BÀN LUẬN
Phân tích sinh hóa cho thấy các phân tử
protein đột biến đều trải qua quá trình glycosyl
hóa tại ER và Golgi. Đột biến mất vị trí gắn đồng
tại histidine 95 mang đặc tính kháng protease
khi được biến nạp vào dòng tế bào nhiễm prion
(ScN2a) và ở dòng tế bào bình thường (N2a),
chứng tỏ vai trò quan trọng của sự gắn đồng tại
amino acid này.
Khi khảo sát sự phân bố protein trong tế bào
bằng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang, chúng tôi
nhận thấy kết quả huỳnh quang phù hợp với
phân tích Western blot trước đây và một số
protein H95Y có khả năng biến đổi cấu trúc
thành dạng cấu hình giàu phiến β. Hơn nữa, sự
phân bố của H95Y‐PrP ở early và recycling
endosome giống với sự phân bố của PrPSc trong
tế bào nhiễm prion(14, 23). Môi trường acid(10) và
những thay đổi trong quá trình di chuyển của
protein qua các bào quan có thể làm thúc đẩy sự
biến đổi cấu hình của PrP từ protein bình
thường PrPC thành protein gây bệnh PrPSc bằng
cách đưa protein đến các bào quan chuyên biệt.
Một số đột biến PrP gây bệnh prion được chứng
minh là làm thay đổi sự vẩn chuyển protein nội
bào(11, 18). Kết quả nghiên cứu này cho thấy early
và recycling endosome có thể là bào quan chính
yếu diễn ra quá trình biến đổi PrPC thành PrPSc.
11 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 250 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu cơ chế gây bệnh thoái hóa não xốp của Protein prion do đột biến mất vị trí gắn đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 232
NGHIÊN CỨU CƠ CHẾ GÂY BỆNH THOÁI HÓA NÃO XỐP
CỦA PROTEIN PRION DO ĐỘT BIẾN MẤT VỊ TRÍ GẮN ĐỒNG
Mai Phương Thảo*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Nghiên cứu những thay đổi trong quá trình trưởng thành và sự di chuyển của protein prion
(PrP) đột biến mất khả năng gắn đồng trong tế bào.
Đối tượng – Phương pháp: Phân tích tính chất sinh hóa PrP đột biến và sự phân bố protein ở dòng tế bào
chuột N2a (neuroblastoma) bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang tế bào (immunocytochemistry).
Kết quả: Protein đột biến mất khả năng gắn đồng mang đặc tính glycosyl hóa giống protein bình thường.
Đột biến tại histidine 95 (H95Y) kháng với protease ngay cả khi biểu hiện ở tế bào bình thường không nhiễm
prion và tích tụ chủ yếu tại early và recycling endosome.
Kết luận: Chúng tôi xác định được đặc tính kháng protease của đột biến H95Y không liên quan đến quá
trình tổng hợp của protein. Hơn nữa, early và recycling endosome có thể là bào quan chính nơi xảy ra quá trình
biến đổi cấu trúc thành dạng prion gây bệnh.
TỪ KHÓA: Thoái hóa não xốp (bệnh prion), protein prion (PrP), protein bệnh lý (PrPSc), gắn đồng, đoạn
trình tự “8 amino acid lặp lại” (OR), kháng PK, H95Y, glycosyl hóa, vận chuyển nội bào, bào quan endosome,
amyloid, thioflavin.
ABSTRACT
MECHANISMS OF MUTATION IN COPPER BINDING SITES OF PRION PROTEIN LEADING TO
PRION FORMATION
Mai Phuong Thao * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 5‐ 2014: 232 ‐ 242
Objective: Elucidating cellular maturation and distribution processes of mutants carrying copper
bindingsite substitution in prion protein.
Materials – Methods: Using the mutagenesis on histidine residues, analyzing protein glycosylation,
protease‐resistance and protein distribution in N2a cells by immunofluorescence.
Results: Mutant proteins shared similar glycosylation patterns as wild‐type PrP. Mutation H95Y acquired
PK‐resistance even when expressed in normal cell line. Moreover, H95Y proteins are accumulated in early and
recycling endosomes.
Conclusion: We found that the protease‐resistance of H95Y mutation is not related to its synthesis. In
addition, early and recycling endosomes could be the main sites for prion conversion.
Key words: Prion diseases, prion protein (PrP), PrP scarpie (PrPSc), copper binding, octapeptide repeat
region (OR), PK‐resistance, H95Y, glycosylation, endocytosis, endosome, amyloid, thioflavin.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Prion hay thoái hóa não dạng xốp là một
bệnh lý gây ra do sự biến đổi cấu trúc của
protein PrPC (cellular) bình thường sang dạng
gây bệnh PrPSc (scrapie). PrPC là một protein
màng, bám trên bề mặt tế bào. Tại đây, PrPC có
thể tương tác với nhiều loại protein cũng như
các yếu tố khác nhau, có thể có liên quan đến cơ
chế bệnh sinh của bệnh prion. Từ bề mặt tế bào,
PrPC quay trở lại bào tương bằng con đường vận
chuyển nội bào “endocytosis”(21), đi đến các bào
quan endosome, và cuối cùng bị phân hủy tại
lysosome hoặc được đưa trở lại bề mặt tế bào để
* Bộ môn Sinh lý học, ĐH Y Dược TpHCM
Tác giả liên lạc: TS Mai Phương Thảo ĐT: 091832 9999 Email: maithao292@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 233
tiếp tục thực hiện chức năng trên màng tế bào.
Ngoài con đường luân chuyển này, các dạng
PrPC khác cũng được phát hiện trên mô hình tế
bào cũng như in vivo. Các nghiên cứu gần đây
cho thấy PrP có khả năng biến đổi qua lại giữa
dạng gắn bên ngoài màng tế bào và dạng nội
bào(8, 9).
Vai trò và chức năng của PrP màng tế bào
vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ nhưng rõ ràng
là PrPC có vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh
sinh của prion(8). Protein PrP trên màng tế bào
được sinh tổng hợp từ lưới nội sinh chất
(Endoplasmic reticulum, ER) và chiếm dưới 10%
tồng lượng PrP. Giống như các loại protein khác
được tổng hợp từ ER, một lượng PrP nhất định
gấp cuộn sai và được di chuyển ngược trở lại
vào trong nội bào và cuối cùng là bị giáng hóa ở
các proteasome. Khi chức năng của các
proteasome bị rối loạn, PrP sẽ tích tụ lại ở nội
bào, tuy nhiên cơ chế gây bệnh cụ thể của lượng
PrP tích tụ này vẫn còn phải làm sáng tỏ(3,26).
Nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục đích cho
thấy sự tích tụ PrP nội bào có thể là chìa khóa
kích hoạt bệnh lý thoái hóa thần kinh prion.
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Plasmid dùng để biến nạp vào tế bào
Các đột biến điểm thay thế histidine bằng
tyrosine (H60Y, H68Y, H76Y, H84Y, H95Y) có
gắn đuôi 3F4 (L108M, V111M) được nhân bản
(clone) vào vector pcDNA3.1 mang gen mã hóa
PrP chuột (MoPrP(1‐254)) bằng kit Quick
Change site‐directed mutagenesis (Stratagene).
Tế bào chuột N2a (mouse neuroblastoma cell
line) và tế bào chuột nhiễm prion ScN2a (prion‐
infected neuroblastoma cell line) được nuôi cấy
trong môi trường Opti‐MEM (GIBCO) chứa 10%
huyết thanh bê (FBS) và 1% penicillin‐
streptomycin ở 37°C, 5% CO2. Biến nạp tạm thời
(transient transfection) được thực hiện bằng X‐
treme gene DNA transfection (Roche
Biochemicals) theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Sau khi biến nạp 72 giờ, dịch tế bào sẽ được thu
và phân tích.
Thí nghiệm về tính chất sinh hóa của PrPSc
và PrPC
Các tế bào được ly giải trong dung dịch ly
giải (chứa 10 mM Tris–HCl pH 8.0, 150 mM
NaCl, 0.5% Nonidet P‐40 substitute, 0.5%
sodium deoxycholate), phần chất ly giải sẽ được
định lượng nồng độ protein bằng BCA kit
(Pierce) và được trữ ở nhiệt độ ‐20oC cho đến khi
sử dụng.
Trong phản ứng cắt bằng enzyme protease K
(PK, Roche) để nhận diện PrPSc, protein được ủ
với PK ở 37oC hoặc ở 25oC. Để ngừng phản ứng,
chúng tôi dùng dung dịch phenylmethyl‐
sulphonyl fluoride (PMSF) 2mM. Sau đó, các
mẫu protein sẽ được siêu ly tâm với vận tốc
100,000g trong vòng 1 giờ ở 4°C (Optima TL,
Beckman Coulter, Inc.). Khối kết tủa sẽ được tái
hòa tan trong dung dịch nạp mẫu.
Để đánh giá mức độ trưởng thành của
protein đột biến, chúng tôi tiến hành khảo sát sự
glycosyl hóa của protein, sử dụng cặp enzyme
Endoglycosidase H (EndoH) và PNGAse F (New
England Biolabs). Phản ứng được thực hiện ở
37oC và ủ trong 16 giờ. Để ngừng phản ứng,
chúng tôi hòa tan trong dung dịch nạp mẫu. Các
mẫu này sẽ được chạy điện di SDS‐PAGE 10%
và lai với kháng thể 3F4 (Covance) phát hiện
PrP. Hình ảnh kết quả Western blot này sẽ được
chụp bằng phần mềm UVI Soft (UVITEC,
Cambridge).
Hóa tế bào miễn dịch
(Immunocytochemistry)
Tế bào N2a được nuôi trên các lame được
phủ poly‐L‐lysine trong vòng 24 giờ và được
cố định bằng paraformaldehyde (PFA) 4%. Các
tế bào này sẽ được ủ với kháng thể 1 trong
vòng 12 giờ ở nhiệt độ 4oC trong dung dịch
blocking chứa 0.2% Triton X‐100 (nhằm phá vỡ
cấu trúc màng tế bào, giúp các kháng thể có
thể dễ dàng xâm nhập nội bào). Ngày hôm
sau, các tế bào được rửa và ủ với kháng thể 2
có gắn huỳnh quang trong vòng 1 giờ ở nhiệt
độ phòng. Riêng trong thí nghiệm nhằm phát
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 234
hiện PrP ở bề mặt tế bào thì các tế bào được ủ
với kháng thể kháng 3F4 ở 4°C trong vòng 15
phút mà không cần dung dịch Triton X‐100
0.2%. Để phát hiện PrP nội bào, ban đầu các tế
bào được ủ với kháng thể 3F4 trong vòng 15
phút ở 4°C, và sau đó được ủ ở 37oC trong
vòng 1 giờ nhằm giúp cho các protein được
đánh dấu ở bề mặt tế bào di chuyển vào bên
trong tế bào. Tiếp theo, các tế bào sẽ được ủ
với trypsin 0.5% (Sigma) nhằm loại bỏ tất cả
các protein còn sót lại trên màng(18). Sau đó, các
tế bào được ủ với kháng thể 2 AlexaFlour‐488
trong dung dịch có chứa Triton X‐100.
Để phát hiện các kết tụ bằng Thioflavin‐S
(ThS), tế bào được cố định bằng PFA 4% và rửa
với dung dịch PBS có chứa Triton X‐100
0,2%(19,25).
Đối với các bào quan, chúng tôi sử dụng
kháng thể anti‐Calnexin (lưới nội sinh chất), anti‐
EEA1 (cho early endosome), anti‐Tfn (cho
recycling endosome), anti‐M6PR (cho late
endosomes) và anti‐LAMP2 (cho lysosomes). Tất
cả các kháng thể này được cung cấp bởi công ty
Abcam và được sử dụng theo đúng quy trình
hướng dẫn của nhà sản xuất. Nhân tế bào được
nhuộm bằng DAPI (VECTOR Laboratories). Các
hình ảnh được chụp và xử lí bằng kính hiển vi
confocal Leica DMIR2 và phần mềm Leica
Confocal (Leica).
Phân tích thống kê
T‐test được dùng để phân tích và so sánh các
kết quả. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi
p<0.05. Tất cả các dữ liệu được phân tích bằng
phần mềm Origin 8.6
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đột biến vị trí gắn đồng H95Y làm tăng đặc
tính kháng protease‐K (PK) khi biểu hiện ở
tế bào N2a
Đặc tính kháng PK thường được sử dụng
để phân biệt giữa dạng bình thường (PrPC) và
dạng gây bệnh (PrPSc) của protein prion (5, 15).
Từ kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy đột
biến H95Y làm tăng lượng PrPSc khi biểu hiện
trên dòng tế bào được gây nhiễm prion ‐
ScN2a, chúng tôi tiến hành khảo sát trên dòng
tế bào bình thường N2a chỉ biểu hiện PrPC nội
sinh. Câu hỏi được đặt ra là liệu khi không có
sự hiện diện của dạng gây bệnh PrPSc, protein
đột biến H95Y có khả năng hình thành dạng
kháng PK hay không. Để kiểm chứng giả thiết
này, tế bào N2a được biến nạp biểu hiện tạm
thời WT‐PrP hoặc đột biến H95Y và được xử
lý ở các điều kiện phản ứng cắt PK khác nhau.
Chúng tôi ghi nhận ở nồng độ PK là 2 μg/mL,
sau phản ứng cắt tín hiệu của PrP vẫn có thể
quan sát thấy được ở tế bào N2a biểu hiện đột
biến H95Y, trong khi ở dòng tế bao biểu hiện
WT‐PrP không thấy được bất kỳ tín hiệu nào
khi thực hiện phản ứng cắt ở nồng độ PK là 2
và 5 μg/mL (Hình 1A).
Để hiểu rõ hơn về tính bền của protein đột
biến, chúng tôi tiến hành đặt phản ứng cắt ở các
điều kiện khác nhau. Phản ứng được thực hiện ở
nhiệt độ 25°C thay vì 37°C để khảo sát quá trình
cắt PK thuận tiện hơn. Dịch tế bào thu được từ tế
bào N2a biểu hiện WT‐PrP và đột biến H95Y
được xử lý với nồng độ enzyme PK tăng dần
trong 30 phút (Hình 1B); hoặc đặt phản ứng ở
cùng điều kiện nồng độ PK (tỉ lệ theo khối lượng
protein:PK là 250:1) nhưng ủ trong các khoảng
thời gian khác nhau (Hình 1C). Chúng tôi quan
sát thấy ở nồng độ PK là 2 và 15μg/mL, không
có sự khác biệt giữa protein WT và H95Y (p >
0,05) (Hình 1B). Tuy nhiên ở các nồng độ PK
trung gian (3 và 10μg/mL), H95Y kháng PK rõ
rệt (p < 0,05) (Hình 1B). Chúng tôi tiếp tục khảo
sát tính bền của H95Y theo thời gian. Tính kháng
PK của H95Y cao hơn hẳn so với protein WT ở
các thời điểm phản ứng (Hình 1C) và ghi nhận
protein đột biến H95Y bền hơn dưới các điều
kiện khảo sát.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 235
Hình 1. Đột biến H95Y làm tăng tính kháng PK khi biểu hiện ở tế bào N2a. Tế bào N2a cells biểu hiện
WT‐PrP và đột biến H95Y. (A) Dịch tế bào thu được xử lý với enzyme PK nồng độ là 2 hoặc 5 μg/mL ở nhiệt
độ 37oC trong 30 phút. Cùng một tấm màng được hiện phim nhanh (30 giây) hoặc lâu (6 phút). PrP được nhận
diện bằng kháng thể 3F4 kháng PrP. Actin được dùng làm chứng lượng mẫu nạp như nhau ở các giếng. (B)
Dịch tế bào được xử lý ở các nồng độ PK khác nhau ở điều kiện 25oC trong 30 phút; hoặc (C) ủ với PK 2 μg/mL
PK trong các khoảng thời gian khác nhau ở điều kiện 25oC. Tỉ lệ phần trăm mức độ kháng protease được tính
toán dựa trên tỉ lệ tín hiệu kháng PK ở từng điều kiện phản ứng rồi so sánh giá trị kháng PK theo nồng độ và
theo thời gian (n = 3, *p< 0.05).
Đột biến trong đoạn OR và non‐OR có
cùng đặc điểm glycosyl hóa giống protein
bình thường (wild‐type) PrPC
Để tìm hiểu thêm về tính kháng PK của đột
biến H95Y có phải do thay đổi trong quá trình
hình thành của protein trong tế bào hay không,
chúng tôi phân tích tính chất glycosyl hóa của tất
cả các đột biến liên quan đến histidine gắn đồng
trong đoạn OR và histidine 95. Kết quả lai
Western blot cho thấy tất cả các protein đột biến
đều được glycosyl hóa, thể hiện bằng 3 vạch
tương ứng với các dạng diglycosyl,
monoglycosyl và unglycosyl giống như protein
bình thường WT PrPC (Hình 2A).
PrPC được tổng hợp trong hệ thống lưới nội
bào ER. Trong quá trình sinh tổng hợp, protein
sẽ được gắn thêm các chuỗi oligosaccharide, cầu
nối disulfid và đuôi GPI. Tất cả các quá trình này
diễn ra trong ER và bộ Golgi, và protein PrPC
trưởng thành sẽ gắn vào mặt ngoài màng tế bào
thông qua đuôi GPI. Để khảo sát tính chất sinh
hóa của các protein đột biến, chúng tôi thưc hiện
thí nghiệm khử glycosyl bằng cách sử dụng cặp
enzyme Endoglycosidase‐H (Endo‐H) and
PNGase‐F. Endo‐H chỉ có thể loại bỏ các
mannose oligosaccharides bậc cao, trong khi
PNGase‐F loại bỏ tất cả các oligosaccharides gắn
vào asparagine trên chuỗi phân tử protein.
Enzyme Endo‐H được dùng để đánh giá xem
quá trình glycosyl hóa của protein trong bộ
Golgi (13). Vì vậy, nhạy với phản ứng cắt Endo‐H
là một dấu hiệu của protein chưa trưởng thành,
ngược lại protein đã vận chuyển qua Golgi sẽ
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 236
kháng Endo‐H. Kết quả lai với kháng thể 3F4
nhận diện protein đột biến biểu hiện trong tế bào
N2a cho thấy không có sự khác biệt giữa các
dạng glycosyl của các protein đột biến và protein
WT khi xử lý dịch tế bào bằng Endo‐H (Hình
2B). Kết quả tương tự được ghi nhận khi thực
hiện phản ứng với PNGase‐F cho 1 vạch tương
ứng có kích thước phân tử tương ứng với dang
unglycosyl của PrP, giống nhau giữa các protein
đột biến và protein WT (Hình 2C).
Hình 2. Đột biến trong đoạn OR và non‐OR có
cùng đặc điểm glycosyl với WT MoPrPC. Tế bào
N2a được biến nạp biểu hiện tạm thời WT and đột
biến PrP có gắn 3F4. (A) Năm mươi μg protein
ược nạp vào các giếng. (B) Dịch tế bào được xử lý
bằng enzyme Endo‐H hoặc (C) PNGase‐F. Protein
biến nạp được nhận diện bằng kháng thể 3F4 kháng
PrP. Vị trí các dạng diglycosyl, monoglycosyl và
unglycosyl (viết tắt là di, mono and un) của PrPC
được đánh dấu phía bên phải của màng. Mock là tế
bào được biến nạp với plasmid không mã hóa PrP.
Protein đột biến H95Y lắng đọng nội bào
Trong thí nghiệm này, chúng tôi quan sát sự
phân bố của các protein đột biến trong tế bào
N2a dưới kính hiển vi và sử dụng kháng thể 3F4
đặc hiệu chỉ nhận diện protein được biến nạp
vào tế bào. Protein WT‐PrP và các protein PrP
đột biến biểu hiện chủ yếu trên bề mặt tế bào,
với một số protein lắng đọng khu vực gần nhân.
Kết quả quan sát được tương tự các nghiên cứu
trước đây về phân bố của PrP trong tế bào (16, 18)
(Hình 3 và 4). Quan sát dòng tế bào biểu hiện
H95Y chúng tôi nhận thấy một số tế bào có sự
lắng tụ PrP nội bào, biểu hiện bằng tăng tín hiệu
huỳnh quang (Hình 3, khung H95Y).
Một trong những đặc điểm phổ biến của
PrPSc là sự tích tụ protein nội bào(7, 22). Vấn đề đặt
ra ở đây là hình ảnh H95Y kết tụ nội bào có phải
là dấu hiệu chỉ điểm của prion hay không.
Bệnh prion gây ra do các protein gấp cuộn
sai cấu trúc kết tủa lại tạo thành mảng xơ
amyloid, đặc trưng bởi cấu trúc dạng phiến β (β
–sheet). Cấu trúc phiến β có thể phát hiện được
bằng một số thuốc nhuộm đặc hiệu như Congo
Red và các thuốc nhuộm có thiazole (Thioflavin‐
S và Thioflavin‐T). Trong thí nghiệm này, chúng
tôi nhuộm tế bào với kháng thể nhận diện PrP
và Thioflavin‐S (ThS) để hiểu thêm về cấu trúc
của protein đột biến H95Y. Tế bào N2a (chỉ có
PrPC) và tế bào ScN2a (có cả PrPC và PrPSc) được
sử dụng làm chứng âm và chứng dương để xác
định tín hiệu của ThS là do tủa lắng đọng chứ
không phải tín hiệu nhiễu. Kết quả cho thấy chỉ
tế bào scrapie có PrPSc mới cho tín hiệu ThS
dương tính. Ở tế bào N2a biểu hiện H95Y3F4, chỉ
có một số thành phần lắng đọng gần nhân cho
tín hiệu với ThS, trong khi hầu hết các vùng khác
của tế bào không ghi nhận bất kì tín hiệu nào của
ThS (Hình 5). Để khẳng định giả thuyết tủa
H95Y3F4 có thể mang đặc điểm của prion, chúng
tôi thực hiện thí nghiệm phát hiện PrPSc bằng kỹ
thuật miễn dịch huỳnh quang
(immunofluorescence)(24). Kết quả trong Hình 6
cho thấy tín hiệu của PrPC ở tế bào N2a biến mất
trong khi tín hiệu của PrPSc tập trung chủ yếu
bên trong tế bào có thể quan sát rất rõ sau khi xử
lý tế bào với enzyme PK.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 237
Hình 3. H95Y PrP lắng đọng ở vùng cạnh nhân trong tế bào N2a khi quan sát dưới kính hiển vi. PrP
biến nạp trong tế bào N2a được nhận diện bởi kháng thể 3F4 kháng PrP. Một số tế bào được quan sát ở độ
phóng đại cao hơn. Tín hiệu huỳnh quang của nhân màu xanh dương, PrP màu xanh lá cây. Thước chuẩn: 24 μm.
Protein đột biến H95Y kết tụ chủ yếu ở
early và recycling endosomes
Quá trình biến đổi cấu hình từ dạng bình
thường PrPC sang dạng gây bệnh PrPSc là hiện
tượng chính yếu trong cơ chế bệnh sinh của
bệnh. Nơi diễn ra quá trình biến đổi cấu trúc của
PrP nội bào vẫn chưa được xác định. Tùy vào
mô hình nghiên cứu, người ta đưa ra giả thiết về
các bào quan khác nhau có liên quan(1,2,4,6,16,20).
Chúng tôi tiến hành khảo sát chọn lọc một số
bào quan và xác định xem protein H95Y lắng tụ
trong bào quan nào bằng cách quan sát dưới
kính hiển vi huỳnh quang. Kết quả này sẽ giúp
gợi ý nơi diễn ra hiện tượng biến đổi cấu trúc
prion.
Hầu hết WT‐PrPC biểu hiện trên bề mặt tế
bào, một số ít tín hiệu của PrP được tìm thấy
trùng với tín hiệu của endosome và lysosome
(Hình 7A), gợi ý sự hiện diện của protein trong
các bào quan này. Kết quả này tương đồng với
các nghiên cứu trước đây phân tích sự phân bố
của WT‐PrPC ở các dòng tế bào khác nhau (12, 17).
Sự phân bố của protein đột biến ở các tế bào biểu
hiểu hiện H95Y tại các bào quan khác nhau
tương tự như tế bào biểu hiện WT PrPC. Kết quả
nhuộm miễn dịch huỳnh quang với Calnexin
(chất đánh dấu lưới nội bào ER) cho thấy các
protein đột biến có di chuyển qua hệ thống lưới
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 238
nội bào. Cùng với kết quả phân tích sinh hóa
(Hình 2B và 2C) cho thấy protein đột biến H95Y
không bị lắng tụ ở hệ thống lưới nội bào. Phần
lớn tín hiệu của H95Y nội bào trùng với tín hiệu
của EEA1 (chất đánh dấu early endosome) và
Tfn (chất đánh dấu recycling endosome), chứng
tỏ protein đột biến H95Y lắng tụ ở early và
recycling endosome. Ngoài ra, một lượng nhỏ
H95Y được tìm thấy ở late endosome và
lysosome (Hình 7B).
Hình 4. Các protein PrP đột biến biểu hiện chủ yếu trên bề mặt tế bào giống như WT‐PrPC. PrP trên bề
mặt tế bào được nhận diện bằng kháng thể 3F4 không qua xử lý tính thấm của màng. Một số tế bào được quan
sát ở độ phóng đại cao hơn. Tín hiệu huỳnh quang của nhân màu xanh dương, PrP màu xanh lá cây. Thước chuẩn:
24 μm.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 239
Hình 5.Tủa H95Y cho tín hiệu dương tính khi nhuộm với ThS. Tế bào N2a biểu hiện WT3F4 và đột biến
H95Y3F4 được nhuộm với kháng thể kháng PrP và thioflavin‐S (ThS) nhận diện tủa protein có cấu trúc
dạng phiến β. Tế bào N2a và ScN2a được biến nạp với plasmid không mang gen mã hóa PrP (gọi là N2a‐
mock và ScN2a‐mock) được sử dụng như chứng âm và chứng dương. Nhân tế bào có màu xanh dương, tín
hiệu huỳnh quang màu đỏ là của PrP, tín hiệu màu xanh lá cây của protein tủa. Thang thước chuẩn: 12 μm.
Hình 6. Phát hiện PrPSc trên tế bào N2a biểu hiện đột biến H95Y bằng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang.
Tế bào N2a được biến nạp biểu hiện tạm thời WT và H95Y được xử lý với PK để loại bỏ tín hiệu của PrPC và
guanidine để bộc lộ vị trí trình diện kháng nguyên trên phân tử PrPSc. Nhân tế bào được nhuộm màu xanh
dương, PrP màu đỏ. N2a‐mock và ScN2a‐mock được dùng làm nhóm chứng. Thước chuẩn: 12 μm.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 240
Hình 7. Protein đột biến H95Y‐MoPrP tích tụ ở early và recycling endosome. Phân bố của PrP ở tế bào
N2a biểu hiện WT‐MoPrP (A) và H95Y‐MoPrP (B). Nhân được đánh dấu bằng DAPI (xanh dương), PrP được
nhận diện bằng kháng thể 3F4 (xanh lá cây), các chất đánh dấu bào quan, như Calnexin (lưới nội bào ER),
EEA1 (early endosome), Tfn (recycling endosome), M6PR (late endosome) và LAMP2 (lysosome), phát tín hiệu
màu đỏ. Thước chuẩn: 12 μm.
BÀN LUẬN
Phân tích sinh hóa cho thấy các phân tử
protein đột biến đều trải qua quá trình glycosyl
hóa tại ER và Golgi. Đột biến mất vị trí gắn đồng
tại histidine 95 mang đặc tính kháng protease
khi được biến nạp vào dòng tế bào nhiễm prion
(ScN2a) và ở dòng tế bào bình thường (N2a),
chứng tỏ vai trò quan trọng của sự gắn đồng tại
amino acid này.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 241
Khi khảo sát sự phân bố protein trong tế bào
bằng kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang, chúng tôi
nhận thấy kết quả huỳnh quang phù hợp với
phân tích Western blot trước đây và một số
protein H95Y có khả năng biến đổi cấu trúc
thành dạng cấu hình giàu phiến β. Hơn nữa, sự
phân bố của H95Y‐PrP ở early và recycling
endosome giống với sự phân bố của PrPSc trong
tế bào nhiễm prion(14, 23). Môi trường acid(10) và
những thay đổi trong quá trình di chuyển của
protein qua các bào quan có thể làm thúc đẩy sự
biến đổi cấu hình của PrP từ protein bình
thường PrPC thành protein gây bệnh PrPSc bằng
cách đưa protein đến các bào quan chuyên biệt.
Một số đột biến PrP gây bệnh prion được chứng
minh là làm thay đổi sự vẩn chuyển protein nội
bào(11, 18). Kết quả nghiên cứu này cho thấy early
và recycling endosome có thể là bào quan chính
yếu diễn ra quá trình biến đổi PrPC thành PrPSc.
KẾT LUẬN
Qua các kết quả trên, chúng tôi đã chứng
minh rằng các protein đột biến sử dụng trong
nghiên cứu này đều trải qua quá trình glycosyl
hóa giống như protein bình thường. Tuy nhiên,
đột biến H95Y tập trung chủ yếu ở early và
recycling endosome, với các đặc điểm tương tự
protein gây bệnh PrPSc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Arnold JE, Tipler C, Laszlo L, Hope J, Landon M, Mayer RJ
(1995) The abnormal isoform of the prion protein accumulates
in late‐endosome‐like organelles in scrapie‐infected mouse
brain. J Pathol 176(4):403–411
2. Barmada SJ, Harris DA (2005) Visualization of prion infection
in transgenic mice expressing green fluorescent protein‐
tagged prion protein. J Neurosci Off J Soc Neurosci
25(24):5824–5832
3. Brazier MW, Davies P, Player E, Marken F, Viles JH, Brown
DR (2008) Manganese binding to the prion protein. J Biol
Chem 283(19):12831–12839
4. Caughey BW, Dong A, Bhat KS, Ernst D, Hayes SF, Caughey
WS (1991) Secondary structure analysis of the scrapie‐
associated protein PrP 27‐30 in water by infrared
spectroscopy. Biochemistry (Mosc) 30(31):7672–7680
5. Caughey B, Neary K, Buller R, Ernst D, Perry LL, Chesebro B,
Race RE (1990) Normal and scrapie‐associated forms of prion
protein differ in their sensitivities to phospholipase and
proteases in intact neuroblastoma cells. J Virol 64(3):1093–1101
6. 6. Godsave SF, Wille H, Kujala P, Latawiec D, DeArmond SJ,
Serban A, Prusiner SB, Peters PJ (2008) Cryo‐immunogold
electron microscopy for prions: toward identification of a
conversion site. J Neurosci Off J Soc Neurosci 28(47):12489–
12499
7. 7. Harris DA (1999) Cellular biology of prion diseases. Clin
Microbiol Rev 12(3):429–444
8. 8. Hegde RS, Mastrianni JA, Scott MR, DeFea KA, Tremblay
P, Torchia M, DeArmond SJ, Prusiner SB, Lingappa VR (1998)
A transmembrane form of the prion protein in
neurodegenerative disease. Science 279(5352):827–834
9. 9. Hegde RS, Tremblay P, Groth D, DeArmond SJ, Prusiner
SB, Lingappa VR (1999) Transmissible and genetic prion
diseases share a common pathway of neurodegeneration.
Nature 402(6763):822–826
10. Hornemann S, Glockshuber R (1998) A scrapie‐like unfolding
intermediate of the prion protein domain PrP(121‐231)
induced by acidic pH. Proc Natl Acad Sci U S A 95(11):6010–
6014
11. Ivanova L, Barmada S, Kummer T, Harris DA (2001) Mutant
prion proteins are partially retained in the endoplasmic
reticulum. J Biol Chem 276(45):42409–42421
12. Lainé J, Marc ME, Sy MS, Axelrad H (2001) Cellular and
subcellular morphological localization of normal prion
protein in rodent cerebellum. Eur J Neurosci 14(1):47–56
13. Maley F, Trimble RB, Tarentino AL, Plummer TH Jr (1989)
Characterization of glycoproteins and their associated
oligosaccharides through the use of endoglycosidases. Anal
Biochem 180(2):195–204
14. Marijanovic Z, Caputo A, Campana V, Zurzolo C (2009)
Identification of an intracellular site of prion conversion. PLoS
Pathog 5(5):e1000426
15. McKinley MP, Bolton DC, Prusiner SB (1983) A protease‐
resistant protein is a structural component of the scrapie
prion. Cell 35(1):57–62
16. McKinley MP, Taraboulos A, Kenaga L, Serban D, Stieber A,
DeArmond SJ, Prusiner SB, Gonatas N (1991) Ultrastructural
localization of scrapie prion proteins in cytoplasmic vesicles of
infected cultured cells. Lab Investig J Tech Methods Pathol
65(6):622–630
17. Mironov A Jr, Latawiec D, Wille H, Bouzamondo‐Bernstein E,
Legname G, Williamson RA, Burton D, DeArmond SJ,
Prusiner SB, Peters PJ (2003) Cytosolic prion protein in
neurons. J Neurosci Off J Soc Neurosci 23(18):7183–7193
18. Negro A, Ballarin C, Bertoli A, Massimino ML, Sorgato MC
(2001) The metabolism and imaging in live cells of the bovine
prion protein in its native form or carrying single amino acid
substitutions. Mol Cell Neurosci 17(3):521–538
19. Ostrerova‐Golts N, Petrucelli L, Hardy J, Lee JM, Farer M,
Wolozin B (2000) The A53T alpha‐synuclein mutation
increases iron‐dependent aggregation and toxicity. J Neurosci
Off J Soc Neurosci 20(16):6048–6054
20. Pimpinelli F, Lehmann S, Maridonneau‐Parini I (2005) The
scrapie prion protein is present in flotillin‐1‐positive vesicles
in central‐ but not peripheral‐derived neuronal cell lines. Eur J
Neurosci 21(8):2063–2072
21. Shyng SL, Huber MT, Harris DA (1993) A prion protein cycles
between the cell surface and an endocytic compartment in
cultured neuroblastoma cells. J Biol Chem 268(21):15922–
15928
22. Taraboulos A, Serban D, Prusiner SB (1990) Scrapie prion
proteins accumulate in the cytoplasm of persistently infected
cultured cells. J Cell Biol 110(6):2117–2132
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 242
23. Uchiyama K, Muramatsu N, Yano M, Usui T, Miyata H,
Sakaguchi S (2013) Prions disturb post‐Golgi trafficking of
membrane proteins. Nat Commun 4:1846
24. Veith NM, Plattner H, Stuermer CAO, Schulz‐Schaeffer WJ,
Bürkle A (2009) Immunolocalisation of PrPSc in scrapie‐
infected N2a mouse neuroblastoma cells by light and electron
microscopy. Eur J Cell Biol 88(1):45–63
25. Volpicelli‐Daley LA, Luk KC, Patel TP, Tanik SA, Riddle DM,
Stieber A, Meaney DF, Trojanowski JQ, Lee VM‐Y (2011)
Exogenous α‐synuclein fibrils induce Lewy body pathology
leading to synaptic dysfunction and neuron death. Neuron
72(1):57–71
26. Wopfner F, Weidenhöfer G, Schneider R, von Brunn A, Gilch
S, Schwarz TF, Werner T, Schätzl HM (1999) Analysis of 27
mammalian and 9 avian PrPs reveals high conservation of
flexible regions of the prion protein. J Mol Biol 289(5):1163–
1178
Ngày nhận bài báo: 05/9/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 29/9/2014
Ngày bài báo được đăng: 20/10/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_co_che_gay_benh_thoai_hoa_nao_xop_cua_protein_pri.pdf