Từ kết quả bảng 3 nhận thấy trong hệ
phản ứng DNT/Fenton với các điều kiện
đã xét thì hằng số tốc độ phản ứng giảm
khi tăng nồng độ H2O2. Hằng số tốc độ
phản ứng mạnh nhất ở điều kiện
[H2O2]=40mM, khi đó tỉ lệ
[H2O2]/[Fe2+]=25 và [H2O2]/[TNT]=
18,9.
Trong hệ phản ứng TNT/UV-Fenton,
hằng số tốc độ phản ứng có tăng khi
tăng nồng độ H2O2, nhƣng khi nồng độ
H2O2 cao quá thì k' lại không tăng nữa
mà còn có xu hƣớng giảm dần. Nồng độ
H2O2 thích hợp để phân hủy TNT có thể
là xung quanh giá trị 40mM (tƣơng ứng
với tỉ lệ H2O2]/[Fe2+]=100 và
[H2O2]/[TNT]= 75,5).
4. KẾT LUẬN
Đã nghiên cứu đặc điểm quá trình phân
hủy TNT trong môi trƣờng nƣớc bằng
tác nhân Fenton trong điều kiện không
và có sử dụng bức xạ UV. Kết quả cho
thấy cả hai hệ phản ứng TNT/Fenton và
TNT/UV-Fenton đều có đặc trƣng của
phản ứng giả bậc nhất. Tốc độ trung
bình và hệ số tốc độ phản ứng phân hủy
TNT bằng tác nhân Fenton trong điều
kiện có bức xạ UV là lớn hơn so với tác
nhân Fenton đơn thuần.
7 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 559 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phản ứng phân hủy tnt bằng tác nhân fenton trong điều kiện không và có kết hợp bức xạ uv - Đào Duy Hưng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
30
Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 20, Số 1/2015
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM PHẢN ỨNG PHÂN HỦY TNT BẰNG
TÁC NHÂN FENTON TRONG ĐIỀU KIỆN KHÔNG VÀ
CÓ KẾT HỢP BỨC XẠ UV
Đến tòa soạn 13 – 8 – 2014
Đào Duy Hƣng, Đỗ Ngọc Khuê
Viện Công nghệ mới, Viện KH&CN quân sự
Đinh Ngọc Tấn, Hoàng Kim Huế
Viện Hoá học - Môi trường quân sự, BTL Hoá học
SUMMARY
RESEARCH FEATURE DECOMPOSITION REACTION WITH TNT
FENTON’S WORKING CONDITIONS IN COMBINATION WITH AND
WITHOUT UV RADIATION
This paper introduces the research results on the oxidative decomposition reaction
characteristics of 2,4,6-trinitrotoluen (TNT) infection in water by Fenton agent at the
conditional with or without UV radiation. Survey results show that by Fenton process
with UV radiation can decompose TNT with higher performance and speed compared
with the absence of the radiation. Test results showed that the decomposition reaction of
TNT by Fenton agents and UV-Fenton reaction follow the most unreal react rules.
Key words: TNT, Fenton, UV-Fenton, reaction kinetics
1. MỞ ĐẦU
TNT là một trong các hợp chất hữu cơ có
tính nổ thƣờng gây nhiễm trong nƣớc
thải của cơ sở sản xuất vật liệu nổ. Đây
là hợp chất có độc tính với môi trƣờng
và khó phân hủy. Để xử lý các hợp chất
có tính nổ trong đó có TNT nhiễm trong
nƣớc thải đã có các nghiên cứu, thử
nghiệm một số phƣơng pháp khác nhau
nhƣ hấp phụ, điện phân, vi sinh hay sử
dụng thực vật bậc cao [1,3].
Hiện nay để xử lý nƣớc thải bị nhiễm các
hợp chất hữu cơ khó phân hủy thƣờng áp
dụng giải pháp sử dụng các quá trình oxi
hóa nâng cao AOP (Advanced oxidation
processes) trong đó có quá trình Fenton
và đặc biệt là quá trình quang Fenton.
Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu về khả
năng áp dụng các quá trình Fenton,
quang Fenton cho mục đích phân hủy
TNT nhiễm trong nƣớc thải của các cơ
sở sản xuất quốc phòng còn ít đƣợc quan
tâm nghiên cứu.
Bài báo này giới thiệu kết quả nghiên
cứu đặc điểm phản ứng phân hủy TNT
bằng tác nhân Fenton trong điều kiện
31
không và có sử dụng bức xạ UV nhằm
tìm kiếm khả năng ứng dụng các tác
nhân AOPs này cho mục đích xử lý
nguồn nƣớc bị nhiễm các loại thuốc nổ
nhóm nitro toluen.
2. THỰC NGHIỆM
2.1. Thiết bị và hóa chất dùng cho
nghiên cứu
2.1.1 Thiết bị
Các thiết bị phân tích chính đƣợc sử
dụng trong nghiên cứu là:
- Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao HP
1100 sử dụng detector chuỗi (DAD).
- Máy đo pH: OAKLON, serie 510 (Mỹ)
có độ chính xác ±0,01.
- Cân phân tích độ chính xác ±0,1mg
CHYO (Nhật Bản).
2.1.2 Hoá chất
Dung dịch TNT với nồng độ gốc là
0,53mM pha trong nƣớc cất 2 lần.
Các dung môi có độ sạch dùng cho phân
tích HPLC: axetonitryl, etanol (Merk).
H2O2 có độ sạch phân tích, nồng độ 30%
(Merk).
FeSO4.7H2O, loại có độ sạch phân tích.
HNO3, NaOH, Na3PO4 có độ sạch phân
tích (Merk).
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chuẩn bị dung dịch
nghiên cứu
Dung dịch TNT có hàm lƣợng 0,35mM;
0,18mM đƣợc chuẩn bị bằng cách pha
loãng 1,5 đến 3 lần dung dịch TNT gốc
bằng nƣớc cất. Dung dịch Fenton đƣợc
chuẩn bị bằng cách pha loãng các dung
dịch gốc đã chuẩn bị sẵn.
Các thí nghiệm nghiên cứu khả năng
phân hủy TNT ở các điểm nồng độ H2O2
khác nhau bằng tác nhân Fenton, UV-
Fenton đƣợc tiến hành ở điều kiện phòng
thí nghiệm (250C), với nồng độ TNT ban
đầu C0 = 0,53mM; nồng độ Fe
2+
=
0,4mM; pH = 3; thời gian khảo sát từ 0
đến 40 phút, nồng độ H2O2 thay đổi lần
lƣợt là 10mM; 40mM và 160mM tƣơng
ứng với tỉ lệ [H2O2]/[TNT] là 18,9; 75,5
và 301,9.
2.2.2 Phương pháp thực hiện phản ứng
phân hủy TNT bằng tác nhân Fenton và
UV-Fenton
Phản ứng phân hủy TNT bằng tác nhân
Fenton và UV-Fenton đƣợc thực hiện
trong hệ thiết bị có cấu tạo tƣơng tự thiết
bị thực hiện phản ứng quang hóa đã
đƣợc nêu trong tài liệu [2, 3] (hình 1).
Hình 1. Mô hình hệ thống thiết bị để thực hiện phản ứng oxi hóa TNT
trong điều kiện không có và có bức xạ UV.
2 3
4
1
32
Hệ thiết bị này gồm bình thủy tinh (1)
có dung tích 1 lít dùng để thực hiện phản
ứng, có thể kiểm soát đƣợc nhiệt độ và
theo dõi pH thay đổi trong quá trình
phản ứng. Bình chứa dung dịch phản
ứng (1) đƣợc để hở để bão hòa oxi
không khí. Dung dịch phản ứng đƣợc
khuấy liên tục trong quá trình thí nghiệm
bằng máy khuấy từ 300 vòng/phút (2) và
tuần hoàn nhờ máy bơm định lƣợng (3)
tốc độ 750ml/phút. Bơm định lƣợng (3)
đƣợc kết nối giữa bình chứa dung dịch
và buồng phản ứng quang (4) để tuần
hoàn dung dịch. Buồng phản ứng quang
(4) gồm 1 đèn UV công suất 15W bƣớc
sóng 254 nm nằm giữa cột phản ứng
phân cách bằng ống thạch anh bao
quanh đèn, chiều dày lớp chất lỏng là
10cm.
Trong trƣờng hợp cần đo tốc độ và độ
chuyển hóa các quá trình AOPs không
sử dụng bức xạ UV thì trƣớc khi thực
hiện phản ứng AOPs cần tắt đèn UV,
sau đó mới cho các dung dịch nghiên
cứu vào bình (1) để thực hiện phản ứng.
Trình tự cho các dung dịch nhƣ sau: cho
dung dịch chứa TNT, cho tiếp dung dịch
Fenton và bật máy khuấy từ sau đó bật
máy bơm định lƣợng để tuần hoàn hỗn
hợp dung dịch.
Sau từng khoảng thời gian nhất định sẽ
lấy mẫu từ bình phản ứng (1) đƣa đi phân
tích xác định hàm lƣợng TNT bằng
phƣơng pháp HPLC. Trong trƣờng hợp
cần tiến hành phản ứng có sử dụng bức
xạ UV thì trình tự cho dung dịch vẫn nhƣ
trên tuy nhiên quá trình này thực hiện
trong điều kiện đèn UV (4) đã đƣợc bật .
2.2.3. Phương pháp phân tích, đánh giá
hiệu quả phân hủy TNT bằng tác nhân
Fenton, UV-Fenton
Để phân tích định tính, định lƣợng TNT
trong dung dịch thử nghiệm và đánh giá
ảnh hƣởng của các yếu tố đã sử dụng
thiết bị sắc ký lỏng hiệu năng cao
(HPLC) Agilent 1100 (Mỹ) với detectơ
chuỗi (DAD). Điều kiện đo: cột sắc ký
Hypersil C18 (200x4mm), tỷ lệ pha
động axetonitril/nƣớc = 70/30 (theo thể
tích); tốc độ dòng: 1ml/phút; áp suất:
110bar; tín hiệu đo của TNT ở bƣớc
sóng: 227nm. Hàm lƣợng TNT đƣợc xác
định theo phƣơng pháp ngoại chuẩn [4].
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu động
học và xác định bậc phản ứng oxi hóa
của TNT bằng tác nhân Fenton và UV-
Fenton
Phƣơng pháp nghiên cứu động học và
xác định bậc phản ứng oxi hóa của TNT
bằng tác nhân Fenton và UV-Fenton dựa
vào kết quả đo sự biến đổi nồng độ TNT
theo thời gian phản ứng.
Cơ sở của phƣơng pháp này là phƣơng
trình động học giả bậc nhất:
ln{CTNT/CTNT(o)}= - k‟TNT.t (1)
Ở đây: CTNT và CTNT(o) là nồng độ TNT
tại thời điểm t và t=0 trong quá trình
phản ứng với tác nhân Fenton, UV-
Fenton, k‟TNT là hằng số tốc độ phản
ứng giả bậc nhất, t- thời gian phản ứng.
Dựa trên kết quả đo sự biến đổi chỉ số
CTNT và CTNT(o) và xây dựng đồ thị phụ
thuộc -ln{CTNT/CTNT(o)}; t sẽ tính đƣợc
hằng số tốc độ phản ứng giả bậc nhất
(k‟TNT). Phƣơng pháp này đã đƣợc một
số tác giả áp dụng để nghiên cứu động
33
học phản ứng oxi hóa Fenton, UV-
Fenton đối với một số hợp chất hữu cơ
độc hại [2,3,6].
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiệu suất và tốc độ phân hủy
TNT bằng tác nhân Fenton và UV-
Fenton
Kết quả khảo sát sự biến đổi hiệu suất và
tốc độ trung bình phân hủy TNT phản ứng
với tác nhân Fenton đƣợc dẫn trong bảng
1.
Từ kết quả trong bảng 1 nhận thấy trong
hệ TNT/Fenton (pH=3; 0,4mM Fe2+;
0,53mM TNT; H2O2 thay đổi) hiệu suất
phân hủy TNT tăng theo thời gian phản
ứng, tốc độ phản ứng trung bình cơ bản
giảm theo thời gian. Phản ứng phân hủy
TNT diễn ra mạnh nhất trong khoảng thời
gian là 20 phút đầu. Khi tăng nồng độ
H2O2 trong hệ phản ứng TNT/Fenton thì
hiệu quả phân hủy TNT không thấy tăng
lên mà còn bị giảm đi, thí dụ nhƣ trong
điều kiện hệ phản ứng 10mM H2O2;
0,4mM Fe
2+
, 0,53mM TNT thì hiệu quả
phân hủy TNT sau 40 phút đạt giá trị
46,8%, tuy nhiên trong hệ phản ứng
40mM H2O2; 0,4mM Fe
2+
; 0,53mM TNT
và hệ phản ứng 160mM H2O2; 0,4mM
Fe
2+; 0,53mM TNT (tăng nồng độ H2O2
lên 4 và 16 lần) thì hiệu quả phân hủy
TNT sau 40 chỉ đạt giá trị là 34,4% và
32,8%. Kết quả nghiên cứu này có thể
giải thích nhƣ sau: Tỉ lệ giữa H2O2/Fe
2+
tốt nhất khi phân hủy các cơ chất ở xung
quanh giá trị là 10 [4], trong các hệ phản
ứng đã xét thì tỉ lệ H2O2/Fe
2+
tƣơng ứng
là 25; 100; 400 các tỉ lệ này là tƣơng đối
cao so với lý thuyết (lƣợng H2O2 dƣ
nhiều) nên lƣợng H2O2 dƣ này sẽ tác
dụng ngƣợc lại với gốc *OH làm giảm
tác nhân oxi hóa này dẫn đến hiệu quả
phân hủy TNT không tăng nữa mà còn bị
giảm đi [4,5].
*OH + H2O2 H2O +
*O2H (k= 3,3x10
7 M-1s-1) (2)
Bảng 1. Sự biến đổi nồng độ TNT (CTNT, mM), hiệu suất (H, %)
và tốc độ trung bình (Vtb, mM/ph) theo thời gian phẳn ứng và tác nhân Fenton
Thời
gian
(ph)
H2O2/TNT=18,9 H2O2/TNT=75,5 H2O2/TNT=301,9
CTNT,
mM
H,%
Vtb,
mM/ph
CTNT,
mM
H,%
Vtb,
mM/ph
CTNT,
mM
H,%
Vtb,
mM/ph
0 0,530 0,0 _ 0,530 0,0 _ 0,530 0,0 _
5 0,472 10,9 0,0116 0,505 4,8 0,0051 0,514 3,0 0,0032
10 0,432 18,4 0,0098 0,472 10,9 0,0058 0,456 13,9 0,0074
20 0,356 32,9 0,0087 0,417 21,3 0,0057 0,420 20,7 0,0055
30 0,321 39,5 0,0070 0,374 29,4 0,0052 0,390 26,4 0,0047
40 0,282 46,7 0,0062 0,349 34,2 0,0045 0,357 32,6 0,0043
34
Trong hệ TNT/UV-Fenton (pH=3; 0,4mM
Fe
2+
; 0,53mM TNT; UV=254nm; H2O2
thay đổi) hiệu suất phân hủy TNT tăng
theo thời gian phản ứng, tốc độ phản ứng
trung bình giảm theo thời gian. Phản ứng
phân hủy TNT diễn ra mạnh nhất trong
khoảng thời gian là 10 phút đầu. Khi tăng
nồng độ H2O2 trong hệ phản ứng
TNT/UV-Fenton (tăng tỉ lệ H2O2/Fe
2+
tƣơng ứng từ 25 lên 100) thì hiệu quả
phân hủy TNT tăng lên, tuy nhiên khi tăng
nồng độ H2O2 lên 160mM (tỉ lệ
H2O2/Fe
2+
là 400) thì hiệu quả phân hủy
TNT không tăng nữa mà có xu hƣớng
giảm đi. Nhƣ vậy trong các điều kiện đã
xét thì với tỉ lệ nồng độ H2O2/Fe
2+
là 100
thì hiệu quả và tốc độ phân hủy TNT đạt
giá trị cao nhất.
Bảng 2. Sự biến đổi nồng độ TNT (CTNT, mM), hiệu suất (H, %)
và tốc độ trung bình (Vtb, mM/ph) theo thời gian phản ứng và tác nhân UV-Fenton
Thời
gian
(ph)
H2O2/TNT=18,9 H2O2/TNT=75,5 H2O2/TNT=301,9
CTNT,
mM
H,
%
Vtb,
mM/ph
CTNT,
mM
H,
%
Vtb,
mM/ph
CTNT,
mM
H,
%
Vtb,
mM/ph
0 0,530 0,0 _ 0,530 0,0 _ 0,530 0,0 _
5 0,367 30,7 0,033 0,348 34,4 0,036 0,327 38,2 0,041
10 0,232 56,2 0,030 0,195 63,3 0,034 0,199 62,4 0,033
20 0,144 72,9 0,019 0,029 94,5 0,025 0,090 83,0 0,022
30 0,100 81,1 0,014 0,006 98,9 0,017 0,029 94,6 0,017
40 0,073 86,2 0,011 0,002 99,5 0,013 0,008 98,5 0,013
Từ kết quả dẫn trong bảng 1; 2 ta nhận
thấy trong dung dịch dƣới tác dụng của
tác nhân Fenton, TNT bị phân hủy chậm
theo thời gian, tốc độ phân hủy trung
bình trong các khoảng thời gian là tƣơng
đối thấp (Vtb cao nhất đạt giá trị là
0,0116mM/ph trong khoảng 5 phút phản
ứng ban đầu), hiệu suất phân hủy TNT
cũng tƣơng đối thấp chỉ đạt hơn 46%
sau 40 phút phản ứng. Trong khi đó
dƣới tác dụng của tác nhân Fenton có sử
dụng bức xạ UV thì hiệu suất và tốc độ
phân hủy TNT tăng lên rất mạnh
(khoảng lớn hơn 3 lần), hiệu suất phân
hủy TNT đạt 99,5% sau 40 phút phản
ứng ở nồng độ.
Nguyên nhân sự khác nhau về hiệu suất
và tốc độ phân hủy TNT trong hệ
TNT/Fenton và TNT/UV-Fenton có thể lý
giải nhƣ sau: cũng nhƣ trong các hệ
Fenton khác, hệ TNT/Fenton thì sau phản
ứng tạo gốc *OH [5]:
Fe
2+
+ H2O2 Fe
3+
+ HO¯ + *OH (3)
sẽ diễn ra phản ứng phục hồi Fe2+:
Fe
3+
+ H2O2 Fe
2+
+ H
+
+ *O2H (4)
Tuy nhiên quá trình khử Fe3+ bằng H2O2
( phản ứng 4) xảy ra rất chậm, hằng số
tốc độ phản ứng này (k=3,1x10-3M-1s-1)
nhỏ hơn rất nhiều so với phản ứng (3)
(k=63M
-1
s
-1
), vì vậy sắt tồn tại sau phản
ứng chủ yếu ở dạng Fe3+ và do đó lƣợng
gốc tự do *OH (tác nhân phản ứng với
các chất ô nhiễm) là chƣa nhiều và có xu
hƣớng giảm đi theo thời gian. Mặt khác
do gốc tự do này có thời gian sống rất
35
ngắn (khoảng vài phần nghìn giây) nên
tốc độ và hiệu suất phân hủy TNT bằng
tác nhân Fenton khi không có bức xạ UV
không cao.
Trong hệ TNT/UV-Fenton thì dƣới tác
dụng của bức xạ UV (254nm) ở điều
kiện pH thấp (pH < 4) sẽ diễn ra phản
ứng khử Fe3+ bằng năng lƣợng photon:
Fe
3+
+ H2O + hv Fe
2+
+ H
+
+ *OH(5)
Nhƣ vậy ion sắt đƣợc chuyển hóa từ
trạng thái Fe3+ sang Fe2+ một cách liên
tục, không dừng để sinh ra số lƣợng lớn
và liên tục gốc tự do *OH. Chính vì vậy
hiệu suất và tốc độ phân hủy TNT bằng
tác nhân UV-Fenton lớn hơn nhiều so
với tác nhân Fenton đơn thuần.
3.2. Đặc điểm động học phản ứng oxi
hóa phân hủy TNT bằng tác nhân
Fenton và UV-Fenton
Trên hình 2 dẫn kết quả đo sự phụ thuộc
-ln(C/C0) - t đối với TNT trong hệ
TNT/Fenton và TNT/UV-Fenton ở các
điều kiện nồng độ H2O2 khác nhau là
10mM; 40mM và 160mM . Từ hình 4 ta
nhận thấy đồ thị biểu diễn mối quan hệ -
ln(C/C0) - t có dạng đƣờng thẳng đi qua
gốc tọa độ, tức là phù hợp với phƣơng
trình 1, do đó có thể coi phản ứng oxi
hóa TNT bằng tác nhân Fenton và UV-
Fenton có đặc trƣng của phản ứng giả
bậc nhất.
Hình 4. Đồ thị biểu diễn mối quan hệ -ln(C/C0) - t trong các hệ TNT/Fenton (a),
TNT/UV-Fenton (b)
(pH=3; nồng độ ban đầu TNT =0,53mM; [Fe2+]=0,4mM; UV=254nm)
Hằng số tốc độ phản ứng giả bậc nhất tính đƣợc trong trƣờng hợp này có giá trị nhƣ thể
hiện trên bảng 3.
Bảng 3. Hằng số tốc độ phản ứng (k‘) của các hệ phản ứng TNT/Fenton
và TNT/UV-Fenton (pH=3; Fe
2+
=0,4mM; t
0
=25
0
C; CTNT(0)=0,53mM)
CH2O2, mM Hệ TNT/Fenton Hệ TNT/UV-Fenton
10 0,016 0,055
40 0,011 0,139
160 0,010 0,100
a) TNT/Fenton b) TNT/UV-Fenton
36
Từ kết quả bảng 3 nhận thấy trong hệ
phản ứng DNT/Fenton với các điều kiện
đã xét thì hằng số tốc độ phản ứng giảm
khi tăng nồng độ H2O2. Hằng số tốc độ
phản ứng mạnh nhất ở điều kiện
[H2O2]=40mM, khi đó tỉ lệ
[H2O2]/[Fe
2+
]=25 và [H2O2]/[TNT]=
18,9.
Trong hệ phản ứng TNT/UV-Fenton,
hằng số tốc độ phản ứng có tăng khi
tăng nồng độ H2O2, nhƣng khi nồng độ
H2O2 cao quá thì k' lại không tăng nữa
mà còn có xu hƣớng giảm dần. Nồng độ
H2O2 thích hợp để phân hủy TNT có thể
là xung quanh giá trị 40mM (tƣơng ứng
với tỉ lệ H2O2]/[Fe
2+
]=100 và
[H2O2]/[TNT]= 75,5).
4. KẾT LUẬN
Đã nghiên cứu đặc điểm quá trình phân
hủy TNT trong môi trƣờng nƣớc bằng
tác nhân Fenton trong điều kiện không
và có sử dụng bức xạ UV. Kết quả cho
thấy cả hai hệ phản ứng TNT/Fenton và
TNT/UV-Fenton đều có đặc trƣng của
phản ứng giả bậc nhất. Tốc độ trung
bình và hệ số tốc độ phản ứng phân hủy
TNT bằng tác nhân Fenton trong điều
kiện có bức xạ UV là lớn hơn so với tác
nhân Fenton đơn thuần.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Ngọc Khuê, (2010) ‖Công nghệ
xử lý các chất thải nguy hại phát sinh từ
hoạt động quân sự‖, NXB Quân đội
nhân dân (2010).
2. Do Ngoc Khue, Nguyen Van Chat,
Do Binh Minh, Tran Dai Lam, Pham
Hong Lan, Vu Duc Loi, (2013)
‟‟Degradation and mineralization of
2,4,6- trinitroresorcine in various
3. photochemical systems‘‘, Materials
Science and Engineering C33, pp.1975-
1982.
4. Đỗ Bình Minh, Đỗ Ngọc Khuê, Trần
Văn Chung, Nguyễn Văn Huống, Tô
Văn Thiệp, ‟‟Đặc điểm phản ứng oxi
hóa phân hủy một số hợp chất
nitrophenol độc hại nhiễm trong môi
trường nước bằng tác nhân quang
Fenton‘‘, Tạp chí KH&CNQS (2005),
số 27, 86-94 (2013).
5. Trần Mạnh Trí, Trần Mạnh Trung,
”Các quá trình oxi hóa nâng cao trong
xử lý nước thải Cơ sở khoa học và ứng
dụng‖, NXB KH-KT , tr. 41-142.
6. E. Neyens, J. Baeyens, 2003 ―A
review of classic Fenton‘s peroxidation
as an advanced oxidation technique‖,
Journal of Hazardous Materials B98, pp.
33-50.
7. Ming-Jer Liou, Ming-chun Lu, Jong-
Nan Chen, (2003) “Oxidation of
explosives by Fenton and photo-Fenton
processes‖ Water Research 37, pp.3172-
3179.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 19114_65228_1_pb_8134_2096727.pdf