Phổ hồng ngoại biến đổi Fourier của hạt tổ hợp
PLA/CS với các tỷ lệ khác nhau cho thấy sự dịch
chuyển đáng kể vị trí các pic dao động của các nhóm
chức đặc trưng so với vị trí các pic của các nhóm
chức đặc trưng trong PLA, CS ban đầu, như vậy,
PLA, CS và PCL đã tương tác với nhau. Ảnh FESEM
của hạt tổ hợp PLA/CS với các tỷ lệ khác nhau cho
thấy hạt tổ hợp PLA/CS có dạng hình cầu, kích
thước hạt cơ bản từ 20-60 nm. Độ kết tinh của hạt tổ
hợp PLA/CS lớn hơn so với PLA, mẫu PC31 có độ
kết tinh là 17,9 %, lớn hơn so với các mẫu còn
lại.Từ kết quả phân bố kích thước hạt Zetasizer, hạt
tổ hợp PLA/CS có tỉ lệ PLA/CS 2/1, sử dụng 200
mL nước cất thêm vào hệ thích hợp để chế tạo các
hạt tổ hợp PLA/CS
5 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 650 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc trưng, tính chất và hình thái cấu trúc của hạt tổ hợp polylactic axit/chitosan chế tạo bằng phương pháp vi nhũ - Nguyễn Thị Thu Trang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ HÓA HỌC 54(3) 269-273 THÁNG 6 NĂM 2016
DOI: 10.15625/0866-7144.2016-00303
269
NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƯNG, TÍNH CHẤT VÀ HÌNH THÁI CẤU TRÚC
CỦA HẠT TỔ HỢP POLYLACTIC AXIT/CHITOSAN CHẾ TẠO
BẰNG PHƯƠNG PHÁP VI NHŨ
Nguyễn Thị Thu Trang*, Nguyễn Thúy Chinh, Trần Thị Mai, Thái Hoàng
Viện Kỹ thuật nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Đến Tòa soạn 18-01-2016; Chấp nhận đăng 10-6-2016
Abstract
Nanocomposites are synthesized on the basis of the polymer with combination of the advantages of each polymer
composition. In particular, composites based on polylactic acid (PLA) and chitosan (CS) are increasingly interested in
the study due to the good adhesion, the ability biodegradable and biocompatible [1-3]. The PLA/CS nanocomposites
can be prepared by emulsion method, solution method or electrospinning method, etc. In this study, the PLA/CS
nanoparticles were synthesized by emulsion method. These nanoparticles were characterized by Fourier Transform
Infrared (FTIR), Differential Scanning Calorimetry (DSC), Zetasizer and Field Emission Scanning Electron Microscopy
(FESEM). The compatibility of PLA and CS was investigated by FTIR and DSC. The effect of the component ratio
(PLA/CS) on morphology and size distribution of the nanocomposites was determined by FESEM and Zetasizer. The
obtained results showed that the particle size range from 100 nm to 300 nm.
Keywords. Polylactic acid, chitosan, polyethylene oxide, polycaprolacton, emulsion.
1. MỞ ĐẦU
Vật liệu tổ hợp được chế tạo trên cơ sở các
polyme nhằm mục đích kết hợp các ưu điểm của
từng polyme thành phần và có thể tạo thành vật liệu
có một số tính chất ưu việt mới mà từng thành phần
riêng rẽ không có. Trong đó, vật liệu tổ hợp trên cơ
sở polyaxit lactic (PLA) và chitosan (CS) ngày càng
được quan tâm nghiên cứu [1-6]. Nhóm NH2 trong
chitosan tương tác với nhóm C=O trong PLA bằng
liên kết hydro nên có thể tạo ra vật liệu tổ hợp có
tính chất tốt hơn, mở rộng khả năng ứng dụng của
vật liệu tổ hợp này. Đưa chitosan vào PLA sẽ tạo
thành vật liệu tổ hợp có độ bền cơ học tốt (nhờ PLA)
đồng thời giảm độ cứng so với PLA, cải thiện tính
dãn và độ mềm dẻo cho PLA. Vật liệu tổ hợp
PLA/CS có khả năng hấp thụ nước lớn hơn PLA và
cải thiện tính kị nước của chitosan. Do đó, vật liệu tổ
hợp PLA/chitosan có thể định hướng ứng dụng trong
một số lĩnh vực kỹ thuật.
Vật liệu tổ hợp trên cơ sở PLA và chitosan hoặc
dẫn xuất có thể được chế tạo theo các phương pháp
khác nhau như: phương pháp vi nhũ, phương pháp
dung dịch hay phương pháp kéo sợi sử dụng điện áp
cao (electrospinning) [7-9]. Trong đó, phương
pháp vi nhũ dễ dàng thực hiện: hòa tan PLA vào
dung môi điclometan thu được dung dịch mới (dung
dịch 1). Dung môi axit axetic 1% được đưa vào
chitosan (CS) và poly (etylen oxit) (PEO) (dung dịch
2). Trộn dung dịch 1 và dung dịch 2 thu được dung
dịch nhũ tương, làm kết tủa bằng cách thêm nước và
chất ưa dung môi thu được vật liệu tổ hợp dạng hạt
với kích thước nano [7].
Vì vậy, trong đề tài này, hạt tổ hợp PLA/CS được
chế tạo bằng phương pháp vi nhũ với các tỷ lệ khác
nhau. Đặc trưng, tính chất và hình thái cấu trúc của
các hạt tổ hợp nêu trên được khảo sát và đánh giá.
2. THỰC NGHIỆM
2.1. Nguyên vật liệu và hóa chất
Polyaxit lactic (PLA) ở dạng hạt do hãng Nature
Works LLC (Hoa Kỳ) sản xuất có khối lượng riêng
1,24g/cm
3. Chitosan (CS) dạng bột do hãng Aldrich
sản xuất. Axit axetic, diclometan: tinh khiết do
Trung Quốc sản xuất. Polyetylen oxit (PEO),
polycaprolacton (PCL) do hãng Aldrich sản xuất.
2.2. Chế tạo hạt tổ hợp PLA/CS
Phương pháp vi nhũ nước/dầu/nước (n/d/n) được
sử dụng để chế tạo hạt vật liệu tổ hợp PLA/CS.
Trước tiên, nước được rót vào dung dịch PLA hoà
tan trong dung môi điclometan để tạo thành một hệ
nhũ tương nước/dầu. Tiếp theo, nhũ tương nước/dầu
TCHH, 54(3), 2016 Nguyễn Thị Thu Trang và cộng sự
270
nhanh chóng được rót vào hệ nước chứa dung dịch
axit axetic 1 % có chitosan và polyetylen oxit (PEO)
theo hàm lượng đã tính toán. Hỗn hợp trên được siêu
âm trong 15 phút để tạo thành nhũ tương và sau đó
được khuấy mạnh. Các phản ứng được thực hiện
trên thiết bị phản ứng vi sóng MAS-II. Tiếp tục
khuấy hỗn hợp cho đến khi dung môi hữu cơ bay
hết. Hạt nano hình thành bằng cách thêm nước và
sau đó làm lạnh. Sau khi làm lạnh, dung dịch được
mang đi li tâm, rửa. Dung dịch thu được được đông
khô trên thiết bị Free Zone 2.5 của hãng Labconco,
USA (Viện Hoá hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam) để nhận được
sản phẩm ở dạng bột/hạt khô, sau đó sấy và nghiền
thu được hạt nano PLA/CS.
Sơ đồ chế tạo vật liệu tổ hợp PLA/CS bằng
phương pháp vi nhũ
2.3. Phương pháp và thiết bị nghiên cứu
Ghi phổ hồng ngoại (IR) của các hạt tổ hợp
PLA/CS bằng máy phổ hồng ngoại biến đổi Fourier
Nexus (Mỹ): quét phổ ở vùng 400-4000 cm-1, độ
phân giải 8 cm-1, số lần quét 32 lần ở điều kiện
chuẩn tại Viện Kỹ thuật nhiệt đới, Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Ảnh hiển vi điện
tử quét phát xạ trường (FESEM) của vật liệu tổ hợp
được chụp trên máy S-4800 (Nhật Bản) tại Viện
Khoa học Vật liệu. Phân bố kích thước hạt của tổ
hợp PLA/CS được đo trên thiết bị Zetasizer Ver.
6.20 của hãng Malvern – UK tại Viện Khoa học Vật
liệu. Đặc trưng nhiệt của vật liệu tổ hợp được xác
định trên máy DSC-60 của hãng Shimadzu (Nhật
Bản) tại Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội ở điều kiện: gia nhiệt từ nhiệt độ phòng đến
200
oC, tốc độ gia nhiệt 10 oC/phút trong môi trường
khí argon.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Phân bố kích thước hạt của tổ hợp PLA/CS
Để nghiên cứu ảnh hưởng của nước cất đưa vào
hệ vi nhũ đến kích thước hạt tổ hợp PLA/CS, thể
tích nước cất được khảo sát là 100, 150, 200, 250 và
300 mL (tỉ lệ PLA/CS 2/1), ký hiệu lần lượt là
PC100w, PC150w, PC200w, PC250w và PC300w.
Giản đồ phân bố kích thước hạt của các hạt tổ hợp
PLA/CS theo thể tích nước cất đưa vào hệ được
trình bày trên hình 1.
Hình 1: Giản đồ phân bố kích thước hạt tổ hợp
PLA/CS theo thể tích nước cất đưa vào hệ
Có thể thấy kích thước hạt của các hạt tổ hợp
PLA/CS nằm trong khoảng 200 nm đến 300 nm,
kích thước hạt trung bình nhỏ nhất là 218 nm, tương
ứng với mẫu PC200w và lớn nhất là 289 nm, tương
ứng với mẫu PC300w (bảng 1). Sự phân bố kích
thước hạt tổ hợp PLA/CS khác nhau là do ảnh
hưởng bởi tương tác giữa nước và polyme [2, 7]. Từ
kết quả thu được, lựa chọn thể tích nước cất đưa vào
hệ (200 mL) là thích hợp nhất để chế tạo hạt tổ hợp
PLA/CS.
Bảng 1: Kích thước hạt trung bình của tổ hợp
PLA/CS theo thể tích nước cất đưa vào hệ
Mẫu Kích thước hạt trung bình (nm)
PC100w 264±33
PC150w 235±27
PC200w 218±8
PC250w 261±9
PC300w 283±10
Tương tự, tiến hành khảo sát tỷ lệ thành phần
PLA/CS là 3:1, 2:1, và 1:1 tới kích thước hạt trung
bình của tổ hợp PLA/CS, ký hiệu lần lượt là PC 31,
PC 21 và PC 11. Kết quả xác định kích thước hạt
trung bình của hạt tổ hợp PLA/CS vào tỉ lệ thành
phần PLA/CS được trình bày trên bảng 2.
Từ bảng 2, ta thấy ở tỉ lệ PLA/CS 2/1 có kích
thước hạt trung bình nhỏ nhất, do đó tỷ lệ này là
thích hợp nhất để chế tạo hạt nano PLA/CS bằng
Dung
dịch
nước
thuố
c
(nư
ớc)
nước n/d/n
nước/dầu
CS + PEO
trong axit
axetic 1%
(nước)
Nhũ tương
nano
(n-d-n)
PLA
trong
DCM
(dầu)
TCHH, 54(3), 2016 Nghiên cứu đặc trưng, tính chất và
271
phương pháp vi nhũ.
Bảng 2: Kích thước hạt trung bình của tổ hợp
PLA/CS với các tỉ lệ PLA/CS khác nhau
Mẫu Kích thước hạt trung bình (nm)
PC31 289±9
PC21 218±8
PC11 254±12
3.2. Phổ FTIR của hạt tổ hợp PLA/CS
Phổ FTIR của PLA, CS và các hạt tổ hợp
PLA/CS với các tỉ lệ PLA/CS khác nhau được trình
bày trên hình 2. Trên phổ FTIR của PLA xuất hiện
các pic dao động hóa trị và dao động biến dạng của
các nhóm đặc trưng: nhóm C=O ở 1759 cm-1, C-O-C
ở 1199 và 1101 cm-1 và –C–H ở 2991, 2945, 1452
và 1368 cm
-1
.
Trên phổ FTIR của PLA cũng xuất
hiện píc dao động với cường độ yếu ở khoảng 3680
cm
-1
đặc trưng cho dao động hóa trị của nhóm -OH
tự do của mạch đại phân tử PLA.
Ngoài các pic đặc trưng cho các nhóm –CH và
C-O ở 2888, 1153 và 1091 cm-1 trên phổ FTIR của
chitosan (CS), còn có pic rộng ở 3426 cm-1 đặc trưng
cho các nhóm -OH và nhóm -NH2, pic ở 1670 cm
-1
đặc trưng cho dao động hóa trị của C=O (trong
nhóm CONH), pic ở 1581 cm-1 đặc trưng cho nhóm
–NH3
+, pic ở 1081 và 950 cm-1 đặc trưng cho cấu
trúc vòng saccarit trong CS [10, 11], pic đặc trưng
cho dao động biến dạng nhóm NH2 ở 1570 cm
-1
.
Hình 2: Phổ FTIR của PLA, CS và hạt tổ hợp
PLA/CS với tỷ lệ PLA/CS khác nhau
Ta thấy các pic đặc trưng cho CS và PLA đều
xuất hiện trên phổ FTIR của các hạt tổ hợp PLA/CS.
Các pic đặc trưng cho các nhóm liên kết của PLA và
CS trong các hạt tổ hợp như C=O, -CONH, -NH2,
C-O-C, -C-H, -OH và -COOH có sự dịch chuyển
đáng kể so với pic đặc trưng của chúng trên phổ
FTIR của PLA và CS (bảng 3). Điều này một lần
nữa chứng tỏ PLA và CS đã tương tác với nhau bằng
các liên kết hydro và tương tác lưỡng cực-lưỡng cực
như đã trình bày ở các hình 3.
Bảng 3: Vị trí hấp thụ của các nhóm liên kết
đặc trưng trong PLA, CS và các hạt tổ hợp
PLA/CS với các tỷ lệ PLA/CS khác nhau
Số sóng (cm
-1
)
Mẫu
Dao
động
PLA CS PC 31 PC 21 PC 11
C=O 1759 - 1752 1754 1753
CH3 2991 - 2998 2996 3000
CH 2945 - 2937 2952 2917
–NH2, OH - 3426 3406 3427 3492
C-O-C
1199 - 1187 1153 1164
1101 1081 1193 1184 1095
CH3 1368 - 1383 1376 1357
-NH2 - 1570 1450 1539 1529
ρ-CH2 - - 753 805 785
(a)
(b)
Hình 3: Liên kết hydro (a) và tương tác lưỡng cực
giữa các nhóm chức trong PLA và CS (b)
3.3. Tính chất nhiệt của hạt tổ hợp PLA/CS
Các đặc trưng nhiệt như nhiệt độ thủy tinh hóa
(Tg), nhiệt độ nóng chảy (Tm) và độ kết tinh của
TCHH, 54(3), 2016 Nguyễn Thị Thu Trang và cộng sự
272
PLA, CS và các hạt tổ hợp PLA/CS với các tỉ lệ
khác nhau được xác định theo giản đồ DSC và được
trình bày trên hình 4 và bảng 4. Từ giản đồ DSC của
PLA ta thấy Tg của PLA ở 54,7
o
C và Tm ở 150,5
o
C.
Tg của CS là 90,5
oC. Giá trị Tg của các hạt tổ hợp
PLA/CS với các tỉ lệ PLA/CS khác nhau đều dịch
chuyển về phía nhiệt độ lớn hơn Tg của PLA và nhỏ
hơn Tg của CS. Tg của các hạt tổ hợp PLA/CS dịch
chuyển từ 9 đến 15 oC so với Tg của PLA. Điều này
chứng tỏ PLA và CS trong hạt tổ hợp đã tương hợp
với nhau. Sự dịch chuyển này còn do sự sắp xếp lại
cấu trúc tinh thể trong PLA [12, 13]. Các giá trị Tg
của hạt tổ hợp PLA/CS với các tỉ lệ PLA/CS 3/1, 2/1
và 1/1 (ký hiệu PC31, PC21, PC11) được trình bày
trong bảng 4.
Hình 4: Giản đồ DSC của PLA, CS và các hạt
tổ hợp PLA/CS với các tỉ lệ PLA/CS khác nhau
Bảng 4: Các đặc trưng DSC và độ kết tinh (χc)
của PLA, CS và hạt tổ hợp PLA/CS với các
tỉ lệ PLA/CS khác nhau
Mẫu Tg (
o
C) Tm (
o
C)
∆Hm
(J/g)
c
*
(%)
PLA 54,7 150,5 8,5 9,1
CS 90,5 205,3 18,5 -
PC 31 70,3 150,9 16,7 17,9
PC 21 64,8 151,1 16,0 17,2
PC 11 64,3 152,2 15,9 17,1
Trong đó: độ kết tinh c (%) = ∆Hm x100/∆Hm
*, với ∆Hm
*
= 93,1 J/g (PLA); Tg: nhiệt độ thuỷ tinh hoá; Tm: nhiệt độ
nóng chảy; ∆Hm: entanpi nóng chảy.
Nhiệt độ thuỷ tinh hoá của polyme và hỗn hợp
polyme phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm tương
tác nội phân tử, hiệu ứng không gian, khối lượng
phân tử, mật độ liên kết. Khi sử dụng PCL làm chất
tương hợp, PEO làm chất nhũ hóa, Tg của các hạt tổ
hợp PLA/CS ở giữa hai Tg của PLA và CS. Điều này
có thể giải thích bởi sự sắp xếp lại cấu trúc tinh thể
trong PLA. Đồng thời, khẳng định rằng khả năng
tương hợp đã xảy ra giữa 2 pha PLA và CS nhờ liên
kết hydro và tương tác lưỡng cực giữa nhóm NH2 và
OH (trong CS), nhóm C=O và OH (trong PCL) và
nhóm COOH (trong PLA) như đã trình bày ở hình 3.
Hiện tượng trên dẫn đến sự tăng độ kết tinh tương
đối (χc) trong tất cả các hạt tổ hợp PLA/CS với các tỉ
lệ khác nhau.
3.4. Sự phân huỷ của vật liệu tổ hợp PLA/CS/PCL
Ảnh FESEM của các hạt tổ hợp PLA/CS với các
tỉ lệ PLA/CS khác nhau chế tạo bằng phương pháp
vi nhũ được trình bày trên hình 5. Quan sát ảnh
FESEM ta thấy các hạt tổ hợp PLA/CS đều có dạng
hình cầu, kích thước hạt cơ bản từ 20-60 nm nhưng
chúng có xu hướng kết tụ với nhau thành hạt có kích
thước lớn hơn khoảng 100-300 nm. Kết quả này khá
phù hợp với kết quả xác định phân bố kích thước hạt
của các hạt tổ hợp PLA/CS đã được trình bày ở mục
3.1. Sự kết tụ giữa các hạt tổ hợp PLA/CS ở mẫu
PC21 ít hơn so với các hạt PC31 và PC11. Các hạt tổ
hợp PC21 ít bị kết tụ và tách rời nhau hơn nên kích
thước hạt trung bình nhỏ hơn so với các hạt tổ hợp
còn lại.
Hình 5: Ảnh FESEM của hạt tổ hợp PLA/CS
với các tỉ lệ PLA/CS khác nhau
(tỉ lệ PLA/CS 3:1; 2:1 và 1:1)
4. KẾT LUẬN
Phổ hồng ngoại biến đổi Fourier của hạt tổ hợp
PLA/CS với các tỷ lệ khác nhau cho thấy sự dịch
chuyển đáng kể vị trí các pic dao động của các nhóm
chức đặc trưng so với vị trí các pic của các nhóm
chức đặc trưng trong PLA, CS ban đầu, như vậy,
PLA, CS và PCL đã tương tác với nhau. Ảnh FESEM
của hạt tổ hợp PLA/CS với các tỷ lệ khác nhau cho
thấy hạt tổ hợp PLA/CS có dạng hình cầu, kích
thước hạt cơ bản từ 20-60 nm. Độ kết tinh của hạt tổ
TCHH, 54(3), 2016 Nghiên cứu đặc trưng, tính chất và
273
hợp PLA/CS lớn hơn so với PLA, mẫu PC31 có độ
kết tinh là 17,9 %, lớn hơn so với các mẫu còn
lại.Từ kết quả phân bố kích thước hạt Zetasizer, hạt
tổ hợp PLA/CS có tỉ lệ PLA/CS 2/1, sử dụng 200
mL nước cất thêm vào hệ thích hợp để chế tạo các
hạt tổ hợp PLA/CS.
Lời cảm ơn. Công trình được hoàn thành với sự tài
trợ kinh phí của Quỹ Phát triển Khoa học và Công
nghệ Quốc gia (Đề tài nghiên cứu cơ bản định
hướng ứng dụng, mã số ĐT.NCCB-ĐHƯD.2012-
G/09).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Y. Z. Liao, M. H. Xin, M. C. Li, S. Su. Preparation
and characterization of O-lauroyl
chitosan/polylactide blend membranes by solution-
casting approach, Chinese Chemical Letters, 18(2),
213-216 (2007).
2. M. Prabaharan, M. A. Rodriguez-Perez, J. A. de Saja,
J. F. Mano. Preparation and characterization of
Poly(D,L-lactic acid)/chitosan Hybrid Scaffold with
Drug Release Capability, J. Biomed. Mater. Res. B
Appl. Biomater., 81(2), 427-434 (2007).
3. X. Zhang, H. Hua, X. Shen, Q. Yang. In vitro
degradation and biocompatibility of poly(L-lactic
acid)/chitosan fiber composites, Polymer, 48(4),
1005-1011 (2007).
4. Hong Sun Kim, Jong Tae Kim, Yong Jin Jung, Dae
Youn Hwang and Hong Joo Sun. Preparation and
characterization of nanpfibrous Membranes of
Poly(D,L-lactic acid)/chitin Blend for Guided Tissue
Regenerative Barrier, Macromolecular Research,
17(9), 682-687 (2009).
5. M. Prabaharan, M. A. Rodriguez-Perez, J. A. de Saja,
J. F. Mano. Preparation and characterization of
Poly(D,L-lactic acid)/chitosan hybrid scaffold with
drug release capability, J. Biomed Mater Res B Appl
Biomater, 81(2), 427-434 (2007).
6. R. Nanda, A. Sasmal, P. L. Nayak. Preparation and
characterization of chitosan–polylactide composites
blended with Cloisite 30B for control release of the
anticancer drug Paclitaxel, Carbohydrate Polymers,
83, 988-994 (2011).
7. A. Dev, N. S. Binulal, A. Anitha, S. V. Nair, T.
Fruike, H. Tamura, R. Jayakumar. Preparation of
poly(lactic acid)/chitosan nanopaticles fir anti-HIV
drug delivery applycations, Carbohydrate Polymers,
80, 833-838 (2010).
8. F. Sebastien, G. Stephane, A. Copinet, V. Coma.
Novel biodegradable films made from chitosan and
poly(lactic acid) with antifungal properties against
mycotoxinogen strains, Carbohydrate Polymers, 65,
185-193 (2006).
9. H. S. Kim, J. T. Kim, Y. J. Jung, D. Y. Hwang and H.
J. Sun. Preparation and characterization of
nanofibrous Membranes of Poly(D,L-lactic
acid)/chitin Blend for Guided Tissue Regenerative
Barrier, Macromolecular Research, 17(9), 682-687
(2009).
10. Thai Hoang, Nguyen Thi Thu Trang, Nguyen Thuy
Chinh. Effect of polyethylene glycol on morphology,
properties and hydrolysis of poly(lactic
acid)/chitosan composites, Vietnam Journal of
Chemistry, 50(5), 570-574 (2012).
11. Peesan M., Supaphol P., Rujiravanit R. Preparation
and characterization of hexanoyl chitosan/poly(L-
lactic acid) blend films, Carbohydrate Polymers, 60,
343-350 (2005).
12. Constatin EdiT., Iuliana S. PLA/chitosan/keratin
composites for biomedical applications, Materials
Science and Engineering C, 40, 242-247 (2014).
13. G. Ferego, G. D. Cella, C. Basitoli. Effect of
molecular weight and crystallinity of poly(lactic
acid) mechanical properties, Journal of Applied
Polymer Science, 59, 37-43 (1996).
Liên hệ: Nguyễn Thị Thu Trang
Viện Kỹ thuật nhiệt đới
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Số 18, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
E-mail: trangvktnd@gmail.com.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyen_thi_thu_trang_1475_2084361.pdf