Nghiên cứu đặc điểm tái sinh dưới tán rừng trồng khu vực Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên

Đặt vấn đề “Rừng là vàng, nếu mình biết bảo vệ xây dựng thì rừng rất quý” Trích lời Hồ Chí Minh Đúng vậy, rừng là tài nguyên quý giá của quốc gia, là lá phổi xanh của nhân loại. Rừng không những là tài nguyên có khả năng tự tái tạo và phục hồi mà rừng còn có chức năng sinh thái vô cùng quan trọng. Rừng là thành phần quan trọng nhất của sinh quyển, là nguồn vật chất và tinh thần cơ bản thoả mãn nhu cầu của con người. Rừng và đời sống xã hội là hai mặt của một vấn đề, nó có mối quan hệ với nhau rất chặt chẽ và nếu có so sánh với những cái chung thì có những đặ điểm riêng của nó. Tất cả mọi đời sống xã hội, các quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của con người đều có liên quan đến rừng. Nếu không có rừng thì xã hội loài người sẽ không thể tồn tại được[27]. Song để tách rời giữa rừng và đời sống xã hội không đơn giản bởi thực tế cho ta thấy rừng là một hệ sinh thái vô cùng phong phú và phức tạp bao gồm nhiều thành phần và các quy luật sắp xếp khác nhau theo không gian và thời gian. Để duy trì và ổn định được hệ sinh thái này đòi hỏi con người cần nghiên cứu, tìm hiểu rất sâu về hệ sinh thái rừng và từ đó có những biện pháp tác động hợp lý. Tuy nhiên những kho tàng quý báu của hệ sinh thái còn là một bí ẩn nhiều điều lý thú mà sự hiểu biết của chúng ta còn hạn chế. ở nước ta, rừng và đất rừng chiếm 3/4 tổng diện tích lãnh thổ, song thực tế rừng tự nhiên còn rất ít, chủ yếu là rừng thứ sinh ở những mức độ thoái hoá khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức tác động bất hợp lý của con người như đốt n−ơng làm rẫy, khai thác lạm dụng quá mức cho phép hay nói đúng hơn là sự đói nghèo và thiếu hiểu biết của ng−ời dân. Theo số liệu thống kê thì độ che phủ năm 1943 là 43%và do bị tàn phá nặng nề vào những năm 1980 đến năm 1990 độ che 3 phủ giảm xuống chỉ còn 28,4% và đang có xu hướng tăng vào những năm gần đây. Ngày nay chỉ còn khoảng hơn 9 triệu ha rừng tự nhiên trong đó rừng giàu chiếm khoảng 30%, rừng trung bình khoảng 35%, còn lại là rừng phục hồi. Rừng giàu còn lại chủ yếu ở vùng sâu vùng xa, núi cao có độ dốc lớn nên khả năng khai thác cung cấp sản phẩm cho xã hội bị hạn chế.[27]. Điều đáng nói là độ che phủ tăng lên nhờ vào khả năng tái tạo của rừng tự nhiên song phải kể đến là diện tích rừng trồng cũng tăng khá mạnh nhưng tính đa dạng của hệ sinh thái không cao, nói đúng hơn là chất lượng rừng còn hạn chế, đơn điệu. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước việc bảo vệ và phát triển rừng, diện tích rừng tăng lên đáng kể. Song song với đó là diện tích rừng trồng tăng lên mạnh mẽ trong đó có cả rừng sản xuất và rừng trồng đặc dụng, rừng trồng phòng hộ. Để nhằm giảm thiểu các thiên tai, hạn hán, lũ lụt, duy trì sự cân bằng của hệ sinh thái, rừng trồng phòng hộ ở nước ta đã và đang đóng một vai trò quan trọng. Thực tế muốn nâng cao tính phòng hộ của rừng đòi hỏi phải có những biện pháp lâm sinh tác động hợp lý nhằm tạo ra rừng trồng có cấu trúc gần giống cấu trúc của rừng tự nhiên. Đây là vấn đề mà các nhà khoa học về lâm nghiệp rất quan tâm. Rừng trồng khu vực Hồ Núi Cốc có tổng diện tích là 11.494,5 ha, trong đó rừng trồng là 3.683,5 ha, rừng tự nhiên 339,3 ha và còn lại là đất trống, cây bụi, trảng cỏ, rừng trồng khu vực Hồ Núi Cốc là khu rừng trồng phòng hộ với các loài cây chủ yếu như Bạch đàn, Keo lá tràm, Keo tai tượng, Muồng đen nên cấu trúc rừng còn hết sức đơn điệu, chất lượng rừng không cao, tính đa dạng sinh học còn hạn chế. Điều quan trọng hơn cả là rừng trồng phòng hộ Hồ Núi Cốc có một vị trí vô cùng quan trọng trong công tác phòng chống xói mòn, bồi lấp lòng hồ, bảo vệ đất, bảo vệ nước, tạo cảnh quan môi trường du lịch sinh thái Nói đúng hơn rừng trồng phòng hộ Hồ Núi Cốc đã và đang phát huy vai trò chức năng của khu rừng phòng hộ đem lại lợi ích kinh tế một cách gián tiếp rất cao. Ngoài việc cung cấp nước sinh hoạt, nước sản xuất cho thành phố thái nguyên và các huyện lân cận, cung cấp nước sản xuất cho hơn 1200ha ruộng của các huyện phía Nam và một phần phía Tây Nam của tỉnh Bắc Giang thì nó còn đang mang lại lợi ích về cảnh quan môi trường sinh thái, thu hút hàng vạn khách du lịch thăm quan nghỉ mát. Tuy nhiên để rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc đáp ứng mục tiêu phòng hộ gắn liền với du lịch sinh thái thì chúng đã và đang gặp phải những khó khăn nhất định: Tổ thành loài cây trồng còn đơn giản, tính đa dạng sinh học còn thấp, chất lượng rừng không cao, độ che phủ không cao, cây sinh trưởng phát triển chậm, dễ sâu bệnh cùng với những biện pháp lâm sinh tác động chưa hợp lý nên cấu trúc rừng phòng hộ ở đây còn hết sức đơn điệu. Thực tế để cải tạo rừng trồng bằng cách trồng mới một số loài cây bản địa tạo ra hệ sinh thái bền vững quả là khó khăn và hết sức tốn kém. Nguồn kinh phí phục vụ cho công tác bảo vệ và phát triển, trồng rừng hết sức hạn hẹp. Sức thu hút người dân vào việc trồng rừng còn hạn chế. Qua tìm hiểu chúng tôi thấy thực tế dưới tán rừng trồng phòng hộ Hồ Núi Cốc đã và đang xuất hiện một lớp cây tái sinh tự nhiên với những nguồn gốc khác nhau, rất đa dạng về loài cây, phong phú về chất lượng. Đặc biệt trong số những cây tái sinh tự nhiên rất nhiều cây có triển vọng có thể tạo lên những tầng cây gỗ khác nhau. Nhằm cung cấp thêm những cơ sở khoa học chuyển hoá rừng trồng thành rừng gần giống với rừng tự nhiên, có tính bền vững của hệ sinh thái đáp ứng mục tiêu quan trọng của rừng phòng hộ gằn liền mục tiêu du lịch sinh thái, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm tái sinh dưới tán rừng trồng khu vực Hồ Núi Cốc - Tỉnh Thái Nguyên Luận văn dài 102 trang,chia làm 3 chương

pdf104 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2453 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh dưới tán rừng trồng khu vực Hồ Núi Cốc tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_tai_sinh_duoi_tan_rung_trong_0805.pdf