Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 140012004 cho Công ty TNHH May Thuận Tiến tại khu công nghiệp Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận

MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quá trình phát triển không ngừng của xã hội, con người đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong các lĩnh vực kinh tế xã hội với một trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại, nhưng đồng thời cũng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho môi trường sinh thái. Sự ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, suy giảm tài nguyên, sự thay đổi khí hậu toàn cầu là hậu quả trực tiếp, gián tiếp của các tác động do các dự án, chính sách không thân thiện với môi trường gây ra. Việc phá hủy tài nguyên thiên nhiên, sử dụng tài nguyên thiên nhiên không hợp lý đã trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến môi trường hiện tại và cả trong tương lai. Ngày nay, việc quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và chống ô nhiễm đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia trên thế giới. Do đó, việc áp dụng các bộ tiêu chuẩn quốc tế về môi trường sẽ giúp chúng ta hội nhập dễ dàng và nhanh chóng hơn vào nền kinh tế toàn cầu. ISO 14001 là tiêu chuẩn chứng nhận về hệ thống quản lý môi trường trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000 do tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành và được áp dụng vào Việt Nam từ năm 1998. Tiêu chuẩn nhằm định hướng cho các doanh nghiệp đưa ra các hoạt động quản lý môi trường song song với hoạt động quản lý sản xuất, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao uy tín của doanh nghiệp và đảm bảo cho sản phẩm của doanh nghiệp đó hòa nhập thuận lợi vào thị trường quốc tế, đồng thời tiêu chuẩn thể hiện một phương pháp khoa học để tiến hành một cách hiệu quả công tác quản lý môi trường. Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 : 2004 cho Công ty TNHH May Thuận Tiến tại KCN Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận” là rất cần thiết với xu thế phát triển ISO 14001 ngày càng tăng nhanh. Đề tài sẽ đưa ra cơ sở khoa học và quy trình để xây dựng một hệ thống quản lý môi trường thật hiệu quả cho Công ty. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 : 2004 cho Công ty TNHH May Thuận Tiến nhằm giúp tăng cường công tác bảo vệ môi trường cũng như nâng cao hình ảnh của Công ty và hướng tới phát triển bền vững. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Khảo sát, định hướng xây dựng mô hình hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 : 2004 và thiết lập một số thủ tục trong hệ thống văn bản tài liệu cho Công ty TNHH May Thuận Tiến. 1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU + Tìm hiểu tài liệu tổng quan về hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001. + Thu thập các dữ liệu về quá trình hoạt động của Công ty TNHH May Thuận Tiến. + Khảo sát và đánh giá các vấn đề môi trường tại Công ty TNHH May Thuận Tiến. + Tìm hiểu sơ lược quá trình hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 của công ty và cở sở tích hợp cho hai hệ thống quản lý môi trường và hệ thống quản lý chất lượng. + Xây dựng sổ tay môi trường và một số thủ tục trong hệ thống văn bản tài liệu cho hệ thống quản lý môi trường tại Công ty. + Đề xuất một số giải pháp hỗ trợ cho hệ thống quản lý môi trường của Công ty. 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.5.1. Phương pháp luận theo mô hình quản lý PDCA Mô hình quản lý theo chu kỳ PDCA của Deming (Plan – Do – Check – Act /Hoạch định – Thực hiện – Kiểm tra – Hành động khắc phục) được áp dụng cho tất cả các quá trình trong tổ chức. Phương pháp luận này có thể áp dụng cho các quá trình quản lý chiến lược của lãnh đạo đến các hoạt động tác nghiệp đơn giản. Các hệ thống quản lý môi trường và hệ thống quản lý chất lượng đều dựa trên mô hình quản lý PDCA. Bảng 1.1: Phương pháp luận về chu kỳ Deming PDCA 1.5.2. Phương pháp thu thập tài liệu Các dữ liệu được thu thập và chọn lọc từ các nghiên cứu, các tài liệu và các trang web có liên quan. 1.5.3. Phương pháp chuyên gia Phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu. 1.5.4. Phương pháp khảo sát Tiến hành khảo sát thực tế để tìm hiểu về quy trình sản xuất, hệ thống quản lý môi trường và quản lý chất lượng tại Công ty. 1.5.5. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu Các dữ liệu, số liệu khảo sát từ Công ty được thống kê và xử lý. 1.5.6. Phương pháp so sánh Tiến hành so sánh giữa các kết quả thực tế thu thập được với lý thuyết và với các tiêu chuẩn hiện hành. 1.5.7. Phương pháp phân tích và tổng hợp Tiến hành phân tích và tổng hợp những dữ liệu đã nghiên cứu được, từ đó tiến hành xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO14001:2004 cho Công ty TNHH May Thuận Tiến. Mục lục trang dưới

docx66 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 1771 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 140012004 cho Công ty TNHH May Thuận Tiến tại khu công nghiệp Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
như sau: Những thuận lợi của việc thực hiện HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển với rất nhiều điều kiện thuận lợi, mặc dù vẫn còn phải đối diện với rất nhiều thử thách trước mắt. Tuy nhiên để mở rộng tầm hoạt động, nâng mức thu lợi và thâm nhập vào thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam trước tiên phải vượt qua được những rào cản thương mại mà tất cả các doanh nghiệp Việt Nam đều vấp phải. Đó chính là các vấn đề về các tiêu chuẩn như là các tiêu chuẩn về chất lượng, về môi trường, về an toàn vệ sinh thực phẩm, về bảo hộ sức khoẻ lao động… nhằm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Thực tế đã cho thấy có rất nhiều các doanh nghiệp đã vượt qua được những thử thách này và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đối với tiêu chuẩn ISO 14001 – Tiêu chuẩn về HTQLMT, nay là một tiêu chuẩn quốc tế còn khá mới (có tại Việt Nam từ năm 1998), thì việc áp dụng ISO 14001 vẫn chưa trở thành một tiêu chuẩn thân thuộc. Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 hiện nay có nhiều điều kiện thuận lợi, có thể kể đến như: Các điều kiện về môi trường pháp lý, cơ chế hoạt động doanh nghiệp Việt Nam đang được Nhà nước tích cực hoàn thiện theo hướng thông thoáng hơn, gia tăng nhiều ưu đãi hơn, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển. Doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp tư nhân, công ty liên doanh phần nào khắc phục được tình trạng phân biệt được trong chính sách, được hưởng những ưu đãi trong kinh doanh quốc tế tương tự như các doanh nghiệp lớn của Nhà nước và cơ hội kinh doanh ngày càng nhiều hơn. Doanh nghiệp Việt Nam được nhiều hỗ trợ cụ thể góp phần cải tiến quá trình chế tác, quản lý kinh doanh, các hoạt động sản xuất, công nghệ ngày càng được cải tiến hiệu suất cao hơn và ít tác động đến môi trường sống hơn. Doanh nghiệp Việt Nam hiện đã có điều kiện thuận lợi mở rộng thị trường, đang thu hút vốn đầu tư và công nghệ, bước đầu tạo dựng được môi trường phát triển, có được thế và lực trong kinh doanh nội địa và quốc tế. Các doanh nghiệp Việt Nam ngày nay có một nguồn nhân lực trẻ dồi dào và năng động, ham học hỏi và tiếp cận với cái mới. Điều kiện giao thương với nước ngoài thông thoáng hơn, tiếp cận được với cách thức quản lý mới, công nghệ mới, phong cách làm việc mới dễ dàng hơn và nhất là tranh thủ được một nguồn đầu tư bên ngoài dồi dào. Đó là điều kiện vô cùng thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng ISO 14001. Áp dụng ISO 14001 chính là áp dụng một cách thức quản lý mới thân thiện hơn đối với môi trường, tạo nên một cách làm việc khoa học hơn. Hơn nữa, việc xây dựng và áp dụng HTQLMT ISO 14001 về lâu dài mang lại một lợi ích rất lớn cho doanh nghiệp, cho môi trường và cộng đồng. Với một HTQLMT hiệu quả, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm rất nhiều chi phí trong công tác bảo vệ môi trường, vượt hàng rào thuế quan, tăng thị phần, thu thêm lợi nhuận từ đó giá thành sản phẩm hạ, thu hút người mua. Gia tăng uy tín với khách hàng, tăng cao khả năng cạnh tranh trên thương trường trong nước và quốc tế. Tăng lợi nhuận thông qua việc sử dụng hợp lý nguồn nguyên vật liệu, tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng. Giảm chi phí cho xử lý sự cố môi trường, tăng cường hiệu quả của doanh nghiệp trong việc thực hiện các tiêu chuẩn bắt buộc về môi trường mà Nhà nước và pháp luật quy định. Cải thiện mối quan hệ với cộng đồng, với chính quyền và các bên hữu quan. Tăng cường sức khoẻ nhân viên, thúc đẩy và tạo nên một nề nếp làm việc tốt hơn. Giúp các nhà lãnh đạo quản lý nội tại tốt hơn về chi phí, nguồn lực, nguồn nguyên vật liệu, vấn đề phát triển thị trường và chủ động hơn trong kinh doanh. Những khó khăn của việc thực hiện HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 Các doanh nghiệp Việt Nam muốn thực hiện HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Những khó khăn các doanh nghiệp gặp phải khi tiến hành xây dựng, áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 như sau: Những trở ngại về nhận thức về môi trường của đại đa số người dân Việt Nam. Khó khăn trong tiếp nhận thông tin, nguồn hỗ trợ từ bên ngoài doanh nghiệp. Việc phân bố, quy hoạch vị trí các doanh nghiệp, nhà máy, phân xưởng, khu chế xuất, khu công nghiệp… hiện nay vẫn còn chưa được thực hiện triệt để, vấn đề này làm hao tổn rất nhiều chi phí và công sức cho công tác quản lý môi trường. Thông tin kỹ thuật về quản lý, xử lý và ngăn ngừa các loại chất thải. Các doanh nghiệp Việt Nam đa phần còn rất hạn chế về trình độ công nghệ sản xuất mà chính trình độ công nghệ sẽ dẫn đến sự phát sinh chất thải và gây phí tổn cho công tác quản lý và xử lý chất thải nhằm đảm bảo về tiêu chuẩn môi trường. Vấn đề kinh phí vẫn là một vấn đề nan giải đối với tất cả các doanh nghiệp Việt Nam, vì khi áp dụng bất kỳ tiêu chuẩn nào, không chỉ riêng đối với ISO 14001, doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một khoản kinh phí không nhỏ phục vụ cho việc đào tạo nguồn nhân lực, thiết lập, áp dụng và duy trì tiêu chuẩn đó, có thể phải thay đổi công nghệ sản xuất, chi phí về xử lý chất thải… Thiếu cán bộ chuyên môn về quản lý nội vi và bảo vệ môi trường. HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 sẽ hoàn toàn không hiệu quả nếu doanh nghiệp không có được một đội ngũ cán bộ quản lý am hiểu và nhận thức sâu sắc về vấn đề môi trường, chính những cá nhân sẽ hình thành nên bản chất và mức độ của HTQLMT tại doanh nghiệp. Không quản lý ứng phó kịp với các vấn đề môi trường do thiếu nguồn nhân lực, kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn, và thiếu sự kết hợp đồng bộ giữa các doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý, cũng như giữa doanh nghiệp, cơ quan quản lý và các nguồn hỗ trợ từ bên ngoài ở trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp vẫn còn trong đợi rất nhiều vào sự giúp đỡ từ phía các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong việc khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp về vấn đề nhân lực, kiến thức chuyên môn, giảm gánh nặng về chi phí, thông tin từ bên ngoài và các biện pháp hạn chế phát sinh từ hoạt động hành chính như hiện nay. Tóm lại, sau 10 năm kể từ khi tiêu chuẩn ISO 14001 về Hệ thống quản lý môi trường được triển khai áp dụng tại Việt Nam, mặc dù việc áp dụng chưa thực sự tương ứng với các vấn đề môi trường diễn biến ngày càng phức tạp, tuy nhiên chúng ta cũng đã có thể nhận thấy sự quan tâm tới bảo vệ môi trường đang có những dấu hiệu tích cực. Tiêu chuẩn ISO 14001 cũng đã thể hiện được những ưu điểm của mình trong việc thiết lập và đưa ra những nguyên tắc trong quản lý môi trường của một tổ chức. Tuy nhiên, để đưa tiêu chuẩn này được phổ biến và phát huy hiệu quả, rất cần có sự quan tâm hơn nữa của các doanh nghiệp, cơ quan quản lý và cả cộng đồng. CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH MAY THUẬN TIẾN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Công ty TNHH May Thuận Tiến được thành lập vào năm 2004 trên cơ sở liên doanh giữa Công ty May Việt Tiến và Công ty may mặc xuất khẩu Bình Thuận. Trong đó, tổng Công ty may Việt Tiến góp 51% và phía Bình Thuận góp 49% số vốn điều lệ. Công ty được xây dựng mới với quy mô 10 dây chuyền may công nghiệp, năng lực năng suất là 2 triệu sản phẩm/năm để sản xuất quần áo gia công may sẵn dùng để xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Trong những năm đầu mới thành lập, từ năm 2004 đến 2006, sản phẩm gia công chủ yếu của Công ty là áo Jacket và quần các loại. Đến năm 2007, Hội đồng thành viên Công ty quyết định chuyển đổi năng lực sản xuất sang gia công chuyên môn hóa một mặt hàng sơ mi giúp cho Công ty có cơ hội nâng cao năng suất lao động. Và hiện nay, mặt hàng áo sơ mi là sản phẩm chủ yếu Công ty gia công. Năm 2008, Công ty mở rộng năng lực sản xuất, đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2 nâng số dây chuyền may là 18 dây chuyền may công nghiệp, góp phần giải quyết việc làm cho gần 1000 lao động tại địa phương. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ Công ty TNHH May Thuận Tiến nằm ở lô 2/15 Khu công nghiệp Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, cách trung tâm Thành phố 2 km về phía bắc. Phía Đông giáp với đường số 2 Khu công nghiệp Phan Thiết Phía Tây giáp với kênh thoát lũ Khu công nghiệp Phía Nam giáp với đất Khu công nghiệp Phía Bắc giáp với DNTN An Bình Diện tích mặt bằng công ty là 22.998 m2. CƠ CẤU TỔ CHỨC Sơ đồ tổ chức của Công ty được trình bày ở hình 3.1: Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH May Thuận Tiến HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN BAN KIỂM SOÁT P.GIÁM ĐỐC CÔNG TY PHÒNG TCHC (26) Trưởng phòng 1 Hành chính 1 Nhân sự 1 LĐ. Tiền lương 2 Y tế 1 Bảo vệ 6 Nhà ăn 7 Tạp vụ 5 Lái xe con 1 Văn thư, thủ quỹ 1 GIÁM ĐỐC CÔNG TY P.GIÁM ĐỐC CÔNG TY P.KẾ TOÁN (3) P. Trưởng phòng 1 Kế toán viên 2 NHÓM QA (Nhóm quản lý chất lượng) Nhóm trưởng 1 Nhân viên QA 2 PHÒNG CBXS (21) P.Trưởng phòng 3 Cán bộ mặt hàng 2 Rập 2 Tiêu chuẩn KT 1 Giác sơ đồ 1 Bảng màu 1 May mẫu 2 Kho 6 Cung ứng 2 Lái xe tải 1 P.CÔNG NGHỆ (33) P.Phụ trách phòng 1 Phó phòng 1 Quy trình 1 Thiết kế chuyền 1 Thống kê 1 Rập 2 Kỹ thuật chuyền 17 Cơ điện 9 Vận hành nồi hơi 1 P.QUẢN ĐỐC XƯỞNG HOÀN THÀNH CỬA HÀNG BÁN GIỚI THIỆU SẢN PHẨM QUẢN ĐỐC XƯỞNG MAY 1 QUẢN ĐỐC XƯỞNG MAY 2 NHÓM ỦI TỔ CẮT 2 8 TỔ MAY TỔ KIỂM HÓA 2 GHI CHÚ: Điều hành trực tiếp Phối hợp điều hành sản xuất NHÓM XẾP GẤP TỔ CẮT 1 8 TỔ MAY TỔ KIỂM HÓA 1 TỔ ỦI MỒI ÉP KEO NHÓM KIỂM ỦI NHÓM ĐÓNG THÙNG TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ NHÂN SỰ Tình hình kinh doanh Tình hình kinh doanh của Công ty trong hai năm 2008 và 2009 được thống kê ở bảng 3.1 Bảng 3.1: Tình hình kinh doanh Công ty TNHH May Thuận Tiến Chỉ tiêu 2008 2009 Số lượng sản phẩm (ngàn chiếc) 1438 1838 Tổng doanh thu (tỷ đồng) 26.68 39.9 Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) 1.528 2.35 Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 1.528 2.35 Nhân sự Số lao động của Công ty tính tới ngày 10/5/2010 được thống kê ở các bảng 3.2, 3.3 và 3.4. Bảng 3.2: Cơ cấu tổ chức biên chế Công ty TNHH May Thuận Tiến Ban Lãnh đạo Công ty 03 người Phòng tổ chức hành chánh quản trị 05 người Phòng kế hoạch điều hành – Cung tiêu (Cả kho NPL) 13 người Phòng kế toán tài chính 04 người Phòng kỹ thuật công nghệ 17 người Xưởng sản xuất 946 người Bảng 3.3: Số lao động trong xưởng sản xuất Quản lý xưởng 03 người Điều hành chuyền may 54 người Bộ phận nghiệp vụ 26 người Bộ phận cắt 37 người Chuyền may sơ mi 606 người Bộ phận kiểm hóa 58 người Bộ phận ủi 68 người Bộ phận hoàn thành 52 người Bảng 3.4 : Thống kê lao động theo trình độ Trình độ Số lao động(người) Tỉ lệ(%) Đai học 8 0.85 Cao đẳng 4 0.42 Trung cấp 37 3.91 Cấp 3 435 45.98 Cấp 2 462 48.84 CÁC SẢN PHẨM VÀ THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ Các sản phẩm Trước đây, Công ty TNHH May Thuận Tiến có 3 dạng sản phẩm chủ yếu là áo Jacket 3 lớp, áo sơ mi và quần Kaki. Nhưng hiện nay, Công ty chỉ chuyên phụ trách gia công một mặt hàng áo sơ mi. Thị trường tiêu thụ Công ty TNHH May Thuận Tiến gia công áo sơ mi cho Tổng Công ty may Việt Tiến và cung ứng sản phẩm cho khách hàng ở thị trường trong nước và quốc tế (Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ,…). QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT Quy trình gia công các sản phẩm may mặc tại Công ty bao gồm một số công đoạn chính được thể hiện ở hình 3.2. Vải không đạt chuẩn Chỉ vụn Điện, sản phẩm, bao bì Thành phẩm, bao bì hỏng Phụ liệu hỏng, vải thừa, chỉ vụn trên sản phẩm Bán thành phẩm hỏng Vải vụn Vải nguyên liệu, điện Hơi nước Dầu FO, nước Điện Vải vụn, chỉ vụn, các phụ liệu hỏng,… Vải nguyên liệu, chỉ, điện, các phụ liệu khác,… Hình 3.2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm may mặc NGUYÊN NHIÊN VẬT LIỆU, NĂNG LƯỢNG, CHẤT THẢI VÀ THIẾT BỊ SẢN XUẤT Nguyên nhiên vật liệu, năng lượng và chất thải Nguyên nhiên vật liệu: + Nguyên liệu: Bao gồm vải các loại + Phụ liệu: Bao gồm chỉ, nút, dây kéo, nhãn, bao bì,… Phần lớn các loại nguyên, phụ liệu trên do Công ty may Việt Tiến hoặc khách hàng cung cấp miễn phí với nguồn nhập khẩu hoặc tại một địa phương trong nước. + Bao bì, thùng carton, bao PE, PP mua tại Việt Nam. Năng lượng: Sử dụng mạng lưới điện quốc gia đang phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sản xuất của Khu công nghiệp Bắc Phan Thiết. Công ty tiến hành hạ thế một trạm biến áp 400KVA để phục vụ cho nhu cầu sản xuất của Công ty. Nhiên liệu: dầu FO được sử dụng cho nồi hơi, xăng dùng cho máy phát điện. Chất thải: Công ty chủ yếu dùng nước cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân, sử dụng trực tiếp từ hệ thống cấp nước phục vụ sản xuất của Khu công nghiệp Bắc Phan Thiết. Nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt, một phần nước từ nồi hơi và nước mưa chảy tràn. Nước thải sinh hoạt được thu gom và dẫn đến bể tự hoại của công ty. Sau một thời gian lưu, nước thải này sẽ cùng với lượng nước thải từ nồi hơi và nước mưa chảy tràn chảy vào trạm xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp. Bảng 3.3: Lượng nguyên liệu, nhiên liệu và chất thải của Công ty năm 2009 Tên Số lượng Điện tiêu thụ (kWh/năm) 840.000 Nước tiêu thụ (m3/năm) 20.259 Sử dụng nguyên liệu, phụ liệu: Vải (m/năm) Chỉ may 5000m (cuộn) Nút nhựa (kg) Giấy (kg) Băng keo (kg) Bao PE (kg) Phấn (hộp) 1.070.000 35.475 20.000 63.000 1.013 1.000 70 Sử dụng nhiên liệu Dầu FO (l/năm) 36.000 Nước thải (m3) 22.140 Trang thiết bị sản xuất Danh mục các thiết bị sử dụng cho quá trình sản xuất tại Công ty được thể hiện ở bảng 3.4. Bảng 3.4: Trang thiết bị sản xuất STT TÊN THIẾT BỊ SỐ LƯỢNG 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 Máy 1 kim cơ Máy 1 kim cặp lá ba Máy 1 kim điện tử Máy 2 kim Máy 2 kim móc xích Máy cắt đầu bàn Máy cắt tay 10’’ Máy cắt tay 8’’ Máy cắt vòng Máy cuốn sườn Máy dập nút Máy đính bọ điện tử Máy đính nút cơ Máy đính nút điện tử Máy dò kim Máy đóng đai thùng Máy ép bao Máy ép form cổ nóng lạnh Máy ép 2 đầu Máy ép keo Máy ép nẹp 3 mâm Máy ép ủi cổ &Manchette Máy giác sơ đồ Máy hút chỉ Máy KANSAI Máy khoan dấu Máy khoan làm rập Máy kiểm tra vải Máy lập trình Máy lấy dấu Máy lộn cổ Máy lộn Manchette Máy may + xén Máy nén khí Máy sang chỉ Máy thùa khuy điện tử Máy thùa khuy thường Máy ủi ép cổ áo Máy thổi form quần Máy vắt sổ Máy ép trụ tay Xe nâng điện 1000 kg 265 15 265 40 4 6 3 7 5 36 5 6 8 34 1 1 2 1 1 3 1 1 1 2 8 2 1 2 10 2 6 5 9 2 2 26 16 1 1 52 2 3 CHƯƠNG 4 NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CHO CÔNG TY TNHH MAY THUẬN TIẾN ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY TNHH MAY THUẬN TIẾN Môi trường không khí Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực Khống chế ô nhiễm do khí thải từ máy phát điện dự phòng: Máy phát điện dự phòng của Công ty được bố trí trong phòng riêng có tường xây, trên có mái che, tại ống xả của máy phát điện có gắn với bầu giảm thanh, lắng bụi và nối liền với ống khói đặt cao hơn mái nhà của phòng máy phát điện 3m, phía trên ống khói có phễu chụp để không cho nước mưa vào ống khói. Máy phát điện đặt trên bệ bê tông chắc chắn, giữa có chèn lớp cao su đàn hồi nhằm giảm thiểu độ rung lan truyền đồng thời bảo vệ máy phát điện hoạt động được lâu dài. Đối với khói bụi do các phương tiện giao thông ra vào vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu và thành phẩm: Đây là nguồn ô nhiễm phân tán nên không thể thu gom và xử lý bằng biện pháp kỹ thuật đơn thuần. Vì vậy, biện pháp giảm thiểu tổng hợp được áp dụng là: Phân cụm và bố trí các công trình trong khu vực hoạt động như khu sản xuất, khu văn phòng, nhà kho, sân bãi, đường nội bộ, hệ thống cây xanh và các công trình phụ trợ khác một cách thuận tiện cho việc sản xuất đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ và hạn chế các phương tiện vận chuyển phải chạy qua lại nhiều trong các khu chức năng khi hoạt động. Thường xuyên kiểm tra tình trạng máy móc của phương tiện, sử dụng đúng nhiên liệu và vận chuyển đúng tải theo thiết kế của nhà sản xuất. Đối với bụi phát sinh từ các kho chứa nguyên, vật liệu, từ quá trình cắt may: Để giảm thiểu bụi, Công ty trang bị hệ thống hút bụi cố định và di động, khẩu trang và đồng phục cho công nhân khi làm việc trong phân xưởng. Công ty còn xây dựng các quạt hút để tạo sự lưu thông không khí giữa bên trong nhà xưởng và bên ngoài môi trường, đảm bảo sức khỏe công nhân làm việc. Đối với những khu vực tập trung công nhân làm việc nhiều như phân xưởng cắt may, khu tỏa nhiệt nhiều như bộ phận ủi: Tại những khu vực này, lượng nhiệt tỏa ra nhiều. Để hạn chế sự mệt mỏi của công nhân do độ nóng cũng như dưỡng khí trong phân xưởng không được cung cấp đầy đủ, công ty lắp đặt hệ thống làm mát bằng phương pháp kín. Hệ thống này kết hợp hài hòa giữa các quạt hút gió cực mạnh và màng nước gây mát. Từ đó, luồng không khí mát được phủ đều trong xưởng đồng thời đào thải không khí nóng và bụi ra ngoài. Nhiệt độ bên trong xưởng giảm xuống 5 – 100C so với nhiệt độ bên ngoài, tạo ra một nơi làm việc lý tưởng trong khu vực hoạt động. Giảm thiểu tiếng ồn, rung: Công ty thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra các thiết bị nhằm kịp thời sữa chữa, thay thế các thiết bị hỏng hóc. Bố trí các mảng xanh: Trong và xung quanh khu vực công ty, ngoài các khu vực chức năng, còn lại các phần đất được bố trí trồng cây xanh để hạn chế bụi và tiếng ồn phát tán ra môi trường xung quanh. Kết quả giám sát chất lượng môi trường không khí Bảng 4.1: Kết quả đo đạc điều kiện vi khí hậu tại Công ty năm 2009 STT Vị trí đo Kết quả Ghi chú Bức xạ nhiệt (WBGT) Nhiệt độ (0C) Ẩm độ (%) Vận tốc gió (m/s) Tiêu chuẩn 3733/2002/QĐ-BYT (*) 2 <34 <85 0.5 – 2.0 Xưởng may số 1 1 Khu vực công nhân may giữa tổ 11 26.9 28.0 82.7 Có hệ thống quạt làm mát 8h20 Xưởng may số 2 2 Khu vực công nhân may giữa tổ 12 28.6 30.1 81.9 Có hệ thống quạt làm mát 8h40 3 Khu vực công nhân may giữa tổ 16 28.6 30.6 78.6 9h00 Xưởng mới 4 Khu vực xếp gấp vô bao 27.3 28.4 85.0 Có hệ thống quạt làm mát 9h20 5 Khu vực công nhân ủi 29.1 30.7 82.1 9h30 6 Khu vực công nhân cắt 28.8 30.8 78.0 9h50 7 Khu vực công nhân ép keo 29.8 32.0 76.0 10h10 8 Ngoài trời 33.2 38.5 52.0 1.4 10h20 (*) Quyết định của Bộ Y Tế - ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. (Nguồn: Kết quả khảo sát môi trường lao động Công ty TNHH May Thuận Tiến năm 2009) Bảng 4.2: Cường độ ánh sáng chung trong môi trường lao động của Công ty năm 2009 STT Vị trí đo Kết quả (LUX) Tiêu chuẩn 3733/2002/QĐ-BYT (*) Xưởng may số 1 1 Công nhân may tổ 1 598à707 500 2 Công nhân may tổ 5 583à657 500 3 Công nhân may tổ 9 563à609 500 4 Công nhân vận hành máy ép nẹp 505 500 5 Công nhân vận hành máy lộn cổ áo 556 500 6 Công nhân may tổ 11 562à607 500 7 Công nhân vận hành máy lập trình tổ 9 574 500 8 Công nhân may tổ 17 553à607 500 9 Công nhân vận hành máy đóng nút tổ 15 650 500 Xưởng may số 2 10 Công nhân may tổ 2 591à628 500 11 Công nhân may tổ 4 551à638 500 12 Công nhân vận hành máy lộn cổ áo 365 500 13 Công nhân vận hành máy ép nẹp 326 500 14 Công nhân may tổ 12 569à602 500 15 Công nhân may tổ 14 572à702 500 16 Công nhân may tổ 16 506à528 500 Xưởng mới 17 Công nhân xếp gấp vô bao 326à505 500 18 Công nhân tẩy hàng 392à402 500 19 Công nhân ủi 389à407 500 20 Công nhân ép keo bằng máy 301à314 500 21 Công nhân ép keo bằng bàn ủi 533 500 22 Công nhân vận hành máy cắt vòng 301à304 500 23 Công nhân vận hành máy cắt 374à386 500 (*)Quyết định của Bộ Y Tế - ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. (Nguồn: Kết quả khảo sát môi trường lao động Công ty TNHH May Thuận Tiến năm 2009) Bảng 4.3: Cường độ tiếng ồn chung trong môi trường lao động của Công ty năm 2009 STT Vị trí đo Kết quả (dBA) Tiêu chuẩn 3733/2002/QĐ-BYT (*) Xưởng may số 1 1 Công nhân may tổ 1 72à74 85 2 Công nhân may tổ 5 72à76 85 3 Công nhân may tổ 9 72à74 85 4 Công nhân vận hành máy ép nẹp 75à78 85 5 Công nhân vận hành máy lộn cổ áo 76à78 85 6 Công nhân may tổ 11 69à72 85 7 Công nhân vận hành máy lập trình tổ 9 80à83 85 8 Công nhân may tổ 17 72à74 85 9 Công nhân vận hành máy đóng nút tổ 15 78à85 85 Xưởng may số 2 10 Công nhân may tổ 2 72à74 85 11 Công nhân may tổ 4 72à76 85 12 Công nhân may tổ 6 72à74 85 13 Công nhân vận hành máy lộn cổ áo 74à78 85 14 Công nhân vận hành máy ép nẹp 73à75 85 15 Công nhân may tổ 12 75à77 85 16 Công nhân may tổ 14 74à78 85 17 Công nhân may tổ 16 75à80 85 Xưởng mới 18 Công nhân xếp gấp vô bao 71à73 85 19 Công nhân tẩy hàng 74à76 85 20 Công nhân ủi 72à73 85 21 Công nhân ép keo bằng máy 69à70 85 22 Công nhân ép keo bằng bàn ủi 66à70 85 23 Công nhân vận hành máy cắt vòng 79à81 85 24 Công nhân vận hành máy cắt 74à78 85 25 Khu vực kho 64à68 85 (*) Quyết định của Bộ Y Tế - ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. (Nguồn: Kết quả khảo sát môi trường lao động Công ty TNHH May Thuận Tiến năm 2009) Bảng 4.4: Bụi trọng lượng toàn phần trong môi trường lao động của Công ty năm 2009 STT Vị trí đo Kết quả (mg/m3) Tiêu chuẩn 3733/2002/QĐ-BYT (*) Xưởng may số 1 1 Công nhân may tổ 1 1.2 8.0 2 Công nhân may tổ 5 1.6 8.0 3 Công nhân ép nẹp keo 1.2 8.0 Xưởng may số 2 4 Công nhân may tổ 2 1.3 8.0 5 Công nhân may tổ 10 1.2 8.0 6 Công nhân ép cổ áo 1.4 8.0 7 Công nhân may tổ 16 1.4 8.0 Xưởng mới 8 Công nhân xếp gấp vô bao 1.8 8.0 9 Công nhân tẩy hàng 1.6 8.0 10 Công nhân vận hành máy cắt 2.3 8.0 (*) Quyết định của Bộ Y Tế - ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. (Nguồn: Kết quả khảo sát môi trường lao động Công ty TNHH May Thuận Tiến năm 2009) Bảng 4.5: Bụi trọng lượng hô hấp trong môi trường lao động của Công ty năm 2009 STT Vị trí đo Kết quả (mg/m3) Tiêu chuẩn 3733/2002/QĐ-BYT (*) Xưởng may số 1 1 Công nhân may tổ 3 0.3 4.0 2 Công nhân may tổ 7 0.3 4.0 Xưởng may số 2 3 Công nhân may tổ 6 0.3 4.0 4 Công nhân may tổ 14 0.4 4.0 Xưởng mới 5 Công nhân vận hành máy cắt vải 1.0 4.0 6 Công nhân sử dụng máy mẫu 0.3 4.0 (*) Quyết định của Bộ Y Tế - ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. (Nguồn: Kết quả khảo sát môi trường lao động Công ty TNHH May Thuận Tiến năm 2009) Bảng 4.6: Hơi khí độc trong môi trường lao động của Công ty năm 2009 STT Vị trí đo Kết quả (mg/m3) TCVN 5937 : 2005 (*) CO (mg/m3) CO2 (mg/m3) SO2 (mg/m3) NO2 (mg/m3) 30 900 0.35 0.2 1 Giữa chuyển may tổ 9 Vết 540 0 0 2 Giữa chuyền may tổ 4 0 540 0 0 3 Khu vực công nhân tẩy hàng 0 540 0 0 4 Khu vực công nhân ủi 0 810 0 0 5 Khu vực công nhân ép keo bằng máy 0 720 0 0 (*) Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh (Nguồn: Kết quả khảo sát môi trường lao động Công ty TNHH May Thuận Tiến năm 2009) Đánh giá hiện trạng môi trường không khí Theo kết quả khảo sát môi trường lao động năm 2009, hiện trạng môi trường không khí của Công ty có thể được đánh giá như sau: Các thông số vi khí hậu đều đạt trong giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn Bộ Y Tế ban hành theo quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT. Vì là trong công nghiệp may mặc nên ánh sáng được sử dụng thường xuyên với cường độ khá cao, đăc biệt là các tổ may. Tuy nhiên các kết quả đo này vẫn nằm trong giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn Bộ Y Tế ban hành theo quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT. Các loại máy móc được sử dụng trong Công ty cũng phát ra tiếng ồn khá lớn và thường xuyên. Công nhân làm việc trực tiếp với các loại máy móc này trong thời gian dài có thể bị ảnh hưởng mặc dù cường độ tiếng ồn đo được không vượt quá tiêu chuẩn cho phép TCVN 5949:1998. Lượng bụi toàn phần và lượng bụi hô hấp đo được là không đáng kể, hoàn toàn nằm trong giới hạn cho phép. CO, CO2, SO2, NO2 đều đạt tiêu chuẩn cho phép TCVN 5937:2005. Máy phát điện dự phòng hoạt động rất ít trong năm, chỉ trong trường hợp có nhu cầu hàng gấp nên tiếng ồn đối với nguồn này là không đáng kể, không cần kiểm soát. Lượng xăng sử dụng cho máy phát điện không nhiều nên nồng độ và tải lượng khí thải trong một năm đối với nguồn thải cũng không đáng kể, do đó không cần kiểm soát. Môi trường nước Trong quá trình hoạt động của Công ty, nước thải phát sinh từ các nguồn sau: Nguồn nước thải chủ yếu phát sinh từ quá trình sinh hoạt của cán bộ công nhân viên như từ các nhà vệ sinh và các khu vực khác trong khu văn phòng phục vụ sản xuất,…Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh, nhà tắm, nhà ăn với lưu lượng trung bình 73.8 m3/ngày được thu gom và dẫn đến bể tự hoại. Đây là một công trình gồm hai chức năng: lắng và phân hủy cặn. Sau khi lưu nước 4 ngày, 90 – 92% các chất lắng xuống đáy bể, nước thải qua ngăn lọc và thoát ra ngoài qua ống dẫn. Bùn trong bể tự hoại định kỳ hợp đồng với công ty chuyên hút hầm cầu đưa đi xử lý ở nơi quy định của địa phương. Nước thải sau khí qua ống dẫn theo hệ thống cống chảy ra hệ thống xử lý nước thải tập trung của Khu công nghiệp để xử lý và thải ra môi trường. Nước thải sau khi được xử lý ở khu tập trung sẽ đạt tiêu chuẩn loại B trước khi thải ra ngoài môi trường. Nước thải từ quá trình giải nhiệt các thiết bị, nước làm mát từ các phân xưởng may nhằm làm giảm nhiệt trong phân xưởng. Lượng nước này phát sinh chủ yếu từ việc làm mát nồi hơi nên không đáng kể, sau khi thải ra được để nguội và tái sử dụng. Nước mưa chảy tràn qua khu vực hoạt động cuốn theo các chất cặn bã, chất rắn lơ lửng, dầu mỡ,…bao gồm hai phần chính: Nước chảy tràn trên bề mặt sân, các tuyến đường giao thông nội bộ, mái nhà trong Công ty: Lượng nước này sẽ theo độ dốc của bề mặt sân chảy về các hố gas có song chắn rác để giữ lại những loại rác có kích thước lớn, sau đó sẽ theo hệ thống cống chảy về khu thoát nước chung của Khu công nghiệp. Nước mưa chảy trên các thảm cỏ, cây: Lượng nước này sẽ tự thấm vào đất. Chất thải rắn và chất thải nguy hại Chất thải rắn trong công ty được chia làm hai loại: Chất thải rắn sản xuất như các linh kiện, thiết bị, máy móc, dụng cụ hư hỏng, vải vụn, phụ liệu may, bao giấy, thùng cactong, … thải: Đối với chất thải loại này khó xác định được tổng lượng, nồng độ các chất gây ô nhiễm bởi nó còn phụ thuộc vào tình trạng các thiết bị, dụng cụ, mức độ hoạt động,… Đối với các chất thải rắn này sẽ được thu gom, phân loại, tái sử dụng, bán phế liệu hoặc bán cho các cơ sở thu mua vải vụn làm thú nhồi bông. Chất thải rắn sinh hoạt thải ra từ các nguồn như bao gói (nilon, giấy, kim loại, thủy tinh,…), từ quá trình chế biến thức ăn (thức ăn thừa, rau, củ,…), và từ khu làm việc (giấy, bút hư hỏng,…). Đối với loại rác này, công ty bố trí các thùng rác đặt tại các khu chức năng và hợp đồng với Công ty công trình công cộng Thành phố Phan Thiết thu gom hàng ngày. Đối với rác thải nguy hại như dầu FO thừa, dầu bôi trơn máy móc; vải, giẻ lau dính dầu, nhớt,…lại không được phân loại thu gom riêng biệt mà thải bỏ chung với rác sinh hoạt. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CÔNG TY So với yêu cầu của ISO 14001:2004 thì hiện nay Công ty TNHH May Thuận Tiến vẫn chưa xây dựng hệ thống văn bản tài liệu để thực hiện các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Nhìn chung, Công ty TNHH May Thuận Tiến có quan tâm đến vấn đề môi trường phát sinh từ các hoạt động của công ty. Công ty đã có các biện pháp phòng ngừa và hạn chế bụi, tiếng ồn tạo môi trường làm việc ổn định cho công nhân. Rác được phân loại để bán phế liệu góp phần làm giảm lượng rác thải ra môi trường và đem lại một phần thu nhập cho công ty. Tuy nhiên trong công ty còn tồn tại một số vấn đề như các hoạt động môi trường chưa được quản lý một cách có hệ thống, nhận thức về môi trường của công nhân viên chức trong công ty còn chưa được sâu sắc và nhân sự về quản lý môi trường vẫn chưa được chuyên biệt hóa. HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO ISO 9001: 2000 CỦA CÔNG TY Chính sách chất lượng Công ty TNHH May Thuận Tiến cam kết không ngừng nâng cao chất lượng thỏa mãn khách hàngvà người lao động của mình bằng cách: Áp dụng đầy đủ, duy trì thường xuyên, cải tiến liên tục Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 và hệ thống trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn SA 8000. Tuân thủ các luật định và các yêu cầu quy định khác mà Công ty thừa nhận. Phấn đấu đạt các mục tiêu: Đạt mức giá trị doanh thu thuần túy năm 2010 là 2.500.000 USD. Giảm tỷ lệ thành phẩm phải sửa chữa trên chuyền còn dưới 13%. Duy trì đạt mức thu nhập tối thiểu cho người lao động là 1.200.000 đồng/người/tháng. Sơ đồ chỉ đạo theo Hệ thống quản lý chất lượng GIÁM ĐỐC CÔNG TY NGUYỄN THANH DIỆP Ban chỉ đạo quản lý chất lượng LÊ MINH PHƯƠNG P.QUẢN ĐỐC XƯỞNG HOÀN THÀNH NGUYỄN THỊ BÍCH HIỀN CỬA HÀNG BÁN GIỚI THIỆU SẢN PHẨM QUẢN ĐỐC XƯỞNG MAY 1 NGUYỄN VĂN TÙNG QUẢN ĐỐC XƯỞNG MAY 2 NGUYỄN VĂN HỒNG NHÓM ỦI TỔ CẮT 2 8 TỔ MAY TỔ KIỂM HÓA 2 NHÓM KIỂM ỦI NHÓM XẾP GẤP NHÓM ĐÓNG THÙNG TỔ CẮT 1 8 TỔ MAY TỔ KIỂM HÓA 1 TỔ ỦI MỒI ÉP KEO Hình 4.1: Sơ đồ chỉ đạo theo Hệ thống quản lý chất lượng của Công ty Các văn bản tài liệu của Hệ thống quản lý chất lượng Tài liệu Hệ thống quản lý chất lượng của Công ty TNHH May Thuận Tiến bao gồm: Các văn bản công bố về chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng; Sổ tay chất lượng; Các thủ tục dạng văn bản theo yêu cầu của TCVN ISO 9001-2000; Các thủ tục, hướng dẫn công việc khác phục vụ cho yêu cầu quản lý của Công ty; Các hồ sơ chất lượng. Sổ Tay Chất lượng của Công ty TNHH May Thuận Tiến là tập tài liệu thể hiện Hệ thống quản lý chất lượng của Công ty dưới dạng văn bản. Sổ tay Chất lượng này được áp dụng cho các quy trình quản lý chất lượng trong công ty và phù hợp với hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001 : 2000. Nội dung của Sổ Tay Chất Lượng bao gồm: Phạm vi áp dụng của HTQLCL, viện dẫn các thủ tục được thiết lập cho HTQLCL và mô tả sự tương tác giữa các quá trình của HTQLCL. Mặt khác, Sổ tay chất lượng còn đóng vai trò định hướng chiến lược để không ngừng cải tiến hoạt động của Công ty. CƠ SỞ TÍCH HỢP HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG VỚI HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG Cấu trúc và những yêu cầu tương tự giữa HTQLCL và HTQLMT CẢI TIẾN LIÊN TỤC HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG Đầu ra Khách hàng và các bên hữu quan Thỏa mãn Sản phẩm Đầu vào Khách hàng và các bên hữu quan Yêu cầu Trách nhiệm của lãnh đạo Tạo sản phẩm Đo lường, phân tích, cải tiến Quản lý nguồn lực Hình 4.2: Mô hình Hệ thống Quản lý Chất lượng Cải tiến liên tục Xem xét của lãnh đạo Kiểm tra Chính sách môi trường Lập kế hoạch Thực hiện & điều hành Hình 4.3: Mô hình quản lý môi trường Ngay từ đầu, Ban kỹ thuật 207 (Ban kỹ thuật xây dựng tiêu chuẩn ISO 14001) và Ban kỹ thuật 176 (Ban kỹ thuật xây dựng tiêu chuẩn ISO 9001) đã cùng làm việc và xây dựng tiêu chuẩn ISO 14001 dựa trên nền tảng ISO 9001. Vì vậy, ISO 14001 có cấu trúc và triết lý tương tự như ISO 9001 để những tổ chức đã xây dựng ISO 9001 rồi có thể xây dựng kết hợp HTQLMT theo ISO 14001. HTQLCL và HTQLMT có cấu trúc tương tự nhau, cả hai đều hoạt động dựa trên phương pháp luận PDCA. Hoạch định (Plan) Thiết lập các mục tiêu và các quá trình cần thiết để đạt được các kết quả phù hợp với chính sách của tổ chức. Thực hiện (Do) Thực thi các quá trình đã hoạch định. Kiểm tra (Check) Giám sát và đo lường các quá trình dựa trên các chính sách, mục tiêu, các yêu cầu liên quan khác và báo cáo kết quả. Hành động (Act) Thực hiện các hành động để cải tiến liên tục hiệu quả họat động của các quá trình. Giải thích về cấu trúc tương tự của hai hệ thống: Mục tiêu hoạt động của HTQLCL là sự thỏa mãn của khách hàng và các bên hữu quan về chất lượng sản phẩm. Ban lãnh đạo có trách nhiệm tìm hiểu yêu cầu của khách hàng từ đó đưa ra chính sách chất lượng, kế hoạch chất lượng, cung cấp và quản lý nguồn lực để hệ thống hoạt động có hiệu quả, nhằm tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đồng thời, quá trình quản lý chất lượng phải chú trọng đến hoạt động giám sát và đo lường nhằm kiểm tra sự đáp ứng các mục tiêu đã đề ra kể từ đó đưa ra các cơ hội cải tiến liên tục hệ thống. Mục tiêu hoạt động của HTQLMT là hỗ trợ công ty trong việc phòng tránh và giảm thiểu tác động môi trường phát sinh từ hoạt động, sản phẩm, dịch vụ của công ty và đáp ứng các yêu cầu của luật pháp về môi trường. Ban lãnh đạo đề ra chính sách, chỉ tiêu, mục tiêu, chương trình quản lý môi trường và cung cấp nguồn lực để hệ thống hoạt động hiệu quả. Đồng thời, hoạt động của hệ thống phải được giám sát và đo lường nhằm kiểm tra sự đáp ứng các mục tiêu đã đề ra để từ đó đưa ra các cơ hội cải tiến liên tục hệ thống. Ngoài ra, giữa hai HTQLCL và HTQLMT có những yêu cầu tương tự nhau về: Cùng dựa trên phương pháp luận PDCA; Chính sách: chính sách chất lượng, chính sách môi trường; Mục tiêu: mục tiêu chất lượng, mục tiêu môi trường; Đào tạo nhận thức và năng lực; Trao đổi thông tin; Kiểm soát tài liệu; Kiểm soát hồ sơ; Đánh giá nội bộ; Xem xét của lãnh đạo. Hiệu quả thấp khi áp dụng riêng lẻ HTQLCL và HTQLMT Nếu HTQLCL và HTQLMT được áp dụng riêng lẽ, tách rời nhau sẽ khiến công ty không phát huy được sức mạnh tổng hợp của các hệ thống đó trong hoạt động quản lý. Với hai hệ thống riêng lẽ thì có hai đội ngũ, hai ban chỉ đạo, hai hệ thống văn bản, hai hệ thống đánh giá, giám sát,…làm việc liên tục để đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn. Chính vì thế mà nói chung công ty có thể lúng túng khí áp dụng các hệ thống này trong một thể thống nhất. Ngoài sự tăng cao chi phí duy trì các ban và các đoàn đánh giá cùng với sự lãng phí thời gian, công ty còn phải đương đầu với sự thiếu thống nhất ở nhiều vị trí công việc khiến nhân viên không biết phải tuân thủ theo qui trình hệ thống nào. Để có thể phát huy tối đa hiệu quả của hai mô hình quản lý này, công ty nên xây dựng HTQLMT theo ISO 14001:2004 trên cơ sở tích hợp với HTQLCL theo ISO 9001:2000. Khi áp dụng hệ thống quản lý tích hợp cho đơn vị mình công ty nên thống nhất các yêu cầu tương tự của hai tiêu chuẩn vào trong cùng một qui định, chẳng hạn các qui định về kiểm soát mang tính hệ thống như kiểm soát văn bản, các cuộc họp xem xét của ban giám đốc, hành động khắc phục và phòng ngừa…. Lợi ích của hệ thống quản lý tích hợp Một hệ thống tích hợp sẽ dễ dàng quản lý và kiểm soát hơn Sự đồng bộ và nhất quán của hệ thống sẽ giúp công tác giám sát và quản lý trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, đồng thời cơ cấu tổ chức của các ban lãnh đạo, của các cán bộ chuyên trách cũng đơn giản hơn nhiều. Công ty chỉ cần một Đại diện lãnh đạo - đồng thời là Đại diện lãnh đạo về chất lượng (QMR) và Đại diện lãnh đạo về môi trường (EMR) để chăm sóc cho cả hai hệ thống. Đối với người sử dụng cũng vậy, nếu chỉ có một hệ thống văn bản, thì các thủ tục, hướng dẫn công việc sẽ nhất quán, dễ dàng tìm kiếm tra cứu và dễ áp dụng, đây là yếu tố rất quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống. ISO 9001 và ISO 14001 có một số thủ tục tương tự nhau, mà những thủ tục này đã được thiết lập trong ISO 9001 của công ty. Vì vậy, khi công ty xây dựng thêm ISO 14001, một số thủ tục này có thể tích hợp được, nghĩa là công ty chỉ cần chỉnh sửa, mã hóa lại cho thống nhất, phù hợp với cả hai hệ thống mà không cần phải thiết lập lại. Nếu thiết lập lại các thủ tục đã có sẵn sẽ dẫn đến hệ thống tài liệu cồng kềnh, trùng lặp mà thực chất công việc là tương tự nhau. Các thủ tục sau đây của ISO 9001công ty có thể chỉnh sửa để phù hợp với cả hai hệ thống: Thủ tục Đào tạo: Quá trình Đào tạo đảm bảo rằng toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty nhận thức được tầm quan trọng của họ đối với việc đạt được mục tiêu chất lượng sản phẩm, chất lượng môi trường. Thủ tục Trao đổi thông tin: Trong quá trình trao đổi thông tin về hoạt động chất lượng có thể kết hợp với trao đổi thông tin về hoạt động môi trường. Thủ tục Kiểm soát tài liệu: Tài liệu của hai hệ thống bao gồm: sổ tay, các thủ tục, các hướng dẫn công việc, hồ sơ nên với một thủ tục này ta có thể kiểm soát tài liệu cả hai hệ thống. Thủ tục Hành động khắc phục và hành động phòng ngừa. Thủ tục Kiểm soát hồ sơ: với một thủ tục này công ty có thể kiểm soát được việc phân loại, truy cập, lưu trữ, bảo quản, xử lý hồ sơ về chất lượng và môi trường. Thủ tục Kiểm soát nội bộ: Các cuộc kiểm toán nội bộ có thể kết hợp kiểm toán cả HTQLCL và HTQLMT, nhủ vậy sẽ giảm được sự gián đoạn công việc, giảm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của công ty, ít tốn thời gian hơn. Thủ tục Xem xét của lãnh đạo: Các cuộc xem xét của lãnh đạo để đưa ra những giải pháp thục hiện phù hợp, hỗ trợ cho cả HTQLCL và HTQLMT, đảm bảo tính thống nhất trong quá trình hoạt động. Kết quả của các cuộc đánh giá nội bộ và xem xét của lãnh đạo là cải tiến hệ thống quản lý của tổ chức cả về chất lượng lẫn môi trường nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm và đáp ứng yêu cầu của pháp luật về môi trường. Hệ thống tích hợp sẽ quản lý toàn bộ quá trình sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm, sự thân thiện với môi trường, tạo lòng tin với khách hàng và nâng cao hình ảnh công ty trong cộng đồng. Tiết kiệm thời gian và chi phí Giảm đáng kể thời gian và chi phí cho các đợt đánh giá: Nếu tách riêng HTQLCL và HTQLMT trong cùng một công ty thì mỗi năm công ty sẽ phải tổ chức nhiều đợt đánh giá hơn (nếu hai hệ thống, mỗi hệ thống đánh giá hai đợt một năm thì công ty sẽ phải tổ chức bốn đợt đánh giá). Với một hệ thống duy nhất, công ty có thể thu lợi ích ngay trước mắt là giảm đáng kể thời gian và chi phí cho các đợt đánh giá. Tại Công ty TNHH May Thuận Tiến, Ban lãnh đạo về chất lượng và môi trường được thành lập dựa trên cơ sở Ban lãnh đạo về HTQLCL, đảm nhận công việc lãnh đạo điều hành hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý môi trường. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY TNHH MAY THUẬN TIẾN KHI XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO ISO 14001 Công ty có những thuận lợi khi xây dựng HTQLMT: Công ty có định hướng hoạt động nhắm đến việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; lãnh đạo Công ty cam kết cung cấp nguồn lực, tài chính cần thiết để xây dựng và duy trì HTQLMT theo ISO 14001:2004. Công ty đã có những nhận thức về trách nhiệm của Công ty đối với môi trường xung quanh, đã có những giải pháp quản lý môi trường trong công ty như thu gom và xử lý chất thải rắn định kỳ. Công ty đã xây dựng thành công HTQLCL theo ISO 9001: 2000 nên đã tiếp cận được các khái niệm và phương thức quản lý theo ISO. Công ty đã có Đại diện lãnh đạo về chất lượng, khi xây dựng thêm ISO 14001 thì có thể bổ nhiệm làm Đại diện lãnh đạo về môi trường, nên Đại diện lãnh đạo này sẽ có kinh nghiệm trong việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường và cơ cấu tổ chức của hệ thống quản lý môi trường cũng sẽ đơn giản hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì Công ty cũng gặp một số khó khăn: Khó khăn về chi phí thiết lập và duy trì hệ thống quản lý môi trường, vì vậy rất cần sự quyết tâm cao từ phía ban lãnh đạo. Khó khăn trong việc thay đổi nhận thức, trong việc tạo lập mối quan tâm và mảng kiến thức về những yêu cầu của HTQLMT theo ISO 14001 cho cán bộ công nhân viên. CHƯƠNG 5 XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO ISO 14001:2004 CHO CÔNG TY TNHH MAY THUẬN TIẾN CÁC BƯỚC XÂY DỰNG Bước 1: Chuẩn bị và lập kế hoạch tiến hành dự án Thành lập Ban chỉ đạo dự án – Bổ nhiệm Đại diện lãnh đạo về môi trường. Trang bị cho Ban chỉ đạo này các kiến thức cơ bản về môi trường và quản lý môi trường theo ISO 14001, mục đích của ISO 14001, lợi ích của việc thực hiện ISO 14001. Thực hiện đánh giá môi trường ban đầu (IER). Lập kế hoạch hoạt động. Xây dựng chính sách môi trường và cam kết của lãnh đạo, tuyên bố cam kết này với toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Phân tích và xem xét các khía cạnh môi trường và những ảnh hưởng của chúng so sánh với các yêu cầu pháp luật hiện hành và các yêu cầu khác có liên quan. Đặt ra mục tiêu, chỉ tiêu các chương trình quản lý môi trường. Xây dựng Sổ tay quản lý môi trường. Bước 2: Xây dựng và lập thành văn bản Hệ thống quản lý môi trường Tranh bị kiến thức chi tiết về các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001 cho nhóm thực hiện dự án và các cán bộ lãnh đạo. Xây dựng chương trình quản lý môi trường. Lập kế hoạch cụ thể và phân công cán bộ chuyên trách từng phần công việc cụ thể cho việc xây dựng hệ thống. Tổ chức đào tạo về hệ thống tài liệu và kỹ năng viết văn bản. Xem xét và cung cấp đầu vào cho những quy trình bằng văn bản nhằm bao quanh các khía cạnh về môi trường, các ảnh hưởng và các nhân tố của hệ thống quản lý môi trường. Bước 3: Thực hiện và theo dõi hệ thống quản lý môi trường Đảm bảo về nhận thức và thông tin liên lạc cho mọi thành viên trong tổ chức để thực hiện hệ thống quản lý môi trường một cách hiệu quả. Sử dụng các kỹ thuật Năng suất xanh như các công cụ hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động môi trường. Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường, thực hiện các hoạt động cần thiết nhằn đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn, các chương trình về môi trường, các qui trình và sổ tay môi trường. Bước 4: Đánh giá và xem xét Trang bị kiến thức về đánh giá nội bộ hệ thống quản lý môi trường cho lãnh đạo và các cán bộ chủ chốt của công ty. Thiết lập hệ thống đánh giá nội bộ và hệ thống xem xét của lãnh đạo Thực hiện chương trình đánh giá hệ thống quản lý môi trường nội bộ theo các yêu cầu tiêu chuẩn ISO 14001. Báo cáo kết quả của đợt đánh giá trên lên lãnh đạo xem xét, thực hiện các hành động khắc phục. Bước 5: Đánh giá, xem xét và chứng nhận hệ thống Tổ chức tiến hành đánh giá trước chứng nhận để đảm bảo chất lượng của hệ thống. Lựa chọn cơ quan chứng nhận phù hợp và xin đăng ký chứng nhận. Chuẩn bị cho cơ quan chứng nhận tiến hành đánh giá hệ thống văn bản và đánh giá thực trạng của tổ chức. Xem xét kết quả đánh giá ban đầu của cơ quan chứng nhận và thi hành các biện pháp khắc phục đối với những điểm không phù hợp. Nhận chứng chỉ từ cơ quan chứng nhận. Bước 6: Duy trì chứng chỉ Thực hiện đánh giá nội bộ Thực hiện các hành động khắc phục Thực hiện đánh giá giám sát Tổ chức các kỳ họp xem xét của lãnh đạo Không ngừng cải tiến HỆ THỐNG VĂN BẢN TÀI LIỆU CỦA HTQLMT Luận văn đã thiết lập được hệ thống văn bản tài liệu của HTQLMT bao gồm: Sổ tay môi trường (Phụ lục 1) Một số thủ tục của Hệ thống quản lý môi trường (Phụ lục 2) CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ. Về sử dụng năng lượng, nước và nguyên vật liệu Để sử dụng năng lượng, nước và nguyên vật liệu một cách tiết kiệm và hiệu quả, Công ty có thể áp dụng bổ sung một số giải pháp sản xuất sạch hơn như sau: + Sử dụng năng lượng Thay thế bóng đèn huỳnh quang cũ bằng bóng đèn tiết kiệm năng lượng. Lắp đặt các chấn lưu điện tử. Lấy ánh sáng tự nhiên bằng cách lắp đặt các cửa kính. Thiết kế và lắp đặt hệ thống cách nhiệt cho mái các công trình. Gắn thêm các quạt thông gió cho các xưởng. Sử dụng đèn, quạt, máy lạnh, thiết bị văn phòng, thiết bị sản xuất một cách hiệu quả (tắt thiết bị khi không cần thiết). Sửa chữa bảo trì máy lạnh thường xuyên. Tuân thủ Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam QCXDVN 09:2005 về "Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng có hiệu quả" và các văn bản có liên quan đối với những công trình được xây dựng mới. + Sử dụng nước Sửa chữa đường ống dẫn nước, lắp đặt các van mới tránh rò rỉ. Tuần hoàn lượng nước giải nhiệt từ các nồi hơi. + Sử dụng nguyên vật liệu Sử dụng tiết kiệm văn phòng phẩm: tận dụng các giấy một mặt để in ấn,… Tận dụng vải vụn cho những chi tiết nhỏ,… Bán vải vụn cho các cơ sở làm thú nhồi bông,.. Bán giấy phế liệu tăng thu nhập cho công ty,.. Về việc kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí Lắp đặt các máy hút lọc bụi ở các vị trí thuận lợi trong xưởng may và bảo trì thường xuyên các máy này. Trang bị các dụng cụ hút chỉ cá nhân cho mỗi phân nhóm may. Đưa việc mặc đồng phục và khẩu trang cho công nhân vào nội quy của Công ty nhằm hạn chế sự tiếp xúc với bụi. Quản lý chất thải rắn: Đối với chất thải rắn sinh hoạt: Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ khu văn phòng, khu sản xuất và khuôn viên Công ty bao gồm thức ăn dư thừa, thùng carton, giấy các loại, bao bì các loại, can lon các loại, lá cây… ngoài ra còn chứa một lượng nhỏ rác thải nguy hại như pin thải, bóng đèn huỳnh quang thải, rác y tế. Thực hiện phân loại tại nguồn 100% chất thải rắn: sử dụng thùng rác có 4 ngăn chứa riêng cho từng loại chất thải, bao gồm ngăn đựng giấy thải các loại, ngăn đựng bao bì ni lông, nhựa, thủy tinh, kim loại…, ngăn đựng rác hữu cơ và ngăn đựng rác vô cơ. Các thùng rác này được đặt trên hành lang bên ngoài các phòng, ban, khu nhà ăn, nhu sản xuất. Các chất thải sau khi phân loại được đựng trong các bịch sạch và hàng ngày chuyển xuống nơi tập kết chất thải trong Công ty. Lượng rác hữu cơ và rác vô cơ sẽ được một đơn vị thu gom, vận chuyển rác của địa phương đến thu gom đem xử lý (theo hợp đồng đã ký với Công ty). Còn lượng rác phế liệu gồm giấy thải và bao bì các loại sẽ được sử dụng cho mục đích tái chế, tái sử dụng, cụ thể có thể bán cho các đơn vị thu mua để tăng khoản thu cho các hoạt động bảo vệ môi trường tại Công ty. Đối với chất thải rắn phát sinh từ quá trình sản xuất: Loại rác này chủ yếu bao gồm các loại vải vụn, sản phẩm hỏng, các loại phụ liệu không đạt tiêu chuẩn hoặc bị hỏng. Chúng sẽ được bán cho các cơ sở thu mua phế liệu hoặc cơ sở sản xuất thú nhồi bông. Chúng ta cũng có thể tận dụng những mẫu vải nhỏ cho những chi tiết không đòi hỏi diện tích vải lớn. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất còn có thể phát sinh một số khăn, vải dính dầu, nhớt, dầu thừa, chai lọ đựng dầu,…thì cần phải được lưu giữ riêng lẻ trước khi Công ty công trình công cộng TP Phan Thiết thu gom. Về giáo dục và truyền thông môi trường Tổ chức các lớp tập huấn về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên (năng lượng, nước và nguyên vật liệu), về phân loại rác tại nguồn, về phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm từ quy trình sản xuất và về hệ thống quản lý môi trường cho cán bộ công nhân viên. Tổ chức các hội nghị chuyên đề và các hình thức thảo luận về các chủ đề này cho các cán bộ công nhân viên và có thể lồng ghép các vấn đề môi trường và phát triển bền vững vào các cuộc họp thường niên, quý,.. Tổ chức và khuyến khích công nhân viên tham gia các hoạt động, cuộc thi vì môi trường, ví dụ như cuộc thi trồng cây tạo khuôn viên xanh, giữ gìn bờ biển sạch của Thành phố,… Về tuân thủ luật pháp môi trường Đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại với Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận. Các chất thải nguy hại tại Công ty thường là các bóng đèn huỳnh quang; chai, lọ đựng dầu, nhớt; vải, giẻ dính dầu,… Tuân thủ các quy định pháp luật về đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường và đề án bảo vệ môi trường. Xây dựng các quy định về bảo vệ môi trường và triển khai thực hiện trong phạm vi quản lý của Công ty trên cơ sở chấp hành các văn bản luật, các nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường. Xây dựng các tiêu chuẩn cơ sở về vệ sinh và bảo vệ môi trường sát với thực tế hoạt động của Công ty trên cơ sở các tiêu chuẩn quốc gia, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và địa phương về môi trường. CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Đất nước ta đang trên con đường hội nhập đầy khó khăn và thử thách, để cạnh tranh được trên thị trường trong nước và thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải phấn đấu trên rất nhiều mặt. Chính vì vậy, việc nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001: 2004 cho Công ty TNHH May Thuận Tiến ngoài lợi ích sẽ tạo lập một môi trường lao động được tốt hơn còn giúp cho Công ty tự trang bị hành trang vững chắc trước ngưỡng cửa hội nhập với hình ảnh Công ty ngày càng được nâng cao. Mục tiêu của luận văn là đề xuất một HTQLMT theo ISO 14001: 2004 cho Công ty TNHH May Thuận Tiến. Kết quả thu được từ đề tài có thể tóm tắt như sau: Nghiên cứu phương pháp luận PDCA và các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001: 2004 để áp dụng cho Công ty TNHH May Thuận Tiến. Khảo sát hiện trạng môi trường và tìm ra các khía cạnh môi trường có ý nghĩa của Công ty TNHH May Thuận Tiến từ đó xây dựng một HTQLMT thích hợp cho Công ty. Xây dựng một hệ thống văn bản tài liệu cho Công ty TNHH May Thuận Tiến để việc quản lý môi trường được thực hiện dễ dàng và theo một quy trình nhất định. Đề xuất các bước thực hiện và các biện pháp hỗ trợ cho HTQLMT. Tác giả hy vọng với những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho Công ty TNHH May Thuận Tiến trong quá trình hoạt động và phát triển. Đây cũng là cơ sở đáng tin cậy để Công ty TNHH May Thuận Tiến tham khảo xây dựng HTQLMT theo ISO 14001: 2004 trong thời gian sắp đến. KIẾN NGHỊ Để việc thực hiện HTQLMT của Công ty đạt hiệu quả cao và đáp ứng được những mục tiêu đã đề ra thì các cấp lãnh đạo tại Công ty cần quan tâm tạo điều kiện nhiều hơn đến công tác nghiên cứu áp dụng ISO 14001. Giám đốc Công ty TNHH May Thuận Tiến phải cam kết và ban hành chính sách môi trường cho toàn Công ty, theo dõi thường xuyên việc thực hiện và tuân thủ chính sách môi trường này. Ban lãnh đạo về môi trường xác lập và thực hiện báo cáo giám sát môi trường hoàn chỉnh cho Công ty để việc theo dõi các khía cạnh môi trường của Công ty được chính xác hơn. Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001 cho Công ty với hệ thống văn bản tài liệu đầy đủ hơn (các thủ tục khác, các hướng dẫn công việc cụ thể,…) Nghiên cứu tích hợp Hệ thống quản lý môi trường 14001:2004 với Hệ thống quản lý chất lượng 9001:2000 cho Công ty. TÀI LIỆU THAM KHẢO Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TIÊU CHUẨN/207 (2005), Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 14001:2005, ISO 14001:2004: Hệ thống quản lý môi trường – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng, Bộ tài nguyên và môi trường. Công ty TNHH May Thuận Tiến (2009), Kết quả khảo sát môi trường lao động Công ty TNHH May Thuận Tiến 2009. Công ty TNHH May Thuận Tiến, Hệ thống tài liệu của Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000 của Công ty TNHH May Thuận Tiến. Công ty TNHH May Thuận Tiến, Bản cam kết bảo vệ môi trường của Công ty TNHH May Thuận Tiến. Lê Thị Hồng Trân (2008), Thực thi hệ thống quản lý môi trường - ISO 14001, NXB ĐHQGTP.HCM. Trần Thị Tường Vân (2009), Nghiên cứu xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14001:2004 cho các trường đại học tại TP. HCM, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. HCM. www.vpc.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxdoantotnghiepn07.docx
  • docxPHỤ LỤC 307.docx
  • docxbia_da07.docx
  • docxPHỤ LỤC 1n07.docx
  • docxPHỤ LỤC 207.docx
Tài liệu liên quan