Kết luận
Qua nghiên cứu 22 trường hợp thai lạc chỗ
tại VMC được chẩn đoán và điều trị tại khoa
sản Bệnh viện Trung Ương Huế và khoa sản
Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng
4/2015 đến tháng tháng 4/2016 chúng tôi ghi
nhận các triệu chứng lâm sàng nghèo nàn chỉ
mang tính gợi ý chẩn đoán; Chẩn đoán xác định
chủ yếu dựa vào siêu âm bằng đầu dò âm đạo;
Tuổi thai trung bình 7,9 ± 2,4 tuần; Đặc biệt cần
lưu ý các trường hợp bệnh nhân có VMC, được
chẩn đoán đang sẩy thai, sót nhau sau sẩy thai,
thai lưu được nạo buồng tử cung nhiều lần vẫn
ra máu kéo dài, siêu âm có khối echo bất thường
nằm mặt trước eo tử cung thì cần phải nghĩ đến
thai làm tổ tại VMC; Tỉ lệ điều trị thành công thai
làm tổ tại VMC với MTX khá cao 90,91 %, chỉ
có 2 trường hợp thất bại do túi thai lớn hoại tử
gây chảy máu cần phải phẫu thuật xẻ lấy khối
thai khâu bảo tồn tử cung hoặc cắt tử cung toàn
phần; Thời gian nằm viện trung bình 18,73 ±
6,78 ngày. Thời gian trung bình nồng độ βhCG
về âm tính 34,27± 6,05 ngày. Thời gian trung
bình khối thai biến mất trên siêu âm 108 ± 16
ngày. Theo dõi sau điều trị chủ yếu là theo dõi
khối âm vang hỗn hợp tại vị trí VMC và nồng độ
βhCG trong huyết thanh.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 10 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị thai lạc chỗ trên vết mổ đẻ cũ ở tuổi thai dưới 12 tuần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRẦN VIỆT KHÁNH, NGUYỄN THỊ KIM ANH
118
Tậ
p
14
, s
ố
03
Th
án
g
07
-2
01
6
P
H
Ụ
K
H
O
A
–
N
Ộ
I
TI
ẾT
,
V
Ô
S
IN
H
Trần Việt Khánh, Nguyễn Thị Kim Anh
Trường Đại học Y Dược Huế
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THAI LẠC CHỖ
TRÊN VẾT MỔ ĐẺ CŨ Ở TUỔI THAI DƯỚI 12 TUẦN
Tác giả liên hệ (Corresponding author):
Trần Việt Khánh,
email: drtranvietkhanh@gmail.com
Ngày nhận bài (received): 10/06/2016
Ngày phản biện đánh giá bài báo (revised):
24/06/2016
Ngày bài báo được chấp nhận đăng
(accepted): 30/06/2016
Từ khóa: Thai lạc chỗ, vết mổ
cũ, Methotrexat.
Keywords: Cesarean
scar ectopic pregnancy,
Methotrexate.
Tóm tắt
Mở đầu: Tần suất thai làm tổ tại sẹo vết mổ cũ (VMC) lấy thai ngày
càng gia tăng trong những năm gần đây và gây ra nhiều biến chứng
nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm.
Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá
kết quả điều trị thai lạc chỗ trên vết mổ đẻ cũ ở tuổi thai dưới 12 tuần.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 22
trường hợp thai làm tổ tại sẹo VMC lấy thai được chẩn đoán và điều trị
tại khoa sản Bệnh viện Trung Ương Huế và khoa sản Bệnh viện Trường
Đại học Y Dược Huế từ tháng 4/2015 đến tháng tháng 4/2016.
Kết quả: Các triệu chứng lâm sàng chỉ có giá trị gợi ý chẩn đoán:
rong huyết và không đau bụng hạ vị 40,9%, đau bụng hạ vị và không
rong huyết 13,64%, đau bụng hạ vị và rong huyết 31,82%, không
đau bụng hạ vị và không rong huyết 13,64%. Tuổi thai trung bình:
7,9 ± 2,4 tuần. Nồng độ βhCG trung bình trước điều trị: 38.965,422
± 58.457,548 mUI/ml. Hình ảnh siêu âm lòng tử cung (và kênh cổ
TC trống: 100%. Túi thai nằm mặt trước eo TC vị trí vết mổ cũ chiếm
59,09% ; khối echo bất thường mặt trước eo TC 40,1% ; độ dày lớp
cơ TC giữa túi thai và bàng quang ≤ 5mm chiếm 45,45%. Điều trị nôi
khoa với Methotrexat thành công 90,91 %, tỉ lệ thất bại 9,09% do túi
thai lớn hoại tử gây chảy máu cần phải phẫu thuật xẻ lấy khối thai
khâu bảo tồn tử cung hoặc cắt tử cung toàn phần. Thời gian nằm
viện trung bình: 18,73 ± 6,78 ngày. Thời gian trung bình nồng độ
βhCG về âm tính 34,27± 6,05 ngày. Thời gian trung bình khối thai
biến mất trên siêu âm 108 ± 16 ngày.
Kết luận: Thai làm tổ tại vết mổ đẻ cũ nếu được chẩn đoán sớm khi
chưa có biến chứng điều trị nội khoa tỉ lệ thành công cao.
Từ khóa: thai lạc chỗ, vết mổ cũ, Methotrexat.
Abstract
RESEARCH OF CLINICAL, PARACLINICAL
TẠ
P C
H
Í PH
Ụ
SẢ
N
- 14(03), 118 - 122, 2016
119
Tậ
p
14
, s
ố
03
Th
án
g
07
-2
01
6
FINDINGS AND TREATMENT OF CESAREAN SCAR ECTOPIC PRENANCIES
UNDER 12 WEEKS
Background: the incidence of ectopic pregnancy has been increased over recent years and causes
many dangerous complications if it is not diagnosed and treated early.
Objective: to research clinical, paraclinical and evaluate effectiveness treatment of cesarean scar
ectopic prenancies under 12 weeks.
Method: We research describe 22 cases cesarean scar ectopic pregnancies diagnosed and treated
in Obs-Gyn department of Hue central hospital and Hue University of Medicine and Pharmacy
hospital from 4/2015 to 4/2016.
Result: Vaginal haemorrhage and no lower abdoment pain (40,9%), lower abdoment pain and no
vaginal haemorrhage (13,64%), vaginal haemorrhage and lower abdoment pain (31,82%), no vaginal
haemorrhage and no lower abdoment pain (13,64%). Mean gestational ages: 7,9 ± 2,4 weeks. Mean
levels of βhCG befofe treated: 38.965,422 ± 58.457,548 mUI/ml. The images of untrasound the uterus
and cervical canal was empty: 100%. The gestational sac located at the cesarean scar: 59,09%.
The echo abnormal front cervical of uterus: 40,1%. The thickness uterine between gestational sac
and bladder ≤ 5mm: 45,45%. Treatment with Methotrexate success rate 90,91 %, unsuccess rate
9,09% due to large gestational sac necrosis need to total hysterectomy. Mean time stayed in hospital
18,73 ± 6,78 days. Mean time to levels of βhCG become negative: 34,27± 6,05 days. Mean time
gestational sac become negative in untrasound 108 ± 16 days.
Conclusion: Cesarean scar ectopic pregnancies was treated with Methotrexat success rate is high
if diagnosed early when no complications.
Key words: Cesarean scar ectopic pregnancy, Methotrexate.
1. Đặt vấn đề
Trước đây, theo y văn thế giới, tình trạng
mang thai tại vết mổ cũ (VMC) là một bệnh lý
hiếm gặp và là một dạng đặc biệt của thai lạc
chỗ [4,13]. Trường hợp đầu tiên được ghi nhận
trong một nghiên cứu của Larsen và Solomon vào
năm 1978 [9], Jurkovic đã báo cáo tỉ lệ thai làm
tổ trên vết mổ đẻ cũ ở London là 1/1800 trường
hợp sinh [7]. Tuy nhiên, ngày nay số bệnh nhân
được mổ đẻ ngày càng tăng và các tiến bộ trong
chẩn đoán của siêu âm qua âm đạo hoặc siêu
âm Doppler màu trong những năm gần đây kéo
theo tỉ lệ phát hiện thai lạc chỗ trên vết mổ đẻ cũ
ngày càng tăng lên đáng kể [7,12]. Về cơ bản
có các phương pháp điều trị sau: nội khoa sử
dụng methotrexate tiêm tại chỗ hoặc toàn thân
hoặc phối hợp, phẫu thuật, nút mạch tử cung.
Cho đến nay thai lạc chỗ trên vết mổ đẻ cũ vẫn
chưa có phương pháp điều trị hữu hiệu, việc lựa
chọn phương pháp điều trị vẫn tùy thuộc vào tình
trạng người bệnh, tuổi thai, nồng độ βhCG, mức
độ mất máu, vị trí khối thai [1].
Điều trị ưu tiên là chấm dứt thai kỳ sớm trong 3
tháng đầu ngay sau khi chẩn đoán xác định. Việc
trì hoãn điều trị có tiên lượng xấu vì gây nguy cơ vỡ
tử cung, rau cài răng lượt gây băng huyết nặng đe
dọa đến tính mạng của bệnh nhân [8,14]. Do vậy,
việc chẩn đoán sớm và điều trị thích hợp cho tình
trạng bệnh lý thai lạc chỗ trên vết mổ cũ là một vấn
đề bức thiết nhằm làm giảm tỉ lệ tai biến sản khoa
[10]. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nhằm
mục tiêu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm
sàng và đánh giá kết quả điều trị thai lạc chỗ trên
vết mổ đẻ cũ ở tuổi thai dưới 12 tuần.
2. Đối tượng và phương
pháp nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán là thai
lạc chỗ trên vết mổ đẻ cũ đến khám, theo dõi, điều
trị tại khoa sản bệnh viện Trung Ương Huế, khoa
Nồng độ βhCG trung bình trước điều trị:
38.965,422 ± 58.457,548 mUI/ml.
Điều trị nội khoa với Methotrexat thành công
90,91 %, tỉ lệ thất bại 9,09%
Thời gian trung bình nồng độ βhCG về âm tính
34,27± 6,05 ngày. Thời gian trung bình khối thai
biến mất trên siêu âm 108 ± 16 ngày.
4. Bàn luận
Trong thời gian 12 tháng, từ tháng 4/2015 đến
tháng 4/2016, đã có 22 bệnh nhân được chẩn
đoán và điều trị thai lạc chỗ tại vị trí vết mổ đẻ cũ.
Tuổi mẹ trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi
là 34,55±4,64 tuổi, tuổi thai trung bình là 7,9 ± 2,4
tuần. Theo Trương Diễm Phượng tuổi mẹ trung bình
là 35±4,7 tuổi, tuổi thai trung bình là 6,9±1,2 tuần
[4]. Theo Đinh Thị Phương Minh tuổi mẹ trung bình là
33,12±7,13 tuổi, tuổi thai trung bình là 8,5±2,5 tuần
[3]. Theo David tuổi thai phát hiện được trung bình
từ 7,5±2,5 tuần [6]. Các kết quả này cũng tương tự
so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi. Việc phát
hiện sớm khi tuổi thai còn nhỏ rất có giá trị cho xử trí.
Số bệnh nhân có tiền sử mổ lấy thai từ 2 lần trở
lên chiếm tỉ lệ 59,09% trong nghên cứu của chúng
tôi. Theo Rotas thì thai lạc chỗ tại VMC thường gặp
ở người có tiền sử mổ đẻ từ 2 lần trở lên [13].
TRẦN VIỆT KHÁNH, NGUYỄN THỊ KIM ANH
120
Tậ
p
14
, s
ố
03
Th
án
g
07
-2
01
6
P
H
Ụ
K
H
O
A
–
N
Ộ
I
TI
ẾT
,
V
Ô
S
IN
H
sản bệnh viện Trường Đại Học Y Dược Huế từ tháng
4/2015 đến tháng 4/2016.
Tiêu chuẩn chọn bệnh: Bệnh nhân được chẩn
đoán là thai lạc chỗ trên vết mổ đẻ cũ, dựa vào tiêu
chuẩn trên siêu âm [2] gồm không thấy hình ảnh
túi ối trong buồng tử cung; Không thấy hình ảnh
túi ối trong ống cổ tử cung; Có hình ảnh túi ối, có
hoặc không có âm vang thai, có hoặc không có
tim thai ở mặt trước eo tử cung; Giảm độ dày của
lớp cơ tử cung giữa túi ối và bàng quang. Tuổi thai
dưới 12 tuần. Đồng ý tham gia nghiên cứu và tuân
thủ điều trị.
Trong khoảng thời gian nghiên cứu chúng tôi
đã ghi nhận được 22 trường hợp được chẩn đoán
vào viện là thai làm tổ tại vết mổ cũ (VMC) phù hợp
với tiêu chuẩn chọn bệnh.
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô
tả loạt ca.
Phương pháp điều trị:
o MTX (50mg/2ml) 1 liều duy nhất toàn thân
kết hợp tiêm 1 liều tại chỗ vào khối thai.
o Phẫu thuật xẻ lấy khối thai, khâu bảo tồn tử cung.
o Phẫu thuật cắt tử cung toàn phần cấp cứu.
Đánh giá sức khỏe bệnh nhân sau điều trị: các
biểu hiện lâm sàng, thời gian βhCG về âm tính,
thời gian khối thai biến mất trên siêu âm.
3. Kết quả nghiên cứu
Tuổi mẹ trung bình là: 34,55±4,64 tuổi.
Độ tuổi bệnh nhân và số con hiện có cũng là
một trong những yếu tố định hướng cho chỉ định
điều trị.
Tuổi thai trung bình: 7,9 ± 2,4 tuần.
Tuổi
Tuổi 26-30 31-35 36-40 >40 Tổng số
n 3 11 4 6 22
Số lần mổ lấy thai
1 lần ≥ 2 lần
n 9 13 22
% 40,91 59,09 100
Bảng 1: Đặc điểm nhóm bệnh nhân
Kết quả siêu âm
Kết quả
siêu
âm
Hình ảnh siêu âm
lòng tử cung (TC) và
kênh cổ TC trống
Túi thai nằm mặt
trước eo TC vị trí
vết mổ cũ
Khối echo bất
thường mặt trước
eo TC
Độ dày lớp cơ TC
giữa túi thai và bàng
quang ≤ 5mm
n 22 13 9 10
% 100% 59,09% 40,1% 45,45%
Xét nghiệm βhCG
50.000
2 2 5 6 7
Bảng 3: Đặc điểm cận lâm sàng
Phương
pháp điều trị
MTX (50mg/2ml) 1 liều duy nhất
toàn thân kết hợp tiêm 1 liều tại
chỗ vào khối thai
Phẫu thuật xẻ lấy
khối thai, khâu bảo
tồn tử cung
Phẫu thuật cắt tử
cung toàn phần
cấp cứu
n 20 1 1
Tỉ lệ % 90,91 %, 4,55% 4,55%
Bảng 4: Phương pháp điều trị
Kết
quả
Thời gian trung bình
nồng độ βhCG về
âm tính
Thời gian trung bình
khối thai biến mất trên
siêu âm
Thời gian nằm viện
trung bình
Tỉ lệ cần truyền
máu trong điều trị
34,27± 6,05 ngày 108 ± 16 ngày 18,73 ± 6,78 ngày 18,18%(4/22 trường hợp)
Bảng 5: Kết quả điều trị
Triệu
chứng
Rong huyết và không
đau bụng hạ vị
Đau bụng hạ vị và
không rong huyết
Đau bụng hạ vị
và rong huyết
Không đau bụng hạ vị
và không rong huyết
n 9 3 7 3
% 40,9% 13,64% 31,82% 13,64%
Tuổi thai (tuần)
Tuổi thai 5 tuần 6 tuần 7 tuần 8 tuần 9 tuần 10tuần 11tuần 12tuần
n 2 8 1 4 1 3 1 2
Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng
TẠ
P C
H
Í PH
Ụ
SẢ
N
- 14(03), 118 - 122, 2016
121
Tậ
p
14
, s
ố
03
Th
án
g
07
-2
01
6
Các triệu chứng lâm sàng: rong huyết và không
đau bụng hạ vị 40,9%; đau bụng hạ vị và không
rong huyết 13,64%; đau bụng hạ vị và rong huyết
31,82%; không đau bụng hạ vị và không rong
huyết 13,64%. Theo Trương Diễm Phượng rong
huyết và không đau bụng hạ vị 38,2%; đau bụng
hạ vị đơn thuần 5,9%; đau bụng hạ vị và rong
huyết 25,5%; không có triệu chứng 32,4% [4].
Theo Đinh Thị Phương Minh rong huyết 78,57%;
đau bụng hạ vị 64,29% [3]. Trong báo cáo của
Nguyễn Huy Bạo cũng ghi nhận triệu chứng ra
máu âm đạo bất thường, băng huyết và đau bụng
hạ vị [1]. Như vậy các triệu chứng lâm sàng của
thai làm tổ tại VMC là không đặc hiệu, phần lớn
làm chúng ta nghĩ đến tình trạng bất thường thai
nghén trong quý I của thai kỳ.
Nồng độ βhCG trung bình trước điều trị:
38.965,422 ± 58.457,548 mUI/ml. Nồng độ
βhCG huyết thanh của bệnh nhân trong nghiên cứu
của chúng tôi là khá cao. Theo Trương Diễm Phượng
thì nồng độ βhCG trung bình trước điều trị 88.220
± 75.514 mUI/ml [4]. Theo Đinh Thị Phương Minh
thì nồng độ βhCG là 11.493±9.811mUI/ml [3].
Theo Wang Y.L thì nồng độ βhCG là 24.047 mUI/
ml [15]. Như vậy, định lượng nồng độ βhCG trước
điều trị có khoảng biến thiên khá rộng , điều này
liên quan mật thiết đến thời điểm chẩn đoán một
trường hợp thai làm tổ tại VMC.
Hình ảnh siêu âm: hình ảnh lòng tử cung (TC)
và kênh cổ TC trống 100%; túi thai nằm mặt trước
eo TC vị trí vết mổ cũ chiếm 59,09%; khối echo bất
thường mặt trước eo TC 40,1%; độ dày lớp cơ TC
giữa túi thai và bàng quang ≤ 5mm chiếm 45,45%.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng gần giống
với kết quả nghiên cứu của Đinh Thị Phương Minh;
100% có lòng TC và kênh CTC trống; túi thai nằm
vị trí VMC 46,43%; khối echo bất thường mặt trước
eo TC 53,57%, không thấy rõ lớp cơ tử cung giữa
túi thai và bàng quang 46,43% [3]. Việc chẩn
đoán thai làm tổ tại VMC, gần như hoàn toàn dựa
vào siêu âm, cụ thể là siêu âm bằng đầu dò âm
đạo, với độ nhạy và độ đặc hiệu cao trong chẩn
đoán thai làm tổ tại VMC [1,2,5,8].
90,91% bệnh nhân được điều trị thành công
với phác đồ MTX (50mg/2ml) 1 liều duy nhất toàn
thân kết hợp tiêm 1 liều tại chỗ vào khối thai. Có 2
trường hợp thất bại (9,09%) do túi thai lớn hoại tử
gây chảy máu cần phải phẫu thuật xẻ lấy khối thai
khâu bảo tồn tử cung hoặc cắt tử cung toàn phần.
Trong đó 1 trường hợp bệnh nhân được chuyển
viện với chẩn đoán sót rau sau sẩy thai và được
nạo buồng tử cung nhiều lần ở tuyến dưới, βhCG
có giảm sau điều trị, trên hình ảnh siêu âm là một
khối Echo hỗn hợp bất thường mặt trước eo tử cung
vị trí VMC, không thấy cấu trúc thai, tuy nhiên do
kích thước túi thai lớn hoại tử gây ra chảy máu kéo
dài nên bệnh nhân này được chỉ định mổ cấp cứu
cắt tử cung toàn phần và truyền 2 đơn vị máu. Theo
Nguyễn Huy Bạo cũng có ghi nhận 1 trường hợp
thai đang sẩy ra máu nhiều, nạo buồng tử cung
máu tiếp tục chảy nhiều phải mổ cấp cứu cắt tử
cung toàn phần [1]. Tác giả Li Sheng-ping cũng
đã báo cáo trường hợp này trong nghiên cứu năm
2004 tại Trung Quốc [10]. Trường hợp còn lại sau
khi điều trị nội, nồng độ βhCG còn cao , giảm rất
chậm, ra máu âm đạo dai dẳng lượng vừa, bệnh
nhân được chỉ định phẫu thuật xẻ lấy khối thai,
khâu bảo tồn tử cung. Theo Nguyễn Huy Bạo đã
báo cáo có 5/24 trường hợp phẫu thuật xẻ lấy
khối thai, khâu bảo tồn tử cung [1]. Tỉ lệ thành
công theo phác đồ điều trị nội khoa bằng MTX
theo Đinh Thị Phương Minh là 88,89% [3]; theo
Nguyễn Huy Bạo là 62,5% [1]; theo Wang Y.L là
72,5% [15]. Các kết quả này cho thấy việc điều trị
thai làm tổ tại VMC nội khoa với MTX mang lại tỉ lệ
thành công cao nếu được chẩn đoán sớm.
Chúng tôi đã thực hiện truyền máu cho 4/22
bệnh nhân (18,18%) rong huyết kéo dài sau nong
nạo nhiều lần ở tuyến dưới, 1 trường hợp khối thai
lớn hoại tử gây chảy máu nhiều sau điều trị MTX
và được chỉ định cắt tử cung toàn phần. Theo Đinh
Thị Phương Minh có 6/28 bệnh nhân được truyền
máu, 3/28 trường hợp cắt tử cung toàn phần [3].
Tiêu chí truyền máu cho bệnh nhân tại cơ sở của
chúng tôi khi lượng máu mất > 500ml hoặc dựa
vào xét nghiệm công thức máu của bệnh nhân [4].
Thời gian nằm viện trung bình 18,73 ± 6,78
ngày. Thời gian trung bình nồng độ βhCG về âm
tính 34,27± 6,05 ngày. Thời gian trung bình khối
thai biến mất trên siêu âm 108 ± 16 ngày. Theo
tác giả Đinh Thị Phương Minh thì thời gian nằm
viện trung bình 19 ± 6 ngày. Thời gian trung bình
nồng độ βhCG về âm tính 35± 8 ngày. Thời gian
trung bình khối thai biến mất trên siêu âm 113 ±
TRẦN VIỆT KHÁNH, NGUYỄN THỊ KIM ANH
122
Tậ
p
14
, s
ố
03
Th
án
g
07
-2
01
6
P
H
Ụ
K
H
O
A
–
N
Ộ
I
TI
ẾT
,
V
Ô
S
IN
H
44 ngày [3]. Theo Yan và cộng sự thời gian trung
bình nồng độ βhCG về âm tính 30-38 ngày [16].
Theo Luce và cộng sự sau 120 ngày thì khối thai
biến mất trên siêu âm [11].
5. Kết luận
Qua nghiên cứu 22 trường hợp thai lạc chỗ
tại VMC được chẩn đoán và điều trị tại khoa
sản Bệnh viện Trung Ương Huế và khoa sản
Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế từ tháng
4/2015 đến tháng tháng 4/2016 chúng tôi ghi
nhận các triệu chứng lâm sàng nghèo nàn chỉ
mang tính gợi ý chẩn đoán; Chẩn đoán xác định
chủ yếu dựa vào siêu âm bằng đầu dò âm đạo;
Tuổi thai trung bình 7,9 ± 2,4 tuần; Đặc biệt cần
lưu ý các trường hợp bệnh nhân có VMC, được
chẩn đoán đang sẩy thai, sót nhau sau sẩy thai,
thai lưu được nạo buồng tử cung nhiều lần vẫn
ra máu kéo dài, siêu âm có khối echo bất thường
nằm mặt trước eo tử cung thì cần phải nghĩ đến
thai làm tổ tại VMC; Tỉ lệ điều trị thành công thai
làm tổ tại VMC với MTX khá cao 90,91 %, chỉ
có 2 trường hợp thất bại do túi thai lớn hoại tử
gây chảy máu cần phải phẫu thuật xẻ lấy khối
thai khâu bảo tồn tử cung hoặc cắt tử cung toàn
phần; Thời gian nằm viện trung bình 18,73 ±
6,78 ngày. Thời gian trung bình nồng độ βhCG
về âm tính 34,27± 6,05 ngày. Thời gian trung
bình khối thai biến mất trên siêu âm 108 ± 16
ngày. Theo dõi sau điều trị chủ yếu là theo dõi
khối âm vang hỗn hợp tại vị trí VMC và nồng độ
βhCG trong huyết thanh.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Huy Bạo và Diêm Thị Thanh Thủy (2010), “Nhận xét 24 trường
hợp chửa ngoài tử cung trên sẹo mổ lấy thai điều trị tại bệnh viện phụ sản
Hà Nội năm 2009”, Hội nghị Vệt- Pháp- Châu Á- Thái Bình Dương lần thứ
X số 2/2010, pp. 132-135.
2. Đỗ Thị Ngọc Lan, Phạm Duy Duẫn, Đàm Thị Quỳnh Liên và Nguyễn
Thanh Thủy (2012), “tình hình điều trị chửa tại sẹo mổ lấy thai cũ tại bệnh
viện Phụ Sản Trung Ương từ tháng 3/2011 đến hết tháng 2/2012”, Tạp chí
Phụ Sản-10(2), pp. 173-183.
3. Đinh Thị Phương Minh, Lê Sỹ Phương, Nguyễn Văn Tuấn và Nguyễn
Trần Thảo Nguyên (2010), “đánh giá kết quả điều trị thai trên sẹo mổ lấy
thai tại khoa Phụ Sản bệnh viện Trung Ương Huế”, Tạp chí Phụ Sản số
2-3/2010, pp. 124-128.
4. Trương Diễm Phượng (2012), Điều trị thai ngoài tử cung bám ở vết mổ
cũ tuổi thai dưới 12 tuần tại bệnh viện Từ Dũ.
5. Diêm Thanh Thủy (2009), “Ba trường hợp chữa trên vết mỗ đẻ cũ
được điều trị bằng các phương pháp khác nhau”, Tạp chí Phụ Sản số
5/2009, pp. 60-63.
6. David A, Mc Kenna et MB... (2008), “by American intitute of Ultrasound in
medicin “, Med 2008;27, pp. 779-783. 0278-4297/08.
7. Jurkovic D, Woelfer B et Lawrence A (2003), “First-trimester diagnosis
and management of pregnancies implanted into the lower uterine segment
Cesarean section scar”, MJA, 183 (10), pp. 515-519.
8. Kirk E, Papageorghiou AT et Condous G (2007), “The dionostic
effectiveness of an initial transvaginal scan in detecting ectopic pregnancy”,
Human Reproduction; 22, 11, pp. 2824-2828.
9. Larsen JV et Solomon MH (1978 ), “Pregnancy in a uterine scar sacculus-
-an unusual cause of postabortal haemorrhage”, A case report. S Afr Med J
53, pp. 142-143.
10. Li Sheng-Ping et al (2004), “Cesarean scar pregnancy a case report”,
Chinese medical journal, 117 (2), pp. 316-317.
11. Luce Tulpin et al (2008), “Conservative management of a Cesarean
scar ectopic pregnancy: a case report”, Cases Journal, doi: 10.4076/1757-
1626-2-7794.
12. Rebecca et Deans (2009), “Hysteroscopic management of Cesareanscar
Ectopic pregnacy”, Fertily and Sterility, doi: 10.1016/j.fernstert, 2008.12.009.
13. Rotas MA, Haberman S et Levgur M (2006), “Cesarean scar ectopic
pregnancies: Etiology”, diagnosis, and management Obstet Gynecol 107,
pp. 1373-1381.
14. Seow KM, Cheng WC et Chuang J (2004), “A cesarean scar pregnancy:
issues in management”, Ultrasound Obstet Gynecol 23, pp. 247–253.
15. Wang Y.L et al (2006), “Operative laparoscopy for unrruptured ectopic
pregnancy in a cesarean scar”, BJOG, 113, pp. 1035-1038.
16. Yan CM (2007), “A report of four cases of Cesarean scar ectopic
pregnancies ina period of 12 month Department of obstertric ang
gynaecology, United Christan Hospital, Hong Kong”, Hong Kong Med J
2007; 13, pp. 141-143.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
nghien_cuu_dac_diem_lam_sang_can_lam_sang_va_ket_qua_dieu_tr.pdf