Trước đây, phương pháp điều tri u nhầy
ruột thừa ác tính là cắt đại tràng phải để cải thiện
tỉ lệ sống sau 5 năm. Tuy nhiên, báo cáo gần đây
của S. Gonzalez Moreno cho thấy cắt đại tràng
phải không làm cải thiện tỉ lệ sống sau 5 năm
trong điều trị u giả nhầy phúc mạc và u nhầy
ruột thừa có di căn ổ bụng. Theo tác giả, cắt đại
tràng phải được chỉ định cho những trường hợp
kết quả cắt lạnh u nhầy hay hạch vùng hồi đại
tràng có kết quả ác tính. Một chỉ định khác của
cắt đại tràng phải là diện cắt ở gốc ruột thừa còn
tế bào ác tính. Những trường hợp u giả nhầy
phúc mạc cần cắt ruột thừa và lấy chất nhầy
trong khoang phúc mạc để phân tích, nếu kết
quả cho thấy có tế bào biểu mô ác tính thì bệnh
nhân cần được điều trị tiếp bằng phẫu thuật
giảm tế bào (cytoreductive surgery) và hóa trị
trong ổ bụng (intraperitoneal chemotherapy)(3,11).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 61,7% bệnh
nhân được mổ mở cắt ruột thừa (có nhiều
trường hợp mổ đường Mac Burney), 20% cắt
ruột thừa nội soi, 6,7% mổ mở cắt manh tràng,
5% mổ mở cắt đại tràng phải và 5% cắt đại tràng
phải nội soi. Phần lớn những trường hợp mổ mở
cắt ruột thừa được thực hiện tại bệnh viện Bình
Dân trong thời kỳ chưa phát triển phẫu thuật nội
soi và cắt ruột thừa nội soi chưa được áp dụng
rộng rãi ở đây. Trong những trường hợp cắt ruột
thừa nội soi, bệnh phẩm đều được cho vào túi
cao su để lấy qua thành bụng. Trong 6 trường
hợp cắt đại tràng phải, 3 trường hợp kết quả giải
phẫu bệnh là bọc nhầy, 3 trường hợp còn lại là
ung thư nang tuyến nhầy. 4 trường hợp mổ mở
cắt manh tràng đều có kết quả giải phẫu bệnh
sau mổ là bọc nhầy ruột thừa. Qua nghiên cứu,
phương pháp phẫu thuật điều trị u nhầy ruột
thừa còn nhiều vấn đề chưa thống nhất với y
văn: mổ mở cắt ruột thừa nhưng mổ đường Mac
Burney sẽ không thám sát được phần còn lại của
ổ bụng, có ½ trường hợp cắt đại tràng phải và tất
cả các trường hợp cắt manh tràng quá chỉ định.
Theo chúng tôi, để chọn phương pháp phẫu
thuật phù hợp cần đánh giá kỹ gốc ruột thừa và
có kết quả cắt lạnh ở gốc ruột thừa trước khi
quyết định cắt manh tràng hay cắt đại tràng
phải.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, giá trị của chẩn đoánhình ảnh và phương pháp phẫu thuật u nhầy ruột thừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề HN KH KT BV Bình Dân 1
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, GIÁ TRỊ CỦA CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH
VÀ PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT U NHẦY RUỘT THỪA
Phạm Công Khánh*,Vương Thừa Đức*,Lê Quang Nghĩa
TÓM TẮT
Mở đầu: U nhầy ruột thừa là một bệnh ngoại khoa hiếm gặp, 0,2 – 0,3% trong tất cả các trường hợp
cắt ruột thừa, và chiếm khoảng 8% các loại u của ruột thừa. Tổn thương đặc trưng là tắc nghẽn, dãn nở và
tích tụ chất nhầy trong lòng ruột thừa.
Mục tiêu: Xác định đặc điểm lâm sàng, giá trị của chẩn đoán hình ảnh và phương pháp phẫu thuật u
nhầy ruột thừa.
Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành hồi cứu và mô tả tất cả những trường hợp được chẩn
đoán sau mổ là u nhầy ruột thừa tại bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM và bệnh viện Bình Dân từ
01/01/2000 – 31/7/2007.
Kết quả: Trong nghiên cứu của chúng tôi có 39 nữ và 21 nam, tuổi trung bình là 59. Biểu hiện lâm sàng
chủ yếu là đau bụng vùng hố chậu phải (70%) và khối u vùng hố chậu phải (36,7%), 9 bệnh nhân (15%) không
có triệu chứng. Siêu âm và chụp cắt lớp điện toán giúp chẩn đoán trước mổ đạt được độ chính xác cao. Về
phương pháp phẫu thuật, 61,7% bệnh nhân được mổ mở cắt ruột thừa, 20% bệnh nhân được cắt ruột thừa nội
soi, 6,7% mổ mở cắt manh tràng, 5% mổ mở cắt đại tràng, 5% cắt đại tràng nội soi. Kết quả giải phẫu bệnh sau
mổ: 83,3% bọc nhầy ruột thừa, 3,3% u nang tuyến nhầy, 13,3% ung thư nang tuyến nhầy.
Kết luận: U nhầy ruột thừa thường có biểu hiện đau bụng vùng hố chậu phải. Siêu âm và chụp cắt lớp
điện toán rất có giá trị trong việc chẩn đoán u nhầy ruột thừa. Phương pháp điều trị u nhầy ruột thừa chủ
yếu là cắt ruột thừa.
ABSTRACT
MUCOCELE OF THE APPENDIX: CLINICAL MANIFESTATIONS, THE ROLE OF ULTRASOUND
AND COMPUTED TOMOGRAPHY SCAN, AND SURGICAL METHODS
Pham Cong Khanh, Vuong Thua Duc, Le Quang Nghia
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 127 – 133
Background: Mucocele of the appendix is a rare pathology with an incidence of 0,2 – 0,3% and 8% of
appendiceal tumors. It is characterized by a located or diffuse distension of the appendix with a mucus-filled lumen.
Objectives: We define clinical manifestations, the role of ultrasound and CT scan, and surgical methods.
Method: We retrospectively describe 60 cases of mucocele of the appendix diagnosed at University
Medical Center and Binh Dan hospital between 01/01/2000 and 31/7/2007.
Results: A total of 39 females and 21 males with a mean age of 59 years are described. Most cases
manifested as abdominal pain and a palpable abdominal mass lo cated in right iliac fossa. 9 cases are
asymptomatic and discovered incidentally by ultrasound. Ultrasound and CT scan helped to achieve a
correct diagnosis. 61,7% of patients underwent open appendectomy, 20% of patients underwent laparoscopic
appendectomy, 6,7% had open cecectomy, 5% had open right hemicolectomy, 5% of patients underwent
laparoscopic right hemicolectomy. Pathology revealed simple mucocele in 83,3% of the cases, mucinous
cystadenoma in 3,3%, and mucinous cystadenocarcinoma in 13,3%.
* BM Ngoại tổng quát ĐH Y Dược -Tp.HCM
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề HN KH KT BV Bình Dân 2
Conclusions: Mucocele of the appendix usually presents as abdominal pain located in right iliac fossa.
Ultrasound and CT scan are important tools which help to achieve a correct diagnosis. Appendectomy is the
most popular technique in treatment.
Rokistansky là người đầu tiên báo cáo về u
nhầy ruột thừa vào năm 1842, tiếp sau đó có
nhiều công trình nghiên cứu về nguyên nhân,
bệnh học và điều trị u nhầy ruột thừa. U nhầy
ruột thừa được hình thành do sự tắc nghẽn ở gốc
ruột thừa gây ra sự dãn nỡ phần còn lại của ruột
thừa và tích tụ chất nhầy bên trong. Tùy theo
nguyên nhân tắc nghẽn mà diễn tiến của u nhầy
có thể cấp tính như viêm ruột thừa (do sỏi phân)
hay mạn tính (do tăng sản)(1,6,11,13). U nhầy ruột
thừa là một bệnh hiếm gặp với tỉ lệ khoảng 0,07
– 0,3% và chiếm khoảng 8% các trường hợp u
ruột thừa. 25 – 51% u nhầy ruột thừa không có
triệu chứng, 50% u nhầy ruột thừa được phát
hiện tình cờ qua siêu âm, nội soi đường tiêu hóa,
trong lúc mổ một bệnh lý khác. Tuy nhiên, nhiều
nghiên cứu cho rằng 50% u nhầy ruột thừa có
biểu hiện đau bụng vùng hố chậu phải. U nhầy
ruột thừa có thể lành tính hoặc ác tính, việc lựa
chọn phương pháp phẫu thuật tùy thuộc thương
tổn của u nhầy. Đặc biệt, chẩn đoán được u nhầy
trước mổ rất quan trọng vì giúp tránh làm vỡ u
nhầy trong lúc mổ, điều này sẽ hạn chế được
tình trạng u giả nhầy phúc mạc (pseudomyxoma
peritonei). Khoảng 10 – 15% u nhầy ruột thừa
diễn tiến thành u giả nhầy phúc mạc, đây là vấn
đề rất khó điều trị và tỉ lệ sống sau 5 năm chỉ
20%, sống sau 10 năm rất hiếm (3,6,11,13). Xuất phát
từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành đề tài
nghiên cứu này với các mục tiêu sau:
- Xác định các đặc điểm lâm sàng của u nhầy
ruột thừa.
- Xác định giá trị của chẩn đoán hình ảnh
(siêu âm và chụp cắt lớp điện toán) trong chẩn
đoán u nhầy ruột thừa.
- Xác định phương pháp phẫu thuật u nhầy
ruột thừa.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi đưa vào mẫu nghiên cứu tất cả
những trường hợp được chẩn đoán sau mổ là u
nhầy ruột thừa và kết quả giải phẫu bệnh thuộc
một trong ba nguyên nhân của u nhầy ruột thừa
(bọc nhầy ruột thừa, u nang tuyến nhầy, ung thư
nang tuyến nhầy) trong thời gian từ 01/01/2000 –
31/7/2007 tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
và Bệnh viện Bình Dân.
Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo
phương pháp hồi cứu và mô tả.
Các tham số được phân tích trong nghiên
cứu: tuổi, giới, biểu hiện lâm sàng và thời gian,
hình ảnh siêu âm, hình ảnh chụp cắt lớp điện
toán, phương pháp phẫu thuật và kết quả giải
phẫu bệnh. Kết quả siêu âm và chụp cắt lớp điện
toán được đánh giá dựa trên sự so sánh với chẩn
đoán sau mổ.
Các số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS
11.5. Kết quả được thống kê mô tả với các biến
định lượng được thể hiện bằng trung bình, giá
trị tối thiểu và tối đa. Các biến định tính được
thể hiện bằng tần suất (%), tần số (tỉ lệ). Ngoài ra,
hệ thống biểu đồ cũng được sử dụng để mô tả số
liệu nghiên cứu.
KẾT QUẢ
Tuổi và giới
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 60 bệnh
nhân bao gồm 39 nữ (65%) và 21 nam (35%), tỉ lệ
nữ: nam xấp xỉ 2: 1, tuổi trung bình là 59 (32 – 79).
Biểu hiện lâm sàng
Trong 60 bệnh nhân, 9 bệnh nhân hòan toàn
không có biểu hiện lâm sàng bệnh nhân tình cờ
được phát hiện u nhầy ruột thừa qua siêu âm. 51
bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng được trình
bày qua biểu đổ 1.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề HN KH KT BV Bình Dân 3
36,7%
3,3%5%
70%
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Đau bụng
vùng hố
chậu phải
Sốt Sụt cân U hố chậu
phải
Biểu đồ 1: Triệu chứng lâm sàng của u nhầy ruột
thừa
Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy đau
bụng vùng hố chậu phải là biểu hiện thường
gặp nhất, khối u vùng hố chậu phải gặp khoảng
1/3 các trường hợp. Thời gian khởi phát triệu
chứng thay đổi từ 1 ngày đến 2 năm, thời gian
trung bình là 2 tháng.
Hình ảnh siêu âm
55 bệnh nhân (91,7%) được siêu âm với
những hình ảnh được biểu diễn qua biểu đồ 2.
20%
1,8%
9,1%
72,7%
12,7%
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Dịch
bụng
Cấu
trúc
dạng
nang
Vỏ củ
hành
U
buồng
trứng
Hình
ảnh
khác
Biểu đồ 2: Hình ảnh siêu âm của u nhầy ruột thừa
Kết quả siêu âm cho thấy hình ảnh cấu trúc
dạng nang vùng hố chậu phải là hình ảnh
thường gặp nhất, hình ảnh vỏ củ hành chỉ gặp
trong 9,1% các trường hợp. So sánh với chẩn
đoán sau mổ, siêu âm giúp chẩn đoán đúng u
nhầy ruột thừa trong 72,7% các trường hợp.
Hình ảnh chụp cắt lớp điện toán
17 bệnh nhân được chụp cắt lớp điện toán,
những hình ảnh ghi nhận được bao gồm: 16
trường hợp (94,1%) có hình ảnh nang có vỏ bao
ở vùng hố chậu phải, canxi hóa vỏ nang gặp ở 3
trường hợp (17,65%), 4 trường hợp (23,5%) có
nốt tăng quang trên thành nang, 4 trường hợp có
dịch ổ bụng phát hiện được qua chụp cắt lớp
điện toán. Đường kính trung bình của nang đo
được: d1 44,85mm (15 – 100mm), d2 70,29mm
(30 – 130mm). So sánh với chẩn đoán sau mổ,
chụp cắt lớp điện toán giúp chẩn đoán chính xác
u nhầy ruột thừa trong 94,1% các trường hợp.
Phương pháp phẫu thuật điều trị u nhầy
ruột thừa
Qua nghiên cứu, chúng tôi ghi nhận được
những phương pháp điều trị u nhầy ruột thừa
được thể hiện qua biểu đồ 3.
5% 5%
6,7%
20% 61,7%
1,7%
Biểu đồ 3: Phương pháp phẫu thuật điều trị u nhầy
ruột thừa
Như vậy, phương pháp điều trị u nhầy ruột
thừa ghi nhận được qua nghiên cứu chủ yếu là
mổ mở cắt ruột thừa (61.7%). Cắt ruột thừa nội
soi chiếm 20% các trường hợp. Cắt manh tràng
và cắt đại tràng phải chiếm một tỉ lệ rất thấp.
Kết quả giải phẫu bệnh
Kết quả giải phẫu bệnh sau mổ u nhầy ruột
thừa được thể hiện qua biểu đồ 4.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề HN KH KT BV Bình Dân 4
83,3%
3,4%
13,3%
Bọc nhầy ruột thừa
U nang tuyến nhầy
Ung thư nang tuyến nhầy
Biểu đồ 4: Kết quả giải phẫu bệnh sau mổ u nhầy
ruột thừa
BÀN LUẬN
Tuổi và giới
Theo y văn, u nhầy ruột thừa có thể gặp ở
bất kỳ lứa tuổi nào nhưng thường gặp ở lứa tuổi
50 – 60. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi
trung bình là 59 (32 – 79). Theo J. Ruiz Tovar, u
nhầy ruột thừa thường gặp với một tỉ lệ đáng kể
trong độ tuổi 30 – 90, dưới 30 tuổi thường gặp
viêm ruột thừa cấp. Do đó, tác giả lưu ý rằng u
nhầy ruột thừa cần được nghĩ đến ở những bệnh
nhân trên 35 tuổi có biểu hiện đau hố chậu phải.
Như vậy, về độ tuổi thường gặp u nhầy ruột
thừa trong nghiên cứu của chúng tôi cũng phù
hợp với y văn và những nghiên cứu khác (6,10,13).
Về giới, nhiều nghiên cứu nhận thấy bệnh
thường xảy ra ở nữ hơn nam giới với tỉ lệ
nữ/nam từ 3/1 – 4/1 (4,6,10). Theo J. Ruiz Tovar, tỉ lệ
nam/nữ trong nghiên cứu của tác giả là 1,5/1 (13),
theo nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ nữ/nam 2/1.
Như vậy, xu huớng bệnh thường xảy ra ở nữ
hơn ở nam.
Biểu hiện lâm sàng
Chúng tôi ghi nhận được 9 bệnh nhân (15%)
không có biểu hiện lâm sàng, bệnh nhân khám
sức khỏe định kỳ và tình cờ phát hiện được u
nhầy ruột thừa qua siêu âm. Tỉ lệ này thấp hơn
nhiều so với những báo cáo trước đây về u nhầy
ruột thừa. Theo những báo cáo trên, 25 – 51%
bệnh nhân bị u nhầy ruột thừa không có triệu
chứng, 50% u nhầy được phát hiện tình cờ trong
lúc mổ (6,11).
42 bệnh nhân (70%) có biểu hiện đau bụng
vùng hố chậu phải cấp và mạn tính, thời gian
đau từ 1 ngày đến 2 năm, thời gian trung bình là
2 tháng. 3 bệnh nhân (5%) có biểu hiện sốt khi
nhập viện, sốt kèm đau bụng cấp thương gợi ý
đến chẩn đoán viêm ruột thừa cấp trước mổ.
Đặc biệt, 22 bệnh nhân (36,7%) tự phát hiện và
được phát hiện qua thăm khám có khối u vùng
hố chậu phải. 2 bệnh nhân (3,3%) có biểu hiện
sụt cân. Chúng tôi không ghi nhận được các biểu
hiện buồn nôn, nôn, tiêu máu, tiểu máu. Điều
này có lẽ trong lô nghiên cứu của chúng tôi
không có những biến chứng tắc ruột hay lồng
ruột do u nhầy cũng như những biến chứng về
tiết niệu.
Theo J. Ruiz Tovar, 66% bệnh nhân u nhầy
ruột thừa có biểu hiện đau bụng vùng hố chậu
phải, 17% có u vùng hố chậu phải. Stocchi và
cộng sự nhận thấy 27% bệnh nhân có biểu hiện
đau bụng, 14% có u vùng hố chậu phải 13% có
sụt cân, 9% bệnh nhân bị nôn và buồn nôn (12,13).
Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi cũng
tương đồng với những nghiên cứu khác khi xem
triệu chứng đau bụng vùng hố chậu phải và u
vùng hố chậu phải là những dấu hiệu lâm sàng
gợi ý u nhầy ruột thừa. Chúng tôi cũng ghi nhận
được 7 bệnh nhân (13,7%) có dấu hiệu Mac
Burney (+) và đề kháng hố chậu phải. Đây là
những dấu hiệu của viêm ruột thừa cấp và cũng
được đề cập đến trong nghiên cứu của Stocchi,
Bipan Chand, J Ruiz Tovar. U nhầy ruột thừa có
biểu hiện viêm ruột thừa cấp được cho là do
nguyên nhân gây ra u nhầy là do tình trạng tắc
nghẽn lòng ruột thừa do sỏi phân (1,12,13).
Hình ảnh siêu âm
Shubhada Dhage-Ivatury đã tổng kết những
hình ảnh của u nhầy ruột thừa trên siêu âm bao
gồm: cấu trúc nang dạng vùng hố chậu phải,
hình bia khi cắt ngang u nhầy, hình ảnh vỏ củ
hành (onion skin-like), ascite ổ bụng dạng
nhầy(11).
Theo S. H. Kim, 13 bệnh nhân u nhầy ruột
thừa được siêu âm thì u nhầy có hình ảnh là một
khối dạng nang có phản âm bên trong ở vị trí
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề HN KH KT BV Bình Dân 5
ruột thừa. 9 trường hợp khối dạng nang có dạng
xúc xích, dạng hình tròn và bầu dục gặp trong 4
trường hợp còn lại(6). Theo Caspi B, hình ảnh vỏ
củ hành là hình ảnh đặc hiệu của u nhầy ruột
thừa(2).
Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng ghi
nhận được những hình ảnh trên và siêu âm giúp
chẩn đoán đúng u nhầy ruột thừa đến 72,7%.
Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của J.
Ruiz. Tovar (58%). Tuy nhiên, hình ảnh cấu trúc
dạng nang có phản âm bên trong ở vùng ruột
thừa cần phân biệt với những tổn thương trong
và ngoài phúc mạc vùng hố chậu phải như u
nang buồng trứng, nang mạc treo và mạc nối, u
mạc treo Trong nghiên cứu của chúng tôi, bác
sĩ chẩn đoán hình ảnh cũng thường nghĩ đến u
mạc treo, u sau phúc mạc, u buồng trứng, u hạ
vị khi gặp cấu trúc dạng nang vùng hố chậu
phải(13).
Hình ảnh chụp cắt lớp điện toán
Trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 17
bệnh nhân (28,3%) được chụp cắt lớp điện toán
nhưng giá trị của phương tiện chẩn đoán này rất
cao. Chụp cắt lớp điện toán giúp chẩn đoán
trước mổ chính xác đến 94,1%. Trong đó, hình
ảnh nang có vỏ bao ở vùng hố chậu phải gặp
trong 94,1% các trường hợp.
Theo Shubhada Dhage-Ivatury, chẩn đoán u
nhầy ruột thừa thường được xác định bằng chụp
cắt lớp điện toán vùng bụng, u nhầy ruột thừa
đặc trưng bởi hình ảnh nang có vỏ bao ở vùng
hố chậu phải, có đường kính từ 2 – 20cm. Hình
ảnh canxi hóa vỏ nang gặp khoảng 50% các
trường hợp, hình ảnh nốt tăng quang ở thành u
nhầy gợi ý nguyên nhân của u nhầy là do ung
thư nang tuyến. Trong nghiên cứu của chúng tôi
có 3 trường hợp canxi hóa vỏ nang, 4 trường hợp
có nốt tăng quang ở thành nang nhưng chỉ có 1
trường hợp u nhầy là do u nang tuyến (2).
S. H. Kim khảo sát hình ảnh chụp cắt lớp
điện toán của 13 bệnh nhân u nhầy ruột thừa
nhận thấy có 9 trường hợp thành nang dày, 4
trường hợp thành nang mỏng. Trong những
trường hợp thành nang dày, 6 trường hợp u
nhầy có kết quả giải phẫu bệnh là u nang tuyến
nhầy, 4 trường hợp là tăng sản nhầy. Do đó, tác
giả cho rằng yếu tố thành nang dày không phải
là tiêu chuẩn tốt để phân biệt u nhầy lành tính và
ác tính. Tác giả cũng ghi nhận được 2 trường
hợp có nốt tăng quang trên thành u nhầy và
nguyên nhân của u nhầy là do ung thư nang
tuyến, nhưng tác giả cũng cho rằng cần có
những nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn để khẳng
định tiêu chuẩn này(6).
Theo ZHOU Mei-ling, chụp cắt lớp điện toán
giúp xác định vị trí, kích thước, hình dạng, mức
độ tổn thương và sự liên quan của tổn thương
với những cấu trúc lân cận. Tác giả khảo sát 4
trường hợp u nang tuyến nhầy đều có hình ảnh
nang có vỏ bao, trong đó có 2 trường hợp có
canxi hóa vỏ nang(15).
Như vậy, nghiên cứu của chúng tôi cũng
thống nhất với các tác giả khác khi xem hình ảnh
nang có vỏ bao ở vùng hố chậu phải là hình ảnh
điển hình của u nhầy ruột thừa và chụp cắt lớp
điện toán là phương tiện chẩn đoán hình ảnh rất
có giá trị góp phần chẩn đoán chính xác u nhầy
ruột thừa trước mổ.
Phương pháp phẫu thuật điều trị u nhầy
ruột thừa
Vấn đề điều trị u nhầy ruột thừa chưa có sự
thống nhất. Theo M. Pitiakoudis, điều trị u nhầy
ruột thừa bằng phẫu thuật nhưng tránh dùng
phẫu thuật nội soi để giảm nguy cơ làm vỡ u
nhầy. Phương pháp phẫu thuật chủ yếu là cắt
ruột thừa đơn thuần vì u nhầy ruột thừa rất
hiếm di căn hạch. Khi u nhầy ác tính vỡ hay có
di căn hạch thì phương pháp phẫu thuật phải là
cắt đại tràng phải để cải thiện tỉ lệ sống sau 10
năm (tỉ lệ sống sau 10 năm đối với cắt đại tràng
phải là 65%, cắt ruột thừa đơn thuần chỉ đạt
được 37%). Hóa trị và xạ trị hổ trợ cũng cần thiết
cho những trường hợp u nhầy ác tính vỡ hay u
giả nhầy phúc mạc. Trong 5 trường hợp nghiên
cứu của tác giả thì 4 trường hợp cắt ruột thừa
đơn thuần, 1 trường hợp cắt đại tràng phải (9).
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề HN KH KT BV Bình Dân 6
Theo S. Gonzalez Moreno, cần xem xét chỉ
định và chống chỉ định sử dụng phẫu thuật nội
soi trong điều trị u nhầy ruột thừa. Theo tác giả,
thao tác phẫu tích, cầm nắm ruột thừa, bơm khí
vào khoang phúc mạc, lấy bệnh phẩm qua thành
bụng trong phẫu thuật nội soi có lẽ gây ra sự
gieo rắc tế bào vào khoang phúc mạc. Tác giả
báo cáo 1 trường hợp ung thư nang tuyến nhầy
vỡ được điều trị bằng phẫu thuật nội soi, 9 tháng
sau bệnh nhân bị tình trạng gieo rắc tế bào trong
khoang phúc mạc. Do đó, khi phát hiện u nhầy
qua nội soi ổ bụng thì tốt nhất nên chuyển sang
mổ mở để đảm bảo cắt ruột thừa mà không làm
vỡ u nhầy(4). Tuy nhiên, Lau Hung báo cáo 1
trường hợp u nang tuyến nhầy ruột thừa không
có dịch ổ bụng, không di căn phúc mạc được
phẫu thuật nội soi cắt u nhầy (không làm vỡ u
nhầy), sau mổ bệnh nhân đạt kết quả tốt với đầy
đủ các ưu điểm của phẫu thuật nội soi. Đặc biệt,
bệnh nhân không bị tái phát sau một thời gian
theo dõi(7). Trong nghiên cứu của chúng tôi có
20% bệnh nhân được cắt ruột thừa nội soi, sau
mổ bệnh nhân được xuất viện sớm, thời gian
nằm viện ngắn.
Theo Misdraji và cộng sự, 39 bệnh nhân có u
nhầy còn nguyên vẹn và được cắt u nhầy mà
không làm vỡ u nhầy đều có kết quả tốt. Ngược
lại, những bệnh nhân có chất nhầy trong khoang
phúc mạc đều diễn tiến thành u giả nhầy phúc
mạc. Theo Shubhada Dhage-Ivatury, khi phát
hiện u nhầy qua nội soi thám sát cần chuyển
sang mổ mở để cắt u nhầy. Quyết định này
nhằm đạt 2 mục đích: chắc chắn không làm vỡ u
nhầy và thám sát một cách tỉ mỉ phần còn lại của
ổ bụng. Phẫu thuật nội soi khó thám sát vùng
sau gan phải, những vị trí sâu ở vùng chậu,
vùng cạnh trái chổ nối đại tràng xuống và đại
tràng chậu hông. Theo tác giả, nếu sử dụng phẫu
thuật nội soi cần tránh cầm nắm u nhầy và sử
dụng 1 túi dùng trong phẫu thuật nội soi để lấy
bệnh phẩm(8,11).
Trước đây, phương pháp điều tri u nhầy
ruột thừa ác tính là cắt đại tràng phải để cải thiện
tỉ lệ sống sau 5 năm. Tuy nhiên, báo cáo gần đây
của S. Gonzalez Moreno cho thấy cắt đại tràng
phải không làm cải thiện tỉ lệ sống sau 5 năm
trong điều trị u giả nhầy phúc mạc và u nhầy
ruột thừa có di căn ổ bụng. Theo tác giả, cắt đại
tràng phải được chỉ định cho những trường hợp
kết quả cắt lạnh u nhầy hay hạch vùng hồi đại
tràng có kết quả ác tính. Một chỉ định khác của
cắt đại tràng phải là diện cắt ở gốc ruột thừa còn
tế bào ác tính. Những trường hợp u giả nhầy
phúc mạc cần cắt ruột thừa và lấy chất nhầy
trong khoang phúc mạc để phân tích, nếu kết
quả cho thấy có tế bào biểu mô ác tính thì bệnh
nhân cần được điều trị tiếp bằng phẫu thuật
giảm tế bào (cytoreductive surgery) và hóa trị
trong ổ bụng (intraperitoneal chemotherapy)(3,11).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 61,7% bệnh
nhân được mổ mở cắt ruột thừa (có nhiều
trường hợp mổ đường Mac Burney), 20% cắt
ruột thừa nội soi, 6,7% mổ mở cắt manh tràng,
5% mổ mở cắt đại tràng phải và 5% cắt đại tràng
phải nội soi. Phần lớn những trường hợp mổ mở
cắt ruột thừa được thực hiện tại bệnh viện Bình
Dân trong thời kỳ chưa phát triển phẫu thuật nội
soi và cắt ruột thừa nội soi chưa được áp dụng
rộng rãi ở đây. Trong những trường hợp cắt ruột
thừa nội soi, bệnh phẩm đều được cho vào túi
cao su để lấy qua thành bụng. Trong 6 trường
hợp cắt đại tràng phải, 3 trường hợp kết quả giải
phẫu bệnh là bọc nhầy, 3 trường hợp còn lại là
ung thư nang tuyến nhầy. 4 trường hợp mổ mở
cắt manh tràng đều có kết quả giải phẫu bệnh
sau mổ là bọc nhầy ruột thừa. Qua nghiên cứu,
phương pháp phẫu thuật điều trị u nhầy ruột
thừa còn nhiều vấn đề chưa thống nhất với y
văn: mổ mở cắt ruột thừa nhưng mổ đường Mac
Burney sẽ không thám sát được phần còn lại của
ổ bụng, có ½ trường hợp cắt đại tràng phải và tất
cả các trường hợp cắt manh tràng quá chỉ định.
Theo chúng tôi, để chọn phương pháp phẫu
thuật phù hợp cần đánh giá kỹ gốc ruột thừa và
có kết quả cắt lạnh ở gốc ruột thừa trước khi
quyết định cắt manh tràng hay cắt đại tràng
phải.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề HN KH KT BV Bình Dân 7
Kết quả giải phẫu bệnh
Chúng tôi nhận thấy có 83,3% tổn thương
của u nhầy là do bọc nhầy ruột thừa, 13,3% là do
ung thư nang tuyến nhầy, và u nang tuyến nhầy
chỉ gặp 3,3%. Simon A. Zanati khảo sát 7 trường
hợp u nhầy ruột thừa được phát hiện qua nội soi
đường tiêu hóa dưới, kết quả giải phẫu bệnh sau
mổ 100% là u nang tuyến nhầy (13). Enrique Higa
và cộng sự ghi nhận 73 trường hợp u nhầy ruột
thừa có 25% tăng sản nhầy (mucosal
hyperplasia), 63% u nang tuyến nhầy (mucinous
cystadenoma) và 12% ung thư nang tuyến nhầy
(mucinous cystadenocarcinoma)(5). Theo Bipan
Chand, nguyên nhân của u nhầy cần được chia
thành 4 nhóm: u nhầy đơn thuần (simple
mucocele), tăng sản nhầy (mucosal hyperplasia),
u nang tuyến nhầy (mucinous cystadenoma), và
ung thư nang tuyến nhầy (mucinous
cystadenocarcinoma). 3 nhóm đầu là lành tính
và điều trị chủ yếu bằng cắt ruột thừa đơn
thuần, nhóm còn lại là ác tính, cần được điều trị
bằng cắt đại tràng phải(1).
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy u
nhầy ruột thừa là một bệnh hiếm, thường xảy ra
ở nữ, tuổi thường gặp là trên 50 tuổi. Biểu hiện
lâm sàng thường gặp của u nhầy ruột thừa là
đau bụng và khối u vùng hố chậu phải. Siêu âm
và chụp cắt lớp điện toán rất có giá trị trong việc
chẩn đoán, đặc biệt là chụp cắt lớp điện toán.
Phương pháp phẫu thuật điều trị u nhầy ruột
thừa chủ yếu là mổ mở cắt ruột thừa. Nguyên
nhân thường gặp của u nhầy ruột thừa là bọc
nhầy ruột thừa.
Vì đây là một nghiên cứu hồi cứu nên chúng
tôi còn những vấn đề tồn tại qua nghiên cứu:
chưa có sự so sánh về vai trò của phẫu thuật nội
soi và mổ mở trong điều trị u nhầy ruột thừa,
chưa áp dụng được kỹ thuật cắt lạnh để đánh
giá diện cắt ở gốc ruột thừa, từ đó quyết định cắt
ruột thừa đơn thuần hay cắt manh tràng, cắt đại
tràng phải. Ngoài ra, nghiên cứu của chúng tôi
chưa đề cập đến hóa trị và xạ trị những trường
hợp u nhầy ruột thừa ác tính, chúng tôi cũng
không theo dõi được tỉ lệ tái phát, diễn tiến
thành u giả nhầy phúc mạc và những biến
chứng khác của u nhầy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bipan và CS (2002), Mucocele of the appendix: case reports and
review, Dowden Health Media, Vol 58, No 12, p 609 – 614.
Caspi B và CS (2004), The onion skin sign: a specific sonographic
marker of appendiceal mucocele, J Ultrasound Med, No 23, p
117 – 121.
Gonzalez và CS (2004), Right hemicolectomy does not confer a
survival advantage in patients with mucinous carcinoma of the
appendix and peritoneal seeding, Br J Surg, No 91, p 304 –
311.
Gonzalez (1998), Appendiceal mucocele, Surgical endoscopy 12, p
1177 – 1179.
Higa Enrique và CS (1973), Mucosal hyperplasia, mucinous
cystadenoma, and mucinous cystadenocarcinoma of the
appendix. A re-evaluation of appendiceal “mucocele”, Cancer,
No 32, p 1525 – 1541.
Kim. S. H (1998), Mucocele of the appendix: ultrasonographic
and CT findings, Abdominal imaging 23, p 292 – 296.
Lau Hung và CS (2002), Laparoscopic resection of an
appendiceal mucocele, Surg laparosc endosc percutan
tech, No 12, p 367 – 370.
Misdraji J và CS (2003), Appendiceal mucinous neoplasms: A
clinopathologic analysis of 107 cases, Am J Surg Pathol,
No 27, p 1089 – 1103
Pitiakoudis. M (2004), Mucocele of the appendix: a report of five
cases, Technique coloproctology 8, p 109 – 112.
Sasaki. K (2003), Appendiceal mucocele: sonographic findings,
Abdominal Imaging 28, p 15 – 18.
Shubhada và CS (2006), Update on the surgical approach to mucocele
of the appendix, American college of surgeons, Volume 202,
No 4, p 680 – 684.
Stocchi L và CS (2003), Surgical treatment of appendiceal mucocele,
Arch Surg, No 138, p 585 – 590.
Tovar J. và CS (2007), Mucocele of the appendix, World J Surg, No
31, p 542 – 548.
Zanati A. và CS (2005), Colonoscopic diagnosis of mucocele of the
appendix, Gastrointestinal endoscopy, Vol 62, No 3, p 452 –
456.
Zhou và cs (2006), Mucinous cystadenoma of the appendix: CT
findings, Chin Med J, No 119 (15), p 1300 – 1303.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên đề HN KH KT BV Bình Dân 8
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_dac_diem_lam_sang_gia_tri_cua_chan_doanhinh_anh_v.pdf