Kết luận
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của các mô hình kinh tế cho vùng ĐBSCL có
ý nghĩa nhằm đánh giá tính hiệu quả các mô hình kinh tế thích ứng triển khai tại các địa
phương; xác định xem một mô hình sinh kế có phải là thích ứng với BĐKH hay không hay
chỉ là các mô hình can thiệp sinh kế thông thường khác; và là cơ sở hỗ trợ cho việc giám sát
và đánh giá tính hiệu quả kinh tế và khả năng thích ứng của mô hình. Nghiên cứu đã tiến hành
xây dựng được bộ tiêu chí gồm 6 nhóm tiêu chí chính và 25 chỉ số tương ứng nhằm đánh giá
hiệu quả của các mô hình kinh tế thích ứng với BĐKH về các phương diện như, khả năng
thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải nhà kính và đảm bảo tính hiệu quả và bền
vững đối với môi trường, kinh tế và xã hội. Trong 6 nhóm tiêu chí, tiêu chí về hiệu quả kinh tế
và tiêu chí về mục tiêu thích ứng với BĐKH là những mục tiêu quan trọng nhất.
Để xây dựng một bộ tiêu chí đánh giá được các mô hình kinh tế thích ứng với BĐKH ở
quy mô cấp huyện và xã, nhất thiết cần phải được thiết lập và xem xét một cách tổng thể, toàn
diện bối cảnh cụ thể của địa phương dựa trên cơ sở tham khảo và kế thừa các nghiên cứu
trước đây của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước về các tiêu chí đánh giá hiệu quả mô
hình kinh tế thích ứng với BĐKH trên phạm vi cấp huyện; đồng thời kết hợp phương pháp
FDG với các buổi thảo luận nhóm tập trung và phương pháp Delphi gồm các chuyên gia có
chuyên môn sâu và kinh nghiệm về lĩnh vực nghiên cứu. Trong tương lai, các tiêu chí này sẽ
là cơ sở thực tiễn quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách cũng như người dân trong
việc ra quyết định về đầu tư triển khai, nhân rộng mô hình phù hợp và đạt hiệu quả cao.
15 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 285 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả các mô hình kinh tế cấp huyện thích ứng với biến đổi khí hậu vùng Đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2020, 718, 57–71; doi:10.36335/VNJHM.2020(718). 57–71
Bài báo khoa học
Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả
các mô hình kinh tế cấp huyện thích ứng với biến đổi khí hậu vùng
Đồng bằng sông Cửu Long
Đặng Ngọc Điệp1*, Nguyễn Văn Thắng2, Lê Ngọc Cầu2, Lê Văn Quy2, Phạm Thị Quỳnh2,
Phạm Văn Sỹ2
1 Bộ Tài nguyên và Môi trường; diepvp.ttcp@gmail.com
2 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu;
nvthang.62@gmail.com; caukttv@gmail.com; vanquymt@gmail.com;
quynhpt0310@gmail.com; phamsymt@gmail.com
* Tác giả liên hệ: diepvp.ttcp@gmail.com; Tel.: +84–904729009
Ban Biên tập nhận bài: 12/8/2020; Ngày phản biện xong: 08/10/2020; Ngày đăng:
25/10/2020
Tóm tắt: Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã và đang phải chịu sự tác động mạnh mẽ
của biến đổi khí hậu BĐKH như nước biển dâng, xâm nhập mặn, xói lở và ngập lụt, đe dọa
rất lớn tới sự phát triển nông nghiệp, an ninh lương thực quốc gia và gây ra nhiều thiệt hại
tới kinh tế xã hội của vùng. Trong thời gian vừa qua, nhiều mô hình kinh tế cấp huyện thích
ứng với BĐKH đã được hình thành và triển khai tại một số khu vực trong vùng ĐBSCL như
mô hình lúa–cá, mô hình trồng cỏ voi nuôi bò và dê, và từng bước mang lại hiệu quả nhất
định về mặt kinh tế. Để thực hiện tiến hành triển khai, nhân rộng các mô hình kinh tế ra các
vùng khác, cần phải có những đánh giá chuyên sâu về mặt hiệu quả kinh tế cũng như sự
thích ứng với biển đổi khí hậu. Hiện nay, đã có các bộ tiêu chí đánh giá riêng lẻ hiệu quả
kinh tế, hoặc hiệu quả thích ứng với BĐKH, chứ chưa có bộ tiêu chí đánh giá tổng hợp cùng
lúc cả về kinh tế lẫn thích ứng với BĐKH của các mô hình kinh tế ở quy mô cấp huyện và
xã. Vì thế, mục tiêu của nghiên cứu này là xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả các mô
hình kinh tế cấp huyện thích ứng với BĐKH dựa trên phương pháp kế thừa, phân tích hệ
thống, điều tra khảo sát, thảo luận nhóm tập trung, phương pháp chuyên gia Delphi và phỏng
vấn chuyên gia, cán bộ và các hộ dân triển khai mô hình. Bộ tiêu chí được xây dựng với 6
nhóm tiêu chí chính và 25 chỉ số tương ứng phản ánh các khía cạnh khác nhau của mô hình
kinh tế thích ứng với BĐKH, ví dụ như khả năng thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ phát thải
nhà kính, và đảm bảo tính hiệu quả và bền vững đối với môi trường, kinh tế và xã hội.
Từ khóa: Bộ tiêu chí; Mô hình kinh tế; Thích ứng với biến đổi khí hậu.
1. Mở đầu
Vùng ĐBSCL được xem như là một trong những đồng bằng chịu tác động nặng nề của
biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Đặc điểm tự nhiên của vùng ĐBSCL là một vùng châu
thổ có địa hình thấp và phẳng–độ cao trung bình so với mực nước biển chỉ vào khoảng 1,0–
1,8 m, diện tích toàn vùng khoảng 4 triệu ha đất tự nhiên, trong đó đất sử dụng cho nông
nghiệp là 2,2 triệu ha. Vùng ĐBSCL nằm ở vị trí hạ lưu của sông Mekong, với một hệ thống
sông rạch và kênh mương chằng chịt, có đường ven biển dài trên 700 km [1]. Về mặt kinh tế
và xã hội, vùng ĐBSCL là nơi sinh sống của gần 20 triệu người dân, là khu vực sản xuất nông
nghiệp và thuỷ sản lớn nhất Việt Nam, đóng góp một sản lượng lương thực và thực phẩm
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2020, 718, 57–71; doi:10.36335/VNJHM.2020(718). 57–71 58
đáng kể cho quốc gia và xuất khẩu một phần cho quốc tế [2]. Vùng ĐBSCL có 3 vùng sinh
thái chính bao gồm vùng ngập lũ (ngập sâu và kéo dài từ 2–3 tháng/năm), vùng giữa (vùng
phù sa nước ngọt, ngập nông và nhiễm mặn nhẹ), và vùng ven biển (trên 6 tháng bị nhiễm
mặn ở các mức độ) [3].
Trong những năm gần đây, trên phạm vi cả nước, các giải pháp, thực hành và mô hình
thích ứng với BĐKH đã được triển khai thử nghiệm trên nhiều quy mô và lĩnh vực đa dạng,
khác nhau [4–7]. Trong đó, nổi lên một số mô hình kinh tế có tiềm năng mang lại cả về hiệu
quả kinh tế lẫn thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và kết hợp
nuôi trồng thủy sản như mô hình cánh đồng lớn [8], vườm ươm và mô hình lúa cá [4]. Những
mô hình này đang được khuyến khích và nhân rộng.
Hiện nay đã có một vài bộ chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình kinh tế thích
ứng với biến đổi khí hậu. Chẳng hạn như, Bộ tiêu chí đánh giá mô hình sinh kế thích ứng với
BĐKH của tổ chức CARE quốc tế Việt Nam, xây dựng năm 2015 với 5 tiêu chí tương thích
thuộc 2 chỉ tiêu chuẩn. Trong đó, 3 tiêu chí gồm Tương thích về kinh tế; thể chế, và văn hóa
xã hội thuộc tiêu chuẩn sinh kế bền vững và 2 tiêu chí gồm Tương thích khí hậu và môi
trường thuộc tiêu chuẩn thích ứng với BĐKH. Tuy vậy, bộ tiêu chí này còn tồn tại mặt hạn
chế bởi tiêu chuẩn 2 là tiêu chuẩn sinh kế thích ứng với BĐKH, nên chỉ tiêu môi trường nên
đặt ở Tiêu chuẩn 1. Ngoài ra, bộ tiêu chí này chưa đánh giá thang điểm cho các chỉ số dựa vào
mức độ ưu tiên của địa phương [9]. Bên cạnh đó, Viện KHKTTV & BĐKH cũng xây dựng bộ
chỉ số thích ứng với BĐKH với 4 bộ tiêu chí (chỉ số cấp I), bao gồm Khả năng chống chịu của
môi trường tự nhiên; Đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH; Giảm nhẹ rủi ro do BĐKH;
và Đánh giá hiệu quả các hoạt động thích ứng với BĐKH. Trong đó, mỗi bộ chỉ số (cấp I) lại
có các chỉ số cấp II và cấp III. Bộ chỉ số này, được xem như là một công vụ có thể dùng để
đánh giá hiện trạng cũng như hiệu quả của các hoạt động thích ứng với BĐKH và thiên tai tại
các địa phương. Tuy nhiên, bộ chỉ số này chưa đưa ra được điểm số thích hợp bởi chưa xem
xét tới độ ưu tiên trong bối cảnh của từng địa phương [10]. Trong khi đó, các mô hình kinh tế
nông nghiệp, lâm nghiệp thích ứng với BĐKH tại ĐBSCL phần lớn ở cấp huyện và xã. Do
vậy, nhằm đánh giá hiệu quả thực tế của các mô hình kinh tế thích ứng với biến đổi khí hậu
tới cấp huyện và xã, nghiên cứu tiến hành xây dựng bộ chỉ số đánh giá về các phương diện
như, đảm bảo tính hiệu quả về kinh tế, xã hội và bền vững đối với môi trường, khả năng thích
ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải nhà kính dựa vào bối cảnh của từng địa phương
Bởi mô hình kinh tế trước hết phải mang lại hiệu quả về kinh tế; có ý nghĩa tích cực và ghóp
phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội; phải đảm bảo môi trường, không đánh đổi môi trường
lấy kinh tế; và phải có khả năng thích ứng với những biến đổi khí hậu trong tương lai gần và
xa như lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn. Từ đó, xây dựng cơ sở khoa học phục vụ cho việc đánh
giá, triển khai, nhân rộng các mô hình và đề xuất các chính sách cho ứng phó BĐKH và tăng
trưởng xanh trong vùng ĐBSCL.
2. Phương pháp xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả mô hình kinh tế cấp huyện thích
ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL
2.1. Phương pháp kế thừa và tiếp cận hệ thống
Khi nghiên cứu đề xuất bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả mô hình kinh tế thích ứng với
BĐKH cho vùng ĐBSCL, nhóm tác giả đã nghiên cứu một cách hệ thống về điều kiện tự
nhiên, tài nguyên–môi trường và kế hoạch phát triển kinh tế–xã hội của vùng/tỉnh. Bên cạnh
đó, các số liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên môi trường, các tác động từ thiên nhiên và
kinh tế xã hội từ nhóm các đề tài khoa học công nghệ, dự án do các ngành thực hiện, dự án
hợp tác với nước ngoài cũng như các tài liệu về cơ sở pháp lý của quốc tế và Việt Nam đều
được thu thập và phân tích để phục vụ cho việc đề xuất các nhóm chỉ tiêu đánh giá mô hình
kinh tế thích ứng với BĐKH tại vùng ĐBSCL.
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2020, 718, 57–71; doi:10.36335/VNJHM.2020(718). 57–71 59
2.2. Phương pháp điều tra khảo sát và phỏng vấn thực địa
Nghiên cứu này đã tiến hành điều tra khảo sát và phỏng vấn các hộ gia đình triển khai mô
hình kinh tế thích ứng với BĐKH trên phạm vi 4 xã tại 3 huyện là xã Thuận An, thị xã Bình
Minh, tỉnh Vĩnh Long, xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, xã An Hòa Tây,
huyện Ba Tri và xã An Điền, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre thuộc vùng ĐBSCL. Đối tượng
điều tra bao gồm các cán bộ quản lý, chuyên viên thuộc các cơ quan quản lý nhà nước. Cụ thể
là Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, phòng
Kinh tế thị xã Bình Minh; Chi Cục Bảo vệ môi trường tỉnh, Văn phòng điều phối xây dựng
nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp thị xã,
và UBND xã. Tại lần khảo sát thứ nhất, phương pháp này được thực hiện nhằm thu thập các
báo cáo, thống kê tại vùng nghiên cứu về: Báo cáo thống kê, tổng hợp về tình hình phát triển
kinh tế–xã hội hiện tại và quy hoạch phát triển kinh tế; Tốc độ phát triển kinh tế–xã hội của
địa phương phục vụ cho xóa đói giảm nghèo và công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Cơ cấu các
ngành kinh tế công nghiệp, nông–ngư nghiệp, du lịch–dịch vụ; Các giải pháp thực hiện các
mục tiêu phát triển kinh tế–xã hội; Cơ sở hạ tầng và tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng; Đời sống
vật chất và văn hóa tinh thần.
Tại lần khảo sát tiếp theo, cùng với việc thực hiện điều tra, khảo sát, nghiên cứu cũng
thực hiện phỏng vấn thực địa: phỏng vấn, điều tra xã hội học áp dụng hình thức phỏng vấn
trực tiếp 38 cán bộ của 3 tỉnh thí điểm triển khai mô hình kinh tế thích ứng biến đổi khí hậu;
cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh/huyện là 10 người, cán bộ chuyên môn xã là 13 người;
phỏng vấn, điều tra bằng phiếu gồm có 30 câu hỏi, chủ yếu là câu hỏi về những nội dung liên
quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu và mô hình kinh tế đang triển khai tại khu vực nghiên
cứu; đồng thời cho phép thu thập các thông tin về nhân khẩu, sinh kế của người dân và các
thông tin, đánh giá kinh tế xã hội cần thiết cho phân tích. Trong quá trình tiến hành điều tra,
tác giả đã phát ra 60 phiếu và thu về 60 phiếu. Đối tượng được tham vấn bao gồm 52 nam và
8 nữ có độ tuổi từ 25 đến 71 tuổi, là những đối tượng trực tiếp tham gia triển khai các mô hình
tại 4 xã được lựa chọn phỏng vấn.
2.3. Phương pháp thảo luận nhóm tập trung (Focus Disscussion Group–FDG)
Mục tiêu của phương pháp thảo luận nhóm tập trung thường được sử dụng để đánh giá
các nhu cầu, các biện pháp can thiệp, thử nghiệm các ý tưởng hoặc chương trình mới, cải
thiện chương trình hiện tại và thu thập các thông tin về một chủ đề nào đó phục vụ cho việc
xây dựng bộ câu hỏi có cấu trúc [11–12].
Phương pháp FGD được áp dụng như là công cụ dùng để thu thập thông tin từ nhóm
nghiên cứu và nhóm khảo sát thực địa về các mô hình kinh tế đang được áp dụng. Theo
Morgan (1998), nhóm thành viên tham gia thảo luận theo phương pháp FGD sẽ bao gồm
trung bình từ 8–10 người. Do đó, nhóm nghiên cứu lựa chọn tổng cộng 8 thành viên tham gia
thảo luận; mỗi nhóm có 4 người bao gồm các thành viên của nhóm khảo sát và nhóm chuyên
môn nhằm tiến hành xem xét và thu hẹp phạm vi các tiêu chí đề xuất cho phù hợp với mục
tiêu đề tài và bối cảnh nghiên cứu. Kết quả thảo luận nhóm đã xác định các điểm mạnh, điểm
yếu, cơ hội và thách thức của các tiêu chí đánh giá mô hình kinh tế được lựa chọn [13].
2.4. Phương pháp chuyên gia Delphi
Phương pháp chuyên gia Delphi chính là một quá trình thảo luận có bài bản để nhóm các
chuyên gia tích lũy thông tin và thể hiện tri thức trong quá trình tham vấn nhằm đạt được sự
đồng thuận về các vấn đề cụ thể [14]. Phương pháp Delphi thực hiện một quá trình tham vấn
các bên liên quan, lặp đi, lặp lại phương pháp nghiên cứu định tính, mặt khác cũng sử dụng
phương pháp nghiên cứu định lượng để mô tả mức độ đồng thuận về một số vấn đề cụ thể
[15–20].
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2020, 718, 57–71; doi:10.36335/VNJHM.2020(718). 57–71 60
Phương pháp Delphi được ứng dụng để xác định các chỉ tiêu, chỉ số đánh giá hiệu quả
của các mô hình kinh tế thích ứng với BĐKH hiện đang được triển khai tại ĐBSCL thông qua
quy trình 9 bước, trong 3 giai đoạn trước, trong và sau khi khi thực hiện tham vấn như sau:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch chi tiết cho các bước thực hiện phương pháp chuyên gia
Delphi.
Bước 2: Lựa chọn hội đồng chuyên gia tham vấn đảm bảo am hiểu vấn đề cần tham vấn.
Số lượng các chuyên gia càng nhiều thì mức độ đạt được sự đồng thuận càng khó, nhưng sự
đồng thuận sẽ mang tính chính xác cao hơn.
Bước 3: Xây dựng bộ câu hỏi Delphi theo các chỉ số và chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của
các mô hình kinh tế thích ứng với BĐKH.
Hình 1. Quá trình lựa chọn các chỉ tiêu, chỉ số theo phương pháp Delphi [20].
Bước 4: Các bảng câu hỏi được thử nghiệm điều tra trong nhóm thực hiện.
Bước 5: Điều tra Delphi vòng 1. Mức độ đồng thuận được sắp xếp từ 1–5 như sau: (1) rất
không liên quan; (2) không liên quan; (3) có ít liên quan; (4) liên quan và (5) rất liên quan.
Bước 6: Phân tích kết quả điều tra Delphi vòng 1 dựa vào nguyên tắc KAMET đưa ra
mức độ đánh giá quan trọng của mỗi chỉ số (qi) ở từng giai đoạn khác nhau trên cơ sở đánh
giá tổ hợp các giá trị thống kê bao gồm Trung vị (Mdqi); Độ lệch tứ phân vị (Qqi); Giá trị trung
bình (Mqi) và Phương sai (Vqi là tỷ lệ % số chuyên gia thay đổi đánh giá) [15]. Quy tắc
KAMET được miêu tả chi tiết trong Bảng 1.
Bảng 1. Quy tắc KAMET phân tích đánh giá từ các chuyên gia sử dụng phương pháp Delphi [15].
Điều kiện Vòng t cho câu hỏi Delphi Vòng t+1 cho câu hỏi Delphi
1 Nếu Mqi ≥ 3,5 và Qqi ≤ 0,5 và Vqi <
15% thì qi được chấp nhận và
không cần phải tham vấn về qi nữa
2 Nếu Mqi ≥ 3,5 và Vqi > 15% thì thực
hiện vòng 2
Mqi ≥ 3,5 và Qqi ≤ 0,5 và Vqi < 15% thì qi được
chấp nhận và không cần phải tham vấn về qi nữa
3 Nếu Mqi ≥ 3,5 và Qqi ≥ 75% thì thực
hiện vòng 2
Mqi ≥ 3,5 và Qqi ≤ 0,5 và Vqi < 15% thì qi được
chấp nhận và không cần phải tham vấn về qi nữa
4 Nếu Mqi < 3,5 và Qqi ≤ 0,5 và Vqi ≤
15% thì qi bị loại và không cần phải
tham vấn về qi thêm nữa
Ghi chú: Mqi: giá trị trung bình của các chỉ tiêu hay câu hỏi tham vấn (qi)
Qqi: độ lệch tứ phân vị
Vqi: phương sai thể hiện tỷ lệ chuyên gia thay đổi ý kiến
Bước 7: Gửi kết quả điều tra Delphi cho hội đồng.
Bước 8: Điều tra Delphi vòng 2 tương tự như vòng 1.
Bước 9: Phân tích sự đồng thuận và tổng hợp kết quả.
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2020, 718, 57–71; doi:10.36335/VNJHM.2020(718). 57–71 61
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả mô hình kinh tế cấp huyện thích ứng với BĐKH vùng
ĐBSCL
Dựa trên danh sách cụ thể các nguồn tài liệu tham khảo đã chọn lọc và kế thừa để đề xuất
các chỉ tiêu thành phần của bộ tiêu chí căn cứ theo mục tiêu cụ thể, phạm vi thực hiện và kết
quả tham vấn tại vùng nghiên cứu của đề tài. Theo đó, nhóm chuyên môn và nhóm khảo sát
đã xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả các mô hình kinh tế cấp huyện thích ứng với
BĐKH vùng ĐBSCL bao gồm 36 chỉ tiêu và 49 chỉ tiêu thành phần. Sau đó, thực hiện
phương pháp thảo luận nhóm tập trung nhằm thu hẹp phạm vi các tiêu chí đề xuất cho phù
hợp và kết quả thảo luận được tóm tắt trong bảng 2.
Bảng 2. Danh mục các buổi thảo luận nhóm tập trung và kết quả.
Buổi thảo
luận
Nội dung Kết quả
TL01 – Thảo luận về các nhóm tiêu
chí mục tiêu của đề tài.
– Làm rõ các nhóm tiêu chí
chính cần tập trung nghiên cứu.
– Xác định 6 nhóm tiêu chí mục tiêu của bộ tiêu chí mà đề tài
tập trung nghiên cứu.
– Xác định hai nhóm tiêu chí chính đặt trọng tâm trong bộ
tiêu chí là hiệu quả kinh tế và mục tiêu thích ứng với biến đổi
khí hậu.
TL02 – Xem xét các chỉ tiêu thành
phần về tiêu chí hiệu quả kinh
tế – xã hội.
– Bổ sung tiêu chí thành phần về khả năng thu hồi vốn của
mô hình triển khai.
– Loại bỏ tiêu chí đánh giá sự ổn định của mô hình trong quá
trình biến động của nền kinh tế.
– Gộp tiêu chí tăng/đa dạng hóa nguồn thu nhập và tạo việc
làm và tăng số lượng/đối tượng hưởng lợi thành một nội
dung.
– Gộp tiêu chí về sự tham gia của nhóm người khuyết tật và
dân tộc thiểu số thành Thúc đẩy sự tham gia của các nhóm dễ
bị tổn thương (đơn thân, người khuyết tật, dân tộc thiểu số,
v.v).
TL03 – Xem xét các chỉ tiêu thành
phần về thích ứng với biến đổi
khí hậu, môi trường.
– Tác động lên hệ sinh thái/đa dạng sinh học với TC thành
phần: Mô hình kinh tế này có ảnh hưởng đến hệ sinh thái/đa
dạng sinh học tự nhiên tại địa phương không: 1) tiêu cực 2)
trung bình 3) tích cực.
– Gộp 3 tiêu chí thành phần về khả năng thích ứng với
BĐKH hiện tại và thích ứng với BĐKH tương lai thành một
nội dung.
– Thay đổi mức đánh giá chỉ tiêu về khả năng thích ứng tốt
với tác động BĐKH tại địa phương thành thấp, trung bình và
cao.
TL04 – Xem xét các chỉ tiêu thành
phần về tiêu chí hiệu quả kinh
tế và thể chế, chính sách.
– Bổ sung tiêu chí thành phần về mức độ sẵn có của nguồn
vốn đầu tư (chi phí chuyển đổi sang mô hình thích ứng với
BĐKH).
– Bổ sung tiêu chí thành phần về khả năng tiếp cận vốn vay
của các hộ gia đình.
– Gộp tiêu chí về rào cản trong quy định và chính sách tài
chính đối với việc triển khai mô hình kinh tế.
TL05 – Thảo luận về các nhóm tiêu
chí mục tiêu của đề tài.
– Thảo luận liên quan đến các
thông tin cần thu thập bổ sung
để xây dựng bộ tiêu chí dựa
trên các điều kiện, đặc điểm
của vùng nghiên cứu triển khai
các mô hình kinh tế thích ứng
với BĐKH.
– Loại bỏ tiêu chí về mô hình kinh tế có thể thực hiện tại nhà
hay gần nhà.
– Loại bỏ tiêu chí về hộ nghèo trung bình, hộ nghèo không có
đất tham gia vào mô hình kinh tế.
– Loại bỏ tiêu chí về khả năng đầu tư và tiếp cận vốn vay của
hộ ít đất, hộ nghèo, hộ ít đất trung bình, và hộ cận nghèo.
– Xác định các thông tin cần thiết để nhóm khảo sát thực địa
tiếp tục thu thập.
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2020, 718, 57–71; doi:10.36335/VNJHM.2020(718). 57–71 62
Buổi thảo
luận
Nội dung Kết quả
TL06 – Tiếp tục thảo luận về chỉ tiêu
kinh tế.
– Thay đổi mức đánh giá chỉ tiêu thành phần về năng suất khi
triển khai mô hình thành các mức >25%, 25–50%, 51–70%,
71–100% và >100%.
– Thay đổi mức đánh giá chỉ tiêu thành phần về chất lượng
sản phẩm đầu ra thành các mức <50%, 51–75%, 76–100% và
>100%.
– Thay đổi mức đánh giá chỉ tiêu thành phần về khả năng tiêu
thụ sản phẩm thành các mức đánh giá theo cấp độ: kém, thấp,
trung bình và cao.
TL07 – Xem xét các chỉ tiêu thành
phần về thích ứng với biến đổi
khí hậu, bảo vệ môi trường và
quản lý – nhân rộng.
– Thay đổi mức đánh giá chỉ tiêu thành phần về khả năng
thích ứng với BĐKH thành các mức không, trung bình và
cao.
– Thay đổi mức đánh giá chỉ tiêu thành phần về tận dụng cơ
hội có lợi do BĐKH đem lại thành các mức tăng, không thay
đổi và giảm.
– Thay đổi mức đánh giá chỉ tiêu thành phần về đánh giá
năng lực kỹ thuật thành các mức tăng sử dụng năng lượng,
không thay đổi và giảm sử dụng năng lượng.
TL08 – Thảo luận về các tiêu chí
hiệu quả kinh tế – xã hội.
– Thay đổi mức đánh giá chỉ tiêu thành phần về mức độ rào
cản trong tiếp cận thị trường của mô hình thành cao, trung
bình, thấp và không có rào cản.
– Thay đổi mức đánh giá chỉ tiêu thành phần về mức độ sẵn
có của năng lực kỹ thuật để triển khai mô hình kinh tế thành
cao, trung bình và thấp.
– Đưa nội dung tiêu chí Kế thừa và phát huy kiến thức bản
địa vào mục Đánh giá năng lực kỹ thuật.
– Thay đổi mức đánh giá chỉ tiêu thành phần về rào cản trong
quy định, chính sách tài chính triển khai mô hình thành mức
nhiều – ít – không có.
– Loại bỏ tiêu chí về trở ngại thể chế đối với hộ nghèo khi
tham gia mô hình.
TL09 – Tiếp tục thảo luận về các tiêu
chí thành phẩn theo sáu nhóm
chính.
– Thay đổi mức đánh giá chỉ tiêu thành phần về sử dụng năng
lượng tái tạo thành các mức tăng, không và giảm lượng chất
thải ra môi trường đất và nước.
– Thay đổi mức đánh giá chỉ tiêu thành phần về mức độ sẵn
có của nguồn nguyên liệu trên phạm vi tỉnh thành không có,
đáp ứng được <25%, 26–50%, 51–75% hay 76–100%.
– Loại bỏ tiêu chí về các chi phí phát sinh (hạ tầng, thiết bị,
vận chuyển, chi phí hoa hồng).
– Loại bỏ tiêu chí về trở ngại nào về văn hóa–xã hội đối với
hộ nghèo khi tham gia mô hình.
TL10 – Thảo luận về các nhóm tiêu
chí mục tiêu của đề tài.
– Chuyển nội dung tiêu chí thành phần từ đa dạng hóa sinh kế
của các hộ gia đình thành mô hình có tạo ra nhiều việc làm và
tăng đối tượng lao động hưởng lợi.
– Bổ sung phạm vi vùng vào tiêu chí thành phần về Quy mô
nhu cầu của thị trường đối với loại hình sản xuất.
– Thu hẹp còn 25 chỉ số thành phần tương ứng với 6 nhóm
tiêu chí chính.
Kết quả sau 10 buổi thảo luận nhóm tập trung, bộ tiêu chí được đề xuất với 6 nhóm tiêu
chí chính và 25 chỉ số tương ứng với tổng điểm tối đa là 100 điểm; trong đó tiêu chí 1 về hiệu
quả kinh tế chiếm 55% thể hiện là mục tiêu quan trọng nhất, và tiêu chí 4 thể hiện mục tiêu
thích ứng với biến đổi khí hậu chiếm 16%. Mỗi tiêu chí sẽ có các mức yêu cầu thông tin cụ
thể khác nhau tương ứng với mô hình kinh tế áp dụng theo mức điểm số từ thấp đến cao.
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2020, 718, 57–71; doi:10.36335/VNJHM.2020(718). 57–71 63
Bảng 3. Nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả các mô hình kinh tế cấp huyện thích ứng với BĐKH vùng
ĐBSCL.
Tiêu chí chung Các chỉ số Điểm
Hiệu quả kinh tế – xã hội 64
1. Kinh tế 5 chỉ số 55
2. Thể chế, chính sách 2 chỉ số 6
3. Văn hóa – xã hội 3 chỉ số 3
Biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường 26
4. Thích ứng với BĐKH 4 chỉ số 16
5. Bảo vệ môi trường 6 chỉ số 10
Quản lý và nhân rộng 10
6. Quản lý và nhân rộng 5 chỉ số 10
Tổng 100
Bảng 4. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả các mô hình kinh tế cấp huyện thích ứng với BĐKH vùng
ĐBSCL.
Tiêu chí chung Các chỉ số
Hiệu quả kinh tế – xã hội
1. Kinh tế 1.1. Đánh giá nhu cầu thị trường
1.2. Đánh giá quy mô đầu tư
1.3. Năng suất
1.4. Chất lượng sản phẩm
1.5. Đánh giá năng lực kỹ thuật
2. Thể chế, chính sách 2.1. Quy định, chính sách tài chính
2.2. Chương trình hỗ trợ
3. Văn hóa – xã hội 3.1. Tăng số lượng/đối tượng hưởng lợi
3.2. Huy động sự tham gia của phụ nữ và đảm
bảo bình đẳng giới
3.3. Thúc đẩy sự tham gia của các nhóm dễ bị
tổn thương (đơn thân, người khuyết tật, dân tộc
thiểu số, v.v)
Biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường
4. Thích ứng với BĐKH 4.1. Khả năng thích ứng với BĐKH
4.2. Điều chỉnh cơ cấu mùa vụ/giống con hoặc
nguồn nguyên vật liệu theo hướng thích ứng
với sự thay đổi của khí hậu
4.3. Tận dụng cơ hội có lợi do BĐKH đem lại
4.4. Tác động của khí nhà kính
5. Bảo vệ môi trường 5.1. Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
5.2. Tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng
5.3. Sử dụng năng lượng tái tạo
5.4. Giảm xả thải ra môi trường nước và đất
5.5. Tăng tái sử dụng chất thải và tái chế
5.6. Năng lực thích ứng với sự thay đổi của hệ
sinh thái
Quản lý và nhân rộng
6. Quản lý và nhân rộng 6.1. Nguồn lực
6.2. Nguồn tài chính trong cộng đồng
6.3. Ứng dụng khoa học – kỹ thuật
6.4. Phương án quản lý rủi ro
6.5. Khả năng nhân rộng
3.2. Đánh giá sự phù hợp của bộ tiêu chí
Bảng câu hỏi các tiêu chí, chỉ số đánh giá hiệu quả của các mô hình kinh tế thích ứng với
biến đổi khí hậu tham khảo ý kiến chuyên gia bao gồm 6 nhóm tiêu chí chính và 35 chỉ số.
Các chuyên gia được yêu cầu đánh giá mức độ đồng thuận với bộ chỉ số và chỉ tiêu đưa ra.
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2020, 718, 57–71; doi:10.36335/VNJHM.2020(718). 57–71 64
Mức độ đồng thuận được sắp xếp từ 1–5 như sau: (1) rất không liên quan; (2) không liên quan;
(3) có ít liên quan; (4) liên quan và (5) rất liên quan [15].
Xác định chuyên gia tham vấn
Số lượng chuyên gia được lựa chọn để tham vấn trong áp dụng phương pháp Delphi là 15
chuyên gia, trong đó 5 chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, 4 chuyên gia lĩnh vực biến đổi khí
hậu và môi trường, và 6 chuyên gia tới từ các tỉnh có mô hình thích ứng với BĐKH được
đánh giá. Các chuyên gia được lựa chọn có chuyên môn, kiến thức sâu rộng liên quan đến lĩnh
vực biến đổi khí hậu, và các mô hình thích ứng với BĐKH tại các tỉnh. Tên các chuyên gia
được thay bằng mã theo nguyên tắc ẩn danh.
Tham vấn chuyên gia
Các chuyên gia thực hiện đánh giá mức độ đồng thuận với bộ chỉ tiêu, chỉ số được đề
xuất thông qua hai vòng tham vấn.
Phân tích và đánh giá kết quả tham vấn chuyên gia
Kết quả tham vấn vòng 1, không có chỉ tiêu hay chỉ số đánh giá hiệu quả của các mô hình
kinh tế thích ứng với biến đổi khí hậu được đưa ra tham vấn nào bị loại. 27/35 tiêu chí, chỉ
tiêu thỏa mãn điều kiện đầu tiên trong nguyên tắc KAMET (có giá trị trung bình ≥ 3,5; Độ
lệch trung vị ≤ 0,5 và Phương sai < 15% [15]), có nghĩa là chúng đạt được sự đồng thuận cao
từ các chuyên gia và được chấp nhận mà không cần phải tham vấn thêm. 8/35 chỉ số chưa
thực sự đạt được sự đồng thuận cao, cần phải tổ chức tham vấn thêm vòng 2. Các chỉ số này
chưa đạt được sự đồng thuận cao là do nguyên nhân chính: (1) nhiều chuyên gia lưỡng lự,
thay đổi ý kiến dẫn đến phương sai có giá trị lớn từ 75% trở lên; và (2) mức điểm được chấm
ở khoảng rộng, nên dẫn tới độ lệch phương vị lớn hơn 15%.
Bảng 5. Kết quả đánh giá vòng 1 tham khảo ý kiến chuyên gia nhằm xây dựng bộ chỉ số.
Nhóm
chỉ số
Chỉ số
Vòng
tham
vấn
Kết quả
đánh giá
của các
chuyên gia
Độ
lệch tứ
phân
vị
Phương
sai (%)
Đánh
giá
KT
KT1 Quy mô nhu cầu của thị trường đối với
loại hình sản xuất
0: Không
1: Huyện/Tỉnh
3: Vùng/Quốc gia
5: Thế giới
Vòng 1 4,33 0,50 0 Chấp
nhận
KT2 Mức độ nắm bắt thị trường của các hộ gia
đình đối với mô hình sản xuất này
0: Không
1: Thấp
2: Trung bình
3: Cao
Vòng 1 4,11 0,00 11 Chấp
nhận
KT3 Rào cản trong quá trình tiếp cận thị trường
1: Cao
2: Thấp
3: Trung bình
4: Không có rào cản
Vòng 1 3,89 0,75 0 Vòng 2
KT4 Mức độ sẵn có của nguồn nguyên vật liệu
đầu vào trên phạm vi cấp tỉnh
1: Không có
2: Đáp ứng được <25%
3: Đáp ứng được 26–50%
4: Đáp ứng được 51–75%
5: Đáp ứng được 76–100%
Vòng 1 4,33 0,50 0 Chấp
nhận
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2020, 718, 57–71; doi:10.36335/VNJHM.2020(718). 57–71 65
Nhóm
chỉ số
Chỉ số
Vòng
tham
vấn
Kết quả
đánh giá
của các
chuyên gia
Độ
lệch tứ
phân
vị
Phương
sai (%)
Đánh
giá
KT5 Mức độ sẵn có của nguồn vốn đầu tư (chi
phí chuyển đổi sang mô hình thích ứng với
BĐKH)
2: < 50% nguồn vốn sẵn có
4: 51–75% nguồn vốn
6: 76–100% nguồn vốn
Vòng 1 4,22 0,50 0 Chấp
nhận
KT6 Khả năng tiếp cận vốn vay của các hộ gia
đình
0: Không có
1: Tiếp cận ít
2: Tiếp cận trung bình
3: Tiếp cận cao
Vòng 1 4,33 0,50 0 Chấp
nhận
KT7 Khả năng thu hồi vốn của mô hình khi
triển khai
2: > 5 năm
4: 3–5 năm
6: 1–3 năm
Vòng 1 4,44 0,50 11 Chấp
nhận
KT8 Mức độ sẵn có của các hạ tầng thiết yếu
phục vụ mô hình sản xuất
0: Không
1: Có
Vòng 1 4,44 0,50 22 Vòng 2
KT9 Năng suất của việc triển khai mô hình có
đạt như kỳ vọng
0: > 25%
1: 25–50%
3: 51–70%
5: 71–100%
7: >100%
Vòng 1 4,11 0,25 0 Chấp
nhận
KT10 Chât lượng sản phẩm đầu ra có đạt yêu cầu
0: <50%
2: 51–75%
4: 76–100%
6: >100%
Vòng 1 4,11 0,75 0 Vòng 2
KT11 Khả năng tiêu thụ sản phẩm như mong
muốn
0: Kém
2: Thấp
4: Trung bình
6: Cao
Vòng 1 4,22 0,75 11 Vòng 2
KT12 Mức độ sẵn có của năng lực kỹ thuật để
triển khai mô hình kinh tế (kết hợp kiến
thức bản địa và kiến thức khoa học)
0: Thấp
1: Trung bình
2: Cao
Vòng 1 4,22 0,50 0 Chấp
nhận
KT13 Khả năng đào tạo, nâng cao năng lực cần
thiết
0: Không
1: Có
Vòng 1 4,22 0,50 0 Chấp
nhận
TC
TC1 Rào cản về quy định đối với việc triển khai
mô hình kinh tế:
Giấy phép triển khai
Quy định an toàn kỹ thuật
Quy định môi trường
Chứng nhận sản phẩm
Vòng 1 4,11 0,75 0 Vòng 2
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2020, 718, 57–71; doi:10.36335/VNJHM.2020(718). 57–71 66
Nhóm
chỉ số
Chỉ số
Vòng
tham
vấn
Kết quả
đánh giá
của các
chuyên gia
Độ
lệch tứ
phân
vị
Phương
sai (%)
Đánh
giá
Thuế
1: Nhiều rào cản
2: Ít rào cản
3: Không có rào cản
TC2 Hoạt động này có được hỗ trợ bởi Chính
phủ hay tổ chức quốc tế
0: Không
1: Có
Vòng 1 4,44 0,50 0 Chấp
nhận
TC3 Có bất kỳ tổ chức xã hội/cộng đồng trong
phạm vi huyện/tỉnh hỗ trợ cho hoạt động
này (nêu cụ thể)
0: Không
1: Có
Vòng 1 4,44 0,50 11 Chấp
nhận
TC4 Có khả năng lồng ghép với các chương
trình, dự án khác không
0: Không
1: Có
Vòng 1 4,22 0,25 22 Vòng 2
VH
VH1 Mô hình có tạo ra nhiều cơ hội việc làm
cho các hộ gia đình, và tăng số đối tượng
lao động được hưởng lợi cho xã hội
không?
0: Không
1: Có
Vòng 1 4,67 0,50 0 Chấp
nhận
VH2 Mô hình này có ủng hộ sự tham gia của
phụ nữ
0: Không
1: Có
Vòng 1 4,11 0,25 0 Chấp
nhận
VH3 Mô hình này có ủng hộ sự tham gia của
các nhóm dễ bị tổn thương
0: Không
1: Có
Vòng 1 4,11 0,25 11 Chấp
nhận
TU
TU1 Mô hình kinh tế này có khả năng thích ứng
tốt với sự tác động nào tại địa phương (cho
điểm vào 1 trong 4 nội dung thích hợp)
Lũ
Hạn hán
Nước biển dâng
Xâm nhập mặn
2: thấp, 4: trung bình, 6: cao
Vòng 1 4,44 0,50 0 Chấp
nhận
TU2 Mô hình này có khả năng điều chỉnh cơ
cấu mùa vụ/giống con hoặc nguồn nguyên
vật liệu thích ứng với BĐKH không?
0: Không
2: Trung bình
4: Cao
Vòng 1 4,44 0,50 0 Chấp
nhận
TU3 Mô hình này có thể tận dụng các cơ hội có
lợi từ BĐKH không (thay đổi phương thức
canh tác, ứng dụng khoa học kỹ thuật, v.v)
0: Không
2: Có
Vòng 1 4,44 0,50 0 Chấp
nhận
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2020, 718, 57–71; doi:10.36335/VNJHM.2020(718). 57–71 67
Nhóm
chỉ số
Chỉ số
Vòng
tham
vấn
Kết quả
đánh giá
của các
chuyên gia
Độ
lệch tứ
phân
vị
Phương
sai (%)
Đánh
giá
TU4 Mô hình kinh tế này có giảm lượng khí
thải nhà kính vào khí quyển không
0: Tăng
2: Không thay đổi
4: Giảm
Vòng 1 4,44 0,50 0 Chấp
nhận
BV
BV1 Mức độ tương thích của mô hình với việc
sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên
của địa phương
1: Thấp
2: Trung bình
3: Cao
Vòng 1 4,33 0,50 11 Chấp
nhận
BV2 Mô hình này có hướng đến tiết kiệm và sử
dụng hiệu quả nguồn năng lượng hiện có
không/có giảm mức năng lượng sử dụng?
0: Tăng sử dụng năng lượng
1: Không thay đổi
2: Giảm sử dụng năng lượng
Vòng 1 4,22 0,50 22 Vòng 2
BV3 Mô hình này có tăng sử dụng nguồn năng
lượng tái tạo không
0: Không
1: Có
Vòng 1 4,22 0,75 0 Vòng 2
BV4 Mô hình này có giảm thiểu lượng chất thải
ra môi trường đất và nước không
0: Tăng
1: Không
2: Giảm
Vòng 1 4,00 0,00 0 Chấp
nhận
BV5 Mô hình này có tăng khả năng tái sử dụng
chất thải và tái chế không
0: Không
1: Có
Vòng 1 4,00 0,00 11 Chấp
nhận
BV6 Mô hình có đủ linh hoạt để phù hợp với
những thay đổi của hệ sinh thái hiện nay
(thay đổi các loài sâu hại mới, giống cây
trồng/vật nuôi, v.v)?
0: Không
1: Có
Vòng 1 4,56 0,50 0 Chấp
nhận
QL
QL1 Huy động được các nguồn lực để thực hiện
0: Không
1: Có
Vòng 1 4,67 0,50 0 Chấp
nhận
QL2 Có nguồn tài chính vi mô trong cộng
đồng/Quỹ tín dụng cộng đồng
0: Không
1: Có
Vòng 1 4,44 0,50 0 Chấp
nhận
QL3 Quy trình thực hiện và ứng dụng khoa học
– kỹ thuật đơn giản và dễ áp dụng
0: Không
3: Có
Vòng 1 4,22 0,25 0 Chấp
nhận
QL4 Có lường trước rủi ro, thách thức tiềm tàng
và có phương án quản lý rủi ro (rủi ro khí
hậu, chính sách, nguồn lực hoặc thị
trường, v.v) không?
0: Không
2: Có
Vòng 1 4,33 0,50 11 Chấp
nhận
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2020, 718, 57–71; doi:10.36335/VNJHM.2020(718). 57–71 68
Nhóm
chỉ số
Chỉ số
Vòng
tham
vấn
Kết quả
đánh giá
của các
chuyên gia
Độ
lệch tứ
phân
vị
Phương
sai (%)
Đánh
giá
QL5 Có khả năng nhân rộng ra các địa phương
với điều kiện tương tự
0: Không
3: Có
Vòng 1 4,11 0,25 0 Chấp
nhận
Tại vòng tham vấn thứ hai, 8/35 chỉ tiêu, chỉ số này chưa đạt được sự đồng thuận ở vòng
1 đã thỏa mãn điều kiện đầu tiên trong nguyên tắc KAMET [15], đạt được sự đồng thuận từ
các chuyên gia, hay được chấp nhận mà không cần phải tham vấn thêm vòng 3.
Bảng 6. Kết quả đánh giá vòng 2 (dành cho 8 chỉ tiêu).
Nhóm
chỉ số
Chỉ số
Vòng
tham
vấn
Kết quả
đánh giá
của các
chuyên gia
Độ
lệch tứ
phân
vị
Phương
sai (%)
Đánh
giá
KT
KT3 Rào cản trong quá trình tiếp cận thị trường
1: Cao
2: Thấp
3: Trung bình
4: Không có rào cản
Vòng 2 4,11 0,25 0 Chấp
nhận
KT8 Mức độ sẵn có của các hạ tầng thiết yếu
phục vụ mô hình sản xuất
0: Không
1: Có
Vòng 2 4,44 0,50 0 Chấp
nhận
KT10 Chât lượng sản phẩm đầu ra có đạt yêu cầu
0: <50%
2: 51–75%
4: 76–100%
6: >100%
Vòng 2 4,22 0,50 0 Chấp
nhận
KT11 Khả năng tiêu thụ sản phẩm như mong
muốn
0: Kém
2: Thấp
4: Trung bình
6: Cao
Vòng 2 4,33 0,50 0 Chấp
nhận
TC
TC1 Rào cản về quy định đối với việc triển khai
mô hình kinh tế:
Giấy phép triển khai
Quy định an toàn kỹ thuật
Quy định môi trường
Chứng nhận sản phẩm
Thuế
1: Nhiều rào cản
2: Ít rào cản
3: Không có rào cản
Vòng 2 4,22 0,50 0 Chấp
nhận
TC4 Có khả năng lồng ghép với các chương
trình, dự án khác không
0: Không
1: Có
Vòng 2 4,22 0,25 0 Chấp
nhận
BV
BV2 Mô hình này có hướng đến tiết kiệm và sử
dụng hiệu quả nguồn năng lượng hiện có
không/có giảm mức năng lượng sử dụng?
0: Tăng sử dụng năng lượng
1: Không thay đổi
Vòng 2 4,22 0,50 0 Chấp
nhận
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2020, 718, 57–71; doi:10.36335/VNJHM.2020(718). 57–71 69
Nhóm
chỉ số
Chỉ số
Vòng
tham
vấn
Kết quả
đánh giá
của các
chuyên gia
Độ
lệch tứ
phân
vị
Phương
sai (%)
Đánh
giá
2: Giảm sử dụng năng lượng
BV3 Mô hình này có tăng sử dụng nguồn năng
lượng tái tạo không
0: Không
1: Có
Vòng 2 4,44 0,50 0 Chấp
nhận
Như vậy, sau 2 vòng tham vấn ý kiến chuyên gia, 35 chỉ tiêu thuộc 6 tiêu chí đánh giá
hiệu quả của các mô hình kinh tế thích ứng với BĐKH đã đạt được sự chấp thuận và đồng
thuận từ quan điểm của các chuyên gia. Bộ chỉ tiêu, chỉ số này hoàn toàn có đủ độ tin cậy để
thực hiện đánh giá hiệu quả của các mô hình kinh tế thích ứng với BĐKH trong vùng ĐBSCL.
4. Kết luận
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của các mô hình kinh tế cho vùng ĐBSCL có
ý nghĩa nhằm đánh giá tính hiệu quả các mô hình kinh tế thích ứng triển khai tại các địa
phương; xác định xem một mô hình sinh kế có phải là thích ứng với BĐKH hay không hay
chỉ là các mô hình can thiệp sinh kế thông thường khác; và là cơ sở hỗ trợ cho việc giám sát
và đánh giá tính hiệu quả kinh tế và khả năng thích ứng của mô hình. Nghiên cứu đã tiến hành
xây dựng được bộ tiêu chí gồm 6 nhóm tiêu chí chính và 25 chỉ số tương ứng nhằm đánh giá
hiệu quả của các mô hình kinh tế thích ứng với BĐKH về các phương diện như, khả năng
thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải nhà kính và đảm bảo tính hiệu quả và bền
vững đối với môi trường, kinh tế và xã hội. Trong 6 nhóm tiêu chí, tiêu chí về hiệu quả kinh tế
và tiêu chí về mục tiêu thích ứng với BĐKH là những mục tiêu quan trọng nhất.
Để xây dựng một bộ tiêu chí đánh giá được các mô hình kinh tế thích ứng với BĐKH ở
quy mô cấp huyện và xã, nhất thiết cần phải được thiết lập và xem xét một cách tổng thể, toàn
diện bối cảnh cụ thể của địa phương dựa trên cơ sở tham khảo và kế thừa các nghiên cứu
trước đây của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước về các tiêu chí đánh giá hiệu quả mô
hình kinh tế thích ứng với BĐKH trên phạm vi cấp huyện; đồng thời kết hợp phương pháp
FDG với các buổi thảo luận nhóm tập trung và phương pháp Delphi gồm các chuyên gia có
chuyên môn sâu và kinh nghiệm về lĩnh vực nghiên cứu. Trong tương lai, các tiêu chí này sẽ
là cơ sở thực tiễn quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách cũng như người dân trong
việc ra quyết định về đầu tư triển khai, nhân rộng mô hình phù hợp và đạt hiệu quả cao.
Đóng góp của tác giả: Xây dựng ý tưởng nghiên cứu: Đ.N.Đ., N.V.T., L.N.C.; Lựa chọn
phương pháp nghiên cứu: Đ.N.Đ., N.V.T., L.N.C., L.V.Q., P.T.Q.; Xử lý số liệu: Đ.N.Đ.,
L.N.C., L.V.Q., P.T.Q.; Viết bản thảo bài báo: Đ.N.Đ., N.V.T., L.N.C., L.V.Q., P.T.Q.; Chỉnh
sửa bài báo: Đ.N.Đ., N.V.T., L.N.C., L.V.Q., P.T.Q., P.V.S.
Lời cảm ơn: Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của đề tài khoa học “Nghiên
cứu cơ sở khoa học xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả các mô hình kinh tế cấp huyện
thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long, thí điểm tại một huyện điển
hình”, mã số: TNMT.2017.05.22 trong việc thực hiện và công bố nghiên cứu này.
Lời cam đoan: Tập thể tác giả cam đoan bài báo này là công trình nghiên cứu của tập thể tác
giả, chưa được công bố ở đâu, không được sao chép từ những nghiên cứu trước đây; không có
sự tranh chấp lợi ích trong nhóm tác giả.
Tài liệu tham khảo
1. Mackey, P.; Russell, M. Socialist republic of Vietnam: climate change impact and
adaptation study in the Mekong Delta, Technical assistance consultant’s final report,
ADB, 2011.
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2020, 718, 57–71; doi:10.36335/VNJHM.2020(718). 57–71 70
2. Tuan, L.A.; Chinawanno, S. Climate change in the Mekong river delta and key
concerns on future climate threats in a book “Environmental change and agricultural
sustainability in the Mekong Delta. Adv. Global Res. 2011, 207–217.
3. Tam, H.T.; Shimada, K. The effects of climate smart agriculture and climate change
adaptation on the technical efficiency of rice farming–an empirical study in the
Mekong delta of Vietnam. J. Agric. 2019, 9, 99.
4. Tuan, L.A. Some activities cope with climate change in Mekong Delta. The project:
Capacity building on climate change for some civil organizations in Vietnam.
Cantho, 2011.
5. Phu, V.L. Community–based adaptation to climate change: a case of Soc Trang,
Vietnam. J. Resour. Environ. 2018, 8, 155–163.
6. Duc. D.H. Sustainability of the rice–shrimp farming system in Mekong Delta,
Vietnam: a climate adaptive model. J. Econ. Dev. 2020, 22.
7. Gam, N.H. Transformation of Mekong Delta economic growth model adaptation to
climate change: the situation and solutions. VNU J. Sci.: Policy Manage. Stud. 2019,
35, 84–95.
8. Linh, N.T.M. Assessing effectiveness of the models of large–scale rice field and
traditional rice cultivation in Nga Nam district, Soc Trang province. Can Tho Uni. J.
Sci.: Environ. Clim. Change 2017, 15, 45–54.
9. CARE VietNam. Action Research on Climate Resilient Livelihoods for Land poor
and Landless People Vietnamese, 2015.
10. Huong, H.T. L. Development of adaptation indicators sets for efficiency of
adaptation actions to serve the state management of climate change activities. Viet
Nam Institute of Meteorology, Hydrology and Climate change (IMHEN), 2015.
11. Czarniawska, B. Narratives in Social Science Research, Sage Publications, London,
2004; pp. 141.
12. Stewart, D.W; Shamdasani, P.N. Focus Groups–Theory and Practice, Sage
Publications, London, 1990; pp. 188.
13. Morgan, D.L. The Focus Group Guidebook–FG Kit 1, Sage Publications, London,
1998; pp. 103.
14. Linstone, H.A.; Turoff, M.; Helmer, O. The Delphi method, techniques và
application. Murray Turoff and Harold A. Linstone, USA, 2002; pp. 621.
15. Chu, H.C.; Hwang, G.J. A Delphi – based approach to developing expert systems
wtih the cooperation of multiple experts. Expert Syst. Appl. 2008, 34, 2826–2840.
16. Bunting, S. Horixontally integrated aquaculture development: Exploring concesus on
constraints và oppotunities with a stakeholder Delphi. Aquacult. Int. 2008, 16, 153–
146.
17. Seyyed, A.D. An investigation of key competitiveness indicators và drivers of full–
service airlines using Delphi và AHP techiques. J. Air Transp. Manage. 2016, 52,
23–34.
18. Thịnh, N.A. Hội nhập vùng trong bảo vệ môi trường, phòng tránh thiên tai và ứng
phó biến đổi khí hậu: bối cảnh cộng đồng GMS–ASEAN và triển vọng đối với vùng
liên kết Tây Nguyên–duyên hải Nam Trung Bộ. Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc
lần thứ 8, TP. Hồ Chí Minh, 2014, pp. 700–711.
19. Hải, L.T.; Hải, P.H.; Khoa, N.T.; Hens. L. Các chỉ số cho phát triển bền vững: Lấy
ví dụ nghiên cứu điểm tỉnh Quảng Trị, Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo quốc tế Việt Nam
học lần thứ ba: Tài nguyên thiên nhiên, môi trường và phát triển bền vững, 2015.
20. Hương, C.T.T. Nghiên cứu cơ sở khoa học trong việc đánh giá các giải pháp thích
ứng với biến đổi khí hậu, áp dụng cho tỉnh Quảng Ngãi. Luận án tiến sĩ, 2018.
Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2020, 718, 57–71; doi:10.36335/VNJHM.2020(718). 57–71 71
Designing criteria for assessing the efficiency of district–level
climate change adaptation economic models in Mekong Delta
Dang Ngoc Diep1*, Nguyen Van Thang2, Le Ngoc Cau2, Le Van Quy2, Pham Thi Quynh2,
Pham Van Sy2
1 Ministry of Natural Resource and Environment; diepvp.ttcp@gmail.com
2 Vietnam Institute of Metorology, Hydrology and Climate change;
nvthang.62@gmail.com; caukttv@gmail.com; vanquymt@gmail.com;
quynhpt0310@gmail.com; phamsymt@gmail.com
Abstract: The Mekong Delta has suffered great impacts from climate change such as sea
level rise, saltwater intrusion, erosion and flooding, which bring a great threat to agricultural
development, national food security and cause great damage to regional socio–economic
development. In recent years, many new district–level economic models have been formed
and deployed in a number of areas of the Mekong Delta, such as Rice–Fish system model,
Elephant grass model to raise cows and goats, and gradually bring certain economic benefits.
The implementation and replication of economic models could be deployed in other regions
through the in–depth assessments of economic efficiency and climate change adaptation.
Currently, there are separate sets of criteria for evaluating economic efficiency, or
effectiveness of climate change adaptation. However, there is no set of criteria for evaluating
both economic and climate change adaptation at district and commune scales. Therefore, this
study was conducted to develop a set of criteria to evaluate the efficiency of climate change
adaptation economic models. The approaches employed were inheritance method, systematic
analysis, focus discussion group, Delphi and expert, officials, household interviews. The set
of criteria is proposed with 6 main groups of criteria and 25 corresponding indicators in
terms of climate change adaptation, greenhouse gas emission reduction and ensuring
efficiency and sustainability to the environment, economy and society.
Keywords: Set of criteria; Economic models; Climate change adaptation.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_co_so_khoa_hoc_xay_dung_bo_tieu_chi_danh_gia_hieu.pdf