Tiểu máu nhẹ chiếm 2,9% trong loạt này.
Chúng tôi không gặp trường hợp nào sốt sau tán
sỏi, tất cả các trường hợp cấy nước tiểu sau tán
sỏi đều âm tính. Loạt này có 4,3% đau hạ vị sau
tán sỏi. Theo Borboroglu(2), đau hạ vị gặp nhiều ở
nhóm bệnh nhân có đặt thông JJ sau tán sỏi laser
và có sự khác biệt có ý nghĩa về triệu chứng này
giữa 2 nhóm có đặt thông JJ và nhóm không đặt
thông JJ. Chen(4)cũng cho kết luận tương tự.
Loạt này có ngày nằm viện trung bình là 2
ngày. Nghiên cứu của Cevik(3) cho thấy không có
sự khác biệt về số ngày nằm viện giữa giữa 2
nhóm bệnh nhân có và không đặt thông JJ sau
mổ (p=0,45).
Loạt này: thận ứ nước độ I trước mổ là 65,7%
và sau mổ là: 37,1%, thận ứ nước độ II trước mổ
là 20% và sau mổ là: 10%, không ứ nước trước
mổ là: 14,3% và sau mổ là: 52,9%, và không có
trường hợp nào gia tăng độ ứ nước của thận trên
siêu âm, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
mức độ ứ nước thận trước và sau mổ (p<0,0001).
Theo Hussein(8) không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về độ ứ nước của thận giữa 2 nhóm và
cũng không có bằng chứng cho thấy có tình
trạng hẹp niệu quản sau tán sỏi trên cả 2 nhóm
có đặt và không đặt thông JJ. Nghiên cứu của
Chen(4), Cevik(3) kết luận rằng không có trường
hợp nào hẹp niệu quản và gia tăng độ ứ nước
thận trên siêu âm sau tán sỏi ở nhóm bệnh nhân
không đặt thông JJ. So với nghiên cứu của các tác
giả trên thì loạt này có kết quả tương tự: không
có trường hợp nào tăng thêm độ ứ nước thận
trên siêu âm sau tán sỏi và không có hẹp niệu
quản sau tán sỏi dù không đặt thông JJ.
Kết quả sạch sỏi 1 tháng sau mổ ở loạt này là
100%. Tương tự, các nghiên cứu của Denstedt(6),
Hollenbeck(7), Hussein(8) cũng có tỉ lệ sạch sỏi là
100%, không có tăng độ ứ nước giữa 2 nhóm đặt
và không đặt thông JJ.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 268 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu chỉ định không đặt thông JJ sau tán sỏi niệu quản ngược chiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Thận Niệu 66
NGHIÊN CỨU CHỈ ĐỊNH KHÔNG ĐẶT THÔNG JJ
SAU TÁN SỎI NIỆU QUẢN NGƯỢC CHIỀU
Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng*, Nguyễn Trung Hiếu**
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu: Xác định tỉ lệ thành công, tai biến, biến chứng của phương pháp tán sỏi niệu quản
nội soi không đặt thông JJ ở một số bệnh nhân chọn lọc, từ đó góp phần đưa ra các chỉ định cụ thể của tán sỏi niệu
quản nội soi không cần đặt thông JJ.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu tất cả các bệnh nhân nhập viện tại khoa
Niệu A và B bệnh viện Bình Dân được chẩn đoán sỏi niệu quản có chỉ định tán sỏi niệu quản nội soi từ tháng
4/2011 đến 5/2012 với những đặc điểm sau: Vị trí: sỏi niệu quản đoạn bụng, đoạn chậu hông; Kích thước sỏi ≤ 15
mm; Số lượng sỏi: một viên; Độ ứ nước thận: từ độ I đến độ II trên siêu âm và/hoặc UIV/CT. Tất cả bệnh nhân
được tán sỏi niệu quản ngược chiều bằng máy tán soi bán cứng Karl Storz® 9,5 F và máy tán sỏi laser Holmium.
Sau tán sỏi không đặt thông JJ, chỉ đặt thông niệu đạo. Đánh giá kết quả sau mổ ở thời kỳ hậu phẫu: thời gian rút
thông tiểu, nằm viện sau mổ, ghi nhận các biến chứng sau mổ, làm phân tích nước tiểu và cấy nước tiểu vào ngày
hậu phẫu 2. Tái khám sau mổ 1 tháng: khám lâm sàng, phân tích nước tiểu, siêu âm, chụp KUB.
Kết quả: Có 70 bệnh nhân (35 nam, 35 nữ) được tán sỏi niệu quản ngược chiều bằng laser Holmium và
không đặt thông JJ sau tán. Kích thước sỏi trung bình: 8,49 ± 1,62 mm (4 – 12). Sỏi bên trái: 32/70 (45,7%), sỏi
bên phải: 38/70 (54,3%). Thời gian phẫu thuật: 21,56 ± 4,95 phút. Triệu chứng sau tán sỏi: không có triệu chứng:
60/70 (85,7%), đau nhẹ hông lưng: 4/70 (5,7%), tiểu máu nhẹ: 2/70 (2,9%), đau hạ vị: 3/70 (4,3%), đau quặn
thận phải đặt thông JJ: 1/70 (1,4%), không có trường hợp nào có triệu chứng kích thích bàng quang. Thời gian
nằm viện sau mổ trung bình: 2 ngày (1-5). Kết quả tái khám sau mổ 1 tháng: tỉ lệ sạch sỏi là 100%, cải thiện tình
trạng ứ nước sau tán sỏi ở cả hai nhóm thận ứ nước độ I và độ II (p< 0,0001).
Kết luận: Tán sỏi nội soi ngược chiều bằng laser cho sỏi niệu quản kích thước không lớn, không khảm, thận
ứ nước nhẹ hoặc trung bình mà không đặt thông JJ lưu là phương pháp khả thi, có kết quả sạch sỏi tốt và có nhiều
ưu điểm, nhất là không có triệu chứng kích thích bàng quang sau mổ do thông JJ lưu.
Từ khóa: Tán sỏi nội soi niệu quản ngược chiều, Laser holmium, Thông JJ.
ABSTRACT
STENTLESS URETEROSCOPIC LITHOTRIPSY WITH HOLMIUM LASER: A PILOT STUDY
Nguyen Phuc Cam Hoang, Nguyen Trung Hieu
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 66 - 70
Introduction and objective: Determine the success rate, intraoperative incidents, and complications of the
stent less holmium laser ureteroscopic lithotripsy in selected patients in order to recommend some specific
indications of stent less ureteroscopic lithotripsy.
Materials and methods: All patients admitted to Department of Urology A and B of Bind Dan hospital for
holmium laser ureteroscopic lithotripsy from April 2011 to May 2012 with the following profile: Stone site: mid
and distal ureteral stones, Stone size ≤ 15 mm, Stone unique, Mild to moderate hydronephrosis on ultrasound
and/or KUB/CT. All patients had a holmium laser ureteroscopic lithotripsy using a semi-rigid Karl Storz®
*Khoa Niệu B, Bệnh viện Bình Dân TP. Hồ Chí Minh, ** Đại học Y Cần Thơ
Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng ĐT: 0913719346 Email: Npchoang@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 67
ureteroscope 9.5F. All procedures were without stents placement. Postoperative outcome was assessed in the
recovery period: time to urethral catheter removal, postoperative hospital stay, postoperative complications, and
urinalysis and urine culture on day 2 postop. Patient review after one month: clinical exam, urinalysis,
ultrasound, KUB of control.
Results: There were 70 patients (35 males, 35 females) undergoing stent less holmium laser ureteroscopic
lithotripsy. Mean stone size: 8.49 ± 1.62 mm (4 – 12). Left side stone: 32/70 (45.7%), Right side stone: 38/70
(54.3%). Operative time: 21.56 ± 4.95 minutes, Postoperative morbidity: asymptomatic: 60/70 (85.7%), mild
flank pain 4/70 (5.7%), mild hematuria: 2/70 (2.9%), suprapubic pain: 3/70 (4.3%), right renal colic necessitating
placement of DJ stent: 3/70 (4.3%), no cases with bladder irrigative symptoms documented. Mean postoperative
hospital stay: 2 days (1-5). Stone treatment outcome one month postoperatively: stone-free rate: 100%,
amelioration of hydronephrosis in both mild and moderate group (p< 0.0001).
Conclusion: Stent less laser ureteroscopic lithotripsy for moderate-size, non-impacted ureteral stone, with
mild to moderate hydronephrosis is feasible, good stone-free outcome and have many advantages, especially the
absence of postoperative bladder irrigative symptoms due to indwelling stents.
Keywords: Ureteroscopic lithotripsy, Holmium laser, Double-J stent
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tán sỏi nội soi ngược chiều là phương pháp
điều trị ít xâm hại sỏi niệu quản được ưa chuộng
vì tính an toàn, hiệu quả và thẩm mỹ, bệnh nhân
giảm được đau đớn và thời gian hậu phẫu được
rút ngắn đáng kể. Thông thường, sau tán sỏi
bệnh nhân thường được đặt thông JJ lưu nhằm
phòng ngừa sót sỏi nhỏ, tránh phù nề do tổn
thương niêm mạc niệu quản sau tán sỏi. Bên
cạnh đó, thông JJ gây ra những triệu chứng
phiền toái như kích thích bàng quang cùng
những biến chứng như nhiễm khuẩn đường tiết
niệu, tạo sỏi do quên rút thông, thông tuột khỏi
bàng quang chạy lên niệu quản cần phải nội soi
để lấy raBài báo này báo cáo một lọat bệnh
nhân chọn lọc được tán sỏi niệu quản ngược
chiều mà không đặt thông JJ lưu được thực hiện
trong thời gian vừa qua.
Mục tiêu
Xác định tỉ lệ thành công, tai biến, biến
chứng của phương pháp tán sỏi niệu quản nội
soi ngược chiều không đặt thông JJ ở một số
bệnh nhân chọn lọc, từ đó góp phần đưa ra các
chỉ định cụ thể của tán sỏi niệu quản nội soi
không cần đặt thông JJ.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tiêu chuẩn chọn bệnh
Từ tháng 4/2011 đến 5/2012, tất cả bệnh nhân
nhập viện tại Khoa Niệu A và Niệu B bệnh viện
Bình Dân với chẩn đoán sỏi niệu quản có chỉ
định tán sỏi niệu quản nội soi với đặc điểm (1)
Kích thước sỏi ≤ 15 mm. (2) Số lượng: một viên
sỏi (3) Độ ứ nước thận từ độ I đến độ II trên siêu
âm, và/hoăc UIV/CT.
Tiêu chuẩn loại trừ
Có từ hai viên sỏi niệu quản ở một bên, thận
ứ nước độ III- IV, có hẹp niệu quản đi kèm, bệnh
nhân đã mổ tạo hình niệu quản, sỏi khảm, có
gập góc niệu quản trên sỏi trên UIV và/hoặc CT,
thời gian phẫu thuật > 60 phút, còn mảnh sỏi
chạy lên thận sau khi tán sỏi, nước tiểu đục phát
hiện trong khi mổ, có tổn thương niêm mạc niệu
quản trong lúc mổ, bệnh nhân suy thận với
creatinin máu > 140 µmol/l..
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca, được thực
hiện ở Khoa Niệu A và B bệnh viên Bình Dân từ
đầu tháng 4/2011 đến cuối tháng 11/2012.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Thận Niệu 68
Xét nghiệm tiền phẫu
Tổng phân tích nước tiểu, công thức máu,
chức năng đông máu, chức năng gan, chức năng
thận, ion đồ máu, điện tim, XQ tim phổi.
Chẩn đoán hình ảnh
Chẩn đoán sạn
+ Siêu âm hệ tiết niệu: xem kích thước, vị trí
sỏi, đánh giá mức độ ứ nước của thận và tình
trạng dãn nở của NQ.
+ KUB/UIV: đánh giá vị trí, kích thước, số
lượng, bề mặt sỏi, tình trạng dãn nỡ niệu quản-
thận, tình trạng phân tiết của thận, gập góc niệu
quản,
+ CT/MSCT: khi nghi ngờ có bệnh lý kết hợp
(bướu thận, dị dạng bẩm sinh đường tiểu), sỏi
niệu quản kém cản quang.
Kháng sinh dự phòng
Nếu xét nghiệm nước tiểu có nhiễm khuẩn
niệu thì điều trị kháng sinh trước mổ tối thiểu 2
ngày, sau mổ dùng tiếp kháng sinh điều trị. Nếu
không có nhiễm khuẩn niệu trên lâm sàng và xét
nghiệm nước tiểu âm tính, thì tiêm TM kháng
sinh dự phòng từ ngay sau mổ đến sau khi rút
thông tiểu 5 ngày, kháng sinh sử dụng là
Aminopenicillin/BLI (Augmentin®, Curam®)
hay Cephalosporin thế hệ III.
Dụng cụ
Máy soi niệu quản bán cứng Karl Storz®,
9.5F, dây dẫn, rọ bắt sỏi (basket), máy tán sỏi
Holmium laser (Dornier®)
Hình 1: Máy soi niệu quản, rọ bắt sỏi
Hình 2: Máy tán sỏi laser
Các bước phẫu thuật
Vô cảm: tê tủy sống. Bệnh nhân nằm ở tư thế
tán sỏi nội soi.
Đặt máy soi vào bàng quang, đặt dây dẫn
vào niệu quản cần soi. Dây dẫn này được lưu lại
trong niệu quản như một dây an toàn. Tán sỏi
nội soi (TSNS) bằng laser. Trong lúc TSNS, sẽ
quan sát màu sắc nước tiểu, tổn thương niêm
mạc niệu quản sau tán sỏi, mảnh sỏi vụn. Sau
tán sỏi không đặt thông JJ chỉ đặt thông tiểu lưu.
Đánh giá kết quả sau mổ
Thời kỳ hậu phẫu: thời gian rút thông tiểu,
nằm viện sau mổ. Ghi nhận các triệu chứng:
đau, sốt, tiểu máu, nhiễm khuẩn đường tiết
niệu.Làm tổng phân tích nước tiểu và cấy
nước tiểu làm kháng sinh đồ vào ngày hậu
phẫu 2.
Tái khám sau mổ 1 tháng: Ghi nhận triệu
chứng đau hông lưng (nếu có). Làm tổng phân
tích nước tiểu, siệu âm, chụp KUB. Chụp UIV
khi độ ứ nước thận trên siêu âm tăng so với
trước mổ.
KẾT QUẢ
Có 70 bệnh nhân được nội soi tán sỏi
ngược chiều sỏi niệu quản bằng laser không
đặt thông JJ.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Thận Niệu 69
Giới: Nam: 35 (50%); Nữ: 35 (50%).
Tuổi trung bình: 42 (20-71).
Kích thước sỏi (mm): 8,49 ± 1,62 (4 - 12).
Bên: Sỏi bên trái: 32 (45,7%); Sỏi bên phải: 38
(54,3%).
Vị trí sỏi: Sỏi niệu quản chậu: 64 (91,4%); Sỏi
niệu quản lưng: 6 (8,6%).
Độ ứ nước của thận (SÂ, UIV): Không ứ
nước: 10 (14,3%); Ứ nước độ I: 46 (65,7%); Ứ
nước độ II: 14 (20%).
Chức năng thận (UIV): Có phân tiết: 66
(94,3%); Không phân tiết: 4 (5,7%).
Creatinin / máu trước mổ (µmol/L): 82,34 ±
18,72 (53-140).
Thời gian phẫu thuật (phút): 21,56 ± 4,95
(14-36).
Triệu chứng hậu phẫu
N %
Không triệu chứng 60 85,7
Đau nhẹ hông lưng 4 5,7
Tiểu máu nhẹ 2 2,9
Đau hạ vị 3 4,3
Đau quặn thận (đặt lại JJ) 1 1,4
Triệu chứng kích thích bàng quang 0 0
Có 4 trường hợp than đau nhẹ vùng hông
lưng bên tán sỏi, dùng giảm đau bằng
paracetamol dạng uống thì giảm đau. Có 1
trường hợp đau quặn thận phải đặt lại JJ và giảm
đau bằng Paracetamol TM. Có 2 trường hợp tiểu
máu nhẹ sau tán, được dùng kháng sinh tiêm
TM, chống co thắt cơ trơn, thuốc cầm máu
(Tranxenamic acid). Có 3 trường hợp đau tức hạ
vị, khó chịu ở lỗ tiểu do mang ống thông niệu
đạo. Không gặp trường hợp có triệu chứng kích
thích bàng quang sau mổ.
Kết quả cấy nước tiểu sau mổ: Cấy âm tính:
68 (97,1%); Nấm men (+): 2 (2,9%)
Thời gian nằm viện sau mổ: 2 ngày (1-5)
Tái khám sau mổ 1 tháng
Độ ứ nước thận trên siêu âm sau tán sỏi
(N=70).
Trước tán Sau tán
N % N %
Không 10 14,3 37 52,9
Độ 1 46 65,7 26 37,1
Độ 2 14 20 7 10
Chụp KUB kiểm tra (N=70): sạch sỏi: 70
(100%).
BÀN LUẬN
Trong loạt này, kích thước sỏi niệu quản
trung bình là 8,49 mm, lớn nhất là 12 mm, tính
theo đường kính lớn nhất của viên sỏi, đo trực
tiếp trên siêu âm hoặc KUB. Sau tán sỏi nội soi
không đặt thông JJ, phần lớn bệnh nhân (85,7%)
không có triệu chứng sau mổ, chỉ có 8 trường
hợp (11,4%) có đau sau mổ, trong đó có 4 trường
hợp (5,7%) đau nhẹ hông lưng và 1 trường hợp
đau nặng (đau quặn thận) phải đặt lại thông JJ
sau mổ (tỉ lệ thất bại = 1/70=1,4%). Trường hợp
này chụp KUB, siêu âm kiểm tra trước khi đặt lại
thông JJ thì không thấy mảnh sỏi sót, có lẽ do
phù nề niêm mạc niệu quản sau mổ. Abdul(1) có
tỉ lệ đặt lại thông JJ là 1/109, Borborglu(2) là 2/54,
Chen(4) là 1/30.
Theo Hollenbeck(7) trên 219 bệnh nhân sau
tán sỏi laser không đặt thông JJ, có 16% bệnh
nhân đau sau mổ. Hussein(8) có 4,9% trong nhóm
bệnh nhân không đặt ống thông JJ có đau hông
lưng nhẹ sau ngày hậu phẫu đầu tiên.
Theo Chen(4): với sỏi kích thước 6–10mm,
không có polyp niêm mạc niệu quản và sau tán
sỏi không tổn thương niệu quản thì không cần
đặt thông JJ và nghiên cứu của ông cho thấy có
tới hơn 83,3% bệnh nhân trong nhóm đặt thông
JJ có triệu chứng kích thích bàng quang so với
13,3% nhóm không đặt thông JJ. Cheung(5) cũng
khuyên không nên đặt thông JJ khi kích thước
sỏi 9,6 ± 4,7mm, không có polyp niệu quản,
không hẹp niệu quản và sau tán sỏi không có tổn
thương niệu quản vì thông JJ làm tăng nguy cơ
đau và các triệu chứng đường tiết niệu dưới sau
mổ. Nghiên cứu của Hussein(8) với kích thước
sỏi: 13,1 ± 9mm, nghiên cứu của Borboroglu(2) với
kích thước sỏi: 6,6 ± 1,7 mm và của Abdul(1) với
kích thước sỏi 0,6 - 1,3cm, các tác giả đều kết
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Thận Niệu 70
luận rằng kích thước sỏi không ảnh hưởng đến
đau sau phẫu thuật, nếu sau tán sỏi không gây
tổn thương phù nề niêm mạc niệu quản, không
hẹp niệu quản thì không cần thiết phải đặt thông
JJ vì dễ gây triệu chứng đường tiểu dưới, đau và
tiểu máu.
Tiểu máu nhẹ chiếm 2,9% trong loạt này.
Chúng tôi không gặp trường hợp nào sốt sau tán
sỏi, tất cả các trường hợp cấy nước tiểu sau tán
sỏi đều âm tính. Loạt này có 4,3% đau hạ vị sau
tán sỏi. Theo Borboroglu(2), đau hạ vị gặp nhiều ở
nhóm bệnh nhân có đặt thông JJ sau tán sỏi laser
và có sự khác biệt có ý nghĩa về triệu chứng này
giữa 2 nhóm có đặt thông JJ và nhóm không đặt
thông JJ. Chen(4) cũng cho kết luận tương tự.
Loạt này có ngày nằm viện trung bình là 2
ngày. Nghiên cứu của Cevik(3) cho thấy không có
sự khác biệt về số ngày nằm viện giữa giữa 2
nhóm bệnh nhân có và không đặt thông JJ sau
mổ (p=0,45).
Loạt này: thận ứ nước độ I trước mổ là 65,7%
và sau mổ là: 37,1%, thận ứ nước độ II trước mổ
là 20% và sau mổ là: 10%, không ứ nước trước
mổ là: 14,3% và sau mổ là: 52,9%, và không có
trường hợp nào gia tăng độ ứ nước của thận trên
siêu âm, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về
mức độ ứ nước thận trước và sau mổ (p<0,0001).
Theo Hussein(8) không có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê về độ ứ nước của thận giữa 2 nhóm và
cũng không có bằng chứng cho thấy có tình
trạng hẹp niệu quản sau tán sỏi trên cả 2 nhóm
có đặt và không đặt thông JJ. Nghiên cứu của
Chen(4), Cevik(3) kết luận rằng không có trường
hợp nào hẹp niệu quản và gia tăng độ ứ nước
thận trên siêu âm sau tán sỏi ở nhóm bệnh nhân
không đặt thông JJ. So với nghiên cứu của các tác
giả trên thì loạt này có kết quả tương tự: không
có trường hợp nào tăng thêm độ ứ nước thận
trên siêu âm sau tán sỏi và không có hẹp niệu
quản sau tán sỏi dù không đặt thông JJ.
Kết quả sạch sỏi 1 tháng sau mổ ở loạt này là
100%. Tương tự, các nghiên cứu của Denstedt(6),
Hollenbeck(7), Hussein(8) cũng có tỉ lệ sạch sỏi là
100%, không có tăng độ ứ nước giữa 2 nhóm đặt
và không đặt thông JJ.
KẾT LUẬN
Tán sỏi nội soi ngược chiều bằng laser cho
sỏi niệu quản kích thước không lớn, không
khảm, thận ứ nước nhẹ hoặc trung bình mà
không đặt thông JJ lưu là phương pháp khả thi,
có kết quả sạch sỏi tốt và có nhiều ưu điểm, nhất
là không có triệu chứng kích thích bàng quang
sau mổ do thông JJ lưu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Abdul N. M., Shunaigat A., AbuGhazaleh L. (2011), "Is
ureteral stenting after ureteroscopy really necessary?",
JRMS,.18(1), 52-55.
2. Borboroglu P.G., Amling C. L., Schenkman N. S., Monga M.,
Ward J. F., Piper N. Y., et al., (2001) "Ureteral stenting after
ureteroscopy for distal ureteral calculi: a multi-institutional
prospective randomized controlled study assessing pain,
outcomes and complications", J Urol,166(5), 1651-1657.
3. Cevik I., Dillioglugil O., Akdas A., Siegel Y. (2010), "Is stent
placement necessary after uncomplicated ureteroscopy for
removal of impacted ureteral stones?", J Endourol, 24(8), 1263-
1267.
4. Chen Y. T., Chen J., Wong W. Y., Yang S. S., Hsieh C. H.,
Wang C. C. (2002), "Is ureteral stenting necessary after
uncomplicated ureteroscopic lithotripsy? A prospective,
randomized controlled trial". J Urol, 167(5), 1977-1980.
5. Cheung M. C., Lee F., Leung Y. L., Wong B. B., Tam P. C.
(2003), "A prospective randomized controlled trial on ureteral
stenting after ureteroscopic holmium laser lithotripsy", J Urol,
169(4), 1257-1260.
6. Denstedt J. D., Wollin T. A., Sofer M., Nott L., Weir M., RJ, D.
A. H. (2001), "A prospective randomized controlled trial
comparing nonstented versus stented ureteroscopic
lithotripsy", J Urol,165(5), 1419-1422.
7. Hollenbeck B. K., Schuster T. G., Seifman B. D., Faerber G. J.,
Wolf J. S., Jr. (2003) "Identifying patients who are suitable for
stentless ureteroscopy following treatment of urolithiasis", J
Urol, 170(1), 103-106.
8. Hussein A., Rifaat E., Zaki A., Abol-Nasr M. (2006), "Stenting
versus non-stenting after non-complicated ureteroscopic
manipulation of stones in bilharzial ureters", Int J Urol, 13(7),
886-890.
Ngày nhận bài báo: 15/5/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 29/5/2014
Ngày bài báo được đăng: 10/7/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_chi_dinh_khong_dat_thong_jj_sau_tan_soi_nieu_quan.pdf