Nghiên cứu chế tạo máy phun thuốc trên ruộng lúa với năng suất 1 ha/giờ
Máy phun thuốc trên ruộng lúa đã được nghiên
cứu tính toán, thiết kế, chế tạo và đưa vào khảo
nghiệm đã đáp ứng được các yêu cầu đặt ra.
Máy làm việc ổn định, chắc chắn, hiệu quả
trên các điều kiện ruộng lúa khác nhau và đáp
ứng yêu cầu đặt ra. Năng suất làm việc thực tế
của máy đạt 0,95 ha/giờ; lưu lượng thuốc phun
khoảng 500 lít/ha; lượng nhiên liệu tiêu hao
khoảng 0,5 lít/ha; độ sâu vết lún của bánh xe
khoảng 100 ÷ 200 mm tùy nền đất ruộng; bề rộng
vết bánh 80 mm. Đặc biệt máy có thể làm việc
được trên nền đất mềm dễ lún, phù hợp với đặc
thù đồng ruộng ở đồng bằng sông Cửu Long và
có thể phun cho lúa ở các giai đoạn sinh trưởng
khác nhau
7 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 521 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu chế tạo máy phun thuốc trên ruộng lúa với năng suất 1 ha/giờ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần A: Khoa học Tự nhiên, Công nghệ và Môi trường: 27 (2013): 5-11
5
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO MÁY PHUN THUỐC TRÊN RUỘNG LÚA
VỚI NĂNG SUẤT 1 Ha/Giờ
Phan Thanh Lương1 và Võ Mạnh Duy2
1 Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ & Xưởng Cơ khí
2 Bộ môn Kỹ thuật Cơ khí, Khoa Công nghệ, Trường Đại học Cần Thơ
Thông tin chung:
Ngày nhận: 08/01/2013
Ngày chấp nhận: 19/08/2013
Title:
Research on manufacturing
insecticide spraying machine
with capacity of 1 hecta/hour
Từ khóa:
Máy phun thuốc sâu, máy nông
nghiệp
Keywords:
Insecticide sprayer, agricultural
machinery
ABSTRACT
This paper presents the results of the research on designing, manufacturing
and testing insecticide spraying machine. The experimental results showed
that insecticide spraying machine can spray about 500 liters/hecta, capacity
of machine is about 0.95 hecta/hour, fuel consumption is about 0.5 liter of
diesel/hecta. Especially the machine can work stable, reliable and effective
on the field land that is soft and easy to sunk in the Mekong Delta. It can
spray for paddy at different growth stages and ensures safety for the health
of the operator.
TÓM TẮT
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thiết kế, chế tạo và khảo nghiệm xe
phun thuốc có người điều khiển trên đồng ruộng. Các kết quả khảo nghiệm
cho thấy máy có thể phun được khoảng 500 lít/ha, năng suất làm việc thực tế
có thể đạt 0,95 ha/giờ, độ tiêu hao nhiên liệu khoảng 0,5 lít dầu/ha. Đặc biệt
máy có thể làm việc ổn định, chắc chắn và hiệu quả trên nền
đất ruộng mềm, dễ lún ở đồng bằng sông Cửu Long. Máy có thể phun cho
lúa ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau và đảm bảo an toàn cho sức khỏe
của người vận hành.
1 GIỚI THIỆU
Ở các nước nông nghiệp phát triển, máy phun
thuốc liên kết máy kéo được nghiên cứu và ứng
dụng rất hiệu quả và phổ biến từ lâu, máy thường
dùng để phun thuốc trên các cánh đồng lớn với
nền đất khô và cứng. Ở Việt Nam, cho đến nay
chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu ứng
dụng máy phun thuốc tự hành trên ruộng lúa. Hơn
nữa, do tập quán canh tác của người nông dân và
đặc thù đồng ruộng được chia từng thửa nhỏ, nền
đất dễ lún nên việc ứng dụng máy phun thuốc là
rất khó khăn và phức tạp. Tuy nhiên, do gặp khó
khăn trong quá trình phun thuốc một số nông dân
ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã tự chế tạo
ra các chiếc máy phun tự hành dùng để phun trên
chính ruộng lúa của họ. Nói chung, các chiếc máy
này chỉ được chế tạo dựa trên kinh nghiệm nên
chỉ đem lại một số kết quả nhất định so với bình
phun mang vai. Máy có thể tự hành, tự bơm nước
và phun thuốc nên đã giảm được công lao động và
giảm sự tiếp xúc của người vận hành với thuốc
bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, máy chưa thật sự đem
lại hiệu quả cao khi vận hành trên nền đất lún, mật
độ phủ thuốc chưa đồng đều, gặp khó khăn khi
phun ở các giai đoạn khác nhau của cây lúa
Ngoài ra, do các cơ cấu của máy chưa được chế
tạo hoàn chỉnh và mức độ tự động hóa thấp nên
năng suất và tuổi thọ máy chưa cao, chưa tiết
kiệm năng lượng, hiệu quả kinh tế thấp.
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần A: Khoa học Tự nhiên, Công nghệ và Môi trường: 27 (2013): 5-11
6
2 THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU
Thiết bị nghiên cứu là máy phun thuốc trên
ruộng lúa năng suất 1ha/giờ.
2.1 Cấu tạo
Tổng trọng lượng máy không bao gồm
lượng nước là: 250 kg. Cấu tạo bao gồm các bộ
phận sau:
Khung xe bằng thép đảm bảo độ cứng vững
và cơ động có chiều dài 1900 mm, chiều
rộng 1000 mm nằm trên 4 bánh xe làm bằng thép
ống 49 mm tráng kẽm. Hai bánh xe trước có
đường kính 1000 mm, hai bánh sau có đường kính
1800 mm và có hàn các mấu bám bằng thép cách
đều nhau nhằm tăng độ ma sát và giảm độ lún
(Hình 1).
a. Bánh trước b. Bánh sau
Hình 1: Kết cấu bánh xe
Hệ thống truyền lực (Hình 2) được lắp trên
khung xe bao gồm:
+ Động cơ: động cơ Diesel R175AN
(QUANCHAI) có công suất 4,4 kW, vận tốc cực
đại 2600 vòng/phút, trọng lượng 68 kg.
+ Bộ truyền động đai: sử dụng loại đai
thang.
+ Bộ ly hợp: loại ma sát khô 1 đĩa thường
đóng, dẫn động điều khiển kiểu cơ khí. Vị trí
được đặt sau bộ truyền động đai thang.
+ Bộ bánh răng giảm tốc gồm hai cấp: cấp
chậm (bánh răng thẳng) và cấp nhanh (bánh răng
nghiêng).
+ Hộp số: sử dụng hộp số xe Daihatsu gồm
4 số tới và 1 số lùi.
+ Khớp các đăng: sử dụng loại kép có hai
khớp nối các đăng. Khớp được đặt sau hộp số,
trước bộ vi sai và nằm dưới khung gầm xe.
+ Bộ vi sai: loại đối xứng bánh răng nón.
Hình 2: Sơ đồ động của hệ thống
truyền lực
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần A: Khoa học Tự nhiên, Công nghệ và Môi trường: 27 (2013): 5-11
7
Hệ thống lái (Hình 3) bao gồm các bộ phận
chính như sau:
+ Tay lái: vành lái cùng với trục lái có
nhiệm vụ truyền lực quay vòng của người lái từ
vành lái đến trục vít của cơ cấu lái.
+ Cơ cấu lái: cơ cấu lái ở sơ đồ trên gồm
trục vít và cung răng. Nó có nhiệm vụ biến
chuyển động quay của trục lái thành chuyển động
góc của đòn quay đứng và khuyếch đại lực điều
khiển trên vành lái.
+ Dẫn động lái: dẫn động lái bao gồm các
thanh truyền (đòn quay đứng, thanh kéo dọc).
Nó có nhiệm vụ biến chuyển động góc của đòn
quay đứng thành chuyển động góc của trục bánh
xe dẫn hướng.
Hình 3: Hệ thống lái của máy phun
thuốc
Hệ thống phanh (Hình 4): dùng để làm
giảm tốc độ, dừng chuyển động của xe và giữ cho
xe đứng yên trên dốc.
Hình 4: Hệ thống phanh
Hệ thống phun thuốc (Hình 5) lắp trên
khung xe bao gồm:
+ Máy bơm: loại bơm piston, công suất 1,5
HP; áp suất nén từ 25 ÷ 35 kG/cm2; số vòng quay
từ 600 ÷ 900 vòng/phút; lưu lượng hút của bơm
15 ÷ 20 lít/phút.
+ Động cơ truyền động cho bơm: cũng
chính là động cơ Diesel truyền động cho máy
phun thuốc.
+ Dàn phun: kết cấu bằng thép chiều dài 6
m, có gắn 18 béc phun được chia làm 3 đoạn có
thể gắp lại được và có thể điều chỉnh độ cao.
+ Hệ thống ống dẫn thuốc: ống nhựa mềm.
+ Vòi phun: vòi phun hình nón đường kính
lỗ 1 mm và góc phun 600. Số lượng 18 vòi và
khoảng cách giữa hai vòi là 350 mm.
+ Thùng chứa thuốc: thùng nhựa dung tích
250 lít.
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần A: Khoa học Tự nhiên, Công nghệ và Môi trường: 27 (2013): 5-11
8
Hình 5: Sơ đồ nguyên lý hệ thống phun thuốc
2.2 Sơ đồ và nguyên lý hoạt động
2.2.1 Sơ đồ nguyên lý
Hình 6: Sơ đồ nguyên lý và mô hình của máy phun thuốc
1. động cơ Diesel; 2. bộ truyền động đai và li hợp; 3. bộ giảm tốc; 4. hộp số; 5. truyền động các đăng; 6. bơm; 7. thùng chứa
thuốc; 8. giàn phun; 9. bánh xe; 10. tay lái; 11. ghế ngồi; 12. khung sườn.
2.2.2 Nguyên lý hoạt động
Máy phun thuốc di chuyển trên bốn bánh xe
nhờ động cơ Diesel. Xe được điều khiển và dẫn
hướng bằng cơ cấu lái và có thể thay đổi tốc độ dễ
dàng. Máy có thể làm việc được ở các địa hình đất
mềm, dễ lún và ở mọi giai đoạn sinh trưởng của
cây lúa nhờ hai bánh sau có đường kính lớn và có
mấu bám. Trên khung xe có đặt hệ thống bơm,
bình chứa thuốc và dàn phun thuốc treo ở phía
sau. Khi phun thuốc, động cơ xăng sẽ kéo máy
bơm, thuốc từ bình chứa sẽ được bơm đến ba
đoạn ống phun thông qua ba ống dẫn bằng nhựa
riêng biệt nhằm đảm bảo thuốc được phun ra đều
ở các béc phun. Lưu lượng thuốc phun có thể điều
chỉnh được thông qua van điều chỉnh áp suất phun
ở bơm hoặc van chặn. Chiều cao dàn phun có thể
điều chỉnh dễ dàng bằng đai ốc để đáp ứng từng
thời kỳ sinh trưởng của cây lúa đồng thời đảm bảo
độ phun đồng đều và tiết kiệm thuốc.
3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT
QUẢ KHẢO NGHIỆM
3.1 Xác định độ cao giàn phun phù hợp khi phun
Mục đích: Xác định khoảng cách tối ưu từ dàn
phun đến đọt lúa nhằm đảm độ đồng đều của
lượng thuốc phun ra.
Địa điểm thực hiện: Xưởng Cơ khí – Khoa
Công nghệ - Trường Đại học Cần Thơ.
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu
Đặt máy phun thuốc trên mặt nền tương đối
bằng phẳng, phía dưới giàn phun đặt các tấm tôle
có sóng với góc nghiên khoảng 15-20 độ để tạo
thành máng thu hồi lượng nước phun. Điều chỉnh
chiều cao từ béc phun đến bề mặt máng thu và
cho vòi phun làm việc. Lượng nước phun ra máng
được thu hồi vào các cốc nhựa để so sánh độ
đồng đều.
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần A: Khoa học Tự nhiên, Công nghệ và Môi trường: 27 (2013): 5-11
9
3.1.2 Bố trí thí nghiệm
Dựa vào góc phun lý thuyết của béc phun là
60o và khoảng cách giữa hai béc là 330 mm, ta
xác định sơ bộ độ cao phun hợp lý từ béc phun
đến máng thu là khoảng 285 mm. Do đó, thí
nghiệm sẽ được thực hiện trong phạm vi chiều
cao từ 200 mm đến 400 mm (Hình 7).
Hình 7: Khảo nghiệm xác định độ cao giàn phun hợp lý
3.1.3 Kết quả khảo nghiệm
Ở độ cao 200 mm (Hình 8): lượng nước thu
được trong các ly không đồng đều, các ly giữa hai
béc phun có lượng nước ít hơn. Điều đó chứng tỏ
rằng lượng nước giữa hai béc phun chưa chập
nhau trên bề mặt máng thu.
Hình 8: Khảo nghiệm ở độ cao giàn phun là 200 mm
Ở độ cao 300 mm (Hình 9): lượng nước thu
được trong các ly nhựa tương đối đều nhau. Điều
đó chứng tỏ rằng độ cao của giàn phun được điều
chỉnh hợp lý.
Hình 9: Khảo nghiệm ở độ cao giàn phun là 300 mm
Ở độ cao 400 mm (Hình 10): các ly ở giữa
2 vòi phun liên tiếp có lượng nước lớn hơn các ly
còn lại. Điều này chứng tỏ rằng lượng nước phun
ra giữa 2 vòi phun bị chập lên nhau.
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần A: Khoa học Tự nhiên, Công nghệ và Môi trường: 27 (2013): 5-11
10
Hình 10: Khảo nghiệm ở độ cao giàn phun là 400 mm
Kết luận: kết quả khảo nghiệm cho thấy ở độ
cao 300 mm lượng nước phun phân bổ đều trên bề
mặt máng, điều đó chứng tỏ rằng độ cao hợp lý từ
giàn phun đến ngọn lúa là 300 mm.
3.2 Khảo nghiệm máy phun thuốc trên đồng
ruộng
Mục đích: Xác định độ lún, mức tiêu tốn nhiên
liệu, năng suất máy, cũng như mức độ làm việc
ổn định của máy.
Địa điểm: Ruộng lúa thực nghiệm của Viện
NCPT Đồng bằng Sông Cửu Long – Trường Đại
học Cần Thơ.
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu
Cho máy vận hành trên điều kiện đồng ruộng
thực tế, với điện tích đã được xác định trước, ta
tiến hành quan sát khả năng di chuyển và xác định
các thông số: thời gian vận hành thực tế, lượng
nhiên liệu tiêu hao, tổng lượng nước phun, bề
rộng vết bánh xe, độ lún... Từ đó tính ra năng suất
bình quân, lượng nhiên liệu tiêu hao và lượng
nước phun trên một đơn vị diện tích.
3.2.2 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện trên thửa ruộng có
diện tích khoảng 1000 m2 (kích thước thửa ruộng
58 m x 18 m):
Thí nghiệm 1: Bơm nước đầy thùng chứa,
cho máy chạy theo chiều dài thửa ruộng ở một
mức ga cố định. Tiến hành đo thời gian máy hoạt
động. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần.
Thí nghiệm 2: Bơm nước đầy thùng chứa,
cho máy phun trên một diện tích 1000 m2. Tiến
hành đo tổng thời gian phun, tổng nhiên liệu tiêu
hao, tổng lượng nước phun và độ sâu vết lún của
bánh xe. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần.
Các thí nghiệm trên được lặp lại vào hai thời
điểm khác nhau ứng với hai điều kiện mặt ruộng
khác nhau: ruộng sau thu hoạch và ruộng chuẩn bị
cấy (Hình 11).
a. Ruộng sau thu hoạch b. Ruộng chuẩn bị cấy
Hình 11: Khảo nghiệm máy trên đồng ruộng
Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần A: Khoa học Tự nhiên, Công nghệ và Môi trường: 27 (2013): 5-11
11
3.2.3 Kết quả khảo nghiệm
Qua quá trình khảo nghiệm, máy phun thuốc
cho kết quả như sau:
Máy di chuyển dễ dàng, ổn định trên ruộng
khảo nghiệm trong cả hai điều kiện mặt ruộng
khác nhau với vận tốc khoảng 58 m/phút. Kết quả
này là gần phù hợp với tính toán lý thuyết.
Tổng thời gian làm việc trên 1000 m2 là 3
phút 10 giây. Do đó, năng suất làm việc lý thuyết
của máy khoảng 1,9 ha/giờ. Nhưng trên thực tế để
phun 1 ha ruộng thì phải tốn thời gian để pha trộn
thuốc 2 lần (khoảng 15 phút/lần). Vì thế, năng
suất làm việc thực tế (có tính đến thời gian pha
trộn thuốc) của máy là 0,95 ha/giờ. Kết quả này
cũng phù hợp với yêu cầu thiết kế.
Tổng lượng nước phun ra trên 1000 m2 là
50 lít, tương đương 500 lít/ha.
Tổng lượng nhiên liệu tiêu hao trên 1000
m2 là 50 ml dầu, tương đương lượng nhiên liệu
tiêu hao khoảng 0,5 lít/ha.
Độ sâu vết lún của bánh xe khoảng 100 ÷
200 mm tùy nền đất ruộng.
Bề rộng vết bánh khoảng 80 mm.
Khi xe quay vòng hệ thống lái hoạt động
ổn định và quay vòng dễ dàng với giới hạn góc lái
là 450.
Máy hoạt động ổn định trên các điều kiện
ruộng lúa khác nhau.
Giàn phun làm việc ổn định, lượng thuốc
phun ra dạng tia sương và phủ đều trên mặt ruộng.
4 KẾT LUẬN
Máy phun thuốc trên ruộng lúa đã được nghiên
cứu tính toán, thiết kế, chế tạo và đưa vào khảo
nghiệm đã đáp ứng được các yêu cầu đặt ra.
Máy làm việc ổn định, chắc chắn, hiệu quả
trên các điều kiện ruộng lúa khác nhau và đáp
ứng yêu cầu đặt ra. Năng suất làm việc thực tế
của máy đạt 0,95 ha/giờ; lưu lượng thuốc phun
khoảng 500 lít/ha; lượng nhiên liệu tiêu hao
khoảng 0,5 lít/ha; độ sâu vết lún của bánh xe
khoảng 100 ÷ 200 mm tùy nền đất ruộng; bề rộng
vết bánh 80 mm. Đặc biệt máy có thể làm việc
được trên nền đất mềm dễ lún, phù hợp với đặc
thù đồng ruộng ở đồng bằng sông Cửu Long và
có thể phun cho lúa ở các giai đoạn sinh trưởng
khác nhau.
LỜI CẢM TẠ
Nhóm tác giả xin chân thành cám ơn Trường
Đại học Cần Thơ đã hỗ trợ kinh phí để thực hiện
đề tài này. Xin cám ơn Viện NCPT Đồng bằng
Sông Cửu Long – Trường Đại học Cần Thơ đã hỗ
trợ địa điểm khảo nghiệm máy. Cuối cùng, nhóm
tác giả xin cám ơn Thầy Đặng Đông Hà (Xưởng
Thiết Bị Trường Học) và hai sinh viên Nguyễn
Văn Đồng và Nguyễn Ngọc Thuận (Cơ khí chế
tạo máy khoá 35) đã tham gia thực hiện nhiệt tình
đề tài này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Jun-ichi SATO, Kazuto SHIGETA and Yoshisada
NAGASAKA, 1996, Automatic Operation of
Light Tractor with Sprayer, JARQ 30, 239 - 244.
x?NewsId=17755&Page=3
gap-hoa-vi-phun-thuoc-tru-sau-khong-dung-
cach.htm
1/cai-tien-may-phun-thuoc-bvtv-an-toan-hieu-
qua.aspx
nghe-moi/46808_Robot-phun-thuoc-tru-sau.aspx
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_che_tao_may_phun_thuoc_tren_ruong_lua_voi_nang_su.pdf