Nghiên cứu công nghệ mạng không dây wimax, mô hình triển khai ứng dụng tại VDC
Wi-Fi hiện đang là công nghệ kết nối không dây "nóng" xét từ nhiều góc độ. Tuy nhiên theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia, Wi-Fi chẳng qua cũng chỉ là "công nghệ mở đường" cho hàng loạt chuẩn kết nối không dây mới ưu việt hơn như WiMAX, 802.16e, 802.11n và Ultrawideband.
Tổ chức phi lợi nhuận WiMAX bao gồm các công ty sản xuất thiết bị và linh kiện truyền thông hàng đầu thế giới đang nỗ lực thúc đẩy và xác nhận tính tương thích và khả năng hoạt động tương tác của thiết bị truy cập không dây băng thông rộng tuân theo chuẩn kỹ thuật IEEE 802.16 và tăng tốc độ triển khai truy cập không dây băng thông rộng trên toàn cầu. Do đó các chuẩn 802.16 thường được biết
11 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1541 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu công nghệ mạng không dây wimax, mô hình triển khai ứng dụng tại VDC, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I
TỔNG QUAN VỀ MẠNG KHÔNG DÂY
Thế nào là mạng không dây:
Thế nào là mạng không dây:
Mạng không dây (Wireless Network) là một hệ thống các thiết bị được nhóm lại với nhau, có khả năng giao tiếp thông qua sóng Radio thay vì các đường truyền bằng dây. Mạng không dây đang thực sự thay thế cho mạng máy tính có dây, cung cấp khả năng xử lý linh động hơn và tự do hơn cho các hoạt động kinh doanh. Người dùng có thể truy nhập vào mạng Intranet của nội bộ công ty, hoặc mạng Internet (WWW) từ bất cứ địa điểm nào trong vùng phủ sóng của mạng không dây mà không bị ràng buộc bởi các kết nối vật lý.
Hoạt động của mạng không dây:
Trong mô hình mạng không dây điển hình, bộ chuyển đổi (hay còn gọi là điểm truy cập) sẽ kết nối tới mạng có dây từ một vị trí cố định thông qua cáp Ethernet chuẩn. Điểm truy cập nhận, lưu trữ tạm và truyền dữ liệu giữa các thành phần (đối tượng) của mạng không dây (máy tính xách tay, máy in, thiết bị cầm tay hoặc bất cứ một thiết bị không dây nào) với kiến trúc mạng có dây. Một điểm truy cập đơn có thể hỗ trợ một nhóm nhỏ người dùng và có vùng phủ sóng khoảng 100m (với WiFi) hay 50 km (với WiMAX). Mỗi máy tính xách tay được trang bị một Card mạng để hỗ trợ truy nhập vô tuyến.
Người dùng được trang bị thiết bị cầm tay hoặc máy tính xách tay có thể truyền dữ liệu khi truy nhập mạng khi đang trong vùng phủ sóng của thiết bị mà không cần sử dụng các dây mạng, điều này tạo nên những lợi thế nhất định của mạng không dây cho những văn phòng mà ở đó có sự thay đổi vị trí thường xuyên của người truy nhập, việc lắp đặt hệ thống mạng đơn giản hơn. Ngời ra, khả năng chạy dự phòng của các thiết bị mạng không dây cho phép các máy tính xách tay vừa di chuyển vừa kết nối mạng mà không ảnh hưởng đến chất lượng của kết nối. Thiết bị không dây có thể giao tiếp với hệ điều hành mạng thông qua Card điều hợp không dây.
Chi phí đầu tư cho mạng không dây:
Việc đầu tư cho mạng không dây đòi hỏi các doanh nghiệp phải đầu tư cho các thiết bị phần cứng (điểm truy nhập, bộ điều hợp mạng không dây), phần mềm, thủ tục cài đặt và một số lượng tương đối kiến thức vè công nghệ thông tin. Quá trình cài đặt và sửa chữa sẽ không phải tốn quá nhiều công sức lao động vì không dính dáng nhiều đến dây cáp truyền dữ liệu. Tương tự, quá trình di chuyển, bổ xung và sửa đổi đối với mạng không dây cũng đơn giản hơn và do đó có thể giảm được giá thành lao động. Do tính hiệu quả lao động được tính cho khả năng linh động của nhân viên nên các doanh nghiệp đầu tư vào mạng không dây sẽ nhanh chóng thu lại vốn và sinh lãi.
Lợi ích của mạng không dây:
Khả năng ứng dụng rộng rãi trên phạm vi rộng, sự phát triển nhanh chóng của Internet và dịch vụ trực tuyến là lợi ích của việc chia sẻ dữ liệu và tài nguyên. Với mạng không dây, người dùng truy nhập vào thông tin chia sẻ không cần hệ thống dây kết nối, không cần lắp đặt hoặc di chuyển dây khi nguời quản trị mạng thiết lập mở rộng mạng. Mạng không dây có các ưu điểm nổi trội về hiệu suất, sự tiện lợi và chi phí xây dựng.
Mạng không dây có thể cho phép người dùng truy cập thông tin theo thời gian thực từ bất cứ vị trí nào trong phạm vi phủ sóng do vậy sẽ tăng được năng suất lao động.
Sự dễ dàng và tốc độ triển khai: Mạng không dây không yêu cầu quá trình lắp đặt tốn kém và mất nhiều thời gian.
Cài đặt, cấu hình linh hoạt: Công nghệ không dây cho phép mạng kết nối đến mọi nơi, nhưng đối với mạng có dây là không thể.
Hạ thấp chi phí triển khai: Mặc dù đầu tư ban đầu về phần cứng có thể cao hơn mạng có dây, tuy nhiên xét về chi phí tổng thể và chi phí theo tuổi thọ có thể thấp hơn đáng kể. Về lâu dài, mạng không dây sẽ đem lại lợi ích rất lớn trong các môi truờng hoạt động yêu cầu sự thay đổi và di chuyển nhiều.
Khả năng mở rộng: Hệ thống mạng không dây có thể cấu hình trong nhiều mô hình để đáp ứng các ứng dụng và cấu hình đặc thù dễ dàng thay đổi và phạm vi từ mạng điểm - điểm xây dựng cho số nhỏ người dùng đến các mạng phối hợp với hàng ngàn người dùng cho phép chuyển vùng trên phạm vi rộng.
Khả năng phân tải và dịch vụ chuyển tốc độ truyền dẫn: Các điểm truy cập có khả năng chia tải nếu xảy ra nghẽn mạng tại một thời điểm nhất định trong mạng.
Tính năng lọc gói, dự phòng, phân tải và tính năng quản lý tiên tiến.
Đối tượng sử dụng mạng không dây:
Mạng không dây đang trở nên rất phổ biến trong các môi trường:
Hệ thống thông tin doanh nghiệp: Các nhà quản lý mạng có thể di chuyển nhân viên, lập ra các văn phòng tạm thời, hoặc cài đặt máy in và nhiều thiết bị khác mà không bị ảnh hưởng bởi chi phí và các tính phức tạp của mạng có dây. Cấp lãnh đạo có thể truy nhập vào hệ thống thông tin quan trọng của công ty từ phòng họp thông qua các thiết bị cầm tay được cài đặt Card không dây.
Du lịch: Khách sạn và các điểm du lịch có thể xử lý thông tin đặt phòng, yêu cầu dịch vụ hoặc thông tin về hành lý của khách hàng.
Giáo dục: Sinh viên và giảng viên có thể liên lạc với nhau từ bất cứ vị trí nào trong khuôn viên trường đại học để trao đổi thông tin hoặc tải về các bài giảng có sẵn trên mạng. Mạng không dây còn giảm thiểu nhu cầu sử dụng phòng Lab.
Thông tin sản phẩm: Các nhân viên chịu trách nhiệm về xuất kho có thể cập nhật và trao đổi các thông tin quan trọng của sản phẩm.
Y tế: Bác sỹ, y tá có thể trao đổi các thông tin về bệnh nhân hoặc liệu pháp chữa trị.hong dacn trongep
Tổng quan các chuẩn không dây:
Hiện nay, căn cứ vào phạm vi sử dụng, tốc độ kết nối, chúng ta có những chuẩn không dây tương ứng với các mô hình mạng truyền thống. Hình 1.1 cho ta cái nhìn tổng quan về các chuẩn mạng không dây.
Hình 1.1: Tổng quan về các chuẩn không dây.
Mạng PAN - Personal Area Network: Chuẩn WPAN được ứng dụng trong phạm vi gia đình, hoặc trong không gian xung quanh của 1 cá nhân, tốc độ truyền dẫn trong nhà có thể đạt 480 MB/giây trong phạm vi 10m. Trong mô hình mạng WPAN, có sự xuất hiện của các công nghệ Bluetooth dựa trên chuẩn IEEE 802.15(Institute for Electrical and Electronics Engineers). Hiện nay 802.15 này đang được phát triển thành 802.15.3 được biết đến với tên công nghệ Ultrawideband - siêu băng thông.
Mạng LAN – Local Area Network: mạng WirelessLAN sử dụng chuẩn IEEE 802.11 bao gồm các chuẩn 802.11a, 802.11b, 802.11g, 802.11n… WLAN là một phần của giải pháp vǎn phòng di động, cho phép người sử dụng kết nối mạng LAN từ các khu vực công cộng như văn phòng, khách sạn hay các sân bay. Tại Việt Nam WLAN đã được triển khai ứng dụng ở nhiều nơi. Công nghệ này cho phép người sử dụng có thể sử dụng, truy xuất thông tin, truy cấp Internet với tốc độ lớn hơn rất nhiều so với phương thức truy nhập gián tiếp truyền thống.
Mạng MAN: Mạng WMAN sử dụng chuẩn IEEE 802.16, được hoàn thành vào tháng 10/2001 và được công bố vào ngày 8/2002, định nghĩa đặc tả kỹ thuật giao diện không gian WirelessMAN cho các mạng vùng đô thị. Việc đưa ra chuẩn này mở ra một công nghệ mới truy nhập không dây băng rộng WiMAX cho phép mạng không dây mở rộng phạm vi hoạt động tới gần 50 km và có thể truyền dữ liệu, giọng nói và hình ảnh video với tốc độ nhanh hơn so với đường truyền cáp hoặc ADSL. Đây sẽ là công cụ hoàn hảo cho các ISP muốn mở rộng hoạt động vào những vùng dân cư rải rác, nơi mà chi phí triển khai ADSL và đường cáp quá cao hoặc gặp khó khăn trong quá trình thi công.
Mạng WAN: Trong tương lai, các kết nối Wireless WAN sẽ sử dụng chuẩn 802.20 để thực hiện các kết nối diện rộng.
Công nghệ WiMAX:
Wi-Fi hiện đang là công nghệ kết nối không dây "nóng" xét từ nhiều góc độ. Tuy nhiên theo nhìn nhận của nhiều chuyên gia, Wi-Fi chẳng qua cũng chỉ là "công nghệ mở đường" cho hàng loạt chuẩn kết nối không dây mới ưu việt hơn như WiMAX, 802.16e, 802.11n và Ultrawideband.
Tổ chức phi lợi nhuận WiMAX bao gồm các công ty sản xuất thiết bị và linh kiện truyền thông hàng đầu thế giới đang nỗ lực thúc đẩy và xác nhận tính tương thích và khả năng hoạt động tương tác của thiết bị truy cập không dây băng thông rộng tuân theo chuẩn kỹ thuật IEEE 802.16 và tăng tốc độ triển khai truy cập không dây băng thông rộng trên toàn cầu. Do đó các chuẩn 802.16 thường được biết đến với cái tên WiMAX.
Chuẩn IEEE 802.16 đầu tiên được hoàn thành năm 2001 và công bố vào năm 2002 thực sự đã đem đến một cuộc cách mạng mới cho mạng truy cập không dây. Nếu như Wireless LAN đuợc phát triển để cung cấp dịch vụ truy nhập Internet cho mạng LAN không dây, nâng cao tính linh hoạt của truy nhập Internet cho những vùng tập trung đông dân cư trong những phạm vi hẹp thì với WiMAX ngoài khả năng cung cấp dịch vụ ở vùng đô thị nó còn giải quyết được những vấn đề khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ Internet cho những vùng thưa dân, ở những khoảng cách xa mà công nghệ xDSL sử dụng dây đồng không thể đạt tới. Áp dụng WiMAX về cơ bản sẽ mang lại khả năng kết nối không dây cho toàn bộ một thị trấn. Giải pháp này giúp thu ngắn khoảng cách giữa những vùng quê xa xôi hẻo lánh với những vùng thành thị hiện đại.
WiMAX cũng là một sự phát triển kế tiếp từ dịch vụ cung cấp băng thông giữa LAN nâng cấp lên mạng WAN. WiMAX sử dụng chuẩn kết nối 802.16 có nhiều đặc điểm nổi trội hơn về tốc độ, phạm vi phủ sóng so với chuẩn kết nối không dây hiện nay là 802.11. Không giống như chuẩn 802.11 chỉ có thể phủ sóng trong một khu vực nhỏ, WiMAX có thể phủ sóng một vùng rộng tới 50 km với tốc độ lên đến 70Mbps. WiMAX cung cấp truy nhập băng rộng không dây cố định theo hai phương pháp điểm - điểm (Point to Point ) hoặc điểm - đa điểm (Point to Multipoint).
Chuẩn IEEE 802.16, một mạng vùng đô thị không dây cung cấp sự truy nhập mạng cho các tòa nhà thông qua anten ngoài trời có thể truyền thông với các trạm phát sóng cơ sở (BS). Do hệ thống không dây có khả năng hướng vào những vùng địa lý rộng, hoang vắng mà không cần phát triển cơ sở hạ tầng tốn kém như trong việc triển khai các kết nối cáp nên công nghệ tỏ ra ít tốn kém hơn trong việc triển khai và như vậy dẫn đến sự truy cập băng rộng tăng lên ở khắp mọi nơi. Một ăng ten WiMAX có hiệu quả đầu tư cao hơn khi cung cấp băng thông rộng tới các hộ gia đình trong bán kính lên tới 50 km, loại bỏ hoàn toàn các chi phí liên quan tới việc triển khai các hệ thống dây kết nối. Với công nghệ được mở rộng, nó là chuẩn được phát triển để hỗ trợ những người dùng luôn cần sự di chuyển.
Chuẩn IEEE 802.16 đã được thiết kế để mở ra một tập các giao diện không gian (air interfaces) dựa trên một giao thức MAC thông thường nhưng với các đặc tả lớp vật lý phụ thuộc vào việc sử dụng và những điều chỉnh phổ có liên quan. Chuẩn này được mở rộng hỗ trợ giao diện không gian cho những tần số trong băng tần 10 – 66 GHz. Với phương pháp điều chế đơn sóng mang 802.16 hỗ trợ cả hai phương pháp song công phân chia theo thời gian TDD (Time Division Duplexing) hay phân chia theo tần số FDD (Frequency Division Duplexing).
Năm 2003, IEEE đưa ra chuẩn không dây 802.16a để cung cấp khả năng truy cập băng rộng không dây ở đầu cuối và điểm kết nối bằng băng tần 2-11 GHz với khoảng cách kết nối tối đa có thể đạt tới 50 km trong trường hợp kết nối điểm điểm và 7-10 km trong trường hợp kết nối từ điểm đa điểm. Tốc độ truy nhập có thể đạt tới 70 Mbps. Trong khi với dải tần 10-66Ghz chuẩn 802.16 - 2001 phải yêu cầu tầm nhìn thẳng, thì với dải tần 2-11Ghz chuẩn 802.16a cho phép kết nối mà không cần thoả mãn điều kiện tầm nhìn thẳng, tránh được tác động của các vật cản trên đường truyền như cây cối, nhà cửa. Chuẩn này sẽ giúp ngành viễn thông có các giải pháp như cung cấp băng thông theo yêu cầu, với thời gian thi công ngắn hay băng thông rộng cho hộ gia đình mà công nghệ thuê bao số hay mạng cáp không tiếp cận được.
Tháng 07/2004 IEEE đưa ra chuẩn 802.16-2004 thường được gọi với tên 802.16-d. Chuẩn này được hình thành dựa trên sự tích hợp các chuẩn 802.16-2001, 802.16a, 802.16c.
Chúng ta có thể hình dung cơ chế hoạt động của mạng WiMAX như mạng điện thoại di động. Nghĩa là có một tổng đài phát sóng và một mạng lưới các trạm phát WiMAX để phủ sóng đến từng nhà. Phạm vi phủ sóng của trạm WiMAX đạt 50km. Hình 1.2 mô tả một ví dụ về mạng WiMAX.
Hình 1.2: Mô hình mạng WiMAX.
Các chuẩn IEEE 802.16 tiêu biểu:
Ban đầu chuẩn IEEE 16 chỉ có một sự đặc tả lớp MAC. Sau một loạt những nghiên cứu đã đưa thêm vào nhiều sự khác biệt về những đặc tả lớp vật lý (PHY) như những sự chỉ định trải phổ mới, cả cấp phép và không cấp phép, đã trở nên có giá trị. Dưới đây trình bày bản tóm tắt ngắn gọn về những sự mở rộng khác nhau và các dải tần của họ chuẩn IEEE 802.16.
IEEE 802.16 - 2001
Những đặc tả ban đầu của chuẩn IEEE 802.16 đã định nghĩa lớp MAC và PHY có khả năng cung cấp truy nhập băng rộng không dây cố định (Fixed Fixed Wireless Access) theo mô hình điểm - điểm và điểm - đa điểm. Chuẩn IEEE 802.16 đã được thiết kế để mở ra một tập các giao diện không gian (air interfaces) dựa trên một giao thức MAC thông thường nhưng với các đặc tả lớp vật lý phụ thuộc vào việc sử dụng và những điều chỉnh phổ có liên quan. Chuẩn này được mở rộng hỗ trợ giao diện không gian cho những tần số trong băng tần 10 – 66 GHz. Với phương pháp điều chế đơn sóng mang 802.16 hỗ trợ cả hai phương pháp song công phân chia theo thời gian TDD (Time Division Duplexing) hay phân chia theo tần số FDD (Frequency Division Duplexing).
Trong khi chuẩn IEEE 802.11 dùng phương pháp truy nhập nhạy cảm sóng mang có cơ chế tránh xung đột (Carrier Sense Multiple Access with Collision Avoidance - CSMA/CA) để cho phép khi nào một node trên mạng được phép truyền dữ liệu, thì lớp MAC của IEEE 802.16-2001 sử dụng một mô hình hoàn toàn khác để điều khiển sự truyền dẫn trên mạng. Trong thời gian truyền dẫn, phương pháp điều chế được ấn định bởi BS và chia sẻ với tất cả các node trong mạng trong thông tin broadcast cho cả đường lên và đường xuống. Bằng việc lập lịch cho việc truyền dẫn, vấn đề các node ảo đã được loại trừ. Thuê bao chỉ cần nghe tín hiệu từ BS và sau đó là từ các node trong phạm vi phủ sóng của BS đó. Ngoài ra, thuật toán lập lịch có thể thay đổi khi xảy ra quá tải hoặc khi số thuê bao tăng lên quá nhiều.
Trạm thuê bao (Subscriber Stations - SS) có thể thương lượng về độ rộng dải tần được cấp phát trong một burst cơ bản, cung cấp một lịch truy nhập mềm dẻo. Các phương pháp điều chế được định nghĩa bao gồm: PSK, 16-QAM và 64-QAM. Chúng có thể thay đổi từ khung (frame) này tới khung khác, hay từ SS này tới SS khác tuỳ thuộc vào tình trạng của kết nối. Khả năng thay đổi phương pháp điều chế và phương pháp sửa lỗi không lần ngược FEC (Forward Error Correction) theo các điều kiện truyền dẫn hiện thời cho phép mạng thích ứng nhanh chóng với điều kiện thời tiết, như fading do mưa. Các tham số truyền dẫn ban đầu được thoả thuận thông qua một quá trình tương tác gọi là Initial Ranging. Trong quá trình này thì năng lượng, phương pháp điều chế và timing feedback được cung cấp bởi BS được kiểm soát và quản lý theo điều kiện hiện thời của kết nối.
Phương pháp song công của kênh đường lên và đường xuống được sử dụng hoàn toàn theo một trong hai phương pháp TDD (Time Division Duplexing) hoặc FDD (Frequency Division Duplexing).
Quan trọng hơn nữa, chuẩn IEEE 802.16-2001 kết hợp chặt chẽ các đặc tính có khả năng cung cấp chất lượng dịch vụ khác nhau xuống lớp vật lý. Khả năng hỗ trợ chất lượng dịch vụ được xây dựng dựa theo khái niệm về lưu lượng dịch vụ (service flows), nó được xác định một cách vừa đủ bởi một ID lưu lượng dịch vụ. Những lưu lượng dịch vụ này được mô tả bởi các tham số QoS của chúng như thời gian trễ tối đa và lượng jitter cho phép. Lưu lượng dịch vụ là đơn hướng và nó có thể được tạo ra bởi BS hoặc SS.
Đóng vai trò cốt lõi trong việc bảo mật của chuẩn IEEE 802.16 là lớp con riêng biệt (Privacy Sublayer). Mục đích chính của lớp con riêng biệt là cung cấp sự bảo mật trên các kết nối không dây của mạng. Nó được thực hiện thông qua việc mật mã hoá dữ liệu gửi giữa BS và SS. Để ngăn cản việc trộm dịch vụ, SS có thể được nhận thực qua chứng chỉ số X.509. Chứng chỉ này bao gồm khoá công khai của SS và địa chỉ MAC.
IEEE 802.16a-2003
Năm 2003, IEEE đưa ra chuẩn không dây 802.16a để cung cấp khả năng truy cập băng rộng không dây ở đầu cuối và điểm kết nối bằng băng tần 2-11 GHz với khoảng cách kết nối tối đa có thể đạt tới 50 km trong trường hợp kết nối điểm điểm và 7-10 km trong trường hợp kết nối từ điểm đa điểm. Tốc độ truy nhập có thể đạt tới 70 Mbps. Trong khi, với dải tần 10-66Ghz chuẩn 802.16 phải yêu cầu tầm nhìn thẳng thì với dải tần 2-11Ghz chuẩn 802.16a cho phép kết nối mà không cần thoả mãn điều kiện tầm nhìn thẳng, tránh được tác động của các vật cản trên đường truyền như cây cối, nhà cửa. Chuẩn này sẽ giúp ngành viễn thông có các giải pháp như cung cấp băng thông theo yêu cầu, với thời gian thi công ngắn hay băng thông rộng cho hộ gia đình mà công nghệ thuê bao số hay mạng cáp không tiếp cận được.
IEEE 802.16a bao gồm cả đặc tả lớp PHY và cải tiến lớp MAC cho khả năng truyền dẫn đa đường và giảm tối đa nhiễu. Các đặc tính được thêm vào cho phép sử dụng kỹ thuật quản lý năng lượng cao cấp hơn, và dãy anten thích ứng. Phương pháp dồn kênh phân chia theo tần số trực giao OFDM (Orthogonal Frequency Division Multiplexing OFDM) cung cấp thêm một sự lựa chọn cho phương pháp điều chế đơn sóng mang. Để cung cấp một kỹ thuật giảm thiểu can nhiễu trong các mạng không dây hiện nay, IEEE 802.16a cũng định nghĩa thêm phương pháp điều chế đa truy nhập phân chia theo tần số trực giao (Orthogonal Frequency Division Multiple Access – OFDMA – Modulation) trong phạm vi dải tần 2 – 11 GHz .
Vấn đề bảo mạt cũng được cải tiến, với rất nhiều đặc trưng lớp con riêng biệt được đưa thêm vào. Các đặc tính riêng biệt được sử dụng để nhận thực tác nhân gửi (sender) của một thông điệp MAC nào đó.
IEEE 802.16a cũng đưa thêm các tuỳ chọn hỗ trợ cho mạng Mesh, ở những nơi mà lưu lượng có thể được định tuyến từ SS tới SS. Đây là sự thay đổi từ chế độ PMP, khi mà lưu lượng chỉ được phép truyền giữa BS và SS. Sự bổ sung những đặc tả lớp MAC thích hợp cho phép việc lập lịch truyền dẫn giữa các SS của mạng Mesh mà không cần phải có sự kiểm soát của BS.
IEEE 802.16c-2002
Chuẩn IEEE 802.16c được đưa ra vào tháng 9/2002. Bản cập nhật đã sửa một số lỗi và sự mâu thuẫn trong bản tiêu chuẩn ban đầu và thêm vào một số profiles hệ thống chi tiết cho dẩi tần 10 – 66 GHz.
IEEE 802.16-2004
Chuẩn IEEE 802.16-2004 được chính thức phê chuẩn ngày 24/07/2004 và được công bố rộng rãi vào tháng 9/2004. IEEE 802.16 – 2004 thường được gọi với tên 802.16-REVd. Chuẩn này được hình thành dựa trên sự tích hợp các chuẩn 802.16-2001, 802.16a, 802.16c. Chuẩn mới này đã được phát triển thành một tập các đặc tả hệ thống có tên là IEEE 802.16-REVd, nhưng đủ toàn diện để phân loại như là một sự kế thừa hoàn chỉnh chuẩn IEEE 802.16 ban đầu. Tài liệu này dài hơn 900 trang và bao gồm một tập các chuẩn . Đây là phiên bản của chuẩn sẽ được áp dụng cho giấy chứng nhận chuẩn WiMAX (WiMAX certification).
IEEE 802.16e (802.16-2005):
Chuẩn 802.16 e được thông qua vào tháng 12/2005. Ngoài việc kế thừa các đặc điểm của các chuẩn khác thì chuẩn này hỗ trợ cả khả năng di động. Để có thể hỗ trợ được khả năng di động thì đã có một số thay đổi trong chuẩn như kỹ thuật đa truy nhập phân chia theo tần số sóng mang trực giao SOFDMA, kỹ thuật chuyển giao, điều khiển công suất để giảm nhiễu đồng thời tiết kiệm năng lượng cho thiết bị di động. Tần số hoạt động < 6GHz cho phép mở rộng phạm vi bao phủ. Chuẩn này đã mở ra nhiều ứng dụng mới trong tương lai.