KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trên 205 bệnh nhân UTĐTT tại
Bệnh viện Đà Nẵng từ 01/01/2016 đến 31/12/2017,
chúng tôi đưa ra các kết luận sau:
1. Đặc điểm lâm sàng và nội soi
Tuổi mắc bệnh trung bình là 65,8 ± 16,07 tuổi,
nhóm tuổi hay gặp là > 50 tuổi, chiếm 85,4%.
Giới nam cao hơn nữ, Tỉ lệ nam/nữ ~ 1,4/1
Thời gian từ khi có triệu chứng đầu tiên đến khi
nhập viện < 3 tháng chiếm ưu thế (83,8%)
Một số triệu chứng lâm sàng phổ biến là: Đau
bụng (85,85%), đi ngoài ra máu (63,41%), rối loạn
đại tiện (62,44%).
Vị trí u trên nội soi: Trực tràng (43,42%), đại
tràng Sigma (20%), đại tràng phải (10,73%), manh
tràng (10,73%), đại tràng ngang (7,80%), đại tràng
trái (7,32%)
Hình thái đại thể của khối u chiếm ưu thế là thể
sùi (63,41%), thể loét sùi (21,95%), thể loét (7,32%),
polyp k hóa (7,32)
Kích thước u theo chu vi: Hay gặp u chiếm ≥ 3/4
chu vi trở lên (76%).
Tỉ lệ soi không đưa ống nội soi qua được: 70,73%.
2. Đặc điểm mô bệnh học
Thể mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến chiếm
tỉ lệ 85,85% và ung thư biểu mô nhầy chiếm 9,27%.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 39 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi và mô bệnh học của ung thư đại trực tràng tại bệnh viện Đà Nẵng trong 02 năm (2016-2017), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 2 - tháng 04/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, NỘI SOI VÀ MÔ BỆNH HỌC
CỦA UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG
TRONG 02 NĂM (2016-2017)
Nguyễn Thành Trung, Lê Đức Nhân, Nguyễn Văn Xứng, Đoàn Hiếu Trung
Bệnh viện Đà Nẵng
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi và mô bệnh học của ung thư đại trực tràng tại Bệnh viện
Đà Nẵng. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu và mô tả các trường hợp bệnh từ 01/01/2016 - 31/12/2017 tại
Bệnh viện Đà Nẵng. Kết quả: Trong thời gian 02 năm có 205 trường hợp bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng
điều trị nội trú tại Bệnh viện Đà Nẵng với 59,51% nam giới và 40,49% nữ giới, tuổi trung bình 65,8 ± 16,07.
Giới nam cao hơn nữ, tỉ lệ nam/nữ ~ 1,4/1. Thời gian từ khi có triệu chứng đầu tiên đến khi nhập viện < 3
tháng chiếm ưu thế (83,8%). Một số triệu chứng lâm sàng phổ biến là: Đau bụng (85,85%), đi ngoài ra máu
(63,41%), rối loạn đại tiện (62,44%), thiếu máu (34,63%), sụt cân (25,85%), mệt mỏi (17,56%), chướng bụng
(12,19%), nôn, buồn nôn (5,36%). Vị trí u trên nội soi: Trực tràng (43,42%), đại tràng Sigma (20%), đại tràng
phải (10,73%), manh tràng (10,73%), đại tràng ngang (7,80%), đại tràng trái (7,32%). Hình thái đại thể của
khối u chiếm ưu thế là thể sùi (63,41%), thể loét sùi (21,95%), thể loét (7,32%), polyp ung thư hóa (7,32). Kích
thước u theo chu vi: U chiếm ≥ 3/4 chu vi (39%), chiếm toàn bộ chu vi (37,0%), chiếm ≥ 1/2 chu vi (15,6%),
chiếm 1/4 chu vi (8,4%). Tỉ lệ hẹp hoàn toàn lòng đại tràng là 70,73%. Hẹp không hoàn toàn là 29,27%. Thể
mô bệnh học: ung thư biểu mô tuyến chiếm tỉ lệ 85,85% và ung thư biểu mô nhầy chiếm 9,27% và ung thư
biểu mô không biệt hóa là 4,88%. Kết luận: Ung thư ĐTT là khá phổ biến và thường phát hiện ở giai đoạn tiến
triển. Do đó cần có chiến lược chỉ định sớm hơn tầm soát các đối tượng có các yếu tố nguy cơ để phát hiện
bệnh sớm và điều trị hiệu quả.
Từ khóa: mô bệnh học, đại trực tràng, ung thư đại trực tràng, nội soi
Abstract
CLINICAL, ENDOSCOPIC AND PATHOGICAL CHARACTERISTICS
OF COLORECTAL CANCER AT DA NANG HOSPITAL FROM 2016 TO 2017
Nguyen Thanh Trung, Le Duc Nhan, Nguyen Van Xung, Doan Hieu Trung
Da Nang Hospital
Objective: To study the clinical, endoscopy and pathogical characteristics of colorectal cancer at Da Nang
Hospital. Methods: A retrospectively descriptive study, performed from 01/01/2016 to 31/12/2017 at Da Nang
Hospital. Results: During two years, there were 205 cases of colorectal cancer patients hospitalized to Da
Nang Hospital. Male: 59.51%, female: 40.49%, mean age: 65.8 ± 16.07. Male is higher than female, male/
female ratio is 1.4/1. The period from the first symptoms to admission < 3months predominated (83.8%).
The predominant symptoms: Abdominal pain (85.85%), bloody stool (63.41%), defecation (62.44%), anemia
(34.63%), weight loss (25.85%), fatigue (17.56%), abdominal distention (12.19%), nausea and vomiting (5.36%).
Location of Lesions: Rectum (43.42%), sigmoid colon (20%), right colon (10.73%),cecum (10.73%), transverse
colon (7.80%), left-colon (7.32%). Type of lesion on endoscopy: Exophytic (63.41%), ulceration-Exophytic
(21.95%), ulceration (7.32%), polyp chemotherapy (7.32). Tumor size: ≥ 3/4 perimeter (39%), occupying
the whole circumference (37.0%), occupying ≥ 1/2 perimeter (15.6%), accounting for 1/4 Perimeter (8.4%).
The colon completely narrowed rate: 70.73%., incompletely was 29.27%. Histopathological classification:
adenocarcinoma (85.85%), Mucinous adenocarcinoma: (9.27%) and non-differentiated epithelial carcinoma
was 4.88%. Conclusion: Colorectal cancer was quite popular and was usually detected at advanced stages.
Therefore, screening for subjects with risk factors for early detection and treatment is recommended.
Keywords: Colorectal cancer, endoscopy, pathogical characteristics...
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thành Trung, email: bstrungbvdn@gmail.com
Ngày nhận bài: 10/1/2018, Ngày đồng ý đăng: 13/3/2018; Ngày xuất bản: 27/4/2018
8Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 2 - tháng 04/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư đại trực tràng (UTĐTT) là bệnh ác tính có
thể gặp ở mọi lứa tuổi và giới. Theo thống kê của Tổ
chức Ghi nhận ung thư toàn cầu IARC (Globocan 2012),
mỗi năm trên thế giới ước tính có 1.361.000 bệnh nhân
mới mắc và có 694.000 bệnh nhân chết do căn bệnh
ung thư đại trực tràng [22], [23]. Bệnh UTĐTT phần lớn
xảy ra ở các nước phát triển, chiếm 60% các trường
hợp [9],[10],[18],[20]. Tại Mỹ, bệnh ung thư đại trực
tràng đứng thứ năm sau ung thư phổi, ung thư tuyến
tiền liệt, ung thư bàng quang và ung thư tuyến giáp,
số người tử vong do ung thư đại trực tràng ước tính
khoảng 50.830 người, đứng thứ hai về tỷ lệ tử vong
chỉ sau ung thư phổi [3],[4],[25]. Tại Việt Nam, theo ghi
nhận ung thư Hà Nội giai đoạn 2008-2010, ung thư đại
trực tràng có tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi với nữ là 13,7
và nam là 17,1/100000 dân [1],[2].
Biểu hiện lâm sàng của ung thư đại trực tràng ở giai
đoạn sớm không rõ ràng nên đa số bệnh nhân được
phát hiện ở giai đoạn muộn. Tỷ lệ chẩn đoán muộn và
tử vong cao cho thấy sự cần thiết của các biện pháp
khám sàng lọc hệ thống và điều trị kịp thời. UTĐTT là
bệnh lý có thể phòng ngừa được. Các chương trình
tầm soát đã làm giảm đáng kể tỉ lệ mắc UTĐTT ở các
nước phát triển. Trong đó, việc nội soi đại trực tràng để
phát hiện và cắt các polyp u tuyến, cắt các tổn thương
ung thư ở giai đoạn sớm có ý nghĩa rất quan trọng
trong sàng lọc cũng như chẩn đoán ung thư đại trực
tràng, góp phần làm giảm tỉ lệ mắc, tỉ lệ tử vong trong
ung thư đại trực tràng, những tiến bộ về máy soi, bộ
phận phụ soi, kỹ thuật soi đã giúp cho chẩn đoán ung
thư ngày càng hoàn thiện [5], [6],[10], [19].
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định đặc điểm lâm sàng, nội soi và mô bệnh
học của các trường hợp UTĐTT tại Bệnh viện Đà
Nẵng trong 02 năm 2016-2017.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Hồi cứu, mô tả, phân tích
Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân điều trị Bệnh viện Đà Nẵng từ
01/01/2016 đến 31/12/2017 có kết quả nội soi và
kết quả mô bệnh học là ung thư đại - trực tràng.
Cỡ mẫu
Lấy tất cả bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn đoán
ung thư đại trực tràng
Hình thức thu thập số liệu
Sử dụng bệnh án mẫu, thu thập các biến số trong
bệnh án bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng
trong thời gian nghiên cứu.
Phân tích và xử lý số liệu
Phần mềm SPSS 16.0.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong 02 năm từ 2016-2017 có tất cả 205 trường
hợp bệnh nhân được chẩn đoán UTĐTT nhập viện
tại bệnh viện Đà Nẵng.
3.1. Đặc điểm chung
Giới: Nam 59,51% (122/205), nữ 40,49% (83/
205). Tỉ lệ nam/nữ ~ 1,4/1
Tuổi: Tuổi trung bình 65,8 ± 16,07 tuổi
Thấp nhất 22 tuổi, cao nhất 92 tuổi.
Biểu đồ 1. Phân bố mẫu theo tuổi và giới
Nhận xét: Bệnh nhân UTĐTT điều trị tại bệnh viện chủ yếu > 50 tuổi (85,4%).
60
50
40
30
20
10
0
80
14 16
35 35
54 51
9Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 2 - tháng 04/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
3.2. Thời gian từ khi có triệu chứng đầu tiên
đến khi vào viện
Bảng 1. Thời gian từ khi có triệu chứng đầu tiên
đến khi vào viện
Thời gian n Tỉ lệ %
< 1 tháng 106 51,7
1-3 tháng 66 32,1
> 3-6 tháng 11 5,4
> 6-12 tháng 13 6,3
> 12 tháng 9 4,5
Tổng 205 100%
Nhận xét: Đa số bệnh nhân đến khám bệnh sau
khi có triệu chứng đầu tiên < 3 tháng (83,8%).
3.3. Triệu chứng của UTĐTT
Bảng 2. Triệu chứng của UTĐTT
Triệu chứng n Tỉ lệ %
Đau bụng 176 85,85
Rối loạn đại tiện 128 62,44
Đi ngoài phân máu 130 63,41
Mệt mỏi 36 17,56
Thiếu máu 71 34,63
Sụt cân 53 25,85
Chướng bụng 25 12,19
Nôn, buồn nôn 11 5,36
Nhận xét: Các triệu chứng thường gặp là đau
bụng (85,85%), rối loạn đại tiện (62,44%) và xuất
huyết tiêu hóa (63,41%).
3.4. Đặc điểm nội soi
3.4.1. Vị trí ung thư đại trực tràng
Bảng 3. Vị trí ung thư đại trực tràng
Vị trí n Tỉ lệ %
Trực tràng 89 43,42
Sigma 41 20,00
Đại tràng trái 15 7,32
Đại tràng ngang 16 7,80
Đại tràng phải 22 10,73
Manh tràng 22 10,73
Tổng số 205 100
Nhận xét: Ung thư trực tràng có tỷ lệ cao nhất là
43,42% (89/205), ung thư đại tràng Sigma đứng thứ
hai là 20% (41/205).
3.4.2. Dạng tổn thương trên nội soi
Bảng 4. Dạng tổn thương trên nội soi
Dạng tổn thương n Tỉ lệ %
Sùi 130 63,41
Loét 15 7,32
Loét sùi 45 21,95
Polyp ung thư hóa 15 7,32
Tổng 205 100
Nhận xét: Trong 4 loại hình thái khối u đại trực
tràng hay gặp như trên, thể sùi và loét sùi chiếm đa
số với tỉ lệ lần lượt là 63,41% và 21,95%.
3.4.3. Đặc điểm kích thước u theo chu vi
Bảng 5. Kích thước u theo chu vi
Kích thước u theo chu vi n Tỉ lệ %
Chiếm 1/4 chu vi 17 8,4
Chiếm ≥ 1/2 chu vi 32 15,6
Chiếm ≥ 3/4 chu vi 80 39,0
Chiếm toàn bộ chu vi 76 37,0
Tổng 205 100
Nhận xét: Đa số bệnh nhân có khối u chiếm từ
3/4 chu vi trở nên, chiếm 76% số bệnh nhân.
3.4.4. Biến chứng gây hẹp lòng đại tràng
Bảng 6. Biến chứng gây hẹp lòng đại tràng
Hẹp lòng đại tràng n Tỉ lệ %
Hẹp hoàn toàn 145 70,73
Hẹp không hoàn toàn 60 29,27
Tổng 205 100
Nhận xét: Biến chứng gây hẹp hoàn toàn chiếm tỉ
lệ cao nhất với 70,73%.
3.5. Đặc điểm mô bệnh học
Bảng 7. Đặc điểm mô bệnh học
Thể mô bệnh học n Tỉ lệ %
UTBM tuyến 176 85,85
UTBM nhầy 19 9,27
UTBM không biệt hóa 10 4,88
Tổng 205 100
Nhận xét: Ung thư biểu mô tuyến chiếm tỷ lệ cao
nhất (85,85%), sau đó là ung thư biểu mô nhầy (9,27%),
ung thư biểu mô không biệt hóa chiếm 4,88%.
4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm chung
Tuổi
Tuổi là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng
trong ung thư đại trực tràng. Tuổi càng cao nguy cơ
mắc căn bệnh này càng cao. Theo khảo sát của chúng
10
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 2 - tháng 04/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
tôi bệnh nhân UTĐTT có tuổi trung bình là 65,8 ± 16,07
tuổi (thấp nhất 22 tuổi, cao nhất 92 tuổi), tương tự
nghiên cứu của McFarlane và cs (2004), tuổi mắc bệnh
trung bình là 65,5 (19-94 tuổi) [29]. Theo kết quả
nghiên cứu Fuszek và CS (2006), tuổi mắc bệnh trung
bình là 65,2 ± 12,5 [24]. Rosenberg R.R. và cs nghiên
cứu 3026 bệnh nhân UTĐTT, tuổi trung bình là 65 (từ
15-93 tuổi) [32], Leonard D. và cs là 65,6±12,8 [26].
Tuổi trên 50 của chúng tôi chiếm tỉ lệ rất cao (85,4%)
tương tự như nghiên cứu do Nguyễn Văn Hiếu công bố
năm 2002 được tiến hành trên 78 bệnh nhân UT trực
tràng tại Khoa ngoại tổng hợp Bệnh viện K từ 1993-
1997 cho kết quả tỉ lệ mắc ở sau độ tuổi như vậy là
83,2%[8]. Theo Benson A.B (2007), tuổi trên 50 là nguy
cơ cho UTĐTT [20]. Theo Mayer R.J (2007), UTĐTT hay
xảy ra ở tuổi trên 50 [31].
Từ các kết quả trên cũng như kết quả nghiên cứu
của chúng tôi, có thể khẳng định tuổi là yếu tố quan
trọng trong đánh giá nguy cơ mắc UTĐTT. Đây là một
thông tin làm cơ sở góp phần xây dựng chiến lược
sàng lọc UTĐTT ở nước ta chủ yếu tập trung vào
nhóm đối tượng >50 tuổi.
Giới
Khảo sát của chúng tôi cho thấy bệnh nhân
UTĐTT gặp ở nam nhiều hơn ở nữ với 59,51% ở nam
so với 40,49 % ở nữ. Tỉ lệ nam/nữ ~ 1,4/1
Kết quả này cũng có xu hướng tương tự của Trần
Thắng nam nhiều hơn nữ tương ứng là 1,3/1[9],
Neumaan và cộng sự: Nam giới 62,4%, nữ là 37,6%
[27], Chalya và cộng sự nghiên cứu 332 bệnh nhân
ung thư đại trực tràng tại Tanzania thấy tỷ lệ tỷ lệ
nam/nữ 1,6/1[21].
4.2. Thời gian từ khi có triệu chứng đầu tiên
đến khi nhập viện
Phần lớn những bệnh nhân phát hiện ung thư
đại trực tràng sau khi đã có các triệu chứng lâm
sàng. Rất ít bệnh nhân được phát hiện bệnh ở giai
đoạn sớm nhờ các biện pháp khám sàng lọc có hệ
thống. Sự chậm trễ trong chẩn đoán xác định ung
thư đại trực tràng hiện nay vẫn còn phổ biến làm
tăng thêm sự trầm trọng của bệnh khi được phát
hiện. Trong nghiên cứu của chúng tôi đa số các BN
đến khám bệnh sau khi có triệu chứng đầu tiên <
3 tháng (83,8%) trong đó 51,7% số BN đến khám
bệnh trong 1 tháng đầu tiên khi có các triệu chứng
bất thường. Điều này chứng tỏ trình độ dân trí ngày
càng tiến bộ, bệnh nhân đến khám bệnh tại các cơ
sở y tế sớm. Bên cạnh đó, vẫn còn một tỉ lệ bệnh
nhân có thời gian phát hiện bệnh trên 12 tháng
(4,5%) chứng tỏ còn tồn tại một bộ phận người dân
nhận thức về sức khỏe và bệnh tật thấp.
4.3. Một số triệu chứng lâm sàng
Trong nghiên cứu này, dấu hiệu đau bụng là triệu
chứng lâm sàng phổ biến nhất chiếm 85,85% (176/205);
Dấu hiệu phân có máu là triệu chứng lâm sàng phổ
biến thứ hai chiếm 63,41% (130/205). Tiếp theo là các
dấu hiệu rối loạn đại tiện chiếm 62,44% (128/205),
thiếu máu 34,63% (71/205), sụt cân 25,85% (53/205),
mệt mỏi, chướng bụng, nôn và buồn nôn. Nghiên cứu
của Phan Văn Hạnh cho kết quả gần tương tự, tác giả
thấy đau bụng là triệu chứng cơ năng hay gặp nhất,
chiếm 84,2%, sau đó là đi ngoài nhày máu (65,8%), đi
ngoài phân lỏng (28,9%) và đi ngoài phân táo (19%)
[6]. Trần Thắng nghiên cứu 127 bệnh nhân ung thư đại
tràng: đau bụng chiếm 81,7%, phân có máu 51,4%, gầy
sút 29,2%[17]. Lê Quang Minh nghiên cứu 110 bệnh
nhân ung thư biểu mô đại trực tràng thấy số bệnh
nhân có đau bụng chiếm 65,4%, phân có máu 66,3%,
gầy sút 62,7%, thiếu máu 22,7% và u ổ bụng 16,7%
[13]. Nguyễn Kiến Dụ (2017) nghiên cứu 116 bệnh
nhân UTĐTT: đau bụng 68,1% (79/116); phân có máu
58,6% (68/116), phân lỏng 36,2% (42/116), thiếu máu
32,8% (38/116), sụt cân 30,2% (35/116) và phân táo
là dấu hiệu ít gặp nhất chiếm 10,3% (12/116)[4]. Theo
Moreno và cộng sự, các triệu chứng hay gặp trong
bệnh UTĐTT bao gồm, chảy máu trực tràng (37%), đau
bụng (34%), thiếu máu (23%), thay đổi thói quen đại
tiện (1,3%) và một số triệu chứng khác [30]. Ở phương
tây, các bệnh nhân còn được phát hiện rất nhiều qua
các phương pháp sàng lọc, do đó tỉ lệ các bệnh nhân có
triệu chứng lâm sàng thấp hơn ở Việt Nam.
4.3. Đặc điểm nội soi
4.3.1. Vị trí u
Trong nghiên cứu của chúng tôi: ung thư trực
tràng có tỷ lệ cao nhất là 43,42% (89/205), ung thư
đại tràng Sigma đứng thứ hai là 20% (41/205) kế đến
là đại tràng phải và manh tràng 10,73% (22/205), đại
tràng ngang và đại tràng trái lần lược là 7,8% và 7,32.
Kết quả này phù hợp với một số nghiên cứu: Nghiên
cứu của tác giả Lê Quang Minh đưa ra kết luận UT
trực tràng và đại tràng sigma gặp chủ yếu, chiếm tới
70% [13]. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Hiếu cho tỉ lệ
gặp ở trực tràng 57,3%; đại tràng sigma 12,7%; đại
tràng lên 10%; góc gan 8,2% [7]. Tuy nhiên năm 2017
nghiên cứu do Bùi Ánh Tuyết và CS tiến hành cho kết
quả khác biệt tương ứng là: đại tràng xuống và góc
lách 19,4%; đại tràng phải 16,7%; đại tràng ngang
19,4%; đại tràng sigma 18,1%; trực tràng cao 8,3%;
trực tràng trung bình 1,8%; nhiều vị trí 13,9%[19].
Thực tế trong quá trình thao tác chuyên môn, đôi
khi rất khó khăn trong việc xác định chính xác vị trí,
đặc biệt các vị trí ở ranh giới giữa hai vị trí giải phẫu,
do đại tràng dài, bị xoắn. Các căn cứ để xác định vị
trí như các vạch trên ống nội soi, vị trí đèn soi trên
thành bụng có khi vẫn không thực sự chính xác vì
sự di động của đại tràng. Chính vì vậy, nội soi không
11
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 2 - tháng 04/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
phải là phương pháp chẩn đoán chính xác tuyệt đối
vị trí u. Theo Phan Văn Hạnh, đối chiếu 152 trường
hợp vị trí u giữa nội soi và phẫu thuật, tác giả thấy
độ chính xác vị trí u qua nội soi là 86,8% [6].
4.3.2. Thể u
Trong nghiên cứu của chúng tôi: Thể sùi chiếm
tỉ lệ cao nhất với 63,41 (130/205), kế đến là thể
loét sùi với 21,95 (45/205). Cuối cùng là thể loét và
polyp ung thư hóa với 7,32%. Kết quả này phù hợp
với một số nghiên cứu: Nguyễn Văn Hiếu (2002) cho
kết quả thể sùi 55,5%; sùi-loét 25,5%; thâm nhiễm
10% và loét 2,7% [7], Vi Trần Doanh (2005) thể sùi
60,3%; sùi loét 26%; thâm nhiễm 9%; loét 1% [3].
Nguyễn Quang Thái cho tỉ lệ sùi và loét tương ứng
là 61,5% và 28,5%[16]. Tuy nhiên theo Nguyễn Văn
Lệ (2008) qua phẫu thuật nội soi 79 trường hợp UT
đại tràng tại Bệnh viện Việt Đức cho kết quả thể
sùi loét gặp 87,3%; thể loét 1,2% [12]. Theo Đ. T.
T. Bình (2010), thể sùi gặp 58,4%; thể loét 30,3%
[2]. Như vậy kết quả của các nghiên cứu còn nhiều
điểm chưa thống nhất, nhưng nhìn chung đối với
tổn thương UTĐTT trên đại thể hay gặp là thể sùi
và thể sùi kết hợp với loét.
4.3.3. Đặc điểm kích thước u theo chu vi
Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy kích
thước u gặp theo thứ tự là: loại 3/4 chu vi chiếm
39%; toàn bộ chu vi chiếm 37%; 1/2 chu vi chiếm
15,6% và loại 1/4 chu vi chiếm 8,4%. Kết quả này
phù hợp với một số nghiên cứu: Kết quả của Lê
Quang Minh cho thấy kích thước u gặp theo thứ tự
là loại 3/4 chu vi chiếm 37,3%; toàn bộ chu vi chiếm
26,4%; 1/2 chu vi chiếm 22,7% và loại 1/4 chu vi
chiếm 13,6% [13]. Vi Trần Doanh (2005) nghiên cứu
kích thước u thấy loại 1/4 chu vi chiếm 3,9%; 1/2
chu vi chiếm 22,9%; loại 3/4 chu vi chiếm 33,8% và
loại chiếm toàn bộ chu vi là 33,8% [3].
Nhìn chung các nghiên cứu đều cho thấy kích
thước u chiếm ¾ chu vi chiếm tỉ lệ cao. Kết quả
này thể hiện ý thức của người bệnh trong công tác
phòng chống ung thư nói chung và UTĐTT nói riêng
còn nhiều hạn chế.
Trong nghiên cứu của chúng tôi: 145(70,73%)
trường hợp có tổn thương đã tiến triển gây hẹp
hoàn toàn lòng đại tràng không thể đưa máy soi
lên thêm để khảo sát toàn bộ khung đại tràng. Chỉ
có 29,27% là đưa ống soi qua được do hep không
hoàn toàn. Quách Trọng Đức và cs nghiên cứu 400
trường hợp UTĐTT thì 69,6% gây hep hoàn toàn
lòng đại tràng[5]. Bùi ánh Tuyết và cs nghiên cứu 65
ca bệnh được thăm khám nội soi có tới 55,4% tác
giả và nhóm nghiên cứu không thể đưa được ống
soi mềm đi qua do u đã chiếm hầu hết lòng đại trực
tràng[19]. Kết quả này phù hợp với giai đoạn và thể
u trong nghiên cứu, do phần lớn gặp thể sùi, trên
70% chít hẹp quá 3/4 chu vi và phần nhiều là thể sùi
và thể kết hợp sùi-loét.
4.4. Mô bệnh học
Trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân có giải
phẫu bệnh là UTBM tuyến chiếm 85,85%(176/2015),
UTBM nhầy là 9,27% và không biệt hóa là 4,88%.
Theo Trần Thắng trong 68 bệnh nhân ung thư trực
tràng được nghiên cứu có tới 85,3% là UTBM tuyến,
14,7% UTBM chế nhày [17]. Theo Phạm Gia Khánh,
UTBM tuyến chiếm trên 90% trong UTĐTT [11].
Nghiên cứu của Lê Đình Roanh và Ngô Thu Thoa cho
tỉ lệ UTBM tuyến là 79,6%; tuyến chế nhày chiếm
13,6%[15]. Các tác giả trên thế giới cũng cho kết quả
tương tự: Nitsche U và CS tiến hành nghiên cứu trên
3.479 bệnh nhân UTĐTT đã được phẫu thuật, UTBM
tuyến vẫn là thể mô bệnh học hay gặp nhất, chiếm
88% (3074/3479 số trường hợp), UTBM tuyến chế
nhầy chỉ gặp 375 trường hợp, chiếm 11% [28].
Nhìn chung có thể thấy ung thư biểu mô tuyến
luôn là thể mô bệnh học chiếm ưu thế trong ung thư
đại trực tràng.
5. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trên 205 bệnh nhân UTĐTT tại
Bệnh viện Đà Nẵng từ 01/01/2016 đến 31/12/2017,
chúng tôi đưa ra các kết luận sau:
1. Đặc điểm lâm sàng và nội soi
Tuổi mắc bệnh trung bình là 65,8 ± 16,07 tuổi,
nhóm tuổi hay gặp là > 50 tuổi, chiếm 85,4%.
Giới nam cao hơn nữ, Tỉ lệ nam/nữ ~ 1,4/1
Thời gian từ khi có triệu chứng đầu tiên đến khi
nhập viện < 3 tháng chiếm ưu thế (83,8%)
Một số triệu chứng lâm sàng phổ biến là: Đau
bụng (85,85%), đi ngoài ra máu (63,41%), rối loạn
đại tiện (62,44%).
Vị trí u trên nội soi: Trực tràng (43,42%), đại
tràng Sigma (20%), đại tràng phải (10,73%), manh
tràng (10,73%), đại tràng ngang (7,80%), đại tràng
trái (7,32%)
Hình thái đại thể của khối u chiếm ưu thế là thể
sùi (63,41%), thể loét sùi (21,95%), thể loét (7,32%),
polyp k hóa (7,32)
Kích thước u theo chu vi: Hay gặp u chiếm ≥ 3/4
chu vi trở lên (76%).
Tỉ lệ soi không đưa ống nội soi qua được: 70,73%.
2. Đặc điểm mô bệnh học
Thể mô bệnh học ung thư biểu mô tuyến chiếm
tỉ lệ 85,85% và ung thư biểu mô nhầy chiếm 9,27%.
12
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 2 - tháng 04/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
1. P. H. Anh và N. T. Hạnh (1992). Ung thư Hà Nội 1991-
1992. Y Học Việt Nam, Chuyên đề ung thư, 7, 7
2. Đ. T. T. Bình (2010). Nhận xét đặc điểm lâm sàng,
cận lâm sàng và xác định một số yếu tố nguy cơ tái phát,
di căn trong ung thư đại tràng tại bệnh viện K, Luận văn
Thạc Sỹ, Đại học Y Hà Nội 2010.
3. V. T. Doanh và Nguyễn Văn Hiếu (2006). Nghiên cứu
một số yếu tố nguy cơ di căn xa của ung thư đại trực tràng
điều trị tại Bệnh viện K từ 2003 - 2004. Tạp chí Y học thực
hành, 11.
4. Nguyễn Kiến Dụ (2017). Nghiên cứu đặc điểm lâm
sàng,cận lâm sàng và đột biến gen Kras, Braf ở bệnh nhân
ung thư đại trực tràng, Luận Án Tiến Sỹ Y học, Đại học Y
Hà Nội.
5. Quách Trọng Đức, Nguyễn Thúy Oanh (2011). Đặc điểm
lâm sàng, nội soi và mô bệnh học của ung thư đại trực tràng
khởi phát sớm 03/2009– 03/2011. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập
16 * Phụ bản của Số 1 * 2012.
6. P. V. Hạnh (2004). Nhận xét tổn thương ung thư đại
tràng qua nội soi ống mềm đối chiếu với lâm sàng và giải
phẫu bệnh tại bệnh viện K từ 2000 đến 2004. Luận văn Bác
sĩ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội 2004.
7. Nguyễn Văn Hiếu (2002). Nghiên cứu độ xâm lấn
của ung thư trực tràng qua lâm sàng, nội soi và siêu âm
nội trực tràng, Luận Án Tiến Sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
8. T. V. Hợp và N. V. Thịnh (1997). Đặc điểm hình thái học
của ung thư đại tràng tại bệnh viện Bưu điện 1/1997-5/2002.
Tạp chí y học Việt Nam, 10-11, 3.
9. Trần Văn Huy (2017), Giáo trình sau đại học Bệnh
Học Gan Mật Tụy, Nhà Xuất bản Đại học Huế.
10. Trần Văn Huy (2017), Giáo trình sau đại học Bệnh
Học ống tiêu hoá, Nhà Xuất bản Đại học Huế.
11. P. G. Khánh và V. H. Nùng Ung thư đại tràng. Học
viện Quân y. Nhà Xuất Bản Quân đội nhân dân; 148AD
12. N. V. Lệ (2008). Đánh giá kết quả PTNS điều trị
ung thư đại tràng tại bệnh viện Việt Đức, Luận văn Bác sĩ
chuyên khoa cấp II, Đại hoc Y Hà Nội.
13. Lê Quang Minh (2012). Nghiên cứu đặc điểm lâm
sàng, nội soi, mô bệnh học và biến đổi biểu hiện gen bằng
phương pháp Microarray trong ung thư biểu mô đại trực
tràng, Học viện Quân Y.
14. Đ. T. K. Phượng (2004). Nhận xét một số đặc điểm
lâm sàng, nội soi và mô bệnh học của ung thư trực tràng
tại bệnh viện K. Luận văn Thạc Sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội .
15. Lê Đình Roanh, Hoàng Văn Kỳ, Ngô Thu Thoa
(1999), “Nghiên cứu hình thái học ung thư đại trực tràng
gặp tại Bệnh viện K Hà Nội 1994 – 1997”, Tạp chí thông tin
Y dược, số đặc biệt chuyên đề ung thư, Hà Nội, 66 - 70.
16. N. Q. Thái (2002). Nghiên cứu một số phương pháp
chẩn đoán và kết quả sau 5 năm điều trị phẫu thuật ung
thư đại trực tràng, Luận Án Tiến Sỹ Y học, Học viện Quân y.
17. Trần Thắng (2012). Nghiên cứu áp dụng hóa trị bổ
trợ phác đồ FUFA trong điều trị ung thư biểu mô tuyến đại
tràng, Luận Án Tiến Sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội.
18. Hoàng Trọng Thảng (2014), Giáo Trình sau đại học
Bệnh tiêu hoá gan mật, Nhà xuất bản Đại học Huế.
19. Bùi Ánh Tuyết (2013). Ứng dụng nội soi NBI
(Narrow band imaging) trong chẩn đoán polyp và ung thư
đại trực tràng tại bệnh viện K. Đề tài nghiên cứu cơ sở
khoa nội soi. 2013. Bệnh viện K.
20. A. B. Benson (2007). Epidemiology, disease
progression, and economic burden of colorectal cancer. J
Manag Care Pharm, 13 (6 Suppl C), S5-18.
21. Chalya P.L., M.D. Mchembe, J.B. Mabula, et al (2013).
Clinicopathological patterns and challenges of management
of colorectalcancer in a resource-limited setting: a Tanzanian
experience. World J Surg Oncol, 11, 88.
22. J. Ferlay, H. R. Shin, F. Bray et al (2010). Estimates
of worldwide burden of cancer in 2008: GLOBOCAN 2008.
Int J Cancer, 127 (12), 2893-2917.
23. Globocan. (2012). Estimate Cancer Incidence, Mortlality
and Prevalence Wordwide in 2012, Colorectal Cancer. Available
from:
accessed: 20/11/2015
24. P. Fuszek, H. C. Horvath, G. Speer et al (2006).
Change in location of colorectal cancer in Hungarian pa-
tients between 1993-2004. Orv Hetil, 147 (16), 741-746.
25. S. J. Laken, N. Papadopoulos, G. M. Petersen et al
(1999). Analysis of masked mutations in familial adeno-
matous polyposis. Proc Natl Acad Sci U S A, 96 (5), 2322-
2326.
26. Leonard, D., Remue C., Abbes Orabi N., et al
(2016). Lymph node ratio and surgical quality are strong
prognostic factors of rectal cancer: results from a single
referral centre. Colorectal Dis. 18(6): p. O175-84.
27. Neumann J., E. Zeindl-Eberhart, T. Kirchner, et al
(2009). Frequency and type of KRAS mutations in routine
diagnostic analysis of metastatic colorectal cancer. Pathol
Res Pract, 12, 205, 858-62.
28. U. Nitsche, A. Zimmermann, C. Spath et al (2013).
Mucinous and signet-ring cell colorectal cancers differ from
classical adenocarcinomas in tumor biology and prognosis.
Ann Surg, 258 (5), 775-782; discussion 782-773.
29. M. E. McFarlane, A. Rhoden, P. R. Fletcher et al
(2004). Cancer of the colon and rectum in a Jamaican
population: diagnostic implications of the changing
frequency and subsite distribution. West Indian Med J, 53
(3), 170-173.
30. C. C. Moreno, P. K. Mittal, P. S. Sullivan et al (2016).
Colorectal Cancer Initial Diagnosis: Screening Colonoscopy,
Diagnostic Colonoscopy, or Emergent Surgery, and Tumor
Stage and Size at Initial Presentation. Clin Colorectal Cancer,
15 (1), 67-73.
31. M. R. J (2007). Gastrointestinal tract cancer, Harri-
son’s Principles of internal medicine
32. Rosenberg, R., Friederichs J., Schuster T., et al
(2008). Prognosis of patients with colorectal cancer is as-
sociated with lymph node ratio: a single-center analysis
of 3,026 patients over a 25-year time period. Ann Surg.
248(6): p. 968-78.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các file đính kèm theo tài liệu này:
nghien_cuu_dac_diem_lam_sang_noi_soi_va_mo_benh_hoc_cua_ung.pdf