Tăng tỷ lệ ENR50 trong blend
làm giảm độ nhớt Mooney và Mmin,
trong khi làm tăng Mmax. Các tính chất
cơ lý của blend EPDM/ENR50 đạt giá
trị tối ưu ở tỷ lệ 60/40. ENR50 giúp cải
thiện khả năng phục hồi sau khi nén và
độ kháng trương trong Fuel A, Fuel B,
trong khi EPDM giúp cải thiện độ bền
nhiệt và độ kháng trương trong MEK
của blend.
5 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu chế tạo và khảo sát các tính chất của blend epdm/enr50 liên kết ngang bằng nhựa phenolic, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4060(1) 1.2018
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
Mở đầu
Trong những năm gần đây, cao su
thiên nhiên (NR) đã được nghiên cứu
cho một loạt các ứng dụng nhờ độ bền,
tính kháng mỏi, khả năng hồi phục
vượt trội [1]. Tuy nhiên, NR kháng
kém các tác nhân gây lão hóa như
oxy, ozone và nhiệt nên không phù
hợp trong một số trường hợp. Ngược
lại, cao su ethylene propylene diene
monome (EPDM) với mạch chính bão
hòa có thể kháng oxy hóa, chịu thời
tiết và hóa chất tốt. Cả hai loại cao su
trên đều có mạch hydrocarbon không
phân cực nên không bền trong môi
trường dầu mỡ và các dung môi không
phân cực [2, 3]. Cao su thiên nhiên
epoxy hóa (ENR) là một loại biến tính
từ NR với các nối đôi đã được chuyển
đổi một phần thành nhóm epoxy, các
nhóm epoxy này phân bố ngẫu nhiên
trên sườn isoprene. Nhờ có các nhóm
epoxy trên mạch nên ENR trở nên phân
cực và cải thiện khả năng chịu dầu so
với NR [1, 4]. Trong một số ứng dụng,
sản phẩm yêu cầu có độ hồi phục, chịu
cả dung môi phân cực và không phân
cực thì việc trộn hợp EPDM và ENR
Nghiên cứu chế tạo và khảo sát các tính chất của blend
EPDM/ENR50 liên kết ngang bằng nhựa phenolic
Lê Minh Tân, Võ Hữu Thảo*
Khoa Công nghệ vật liệu, Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Ngày nhận bài 6/11/2017; ngày chuyển phản biện 10/11/2017; ngày nhận phản biện 19/12/2017; ngày chấp nhận đăng 29/12/2017
Tóm tắt:
Cao su ethylene propylene diene monome (EPDM) được trộn với cao su thiên nhiên epoxy hóa có hàm lượng epoxy
hóa 50% theo tỷ lệ mol (ENR50) với sự hiện diện của nhựa phenolic ở các tỷ lệ trộn hợp khác nhau. Phân tích nhiệt
(DSC, TGA), đặc tính lưu biến, tính chất cơ lý và kháng trương trong dung môi của các blend EPDM/ENR50 đã
được xác định. Kết quả cho thấy, blend EPDM/ENR50 cho tính chất cơ lý tốt ở tỷ lệ 60/40. Tăng tỷ lệ ENR50 làm
tăng độ trương của blend trong methyl ethyl ketone và làm giảm biến dạng dư sau nén. Độ trương của blend trong
Fuel A và Fuel B tăng khi tỷ lệ EPDM tăng.
Từ khóa: Blend EPDM/ENR, cao su thiên nhiên epoxy hóa, ethylene propylene diene monome, nhựa phenolic, tính
chất nhiệt.
Chỉ số phân loại: 2.5
*Tác giả liên hệ: Email: vohuu@hcmut.edu.vn
Preparation and properties of EPDM/ENR50
blends crosslinked with phenolic resin
Minh Tan Le, Huu Thao Vo*
Faculty of Materials Technology, HCMUT, VNU - HCM
Received 6 November; accepted 29 December 2017
Abstract:
Ethylene propylene diene monomer rubber (EPDM) was blended with
50% epoxidized natural rubber (ENR50) in the presence of phenolic resin
at various blend ratios. The thermal analysis (DSC, TGA), rheological
characteristics, mechanical properties, and swelling behavior of the EPDM/
ENR50 blends were determined. The results showed that the EPDM/ENR50
blends gave good mechanical properties at the ratio of 60/40. Increasing the
amount of ENR50 made the swelling degree of the blends in methyl ethyl
ketone increased and the compression set decreased. The degree of swelling
in Fuel A and Fuel B increased by increasing the amount of EPDM.
Keywords: EPDM/ENR blend, epoxidized natural rubber, ethylene propylene
diene monomer rubber, phenolic resin, thermal property.
Classification number: 2.5
4160(1) 1.2018
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
là phương án cần nghĩ đến. Tuy nhiên,
do bản chất phân cực khác nhau nên
việc trộn hợp hai loại cao su trên là rất
khó bởi sự tương tác tại các liên diện
kém. Phenolic đã được nghiên cứu như
là một chất lưu hóa cho các loại cao
su. Trong một số nghiên cứu gần đây,
nhựa phenolic đóng vai trò như một
chất tương hợp nhằm tăng sự tương
tác tại liên diện của blend cao su nhiệt
dẻo trên nền NR và EPDM như: NR/
HDPE [5, 6], NR/LDPE [7, 8], EPDM/
PP [9].
Trong nghiên cứu này, chúng tôi
tập trung khảo sát ảnh hưởng của
nhựa phenolic với vai trò là chất tạo
nối ngang trong cao su EPDM và
trong cao su thiên nhiên epoxy hóa
50% (ENR50) cũng như trong blend
EPDM/ENR50. Các tính chất nhiệt,
đặc tính lưu biến, cơ tính và hệ số
trương trong dung môi của blend cũng
được khảo sát.
Thực nghiệm
Vật liệu
Cao su EPDM có hàm lượng
ethylidene norbornene dien (ENB)
4,6%, độ nhớt Mooney (M
L
1+4/125oC)
61, hàm lượng ethylene 65%, được
cung cấp bởi Mitsui EPT, Nhật Bản.
Cao su ENR50 có độ nhớt Mooney
(M
L
1+4/100oC) 81,2, được cung cấp
bởi San-Thap International Co., Ltd,
Thái Lan. Nhựa phenolic resole, mã
thương mại Tackirol 201, được cung
cấp bởi Taoka Chemical Co., Ltd,
Nhật Bản.
Chế tạo mẫu
Mẫu trộn hợp theo thành phần ở
bảng 1 được thực hiện trên máy cán
hai trục có đường kính ngoài 170 mm,
chiều dài 400 mm và lưu hóa trên máy
ép thủy lực ở nhiệt độ 170oC, với lực
ép 100 kgf/cm2.
Phân tích nhiệt
Nhiệt lượng vi sai quét (DSC) được
thực hiện trên máy TA-Q200 (New
Castle, Delaware, Mỹ), tốc độ gia
nhiệt 10oC/phút trong môi trường khí
Nitơ. Phần trăm kết tinh của EPDM
(X
EPDM
) trong blend được tính theo
công thức [10]:
X
EPDM
(%) = (1)
∆H
m
= Enthapy nóng chảy của
blend (J/g); W
EPDM
= Tỷ lệ EPDM
trong blend; ∆H
m ref
= Enthapy nóng
chảy của EPDM 100% kết tinh = -290
J/g [10].
Nhiệt trọng lượng (TGA) được thực
hiện trên máy TA-Q200 (New Castle,
Delaware, Mỹ), tốc độ gia nhiệt 10oC/
phút trong môi trường khí Nitơ.
Đặc tính lưu biến
Độ nhớt Mooney của hỗn hợp
được thực hiện trên máy GOTECH
GT-7080S2, rotor lớn (L) theo phương
pháp ASTM D1646. Thời gian bắt đầu
lưu hóa (t
s1
), moment xoắn cực tiểu
(M
min
), moment xoắn cực đại (M
max
) và
thời gian lưu hóa tối ưu (t
c90
) được xác
định trên máy lưu hóa đĩa dao động
MDR GOTECH M2000 theo phương
pháp ASTM D5289.
Tính chất cơ lý
Độ bền kéo khi đứt (Ts), Modul
100% (M100) và độ dãn dài khi đứt
(E%) được xác định trên máy thử kéo
GOTECH AI-3000 theo phương pháp
ASTM D412. Biến dạng dư sau khi
nén (%) và độ cứng được xác định
theo phương pháp ASTM D395 và JIS
K6253.
Hệ số trương
Hệ số trương trong chất lỏng được
xác định theo phương pháp ASTM
D471 theo công thức:
a = [(m’ – m0)/m0]/d (2)
Trong đó, a là hệ số trương (thể
tích trương trên 1 g mẫu), cm3/g; m0
là khối lượng mẫu ban đầu, g; m’ là
khối lượng mẫu sau khi ngâm, g; d là
khối lượng riêng của dung môi ngâm,
g/cm3.
Kết quả và thảo luận
Phân tích nhiệt
Hình 1, 2 và 3 mô tả các đường
cong DSC của EPDM, blend EPDM/
ENR50 60/40 và ENR50 đã phản ứng
với nhựa phenolic, ở hàm lượng 8
phr. Từ các đường cong DSC này, các
nhiệt độ chuyển thủy tinh Tg, nhiệt độ
chảy Tm và hàm lượng kết tinh Xc của
EPDM của các blend được xác định
(bảng 2).
Tg của blend 60/40 nằm trong
khoảng giữa hai nhiệt độ Tg của hai
polyme thành phần nhưng lệch về
phía Tg của EPDM. Kết quả DSC của
EPDM-phenolic cho thấy có xảy ra
quá trình nóng chảy ở nhiệt độ 40,33oC
với ∆H
m
= -5,190 J/g tương ứng với
hàm lượng kết tinh của EPDM trong
mẫu là 1,79%. Với DSC của blend
60/40, có xảy ra quá trình nóng chảy
ở nhiệt độ 47,42oC với ∆H
m
= -0,813
J/g tương ứng với hàm lượng kết tinh
của EPDM trong blend là 0,47%.
Trong khi đó, dữ liệu DSC cho thấy
với ENR50-phenolic, không diễn ra
quá trình nóng chảy.
So sánh dữ liệu DSC của EPDM
[11] và ENR50 [10] chưa lưu hóa với
EPDM-phenolic và ENR50-phenolic
cho thấy khi tạo liên kết ngang với
phenolic, Tg của EPDM tăng nhưng
Tg của ENR50 lại giảm. Phenolic tạo
liên kết ngang với EPDM làm phá vỡ
sự sắp xếp và linh động của các phân
Bảng 1. Thành phần của blend EPDM/ENR50 ở các tỷ lệ khác nhau.
Blend 100/0 80/20 60/40 40/60 20/80 0/100
EPDM 100 80 60 40 20 0
ENR50 0 20 40 60 80 100
Phenolic 8 8 8 8 8 8
4260(1) 1.2018
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
tử polyme [3], dẫn đến tăng Tg. Trong
khi đó Tg của ENR tăng khi hàm
lượng nhóm epoxy tăng do sự cồng
kềnh của nhóm epoxy hóa làm giảm
sự linh động của các phân đoạn đã biến
tính, với mỗi 1% epoxy hóa, Tg tăng
khoảng 1°C [12]. Tuy nhiên, khi ENR
tạo liên kết ngang với phenolic, các
nhóm epoxy mở vòng và tạo liên kết
C-O-C với phenolic [13], do đó làm
giảm hàm lượng nhóm epoxy của cao
su, dẫn đến giảm Tg.
Bảng 2. Dữ liệu DSC của EPDM,
ENR50 và blend EPDM/ENR50
60/40 phản ứng với phenolic ở hàm
lượng 8 phr.
Mẫu Tg (oC) Tm (oC) Xc (%)
EPDM – 30,44 40,33 1,79
ENR50 – 28,26 – –
EPDM/ENR50 – 30,21 47,42 0,47
Bảng 3 cho dữ liệu TGA của các
mẫu đã phản ứng với phenolic ở hàm
lượng 8 phr.
Bảng 3. Dữ liệu TGA của EPDM,
blend EPDM/ENR50 60/40 và
ENR50 phản ứng với phenolic ở hàm
lượng 8 phr.
Mẫu
T
o
(oC)
T
max 1
(oC)
T
max 2
(oC)
T
max 3
(oC)
Ti
(oC)
EPDM 480,35 507,48 525,24
EPDM/ENR50 403,39 444,46 495,33 506,60 524,28
ENR50 386,60 432,31 471,75
To: nhiệt độ bắt đầu phân hủy; Tmax: nhiệt độ
đỉnh phân hủy; Ti: nhiệt độ kết thúc phân hủy.
Nhiệt độ bắt đầu phân hủy (T
o
)
của EPDM-phenolic, blend 60/40 và
ENR50-phenolic lần lượt là 480,35,
403,39 và 386,60oC. Nhiệt độ phân hủy
hoàn toàn (T
i
) của EPDM-phenolic,
blend 60/40 và ENR50-phenolic lần
lượt là 525,24, 524,28 và 471,75oC.
Dữ liệu TGA của blend 60/40 cho 3
nhiệt độ đỉnh phân hủy (T
max
) ở 444,46,
495,33 và 506,60. Điều này chứng
tỏ trong blend 60/40 có sự xuất hiện
Hình 1. Đường cong DSC của EPDM phản ứng với phenolic.
Hình 2. Đường cong DSC của blend EPDM/ENR50 60/40 phản ứng với
phenolic.
Hình 3. Đường cong DSC của ENR50 phản ứng với phenolic.
4360(1) 1.2018
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
của 3 loại cấu trúc ENR50-phenolic,
EPDM-phenolic-ENR50 và EPDM-
phenolic tương ứng với 3 T
max
trên.
Có thể thấy, độ bền nhiệt của
ENR50 được cải thiện rõ rệt khi được
trộn hợp cùng EPDM với chất tạo liên
kết ngang phenolic trong blend 60/40.
Đặc tính lưu biến
Các đặc tính lưu biến của các blend
EPDM/ENR50 với tác nhân liên kết
ngang phenolic được trình bày trong
bảng 4, cho độ nhớt Mooney ở 100oC
và tính chất lưu hóa ở 170oC.
Ở nhiệt độ cao, phenolic và ENR50
với độ nhớt thấp đã làm giảm độ nhớt
Mooney và M
min
của blend EPDM/
ENR50. Vì vậy, độ nhớt Mooney và
M
min
của blend giảm khi tỷ lệ ENR50
tăng.
Cơ chế phản ứng giữa ENR và
phenolic [13] cho thấy phenolic tạo
liên kết ngang trong ENR bằng liên
kết C-O-C giữa nhóm methylol và
nhóm epoxy. Trong khi đó, cơ chế
phản ứng giữa EPDM và phenolic [3]
cho thấy phenolic tạo liên kết ngang
trong EPDM chủ yếu bằng cách tạo
cấu trúc vòng Chroman tại Dien ENB.
ENR50 với 50% epoxy hóa có khả
năng phản ứng với phenolic cao hơn so
với EPDM, M
max
tăng khi tỷ lệ ENR50
trong blend tăng dần.
T
s1
của ENR50 thấp (ngắn) hơn
nhiều so với EPDM. Trong khi đó, kết
quả cho thấy t
s1
của các blend EPDM/
ENR50 càng thấp (ngắn) hơn nữa so
với ENR50. Điều này có thể được giải
thích do trong blend EPDM/ENR50,
các phenolic ban đầu, với bản chất phân
cực, có xu hướng nằm bên pha ENR50
nhiều hơn so với pha EPDM. Vì vậy,
hàm lượng phenolic trên ENR50 trong
blend trở nên cao hơn so với trên mẫu
ENR50 (không có EPDM) và làm tăng
khả năng phản ứng giữa phenolic và
ENR50, dẫn đến t
s1
trong blend thấp
(ngắn) hơn.
Tính chất cơ lý
Ts, M100, E% và độ cứng của
EPDM khi lưu hóa bởi phenolic có
giá trị cao hơn ENR50 (bảng 5) mặc
dù M
max
của ENR50-phenolic cao hơn
EPDM-phenolic như đã phân tích trên.
Có thể do phenolic chủ yếu tạo cầu nối
ngang với Dien ENB trên mạch nhánh
của EPDM, nên không làm phá vỡ cấu
trúc bán kết tinh của EPDM. Vì vậy,
EPDM vẫn có thể duy trì độ bền kéo
đứt và độ dãn dài khi bị kéo dãn. Điều
này có thể thấy được trên kết quả phân
tích nhiệt DSC của EPDM khi lưu
hóa bởi phenolic với hàm lượng kết
tinh của EPDM trong blend là 1,79%
(hình 1). Với ENR50, hàm lượng
nhóm epoxy hóa 50%, phản ứng giữa
phenolic và ENR50 chủ yếu là liên kết
C-O-C giữa nhóm methylol và nhóm
epoxy đã phá vỡ cấu trúc bán kết tinh
của chuỗi cis-1,4 polyisoprene khi bị
kéo dãn, do đó làm giảm tính chất cơ
lý của cao su.
Ts của blend tăng khi tỷ lệ ENR50
tăng từ 0 đến 40%, sau đó lại giảm khi
tỷ lệ ENR50 tăng từ 60 đến 100%. Ở
các blend có tỷ lệ ENR50 cao, blend
với pha nền là ENR50 có tính chất cơ
lý thấp đã làm giảm tính chất cơ lý của
EPDM. Blend 60/40 cho tính chất cơ
lý tối ưu nhất so với các tỷ lệ còn lại
chứng tỏ ở tỷ lệ này, blend cho khả
năng tương hợp tốt nhất.
ENR50 với các mắt xích isoprene
trên phân tử cho khả năng hồi phục sau
biến dạng tốt hơn so với EPDM. Kết
quả làm giảm biến dạng dư sau nén khi
tỷ lệ ENR50 tăng dần trong blend.
Hệ số trương
Bảng 6 cho hệ số trương (cm3/g)
của các blend EPDM/ENR50 ở nhiệt
độ 30oC, sau 72 h trong Fuel A, Fuel
B và MEK. Dễ dàng nhận thấy hệ số
trương trong Fuel A và Fuel B của
blend giảm dần khi tỷ lệ ENR50 tăng
Bảng 4. Đặc tính lưu biến của blend EPDM/ENR50 ở các tỷ lệ khác nhau.
Bảng 5. Tính chất cơ lý của blend EPDM/ENR50 ở các tỷ lệ khác nhau.
Blend 100/0 80/20 60/40 40/60 20/80 0/100
Tính chất lưu biến ở 170oC
M
min
, lb-in 2,91 2,84 2,49 2,33 2,20 2,11
M
max
, lb-in 13,31 13,62 14,11 14,78 15,27 19,94
t
s1
, phút:giây 8:31 1:43 1:28 1:34 1:42 2:00
Độ nhớt Mooney ở 100oC
ML (1+4) 42,4 31,8 25,9 22,8 22,1 21,9
Blend 100/0 80/20 60/40 40/60 20/80 0/100
Tính chất cơ lý
Độ bền kéo đứt, MPa 3,12 5,31 6,35 3,11 1,44 0,78
Modul 100%, MPa 0,77 0,76 0,76 0,69 0,57 0,40
Độ dãn dài khi đứt, % 536 464 451 400 299 208
Độ cứng, Shore A 55 52 50 43 37 29
Biến dạng dư sau nén, % 31,96 27,59 24,75 20,00 17,31 5,69
4460(1) 1.2018
Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
dần trong khi hệ số trương của blend
trong MEK tăng dần khi tỷ lệ ENR50
tăng dần. Cùng một tỷ lệ EPDM/
ENR50, hệ số trương của blend trong
Fuel A thấp hơn so với Fuel B.
EPDM với mạch chính là chuỗi
hydrocacbon không phân cực nên
không bị trương trong các loại dung
môi phân cực, đặc biệt là dung môi
phân cực mạnh như MEK.
Ngược lại EPDM bị trương mạnh
trong dung môi không phân cực như
iso-octance. ENR50 có cấu trúc phân
cực mạnh, cho khả năng chịu trong
môi trường dung môi không phân cực
như iso-octance nhưng bị trương trong
dung môi phân cực như MEK.
Toluene là một loại dung môi có
vòng thơm, có khả năng làm trương cả
cao su phân cực và không phân cực.
Do đó, hệ số trương của các blend
trong Fuel B lại cao hơn trong Fuel A.
Kết luận
Tính chất của blend cao su EPDM
và ENR50 với tác nhân liên kết ngang
phenolic đã được khảo sát. Kết quả cho
thấy: Tăng tỷ lệ ENR50 trong blend
làm giảm độ nhớt Mooney và M
min
,
trong khi làm tăng M
max
. Các tính chất
cơ lý của blend EPDM/ENR50 đạt giá
trị tối ưu ở tỷ lệ 60/40. ENR50 giúp cải
thiện khả năng phục hồi sau khi nén và
độ kháng trương trong Fuel A, Fuel B,
trong khi EPDM giúp cải thiện độ bền
nhiệt và độ kháng trương trong MEK
của blend.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] C.K.L Davies, S.V. Wolfe, I.R. Gelling,
A.G. Thomas (1983), “Strain crystallization
random copolymers produced by epoxidation
of cis-1,4-polyisoprene”, Polymer, 24,
pp.107-113.
[2] Morton, Maurice (1987), Rubber
Technology, Van Nostrand Reinhold, New
York, 638p.
[3] M.V. Duin (2002), “Chemistry of
EPDM Cross-linking”, Elastomer and Plastic,
55(4), pp.150-154.
[4] C.S.L Baker, I.R. Gelling, R. Newell
(1985), “Epoxidized natural rubber”, Rubber
Chem. Technol., 58, pp.67-85.
[5] C. Nakason, K. Nuansomsri, A.
Kaesaman, S. Kiatkamjornwong (2006),
“Dynamic vulcanization of natural rubber/
high-density polyethylene blends: effect of
compatibilization, blend ratio and curing
system”, Polymer Testing, 25, pp.782-796.
[6] W. Pechurai, K. Sahakaro, C. Nakason
(2009), “Influence of phenolic curative on
crosslink density and other related properties
of dynamically cured NR/HDPE blends”,
Journal of Applied Polymer Science, 113,
pp.1232-1240.
[7] C.S. Upathum, S. Punnachaiya (2007),
“Radiation Cross-Linking of small Electrical
Wire Insulator Fabricated from NR/LDPE
blends”, Nuclear Instruments and Methods in
Physis Research B, 265, pp.109-113
[8] C. Qin, J. Yin, and B. Huang (1990),
“Mechanical properties, structure, and
morphology of natural-rubber/low-density
polyethylene blends prepared by different
processing methods”, Rubber Chemistry and
Technology, 63(1), pp.77-91.
[9] K. Naskar (2007), “Thermoplastic
elastomers based on PP/EPDM blends by
dynamic vulcanization”, Rubber Chemistry
and Technology, 80(3), pp.504-519.
[10] M. Bijarimi, S. Ahmad, R. Rasid
(2014), “Mechanical, Thermal and
Morphlogical Properties of Poly(Lactic Acid)/
Epoxidized Natural Rubber Blends”, Journal
of Elastomer and Plastics, 46(4), pp.338-354.
[11] K.N. Pandey, D.K. Setua, G.N.
Mathur (2005, “Determination of the
compatibility of NBR-EPDM blends by
an ultrasonic technique, modulated DSC,
dynamic mechanical analysis, and atomic
force microscopy”, Polymer Engineering &
Science, 45, pp.1265-1276.
[12] D.R. Burfield, K.L. Lim, K.S. Law
(1984), “Epoxidation of natural rubber
lattices”, J. Appl. Polym. Sci., 29, pp.1661-
1673.
[13] K. Sasdipan, A. Kaesaman, C.
Nakason (2014), “Recyclability of novel
dynamically cured copolyester/epoxidized
natural rubber blends“, J. Mater. Cycles
Waste Manag., 18, pp.156-167.
Bảng 6. Hệ số trương của blend EPDM/ENR50 ở các tỷ lệ khác nhau.
Fuel A (ASTM): iso-octane; Fuel B (ASTM): iso-octance/toluene = 70/30 (tỷ lệ thể tích); MEK:
methyl ethyl ketone.
Blend 100/0 80/20 60/40 40/60 20/80 0/100
Hệ số trương sau 72h
Trong Fuel A, cm3/g 4,50 2,74 2,23 1,57 0,85 0,37
Trong Fuel B, cm3/g 7,17 5,74 4,81 4,21 3,64 2,77
Trong MEK, cm3/g 0,21 0,51 1,04 2,49 3,11 3,56
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_che_tao_va_khao_sat_cac_tinh_chat_cua_blend_epdme.pdf