Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và cảnh báo nguy cơ tai biến nứt sụt đất khu vực Tây Nguyên

On the basis of assessment of the status and cause analysis has allowed assessment of the risk of earth subsidence-cracking in the Tay Nguyen area. In the Tay Nguyen area occur 91 points of earth subsidence-cracking, including 21 points large losses danger to the lives of local residents. The distribution of earth subsidence-cracking in the sub-bands have the meridian in the north and south of NE-SW in the Tay Nguyen area. The bands have the meridian, such as: Dak Glei-Ngoc Hoi-Duc Co, Tu Mo Rong-Dak To-Kon Tum, Xa Hieu-Kbang-An Khe. The range is the NE-SW: Ea Ka-Dak Mil-Tuy Duc, M’Drak-Lak-Cat Tien, Don Duong-Di Linh. Also in the Tay Nguyen area distributed earth subsidence -cracking in NW-SE: Yaly-PleikuAyun Pa-Krong Pa. Earth subsidence-cracking hazard in the Tay Nguyen area is arising under the action of the elements of tectonic and geology. To this emerging are new elements of neotectonic movement, fault density, fault zone dynamics activities, geological characteristics of the lithology and hydrogeology. On the Tay Nguyen area is the risk of moderate earth subsidence-cracking. Areas with very high and high risk of earth subsidence-cracking are distributed a wide range of 7-10km: Dak Glei-Duc Co, Xa Hieu -Kbang-An Khe, Chu PahAyun Pa-Krong Pa, M’Drak-Krong Bong-Dak Glong-Cat Tien, Dak Song-Dak Rlap, Don Duong-Duc Trong-Di Linh. Areas at risk of average earth subsidence-cracking are widely distributed east of Kon Tum, Gia Lai province to the west and north of Dak Lak. Areas at risk of low and very low earth subsidence-cracking are widely distributed in the western of Dak Lak province, south of Lam Dong province.

pdf11 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và cảnh báo nguy cơ tai biến nứt sụt đất khu vực Tây Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
219 35(3), 219-229 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 9-2013 NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ CẢNH BÁO NGUY CƠ TAI BIẾN NỨT SỤT ĐẤT KHU VỰC TÂY NGUYÊN PHẠM VĂN HÙNG, NGUYỄN XUÂN HUYÊN E-mail: phamvanhungvdc@gmail.com Viện Địa chất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Ngày nhận bài: 4 - 7 - 2013 1. Mở đầu Lãnh thổ Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, nằm trong vùng có những điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi cho sự phát triển kinh tế ở Tây Nguyên nói riêng, nước ta nói chung. Tuy nhiên, trong thời gian qua, các tai biến địa chất, đặc biệt là nứt sụt đất (NSĐ) diễn ra bất thường, khó kiểm soát đã gây nên những tổn thất khó lường cho cuộc sống của người dân địa phương. Các tai biến nứt đất, nứt sụt đất đã xuất hiện ở một số nơi như doanh trại của Trung đoàn 28 - Quân đoàn 3 thuộc xã Hoà Bình (thành phố Kon Tum), Tu Mơ Rông, Diên Bình, Doãn Văn, Hoà Thắng, Ia Ve, Cư Mgar, Pleiku, Tuy Đức, Đắk Rlấp,... gây tổn thất lớn không những về tài sản vật chất, mà còn gây hoang mang lo lắng trong nhân dân. Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này và đạt được kết quả bước đầu. Nguyễn Trọng Yêm và các cộng sự (1991, 2005) khẳng định rằng, tai biến nứt đất có nguồn gốc nội sinh, do chuyển động từ từ của vỏ Trái Đất, trong đó phải kể đến yếu tố hoạt động của các đứt gãy kiến tạo hiện đại. Theo Phan Thanh Sáng và các cộng sự (2002), tai biến NSĐ hình thành và phát triển do tác động của nhóm yếu tố địa chất và kiến tạo, trong đó phải kể đến yếu tố đứt gãy hoạt động, địa chất thạch học, chuyển động hiện đại vỏ Trái Đất và địa chất thủy văn. Tai biến NSĐ ở khu vực Tây Nguyên đã được quan tâm điều tra hiện trạng và đánh giá nguyên nhân phát sinh. Cho đến nay, ở Tây Nguyên chưa có công trình nào nghiên cứu dự báo, khoanh vùng nguy cơ NSĐ làm cơ sở cho quản lý tai biến và phòng chống giảm nhẹ thiên tai. Vì vậy, những kết quả nghiên cứu của công trình này bước đầu đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn. Đây là những kết quả nghiên cứu mới nhất của đề tài khoa học cấp Nhà nước: “Nghiên cứu một số dạng tai biến địa chất điển hình phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nguyên” mang mã số TN3/T04 thuộc Chương trình TN3/11-15. 2. Phương pháp nghiên cứu Ở nước ta, việc ứng dụng các phương pháp nghiên cứu đánh giá tai biến địa chất còn gặp nhiều khó khăn. Nguyễn Trọng Yêm và các cộng sự (2006) đã tổng hợp một cách tương đối đầy đủ hệ phương pháp nghiên cứu đánh giá tai biến môi trường trên thế giới áp dụng vào nghiên cứu ở Việt Nam. Công trình này áp dụng tổ hợp các phương pháp nghiên cứu bao gồm: phân tích ảnh viễn thám, khảo sát thực địa và phân tích đánh giá tai biến (phương pháp phân tích so sánh cặp thông minh và phân tích không gian trong môi trường GIS. Phân tích ảnh viễn thám được ứng dụng để giải đoán vị trí các điểm NSĐ trên địa bàn nghiên cứu. Phương pháp khảo sát thực địa là chủ đạo được ứng dụng để nghiên cứu đánh giá hiện trạng và các yếu tố tác động phát sinh NSĐ. Ở ngoài thực địa, tiến hành đo vẽ chi tiết, xác định quy mô, các đặc trưng của điểm nứt sụt đất và những yếu tố tác động phát sinh NSĐ. Từ đó đánh giá hiện trạng và diễn biến của quá trình NSĐ trong khu vực nghiên 220 cứu. Phương pháp phân tích so sánh cặp thông minh [6] được ứng dụng nhằm xác định vai trò của từng yếu tố trong tổng hợp các yếu tố tác động phát sinh NSĐ trên cơ sở cho điểm và tính trọng số. Phương pháp phân tích không gian trong môi trường GIS được áp dụng để xây dựng bản đồ nguy cơ NSĐ. Bản đồ nguy cơ NSĐ được xây dựng dựa trên sự hiểu biết về các chuyển động phức tạp trên bề mặt Trái Đất và các yếu tố gây ra NSĐ. Việc khoanh vẽ các khu vực hiện thời chưa bị tác động của NSĐ được dựa trên giả định rằng, quá trình NSĐ trong tương lai sẽ diễn ra trong cùng một điều kiện với các vụ NSĐ quan sát được đã xảy ra trước đó. Việc vạch ranh giới của các vùng nguy cơ NSĐ xuất phát từ xác suất xảy ra hiện tượng, từ sự tương đồng của các yếu tố tác động phát sinh NSĐ như: đặc tính địa chất thạch học của đất đá, đặc điểm địa chất thủy văn, hoạt động phá hủy của đứt gãy hoạt động (mật độ đứt gãy và đới ảnh hưởng động lực đứt gãy) và chuyển động Tân kiến tạo vỏ Trái Đất. Mặt khác, việc định lượng cấp độ nguy cơ NSĐ là kết quả của sự tích lũy các yếu tố tác động phát sinh NSĐ được tính theo công thức sau [6]: H = ∑ = n j wj 1 ∑ = m i Xij 1 Trong đó: H - là nguy cơ NSĐ, Wj - là trọng số của yếu tố thứ j, Xij - là giá trị của lớp thứ i trong yếu tố gây NSĐ j. Việc tích hợp thông tin trong môi trường GIS với phương pháp phân tích đa biến đã cho phép xây dựng bản đồ nguy cơ NSĐ khu vực Tây Nguyên. Như vậy, phương pháp khảo sát thực địa kết hợp với phân tích các dữ liệu viễn thám là quan trọng, bởi lẽ có xác lập chi tiết hiện trạng tai biến NSĐ một cách đầy đủ, chi tiết thì mới cho kết quả khoanh vùng nguy cơ NSĐ đạt độ tin cậy và có ý nghĩa thực tiễn. Ứng dụng phương pháp phân tích so sánh cặp thông minh và phân tích không gian trong môi trường GIS để khoanh vùng nguy cơ NSĐ sẽ đáp ứng được nhu cầu thực tiễn đặt ra, làm cơ sở khoa học cho quy hoạch phát triển bền vững KT-XH khu vực Tây Nguyên nói riêng, nước ta nói chung. 3. Hiện trạng phân bố nứt sụt đất khu vực Tây Nguyên Trên khu vực Tây Nguyên, tai biến NSĐ thể hiện rất rõ trên bề mặt thông qua sự bộc lộ của chúng trên các công trình kinh tế dân sinh và tự nhiên. Quá trình NSĐ diễn ra để lại những dấu tích trên nhiều đối tượng khác nhau: nứt đồi, nứt núi, phá hủy ruộng vườn, hoa màu, đường giao thông, các công trình kinh tế dân sinh, gây tổn thất không chỉ tài sản mà cả tính mạng của nhân dân. Trong những năm gần đây, hiện tượng NSĐ diễn ra rất phức tạp, khó kiểm soát và làm cho người dân hoang mang, lo lắng. Hiện tại, trên cơ sở tổng hợp các tài liệu và kết qủa khảo sát thực địa ở Tây Nguyên, đã xác lập được 91 điểm NSĐ, trong đó có 21 điểm NSĐ nguy hiểm (hình 1, bảng 1). Hình 1. Bản đồ hiện trạng phân bố nứt sụt đất khu vực Tây Nguyên 221 Bảng 1. Thống kê các điểm nứt sụt đất ở khu vực Tây Nguyên Stt Vỹ độ Kinh độ Địa điểm Đặc điểm 1 11,805 108,433 Đơn Dương - Lâm Đồng Nứt đất kèm theo sụt trượt 2 13,503 108,259 Phú Thiện - Gia Lai Nứt sụt đất 3 12,666 108,300 Lắk - Đắk Lắk Nứt sụt đất 4 14,023 108,234 Đắk Đoa - Gia Lai Nứt sụt đất 5 12,153 107,478 Tuy Đức - Đắk Nông Nứt sụt đất 6 11,993 107,491 Kiến Đức Đắk Nông Nứt sụt đất 7 12,061 107,475 Đắk Rlấp - Đắk Nông Nứt sụt đất 8 12,616 108,083 Hoà Thắng - Đắk Lắk Nứt sụt đất 9 14,022 108,019 Pleiku - Gia Lai Nứt sụt đất 10 13,905 108,018 Pleiku - Gia Lai Nứt sụt đất 11 14,279 108,000 Hoà Bình - Kon Tum Nứt đất 12 11,606 107,940 Đức Trọng - Lâm Đồng Nứt đất 13 11,755 107,375 Cát Tiên - Lâm Đồng Nứt sụt đất 14 11,526 107,951 Di Linh - Lâm Đồng Nứt sụt đất 15 12,051 108,510 Đà Lạt - Lâm Đồng Nứt đất 16 12,102 108,585 Lạc Duơng - Lâm Đồng Nứt sụt đất 17 11,580 108,045 Di Linh - Lâm Đồng Nứt đất kèm theo sụt trượt 18 11,964 107,465 Đắk Rlấp - Đắk Nông Nứt đất kèm theo sụt trượt 19 11,943 107,426 Đắk Rlấp - Đắk Nông Nứt sụt đất 20 11,872 107,451 Đắk Rlấp - Đắk Nông Nứt đất kèm theo sụt trượt 21 11,967 107,737 Đắk Glong - Đắk Nông Nứt đất kèm theo sụt trượt 22 11,940 107,753 Đắk Glong - Đắk Nông Nứt sụt đất 23 12,044 107,682 Gia Nghĩa - Đắk Nông Nứt sụt đất 24 12,246 107,629 Đắk Song - Đắk Nông Nứt sụt đất 25 11,662 107,926 Bảo Lâm - Lâm Đồng Nứt sụt đất 26 11,634 107,855 Bảo Lâm - Lâm Đồng Nứt sụt đất 27 12,495 108,338 Krông Bông - Đắk Lắk Nứt sụt đất 28 12,524 108,411 Krông Bông - Đắk Lắk Nứt sụt đất 29 12,271 108,153 Đam Rông - Lâm Đồng Nứt sụt đất 30 12,301 108,189 Lắk - Đắk Lắk Nứt sụt đất 31 11,947 107,565 Đắk Rlấp - Đắk Lắk Nứt sụt đất 32 12,627 108,806 M’Đrắk - Đắk Lắk Nứt sụt đất 33 12,775 108,922 An Khê - Đắk Lắk Nứt đất 34 12,759 108,356 Krông Pách - Đắk Lắk Nứt sụt đất 35 12,819 108,013 Cư Mgar - Đắk Lắk Nứt đất kèm theo sụt trượt 36 13,912 108,062 Chư Prông - Gia Lai Nứt sụt đất 37 13,734 107,906 Chư Prông - Gia Lai Nứt đất kèm theo sụt trượt 38 13,692 107,808 Chư Prông - Gia Lai Nứt đất kèm phun tro 39 14,472 108,190 Kon Rẫy - Kon Tum Nứt sụt đất 40 14,517 108,260 Kon Rẫy - Kon Tum Nứt sụt đất 41 14,320 108,087 Kon Tum - Kon Tum Nứt sụt đất 42 14,137 108,124 Đắk Đoa - Kon Tum Nứt sụt đất 43 14,648 107,848 Đắk Tô - Kon Tum Nứt đất kèm theo sụt trượt 44 14,648 107,815 Đắk Tô - Kon Tum Nứt sụt đất 45 14,497 107,891 Đắk Hà - Kon Tum Nứt đất kèm theo sụt trượt 222 46 14,401 107,767 Sa Thầy - Kon Tum Nứt sụt đất 47 15,202 107,746 Đắk Glei - Kon Tum Nứt sụt đất 48 14,899 107,991 Tu Mơ Rông - Kon Tum Nứt đất kèm theo sụt trượt 49 14,813 107,881 Đắk Tô - Kon Tum Nứt đất 50 14,633 107,926 Đắk Tô - Kon Tum Nứt sụt đất 51 14,993 107,920 Tu Mơ Rông - Kon Tum Nứt sụt đất 52 14,665 108,408 Kon Plông - Kon Tum Nứt sụt đất 53 13,968 108,746 An khê - Đắk Lắk Nứt đất 54 13,728 108,572 Kông Chrô - Gia Lai Nứt sụt đất 55 13,752 108,595 Kông Chrô - Gia Lai Nứt sụt đất 56 13,879 108,131 Chu Prông - Gia Lai Nứt sụt đất 57 13,640 108,217 Chư Sê - Gia Lai Nứt sụt đất 58 13,416 108,506 Ayun Pa - Gia Lai Nứt sụt đất 59 12,920 108,713 M’Đrắk - Đắk Lắk Nứt sụt đất 60 14,711 107,825 Đắk Tô - Kon Tum Nứt sụt đất 61 14,716 107,594 Ngọc Hồi - Kon Tum Nứt sụt đất 62 14,218 107,805 Đắk Hà - Kon Tum Nứt sụt đất 63 14,223 107,818 Đắk Hà - Kon Tum Nứt sụt đất 64 14,060 107,954 Ia Grai - Gia Lai Nứt đất 65 14,126 107,907 Ia Grai - Gia Lai Nứt đất kèm theo sụt trượt 66 14,203 107,858 Chư Pah - Gia Lai Nứt đất 67 14,198 107,822 Chư Pah - Gia Lai Nứt đất 68 14,854 108,035 Tu Mơ rông - Kon Tum Nứt đất kèm theo sụt trượt 69 14,737 108,477 Kon Plông - Kon Tum Nứt sụt đất 70 14,139 108,610 Kbang - Gia Lai Nứt sụt đất 71 15,066 107,750 Đắk Glei - Kon Tum Nứt sụt đất 72 14,279 108,000 Kon Tum - Kon Tum Nứt sụt đất 73 14,007 108,232 Măng Giang - Gia Lai Nứt sụt đất 74 14,005 108,021 Pleiku - Gia Lai Nứt đất 75 13,955 107,950 Pleiku - Gia Lai Nứt đất 76 13,905 108,018 Pleiku - Gia Lai Nứt sụt đất 77 13,866 107,967 Chu Prông - Gia Lai Nứt sụt đất 78 13,647 107,992 Chu Sê - Gia Lai Nứt sụt đất 79 12,336 108,265 Lắk - Đắk Lắk Nứt sụt đất 80 13,216 108,699 Krông Pa - Gia Lai Nứt đất kèm phun bùn 81 12,666 108,300 Krông Ana - Đắk Lắk Nứt sụt đất 82 12,616 108,083 Krông Ana - Đắk Lắk Nứt sụt đất 83 12,061 107,475 Đắk Rlấp - Đắk Nông Nứt sụt đất 84 12,050 107,701 Gia Nghĩa - Đắk Nông Nứt sụt đất 85 12,005 107,468 Đắk Rlấp - Đắk Nông Nứt sụt đất 86 11,993 107,491 Đắk Rlấp - Đắk Nông Nứt đất 87 11,986 107,478 Đắk Rlấp - Đắk Nông Nứt đất 88 11,983 107,583 Đắk Rlấp - Đắk Nông Nứt đất 89 11,916 107,400 Đắk Rlấp - Đắk Nông Nứt sụt đất 90 11,772 108,233 Đức Trọng - Lâm Đồng Nứt đất 91 11,805 108,433 Đơn Dương - Lâm Đồng Nứt đất 223 Các điểm NSĐ thể hiện ở ba dạng chủ yếu: nứt đất ở Hòa Bình (thành phố Kon Tum), phía bắc sân bay Pleiku, Trà Bá (tỉnh Gia Lai), Krông Pák, Ea Trun (tỉnh Đắk Lắk), Doãn Văn, Bum Bre, Hiệp An, Quảng Tín (tỉnh Đắk Nông); nứt đất kèm theo sụt đất và trượt đất ở Ia Băng, phía tây Pleiku, Yaly (tỉnh Gia Lai), Hòa Thắng (thành phố Buôn Ma Thuột, Gia Nghĩa, Nhân Cơ, Bù Tung, Đăk Rlấp, Tân Văn, Đắk Tung (tỉnh Đắk Nông) và nứt đất kèm theo phun tro núi lửa và phun bùn ở Ia Ve - Chư Prông và Phú Túc - Krông Pa (tỉnh Gia Lai). Nứt sụt đất phân bố thành dải có mật độ cao chạy theo phương ĐB-TN và á kinh tuyến. Các dải có phương á kinh tuyến là Đắk Glei - Chư Prông, Tu Mơ Rông - Đắk Tô - Kon Tum, Xã Hiếu - Kbang; dải có phương ĐB-TN là M’Đrắk - Cát Tiên, Ea Ka - Tuy Đức, Đơn Dương - Di Linh và dải có phương TB-ĐN Yaly - Krông Pa. Trên địa bàn tỉnh Kon Tum, NSĐ diễn ra ở rải rác các huyện Tu Mơ Rông, Đắk Tô, Đắk Glei, Kon Rẫy, thành phố Kon Tum, Điểm NSĐ ở Plei Cần - Ngọc Hồi gồm tập hợp các khe nứt tách sụt có phương á kinh tuyến dài khoảng 120-150 m. Hệ thống các khe nứt tách sụt cắt qua cả sườn núi và đoạn đường Xuyên Á, phá hủy đoạn đường dài 100 m. Điểm NSĐ hình thành chuỗi các sụt bậc, chênh cao 1m, vẫn tiếp tục sụt trượt (ảnh 1a). Trên địa bàn tỉnh Gia Lai, NSĐ xảy ra phổ biến ở Pleiku, các huyện Chư Pah, Chư Prông, Đắk Đoa,. Vết nứt ở Diên Phú - Pleiku gồm các khe nứt có phương TB-ĐN, ĐB-TN và á kinh tuyến. Các khe nứt phương TB-ĐN dài 150-170m, kiểu sụt bậc, chênh cao mỗi bậc 3-5m. Các khe nứt phương ĐB-TN dài khoảng 100-120m, sụt bậc, chênh cao mỗi bậc 0,5-1m. Các khe nứt á kinh tuyến có kiểu tách mở, dài 70-90 m, rộng 1,2-1,5 m, hình thành dải sụt bậc rộng 150 m. Khối nứt sụt đã phá hủy hàng chục ha đất canh tác của cư dân địa phương (ảnh 1b). Ảnh 1. Nứt sụt đất đường Xuyên Á ở Pleican - Ngọc Hồi (a), Diên Phú - Pleiku (b) (ảnh Phạm Văn Hùng) Ở tỉnh Lâm Đồng, NSĐ xảy ra phổ biến ở Bảo Lâm, Đức Trọng, Di Linh, Lạc Dương và Đà Lạt. Nhiều điểm NSĐ gây tổn thất cho đời sống của cư dân địa phương như Lộc Ngãi - Bảo Lâm, thị trấn Di Linh, Đức Trọng, Lạc Dương. Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, NSĐ phân bố ở Cư Mgar, Krông Pák, Buôn Ma Thuột, Ở sườn đông núi Chư Bir thuộc xã Hoà Thắng - Buôn Ma Thuột điểm NSĐ hình thành từ tập hợp các khe nứt tách mở có phương á kinh tuyến, dài 200-250m, rộng 1,0- 1,5m, sụt bậc và chênh cao mỗi bậc 2-3m. Vết nứt nằm trên một sườn đồi thoải, độ dốc 10-15o. NSĐ diễn ra trong cả vỏ phong hoá đá basalt ầm tích lục nguyên cát kết, bột kết. Vết nứt phá hủy hàng chục ha hoa màu và gây tâm lý hoang mang cho cư dân địa phương (ảnh 2a). Địa bàn tỉnh Đắk Nông là nơi phân bố với mật độ lớn các điểm NSĐ nguy hiểm ở khu vực Tây Nguyên. Các điểm NSĐ phân bố tập trung ở các huyện Tuy Đức, Đắk Rlấp, Đắk Glong và Đắk Song. Tại thôn 5 xã Quảng Tín, NSĐ làm cho 2 người dân đang làm nương ở đây bị vùi chết, 1 người bị thương, phá hủy các rẫy cà phê và hoa màu của 7 hộ dân. Vết nứt có phương á kinh tuyến dài 150- 200m, cắt ngang qua đường nhựa, chênh cao 0,5- 1m (ảnh 2b). a b 224 Ảnh 2. Nứt sụt đất ở Hoà Thắng - Buôn Ma Thuột (a), Quảng Tín - Đắk Rlấp (b) (ảnh Phạm Văn Hùng) 4. Đánh giá nguy cơ nứt sụt đất khu vực Tây Nguyên 4.1. Yếu tố tác động phát sinh nứt sụt đất Khu vực Tây Nguyên nằm trong khối cấu trúc Nam Trung Bộ bị phân dị thành các khối cấu trúc bậc cao hơn, có ranh giới là các đới đứt gãy. Chuyển động của các khối cấu trúc dọc theo các đứt gãy hoạt động đã thúc đẩy tai biến địa chất phát triển, trong đó có tai biến NSĐ [4, 5]. NSĐ được hiểu là nứt tách vỏ Trái Đất kèm theo chuyển động hạ lún bề mặt Trái Đất. Trên cơ sở phân tích hiện trạng phân bố, cho phép đánh giá vai trò của các yếu tố phát sinh NSĐ ở khu vực Tây Nguyên, bao gồm nhóm các yếu tố địa chất và kiến tạo. 4.1.1. Nhóm yếu tố kiến tạo Nhóm các yếu tố kiến tạo phải kể đến là chuyển động tân kiến tạo và hoạt động phá hủy đứt gãy kiến tạo, đặc biệt là đứt gãy hoạt động. Bình đồ cấu trúc Tân kiến tạo khu vực Tây Nguyên bao gồm các khối cấu trúc bậc1: Kon Tum, Đắk Lắk và Lâm Đồng. Ranh giới của các khối là các đứt gãy Sông Pô Cô, Ia Sir-Sông Ba và M’Đrắc-Cát Tiên. Chuyển động của các khối cũng như hoạt động của các đới đứt gãy trong Tân kiến tạo và hiện đại diễn ra mạnh mẽ, phân dị phức tạp (hình 2) [1, 2, 4]. Các đứt gãy hoạt động ở khu vực Tây Nguyên phổ biến có phương á kinh tuyến và ĐB-TN. Trong đó nổi lên các đứt gãy Sông Pô Cô, Ia Sir- Sông Ba, M’Đrắc-Cát Tiên, Đơn Dương-Di Linh, Krông Năng-Tuy Đức, Kon Plông-Măng Yang, Tu Mơ Rông-Đắk Hà, Kon Tum-Đắk Đoa, Pleiku-Cư Mgar, Cư Yut-Đắk Rlấp, Kon Plông-Kon Rẫy, Các đứt gãy phương á kinh tuyến phân bố chủ yếu ở phía bắc Tây Nguyên. Chúng phân cắt khối cấu trúc Kon Tum, hình thành các cấu trúc bậc cao có phương á kinh tuyến. Các đứt gãy phương ĐB-TN phân bố chủ yếu ở phía nam Tây Nguyên. Chúng phân cắt khối Lâm Đồng thành các cấu trúc bậc cao có phương ĐB-TN. Trên khối Đắk Lắk phát triển các cấu trúc bậc cao có phương ĐB-TN và á kinh tuyến. Hình 2: Bản đồ đứt gãy tân kiến tạo khu vực Tây Nguyên Chú thích: Các đới đứt gãy Sông Pô Cô (I), Ia Sir-Sông Ba (II), M’Đrắk-Cát Tiên (III), Xã Hiếu-Kbang (IV), Đơn Dương-Di Linh (V), Ea Ka-Tuy Đức (VI), Pleiku-Ia H’leo (VII), Kon Plông-Kon Rẫy (VIII); khối Kon Tum (KKT), Đắk Lắk (KĐL), Lâm Đồng (KLĐ) a b 225 Đứt gãy hoạt động đã phá hủy đất đá, làm cho độ dính kết của chúng yếu đi, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy quá trình nứt sụt đất phát triển. Mỗi đứt gãy hoạt động đều có phạm vi ảnh hưởng của chúng (chiều rộng đới ảnh hưởng động lực đứt gãy). Càng xa trục đứt gãy, cường độ hoạt động của đứt gãy giảm dần. Phạm vi ảnh hưởng động lực của đứt gãy của mỗi bậc đứt gãy là khác nhau. Đứt gãy có bậc càng cao, phạm vi ảnh hưởng của chúng càng hẹp lại. Sự ảnh hưởng của chúng thể hiện các đặc trưng chủ yếu sau đây: (1) mức độ phá hủy gây biến dạng các loại đất đá tạo các đới cá nát, xiết ép vỡ vụn, (2) mức độ phá hủy địa hình thể hiện ở các quá trình địa mạo- tân kiến tạo, (3)- mức độ hình thành khe nứt hiện đại thể hiện ở mật độ khe nứt, đứt gãy, (4) biên độ và tốc độ dịch chuyển của đứt gãy, (5) vai trò phân định các bậc kiến trúc, (6) mức độ phá hủy các đối tượng trên bề mặt đất (công trình giao thông, xây dựng dân dụng, đê đập, núi, đồi, ruộng vườn). Do vậy, vai trò của yếu tố kiến tạo đưa vào đánh giá nguy cơ nứt sụt đất thể hiện ở mật độ đứt gãy, phạm vi ảnh hưởng động lực của đứt gãy hoạt động và đặc điểm chuyển động Tân kiến tạo. Đới động lực đứt gãy hoạt động: đới ảnh hưởng động lực đứt gãy bậc 1 ở khu vực nghiên cứu là các đứt gãy Sông Pô Cô, Ia Sir - Sông Ba và M’Đrắk-Cát Tiên. Đới đứt gãy này đóng vai trò phân chia khối cấu trúc Kon Tum, Đắk Lắk và Lâm Đồng. Các đới động lực đứt gãy bậc 1 có quy mô: rộng 10-15km, dài >100km. Đới ảnh hưởng động lực đứt gãy bậc 2 đóng vai trò phân chia khối cấu trúc bậc 2 ở khu vực Tây Nguyên, rộng 7- 10km, dài 70-100km. Đới ảnh hưởng động lực đứt gãy bậc 3 rộng 5-7km, dài 50-70km. Đới ảnh hưởng động lực đứt gãy bậc 4 rộng 3-5km, dài 30- 50km. Đới ảnh hưởng động lực đứt gãy bậc cao (hoặc vùng ngoại vi) chiếm phần lớn diện tích khu vực nghiên cứu [3]. Vai trò của đới ảnh hưởng động lực đứt gãy hoạt động với quá trình NSĐ là khá rõ ràng và cho yếu tố này 9 điểm. Mức độ NSĐ lớn nhất tập trung ở các đới động lực đứt gãy hoạt động bậc 1, tiếp theo là bậc 2, bậc 3, bậc 4 và cao hơn và điểm tương ứng là 9, 7, 5, 3 và 1 (bảng 2). Bảng 2. Thống kê nứt sụt đất và điểm số theo đới động lực đứt gãy khu vực Tây Nguyên Đới động lực đứt gãy (bậc) Số điểm NSĐ Diện tích (km2) Mật độ NSĐ Điểm số 1 33 12870 0,0026 9 2 19 8101 0,0023 7 3 7 3996 0,0021 5 4 14 8600 0,0016 3 Cao 18 21280 0,0008 1 Mật độ đứt gãy: trên khu vực nghiên cứu, mạng lưới đứt gãy kiến tạo từ cổ đến trẻ phát triển dầy đặc; mật độ đứt gãy trung bình là 0,504 km/km2. Mật độ đứt gãy lớn >0,673km/km2 phân bố dọc theo các đới đứt gãy Sông Pô Cô, Ia Sir-Sông Ba và M’Đrăk-Cát Tiên. Vùng có mật độ đứt gãy 0,504-0,673km/km2 phân bố bao quanh dải có mật độ đứt gãy >0,673km/km2. Vùng có mật độ đứt gãy 0,336-0,504km/km2, 0,168-0,336km/km2 và <0,168km/km2 phân bố rộng rãi ở khu vực Tây Nguyên. Vai trò của mật độ đứt gãy với quá trình NSĐ là không rõ ràng và cho yếu tố này 5 điểm. Vùng có mật độ đứt gãy >0,673km/km2 có mức độ NSĐ lớn nhất, tiếp theo là vùng có mật độ 0,168- 0,366km/km2, 0,366-0,504km/km2,... Vùng có mật độ đứt gãy <0,168km/km2 có mức độ NSĐ thấp nhất. Điểm của các bậc mật độ đứt gãy tương ứng là 9, 7, 5, 3 và 1 (bảng 3). Bảng 3. Thống kê nứt sụt đất và điểm số theo mật độ đứt gãy khu vực Tây Nguyên Mật độ đứt gãy (km/km2) Số điểm nứt sụt đất Diện tích (km2) Mật độ nứt sụt đất Điểm số <0,168 1 2681 0,0004 1 0,168-0,336 28 9450 0,0030 7 0,336-0,504 32 30760 0,0010 3 0,504-0,673 7 3388 0,0020 5 >0,673 23 6532 0,0035 9 Chuyển động Tân kiến tạo: đặc điểm chuyển động Tân kiến tạo khu vực nghiên cứu phân dị theo không gian; biên độ nâng lên lớn nhất (>1500m) ở khối Kon Tum thuộc huyện Tu Mơ Rông và Đắk Glei và trên khối Lâm Đồng thuộc huyện Lạc Dương. Chuyển động nâng mạnh, hình thành cấu trúc nâng uốn nếp vòm khối tảng với biên độ 1500- 2000m, phát triển trên móng Proterozoi-Paleozoi và Mesozoi. Tại đây, phân bố địa hình núi cao >2000m. Chuyển động nâng lên với biên độ 1000- 1500m đã hình thành các cấu trúc nâng tạo núi khối tảng dạng “bậc thang” trên cấu trúc móng Mesozoi muộn phân bố ở phía nam tỉnh Kon Tum, tỉnh Gia Lai và đông nam tỉnh Lâm Đồng. Địa hình 226 trên các cấu trúc này là các dẫy núi phương á kinh tuyến và ĐB-TN, cao khoảng 1500m. Chuyển động nâng với biên độ 500-1000m đã hình thành các cấu trúc nâng tạo núi khối tảng phát triển trên móng Paleozoi, Mesozoi. Nó là nền tảng tạo nên các dẫy núi, đồi phương ĐB-TN và á kinh tuyến cao 500-1000m. Chuyển động nâng, hạ lún tương đối với biên độ 200-500 m đã hình thành các cấu trúc nâng tạo núi khối tảng phát triển trên móng Paleozoi, Mesozoi và sụt lún tạo trũng giữa núi. Nó là nền tảng tạo nên các dẫy núi, đồi và đồng bằng có phương ĐB-TN, TB-ĐN và á kinh tuyến cao khoảng 200-500m. Chuyển động nâng, hạ lún tương đối với biên độ <200m đã hình thành các cấu trúc nâng tạo núi khối tảng phát triển trên móng Paleozoi, Mesozoi. Địa hình là dải đồi đồng bằng bóc mòn-tích tụ cao khoảng 100-200m [1, 2, 4]. Vai trò của biên độ chuyển động Tân kiến tạo với quá trình NSĐ là không rõ ràng và cho yếu tố này 3 điểm. Mức độ NSĐ lớn nhất tập trung ở vùng có biên độ nâng 200-500m, tiếp theo là 500-1000m, >1500m, 1000-1500m và <200m. Điểm của các bậc biên độ nâng tương ứng là 9, 7, 5, 3 và 1 (bảng 4). Bảng 4. Thống kê nứt sụt đất và điểm số theo biên độ chuyển động Tân kiến tạo ở Tây Nguyên Biên độ chuyển động (m) Số điểm NSĐ Diện tích (km2) Mật độ NSĐ Điểm số <200 1 7008 0,0001 1 200-500 55 25900 0,0021 9 500-1000 22 11900 0,0018 7 1000-1500 3 3109 0,0010 3 >1500 10 6870 0,0014 5 4.1.2. Nhóm yếu tố địa chất Đặc điểm địa chất thạch học: trên địa bàn Tây Nguyên, yếu tố địa chất thạch học có vai trò quan trọng trong phát sinh NSĐ. Theo Phan Thanh Sang và các cộng sự (2002), ở Tây Nguyên có 5 nhóm đá khác nhau. Nhóm thạch học đá phun trào basalt phân bố rộng rãi ở Tây Nguyên. Thành phần thạch học bao gồm các basalt hai pyroxen, plagiobasalt, basalt olivin - augit - plagioclas và basalt olivin. Nhóm thạch học này thuộc loại cứng. Tuy nhiên, khi bị tác động của các quá trình động lực nội- ngoại sinh trở nên mềm yếu, dễ bị phá hủy. Nhóm thạch học trầm tích bở rời Đệ tứ và Neogen gắn kết yếu phân bố dọc các thung lũng sông Xê San, Xrepốc, Ba, Đồng Nai và trũng giữa núi. Thành phần thạch học bao gồm cuội, sỏi, sạn, cát, sét. Nhóm thạch học đá magma xâm nhập phân bố khá rộng ở Tây Nguyên. Thành phần thạch học bao gồm các đá granitogneis biotit, granitogneis hai mica, granit hai mica, gabro, gabro norit đến gabro amphibol, gabro điorit. Nhóm thạch học này thuộc loại cứng. Tuy nhiên, khi bị tác động của các quá trình động lực nội-ngoại sinh trở nên rất yếu và dễ bị phá hủy. Nhóm thạch học đá biến chất phân bố rộng rãi ở khu vực Tây Nguyên, gồm các hệ tầng Xa Lam Cô, Đắk Lô, Sông Re, Tắc Pỏ, Khâm Đức, Đắk Long. Thành phần thạch học bao gồm các đá gneis biotit, gneis biotit-granat-silimanit, phiến thạch anh-biotit-silimanit. Đất đá có độ cứng trung bình-nửa cứng, dễ bị phá hủy bởi các quá trình động lực nội-ngoại sinh. Nhóm thạch học đá trầm tích phân bố rộng rãi ở khu vực Tây Nguyên. Thành phần thạch học bao gồm các đá phiến, cát kết, bột kết. Nhóm thạch học này thuộc loại cứng. Đặc điểm địa chất thạch học công trình thể hiện ở độ cứng, độ bền chắc của các nhóm đất đá trong đánh giá NSĐ. Quá trình phong hoá phát triển trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, đặc biệt là trong điều kiện hoạt động kiến tạo phân dị mạnh mẽ như ở khu vực Tây Nguyên. Vai trò của yếu tố này trong phát sinh NSĐ là khá rõ ràng và cho 7 điểm. Trên các đá phun trào basalt bị phong hoá mạnh mẽ, NSĐ cũng xảy ra mạnh nhất. NSĐ xảy ra yếu hơn trên các thành tạo bở rời, đá magma xâm nhập, rồi đến đá biến chất và cuối cùng là đá trầm tích. Điểm của các nhóm đá này tương ứng là 9, 7, 5, 3 và 1 (bảng 5). Bảng 5. Thống kê nứt sụt đất và điểm số theo yếu tố địa chất thạch học ở Tây Nguyên Nhóm thạch học Số điểm NSĐ Diện tích (km2) Mật độ NSĐ Điểm số Basalt trẻ: cứng, dễ bị phong hóa 45 17610 0,0026 9 Trầm tích bở rời Đệ tứ và Neogen gắn kết yếu, dễ bị phong hóa 7 13042 0,0023 7 Xâm nhập - nửa cứng, dễ bị phong hóa 24 14590 0,0016 5 Biến chất - nửa cứng, bị phong hóa 6 6452 0,0009 3 Trầm tích: cứng, bị phong hóa yếu 9 13040 0,0007 1 Đặc điểm địa chất thủy văn: theo Phan Thanh Sang và các cộng sự (2002), ở Tây Nguyên, tầng giàu nước là các tầng chứa nước lỗ hổng, tồn tại trong các trầm tích bở rời Đệ tứ (apd) và các trầm 227 tích Neogen gắn kết yếu. Tầng chứa nước này phân bố dọc các thung lũng sông và trũng giữa núi. Các tầng chứa nước lỗ hổng-khe nứt-vỉa phân bố rộng rãi ở Tây Nguyên. Mức độ chứa nước cũng như các thông số địa chất thủy văn của chúng thường thay đổi mạnh theo không gian. Tầng rất nghèo nước phân bố rải rác trên Tây Nguyên. Mức độ chứa nước cũng như các thông số địa chất thủy văn của chúng thường thay đổi mạnh theo không gian. Tầng không chứa nước phân bố rộng rãi ở khu vực Tây Nguyên. Tầng chứa nước khe nứt-vỉa phân bố ở một số khu vực lộ các đá trầm tích bột kết, sét kết; biến chất đá phiến và các đá magma xâm nhập. Vai trò của yếu tố địa chất thủy văn với quá trình NSĐ là không rõ ràng và cho 1 điểm. Mức độ NSĐ lớn nhất nằm trong đới giàu nước; tiếp theo là tầng chứa nước lỗ hổng-khe nứt-vỉa, tầng rất nghèo nước, tầng không chứa nước, tầng chứa nước khe nứt-vỉa. Điểm của các cấp độ chứa nước ngầm tương ứng là 9, 7, 5, 3 và 1 (bảng 6). Bảng 6. Thống kê nứt sụt đất và điểm số theo yếu tố địa chất thủy văn ở khu vực Tây Nguyên Độ chứa nước Số điểm NSĐ Diện tích (km2) Mật độ NSĐ Điểm số Nước khe nứt - vỉa (nghèo nước) 7 10010 0,0007 1 Nước lỗ hổng (giàu nước qp) 8 3752 0,0021 7 Nước lỗ hổng - vỉa (trung bình) 49 15580 0,0031 9 Rất nghèo nước (bc) 10 6211 0,0016 5 Không chứa nước (xn) 17 19170 0,0009 3 Tóm lại, ở Tây Nguyên, NSĐ hình thành và phát triển do tác động của 5 yếu tố. Trên cơ sở điểm của 5 yếu tố, áp dụng phương pháp phân tích so sánh cặp thông minh, xây dựng ma trận so sánh cặp các yếu tố tác động phát sinh NSĐ ở khu vực Tây Nguyên (bảng 7). Bảng 7. Ma trận so sánh cặp các yếu tố phát sinh nứt sụt đất ở khu vực Tây Nguyên Yếu tố Đđl (9) Đcth (7) Mđđg (5) Cđtkt (3) Đctv (1) Trọng số Đđl (9) 1 1,286 1,800 3,000 9,000 0,360 Đcth (7) 0,778 1 1,400 2,333 7,000 0,280 Mđđg(5) 0,556 0,714 1 1,667 5,000 0,200 Cđtkt(3) 0,333 0,429 0,600 1 3,000 0,120 Đctv (1) 0,111 0,143 0,200 0,333 1 0,040 Chú thích: Đđl- Đới động lực đứt gãy, Đcth- Địa chất thạch học, Mđđg- Mật độ đứt gãy, Cđtkt- Chuyển động Tân kiến tạo và Đctv- Địa chất thủy văn. Từ ma trận này, theo vector nguyên lý eigen tính được một “tập hợp các trọng số phù hợp nhất”. Kết quả tính toán cho thấy, trọng số của yếu tố đới động lực đứt gãy hoạt động là 0,360, địa chất thạch học là 0,280; mật độ đứt gãy là 0,200; chuyển động Tân kiến tạo là 0,120 và địa chất thủy văn là 0,040. 4.2. Đánh giá nguy cơ nứt sụt đất ở khu vực Tây Nguyên Bản đồ phân vùng nguy cơ NSĐ khu vực Tây Nguyên được xây dựng bằng phương pháp phân tích không gian trong môi trường GIS. Đó là sự tích hợp 5 bản đồ thành phần theo công thức sau: H = 0,360 × Bđ_Đđl + 0,280 × Bđ_Đcth + 0,200 × Bđ_Mđđg + 0,120 × Bđ_Cđtkt + 0,040 Bđ_Đctv. Trong đó: H: bản đồ nguy cơ NSĐ, Bđ_Đdl: bản đồ nguy cơ NSĐ theo yếu tố đới động lực đứt gãy, Bđ_Đcth: bản đồ nguy cơ NSĐ theo yếu tố địa chất thạch học, Bđ_ Mđđg: bản đồ nguy cơ NSĐ theo yếu tố mật độ đứt gãy, Bđ_Cđtkt: bản đồ nguy cơ NSĐ theo yếu tố chuyển động Tân kiến tạo và Bđ_Đctv: bản đồ nguy cơ NSĐ theo yếu tố địa chất thủy văn. Bản đồ nguy cơ NSĐ được tích hợp từ 5 bản đồ thành phần thể hiện bằng giá trị số với mỗi pixel có một giá trị nguy cơ NSĐ tương ứng. Do đó, để xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ NSĐ, cần phân chia các giá trị nguy cơ NSĐ trên bản đồ giá trị số thành các cấp nguy cơ phù hợp. Nguyên tắc và phương pháp phân chia các cấp nguy cơ từ các giá trị nguy cơ NSĐ như sau: ngưỡng để phân cấp bản đồ nguy cơ NSĐ giá trị số được lựa chọn sau khi thực hiện phân tích xử lý thống kê, xây dựng đường cong tích lũy xác suất (biểu đồ thống kê tích luỹ nguy cơ NSĐ giá trị số). Cấp nguy cơ NSĐ rất thấp thể hiện ở vùng đó rất ít xảy ra NSĐ, hoặc có xảy ra với khối lượng rất nhỏ. Cấp nguy cơ NSĐ thấp phản ánh ở vùng đó NSĐ có thể xảy ra ít, hoặc xảy ra với khối lượng, quy mô nhỏ. Cấp nguy cơ NSĐ trung bình là vùng có thể xảy ra NSĐ với quy mô và khối lượng vừa. Cấp nguy cơ NSĐ cao là vùng có thể xảy ra NSĐ nhiều, quy mô và khối lượng lớn. Cấp nguy cơ NSĐ rất cao là vùng có thể xảy ra NSĐ rất nhiều, quy mô rất lớn. Bản đồ nguy cơ NSĐ khu vực Tây Nguyên tỷ lệ 1:250.000 thể hiện ở 5 cấp nguy cơ khác nhau: rất cao, cao, trung bình, thấp và rất thấp và được thể hiện trên hình 3. Kết quả thống kê diện tích 228 theo cấp nguy cơ NSĐ và phần trăm ở khu vực Tây Nguyên thể hiện trên bảng 8. Như vậy, khu vực Tây Nguyên có nguy cơ NSĐ ở mức độ trung bình. Tuy nhiên, một số vùng có nguy cơ NSĐ rất cao như: các huyện Đắk Glei, Ngọc Hồi, Đắk Tô, Kon Rẫy và thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum); Chư Pah, Ayun Pa, Krông Pa, Kbang, An Khê, Chư Prông và thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai); Cư Mgar, Krông Pák và thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk); Đắk Song, Đắk Rlấp và thị xã Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông); Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Bảo Lâm, Di Linh và thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) cần được chú trọng phòng chống, đảm bảo an sinh xã hội. Hình 3. Bản đồ nguy cơ nứt sụt đất khu vực Tây Nguyên Vùng có nguy cơ NSĐ rất cao phân bố thành những dải kéo dài theo phương á kinh tuyến: Đắk Glei-Ngọc Hồi-Đức Cơ, Tu Mơ Rông-Đắk Tô-Kon Tum, Xã Hiếu-Kbang-An Khê-Kông Chrô-Krông Pa và Đắk Song-Đắk Rlấp; phương TB-ĐN: Yaly- Pleiku-Ayun Pa-Krông Pa và phương ĐB-TN: M’Đrắk-Cát Tiên, Đơn Dương-Đức Trọng-Di Linh. Vùng có nguy cơ NSĐ cao phân bố bao quanh các dải có nguy cơ NSĐ rất cao và một số dải mới trên địa phận các huyện Đắk Glei, Ngọc Hồi, Đắk Tô, Kon Plông (tỉnh Kon Tum); Chư Pảh, Pleiku, Chư Sê, Ayun, Krông Pa (tỉnh Gia Lai); Đắk Glong, Gia Nghĩa, Đắk Rlấp (tỉnh Đắk Nông), Lạc Dương, Đức Trọng, Bảo Lâm, Di Linh (tỉnh Lâm Đồng). Vùng có nguy cơ NSĐ trung bình phân bố khá rộng rãi trên hầu khắp diện tích các tỉnh Tây Nguyên. Vùng có nguy cơ NSĐ thấp phân bố ở phía đông tỉnh Đắk Lắk, rải rác ở một số nơi thuộc tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng. Vùng có nguy cơ NSĐ rất thấp chủ yếu phân bố ở phía tây tỉnh Đắk Lắk, trên địa bàn các huyện Buôn Đôn, Ea Súp (bảng 8). Bảng 8. Thống kê diện tích theo cấp nguy cơ nứt sụt đất khu vực Tây Nguyên Cấp nguy cơ Rất cao Cao Trung bình Thấp Rất thấp Diện tích (ha) 641700 1404000 2315000 865100 244200 Phần trăm (%) 11,73% 25,67% 42,32% 15,82% 4,46% 5. Kết luận Trên lãnh thổ Tây Nguyên phân bố 91 điểm NSĐ, trong đó có 21 điểm NSĐ nguy hiểm gây tổn thất lớn đến đời sống của cư dân địa phương. NSĐ tồn tại dưới dạng nứt tách vỏ Trái Đất kèm sụt lún, nứt đất kèm sụt trượt và nứt tách vỏ Trái Đất kèm phun tro bùn. Các điểm NSĐ chủ yếu bị khống chế bởi các khe nứt tách có phương á kinh tuyến, khe nứt cắt có phương ĐB-TN và TB-ĐN. Tai biến NSĐ phân bố thành dải có phương á kinh tuyến, ĐB-TN và TB-ĐN. Trong đó, nổi lên các dải phương á kinh tuyến: Đắk Glei-Ngọc Hồi-Đức Cơ, Xã Hiếu-Kbang-An Khê, Đắk Song-Đắk Rlấp; phương TB-ĐN: Ia Sir Sông Ba; phương ĐB-TN: M’Đrắk-Cát Tiên, Đơn Dương- Di Linh, Ea Ka- Tuy Đức. Tai biến NSĐ ở Tây Nguyên phát sinh dưới tác động của nhóm các yếu tố địa chất và kiến tạo. Trong đó nổi lên các yếu tố đới động lực đứt gãy, đặc điểm địa chất thạch học, mật độ đứt gãy, chuyển động Tân kiến tạo và địa chất thủy văn. Áp dụng phương pháp phân tích so sánh cặp thông minh và phân tích không gian trong môi trường GIS cho phép xây dựng bản đồ nguy cơ NSĐ khu vực Tây Nguyên. Bản đồ nguy cơ NSĐ khu vực Tây Nguyên được tích hợp từ 5 bản đồ thành phần và thể hiện ở 5 cấp: nguy cơ rất cao, cao, trung bình, thấp và rất thấp. 229 Vùng có nguy cơ NSĐ trung bình phân bố rộng rãi, chiếm 42,32% diện tích khu vực Tây Nguyên: Tu Mơ Rông-Đắk Tô-Kon Tum, Krông Pak-Tuy Đức và Kon Plông-Kon Rẫy-Kon Tum. Vùng nguy cơ NSĐ thấp và rất thấp phân bố rộng rãi trên địa bàn các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk và phía nam tỉnh Lâm Đồng. Vùng có nguy cơ NSĐ cao, rất cao cần có giải pháp phòng tránh, phân bố ở Đắk Glei- Ngọc Hồi-Đức Cơ, Xã Hiếu-Kbang-An Khê, Chư Pah-Ayun Pa-Krông Pa, M’Đrăk-Krông Bông-Đắk Glong-Cát Tiên, Đơn Dương-Đức Trọng-Di Linh. TÀI LIỆU DẪN [1] Lê Đức An, 1990: Vài đặc điểm Tân kiến tạo bán đảo Đông Dương (trên cơ sở nghiên cứu địa hình). Tc. Các Khoa học về Trái Đất (các công trình nghiên cứu 1986-1990), tr.74-78. [2] Lê Duy Bách, 1982: Tân kiến tạo Việt Nam. Atlas Quốc gia, Hà Nội. [3] Phạm Văn Hùng, Nguyễn Trọng Yêm, 1998: Xác định vùng ảnh hưởng động lực đứt gãy Tân kiến tạo Nam Trung Bộ. Tc. Các Khoa học về Trái đất, số 2, tr. 140-144. [4] Phạm Văn Hùng, 2002: Một số đặc điểm đứt gãy Tân kiến tạo khu vực Nam Trung Bộ. Luận án Tiến sĩ, Viện Địa chất. [5] Nguyễn Trọng Yêm, 1991: Về việc dự báo sự xuất hiện khe nứt hiện đại. Tc. Địa chất, số 203- 204. [6] Saaty, Thomas L., 1994: Fundamentals of decision making and priority theory with analytic hierarchy process. Pittsburgh: RWS publications, 527p. SUMMARY Research status and warming of the risk of earth subsidence-cracking in the Tay Nguyen area On the basis of assessment of the status and cause analysis has allowed assessment of the risk of earth subsidence-cracking in the Tay Nguyen area. In the Tay Nguyen area occur 91 points of earth subsidence-cracking, including 21 points large losses danger to the lives of local residents. The distribution of earth subsidence-cracking in the sub-bands have the meridian in the north and south of NE-SW in the Tay Nguyen area. The bands have the meridian, such as: Dak Glei-Ngoc Hoi-Duc Co, Tu Mo Rong-Dak To-Kon Tum, Xa Hieu-Kbang-An Khe. The range is the NE-SW: Ea Ka-Dak Mil-Tuy Duc, M’Drak-Lak-Cat Tien, Don Duong-Di Linh. Also in the Tay Nguyen area distributed earth subsidence -cracking in NW-SE: Yaly-Pleiku- Ayun Pa-Krong Pa. Earth subsidence-cracking hazard in the Tay Nguyen area is arising under the action of the elements of tectonic and geology. To this emerging are new elements of neotectonic movement, fault density, fault zone dynamics activities, geological characteristics of the lithology and hydrogeology. On the Tay Nguyen area is the risk of moderate earth subsidence-cracking. Areas with very high and high risk of earth subsidence-cracking are distributed a wide range of 7-10km: Dak Glei-Duc Co, Xa Hieu -Kbang-An Khe, Chu Pah- Ayun Pa-Krong Pa, M’Drak-Krong Bong-Dak Glong-Cat Tien, Dak Song-Dak Rlap, Don Duong-Duc Trong-Di Linh. Areas at risk of average earth subsidence-cracking are widely distributed east of Kon Tum, Gia Lai province to the west and north of Dak Lak. Areas at risk of low and very low earth subsidence-cracking are widely distributed in the western of Dak Lak province, south of Lam Dong province.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3693_12635_1_pb_4256_2107968.pdf
Tài liệu liên quan