoàn toàn. CNTs được phân bố trong các lớp
Al2O3. Sự có mặt của CNTs làm tăng độ dẫn nhiệt
của các giọt nóng chảy và tăng hàm lượng nhiệt
trong các giọt, điều này dẫn đến khả năng truyền
nhiệt cao hơn, tốc độ đóng rắn nhanh hơn và tỉ lệ các
hạt không nóng chảy thấp hơn ở lớp phủ có chứa
CNTs so với lớp phủ không chứa CNTs [14].
3.3. Thành phần nguyên tố trong lớp phủ
CNTs/Al2O3
Thành phần % các nguyên tố trong lớp phủ
Al2O3 có và không có CNTs được xác định tại vùng
vị trí thể hiện trên ảnh SEM ở hình 4. Kết quả phân
tích thành phần % khối lượng các nguyên tố được
trình bày trong bảng 2.
Kết quả phân tích cho thấy sự có mặt của
nguyên tố Al và O trong thành phần lớp phủ Al2O3
và các nguyên tố Al, O, C trong thành phần lớp phủ
CNTs/Al2O3.
AC-0 4 µm
AC-2 4 µm
CNTs
Al2O3 500 µm
µm
CNTs/Al2O3 500 µm
Al2O3 100 µm
CNTs/Al2O3 100 µm
Al2O3 10 µm Al2O3 4 µm
CNTs/Al2O3 4 µm CNTs/Al2O3 10 µm
CNTs
TCHH, 54(5) 2016 Phạm Thị Hà và cộng sự
573
Bảng 2: Thành phần % khối lượng các nguyên tố
trong các lớp phủ tại vùng vị trí chụp SEM-EDS
Lớp phủ Al O C
Al2O3 34,61 65,39 -
CNTs/Al2O3 26,04 52,07 21,89
Hình 4: Ảnh SEM-EDS của lớp phủ Al2O3 và
lớp phủ CNTs/Al2O3
Tại vị trí phân tích, hàm lượng % nguyên tố C có
mặt trong các lớp phủ CNTs/Al2O3 là 21,89 %.
3.4. Cấu trúc và thành phần pha của lớp phủ
CNTs/Al2O3
Kết quả phân tích cấu trúc và thành phần pha
của lớp phủ Al2O3 và lớp phủ CNTs/Al2O3 được đưa
ra trong hình 5.
Kết quả cho thấy, trong tất cả các lớp phủ nghiên
cứu ngoài thành phần pha chính α-Al2O3 còn xuất
hiện thành phần pha γ-Al2O3. Như vậy, trong quá
trình phun plasma, pha α-Al2O3 bị chuyển một phần
thành pha γ-Al2O3. Các pic tại vị trí góc 2θ: 37,5;
46,2 và 67,6 là các pic đặc trưng của pha γ-Al2O3.
Tuy nhiên, các pic đặc trưng của CNTs không xuất
hiện trên phổ XRD, điều này được giải thích là do
CNTs phân tán giữa các hạt Al2O3 nên gây khó khăn
trong việc phát hiện bằng phương pháp XRD (hàm
lượng của nó nằm dưới giới hạn phát hiện của
phương pháp XRD).
10 20 30 40 50 60 70
2
1
1
1
1,2
1 - Al
2
O
3
2 - Al
2
O
3
2-Theta-Scale
1
1
1
1
1,2
Al
2
O
3
CNTs/Al
2
O
3
Hình 5: Phổ nhiễu xạ tia X của lớp phủ Al2O3
và lớp phủ CNTs/Al2O3
3.5. Độ bền mài mòn của lớp phủ CNTs/Al2O3
Độ sâu mài mòn được sử dụng để đánh giá khả
năng chịu mài mòn của các lớp phủ. Kết quả thử
nghiệm độ bền mài mòn của các lớp phủ được đưa
ra trong hình 6.
0
20
40
60
80
100
120
140
160
§
é
s
©
u
m
µ
i
m
ß
n
m
)
165,75
132,30
Al
2
O
3
CNTs/Al
2
O
3
Hình 6: Độ sâu mài mòn của các lớp phủ
Biểu đồ trên hình 6 cho thấy, độ sâu mài mòn
của lớp phủ Al2O3 cao hơn so với lớp phủ
CNTs/Al2O3. Điều này đồng nghĩa với lớp phủ
CNTs/Al2O3 có khả năng chịu mài mòn tốt hơn lớp
phủ Al2O3. Lớp phủ CNTs/Al2O3 có độ bền mài mòn
cao hơn khoảng 20 % so với lớp phủ Al2O3. Điều
này được giải thích là do CNTs có mặt trong thành
phần lớp phủ CNTs/Al2O3 đã góp phần cải thiện khả
năng chịu mài mòn của lớp phủ. Nghiên cứu [2, 5]
chỉ ra rằng, CNTs là cầu nối giữa các lớp trong lớp
phủ do đó đã làm cản trở sự nứt vỡ trong quá trình
mài mòn. Lớp phủ CNTs/Al2O3 có thể được định
hướng ứng dụng làm lớp phủ bảo vệ cho các chi tiết
làm việc trong môi trường có tác nhân gây mài mòn
hoặc phục hồi các chi tiết đã bị mài mòn (như các
trục máy khoan, cánh bơm,). Việc sử dụng lớp
phủ CNTs/Al2O3 sẽ giúp nâng cao độ bền và tuổi thọ
Al2O3 100 µm
CNTs/Al2O3 100 µm
TCHH, 54(5) 2016 Nghiên cứu chế tạo lớp phủ
574
của các chi tiết hơn so với việc sử dụng lớp phủ
Al2O3.
4. KẾT LUẬN
CNTs ở dạng ống dài đã được tìm thấy và phân
tán trong các lớp phủ CNTs/Al2O3. Bề mặt lớp phủ
Al2O3 đồng đều hơn so với lớp phủ CNTs/Al2O3.
Trong các lớp phủ đều có sự xuất hiện của pha
α-Al2O3 và pha γ-Al2O3. Trong quá trình phun
plasma, một phần dạng α-Al2O3 đã bị chuyển thành
dạng γ-Al2O3.
Lớp phủ CNTs/Al2O3 có độ bền mài mòn cao
hơn khoảng 20 % so với lớp phủ Al2O3.
Lời cám ơn. Công trình này được hỗ trợ kinh phí
nghiên cứu từ Quỹ đề tài trẻ cấp Viện Kỹ thuật nhiệt
đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dong Zhao, Fa Luo, Wancheng Zhou, Dongmei Zhu.
Effect of critical plasma spray parameter on complex
permittivity andmicrostructure by plasma spraying
Cr/Al2O3 coatings, Applied Surface Science, 264,
545-551 (2013).
1. Kantesh Balani, Srinivasa Rao Bakshi, Yao Chen,
Tapas Laha, Arvind Agarwal. Role of powder
treatment and carbon nanotube dispersion in the
fracture toughening of plasma-sprayed aluminum
oxide-carbon nanotube nanocomposite, Journal of
Nanoscience and Nanotechnology, 7, 1-10 (2007).
2. Leon L. Shaw, Daniel Goberman, Ruiming Ren,
Maurice Gell, Stephen Jiang, You Wang, T. Danny
Xiao, Peter R. Strutt. The Dependency of
Microstructure and Properties of Nanostructured
Coatings on Plasma Spray Conditions, Surface and
Coatings Technology, 130, 1-8 (2000).
3. Hong-yan Ding, Zhen-dong Dai, Suresh C. Skuir,
David Hui. Corrosion Wear Behaviors of Micro-Arc
Oxidation Coating of Al2O3 on 2024Al in Different
Aqueous Environments at Fretting Contact,
Tribology International, 43, 868-875 (2010).
4. Anup Kumar Keshri, Virendra Singh, Jun Huang,
Sudipta Seal, Wonbong Choi, Arvind Agarwal.
Intermediate temperature tribological behavior of
carbon nanotube reinforced plasma sprayed
aluminum oxide coating, Surface and Coatings
Technology, 204, 1847-1855 (2010).
5. Xinhua Lin, Yi Zeng, Chuanxian Ding, Pingyu
Zhang. Effects of Temperature on Tribological
Properties of Nanostructured and Conventional
Al2O3-3 wt.% TiO2 Coatings, Wear, 256, 1018-1025
(2004).
6. Dianran Yan, Jining He, Xiangzhi Li, Yangaia Liu,
Jianxin Zhang, Huili Ding. An Investigation of the
Corrosion Behavior of Al2O3-Based Ceramic
Composite Coatings in Dilute HCl Solution, Surface
and Coatings Technology, 141, 1-6 (2001).
7. Gulfem Ipek Nasuf. Carbon nanotube growth on tool
steel substrates by thermal chemical vapor deposition
(CVD), Master's thesis, Southern Illinois University
Carbondale (2008).
8. K. Balani, A. Agarwal. Process map for plasma
sprayed aluminum oxide - carbon nanotube
nanocomposite coatings, Surface and Coatings
Technology, 202, 4270-4277 (2008).
9. Anup Kumar Keshri, Arvind Agarwal. Wear
Behavior of Plasma-Sprayed Carbon Nanotube-
Reinforced Aluminum Oxide Coating in Marine and
High-Temperature Environments, Journal of Thermal
Spray Technology, 20, 1217-1230 (2011).
10. S. Asadi. Spread data analysis of Aluminum oxide
splats reinforced with carbon nanotubes, Iranian
Journal of Materials Science and Engineering, 11, 72-
79 (2014).
11. Anup Kumar Keshri, Arvind Agarwala. Splat
morphology of plasma sprayed aluminum oxide
reinforced with carbon nanotubes: A comparison
between experiments and simulation, Surface and
Coatings Technology, 206, 338-347 (2011).
12. Bai Yu, Yang Jian Feng, Lee Soo Wohn, Chen
Huang, Yu Fang Li, Zhang Jia. Spray-drying of
alumina powder for APS: effect of slurry properties
and drying conditions upon particle size and
morphology of feedstock, Bulletin of Materials
Science, 34, 1653-1661 (2011).
13. Srinivasa R. Bakshi, Virendra Singh, Sudipta Seal,
Arvind Agarwal. Aluminum composite reinforced
with multiwalled carbon nanotubes from plasma
spraying of spray dried powders, Surface and
Coatings Technology, 203, 1544-1554 (2009).
Liên hệ: Phạm Thị Hà
Viện Kỹ thuật nhiệt đới
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Số 18, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
E-mail: hapham205@gmail.com; Điện thoại: 01689445167.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- pham_thi_ha1_7078_2084302.pdf