Nghiên cứu đánh giá hiện trạng khai thác hải sản vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Nam và lân cận

1. Vùng biển nghiên cứu có số lượng tàu thuyền <20CV chiếm số lượng lớn; riêng Quảng Nam – Đà Nẳng là 3.988 chiếm trên 85% tổng số tàu thuyền. Ngoài ra, còn có 272 tàu công suất 20 ÷ <90CV, trong đó có 50 tàu lưới kéo đáy vẫn đang hoạt động vùng ven bờ; 2. Qua điều tra thu thập số liệu sơ cấp tại vùng biển nghiên cứu: + Tất cả tàu thuyền <90CV đều hoạt động vùng ven bờ với các họ nghề ảnh hưởng đến nguồn lợi đáng lưu ý là nghề lưới kéo, nghề lờ dây và lưới rê 3 lớp; + Ngư trường đánh bắt của các nhóm tàu không chênh lệch nhiều, nhóm <20CV cách bờ không quá 6 hải lý, nhóm >20CV không quá 7 hải lý (trừ khu vực đảo Lý Sơn); + Qua sản lượng đánh bắt hàng năm và chuyến biển gần nhất, nhận thấy: Năng suất đánh bắt của đội tàu khai thác vùng biển ven bờ suy giảm rõ rệt, nhất là nghề lưới kéo và lờ dây; + Trong đó sự suy giảm sản lượng chủ yếu theo ngư dân: Do nhiều họ nghề khai thác cùng ngư trường, và nguồn lợi suy giảm. + Thu nhập của ngư dân theo các nhóm nghề, theo các vùng miền, địa phương chưa bằng nhau. + Các nghề khai thác mang tính hủy diệt vẫn còn hoạt động mạnh vùng ven bờ dẫn đến các loại thủy hải sản, cá con, cá mới trưởng thành bị khai thác quá mức.

pdf8 trang | Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng khai thác hải sản vùng biển ven bờ tỉnh Quảng Nam và lân cận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2018 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 63 NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC HẢI SẢN VÙNG BIỂN VEN BỜ TỈNH QUẢNG NAM VÀ LÂN CẬN STUDY TO EVALUATE THE CURRENT STATUS OF FISHING OPERATION AT NEAR SHORE AREAS IN QUANG NAM PROVINCE AND SURROUNDING AREAS Nguyễn Trọng Thảo1 Ngày nhận bài: 23/5/2018; Ngày phản biện thông qua: 23/6/2018; Ngày duyệt đăng: 29/6/2018 TÓM TẮT Trên cơ sở số liệu thứ cấp, và điều tra phỏng vấn 450 tàu thuyền của tỉnh Quảng Nam và vùng lân cận khai thác hải sản tại vùng biển ven bờ trong 2 năm (2016 ÷ 2017), nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Sự tập trung quá lớn tàu thuyền khai thác vùng ven bờ với 4.394 tàu có công suất nhỏ hơn 20CV, hoạt động cách bờ không quá 7 hải lý với các nghề có tác động xấu đến nguồn lợi như lưới kéo đáy, lờ dây, lưới rê 3 lớp. Ngoài ra, còn có 272 tàu công suất từ 20CV đến dưới 90CV, trong đó có 50 tàu lưới kéo đáy vẫn đang hoạt động tại vùng biển nghiên cứu đã làm cho sản lượng và năng suất đánh bắt liên tục giảm qua các năm. Sản lượng đánh bắt của đội tàu <20CV của Quảng Nam từ 27,9 tấn/năm 2015 giảm còn 11,314 tấn/năm 2016; đội tàu 20CV đến dưới 90CV, từ 35,4 tấn/năm giảm còn 20,2 tấn/năm 2016. Trong đó, năng suất và lợi nhuận suy giảm rõ nhất là các nghề: Lờ dây, lưới rê và lưới kéo. Thực tế cũng cho thấy, hơn 60% ngư dân nhận thức được sản lượng giảm do nguồn lợi giảm khoảng 20% và nhiều nghề khai thác cùng ngư trường. Nghiên cứu cung cấp thông tin quan trọng cho cán bộ quản lý địa phương và nhà khoa học thấy được thực trạng, đề xuất giải pháp khai thác hợp lý nguồn lợi, giải pháp quản lý phù hợp theo hướng phát triển nghề cá bền vững tại Quảng Nam và vùng biển lân cận. Từ khóa: Tàu cá, khai thác hải sản, lân cận, Quảng Nam. ABSTRACT Based on 450 interviews of fi shing vessels in Quang Nam province and surrounding areas in 2 years (2016 – 2017), the study has shown that: A huge number of less than 20 Hp fi shing vessels with 4,394 vessels, which operate within 7 nautical miles back to the shore with strong effected fi shing gears to marine resources such as bottom trawlers, traps, trammel net. In addition, there are 272 fi shing vessels which 20-<90 Hp, of which 50 bottom trawlers have been operating in near-shore areas leading to continuously reducing of the catches & productivities in recent years. The catches of less than 20 Hp fl eets in Quang Nam province have been reduced from 27.9 tons per year in 2015 down to 11.314 tons per year in 2016; the 20-<90 Hp fl eets, also reduce from 35.4 tons per year down to 20.2 tons per year respectively in 2016. In which, the reducing of productivities and profi ts are clearly shown at fl eets: traps, gillnet and trawl fi sheries. The reality also refl ected that, more than 60% of fi shers is aware that the reducing of the catches due to 20% reduction of the marine resources and many fi sheries are operating at same fi shing grounds. The study provides important information to local fi shery managers and scientists to see the current status, proposed solutions to a suitable fi shing operation to resources, appropriate management solutions forwarding to sustainable fi shery development in Quang Nam province and surrounding areas. Key words: fi shing vessels, fi shing, surrounding areas, Quang Nam province. ¹ Viện Khoa học & Công nghệ Khai thác Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC 64 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2018 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Vùng biển ven bờ Quảng Nam và lân cận có chiều dài bờ biển trên 160 km, hình thành nhiều ngư trường với nguồn lợi hải sản phong phú, đa dạng về chủng loại để phát triển nghề khai thác hải sản. Toàn khu vực có tàu công suất nhỏ hơn 20CV chiếm khoảng 85,2% tổng số tàu thuyền, số tàu có khả năng khai thác xa bờ chỉ chiếm khoảng 14,8%. Sản lượng khai thác hàng năm đạt trên 100 nghìn tấn hải sản, góp phần xóa đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động tại địa phương, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, với số lượng lớn tàu ven bờ, áp lực khai thác ngày càng tăng, tình trạng ngư dân sử dụng ngư cụ cấm, kích thước mắt lưới nhỏ, đánh bắt không chọn lọc, thời gian hoạt động gần như quanh năm. Điều này đã tàn phá ngư trường và nguồn lợi, thậm chí còn phá hủy môi trường sinh thái rạn san hô, thảm cỏ, rong biển, làm mất nơi sinh cư của nhiều loài, 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập số liệu + Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập dữ liệu tại các Chi cục Thủy sản các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và thành phố Đà Nẵng; + Điều tra số liệu sơ cấp: Dựa vào thông tin Hình 1. Phạm vi vùng biển nghiên cứu trữ lượng nguồn lợi hải sản đang có nguy cơ bị cạn kiệt. Hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất của ngư dân trong những năm gần đây có xu hướng giảm hơn so với giai đoạn trước. Vì vậy, “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng khai thác hải sản vùng biển ven bờ Quảng Nam và lân cận”. Nhằm đưa ra được cơ sở khoa học cho những giải pháp khai thác bền vững, chuyển đổi cơ cấu nghề cho ngư dân mang lại hiệu quả thu nhập và an sinh xã hội, bảo vệ nguồn lợi hải sản ven bờ là hết sức cần thiết và cấp bách ở Quảng Nam và vùng lân cận. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NG- HIÊN CỨU 1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 1.1. Đối tượng nghiên cứu: là các tàu hoạt động khai thác thủy sản ở vùng biển ven bờ giới hạn ở các điểm A-C đến B-8 (hình 1) 1.2. Phạm vi nghiên cứu: Vùng biển tỉnh Quảng Nam và lân cận được giới hạn trong phạm vi sau: lập sẵn trên phiếu điều tra, tiến hành điều tra thông qua phỏng vấn các hộ ngư dân, thuyền trưởng, thuyền viên và chủ nậu nhằm thu thập các số liệu liên quan đến hoạt động khai thác thủy gồm: tàu thuyền và trang bị phục vụ, ngư cụ và sản lượng khai thác, doanh thu, chi phí, ngư trường khai thác, hiệu quả tổ chức sản Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2018 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 65 xuất, vấn đề suy giảm nguồn lợi và sinh kế của ngư dân.... + Số mẫu điều tra trong 2 năm (2016 ÷ 2017) là 450 mẫu, phân bố như sau: 2.2. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu được xử lý trên các phần mềm hiện có (Exel, Statistica 6.0). Số liệu được tổng hợp và phân tích theo hệ thống dựa trên các chỉ tiêu thống kê của các tài liệu được thu thập, làm rõ thực trạng khai thác và suy giảm nguồn lợi hải sản ở vùng biển nghiên cứu. 2.3. Phương pháp đánh giá So sánh các chỉ số điều tra các năm và các qui định về pháp luật nghề cá của Chính phủ, địa phương. III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Biến động cơ cấu tàu thuyền và nghề khai thác giai đoạn 2012 - 2017 Sau 5 năm số lượng tàu có công suất >90CV của Tỉnh Quảng Nam đã tăng lên đáng kể; tuy nhiên, số tàu có công suất dưới 20CV vẫn còn 2.862 chiếc hoạt động khai thác ở sông và vùng biển ven bờ, chiếm 65,16% tàu thuyền toàn Tỉnh; điều này đã tác động rất lớn đến nguồn lợi ven bờ và tái tạo nguồn lợi thủy sản tại địa phương [4]. Đến tháng 3/2017 cơ cấu tàu thuyền ở Quảng Nam và lân cận theo nhóm nghề như sau: 1.1. Tại Quảng Nam: + Nhóm tàu ≥20CV chủ yếu khai thác hải sản và dịch vụ, số lượng thuyền nghề nhiều nhất là nhóm nghề vây, chụp mực, mành, pha xúc với 507 tàu (trong đó nghề Vây chiếm 402 tàu, không tính lượng tàu chong đèn cho nghề vây); tiếp đến là nhóm nghề câu với 335 tàu; nhóm nghề lưới rê với 279 tàu và nghề lồng bẫy có 106 tàu. + Nhóm tàu <20CV khai thác ở sông và ven bờ vẫn không thay đổi nhiều so với 5 năm trước (2.198 chiếc khai thác biển, 664 chiếc khai thác thủy sản ở sông) tập trung hoạt động chủ yếu theo các nhóm nghề: lưới rê, câu tay và chong đèn, lưới kéo ruốc, mành đèn, lặn và dịch vụ thủy sản. Điều hết sức lưu ý trong các nhóm tàu này có 104 tàu nghề kéo ruốc với mùa vụ rất ngắn, như vậy cần đặt ra công tác quản lý của đội tàu khi không khai thác moi (ruốc) [1]. 1.2. Khu vực lân cận: Số tàu dưới <20CV hoạt động vùng lân cận Quảng Nam - Đà Nẵng có đến 1.104 tàu; trong đó có 204 tàu nghề lưới rê, 134 tàu nghề câu, 93 tàu nghề te xúc ruốc, 92 tàu nghề rớ, lồng bẫy, lặn, câu và 582 thuyền thúng máy hành nghề lưới rê (đáng chú ý trong đó có 108 thuyền thúng không được cấp giấy phép khai thác thủy sản) [3]. Vùng lân cận Quảng Nam - Bình Sơn (Quảng Ngãi) có 428 có tàu, hoạt động chủ yêu nghề lưới rê, lồng bẫy, nghề câu và nghề lưới kéo. Ngoài ra còn có 272 tàu công suất từ 20 ÷ < 90CV vẫn đang hoạt động lén lút Bảng 1: Thống kê số mẫu khảo sát theo địa phương và nhóm công suất Bảng 2: Phân bố mẫu điều tra theo nghề khai thác ĐVT: Chiếc ĐVT: Chiếc 66 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2018 tại vùng biển nghiên cứu [2]. Số lượng tàu thuyền <20CV của Quảng Nam và vùng lân cận Bình Sơn (Quảng Ngãi), Đà Nẵng đã ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ; một thực trạng đáng quan ngại là vùng ven bờ vẫn còn nghề lưới kéo đáy hoạt động; trong đó Quảng Ngãi còn 15 tàu 22 - 45CV [2], Đà Nẵng có 10 tàu 30 -35CV và Quảng Nam còn 25 tàu hoạt động [5]. 2. Thực trạng tàu thuyền, trang thiết bị và ngư cụ nghề khai thác hải sản tại vùng biển nghiên cứu Qua điều tra tra khảo sát 450 tàu đang hoạt động tại vùng biển nghiên cứu, kết quả như sau: 2.1. Tàu thuyền và trang thiết bị + Tàu thuyền dưới 20CV tại các địa phương có công suất trung bình 10,6CV, trong đó nhỏ nhất là tàu thuyền ở Quảng Nam có công suất trung bình 11CV, tương ứng với chiều dài tàu trung bình là 6,7m. + Đối với khối tàu từ 20CV trở lên phổ biến nhóm công suất 30CV (23,67 ÷ 31,66), có công suất nhỏ nhất là Đà Nẳng (30CV) và lớn nhất tại Quảng Ngãi (90CV); tương ứng với chiều dài tàu trung bình từ 5,65 đến 11,66m, nhỏ nhất là 3,2m và lớn nhất là 15m. Tất cả các địa phương, tàu không trang bị máy phụ. + Về các trang thiết bị an toàn hàng hải và máy móc phục vụ khai thác: Tất cả 3 địa phương, 2 nhóm công suất và các nhóm nghề chỉ trang bị la bàn và đàm thoại tầm ngắn; về máy khai thác chỉ trang bị máy tời đối với nghề lưới vây và lưới kéo ở Quảng Nam và Quảng Ngãi. 2.2. Thực trạng ngư cụ Trong số 450 tàu điều tra, nghề khai thác chủ yếu là lưới rê có 2 loại là lưới rê đơn và lưới rê 3 lớp. Trong tất cả các họ nghề điều tra, hoạt động khai thác tác động lớn đến nguồn lợi hải sản vùng ven bờ là nghề lờ dây, nghề lưới rê 3 lớp và lưới kéo đáy. Để đánh giá cường lực khai thác của từng nghề tác động đến nguồn lợi thủy sản, tiến hành điều tra các thông số cấu trúc ngư cụ của từng nhóm nghề. Cụ thể, chiều dài lưới và kích thước mắt lưới đối với lưới rê, số lượng lồng bẫy, kích thước mắt lưới ở đụt đối với nghề lưới kéo, ở tùng của nghề lưới vây. Thực trạng cấu trúc ngư cụ và cường lực nghề tại vùng biển nghiên cứu được điều tra khảo sát ở các địa phương theo các dãi công sất đối với từng nghề như sau: + Đối với lưới rê đơn và rê 3 lớp: Điều tra kích thước mắt lưới nhỏ nhất, chiều dài vàng lưới lớn nhất cho cả 2 dãi công suất của nghề lưới rê đơn và lưới rê 3 lớp tại vùng biển nghiên cứu. Bảng 4: Kích thước mắt lưới ở đụt lưới kéo và lờ dây tại các địa phương vùng nghiên cứu Bảng 3: Kích thước mắt lưới và chiều dài lưới rê tại địa phương nghiên cứu Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2018 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 67 2.3. Thực trạng mùa vụ và ngư trường khai thác tại các địa phương vùng nghiên cứu Ngư trường đánh bắt cả 2 mùa trong vùng nghiên cứu theo nghề và địa phương thay đổi không đáng kể, thống kê qua bảng 5. Vào vụ chính hoạt động khai thác cả 2 khối tàu đều đánh bắt chung ngư trường. Tất cả các nghề chủ yếu hoạt động vùng ven bờ không quá 6 hải lý (trừ nghề lưới vây và lờ dây ở Quảng Ngãi nhưng cũng không vượt quá 8 hải lý so với bờ). Qua điều tra 450 tàu cho kết quả trên, và thực tế với số lượng 4.394 tàu đang hoạt động tại vùng biển nghiên cứu đã tác động rất lớn đến nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ tại Quảng Nam. Ngư trường hoạt động vào mùa phụ chủ yếu vẫn vùng ven bờ, cách bờ không quá 6 hải lý. Nghề lờ dây và lưới vây của khối tàu từ 20CV trở lên hoạt động xa hơn nhưng cũng không quá 11 hải lý so với bờ. 3. Năng suất, sản lượng, hiệu quả sản xuất của đội tàu khai thác hải sản tại địa phương nghiên cứu Qua khảo sát năm 2016 và phỏng vấn hồi cuối năm 2015 về hiệu quả sản xuất của các nghề; đồng thời, xác định hiệu quả của các chuyến biển gần nhất nhằm xác định xu hướng biến dộng nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ tại địa phương nghiên cứu. Kết quả như sau: 3.1. Trong năm 2015: + Về sản lượng và doanh thu trung bình của các đội tàu: Đội tàu nhỏ hơn 20CV ở Quảng Nam và đội tàu từ 20CV trở lên ở Quảng Ngãi cho sản lượng và doanh thu trung bình cao nhất. + Về chi phí cho hoạt động khai thác: cao nhất thuộc 2 nhóm tàu của Quảng Ngãi, thấp nhất thuộc đội tàu <20CV của Quảng Nam. + Lợi nhuận bình quân/năm: Nhóm tàu <20CV có lợi nhuận cao nhất là nghề lồng bẫy ghẹ, nghề câu của Quảng Nam. Thấp nhất là nghề lờ dây ở Quảng Ngãi và Quảng Nam. + Nhóm tàu 20CV trở lên: nghề câu ở Quảng Ngãi, nghề lưới kéo và lưới rê 3 lớp ở Quảng Nam và Quảng Ngãi cho lợi nhuận cao nhất. + Riêng nghề lưới vây ven bờ của Quảng Ngãi, chỉ đội tàu <20CV mới có lợi nhuận [2]. Số liệu thống kê phỏng vấn cho theo bảng 5 và 6 [1], [2], [3]. Bảng 5: Hiệu quả sản xuất của các nhóm tàu theo địa phương và nhóm công suất năm 2015 Bảng 6: Lợi nhuận trung bình theo nghề và nhóm công suất từng địa phương ĐVT: 1.000đ 3.2. Trong năm 2016: + Về sản lượng và doanh thu trung bình: Sản lượng cao nhất thuốc đội tàu <20CV ở Quảng Ngãi và đội tàu từ 20CV trở lên ở Quảng Nam; doanh thu cả 2 nhóm tàu của Quảng Ngãi đều cao nhất. + Về chi phí khai thác đều cao cho cả 2 nhóm tàu ở Quảng Ngãi; nhưng lợi nhuận bình quân cao nhất ở đội tàu từ 20CV trở lên 68 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2018 ở Quảng Ngãi. Trong khi đó, lợi nhuận cả 2 nhóm tàu tại Quảng Nam đều cao. + Lợi nhuận bình quân/năm theo nghề cao nhất thuộc về nhóm nghề lưới vây, lưới rê của Quảng Ngãi; nghề câu của Quảng Nam. Đáng lưu ý là lợi nhuận nghề lưới rê 3 lớp của nhóm từ 20CV trở lên ở Quảng Ngãi sụt giảm nghiêm trọng. Lợi nhuận bình quân/năm suy giảm nghiêm trọng cả 2 nhóm tàu là nghề lờ dây và lưới kéo tại vùng biển nghiên cứu. Số liệu thống kê theo bảng 7 và 8. Bảng 7: Hiệu quả sản xuất của các nhóm tàu theo địa phương và nhóm công suất năm 2016 Bảng 8: Lợi nhuận trung bình theo nghề và nhóm công suất từng địa phương ĐVT: 1.000đ Như vậy, qua 2 năm (2015 – 2016), sản lượng khai thác vùng ven bờ tại vùng biển nghiên cứu suy giảm rõ rệt ở cả 2 đội tàu của các địa phương. Cụ thể, đội tàu <20CV của Quảng Nam từ 27,9 tấn/năm 2015 giảm còn 11,314 tấn/năm 2016; đội tàu 20CV trở lên, từ 35,4 tấn/năm giảm còn 20,2 tấn/năm 2016. Trong đó, năng suất và lợi nhuận suy giảm rõ nhất là các nghề: Lờ dây, lưới rê và lưới kéo. Để nghiên cứu xu hướng biến động nguồn lợi thủy sản ven bờ thông qua khảo sát chuyến biển gần nhất của các nhóm nghề, nhóm công suất trong vùng biển nghiên cứu để so sánh với năng suất và lợi nhuận bình quân/năm. Kết quả điều tra cho trong các bảng sau: Bảng 9: Năng suất khai thác các nhóm tàu theo địa phương Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2018 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 69 Nhận xét: Qua khảo sát ta thấy xu hướng suy giảm nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ càng rõ nét, khi cả sản lượng và lợi nhuận của các nhóm tàu và nghề khai thác suy giảm rõ rệt, trừ nghề lồng bẫy ghẹ. 4. Tổ chức sản xuất + Về tổ chức sản xuất ở các địa phương, theo 2 hình thức: Đơn lẻ và theo tổ đội. Đối với nhóm tàu <20CV chủ yếu sản xuất đơn lẻ; riêng Đà Nẳng có trên 50% hoạt động theo nhóm/đội. Với nhóm tàu từ 20CV trở lên ở Quảng Nam có 47,95%, Đà Nẳng có 68,9%, Quảng Ngãi có 20% hoạt động theo nhóm/đội. + Về hoạt động sản xuất theo nhóm nghề: Nhóm dưới 20CV chủ yếu hoạt động đơn lẻ; trừ nghề lưới vây 100% theo tổ đội và nghề lưới kéo có 50%. Đối với nhóm tàu từ 20CV trở lên, hoạt động theo nhóm/đội có trên 50% là nhóm nghề lồng bẫy ghẹ, lưới rê đơn và lưới vây. Qua phỏng vấn ngẫu nhiên ngư dân về sản lượng đánh bắt hiện tại so với sản lượng đánh bắt hàng năm của 5 năm trước, kết quả như sau: + Sản lượng đánh bắt đã giảm so với 5 năm trước. Cụ thể, nhóm tàu <20CV có hơn 70% cho rằng sản lượng đã giảm từ 3% đến hơn 20%; đối với đội tàu từ 20CV trở lên có 33% cho rằng không suy giảm, trong khi đó có 63% cho rằng đã suy giảm từ 3 đến 20% tùy nghề khai thác. + Nguyên nhân suy giảm sản lượng so với 5 năm trước, theo ngư dân 3 địa phương thì chủ yếu do nhiều nghề khai thác cùng ngư trường và nguồn lợi bị suy giảm. IV. KẾT LUẬN 1. Vùng biển nghiên cứu có số lượng tàu thuyền <20CV chiếm số lượng lớn; riêng Quảng Nam – Đà Nẳng là 3.988 chiếm trên 85% tổng số tàu thuyền. Ngoài ra, còn có 272 tàu công suất 20 ÷ <90CV, trong đó có 50 tàu lưới kéo đáy vẫn đang hoạt động vùng ven bờ; 2. Qua điều tra thu thập số liệu sơ cấp tại Bảng 10: Năng suất khai thác các nhóm tàu theo nghề Bảng 11: Lợi nhuận chuyến biển các nhóm tàu ĐVT: 1.000đ Bảng 12: Lợi nhuận bình quân theo nghề ĐVT: 1.000đ 70 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2018 vùng biển nghiên cứu: + Tất cả tàu thuyền <90CV đều hoạt động vùng ven bờ với các họ nghề ảnh hưởng đến nguồn lợi đáng lưu ý là nghề lưới kéo, nghề lờ dây và lưới rê 3 lớp; + Ngư trường đánh bắt của các nhóm tàu không chênh lệch nhiều, nhóm <20CV cách bờ không quá 6 hải lý, nhóm >20CV không quá 7 hải lý (trừ khu vực đảo Lý Sơn); + Qua sản lượng đánh bắt hàng năm và chuyến biển gần nhất, nhận thấy: Năng suất đánh bắt của đội tàu khai thác vùng biển ven bờ suy giảm rõ rệt, nhất là nghề lưới kéo và lờ dây; + Trong đó sự suy giảm sản lượng chủ yếu theo ngư dân: Do nhiều họ nghề khai thác cùng ngư trường, và nguồn lợi suy giảm. + Thu nhập của ngư dân theo các nhóm nghề, theo các vùng miền, địa phương chưa bằng nhau. + Các nghề khai thác mang tính hủy diệt vẫn còn hoạt động mạnh vùng ven bờ dẫn đến các loại thủy hải sản, cá con, cá mới trưởng thành bị khai thác quá mức. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chi cục Thủy sản Quảng Nam. Báo cáo thống kê tàu thuyền đăng ký các năm 2015, 2016, 3/2017 2. Chi cục Thủy sản Quảng Ngãi. Báo cáo thống kê tàu thuyền đăng ký các năm 2015, 2016, 3/2017 3. Chi cục Thủy sản Đà Nẵng. Báo cáo thống kê tàu thuyền đăng ký các năm 2015, 2016, 3/2017 4. Chi cục Thủy sản Quảng Nam (9/2016). Báo cáo đánh giá tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2016. Nhiệm vụ, giải pháp năm 2017. 5. Nguyễn Trọng Thảo (10/2017), báo cáo chuyên đề “Đánh giá hiện trạng khai thác hải sản vủng biển ven bờ Quảng Nam và lân cận”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_danh_gia_hien_trang_khai_thac_hai_san_vung_bien_v.pdf
Tài liệu liên quan