Nghiên cứu đặc điểm ô nhiễm bụi và tình hình bệnh bụi phổi ‐ Silic nghề nghiệp của công nhân một số nhà máy sửa chữa, đóng tàu quốc phòng khu vực phía Nam giai đoạn năm 2005 ‐ 2010

KẾT LUẬN Đa số các yếu tố tác hại nghề nghiệp trong môi trường lao động tại các nhà máy sửa chữa và đóng tàu quân đội ở khu vực phía Nam đều vượt tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt là nồng độ bụi toàn phần và bụi hô hấp đều vượt hơn 10 lần tiêu chuẩn vệ sinh cho phép và hàm lượng SiO2 trong bụi hô hấp ở mức cao (25 ‐ 46%). Công nhân lao động trực tiếp tiếp xúc với bụi có tỉ lệ rối loạn chức năng hô hấp là 22,9%, tỉ lệ này tăng theo tuổi nghề. Tỉ lệ mắc bệnh BPSilic nghề nghiệp là 21,4%, tỉ lệ mắc bệnh BPSilic kết hợp với lao phổi là 3,9%, tuổi nghề càng nhiều thì tỉ lệ mắc bệnh càng lớn. Từ kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi kiến nghị: cần cải thiện điều kiện làm việc tại các khu vực có nồng độ bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép, có biện pháp làm giảm thiểu ô nhiễm bụi, trang bị cho người lao động những hiểu biết về tác hại của bụi tới sức khỏe và các biện pháp phòng ngừa.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 155 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc điểm ô nhiễm bụi và tình hình bệnh bụi phổi ‐ Silic nghề nghiệp của công nhân một số nhà máy sửa chữa, đóng tàu quốc phòng khu vực phía Nam giai đoạn năm 2005 ‐ 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  577 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM Ô NHIỄM BỤI   VÀ TÌNH HÌNH BỆNH BỤI PHỔI ‐ SILIC NGHỀ NGHIỆP   CỦA CÔNG NHÂN MỘT SỐ NHÀ MÁY SỬA CHỮA, ĐÓNG TÀU   QUỐC PHÒNG KHU VỰC PHÍA NAM GIAI ĐOẠN NĂM 2005 ‐ 2010  Nguyễn Văn Thuyên*, HoàngViệtPhương*  TÓM TẮT  Đặt vấn đề: Ngành sửa chữa và đóng tàu hiện nay đang phát triển rất nhanh. Quy trìnhcông nghệ của các  nhà máy sửa chữa và đóng tàu có rất nhiều tác hại nghề nghiệp như vi khí hậu nóng, tiếng ồn, hơi khí độc và đặc  biệt là ô nhiễm bụi.  Mụctiêu: Xác định một số yếu tố dịch tễ bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp và tỷ lệ bệnh BP Silic nghề nghiệp  tại một số nhà máy sửa chữa và đóng tàu quốc phòng khu vực phía nam.  Phương pháp nghiêncứu: Phương pháp nghiên cứudịch tễ học mô tả cắt ngang, kết hợp với hồi cứu số liệu,  phương pháp chọn mẫu có chủ đích. Đề tài được tiến hành tại 5 nhà máy, xí nghiệp quốc phòng phía Nam trong  5 năm (2005 ‐ 2010) đó là: Liên Hiệp Xí Nghiệp B, X1 hải quân, Đoàn Y Hải quân, X2 Hải quân và Z3 Hải  quân.   Kết quả: Nồng độ bụi toàn phần từ 18  ‐ 21mg/m3, vượt TCCP từ 9 –10,5  lần và bụi hô hấp từ 10  ‐ 13  mg/m3, vượt TCCP từ 10 ‐ 13 lần. Hàm lượng silic tự do trong bụi hô hấp, trung bình từ 25 ‐ 46%. Tỷ lệ rối  loạn hô hấp chung của công nhân là 22,88%, chủ yếu thể hạn chế 15,47%, thể hỗn hợp 5,01% và thể tắc nghẽn  chiếm 2,4%. Tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi ‐ silic nghề nghiệp là 21,35%. Trong đó bệnh bụi phổi ‐ silic đơn thuần  chiếm tỷ lệ 17,43%, bệnh bụi phổi silic phối hợp với  lao chiếm 3,92%. Tuổi nghề càng cao thì mắc bệnh càng  nhiều.  Kếtluận: Môi trường lao động tại các nhà máy xí nghiệp sửa chữa và đóng tàu quốc phòng ở khu vực Phía  nam bị ô nhiễm bụi ở mức độ cao.Cần có biện pháp cải thiện điều kiện làm việc tại các khu vực có nồng độ bụi  vượt quá tiêu chuẩn cho phép.  Từ khóa:Bụi phổi ‐ silic nghề nghiệp.  ABSTRACT  RESEARCH ON THE CHARACTERISTICS OF DUSTPOLLUTION AND SILICOSIS SITUATION  AMONG WORKERS OF SELECTED MILITARY SHIP ‐ REPAIRING   AND SHIP ‐ BUILDING FACTORIES IN SOUTHERN REGION (2005 ‐ 2010)  NguyenVanThuyen, Hoang Viet Phuong  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6 ‐ 2014: 577 ‐ 581  Background:  Theindustry  of  repairing  and  buildingship  is  currently  growing  very  fast.  The  technical  process  of  these  factories  causes much  occupational  harm  such  as  hot microclimate,noise,  toxic  gas  and  in  particular dust pollution.  Objectives:  Identify  some  epidemiological  factors of  silicosis and  the  incidence of  silicosis at  some  ship  ‐  repairing and ship ‐ building factories in Southern region.  Methods: A cross  ‐  sectional method, withretrospective data and purposive  samplingmethod  (high  ‐  risk  * Trung tâm Y học Dự phòng Quân đội Phía Nam  Tác giả liên lạc:Ts. Nguyễn Văn Thuyên  ĐT:0909 224 581  Email: thuyenytdp2007@yahoo.com.vn  Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 578 subjects).  The  study  was  conducted  at  5  factories,  namely United  Enterprise  B,  X1 Navy, Naval Medical  Association, X2 and Z3 Navy.   Result:Total dust concentrations were from18 ‐ 21mg/m3, exceeding acceptable standards 9 ‐ 10.5 times and  reparable dust from 10 ‐ 13mg/m3, exceeding acceptable standards 10 ‐ 13 times. Free silica conten to respitory  dust was  from 25 ‐ 46%. Percentage of respiratory disorders of workers was 22.88%,  in which restriction was  15.47%,  obstruction was 2.4%  and  the mixed  syndrome was 5.01%. The prevalence  of  silicosis was 21.35%  among which single silicosis accounted for 17.43% and silicosis combined with tuberculosis was 3.92%. The rate  of silicosis was increasing in parallel with years of exposure to dust.  Conclusion: Working environment at some ship ‐ repairing and ship ‐ building factories in Southern region  was  highly  polluted with  dust. Measures  to  improve working  conditions  in  the  area  of  dust  concentrations  exceeding permitted standards need to be accounted.  Keyword: silicosis  ĐẶT VẤN ĐỀ  Ngành sửa chữa và đóng tàu quân đội trong  những năm gần đây phát triển mạnh cả về quy  mô và năng suất lao động, đóng góp quan trọng  vào việc giữ gìn, bảo vệ biển đảo và phát  triển  kinh tế của nước ta.  Trong quá trình làm việc ở các nhà máy sửa  chữa và đóng tàu, người lao động phải tiếp xúc  với nhiều yếu  tố độc hại  trong môi  trường  lao  động  như  khí  hậu nóng  ẩm  cao,  tiếng  ồn  lớn,  nồng  độ  bụi  vượt  tiêu  chuẩn  cho phép...  Điều  kiện  lao  động  ô  nhiễm  bụi  không  những  ảnh  hưởng trực tiếp tới công nhân ở các phân xưởng  đóng tàu mà còn ảnh hưởng tới người lao động  ở các khu vực xung quanh. Chúng tôi thực hiện  đề tài nghiên cứu này với 2 mục tiêu:  Đánh giá  tình hình ô nhiễm bụi  tại các nhà  máy  sửa  chữa,  đóng  tàu  quân  đội  ở  khu  vực  phía Nam.  Xác định  tỉ  lệ mắc bệnh bụi phổi silic nghề  nghiệp tại các nhà máy trên và kiến nghị một số  giải pháp khắc phục.  Mục tiêu nghiên cứu  Xác định một số yếu tố dịch tễ bệnh bụi phổi  silic  nghề  nghiệp  và  tỷ  lệ  bệnh  BP  Silic  nghề  nghiệp tại một số nhà máy sửa chữa và đóng tàu  quốc phòng khu vực Phía Nam.  ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu  Nghiên  cứu  được  tiến hành  tại: Liên hiệp  xí nghiệp B  (LHXN B), X1 Hải quân (X1 HQ),  Đoàn Y Hải quân, X2 Hải quân (X2 HQ) và Z3  Hải quân (Z3 HQ). Thời gian nghiên cứu: 2005  – 2010.  Đối  tượng  là  sức khỏe  công nhân  làm việc  trực tiếp có tiếp xúc với bụi và một số yếu tố môi  trường lao động ở 5 nhà máy nói trên.   Phương pháp nghiên cứu  Dịch tễ học mô tả cắt ngang kết hợp với hồi  cứu.  Các chỉ tiêu nghiên cứu  Các  yếu  tố  tác  hại  nghề  nghiệp  trong môi  trường lao động  Vi  khí  hậu:  nhiệt  độ  không  khí,  độ  ẩm  và  vận tốc chuyển động của không khí, chỉ số tổng  hợp vi khí hậu  (Wet Bulb Globe Temperature  ‐  WBGT). Xác định nồng độ bụi: bụi toàn phần và  bụi hô hấp. Phân tích hàm lượng SiO2 trong bụi.  Kỹ thuật đo và đánh giá các yếu tố môi trường  lao  động  theo  kỹ  thuật  thường  quy  của  Viện  YHLĐ và VSMT Bộ Y Tế.   Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  579 Đánh giá  tình hình mắc bệnh bụi phổi silíc  nghề nghiệp  Khám sức khỏe tổng quát, đo chức năng hô  hấp, chụp Xquang phổi và các xét nghiệm khác:  soi cấy đờm tìm BK, xét nghiệm máu  Đo  chức  năng  hô  hấp  bằng  máy  Spiro  ‐  Analyzer  ST  ‐  95  của Nhật. Kỹ  thuật  đo  được  thực  hiện  theo  yêu  cầu  đề  xuất  của  hội  lồng  ngực Mỹ (AST: American Thoracic Society). Kết  quả  đánh giá phân  loại  rối  loạn  chức năng hô  hấp theo tiêu chuẩn của viện Y học lao động và  Vệ sinh môi trường ‐ Bộ Y tế.   Chụp  phim  Xquang  ngực  theo  đúng  quy  định của  ILO để xác định bệnh bụi phổi silic ở  công nhân có tuổi nghề trên 36 tháng. Phim phổi  được  đọc  tại hội  đồng giám  định y khoa bệnh  nghề nghiệp của Bộ Quốc Phòng.  Điều  tra phỏng vấn công nhân về hiểu biết  tác hại  của bụi,  tình hình  trang bị và  sử dụng  thiết bị bảo hộ lao động.  Xử lý số liệu  Bằng  phương  pháp  thống  kê  y  học  và  sử  dụng các test kiểm định.  KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN  Kết quả đo môi trường lao động tại các đơn vị nghiên cứu  Bảng1:Kết quả đo vi khí hậu tại các đơn vị nghiên cứu  TT Đơn vịnghiên cứu n Nhiệt độ ( 0C) ± SD; Max Độ ẩm (%) ± SD Vận tốc gió (m/s) ± SD Chỉ sốWBGT(0C) ± SD 1 LHXN B 75 33,5 ± 1,2; 35,3 72,5 ± 2,5 1,23 ± 0,6 30,5± 0,22 2 X1 HQ 55 33,1 ± 1,5; 35,5 71,5 ± 3,5 1,15 ± 0,5 30,2± 0,31 3 X2 HQ 70 33,2± 1,6; 34,4 72,3 ± 2,7 1,25 ± 0,6 30,1± 0,25 4 Z3 HQ 40 31,9 ± 1,2; 34,3 72,5 ± 2,5 1,35 ± 0,4 30,0± 0,25 5 Hảiđoàn Y - HQ 50 33,2 ± 1,3; 34,5 71,5 ± 2,5 1,20 ± 0,6 30,3± 0,24 TCVN 5508:2009 18 - 32 40 - 80 0,2 - 1,5 ≤ 28,0 Nhiệt  độ  không  khí  trong môi  trường  lao  động ở các đơn vị nghiên cứu trung bình từ 31,9  ± 1,20C tới 33,5 ± 1,20C, giá trị cao nhất đạt 35,50C  vượt  tiêu  chuẩn  cho  phép  3,50C. Hầu  hết  các  mẫu đo đều vượt  tiêu chuẩn cho phép. Độ ẩm  tương đối của không khí và tốc độ chuyển động  không khí đều nằm  trong giới hạn cho phép  ở  tất cả các mẫu đo. Kết quả đánh giá tổng hợp các  yếu  tố vi khí hậu  theo chỉ số WBGT,  tất cả các  mẫu đo đều vượt tiêu chuẩn cho phép. Kết quả  nghiên  cứu  của  chúng  tôi phù hợp với nghiên  cứu của Lại Quốc Tuấn, Nguyễn Phúc Thái, Lê  Kiên,  2012(5)  khi  khảo  sát  vi  khí hậu  ở một  số  nhà máy  đóng  tàu  quân  đội  giai  đoạn  2009  –  2011.  Bảng 2:Kết quả đo bụi trong môi trường lao động tại các đơn vị nghiên cứu  TT Đơn vị nghiên cứu n Nồng độ bụi theo ca lao động (mg/m 3) Tỷ lệ SiO2(%) Bụi toàn phần Bụi hô hấp 1 LHXN B 50 18 ± 2,5 12 ± 1,5 25 - 46 2 X1 HQ 45 20 ± 2,2 10 ± 1,2 3 X2 HQ 50 21 ± 1,5 11 ± 1,4 4 Z3 HQ 40 18 ± 1,7 13 ± 1,5 5 Hảiđoàn Y - HQ 40 19 ± 2,5 11 ± 1,7 TCCP 3733/2002/QĐ - BYT(vớihàmlượng SiO2: 20 - 50%) 2 1 Nồng độ bụi toàn phần vượt tiêu chuẩn cho  phép từ 9 ‐ 10,5 lần, nồng độ bụi hô hấp (đường  kính hạt bụi ≤5 μm) vượt tiêu chuẩn cho phép từ  10 ‐ 13 lần. Hàm lượng SiO2 tự do cao là yếu tố  nguy  hiểm  làm  phát  sinh  bệnh  bụi  phổi  silic  nghề nghiệp. Nồng độ bụi trong môi trường lao  động  ở  nghiên  cứu  này  tương  tự  như  nghiên  cứu của Nguyễn Quang Hùng nghiên cứu môi  X X X X Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 580 trường  lao  động  tại  các  xí  nghiệp  cơ  khí  quốc  phòng nhưng  cao hơn kết quả nghiên  cứu  của  Đỗ  Hàm  (nồng  độ  bụi  toàn  phần  là  12  ‐  14  mg/m³, nồng độ bụi hô hấp là 6,1 ‐ 6,7 mg/m³)(2).  Hàm lượng SiO2 trong môi trường lao động  ở các đơn vị nghiên cứu đều cao (25 ‐ 46%), nồng  độ  bụi  toàn phần  và nồng  độ  bụi hô hấp  đều  vượt  tiêu  chuẩn  cho  phép.  Đó  là  các  yếu  tố  ô  nhiễm, nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe công  nhân, gây ra các bệnh về đường hô hấp, trong đó  có bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp.  Kết  quả  khám  phát  hiện  bệnh  bụi  phổi  silic nghề nghiệp  Kết quả khám lâm sàng cơ quan hô hấp  Kết quả bảng 3 cho thấy các triệu chứng ho  và  khạc  đờm  xuất  hiện  với  tần  suất  khá  cao  (37,5% và 25,6%). Tỷ  lệ những người mắc bệnh  cao  huyết  áp  và  biến  đổi  điện  tim  lần  lượt  là  20,4% và 19,5%. Các triệu chứng khác ít gặp hơn.  Bảng 3: Các triệu chứng lâm sàng của cơ quan hô  hấp (n=459)  Triệuchứngcơnăng Tỷlệ (%) Triệuchứngthựcthể Tỷlệ (%) Đau ngực 18,9 Rì rào phế nang giảm 12,5 Khó thở khi gắng sức 22,4 Ran ở phổi 8,9 Khạc đờm 37,5 Cao huyết áp 20,4 Ho thường xuyên 25,6 Biến đổi điện tim 19,5 Các  dấu  hiệu  lâm  sàng  như  khó  thở  khi  gắng sức (22,4%). Đó là triệu chứng cơ bản và  tương đối đặc hiệu của bệnh, có thể do xơ hóa  phổi hoặc khí phế thũng. Ở bệnh nhân bị bệnh  BPSilic,  khó  thở  có  thể  do  các  nguyên  nhân  khác như hen, viêm phế quản mãn tính. Triệu  chứng ho và khạc đờm gặp ở 25,6 % và 37,5%.  Đây thường là triệu chứng của bệnh việm phế  quản mãn  tính  và  viêm mũi  họng mãn  tính.  Các mặt bệnh này cũng  thường phối hợp với  bệnh BP Silic(1,7).  Bảng 4: Kết quả đo chức năng hô hấp ở các đối tượng nghiên cứu  TT Đơnvịnghiêncứu n H/chạnchếH/ctắcnghẽnH/chỗnhợpTínhchung Tỷlệ(%) 1 LHXN B 250 34 6 10 50 19,38 2 X1 HQ 74 13 2 4 19 25,68 3 X2 HQ 49 8 1 3 12 24,49 4 Z3 HQ 38 5 0 0 5 13,16 5 Hảiđoàn Y - HQ 48 11 2 6 19 39,58 Tổng 459 71 11 23 105 22,88 Kết quả bảng 4 cho thấy tỷ lệ rối loạn chức  năng  hô  hấp  ở  những  đối  tượng  được  khám  sức  khỏe  trong  các  đơn  vị  nghiên  cứu  từ  13,16%  đến  39,58%. Tỷ  lệ  rối  loạn  chức năng  hô hấp cao nhất ở đoàn Hải đoàn Y ‐ Hải quân  (39,58%). Tính chung ở cả 5 đơn vị nghiên cứu,  tỷ  lệ  rối  loạn  hô  hấp  là  22,88%  trên  tổng  số  người tham gia khám bệnh.   Bảng 5: Tỷ lệ rối loạn chức năng hô hấp theo tuổi  nghề  TT Tuổi nghề(năm) n Số ngườiRLHH Tỷ lệ (%) 1 ≤ 10 năm 75 10 13.33 2 11 - 15 năm 164 25 15.24 3 16 - 20 năm 120 36 30.00 4 >20 năm 100 34 34.00 Tổng 459 105 22.88 Kết quả bảng 5, tỷ lệ rối loạn chức năng hô  hấp  ở  các  nhóm  tuổi  nghề  từ  13,33%  đến  34,0%. Tỷ  lệ rối  loạn hô hấp có  tăng dần  theo  tuổi nghề. Tỷ lệ rối loạn hô hấp ở 2 nhóm tuổi  16  ‐  20 năm  tuổi nghề  và nhóm  trên  20 năm  tăng cao so với các nhóm tuổi dưới 10 năm và  nhóm 11 ‐ 15 tuổi nghề với khác biệt có ý nghĩa  thống  kê  p<0,01. Kết  quả  này  cũng  phù  hợp  với nhận xét của Tạ Tuyết Bình và cs (2004)(6)  ở  công  nhân  khai  thác  và  chế  biến  đá  Bình  Định. Tỷ lệ rối loạn chức năng hô hấp tăng rõ  rệt theo tuổi đời và tuổi nghề.  Kết  quả  bảng  6  cho  thấy,  tuổi  nghề  càng  cao thỉ tỷ lệ mắc bệnh BPSi càng nhiều. Nhóm  tuổi nghề ≤ 10 năm có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất  (12%),  tỷ  lệ ở nhóm  tuổi nghề 16  ‐ 20 năm  là  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  581 25%  và  cao  nhất  là  nhóm  tuổi  nghề  trên  20  năm  (35%). Tỷ  lệ mắc  bệnh  ở  các  nhóm  tuổi  nghề  khác  nhau  rất  rõ  rệt,  sự  khác  biệt  với  p<0,01. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tỷ  lệ bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp  tính chung  trong  nhóm  nghiên  cứu  là  21,35%,  tương  tự  như  nghiên  cứu  của  Nguyễn  Đắc  Vinh  (2001)(3)  ở  công nhân khai  thác  đá Bình Định  (24,3%),  nhưng  cao  hơn  rất  nhiều  so  với  kết  quả nghiên  cứu của Nguyễn Liễu, Phạm Văn  Tố  (2004) ở công nhân khai  thác  than công  ty  Đông Bắc, Quảng Ninh với tỷ lệ bệnh bụi phổi  silic (0,8%)(5).  Bảng 6:Tỷ lệ số công nhân mắc bệnh bụi phổi silic  theo tuổi nghề  TT Tuổinghề (năm) n SốmắcBPSi Tỷlệ (%) Chỉsốthốngkê 1 ≤ 10 175 19 10,86 P<0,01 2 11 - 20 184 44 26,09 3 >20 100 35 35,00 Tổng 459 98 21,35 Bảng 7:Tỷ lệ lao phổi kết hợp với bệnh bụi phổi ‐ silic  (n=459)  Bệnh Số mắc (n) Tỷ lệ (%) Bệnh bụi phổi - silic 98 21,35 Bệnh lao phổi 24 5,23 Bệnh BPSi NN phối hợp với lao phổi 18 3,92 Kết quả bảng 7 cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh bụi  phổi  silic  so  với  tổng  số  các  trường  hợp  được  khám bệnh là 21,35%, tỷ lệ mắc lao phổi là 5,23%  và  3,92%  trường  hợp mắc  bệnh  bụi  phổi  silic  phối hợp với lao phổi. Sự liên quan chặt chẽ giữa  giữa  bệnh  bụi  phổi  silic  và  lao  phổi:  bệnh  bụi  phổi silic dễ mắc lao phổi hơn vì gây hạn chế hô  hấp làm vi khuẩn lao dễ phát triển, làm bệnh lao  phổi nặng lên vì bụi silic kích thích sự phát triển  của các tổn thương lao. Hơn nữa, bệnh lao lại tạo  thuận  lợi cho phát  triển của bệnh bụi phổi silic  do tăng tổ chức xơ trong nhu mô phổi.   KẾT LUẬN   Đa số các yếu  tố  tác hại nghề nghiệp  trong  môi  trường  lao động  tại các nhà máy sửa chữa  và đóng tàu quân đội ở khu vực phía Nam đều  vượt  tiêu  chuẩn  cho phép,  đặc biệt  là nồng  độ  bụi toàn phần và bụi hô hấp đều vượt hơn 10 lần  tiêu chuẩn vệ sinh cho phép và hàm lượng SiO2  trong bụi hô hấp ở mức cao (25 ‐ 46%).  Công nhân  lao  động  trực  tiếp  tiếp  xúc  với  bụi có tỉ lệ rối loạn chức năng hô hấp là 22,9%, tỉ  lệ này tăng theo tuổi nghề. Tỉ lệ mắc bệnh BPSilic  nghề nghiệp là 21,4%, tỉ lệ mắc bệnh BPSilic kết  hợp với  lao phổi  là 3,9%,  tuổi nghề càng nhiều  thì tỉ lệ mắc bệnh càng lớn.  Từ kết quả nghiên cứu  trên, chúng  tôi kiến  nghị: cần cải thiện điều kiện làm việc tại các khu  vực  có  nồng  độ  bụi  vượt  quá  tiêu  chuẩn  cho  phép, có biện pháp làm giảm thiểu ô nhiễm bụi,  trang bị cho người lao động những hiểu biết về  tác  hại  của  bụi  tới  sức  khỏe  và  các  biện  pháp  phòng ngừa.   TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Arcangeli G, Cupelli V. et al (2004). Respiratory ricks in tunnel  construction workers. Int J Immunopothol Pharmarcol. 17 (2).  91 ‐ 96.  2. Đỗ Hàm, Nguyễn Ngọc Anh  (2004). Bệnh bụi phổi silic trong  công nhân một số ngành nghề ở Thái Nguyên. Báo cáo khoa học  HNKHYHLĐ toàn quốc lần thứ V. Hà Nội. Tr. 393 – 398.  3. Lại Quốc Tuấn, Nguyễn Phúc Thái, Lê Kiên (2012). Thực trạng  ô nhiễm  tiếng  ồn và bệnh  điếc nghề nghiệp do  tiếng  ồn của  công  nhân ở một số nhà máy đóng tàu quân đội giai đoạn 2009 – 2011.  Báo cáo khoa học HNKHYHLĐ  toàn quốc  lần  thứ VIII. Hà  Nội. Tr. 238 – 242.  4. Nguyễn Đắc Vinh  (2001). Nghiên cứu đặc điểm môi trường lao  động ảnh hưởng tới sự phát sinh bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp của  công nhân khai thác đá tại Bình Định. Luận án tiến sĩ y dược. Đại  học Y HàNội. Tr. 46 ‐ 78.  5. Nguyễn Liễu, Phạm Văn Tố  (2004). Đánh giá môi  trường  lao  động và  tình hình bệnh phổi – phế quản của công nhân khai  thác  than  tại  công  ty  Đông Bắc  – Quảng Ninh.  Báo  cáo  khoa  học  HNKHYHLĐ toàn quốc lần thứ V. Hà Nội. Tr.483 ‐ 488.  6. Tạ Tuyết Bình, Lê Trung, Phạm Ngọc Quỳ (2004). Nghiên cứu  về rối loạn thông khí phổi và phân tích khí máu ở công nhân tiếp xúc  nghề nghiệp với bụi silic. Báo cáo khoa học HNKHYHLĐ toàn  quốc lần thứ V. Hà nội. Tr. 160 ‐ 163.  7. Wang ML, Wu ZE, Du QG, et al(2005). A prospective cohort  study  among new Chinese  coal miners:  the  early  pattern  of  lung  function change. Occup Environ Med. 62(11). 800 ‐ 805.  Ngày nhận bài báo:       20/5/2014  Ngày phản biện nhận xét bài báo:   27/6/2014  Ngày bài báo được đăng:     14/11/2014 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_dac_diem_o_nhiem_bui_va_tinh_hinh_benh_bui_phoi_s.pdf
Tài liệu liên quan