Nghiên cứu đặc điểm viêm phổi liên quan đến thở máy tại khoa săn sóc đặc biệt bệnh viện chợ Rẫy

Thời gian thở máy ở hai nhóm có sự khác biệt có ý nghĩa (p < 0,001), tương tự tác giả Jordi Rello(2), dài hơn tác giả Lê Bảo Huy(5) là do nghiên cứu của chúng tôi gồm cả bệnh nhân nội khoa và ngoại khoa như đa thương, chấn thương ngực, phẫu thuật ngực bụng gây thở máy kéo dài. Suy dinh dưỡng là yếu tố nguy cơ đứng hàng thứ hai trong các yếu tố nguy cơ xuất phát từ bệnh nhân và có sự khác biệt giữa hai nhóm. Tác giả Timothy(9) ghi nhận suy dinh dưỡng là yếu tố nguy cơ gây VPLQTM ở bệnh nhân ngoại khoa nằm khoa SSĐB. Đặt lại NKQ có sự khác biệt giữa hai nhóm. Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận việc đặt lại NKQ làm tăng nguy cơ VPLQTM, nhất là trong các tình huống cấp cứu có thể làm cho bệnh nhân hít phải một lượng lớn chất tiết từ mũi hầu, đưa các vi khuẩn định cư ở đường hô hấp trên vào sâu đường hô hấp dưới(3,11). Vi khuẩn gram (-) chiếm 88,3% so với 11,7% vi khuẩn gram (+). A. baumannii có tỷ lệ tăng hơn và vẫn là tác nhân hàng đầu gây VPLQTM trong vòng bốn năm qua so với tác giả Phạm Hồng Trường. Tuy chỉ mới được đề cập đến trong hơn một thập niên gần đây nhưng A. baumannii lại là một tác nhân ngày càng quan trọng và đứng hàng đầu gây VPLQTM. Đây là một loại vi khuẩn có tốc độ kháng KS rất nhanh và mức độ kháng KS rất cao.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 70 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc điểm viêm phổi liên quan đến thở máy tại khoa săn sóc đặc biệt bệnh viện chợ Rẫy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 213 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VIÊM PHỔI LIÊN QUAN ĐẾN THỞ MÁY TẠI KHOA SĂN SÓC ĐẶC BIỆT BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Võ Hữu Ngoan* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Viêm phổi liên quan thở máy (VPLQTM) là biến chứng thường gặp ở các bệnh nhân viêm phổi bệnh viện (VPBV). VPLQTM làm gia tăng tỷ lệ tử vong, kéo dài thời gian nằm viện và gia tăng chi phí điều trị. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong việc phòng ngừa VPLQTM nhưng VPLQTM đang diễn tiến ngày càng phức tạp và làm cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định đặc điểm lâm sàng, yếu tố nguy cơ và các tác nhân vi sinh của hai nhóm VPLQTM khởi phát sớm và khởi phát muộn. Phương pháp nghiên cứu: mô tả, tiền cứu. Kết quả nghiên cứu: Có 86 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, trong đó có 51 nam (59,3%) và 35 nữ (40,7%), tuổi trung bình là 55,59 ± 22,37 tuổi. Tỷ lệ VPLQTM là 21,2%. Điểm APACHE II trung bình lúc nhập viện là 19,28 ± 6,13. Các yếu tố nguy cơ là albumin máu 4 đơn vị các chế phẩm của máu, thở máy > 7 ngày, đặt lại nội khí quản, thở khí dung, sử dụng kháng sinh không thích hợp. Các vi khuẩn phân lập được là A. baumannii (61%), P.aeruginosa (11,7%), S. aureus (11,7%), Klebsiella sp (10,4%), E. coli (5,2%). Kết luận: Chúng tôi nhận thấy tỷ lệ VAP tại ICU có giảm so với sáu năm trước đây là nhờ chúng tôi áp dụng các biện pháp phòng ngừa khả thi đối với VPLQTM theo hướng dẫn chi tiết của trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention - CDC). Tuy nhiên, các tác nhân vi khuẩn phân lập được gia tăng đề kháng rất nhanh với các loại kháng sinh và làm cho việc điều trị rất khó khăn. Từ khóa: viêm phổi bệnh viện, viêm phổi liên quan thở máy, kháng sinh ban đầu không thích hợp ABSTRACT CHARACTERISTIC OF VENTILATOR-ASSOCIATED PNEUMONIA AT INTENSIVE CARE UNIT, CHO RAY HOSPITAL Vo Huu Ngoan* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 213 - 219 Background: Ventilator-Associated Pneumonia (VAP) is very popular in patients have hospital acquired pneumonia (HAP). VAP is associated with increase is mortality, hospital length of stay, and costs. Although there have had methods to prevent VAP, but VAP is also developing complicatedly and makes treatment more difficult. Objective: Determine clinical characteristics, risk factors and microbiological results between early onset and late onset VAP. Methods: Prospective, descriptive study. Results: There are 86 patients enrolled in the study with 51 males (59.3%) and 35 females (40.7%), mean age is 55.59 ± 22.37 years. VAP rate is 21.2%. Mean APACHE II score at hospitalized time is 19.28 ± 6.13. Risk factors are serum albumin 4 units of blood products, mechanical ventilation > 7 days, reintubation, aerosolized bronchodilator use, inappropriate antibiotic. Isolated bacteria are A. baumannii * Khoa Hồi sức Cấp cứu - BV Chợ Rẫy Tác giả liên lạc: BS Võ Hữu Ngoan ĐT: 0908371290 Email: bsvhngoan@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 214 (61%), P. aeruginosa (11.7%), S. aureus (11.7%), Klebsiella sp (10.4%), E. coli (5.2%). Conclusions: Our study shows that VAP rate in ICU is low compared to six years ago because we have performed methods to prevent VAP according to Centers for Disease Control and Prevention (CDC). However, isolated bacteria resistant rapidly to a lot of antibiotics and make treatment more difficult Keywords: hospital acquired pneumonia, ventilator-associated pneumonia, inappropriate initial antibiotic ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm phổi bệnh viện là một trong những biến chứng thường gặp ở bệnh nhân nằm viện và là một vấn đề ngày càng được quan tâm của ngành y tế trong nước cũng như trên thế giới. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ VPBV xảy ra khoảng 13-18% nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) và chiếm tỷ lệ 6-10/1000 lượt nhập viện. Đáng chú ý, tỷ lệ VPBV cao gấp 10-20 lần ở khoa SSĐB và cao gấp 7-21 lần ở bệnh nhân có đặt NKQ. Trong những bệnh nhân VPBV thì VPLQTM chiếm tỷ lệ đáng kể. Theo nghiên cứu của Jean Chastre và Jean Yves Fagon tại các bệnh viện Châu Âu thì có khoảng 8-28% bệnh nhân VPLQTM, tỷ lệ tử vong chiếm khoảng 24-50%, có nơi chiếm đến 76%(4,1). Sự ra đời của máy thở và các đơn vị hồi sức hô hấp đã góp phần đáng kể trong việc cứu sống nhiều trường hợp suy hô hấp. Tuy nhiên, việc sử dụng máy thở rộng rãi, không đúng chỉ định, thiếu trang thiết bị dụng cụ, môi trường ô nhiễm, phòng chật hẹp đã làm gia tăng tỷ lệ VPLQTM. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy (BVCR) nói chung và đặc biệt ở khoa Săn sóc đặc biệt (SSĐB) nói riêng hiện đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa khả thi đối với VPBV theo khuyến cáo của CDC nhằm để kiểm soát tình trạng NKBV cũng như VPLQTM. Khoa SSĐB là tuyến cuối ở khu vực phía Nam, nơi tập trung không những bệnh nhân nặng mà còn nhiều bệnh nhân cần phải thở máy, tần suất xuất hiện của các tác nhân vi khuẩn ngày càng tăng và tình hình đề kháng KS ngày càng phức tạp nên việc kiểm soát tình hình VPLQTM có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả chăm sóc bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu Xác định đặc điểm lâm sàng, yếu tố nguy cơ và các tác nhân vi sinh của hai nhóm VPLQTM khởi phát sớm và khởi phát muộn ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chẩn đoán Sau thở máy 48 giờ xuất hiện(3): - Sốt. - Tăng tiết đàm mủ hay thay đổi tính chất đàm. - Bạch cầu máu ≥12000 hay < 4000/mm3. - XQ phổi có thâm nhiễm mới hay tiến triển. - Vi khuẩn: phân lập vi khuẩn trong mẫu đàm được hút qua ống nội khí quản với ngưỡng định lượng ≥ 106 cfu/ml. Tiêu chuẩn chọn bệnh - Tất cả bệnh nhân thở máy tại khoa Săn sóc đặc biệt (SSĐB) sau 48 giờ. - Chẩn đoán VPLQTM theo tiêu chuẩn của Hội nghị đồng thuận Memphis và CDC. Bệnh nhân được chia thành 2 nhóm: + Nhóm 1 (VPLQTM khởi phát sớm): các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chọn bệnh và có thời gian khởi phát viêm phổi sau thở máy trong vòng 4 ngày đầu. + Nhóm 2 (VPLQTM khởi phát muộn): các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chọn bệnh và có thời gian khởi phát viêm phổi sau thở máy từ ngày thứ 5 trở đi. Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân tử vong trong vòng 48 giờ sau khi nhập khoa SSĐB. - Bệnh nhân đã được chẩn đoán viêm phổi cộng đồng trước khi vào khoa SSĐB. - Bệnh nhân đã được chẩn đoán viêm phổi Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 215 bệnh viện tại các khoa lâm sàng khác. - Bệnh nhân tiên lượng tử vong, ngưng thở máy trong vòng 48 giờ đầu. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Mô tả tiền cứu. Cỡ mẫu 86 bệnh nhân. Các biến số nghiên cứu - Chẩn đoán lúc nhập viện, lúc nhập khoa SSĐB, lúc ra khoa SSĐB, lúc ra viện. - Các bệnh lý kèm theo: bệnh tim mạch, bệnh gan, bệnh thận, ung thư, đái tháo đường, COPD, ngộ độc, nghiện rượu, đang sử dụng corticoid, đang sử dụng thuốc độc tế bào, thuốc an thần, các loại chấn thương, các loại phẫu thuật, bệnh lý khác. - Tình trạng chức năng các cơ quan: Tuần hoàn, hô hấp, tiết niệu, gan mật, thần kinh, các loại tổn thương, các loại phẫu thuật, tình trạng nhiễm khuẩn. - Các thuốc sử dụng khi nằm viện: thuốc dạ dày kháng H2, thuốc dạ dày sucralfat, thuốc dạ dày antacid, an thần, dãn cơ, corticoid liều cao và kéo dài (có sử dụng corticoid trong vòng 5 ngày), ức chế miễn dịch, nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch. - Các yếu tố nguy cơ xuất phát từ bệnh nhân(1,3): Tuổi ≥ 60, tình trạng dinh dưỡng kém (albumin máu < 2,2g%), hội chứng nguy ngập hô hấp cấp (ARDS), suy đa cơ quan (MODS), chấn thương đầu nặng, hôn mê (Glasgow < 9 điểm), hít sặc dịch dạ dày. - Các yếu tố nguy cơ do can thiệp điều trị(1): Phẫu thuật ngực hoặc bụng trên, điều trị thuốc an thần dãn cơ dạng truyền tĩnh mạch, điều trị kháng H2 +/- kháng acid, truyền > 4 đơn vị các chế phẩm từ máu, thở máy kéo dài (thở máy liên tục > 7 ngày), PEEP, điều trị kháng sinh (KS) đường truyền tĩnh mạch trước khi bị viêm phổi, điều trị KS ban đầu không thích hợp (các loại KS đang sử dụng không nhạy cảm trên in vitro với tất cả các mầm bệnh được phân lập), đặt lại nội khí quản (NKQ), mở khí quản (MKQ), đặt sonde dạ dày, thở khí dung. - Các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng để chẩn đoán và theo dõi điều trị: theo dõi nhiệt độ hàng ngày, công thức máu, chụp Xquang phổi khi nghi ngờ viêm phổi; Lấy đàm ngay sau đặt NKQ và trong vòng 4 ngày đầu hoặc sau 5 ngày nếu nghi ngờ VPLQTM và khi nghi ngờ thất bại với KS đang dùng hay tái phát; Ghi nhận các kết quả vi khuẩn học; Ghi nhận các kết quả sinh hóa: Bun, Creatinin, khí máu động mạch (KMĐM), tỷ lệ PaO2/FiO2, Apache II lúc nhập viện; Ghi nhận các KS được sử dụng, thời gian thở máy, thời gian nằm SSĐB, kết quả điều trị. Xử lý số liệu Sử dụng phần mềm SPSS 13.0 for window KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Các đặc điểm chung Có 86 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, trong đó có 51 nam (59,3%) và 35 nữ (40,7%), tuổi trung bình là 55.59 ± 22.37 tuổi. Tỷ lệ VPLQTM là 21,2%. Bệnh lý đi kèm nhiều nhất là phẫu thuật ngực bụng (38 ca chiếm 44,2%), bệnh tim mạch (28 ca chiếm 32,6% ), đái tháo đường (16 ca chiếm 18,6%). Đặc điểm lâm sàng Bảng 1: So sánh đặc điểm lâm sàng giữa 2 nhóm Đặc điểm Nhóm 1 (n = 46) Nhóm 2 (n = 40) Tổng (n = 86) p APACHE II lúc nhập viện 19,07 ± 5,38 19,53 ± 7,29 19,28 ± 6,13 0,738 Thời gian thở máy trước viêm phổi 2,76 ± 0,73 10,18 ± 5,05 6,21 ± 5,08 < 0,001 Thời gian thở máy 13,50 ± 7,79 29,85 ± 21,29 21,10 ± 17,53 < 0,001 Thời gian nằm SSĐB 15,87 ± 8,48 32,85 ± 20,34 23,77 ± 17,33 < 0,001 Tử vong (n,%) 26 (56,5) 16 (40,0) 42 (48,8) 0,126 Nhận xét: Nhóm 2 có thời gian thở máy trước viêm phổi, thời gian thở máy và thời gian nằm SSĐB dài hơn nhóm 1. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 216 Các yếu tố nguy cơ Bảng 2: Tần xuất các yếu tố nguy cơ xuất phát từ bệnh nhân Yếu tố nguy cơ Nhóm 1 n = 46 (%) Nhóm 2 n = 40 (%) Tổng = 86 (%) p APACHE II 18 27 (58,7) 23 (57,5) 50 (58,1) 0,911 Bệnh phổi mãn tính 6 (13,0) 8 (20,0) 14 (16,3) 0,383 Hôn mê 14 (30,4) 10 (25,0) 24 (27,9) 0,575 MODS 13 (28,3) 10 (25,0) 23 (26,7) 0,733 Hít sặc dịch dạ dày 12 (26,1) 13 (32,5) 25 (29,1) 0,514 Suy dinh dưỡng 21 (45,7) 8 (20,0) 29 (33,7) 0,012 Nhận xét: Nhóm 1 có tỉ lệ suy dinh dưỡng cao hơn nhóm 2, sự khác biệt có ý nghĩa với p < 0,05. Bảng 3: Các yếu tố nguy cơ do can thiệp điều trị Yếu tố nguy cơ Nhóm 1 n = 46 (%) Nhóm 2 n = 40 (%) Tổng n = 86 (%) p Kháng H2 kháng acid 33 (71,7) 38 (95) 71 (82,5) 0,01 Dùng thuốc an thần 36 (78,3) 30 (75,0) 66 (76,7) 0,721 Truyền > 4 đơn vị máu 13 (28,3) 25 (62,5) 38 (44,2) < 0,001 Thở máy > 7 ngày 32 (69,6) 39 (97,5) 71 (82,6) < 0,001 PEEP 37 (80,4) 34 (85,0) 71 (82,6) 0,578 Đặt lại NKQ 11 (23,9) 24 (60,0) 35 (40,7) < 0,001 Có đặt sonde dạ dày 46 (100) 40 (100) 86 (100) - Dùng corticoid kéo dài 5 (10,9) 7 (17,5) 12 (14,0) 0,376 KS không thích hợp 16 (34,8) 31 (77,5) 47 (54,7) < 0,001 Khí dung 7 (15,2) 19 (47,5) 26 (30,2) < 0,001 MKQ 12 (26,1) 16 (40,0) 28 (32,6) 0,170 Nhận xét: Kháng H2 kháng acid, truyền > 4 đơn vị máu, thở máy > 7 ngày, đặt lại NKQ, KS không thích hợp, thở khí dung là các yếu tố nguy cơ VPLQTM. Các yếu tố tiên lượng Bảng 4: Các yếu tố tiên lượng qua phân tích đa biến Yếu tố OR, 95%CI p Sốc nhiễm khuẩn 5,452 (1,554 – 19,130) 0,008 Suy thận nặng 2,190 (0,536 – 8,939) 0,275 Hôn mê 2,029 (0,597 – 6,900) 0,257 KS không thích hợp 4,839 (1,459 – 16,049) 0,010 Điểm Apache II ≥ 18 1,407 (0,380 – 5,208) 0,609 Đặt lại NKQ 0,466 (0,145 – 1,503) 0,201 PEEP 0,656 (0,149 – 2,879) 0,576 Yếu tố OR, 95%CI p A. baumannii 0,964 (0,289 – 3,210) 0,952 P. aeruginosa 2,247 (0,402 – 12,543) 0,356 Nhận xét: Qua phân tích đa biến, sốc nhiễm khuẩn và KS không thích hơp là hai yếu tố nguy cơ độc lập với p < 0,05. Tác nhân gây bệnh Các vi khuẩn phân lập được là A. baumannii (61%), P. aeruginosa (11,7%), S. aureus (11,7%), Klebsiella sp (10,4%), E. coli (5,2%). Số lần vi khuẩn xuất hiện trong mẫu cấy = 55x1 + 11x2 = 77. 61.0% 11.7% 10.4% 5.2% 11.7% A.baumannii P. aeruginosa Klebsiella sp E. coli S. aureus Biểu đồ 1: Tỷ lệ vi khuẩn trong mẫu cấy đàm Mức độ kháng KS của các chủng vi khuẩn gây bệnh 85.1 93.6 91.5 93.6 93.6 48.9 2.1 48.9 89.4 80.9 83 57.4 89.4 93.6 93.6 4.3 2.1 2.1 6.4 19.1 4.3 6.4 2.1 2.1 10.6 4.3 2.1 10.6 4.3 8.5 4.3 31.9 97.9 46.8 4.3 17 17 40 2.1 4.3 0% 20% 40% 60% 80% 100% AMK (n = 47) CFP (n = 47) CIP (n = 47) Ceftaz (n = 47) Cetriaxone (n = 47) CPZ-SB (n = 47) Colistin (n = 47) Doxy (n = 47) Gent (n = 47) IMP (n = 47) MER (n = 47) Netilmicin (n = 47) PIP/TZ (n = 47) TMP/SMX (n = 47) TC-CL (n = 47) Khaùng (R) Trïng gian (I) Nhaïy (S) Biểu đồ 2: Mức độ đề kháng kháng sinh A. baumannii. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 217 44.4 22.2 33.3 22.2 11.1 33.3 44.4 33.3 33.3 22.2 33.3 22.2 11.1 11.1 22.2 33.3 11.1 11.1 55.6 55.6 55.6 66.7 66.7 100 33.4 55.6 66.7 66.7 66.7 55.6 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% AMK (n=9) CFP (n=9) CIP (n=9) Ceftaz (n=9) CPZ-SB (n=9) Colistin (n=9) Gent (n=9) IMP (n=9) MER (n=9) Netilmicin (n=9) PIP-TZ (n=9) TC-CL (n=9) Khaùng (R) Trïng gian (I) Nhaïy (S) Biểu đồ 3: Mức độ đề kháng KS của P. aeruginosa 75 100 75 75 87.5 75 37.5 100 12.5 100 25 75 25 62.5 37.5 87.5 75 12.5 25 25 37.5 12.5 12.5 12.5 37.5 25 25 12.5 25 12.5 37.5 50 62.5 25 62.5 25 25 12.5 0% 20% 40% 60% 80% 100% AMK (n=8) AMP (n=8) CFP (n=8) CIP (n=8) Ceftaz (n=8) Cetriaxone (n=8) CPZ/SB (n=8) Cefpodox (n=8) ERTA (n=8) Gent (n=8) IMP (n=8) Levo (n=8) MER (n=8) Netilmicin (n=8) PIP-TZ (n=8) TMP/SMX (n=8) TC-CL (n=8) Khaùng (R) Trïng gian (I) Nhaïy (S) Biểu đồ 4: Mức độ đề kháng KS của Klebsiella sp 100 100 100 100 100 100 100 50 75 25 100 50 75 75 25 25 25 100 50 25 50 75 100 50 25 0% 20% 40% 60% 80% 100% AMK (n=4) AMP (n=4) CFP (n=4) CIP (n=4) Ceftaz (n=4) Cetriaxoxe (n=4) CPZ-SP (n=4) Cefpodox (n=4) ERTA (n=4) Gent (n=4) IMP (n=4) Levo (n=4) MER (n=4) Netilmicin (n=4) PIP-TZ (n=4) TMP/SMX (n=4) TC/CL (n=4) Khaùng (R) Trïng gian (I) Nhaïy (S) Biểu đồ 5: Mức độ đề kháng KS của E. coli 100 100 100 77.8 100 22.2 100 44.4 100 77.8 55.6 11.2 11.1 22.2 22.2 44.4 11.1 100 100 0% 20% 40% 60% 80% 100% AMK (n=9) Azit hro (n=9) CIP (n=9) Cef oxit in (n=9) Clinda (n=9) Doxy (n=9) Eryt hro (n=9) Fosfomycin (n=9) Gent (n=9) TMP-SMX (n=9) Teico (n=9) Vanco (n=9) Khaùng (R) Trung gian (I) Nhaï y (S) Biểu đồ 6: Mức độ đề kháng KS của S. aureus Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 218 BÀN LUẬN VPBV là nhiễm khuẩn thường gặp nhất tại khoa SSĐB mà VPLQTM chiếm đa số. Theo những nghiên cứu trước đây, tỷ lệ VPLQTM tại khoa SSĐB thường trong khoảng 8 – 76%(4). Ở nghiên cứu này, có 405 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu. Số bệnh nhân được chẩn đoán VPLQTM và không VPLQTM lần lượt là 21,2% và 78,8%. Tỷ lệ VPLQTM thấp hơn so với tác giả Phạm Hồng Trường (32,06%)(8) là do nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện sau tám năm áp dụng các biện pháp phòng ngừa VPLQTM theo hướng dẫn của CDC và sau ba năm thực hiện kỹ thuật hút đàm một lần của khoa Chống Nhiễm Khuẩn-BVCR. Đái tháo đường chiếm 18,6% và có sự khác biệt giữa hai nhóm. Kết quả này phù hợp với một số nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, có thể đái tháo đường là yếu tố thuận lợi cho nhiễm khuẩn nói chung và khả năng thực bào của bạch cầu bị giảm(11). Thời gian thở máy ở hai nhóm có sự khác biệt có ý nghĩa (p < 0,001), tương tự tác giả Jordi Rello(2), dài hơn tác giả Lê Bảo Huy(5) là do nghiên cứu của chúng tôi gồm cả bệnh nhân nội khoa và ngoại khoa như đa thương, chấn thương ngực, phẫu thuật ngực bụng gây thở máy kéo dài. Suy dinh dưỡng là yếu tố nguy cơ đứng hàng thứ hai trong các yếu tố nguy cơ xuất phát từ bệnh nhân và có sự khác biệt giữa hai nhóm. Tác giả Timothy(9) ghi nhận suy dinh dưỡng là yếu tố nguy cơ gây VPLQTM ở bệnh nhân ngoại khoa nằm khoa SSĐB. Đặt lại NKQ có sự khác biệt giữa hai nhóm. Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận việc đặt lại NKQ làm tăng nguy cơ VPLQTM, nhất là trong các tình huống cấp cứu có thể làm cho bệnh nhân hít phải một lượng lớn chất tiết từ mũi hầu, đưa các vi khuẩn định cư ở đường hô hấp trên vào sâu đường hô hấp dưới(3,11). Vi khuẩn gram (-) chiếm 88,3% so với 11,7% vi khuẩn gram (+). A. baumannii có tỷ lệ tăng hơn và vẫn là tác nhân hàng đầu gây VPLQTM trong vòng bốn năm qua so với tác giả Phạm Hồng Trường. Tuy chỉ mới được đề cập đến trong hơn một thập niên gần đây nhưng A. baumannii lại là một tác nhân ngày càng quan trọng và đứng hàng đầu gây VPLQTM. Đây là một loại vi khuẩn có tốc độ kháng KS rất nhanh và mức độ kháng KS rất cao. KẾT LUẬN Tỷ lệ VPLQTM là 21,2%. Tuổi trung bình là 55,5. Apache II trung bình là 19,28. Yếu tố tiên lượng: sốc nhiễm khuẩn, sử dụng KS ban đầu không thích hợp. Tác nhân gây bệnh: gram âm 88,3%, trong đó A. baumannii (61%), P. aeruginosa (11,7%), Klebsiella sp (10,4%), E. coli (5,2%). S. aureus (11,7%). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Brun-Buisson C (2007). Preventing ventilator associated pneumonia. BMJ; 334:p.861-862. 2. Fabian FC (2000). Empiric therapy for pneumonia in the surgical intensive care unit. The American Journal of Surgery; 179(2), p.18-23. 3. Ibrahim EH, Ward S, Sherman G et al (2000). A comparative analysis of patients with early-onset vs late-onset nosocomial pneumonia in the ICU setting. Chest; 117:p.1434–1442. 4. Jones A (2008). Ventilator - Associated Pneumonia. Institute for Healthcare Improvement; p.1-10. 5. Lê Bảo Huy (2008). Khảo sát các đặc điểm viêm phổi bệnh viện liên quan đến thở máy tại khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Thống Nhất. Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Dược Tp.HCM. 6. Nguyễn Thị Vinh (2005). Vi khuẩn và sự đề kháng kháng sinh tại khoa Điều trị tích cực. Kỷ yếu về hội nghị toàn quốc về HSCC và chống độc 2005. 7. Papazian L and Gainnier M (2003). Indications of BAL, lung biopsy, or both in mechanically ventilated patients with unexplained infiltrations. Eur Respir J; 21:p.383-384. 8. Phạm Hồng Trường (2005). Nghiên cứu tỷ lệ mắc phải, tỷ lệ tử vong, yếu tố nguy cơ, tác nhân gây viêm phổi ở bệnh nhân thở máy. Luận văn bác sĩ chuyên khoa II, Học viện quân y, Bộ Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 219 Quốc phòng. 9. Trouillet JL, Vuagnat A, Combes A et al (2002). Pseudomonas aeruginosa ventilator-associated pneumonia: comparison of episodes due to piperacillin-resistant versus piperacillin- susceptible organisms. Clin Infect Dis; 34:p.1047–1054. 10. Vidaur L, Gualis B, Rodriguez A et al (2005). Clinical resolution in patients with suspicion of ventilator-associated pneumonia: a cohort study comparing patients with and without acute respiratory distress syndrome. Crit Care Med; 33:p.1248–1253. 11. Võ Hồng Lĩnh (2001). Khảo sát nhiễm khuẩn tại khoa SSĐB BVCR. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược Tp.HCM:p.1-82. 12. Wagh H and Acharya D (2009). Ventilator associated pneumonia – an overview. British journal of med; 2(2):p.16-19.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_dac_diem_viem_phoi_lien_quan_den_tho_may_tai_khoa.pdf
Tài liệu liên quan