KẾT LUẬN
Qua hồi cứu 823 bệnh nhân TCM được điều
trị tai Bệnh viện nhi Quảng Nam trong năm
2012, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Tỷ lệ nam/nữ là: 1,61/1.
Độ tuổi dưới 36 tháng chiếm 82,5%.
Trẻ từ huyện Thăng Bình chiếm tỷ lệ cao
nhất, 34,1%.
Bệnh nhân nhập viện nhiều vào tháng 3,4
của năm.
Lý do vào viện là sốt + sang thương ở da
chiếm 32%.
Triệu chứng sốt chiếm 39,7%.
Sang thương chủ yếu ở cả da và niêm mạc,
chiếm 53,1%.
Tám mươi tư phẩy hai phần trăm bệnh nhân
không có triệu chứng giật mình.
Đa số trẻ mắc bệnh độ 1 và độ 2a.
Tỷ lệ bạch cầu máu tăng và CRP dương tính
chiếm khá cao.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của trẻ mắc bệnh tay chân miệng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Nhi khoa 130
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
CỦA TRẺ MẮC BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
Nguyễn Thị Thiểu*, Nguyễn Đình Thoại*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh Tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi Quảng
Nam trong năm 2012.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 823 bệnh nhân dưới 15 tuổi bị Tay chân miệng đã được điều
trị tại Bệnh viện Nhi Quảng Nam, từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2012. Nghiên cứu cắt ngang, mô tả.
Kết quả: Tỷ lệ nam/nữ là: 1,61/1. Độ tuổi dưới 36 tháng chiếm 82,5%. Trẻ từ huyện Thăng Bình chiếm tỷ lệ
cao nhất, 34,1%. Bệnh nhân nhập viện nhiều vào tháng 3,4 của năm. Lý do vào viện là sốt + sang thương ở da
chiếm 32%. Triệu chứng sốt chiếm 39,7%. Sang thương chủ yếu ở cả da và niêm mạc chiếm 53,1%; 84,2% bệnh
nhân không có triệu chứng giật mình.
Kết luận: Đa số trẻ mắc bệnh độ 1 và độ 2a. Tỷ lệ bạch cầu máu tăng và CRP dương tính chiếm khá cao.
Từ khóa: bệnh tay chân miệng.
ABSTRACT
STUDY ON CLINICAL AND PARA - CLINICAL CHARACTERISTICS OF HAND FOOT AND MOUTH
DISEASE IN CHILDREN
Nguyen Thi Thieu, Nguyen Dinh Thoai
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 130 - 134
Objectives: To study clinical and para-clinical features of hand foot and mouth disease in children of Quang
Nam children hospital in 2012.
Methods: 823 children with hand foot and mouth disease of Quang Nam children hospital from 1/2012 to
12/2012.
Results: Ratio boy/girl: 1.61/1. Children under 36 months accounted for 82.5%. Thang Binh was the district
with most children, 34.1%. Morbidity was increasing in March and April. Clinical signs: fever 39.7%, lesions at
skin and mucous membrane 53.1%. Most of patients were diagnosed at grade 1 or grade 2A; 84.2% of patients
had not myoclonic jerk. Proportions of patients with high white blood cell and possive CRP were high.
Keywords: Hand foot and mouth disease.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh Tay chân miệng (TCM) là một bệnh
truyền nhiễm có thể gây dịch, thường gặp ở trẻ
sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh có thể gây biến chứng
nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ
tim, phù phổi cấp và dẫn tới tử vong nếu không
được phát hiện và điều trị kịp thời.
Dù bệnh TCM diễn biến phức tạp, thu hút sự
quan tâm, chỉ đạo phòng chống dịch của Chính
phủ, Bộ y tế, các ngành cũng như sự lo lắng của
người dân tuy nhiên tại Quảng Nam, cho đến
nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu khoa học
nào về vấn đề này. Vì vậy chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài này là cần thiết.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định đặc điểm lâm sàng và cận lâm
* Bệnh viện Nhi Quảng Nam
Tác giả liên lạc: ThS. BS Nguyễn Đình Thoại ĐT: 0914083323 Email: bsthoaibvn@gmail.com
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi khoa 131
sàng của bệnh TCM tại Bệnh viện Nhi Quảng
Nam trong năm 2012.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Gồm 823 bệnh nhân dưới 15 tuổi bị TCM đã
được điều trị tại Bệnh viện Nhi Quảng Nam, từ
tháng 01/2012 đến tháng 12/2012.
Tiêu chuẩn chẩn đoán trên lâm sàng
Theo hướng dẫn chẩn đoán lâm sàng của Bộ
Y tế năm 2012.
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang, mô tả
Kỹ thuật thu thập thông tin
Tiêu chuẩn chọn mẫu
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán.
Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân ở lứa tuổi sơ sinh, bệnh nhân
chuyển tuyến trên, bệnh nhân có bệnh lý mạn
tính hay các bệnh khác kèm theo.
Các bước tiến hành
Hồi cứu tất cả hồ sơ bệnh án trong năm 2012,
nghiên cứu theo bệnh án mẫu đã soạn sẵn.
Xử lý số liệu bằng phần mềm Epi info 2002
từ bệnh án mẫu.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
Đặc điểm giới tính
Tỷ lệ bệnh nhi nam là 61,7% cao hơn nữ
38,3%. Tỷ lệ nam/nữ là: 1,61/1. Sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p<0,01. Kết quả này khác hẳn
so với nghiên cứu của Bệnh viện Nhi Cần Thơ
với tỷ lệ nam/nữ là 1,1/1(3).
Tuổi của bệnh nhi
Đa số trẻ ở độ tuổi dưới 36 tháng, chiếm
82,5% (Bảng 1). Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng
tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Trần Đỗ
Hùng ở Bệnh viện Nhi Cần Thơ là 90,5% và
nghiên cứu của Trương Hữu Khanh năm 2007
tại Bệnh viện Nhi đồng 1 là 91%(3,4). Sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê với p<0,05(3,4).
Bảng 1: Phân bố theo nhóm tuổi.
Tuổi Số bệnh nhân
(n)
Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%)
cộng dồn
1-12 tháng 165 20 20
12-36 tháng 514 62,5 82,5
36-60 tháng 112 13,6 96,1
60 tháng-15 tuổi 32 3,9 100
Tổng số 823 100 100
Địa dư
Bảng 2: Phân bố theo địa dư.
Địa dư Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%)
Tam kỳ 135 16,4
Phú Ninh 149 18,1
Thăng Bình 281 34,1
Tiên Phước 104 12,6
Núi Thành 87 10,6
Khác 67 8,1
Tổng số 823 100
Nhận xét: Trẻ bị TCM tại Bệnh viện Nhi
Quảng Nam có địa chỉ phân bố đều ở thành phố
Tam Kỳ và các huyện lân cận, trong đó huyện
Thăng Bình có nhiều trẻ nhất, chiếm 34,1%, cao
hơn hẳn các huyện khác. Sự khác biệt này có ý
nghĩa thống kê, p<0,01. Tập quán sinh hoạt của
trẻ em Thăng Bình không khác nhiều so với các
huyện thành phố khác, phải chăng số lượng
bệnh nhân tăng là do hệ thống y tế của huyện
còn nhiều bất cập, hoặc công tác thông tin truyền
thông chưa đầy đủ nên người dân lo lắng, nhập
viện nhiều.
Tháng vào viện
0
2 0
4 0
6 0
8 0
1 0 0
1 2 0
1 4 0
1 6 0
T 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 0 1 1 1 2
Hình 2: Phân bố theo tháng vào viện
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Nhi khoa 132
Nhận xét: Trong năm 2012, số bệnh nhân
vào viện tập trung nhiều vào tháng 3 và tháng
4, chiếm tỷ lệ 34,2%. Điều này phù hợp với
nhận định của Bộ Y tế rằng: tại các tỉnh phía
Nam, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời
điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến
tháng 12 hằng năm(1). Tuy nhiên, theo nghiên
cứu của Nguyễn Thị Kim Tiến và cộng sự tại
khu vực phía Nam vào năm 2008 – 2010 thì
bệnh tăng cao vào các tháng cuối năm, từ
tháng 9 đến tháng 12(7).
Đặc điểm lâm sàng
Lý do nhập viện.
Bảng 3: Phân bố theo lý do nhập viện.
Lý do nhập viện Số bệnh
nhân (n)
Tỷ lệ (%)
Sốt 182 22,1
Sang thương ở da 174 21,1
Sang thương ở niêm mạc 52 6,3
Sang thương ở da + niêm mạc 59 7,2
Sốt + Sang thương ở da 263 32
Sốt + Sang thương ở da + niêm mạc 93 11,3
Tổng số 823 100
Nhận xét: Lý do nhập viện thể hiện nỗi lo
lắng của bố mẹ khi có dịch TCM xảy ra. Trong
823 bệnh nhân, chúng tôi ghi nhận lý do sốt +
sang thương ở da chiếm cao nhất 32%, sốt
22,1% và sang thương ở da chiếm 21,1%. Lý do
nhập viện khác nhau tuỳ theo độ nặng nhẹ
của bệnh, ở nghiên cứu này, chúng tôi không
gặp trường hợp nào có lý do nhập viện khác
như: khó thở, suy tuần hoàn, co giậtĐiều
này có lẽ do tất cả các trường hợp TCM ở bệnh
viện chúng tôi đều ở mức độ nhẹ, dưới độ 3.
Theo nghiên cứu của Trần Đỗ Hùng, trẻ vào
viện với lý do sốt chiếm 62,5%, sang thương ở
miệng và da chiếm 36,5%(3).
Triệu chứng sốt.
Triệu chứng sốt chiếm 39,7%, sốt cao trên
39°C chiếm 24%. Trong nghiên cứu của
Nguyễn Thị Kim Tiến, triệu chứng sốt chiếm
61,14%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p< 0,001(7). Theo Trần Đỗ Hùng, triệu chứng
sốt chiếm tỷ lệ khá cao, 93,5% và trẻ bệnh
TCM độ 3 có tỷ lệ sốt > 39°C cao hơn hẳn so
với nhóm độ 1 và độ 2(3). Ở nghiên cứu của
chúng tôi, đa số trẻ mắc bệnh độ 1, điều này lý
giải triệu chứng sốt và sốt cao của chúng tôi
thấp hơn so với các nghiên cứu khác. Theo
nghiên cứu của Trương Hữu Khanh và cộng
sự, sốt là mốc thời gian đáng tin cậy để theo
dõi diễn biến bệnh. Trẻ bệnh thường bị biến
chứng thần kinh vào ngày thứ 2, biến chứng
hô hấp tuần hoàn vào ngày thứ 3 của sốt(4).
Bảng 4. Phân bố theo triệu chứng sốt.
Triệu chứng sốt Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%)
Sốt < 39 °C + ≤ 2 ngày 90 10,9
Sốt 2 ngày 35 4,3
Sốt ≥ 39 °C + ≤ 2 ngày 105 12,8
Sốt ≥ 39 °C + > 2 ngày 97 11,8
Không sốt 496 60,3
Tổng số 823 100
Sang thương da, niêm mạc
Bảng 5: Phân bố theo sang thương da, niêm mạc.
Sang thương Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%)
Da 217 26,4
Niêm mạc 169 20,5
Cả hai 437 53,1
Tổng số 823 100
Nhận xét: Phần lớn bệnh nhân đều có sang
thương ở cả da và niêm mạc, chiếm tỷ lệ 53,1%,
sang thương chỉ ở da chiếm 26,4%, ở niêm mạc
20,5%. Nghiên cứu của chúng tôi khác biệt so với
các nghiên cứu khác. Theo Nguyễn Thị Kim
Tiến, bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân và
vùng quanh hậu môn chiếm 48,29% số bệnh
nhân trong khi đó, theo Trần Đỗ Hùng thì sang
thương ở da chỉ ghi nhận ở 1,3% số trẻ và sang
thương ở cả da và niêm mạc là 54,5%(7,3). Theo
Thanh Nhàn, qua nhiều thông tin được báo cáo
tại Hội Nghị khoa học Nhi khoa Việt Nam – Đan
mạch vào tháng 11 năm 2009 thì những bệnh
nhân có ít thương tổn da, niêm mạc nhưng sốt
cao, co giật, run chi thì có nguy cơ cao bị biến
chứng nặng(5).
Sự khác biệt về sang thương da, niêm mạc ở
các nghiên cứu có thể do tần suất phân bố độ
nặng của bệnh ở các nghiên cứu này khác nhau.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nhi khoa 133
Triệu chứng giật mình
Bảng 6: Phân bố theo triệu chứng giật mình
Triệu chứng giật mình Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%)
< 2 lần / 30 phút 94 11,4
≥ 2 lần / 30 phút 20 2,4
Không có 693 84,2
Giật mình lúc khám 16 1,9
Tổng số 823 100
Nhận xét: Hầu hết bệnh nhi đều không có
giật mình, chiếm 84,2%. Số trẻ có tần suất cơn
giật mình ≥2 lần/30 phút chỉ chiếm 2,4% và giật
mình được ghi nhận lúc khám chiếm 1,9%. Tỷ lệ
trẻ giật mình thấp hơn so với nghiên cứu của
Nguyễn Thị Kim Tiến là 22,29%, sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê với p<0,01(7). Theo nghiên cứu
của Trần Đỗ Hùng, tỷ lệ trẻ có triệu chứng giật
mình chiếm khá cao 33,5%(3), trong khi đó, theo
Trương Hữu Khanh và cộng sự, tỷ lệ trẻ có triệu
chứng thần kinh chiếm đến 83,3%(4).
Phân độ
Bảng 7: Phân bố theo phân độ bệnh
Phân độ bệnh Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%)
Độ 1 613 74,5
Độ 2a 174 21,1
Độ 2b 36 4,4
Độ 3 0 0
Tổng số 823 100
Nhận xét: Đa số trẻ mắc bệnh độ 1 và độ 2a,
chiếm tỷ lệ 74,5% và 21,1%, không có trẻ mắc
bệnh độ 3. Điều này khác biệt rõ so với nghiên
cứu của Trần Đỗ Hùng, tỷ lệ độ 1 là 32,5% và độ
2 chiếm 66,5%(3). Lý do có thể là năm 2012, bệnh
TCM tại Quảng Nam có lẽ nhẹ hơn, nguyên
nhân do Coxsackie Virus A hoặc chủng virus
ruột khác mà không phải do Enterovirus 71; bởi
vì trong năm 2012, Bệnh viện Nhi Quảng Nam
thu dung tất cả bệnh nhi trong vùng, chỉ có 10
trường hợp chuyển tuyến trên.
Đặc điểm cận lâm sàng
Số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi
Tỷ lệ bạch cầu tăng chiếm khá cao, 55%;
trong khi đó, theo nghiên cứu của Trần Đỗ
Hùng, tỷ lệ bạch cầu cao chiếm 35,5%(3). Sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Bạch cầu
máu tăng cao có thể do bội nhiễm ở các vết loét.
Bảng 8: Phân bố theo số lượng bạch cầu trong máu
ngoại vi
Số lượng bạch cầu máu Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%)
Bình thường 369 44,8
Tăng 453 55,0
Giảm 1 0,1
Tổng số 823 100
Xét nghiệm CRP
Bảng 9: Phân bố theo CRP
CRP Số bệnh nhân (n) Tỷ lệ (%)
Dương tính 323 39,2
Âm tính 463 56,3
Không làm 37 4,5
Tổng số 823 100
Nhận xét: Tỷ lệ CRP dương tính chiếm
39,2%, một tỷ lệ khá cao đối với bệnh nhiễm
virus.
KẾT LUẬN
Qua hồi cứu 823 bệnh nhân TCM được điều
trị tai Bệnh viện nhi Quảng Nam trong năm
2012, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
Tỷ lệ nam/nữ là: 1,61/1.
Độ tuổi dưới 36 tháng chiếm 82,5%.
Trẻ từ huyện Thăng Bình chiếm tỷ lệ cao
nhất, 34,1%.
Bệnh nhân nhập viện nhiều vào tháng 3,4
của năm.
Lý do vào viện là sốt + sang thương ở da
chiếm 32%.
Triệu chứng sốt chiếm 39,7%.
Sang thương chủ yếu ở cả da và niêm mạc,
chiếm 53,1%.
Tám mươi tư phẩy hai phần trăm bệnh nhân
không có triệu chứng giật mình.
Đa số trẻ mắc bệnh độ 1 và độ 2a.
Tỷ lệ bạch cầu máu tăng và CRP dương tính
chiếm khá cao.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014
Chuyên Đề Nhi khoa 134
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế. Hướng dẫn Chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1003/QĐ-BYT ngày 30
tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
2. Đinh Sỹ Hiền. Enterovirus 71, nguyên nhân thường gặp nhất
của bệnh tay chân miệng. Tập san YHDP Viện Pasteur Nha
Trang năm 2006.
3. Trần Đỗ Hùng và cộng sự. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và
cận lâm sàng của trẻ bệnh tay chân miệng nhập viện điều trị
tại bệnh viện nhi đồng Cần Thơ năm 2011. Y học thực hành
(816) số 4/2012, trang 31-35.
4. Trương Hữu Khanh và cộng sự. Đặc điểm bệnh tay chân
miệng tại khoa Nhiễm-Thần kinh, bệnh viện Nhi Đồng 1 năm
2007. Y học thành phố Hồ Chí Minh. Tập 13. Số 4 – 2009, trang
219-223.
5. Thanh Nhàn. Kết quả của một số nghiên cứu về bệnh tay
chân miệng. de nha
khoa/595-nghien cuu benh tay chan mieng.html
6. Phan Văn Tú. Bệnh tay chân miệng. Tập san Viện Pasteur
thành phố Hồ Chí Minh tháng 4 năm 2009.
7. Nguyễn Thị Kim Tiến và cộng sự. Đặc điểm dịch tễ học-vi
sinh học bệnh tay chân miệng tại khu vực phía nam, 2008-
2010. diem dich te hoc vi sinh hoc benh tay chan
mieng tai khu vuc phia nam2008-2010/t2652.aspx.
Ngày nhận bài báo: 25/6/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo : 3/7/2014
Ngày bài báo được đăng: 20/08/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_dac_diem_lam_sang_va_can_lam_sang_cua_tre_mac_ben.pdf