- Từ tài liệu tham khảo và kết quả nghiên cứu
thu được trên mẫu vật liệu chống cháy do Nga sản
xuất, đã xây dựng được đơn vật liệu chống cháy cho
thỏi nhiên liệu hỗn hợp trên nền cao su nitril NBR40
gia cường bởi hỗn hợp nhựa PCF và bột xenlulo
theo tỷ lệ phần khối lượng tương ứng là 100/80/80.
Hệ vật liệu này đạt được độ cứng 92 Shore A, độ
bền kéo đứt 134 kG/cm2, độ dãn dài đến đứt 35 %,
độ dãn dư 2 % và khối lượng riêng là 1,19 g/cm3 và
ở 700 oC có hàm tro là 3,7 %. Các thông số kỹ thuật
của vật liêu VCC-VN-1 đều đáp ứng yêu cầu do Nga
công bố trong tiêu chuẩn 38105143881-TY.
- Vật liệu chống cháy VCC-VN-1 có khả năng
hạn chế tốt bề mặt cháy của thỏi nhiên liệu hỗn hợp
khi đốt thử nghiệm trong động cơ mẫu: Động cơ
hoạt động an toàn theo đúng yêu cầu của nhà thiết
kế: Áp suất giai đoạn 1 đạt 140,21 atm; áp suất giai
đoạn 2 đạt 43,27 atm; tổng thời gian làm việc 11,54
giây; biến thiên đường cong áp suất theo đúng quy
luật, không có hiện tượng tăng hoặc giảm áp suất bất
thường.
- Vật liệu VCC-VN-1 có khả năng đáp ứng được
yêu cầu dùng làm vật liệu chống cháy cho thỏi nhiên
liệu hỗn hợp trong động cơ của các vật thể bay. Tuy
nhiên, đây chỉ là một số kết quả nghiên cứu ban đầu.
Để đưa vào ứng dụng thực tế đạt được mức độ ổn
định và tin cậy cao thì cần phải tiếp tục nghiên cứu,
thử nghiệm nhiều hơn nữa trong thời gian tới
7 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu chế tạo vật liệu có độ bền nhiệt, bền cơ lý cao và hàm tro thấp từ cao su nitril - Chu Chiến Hữu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Hóa học, 55(1): 31-37, 2017
DOI: 10.15625/0866-7144.2017-00412
31
Nghiên cứu chế tạo vật liệu có độ bền nhiệt, bền cơ lý cao
và hàm tro thấp từ cao su nitril
Chu Chiến Hữu
Viện Hóa học-Vật liệu, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự
Đến Tòa soạn 30-8-2016; Chấp nhận đăng 6-02-2017
Abstract
In this paper, we present some research results on material compositions based on nitril rubber in the aviation
application. The material based on butadiene acrylonitril rubber containing 40 % acrylonitril and reinforced with phenol
formaldehyde resin modified by fatty acid of nut shell oil which has gained good properties as tensile strength of 134
kG/cm2, elongation at break 35 %, the remaining elongation about 2 %, ash content 3.7 %. This composition can
withstand the temperature 3500 oC at presure 43.27 atm for 11.54s. The results show our material has satisfied the high
technical requirement for this kind of materials.
Keywords. Nitrile rubber, retardant rubber materials.
1. MỞ ĐẦU
Khi nghiên cứu chế tạo vật thể bay sử dụng
nhiên liệu rắn hỗn hợp làm nguồn tạo ra lực đẩy, vấn
đề điều khiển quá trình cháy của thỏi nhiên liệu
nhằm giúp cho vật thể bay bay theo đúng quỹ đạo đã
được các nhà thiết kế định trước là một nội dung
nghiên cứu quan trọng. Bản chất của việc điều khiển
quá trình cháy của thỏi nhiên liệu rắn hỗn hợp
(thường gọi là phương pháp chống cháy) theo yêu
cầu của nhà thiết kế là tổng hợp các phương pháp
đặc biệt sử dụng để ngăn không cho một số khu vực
trên bề mặt thỏi nhiên liệu được cháy khi động cơ
của các vật thể bay hoạt động. Vai trò cơ bản của lớp
chống cháy là:
- Duy trì ổn định diện tích bề mặt cháy theo thiết
kế khi thỏi nhiên liệu cháy.
- Bảo vệ, giữ gìn sự ổn định của thỏi nhiên liệu
trong suốt thời gian bảo quản.
- Duy trì biến thiên áp suất trong động cơ theo
thiết kế ban đầu.
- Bảo vệ nhiệt cho động cơ trong quá trình nhiên
liệu cháy.
Có hai nguyên lý sau thường hay được áp dụng để
ngăn không cho một số khu vực trên thỏi nhiên liệu
được phép cháy trong thời gian động cơ làm việc:
- Nguyên lý 1: Sử dụng một số phương pháp đặc
biệt nào đó để làm trơ hóa với phản ứng cháy của
thỏi nhiên liệu trên các bề mặt cần chống cháy theo
yêu cầu của các nhà thiết kế vật thể bay.
- Nguyên lý 2: Bằng cách nào đó tạo một lớp vật
liệu mới trực tiếp lên bề mặt cần chống cháy của thỏi
nhiên liệu. Khi thỏi nhiên liệu cháy, lớp vật liệu này
không cháy hoặc có tốc độ cháy chậm hơn tốc độ
cháy của thỏi nhiên liệu.
Phương pháp chống cháy cho thỏi nhiên liệu rắn
hỗn hợp được thực hiện chủ yếu theo nguyên lý 2 do
quy trình công nghệ đơn giản hơn và chất lượng của
thỏi nhiên liệu cũng ít bị ảnh hưởng hơn so với
nguyên lý 1 [1-3].
Trong thời gian gần đây, một số nước như Nga,
Mỹ, Pháp, Trung Quốc đều sử dụng họ các chất kết
dính trên cơ sở cao su lỏng butadien acrylonitril có
nhóm chức cacboxyl hoặc hydroxyl cuối mạch để
chế tạo các thỏi nhiên liệu hỗn hợp đồng thời cũng
chỉ định sử dụng cao su butadien acrylonitril làm lớp
chống cháy cho các thỏi nhiên liệu hỗn hợp này.
Theo tiêu chuẩn 38105143881-TY về vật liệu cao su
chống cháy [4] do Nga công bố, vật liệu đồng thời
phải có độ bền kéo đứt, độ dãn dài đến đứt tối thiểu
tương ứng là 80 kG/cm2 và 15 %, độ dãn dư không
quá 6 %, hàm tro không vượt quá 5 đến 6 % và đặc
biệt phải chịu được xói mòn của luồng lửa có nhiệt
độ cao đến 3500 oC và ở áp suất từ 40 đến 60 at
trong thời gian ít nhất 10 giây. Tuy nhiên, trong các
công trình công bố trên thế giới và trong nước,
không có công trình nào công bố về thành phần của
đơn vật liệu để chế tạo lớp chống cháy này. Để góp
phần chủ động cho việc chế tạo các vật thể bay,
trong công trình nghiên cứu này, chúng tôi trình bày
TCHH, 55(1) 2017 Chu Chiến Hữu
32
một số kết quả nghiên cứu ban đầu xây dựng và thử
nghiệm đơn vật liệu trên cơ sở cao su nitril dùng để
chế tạo lớp chống cháy cho thỏi nhiên liệu rắn hỗn
hợp.
2. THỰC NGHIỆM
2.1. Vật tư, hóa chất
- Cao su tổng hợp nitril CKH-40 (Nga) và
perbunan 3945 (Bayer), có hàm lượng nhóm nitril
~40 %.
- Nhựa phenol cacdanol formandehyt dạng
novolac tự tổng hợp từ các nguyên liệu phenol (CN),
focmalin (CN), axit béo của dầu đào lộn hột theo tỷ
lệ mol tương ứng bằng 2:2:0,5.
- Các loại bột độn: than HAF N330, Fe2O3,
Al(OH)3 và bột xenlulo của Việt Nam (kích thước
hạt trung bình khoảng 30 μm).
- Các chất hóa dẻo: DOP, DBP.
- Các chất khâu mạch cho cao su và nhựa: lưu
huỳnh.
- Các chất hoạt hóa lưu hóa: ZnO, axit stearic.
- Các chất xúc tiến lưu hóa: TMTD, M, DM
- Các chất phòng lão: phòng lão A, D.
- Cao su thiokol (VITEF, Nga).
- Nhựa epoxy (ED-20, Nga).
2.2. Các thiết bị sử dụng để chế tạo vật liệu chống
cháy
- Máy cán 2 trục, tỉ tốc 1:1,15.
- Máy ép thủy lực có gia nhiệt đến 200 oC, lực ép
đạt 25-30 kG/cm2.
- Phương pháp xác định độ bền cơ lý: Theo tiêu
chuẩn ASTM–D-638 hoặc TCVN 4509-88 trên thiết
bị kéo đứt vạn năng Cole Parmer-492 KRC1000
(Mỹ).
- Phương pháp xác định độ cứng của cao su theo
TCVN 1595-1:2007 trên máy đo độ cứng Shore A
(Shimadzu, Nhật Bản).
- Thiết bị phân tích nhiệt TGA-50H (Shimadzu).
- Hệ thu thập số liệu đo đa kênh DEWE-4000 sử
dụng cảm biến đo áp suất DA 03-13 và bộ cáp đo
chuyên dụng CAP1-200m.
2.3. Đơn và quy trình công nghệ chế tạo vật liệu.
2.3.1. Đơn vật liệu
Qua tham khảo một số tài liệu về các hệ lưu hóa
tối ưu cho cao su nitril có hàm lượng nhóm
acrylonitril là 40 % [5, 6], chúng tôi xây dựng đơn
vật liệu chống cháy cho thỏi nhiên liệu hỗn hợp
được trình bày trong bảng 1. Nhựa phenol
formaldehyt biến tính bằng axit béo của dầu đào lộn
hột kết hợp với bột xenlulo để gia cường cho cao su
nitril (không sử dụng các hệ gia cường bằng bột độn
vô cơ) để đảm bảo đồng thời được các yêu cầu của
vật liệu chống cháy về độ bền cơ lý, độ cứng cao và
hàm tro thấp không vượt quá 6 %. Do đó, trong bài
báo này chỉ tập trung khảo sát ảnh hưởng của nhựa
phenol formaldehyt biến tính và xenlulo đến tính
năng kỹ thuật của vật liệu chống cháy.
Bảng 1: Đơn thành phần của vật liệu chống cháy
TT Tên hóa chất
Vật liệu chống cháy trên cơ sở cao su nitril
(p.k.l)
Đơn 1.N Đơn 1.N.N
1.1 1.2 1.3 1.4 1.3.1 1.3.2 1.3.3 1.3.4
1 NBR40 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
2 Lưu huỳnh 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5
3 Axit stearic 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0
4 ZnO 5,0 5,0 5,0 5,0 5,0 5,0 5,0 5,0
5 Al(OH)3 5,0 5,0 5,0 5,0 5,0 5,0 5,0 5,0
6 Fe2O3 5,0 5,0 5,0 5,0 5,0 5,0 5,0 5,0
7 D.O.P 5,0 5,0 5,0 5,0 5,0 5,0 5,0 5,0
8 Parafin clo hóa 5,0 5,0 5,0 5,0 5,0 5,0 5,0 5,0
9 Phòng lão D 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0
10 PCF 40,0 60,0 80,0 100,0 80,0 80,0 80,0 80,0
11 Bột xenlulô 0 0 0 0 40,0 60,0 80,0 100,0
12 Xúc tiến TMTD 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
13 Xúc tiến DM 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5
Chú thích: PCF: Nhựa phenol cacdanol formandehyt; NBR 40: Cao su CKH-40 (hoặc Perbunal NT 3945).
p.k.l.: phần khối lượng.
TCHH, 55(1) 2017 Nghiên cứu chế tạo vật liệu có độ
33
Trong đơn ở bảng 1, tham số N thay đổi từ 1 đến
4 và khi khảo sát nếu đơn nào đạt giá trị tối ưu thì sẽ
sử dụng đơn đó để tiến hành các nghiên cứu tiếp
theo. Cụ thể: Với đơn 1.N, khi khảo sát ảnh hưởng
của nhựa PCF nhận thấy đơn 1.3 đạt giá trị tối ưu thì
sẽ dùng tiếp đơn 1.3 để khảo sát ảnh hưởng của
xenlulo theo các đơn 1.3.N. Tỷ lệ PCF trong đơn
1.N và tỷ lệ xenlulo trong đơn 1.3.N tương ứng của
các đơn là 40, 60, 80 và 100 p.k.l so với 100 p.k.l
cao su.
2.3.2. Quy trình cán và ép tạo sản phẩm
Quy trình cán và ép tạo sản phẩm cũng thực hiện
hiện theo đúng như quy trình cán, ép các sản phẩm
cao su nitril thông thường khác. Công đoạn lưu hóa
hỗn hợp cao su được thực hiện ở 145 oC, lực ép từ
15 đến 20 kG/cm2 trong 30 phút. Tấm phẳng vật liệu
chống cháy thu được có chiều dày từ 1,2 đến 1,5 mm
ký hiệu là VLCC-VN-1 được để ổn định ở nhiệt độ
từ 20 đến 35oC và độ ẩm không quá 80 % ít nhất 24
giờ trước khi tiến hành dán lên bề mặt thỏi nhiên
liệu hỗn hợp.
2.4. Phương pháp tạo mẫu vật liệu chống cháy lên
bề mặt thỏi nhiên liệu
Vật liệu chống cháy VLCC-VN-1 dạng tấm
phẳng được dán kín lên toàn bộ bề mặt của thỏi
nhiên liệu hỗn hợp bằng hệ keo trên cơ sở hỗn hợp
epoxy/thiocol/PEPA.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của nhựa PCF đến độ bền cơ lý
của vật liệu VLCC-VN-1
Ảnh hưởng của hàm lượng nhựa PCF đến độ bền
cơ lý của vật liệu VLCC-VN-1 được thể hiện qua
các số liệu đo đạc trong bảng 2. Kết quả cho thấy:
nếu chỉ sử dụng hệ lưu hóa chuẩn mà không sử dụng
polyme hoặc bột độn vô cơ gia cường, cao su nitril
vẫn lưu hóa tốt song độ bền cơ lý chỉ đạt được
khoảng 61 kG/cm2 và độ cứng 55 Shore A (đơn 1.0).
Khi tăng dần tỷ lệ nhựa PCF so với cao su nitril
NBR-40 từ 40 đến 100 p.k.l, tính chất của hệ vật liệu
đạt được có những thay đổi sâu sắc, như sau:
- Độ cứng tăng liên tục từ 55 Shore A đến 98
Shore A. Độ bền kéo đứt của hệ vật liệu tăng dần từ
61 kG/cm2 và đạt giá trị cao nhất là 109 kG/cm2 khi
tỷ lệ PCF đạt 80 p.k.l. Nếu tiếp tục tăng tỷ lệ PCF
trên 80 p.k.l, độ cứng sẽ tiếp tục tăng nhưng độ bền
kéo đứt lại có xu hướng giảm.
- Độ dãn dài đến đứt giảm dần từ 165 % xuống
26 % và độ dãn dư của hệ vật liệu giảm từ 26 %
xuống 2 %).
Bảng 2: Tính năng cơ lý của các đơn vật liệu gia cường bằng nhựa PCF
Các Chỉ tiêu Đơn 1.0 Đơn 1.1 Đơn 1.2 Đơn 1.3 Đơn 1.4
Chế độ lưu hóa 145 oC/30 phút
Độ cứng (Shore A) 55 84 88 90 98
Độ bền đứt (kG/cm2) 61 72 92 109 94
Độ dãn dài đến đứt (%) 165 84 62 43 26
Độ dãn dư (%) 26 14 12 6 2
Có thể lý giải nguyên nhân của các biến đổi trên
như sau: Nhựa PCF là loại nhựa có độ phân cực cao
và trong mạch đại phân tử của nó còn tồn tại khá
nhiều nhóm chức hoạt hóa như nhóm hydroxyl,
nguyên tử H ở vị trí octo so với nhóm OH trong nhân
phenol và nối đôi còn dư lại trong mạch alkyl dùng để
biến tính nhựa PF. Khi cán trộn nhựa PCF với cao su
NBR-40 và trong điều kiện ép nóng ở nhiệt độ 145
oC, giữa các nhóm chức của nhựa PCF và của cao su
NBR-40 sẽ phản ứng với nhau để tạo ra những cầu
nối liên kết các mạch đại phân tử lại với nhau. Một số
cơ chế phản ứng cụ thể xảy ra như sau [2]:
Phản ứng có sự tham gia của nhóm nitril –CN,
liên kết không no và nguyên tử H ở vị trí trans allyl
trong phân tử cao su với nhựa. Các phản ứng hóa học
xảy ra là: + Nhóm dimetylolphenol + cao su nitril.
TCHH, 55(1) 2017 Chu Chiến Hữu
34
Chính điều này đã làm tăng độ cứng, độ bền kéo
đứt và đồng thời giảm độ dãn dài đến đứt và độ dãn
dư của hệ vật liệu được tạo thành. Trong các đơn vật
liệu ở bảng 3 nói trên, đơn 1.3 có tỷ lệ nhựa PCF
bằng 80 p.k.l có độ bền kéo đứt, độ cứng và độ dãn
dài phù hợp nhất với các yêu cầu kỹ thuật do Nga
quy định đối với vật liệu chống cháy đã trình bày
trong tiêu chuẩn 38105143881-TY. Chính vì vậy,
chúng tôi tiếp tục sử dụng đơn vật liệu 1.3 này để
tiến hành các thí nghiệm chế tạo vật liệu tiếp theo.
+ Phản ứng qua nhóm –CN:
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của xenlulo đến độ
bền cơ lý của vật liệuVLCC-VN-1
Ảnh hưởng của xenlulo đến độ bền cơ lý của vật
liệu VLCC-VN-1 được trình bày trong bảng 3.
Trong lĩnh vực gia công chế tạo các vật liệu cao
su, ngoài việc thiết kế được hệ đơn vật liệu chính
xác thì khả năng gia công cán luyện, xuất tấm vật
liệu để tiến hành công đoạn định hình, ép chế tạo sản
phẩm cũng có vai trò quan trọng. Toàn bộ các đơn
vật liệu 1.N đưa ra trong bảng 1 đều tồn tại một
nhược điểm là khả năng dàn trải thành tấm phẳng
sau khi cán luyện rất kém. Ngoài ra, sau khi xuất
tấm, tấm vật liệu tạo ra đều có độ co và nhăn rất lớn
và khi càng tăng tỷ lệ nhựa PF, độ co và nhăn của
vật liệu càng cao. Hiện tượng này làm cho quá trình
cắt tấm, định hình vật liệu trước khi đưa chúng vào
ép để tạo ra các sản phẩm rất khó khăn. Để khắc
phục tồn tại này, có thể sử dụng bột xenlulo để nâng
cao khả năng dàn trải, hạn chế độ co và độ nhăn của
vật liệu sau khi cán luyện do bột xenlulo ít ảnh
hưởng đến độ tro của vật liệu sau khi cháy. Ngoài ra,
bột xenlulo có khối lượng riêng thấp nên cũng ít ảnh
hưởng đến khối lượng riêng của vật liệu kể cả khi
được dùng với tỷ lệ lớn trong đơn vật liệu.
Bảng 3: Tính năng cơ lý của các đơn vật liệu có bổ sung bột xenlulo
Các chỉ tiêu Đơn 1.3.0 Đơn 1.3.1 Đơn 1.3.2 Đơn 1.3.3 Đơn 1.3.4
Chế độ lưu hóa 145 oC/30 phút
Độ cứng 90 90 92 92 96
Độ bền đứt (kG/cm2) 109 118 125 134 138
Độ dãn dài (%) 43 38 36 35 11
Độ dãn dư (%) 6 6 4 2 2
Khối lượng riêng (g/cm3) 1,12 1,14 1,17 1,19 1,21
Kết quả thử nghiệm quá trình cán luyện, xuất
tấm và ép lưu hóa các đơn vật liệu chống cháy 1.3.N
ở bảng 1 cho thấy:
- Khi bổ sung bột xenlulo vào thành phần đơn
với lượng dưới 40 p.k.l, khả năng cải thiện mức độ
dàn trải tấm phẳng, độ co và nhăn của vật liệu sau
khi xuất tấm chưa cao. Khi tỷ lệ xenlulo lớn (trên
100 p.k.l), quá trình cán luyện trở nên khó khăn do
lượng độn quá nhiều. Khi tỷ lệ xenlulo đạt khoảng
40 p.k.l, quá trình cán luyện được thực hiện thuận
lợi, cao su có khả năng dàn trải thành tấm phẳng tốt,
độ co và độ nhăn gần như không đáng kể, dễ dàng
xuất tấm vật liệu đến độ dày khoảng 1 đến 2 mm.
Tấm vật liệu có đủ độ mềm dẻo và độ bền cần thiết
để thực hiện công đoạn định hình và ép tấm dễ dàng.
- Khi sử dụng tỷ lệ xenlulo từ 40 đến 100 p.k.l,
TCHH, 55(1) 2017 Nghiên cứu chế tạo vật liệu có độ
35
độ cứng của các đơn vật liệu 1.3.1, 1.3.2 ..., thay đổi
không đáng kể (từ 90 đến 96 Shore A) nhưng độ bền
kéo đứt lại tăng đáng kể (từ 8,2 % đến 26,6 %) so
với mẫu không có bột xenlulo. Điều này cho thấy
bột độn xenlulo không tham gia phản ứng, tạo cầu
liên kết hóa học với các thành phần khác trong đơn
cao su, nghĩa là không ảnh hưởng đến mật độ liên
kết ngang giữa các đoạn mạch cao phân tử nên độ
cứng của vật liệu tăng không nhiều. Tuy nhiên, sự có
mặt của bột độn xenlulo giúp cho quá trình hòa trộn
giữa cao su với nhựa PCF và các thành phần lưu
hóa, xúc tiến lưu hóa được thuận lợi hơn đồng thời
nó có tác dụng khử các ứng suất khi bị tác dụng của
ngoại lực. Chính vì vậy, ở trong khoảng tỷ lệ xenlulo
từ 40 đến 100 p.k.l, giá trị độ bền kéo đứt mẫu vật
liệu đều tăng so với mẫu không có bột độn xenlulo.
- Trong số 4 đơn vật liệu bổ sung bột xenlulo đã
khảo sát, đơn 1.3.4 có độ bền kéo đứt đạt giá trị cao
nhất là 138 kG/cm2 nhưng lại quá cứng (độ cứng 96
Shore A), độ dãn dài đến đứt đạt 11 % thấp hơn so
với quy định của Nga là không nhỏ hơn 15 %. Đơn
vật liệu 1.3.3 có các chỉ tiêu độ cứng, độ bền kéo đứt
đáp ứng được yêu cầu quy định theo tiêu chuẩn
38105143881-TY của Nga. Chính vì vậy, chúng tôi
đã tiếp tục sử dụng đơn vật liêu 1.3.3 để tiến hành
các thử nghiệm tiếp theo.
3.3. Thử nghiệm độ bền nhiệt, hàm tro và khả
năng chống cháy của vật liệu VLCC-VN-1
3.3.1. Độ bền nhiệt và hàm tro
Đánh giá độ bền nhiệt và hàm tro của vật liệu
chống cháy VLCC-VN-1 bằng phương pháp phân
tích nhiệt TGA với tốc độ quét nhiệt là 10oC/phút
trong môi trường không khí. Kết quả phân tích nhiệt
trình bày trên hình 1 cho thấy, vật liệu có độ bền
nhiệt khá tốt: đến 260 oC vật liệu mới bắt đầu bị
phân hủy, đến 300 oC vật liệu bị phân hủy 17,49 %,
đến 480 oC vật liệu bị phân hủy 55,66 % và đến 700
oC vật liệu bị phân hủy 96,27 %. Khi nhiệt độ tiếp
tục tăng lên trên 700 oC, vật liệu đã bị tro hóa hoàn
toàn. Căn cứ trên kết quả phân tích nhiệt cho thấy
hàm lượng phần tro còn lại của vật liệu chống cháy
ở 700 oC đạt khoảng 3,7 %. Kết quả này phù hợp với
thành phần đơn vật liệu đã nêu ở bảng 1 đồng thời
đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật về hàm tro của vật
liệu chống cháy là không vượt quá 5-6 %.
Hình 1: Giản đồ phân tích nhiệt mẫu vật liệu
chống cháy VCC-VN-1
Bảng 4: Một số thông số chính của thỏi nhiên liệu hỗn hợp và động cơ để thử nghiệm
TT Chỉ tiêu Đơn vị đo Thông số
1 Thỏi nhiên liệu hỗn hợp
1.1 Nguồn gốc Do Việt Nam chế tạo
1.2 Hình dạng Hình trụ đặc, một đầu vát côn
1.3 Tổng chiều dài mm 196
1.4 Chiều cao của phần trụ mm 160
1.5 Chiều cao của phần côn mm 36
1.6 Khối lượng gam 985
2 Động cơ mẫu thử nghiệm
2.1 Nguồn gốc Tự thiết kế, chế tạo trong nước
2.2 Áp suất tối đa atm 200
2.3
Đường kính lỗ tuy-e (lỗ thoát của
luồng khí nóng)
mm 6,0
2.4 Thời gian làm việc, tối thiểu giây 15,0
TCHH, 55(1) 2017 Chu Chiến Hữu
36
3.3.2. Thử nghiệm khả năng chống cháy của vật liệu
VLCC-VN-1
Tấm vật liệu chống cháy VLCC-VN-1 chế tạo
theo đơn 1.3.3 được phủ kín toàn bộ lên bề mặt phần
trụ tròn và phần đáy của thỏi nhiên liệu hỗn hợp theo
quy trình đã trình bày trong mục 2.4. Các thông số
và hình ảnh của thỏi nhiên liệu và động cơ mẫu thử
nghiệm được trình bày trong bảng 4 và hình 2.
Kết quả thử nghiệm khả năng chống cháy của
vật liệu VCC-VN-1 chế tạo theo đơn 1.3.3 cho thỏi
nhiên liệu hỗn hợp trong động cơ mẫu ở hình 3 và
bảng 5 cho thấy, vật liệu này bước đầu đã đáp ứng
được đồng thời các yêu cầu thử nghiệm đề ra. Vật
liệu chống cháy VCC-VN-1 đã duy trì tốt cho thỏi
nhiên liệu làm việc đúng yêu cầu thiết kế về áp suất
và thời gian làm việc. Đồ thị biến thiên áp suất theo
thời gian ở cả hai giai đoạn đều không có hiện tượng
tăng hay giảm áp suất bất thường chứng tỏ vật liệu
VCC-VN-1 bị tro hóa hoàn toàn và phần tro không
bám vào lỗ thoát của luồng khí nóng nên không ảnh
hưởng đến chế độ làm việc của thỏi nhiên liệu.
Hình 2: Động cơ mẫu và thỏi nhiên liệu rắn hỗn hợp đã được
bọc vật liệu chống cháy VCC-VN-1
Hình 3: Biến thiên áp suất theo thời gian cháy của thỏi NLHH
Bảng 5: Kết quả thử nghiệm khả năng chống cháy của vật liệu VCC-VN-1
cho thỏi nhiên liệu hỗn hợp trong động cơ mẫu
TT Tên chỉ tiêu Yêu cầu cần đạt Thực tế đạt được
1 Áp suất giai đoạn 1 120-150 atm 140,21 atm
2 Áp suất giai đoạn 2 40-60 atm 43,27 atm
3 Tổng thời gian cháy ≥ 11 giây 11,54 giây
4 Vật liệu chống cháy - Duy trì cho thỏi nhiên liệu cháy
đúng yêu cầu thiết kế.
- Hàm tro thấp dưới 6 %, không ảnh
hưởng đến luồng phụt của động cơ.
- Thỏi nhiên liệu cháy đúng
quy luật theo thiết kế.
- Phần tro không ảnh hưởng
đến luồng phụt của động cơ.
b a r
1 5 0
1 2 5
1 0 0
7 5
5 0
2 5
0
s
2 . 0 3 . 0 4 . 0 5 . 0 6 . 0 7 . 0 8 . 0 9 . 0 1 0 . 0 1 1 . 0 1 2 . 0 1 3 . 0 1 4 . 0 1 5 . 0 1 6 . 0
Y 1 : Y 2 :
t 1 : t 2 :
d t : f :
d Y : d Y / d t :
M i n : M a x :
I n t : R M S :
C h a n n e l : A P S U A T
1 5 : 4 9 : 4 9 . 4 4
2 2 . 9 3 b a r
1 5 : 5 0 : 0 0 . 9 7
2 4 . 1 4 b a r
1 1 . 5 4 s 0 . 0 9 H z
1 . 2 1 0 . 1 0
2 2 . 9 3 1 4 0 . 2 1
5 5 4 . 8 0 5 2 . 5 5
® å t h Þ ¸ p s u Ê t
A P S U A T
Qu¶ sè 2
Ngµy 15 th¸ng 11 n¨m 2008
Phßng TN khÝ ®éng - ®éng lùc
viÖn tªn löa
TCHH, 55(1) 2017 Nghiên cứu chế tạo vật liệu có độ
37
4. KẾT LUẬN
- Từ tài liệu tham khảo và kết quả nghiên cứu
thu được trên mẫu vật liệu chống cháy do Nga sản
xuất, đã xây dựng được đơn vật liệu chống cháy cho
thỏi nhiên liệu hỗn hợp trên nền cao su nitril NBR40
gia cường bởi hỗn hợp nhựa PCF và bột xenlulo
theo tỷ lệ phần khối lượng tương ứng là 100/80/80.
Hệ vật liệu này đạt được độ cứng 92 Shore A, độ
bền kéo đứt 134 kG/cm2, độ dãn dài đến đứt 35 %,
độ dãn dư 2 % và khối lượng riêng là 1,19 g/cm3 và
ở 700 oC có hàm tro là 3,7 %. Các thông số kỹ thuật
của vật liêu VCC-VN-1 đều đáp ứng yêu cầu do Nga
công bố trong tiêu chuẩn 38105143881-TY.
- Vật liệu chống cháy VCC-VN-1 có khả năng
hạn chế tốt bề mặt cháy của thỏi nhiên liệu hỗn hợp
khi đốt thử nghiệm trong động cơ mẫu: Động cơ
hoạt động an toàn theo đúng yêu cầu của nhà thiết
kế: Áp suất giai đoạn 1 đạt 140,21 atm; áp suất giai
đoạn 2 đạt 43,27 atm; tổng thời gian làm việc 11,54
giây; biến thiên đường cong áp suất theo đúng quy
luật, không có hiện tượng tăng hoặc giảm áp suất bất
thường.
- Vật liệu VCC-VN-1 có khả năng đáp ứng được
yêu cầu dùng làm vật liệu chống cháy cho thỏi nhiên
liệu hỗn hợp trong động cơ của các vật thể bay. Tuy
nhiên, đây chỉ là một số kết quả nghiên cứu ban đầu.
Để đưa vào ứng dụng thực tế đạt được mức độ ổn
định và tin cậy cao thì cần phải tiếp tục nghiên cứu,
thử nghiệm nhiều hơn nữa trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alain Davenas. Solid Rocket Propulsion Technology,
printed in Great Britain by the Bath Press, Avon
(1993).
2. Armin C. Pitch Ford, Bartlesville Okla, and Hugh J.
Means and Method for Restricting a Solid
Propellant, Patented Nov. 2, 1965, 3.215.028.
(United States Patent Office).
3. C. M. Blow, C. Hepburn. Rubber Technology and
Manufacture, Second Edition, Published for the
Plastíc and Rubber Institute by Butterworths (1988).
4. Jo Byung Wook, Moon Sung Cheal, Chai Jae Gon,
Park Dong Ju. Flame Retardant
Polyolephin/PVC/Nitril Rubber foam Composition
and Method for Producing the same, EP 2000-
122144 (2000).
5. Резиновая Смесь 51-2167-1 Технические Условия
38 1051438-ТУ.
6. ф. Ф. Кошелев, А. Е. Корнев, А. М. Букнов
(1978), Общая Технология Резины, Москва
Издательство “Химия”.
Liên hệ: Chu Chiến Hữu
Viện Hóa học - Vật liệu
Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự
Số 17, Hoàng Sâm, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội
E-mail: chienhuu62@yahoo.com.vn; Điện thoại: 0912633418.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9748_36333_1_sm_5501_2085662.pdf