Nghiên cứu đánh giá tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến ngành da giầy Việt Nam đến năm 2030

KẾT LUẬN Trong phạm vi nghiên cứu này, trên cơ sở khảo cứu tài liệu, tham vấn ý kiến lãnh đạo DN, các chuyên gia, khách hàng lớn của NDGVN đã xây dựng được phương pháp, khung phân tích, các tiêu chí và thang điểm đảm bảo có thể đánh giá lượng hóa được thực trạng và mức độ ứng dụng CMCN4.0 trong ngành da giầy, tác động của CMCN4.0 đến NDGVN, đặc biệt là đến LĐ và năng suất LĐ đến năm 2030. Đã đánh giá được thực trạng và tác động của ứng dụng công nghệ 4.0 theo chuỗi giá trị của ngành, làm rõ được sự ảnh hưởng của CMCN4.0 tới toàn bộ quá trình sản xuất hiện nay và đến năm 2030. Năm 2019, mức độ ứng dụng CMCN4.0 trong ngành ở mức trung bình, đến năm 2030 sẽ đạt mức khá. Các DN sẽ đầu tư mạnh vào khâu phát triển sản phẩm để chuyển đối phương thức sản xuất. DN tập trung nhiều vào sử dụng các phần mềm trong quản trị mua hàng và cung ứng. Các DN, đặc biệt là doanh nghiệp lớn, sẽ đầu tư mạnh để nâng cao tỷ lệ tự động hóa và quản trị số. Tỷ lệ máy cắt tự động sẽ lên đến 90%, máy may tự động đến 80%. Sản xuất đế sẽ được tự động cao đến trên 80%. Khâu phân phối và kinh doanh vẫn sẽ là điểm yếu so với quy mô và năng lực của ngành. Các hệ thống tích hợp còn ở mức thấp, dưới 20%. Dưới tác động của CMCN4.0, số lượng LĐ sẽ giảm không nhiều, không đáng lo ngại như các công bố trước đây. Do đặc thù thiết bị và công nghệ sản xuất, đến năm 2030, nếu chỉ ứng dụng thiết bị tự động hóa, toàn ngành giảm dưới 10% LĐ; ứng dụng LEAN và quản trị số giảm đến 7%, tổng giảm khoảng 17%, năng suất LĐ toàn ngành tăng lên đến 20%. Kết quả nghiên cứu là cơ sở quan trọng để có thể xây dựng mô hình DN da giầy đến năm 2030 và đề xuất các giải pháp hỗ trợ DN ứng dụng thành công các thành tựu của CMCN4.0.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 165 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến ngành da giầy Việt Nam đến năm 2030, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 SCIENCE - TECHNOLOGY Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn Vol. 56 - No. 4 (Aug 2020) ● Journal of SCIENCE & TECHNOLOGY 93 NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ ĐẾN NGÀNH DA GIẦY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 RESEARCH ON ASSESSING THE IMPACT OF THE FOURTH INDUSTRIAL REVOLUTION ON VIETNAM'S LEATHER AND FOOTWEAR INDUSTRY TO 2030 Bùi Văn Huấn1,*, Nguyễn Đức Thuấn2, Phan Thị Thanh Xuân2 TÓM TẮT Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu đánh giá tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến ngành da giầy Việt Nam. Trong nghiên cứu này đã xây dựng khung phân tích, các tiêu chí và thang đo (điểm) để phân tích thực trạng và đánh giá tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến các doanh nghiệp và ngành da giầy Việt Nam đến năm 2030. Từ dữ liệu khảo sát 100 doanh nghiệp da giầy đã đánh giá được mức độ ứng dụng các thành tựu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại các doanh nghiệp năm 2019 và dự kiến đến năm 2030 theo chuỗi cung ứng da giầy: Nghiên cứu phát triển sản phẩm, cung ứng và mua hàng, tổ chức sản xuất, phân phối bán hàng; cũng như tác động đến quản trị doanh nghiệp, lao động và năng suất lao động. Đây là cơ sở quan trọng để có thể xây dựng mô hình doanh nghiệp da giầy đến năm 2030 và đề xuất các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp da giầy ứng dụng thành công các thành tựu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Từ khóa: Ngành da giầy, cách mạng công nghiệp 4.0, công nghiệp giầy. ABSTRACT The paper presents the research results to evaluate the impact of the Fourth Industrial Revolution on Vietnam's leather and footwear industry. In this study, the assessment framework, criteria and scale (points) to analyze the situation and to assesse the impact of the Fourth Industrial Revolution on enterprises and footwear industry of Vietnam by 2030 are built. From the survey data of 100 enterprises of enterprises and footwear industry of Vietnam, the application of the Fourth Industrial Revolution achievements in footwear enterprises was assessed in 2019 and it is expected that by 2030 according to the leather and footwear supply chain: product development research, supply and purchase, production organization, sales distribution; as well as impact on corporate governance, labor and labor productivity. This is an important basis for building a model of footwear enterprises until 2030 and proposing solutions to support footwear enterprises to successfully apply the achievements of the Fourth Industrial Revolution. Keywords: Leather and footwear industry, Industry Revolution 4.0, footwear industry. 1Viện Dệt may - Da giầy và Thời trang, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 2 Hiệp hội Da - Giầy - Túi xách Việt Nam *Email: huan.buivan@hust.edu.vn Ngày nhận bài: 05/6/2020 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 19/6/2020 Ngày chấp nhận đăng: 18/8/2020 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN4.0) diễn ra với tốc độ nhanh theo cấp số nhân đang làm thay đổi bối cảnh toàn cầu và có tác động ngày một gia tăng đến Việt Nam, cả tác động tích cực cũng như bất lợi, do vậy được toàn thể xã hội và Chính phủ Việt Nam rất quan tâm [1÷5]. Hiện nay trên toàn thế giới CMCN4.0 đã và đang tạo ra phương thức sản xuất mới, làm thay đổi nhanh chóng và sâu rộng toàn bộ chuỗi giá trị sản phẩm, từ nghiên cứu phát triển đến sản xuất, dịch vụ hậu cần đến dịch vụ khách hàng, tác động mạnh mẽ đến hoạt động đầu tư, sản xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp (DN), giảm đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển, phân phối, làm tăng năng suất lao động (LĐ), tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh [6÷12]. Sản xuất da giầy là một trong các ngành công nghiệp chịu nhiều thách thức từ CMCN4.0. Nhiều tổ chức quốc tế đã đưa ra các dự báo tác động của CMCN4.0 đối với các ngành sản xuất công nghiệp thâm dụng LĐ như dệt may, da giầy Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) dự báo công nghệ tự động hóa có thể thay thế tới 47% việc làm [13], trong khi Báo cáo của ILO dự báo thiết bị tự động hóa của công nghiệp 4.0 có thể thay thế nhiều LĐ trong các ngành dệt may, da giầy tại Việt Nam trong 10 năm tới [14]. Mặc dù ứng dụng các công nghệ thành tựu của CMCN4.0 mới ở những bước đầu và chủ yếu tại các DN FDI, nhưng đã xuất hiện những ảnh hưởng trái chiều đối với sản xuất, môi trường, xã hội và người LĐ. Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá đầy đủ về tác động của CMCN4.0 đối với sự phát triển của ngành da giầy Việt Nam (NDGVN) là rất cần thiết và cần được xem xét từ nhiều khía cạnh trong chuỗi giá trị sản phẩm da giầy, đặc biệt những tác động đối với LĐ của ngành. 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Tập trung vào khảo sát, đánh giá các nhóm DN trụ cột của NDGVN: DN sản xuất giầy, sản xuất túi xách và sản xuất đế giầy. Phân thành 2 nhóm DN: DN qui mô trung bình và DN lớn. CÔNG NGHỆ Tạp chí KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ● Tập 56 - Số 4 (8/2020) Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn 94 KHOA HỌC P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 2.2. Nội dung nghiên cứu - Xây dựng khung đánh giá, các tiêu chí và thang đo (điểm) phân tích thực trạng và đánh giá tác động của CMCN4.0 đến các DN và NDGVN đến năm 2030. - Khảo sát thu thập dữ liệu từ các DN của NDGVN. - Đánh giá tác động của CMCN4.0 đến các DN da giầy năm 2019 và dự kiến đến năm 2030 theo chuỗi cung ứng da giầy: nghiên cứu phát triển sản phẩm, cung ứng và mua hàng, tổ chức sản xuất, phân phối bán hàng; cũng như tác động đến quản trị DN, LĐ và năng suất LĐ. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Đánh giá tác động của CMCN4.0 đối với các DN da giầy trên cơ sở xem xét từ nhiều khía cạnh trong chuỗi giá trị sản phẩm da giầy theo quy trình như hình 1 Hình 1. Sơ đồ qui trình đánh giá tác động của cuộc CMCN4.0 đến các DN của NDGVN 2.3.1. Xây dựng cấu trúc của khung phân tích, các tiêu chí và thang đo đánh giá thực trạng và tác động của CMCN4.0 đến NDGVN - Xây dựng cấu trúc của khung phân tích: Hình 2. Khung phân tích đánh giá tác động của CMCN4.0 đến NDGVN Trên cở sở thực hiện các bước như trên hình 1, nhóm nghiên cứu đã xây dựng được khung phân tích và nhận được sự nhất trí cao của lãnh đạo các DN và chuyên gia, cũng như khách hàng lớn của NDGVN. Cấu trúc, nội dung của khung phân tích như trên hình 2. Các trụ cột chính của NDGVN: Sẽ tập trung vào khảo sát, đánh giá 3 nhóm DN trụ cột của NDGVN: DN sản xuất giầy, túi xách và đế giầy. Các thành tựu (yếu tố) của CMCN4.0 có tác động đến NDGVN: Trong chuỗi cung ứng da giầy toàn cầu, NDGVN chủ yếu tham gia vào khâu giữa (khâu sản xuất), do vậy sẽ tập trung vào đánh giá: 1) Việc ứng dụng các trang thiết bị tự động hóa, ứng dụng quản trị số vào chuỗi sản xuất sản phẩn da giầy; 2) Sự kết nối, tích hợp hệ thống trong DN - Đây là các thành tựu quan trọng của CMCN4.0. Đánh giá nguồn nhân lực của DN đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNCM4.0. Các khía cạnh (tiêu chí) đánh giá tác động của CMCN4.0 đến NDGVN: Các tác động của CMCN4.0 đến DN và NDGVN được quan tâm phân tích đánh giá là tác động đến người LĐ, tăng năng suất LĐ; mức đầu tư của các DN đến năm 2030 cho ứng dụng các trang thiết bị tự động và ứng dụng quản trị số; định hướng phát triển của các DN: phương thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu phát triển sản phẩn, định hướng thị trường... theo chuỗi cung ứng. Mỗi khâu trong chuỗi cung ứng nói trên được cụ thể hoá bằng các nội dung chi tiết và mỗi nội dung sẽ bao gồm hai nhóm tiêu chí lớn để đánh giá: Ứng dụng quản trị số và ứng dụng máy móc thiết bị tự động. Từng nhóm tiêu chí này sẽ được cụ thể hóa bằng các tiêu chí cụ thể, được lượng hóa bằng điểm số. - Xây dựng các tiêu chí và thang điểm: Trên cơ sở các nội dung của khung phân tích, nhóm nghiên cứu đã xây dựng các tiêu chí, thang điểm cho từng tiêu chí và phương pháp xử lý số liệu. Tiến hành khảo sát thử nghiệm tại 4 DN da giầy tiêu biểu: bao gồm 2 DN sản xuất giầy, 1 DN túi xách và 1 DN sản xuất đế giầy. Trong số 2 DN giầy: khảo sát 1 DN lớn có mức độ ứng dụng thành tựu CMCN4.0 khá tốt (đại diện cho nhóm DN lớn và DN FDI), 1 DN cỡ trung bình với khoảng 800 lao động, có 2 chuyền gò ráp đế giầy với công suất khoảng 2 triệu đôi giầy/năm. Sau khi khảo sát 4 DN da giầy, tổ chức hội thảo với lãnh đạo DN và chuyên gia, đã thống nhất được phương pháp đánh giá tác động của CNCM4.0 đến NDGVN: 1) Các ứng dụng trong quản trị số và ứng dụng tự động hóa vào sản xuất tổng điểm là 600 điểm: Ứng dụng các phần mềm quản trị và phần mềm nghiệp vụ: 200 - 250 điểm. Ứng dụng máy móc thiết bị (MMTB) tự động hóa: 350 - 400 điểm. 2) Các hệ thống kết nối, tích hợp: Kết nối và tích hợp hệ thống thể hiện mức độ ứng dụng các công nghệ như tương tác thực tế - thực tế ảo, mô phỏng bản sao số, internet vạn vật, điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn, P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 SCIENCE - TECHNOLOGY Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn Vol. 56 - No. 4 (Aug 2020) ● Journal of SCIENCE & TECHNOLOGY 95 trí tuệ nhân tạo, an ninh mạng trong các DN. Tuy nhiên đối với NDGVN, tác động này chưa lớn, mang tính xu hướng đến 2030, nên tối đa là 200 điểm. 3) Nguồn nhân lực phục vụ 4.0: Bên cạnh vốn đầu tư, một trong nhân tố quan trọng để DN ứng dụng được thành tựu CNCM4.0 là con người. Do vậy các tiêu chí về sự sẵn sàng của LĐ trong DN cho CNCM4.0 sẽ được đánh giá ở mức tối đa là 200 điểm. Nhóm nghiên cứu đã hoàn thiện các tiêu chí và thang điểm chi tiết đánh giá từng loại DN. Ví dụ thang điểm cho các DN sản xuất giầy như bảng 1. Bảng 1. Chi tiết điểm đánh giá cho từng tiêu chí cho các DN sản xuất giầy I. CÁC ỨNG DỤNG ĐỂ QUẢN TRỊ DN & ỨNG DỤNG VÀO SẢN XUẤT ĐIỂM 1. NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM 115 Phần mềm quản trị và phần mềm nghiệp vụ 1. DN đã sử dụng phần mềm để quản trị: Quá trình phát triển sản phẩm 20 2. Phần mềm thiết kế 3D 25 MMTB tự động hóa 1. Công nghệ in 3D 25 2. Thiết bị tự động hóa trong các công đoạn chế tạo mẫu: Cắt - Chặt vật tư và chuẩn bị chi tiết 15 May mũ giầy 15 Gò, ráp đế và hoàn tất giầy 15 2. MUA HÀNG & CUNG ỨNG 70 Phần mềm quản trị và phần mềm nghiệp vụ 1. DN đã sử dụng phần mềm để quản trị: Quản trị vật tư (mua hàng, cân đối) 15 Quản trị kho vận (cấp phát, thu hồi, tồn kho) 15 MMTB tự động hóa 1. Tự động hóa phương tiện vận tải 20 2. Công nghệ soạn hàng và quản lý kho 20 3. TỔ CHỨC SẢN XUẤT 270 Phần mềm quản trị và phần mềm nghiệp vụ 1. DN đã sử dụng phần mềm để quản trị: Quản trị sản xuất 25 Quản trị công nghệ & MMTB sản xuất 15 Quản trị chất lượng sản phẩm 10 MMTB tự động hóa 1. Thiết bị tự động trong sản xuất giầy: Cắt - Chặt vật tư và chuẩn bị chi tiết 45 May mũ giầy 50 Gò, ráp đế và hoàn tất giầy 30 2. Thiết bị tự động hóa trong sản xuất đế: 18.3 Cán luyện 20 Ép, phun 20 Hoàn tất 15 3. Thiết bị tự động hóa trong sản xuất công nghiệp phụ trợ: Khuôn 20 Thêu 10 In, ép 10 4. PHÂN PHỐI 35 Phần mềm quản trị và phần mềm nghiệp vụ 1. DN đã sử dụng phần mềm để quản trị: Quản lí phân phối bán lẻ/đại lí 10 Bảo mật công cụ bán hàng 10 MMTB tự động hóa 1. Các thiết bị tự động hóa trong soạn hàng, lưu trữ, giao hàng, bán hàng 15 5. QUẢN TRỊ CHUNG 110 Phần mềm quản trị và phần mềm nghiệp vụ 1. DN đã sử dụng phần mềm để quản trị: Quản trị Kế toán - Tài chính 10 Quản trị nguồn nhân lực 10 Phần mềm quản lí tổng thể doanh nghiệp (ERP) như Oracle, Infor, SAP 40 MMTB tự động hóa 1. Hệ thống mã vạch Barcode 30 2. Các thiết bị tự động hóa trong quản trị 20 6. TÍCH HỢP 200 1. Cấp độ về lưu trữ thông tin: 50 Lưu trữ tự động không qua sao chép 30 Lưu trữ và mã hóa dữ liệu tự động 50 2. Truyền thông tin giữa văn phòng điều hành công ty và các nhà máy/ xưởng sản xuất: 50 Truyền thông tin qua ổ đĩa chung và cấp quyền sử dụng 30 Truyền thông tin tích hợp (truyền trực tiếp đến thiết bị vận hành sản xuất, kho vận) 50 3. Tích hợp thông tin quản trị doanh nghiệp đến các thiết bị tự động 50 Tích hợp từng phần (dưới 80% hoạt động) 20 Tích hợp toàn phần (trên 80% hoạt động) 50 4. Sử dụng trí thông minh nhân tạo 50 Từng phần 20 Toàn phần 50 II. NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ 4.0 1. Lực lượng trực tiếp sản xuất 100 Số công nhân sử dụng công cụ tự động hóa: Dưới 10% 20 10% - 20% 40 20% - 30% 60 30% - 40% 80 Trên 40% 100 2. Lực lượng gián tiếp điều hành Tỷ lệ nhân sự sử dụng các phần mềm quản trị cho công tác điều hành: 100 Dưới 50% 20 50% - 60% 40 60% - 70% 60 70% - 80% 80 Trên 80% 100 TỔNG 1000.0 CÔNG NGHỆ Tạp chí KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ● Tập 56 - Số 4 (8/2020) Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn 96 KHOA HỌC P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 Mức độ ứng dụng thành tựu CMCN4.0 tại DN da giầy được thống nhất đánh giá theo tổng điểm đánh giá DN và chia thành 4 mức (bảng 2). Bảng 2. Mức độ ứng dụng thành tựu CMCN4.0 tại DN da giầy Mô hình DN Tổng điểm đánh giá, điểm Mức 1: Mức ứng dụng thấp < 250 Mức 2: Mức ứng dụng trung bình 250 ÷ 500 Mức 3: Mức ứng dụng khá 500 ÷ 750 Mức 4: Mức ứng dụng cao 750 ÷ 1000 2.3.2. Triển khai khảo sát, thu thập thông tin từ doanh nghiệp da giầy Hình 3. Sơ đồ qui trình triển khai nội dung khảo sát DN Qui trình triển khai nội dung khảo sát DN như hình 3. Trong số 1400 DN da giầy [15], khối DN FDI và các DN lớn trong nước có trình độ công nghệ và quản lý tương đương nhau và chiếm khoảng 25%, DN trong nước ở dạng các DN trung bình (theo số LĐ của ngành) chiếm khoảng 75%. Số DN túi xách chiếm khoảng 40% số DN toàn ngành. Nhóm thực hiện đề tài đã lựa chọn khảo sát tại 100 DN đảm bảo tính đại diện, theo cơ cấu như trong bảng 4 để khảo sát. 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu và đánh giá tác động của CNCM4.0 đến NDGVN Cách tính điểm cho từng tiêu chí: Qui mô DN được xác định theo tổng số LĐ, do vậy việc qui đổi các tiêu chí được thực hiện theo tổng số LĐ của các DN khảo sát, cụ thể như sau: Với các tiêu chí sử dụng các phần mềm quản trị và phần mềm nghiệp vụ: DN có ứng dụng phần mềm được tính điểm tối đa (Ti) theo thang điểm trong bảng 1. Điểm trung bình cho từng tiêu chí (Đm) (chung cho các DN khảo sát) được tính như sau: Đm = Ti Tổng số LĐ của các DN có ứng dụng Tổng số LĐ của tất cả DN khảo sát Với các tiêu chí sử dụng máy móc, thiết bị tự động: DN ứng dụng thiết bị tự động để thay thế 100% thiết bị thông thường (các thiết bị có thể thay thế được bằng thiết bị tự động) được tính điểm tối đa (Ti). Điểm trung bình cho từng tiêu chí (chung cho các DN khảo sát) được tính như sau: Đm = Tổng số LĐ của các DN ứng dụng Tổng số LĐ của tất cả DN khảo sát Tổng số LĐ của các DN ứng dụng = Tổng của số LĐ của từng DN x % thiết bị tự động sử dụng của từng DN Từ điểm của từng tiêu chí có thể tính được tỷ lệ % tự động hóa (Ttđ,%) như sau: Ttđ = Đm/Ti*100, %. Cách tính điểm cho DN và toàn ngành: Theo tổng điểm của các tiêu chí, xác định được mức độ ứng dụng thành tựu CMCN 4.0 tại DN theo thang điểm đã thống nhất trong bảng 2. Theo số liệu thống kê nhiều năm gần đây của Tổng cục Hải Quan: Các DN lớn và DN FDI thường chiếm khoảng 80% kim ngạch xuất khẩu, các DN còn lại chiếm khoảng 20%. Do vậy điểm trung bình cho NDGVN (Đtn) sẽ được tính như sau: Đtn = Đtb*0,2 + Đln*0,8 Trong đó: Đtb - điểm của DN trung bình theo từng tiêu chí; Đln - điểm của DN lớn theo từng tiêu chí. Phương pháp đánh giá tác động của CMCN4.0 đến LĐ, năng suất LĐ: Nhóm nghiên cứu đã đề xuất và được các chuyên gia thống nhất cách đánh giá để lượng hóa tác động của CMCN4.0 đến LĐ, năng suất LĐ của NDGVN. Để đánh giá cần xác định được các loại trang thiết bị có thể tự động hóa trong từng công đoạn sản xuất sản phẩm da giầy, năng suất tương đương của thiết bị tự động qui đổi theo thiết bị thông thường, cũng như khả năng giải phóng (giảm) LĐ khi ứng dụng một thiết bị tự động. Trên hình 4 thể hiện sơ đồ cách đánh giá tác động của CMCN 4.0 đến DN sản xuất giầy theo số liệu khảo sát. Mức giảm LĐ trong DN: Bao gồm giảm LĐ do ứng dụng thiết bị tự động hóa và do ứng dụng quản trị số và LEAN. Tổng mức giảm LĐ được tính từ mức giảm LĐ trực tiếp (theo từng xưởng sản xuất) và theo khối LĐ gián tiếp. Mức tăng năng suất LĐ (∆, %) do giảm số lượng LĐ (NS, %): ∆ = NS/(100- NS)*100, % Kinh phí đầu tư thiết bị tự động để đạt được tỷ lệ tự động hóa xác định: Tính theo số thiết bị tự động cần trang bị tại từng xưởng để đạt tỷ lệ tự động hóa xác định và đơn giá thiết bị tự động. Tính suất đầu tư thiết bị tự động (Sđt) để giảm 01 LĐ ở từng xưởng sản xuất: Sđt = Rtđ/(n*Ntt – Ntđ) Trong đó: Rtđ - Giá thành một thiết bị tự động, tr. đồng; Ntđ - Số LĐ làm việc trên một thiết bị tự động; n - Số thiết bị thông thường được thay thế bằng một thiết bị tự động; Ntt - Số LĐ làm việc trên một thiết bị thông thường. P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 SCIENCE - TECHNOLOGY Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn Vol. 56 - No. 4 (Aug 2020) ● Journal of SCIENCE & TECHNOLOGY 97 Tính suất đầu tư tăng thêm khi đầu tư 01 thiết bị tự động: Sđt = Rtđ – n*Rtt Trong đó: Rtđ và Rtt - Giá thành một thiết bị tự động và thông thường, tr. đồng; n - Số thiết bị thông thường được thay thế bằng 1 thiết bị tự động. Hình 4. Sơ đồ đánh giá tác động của CMCN4.0 đến LĐ, năng suất LĐ của DN sản xuất giầy 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Mức độ ứng dụng thành tựu CMCN4.0 của các DN và toàn ngành Đã tiến hành khảo sát trực tiếp tại 100 DN theo cơ cấu đã thiết lập và nhận được thông tin như trong bảng 3. Bảng 3. Thống kê số DN và số lao động tại các DN khảo sát DN khảo sát Tổng số LĐ tại các DN khảo sát, người Số DN khảo sát Số LĐ trung bình/DN khảo sát, người DN sản xuất giầy DN trung bình 32544 40 813 DN lớn 199846 20 9992 DN sản xuất túi xách DN trung bình 10170 20 508 DN lớn 59530 10 5953 DN sản xuất đế giầy DN trung bình 2156 6 359 DN lớn 12318 4 3079 Theo phương pháp xử lý số liệu và đánh giá tác động đã trình bày ở trên, đã xử lý số liệu chi tiết cho từng nhóm DN: sản xuất giầy, túi xách, đế giầy nhận được tổng điểm (bảng 4). Bảng 4. Tổng hợp mức độ ứng dụng thành tựu CMCN4.0 vào ngành da giầy năm 2019 và dự báo năm 2030 TT Doanh nghiệp Năm 2019 Năm 2030 Tăng điểm năm 2030 so với 2019 Điểm Mức ứng dụng CMCN4.0 Điểm Mức ứng dụng CMCN4.0 1 Sản xuất giầy DN trung bình 206,7 Thấp 391,8 Trung bình 185.1 DN lớn 400,8 Trung bình 613,4 Khá 212.6 Toàn ngành giầy 362,0 Trung bình 569,1 Khá 207.1 2 Sản xuất túi xách DN trung bình 195,3 Thấp 415,9 Trung bình 220.6 DN lớn 396,8 Trung mình 626,2 Khá 229.4 Toàn ngành túi xách 356,5 Trung bình 571,2 Khá 214.7 3 Sản xuất đế giầy DN trung bình 225,6 Thấp 483,1 Trung bình 257.5 DN lớn 429,7 Trung bình 701,3 Khá 271.6 Toàn ngành đế giầy 388,9 Trung bình 657,6 Khá 268.7 4 Toàn ngành da giầy 362.0 Trung bình 576,0 Khá 214,1 Số liệu trong bảng 4 cho thấy các DN sản xuất giầy, túi xách và đế giầy đều có các mức ứng dụng CMCN 4.0 tương tự nhau. Các DN lớn ứng dụng CNCM4.0 tốt hơn các DN trung bình và nhỏ. Đến năm 2030, các DN và toàn NDGVN tăng lên một mức so với năm 2019. 3.2. Mức độ ứng dụng CMCN4.0 tại các DN và toàn ngành theo chuỗi cung ứng Kết quả tổng hợp mức độ ứng dụng CMCN4.0 theo các nội dung trong khung phân tích của từng loại hình DN thể hiện trong bảng 5. Theo số liệu trong bảng 5 có thể đánh giá được tác động của CMCN4.0 đến các DN và NGDVN đến năm 2030 theo chuỗi cung ứng da giầy, cụ thể: Nghiên cứu phát triển sản phẩm: Các DN sẽ tham gia mạnh mẽ vào khâu này với mục đích chuyển đổi dần phương thức sản xuất từ CMT sang các phương thức sản xuất có hiệu quả cao hơn. Các thành tựu CNCM4.0 sẽ hỗ trợ DN tham gia vào khâu này. Điều này dẫn đến đòi hỏi cần có nguồn nhân lực khoa học công nghệ chất lượng cao cho NDGVN, phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. CÔNG NGHỆ Tạp chí KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ● Tập 56 - Số 4 (8/2020) Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn 98 KHOA HỌC P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 Mua hàng và cung ứng: Các DN ứng dụng mạnh mẽ các phần mềm quản lý cung ứng và kho vận. Các thiết bị tự tộng chưa được ứng dụng vào khâu này của các DN da giầy. Tổ chức sản xuất: Năm 2019 các DN ứng dụng CMCN4.0 trong khâu này ở mức dưới 50%. Các DN đã quan tâm ứng dụng quản trị số. Mức độ tự động hóa của các DN giầy và túi xách trung bình chỉ khoảng 25%, của DN lớn đạt gần 50%. Các DN sản xuất đế giầy có mức tự động hóa thấp hơn do chi phí đầu tư cho tự động hóa lớn hơn so với các thiết bị sản xuất giầy và túi xách. Đến 2030, mức độ ứng dụng tự động hóa tăng lên mạnh ở các DN lớn, đặc biệt là các DN sản xuất đế giầy. Các DN, đặc biệt là các DN lớn sẽ đầu tư mạnh vào các loại thiết bị có thể tự động (máy chặt, máy may, máy cán luyện, ép đế...). Các máy chặt có thể được thay thế đến trên 90% bằng máy chặt tự động, máy may có thể đến 80%, máy ép đế đến 85%. Điều này là hợp lý vì đến 2030, có đến 80% DN sẽ ứng dụng tổ chức sản xuất tinh gọn (LEAN) và cần sử dụng trang thiết bị thông minh và được tự động hóa. Đến năm 2030, các trang thiết bị hiện có cùng các đây chuyền dài truyền thống hiện có sẽ hết khấu hao, tạo điều kiện để DN đầu tư thiết bị tự động. Phân phối và bán hàng: Đây là khâu yếu nhất của ngành và các DN chưa có thể tham gia mạnh. Phân phối và bán hàng sẽ do các công ty, thương hiệu lớn chi phối. Các DN sản xuất giầy, túi xách ứng dụng các phần mềm quản lý để bán hàng trong thị trường nội địa, số ít có thể xuất khẩu. Các DN sản xuất đế ứng dụng tốt các phần mềm để quản lý bán hàng. Quản trị DN: Năm 2019 các DN ứng dụng CNCM4.0 trong quản trị còn hạn chế. Các DN mới chủ yếu ứng dụng các phần mềm chuyên dụng như phần mềm tài chính - kế toán, quản trị nhân lực, quản lý mua hàng. Chỉ có một số rất nhỏ DN lớn ứng dụng phần mềm quản trị tổng thể DN. Điều này cho thấy vẫn sẽ có sự chênh lệch lớn về trình độ và phương thức quản trị của các DN đến năm 2030. Với các DN lớn, việc Bảng 5. Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ ứng dụng CMCN4.0 trong các DN của NDGVN TT Lĩnh vực Mức độ ứng dụng CMCN4.0, % Năm 2019 Năm 2030 Mức tăng DN trung bình DN lớn Toàn ngành DN trung bình DN lớn Toàn ngành DN trung bình DN lớn Toàn ngành DN sản xuất giầy 1 Nghiên cứu phát triển SP 22,2 40,6 36,9 39,6 72,4 65,9 17,4 31,9 29,0 2 Mua hàng và cung ứng 21,1 38,6 35,1 32,1 42,9 40,7 11,0 4,3 5,6 3 Tổ chức sản xuất 26,8 55,3 49,6 50,6 78,8 73,2 23,9 23,5 23,6 4 Phân phối và kinh doanh 2,9 0,0 0,6 9,4 3,7 4,9 6,6 3,7 4,3 5 Quản trị doanh nghiệp 12,6 46,0 39,3 32,3 85,0 74,5 19,6 39,0 35,2 6 Tích hợp hệ thống 8,4 18,5 16,5 20,1 29,8 27,9 11,7 11,3 11,4 7 Lao động 31,2 45,1 42,3 54,1 66,5 64,0 22,8 21,4 21,7 DN sản xuất túi xách 1 Nghiên cứu và phát triển SP 19,4 39,4 35,4 42,1 76,5 69,6 22,7 37,1 34,2 2 Mua hàng và cung ứng 17,1 34,3 30,9 40,6 42,9 42,4 23,4 8,6 11,5 3 Tổ chức sản xuất 27,6 54,9 49,4 63,1 83,4 79,4 35,6 28,5 29,9 4 Phân phối và kinh doanh 8,5 0,0 1,7 14,2 5,4 7,1 5,7 5,4 5,4 5 Quản trị doanh nghiệp 13,4 40,0 34,7 33,7 67,9 61,0 20,3 27,9 26,3 6 Tích hợp hệ thống 8,7 22,0 19,3 17,7 38,7 34,5 9,1 16,7 15,2 7 Lao động 26,7 46,4 42,4 47,5 65,7 55,6 20,8 19,3 13,2 DN sản xuất đế giầy 1 Nghiên cứu và phát triển SP 18,6 43,0 38,1 62,2 77,2 74,2 43,6 34,2 36,1 2 Mua hàng và cung ứng 17,1 34,3 30,9 32,1 42,9 40,7 15,0 8,6 9,9 3 Tổ chức sản xuất 22,2 48,4 43,2 54,8 82,1 76,6 32,6 33,7 33,5 4 Phân phối và kinh doanh 43,2 57,1 54,4 57,1 57,1 57,1 13,9 0,0 2,8 5 Quản trị doanh nghiệp 14,6 43,0 37,3 39,0 84,5 75,4 24,4 41,5 38,1 6 Tích hợp hệ thống 9,6 22,0 19,5 30,2 51,2 47,0 20,5 29,2 27,5 7 Lao động 41,6 57,7 54,5 60,5 72,5 70,1 18,9 14,8 15,6 P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 SCIENCE - TECHNOLOGY Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn Vol. 56 - No. 4 (Aug 2020) ● Journal of SCIENCE & TECHNOLOGY 99 ứng dụng các phần mềm quản trị tổng thể (ví dụ SAP) sẽ hiệu quả hơn các DN trung bình và nhỏ. Việc này sẽ giúp các DN lớn tăng cường kết nối và tích hợp hệ thống. Tích hợp hệ thống: Do đặc thù về công nghệ và thiết bị nên khâu này vẫn sẽ là khâu yếu trong các DN sản xuất giầy và túi xách. Ở các nhà máy sản xuất đế giầy, khâu này sẽ được đầu tư và phát huy hiệu quả tốt hơn. 3.3. Tác động của CMCN4.0 tới LĐ, năng suất LĐ của NDGVN Theo cách tiếp cận như trên hình 4 và phương pháp tính đã xây dựng được, đã tính được mức giảm LĐ, tăng năng suất LĐ và tổng mức đầu tư của các DN như trong bảng 6. Bảng 6. Tổng hợp kết quả đánh giá tác động của CMCN4.0 đến các doanh nghiệp NDGVN đến năm 2030 TT Các tiêu chí Đơn vị tính DN giầy DN túi xách DN đế giầy Toàn ngành Ghi chú 1 Giảm LĐ do sử dụng thiết bị tự động % 8,2 11,1 10,1 9,4 LĐ ngành giầy chiếm khoảng 55 - 59%, túi xách 35 - 38%, đế giầy: 6 - 7% LĐ toàn ngành 2 Tăng năng suất LĐ do ứng dụng thiết bị tự động % 9,0 12,5 11,2 10,4 3 Giảm LĐ do LEAN và quản trị số % 7,7 6,2 4,8 6,9 4 Tổng mức giảm LĐ do thiết bị tự động và LEAN + quản trị số % 15,9 17,3 14,9 16,4 5 Tổng mức tăng năng suất LĐ do thiết bị tự động và LEAN + quản trị số % 18,9 21,0 17,5 19,6 6 Tổng mức đầu tư thiết bị tự động DN trung bình Triệu đồng 17.222 10.209 38.592 DN lớn 255.091 118.036 406.215 Hình 5. Biểu đồ tổng hợp tác động của của CMCN4.0 đến các DN đến năm 2030 Kết quả trong bảng 6 và biểu đồ trên hình 5 cho thấy tác động của CMCN4.0 làm giảm LĐ không nhiều. Đến năm 2030, nếu chỉ ứng dụng thiết bị tự động hóa, mức giảm LĐ toàn NDGVN là dưới 10% LĐ; ứng dụng LEAN và quản trị số giảm đến 7%, tổng giảm khoảng 17% (trung bình một năm giảm khoảng 1,7%), năng suất LĐ toàn ngành tăng lên đến 20%. Mức giảm số lượng LĐ này là không lớn và không đáng lo ngại so với qui mô mở rộng đầu tư sản xuất khoảng 10%/năm của các DN da giầy nước ta [15]. Việc giảm LĐ và tăng năng suất LĐ, môi trường làm việc được cải thiện sẽ giúp DN da giầy thu hút nhân lực tốt hơn để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất. Tuy nhiên việc ứng dụng tự động hóa, LEAN và quản trị số sẽ dẫn đến yêu cầu cao hơn về trình độ LĐ, đặc biệt là nguồn nhân lực khoa học công nghệ chất lượng cao. Điều này đòi hỏi các DN phải có chiến lược chuẩn bị, nâng cao trình độ, tay nghề cho người LĐ. Các DN trong ngành cần quan tâm, kết hợp mạnh mẽ với các cơ sở đào tạo nhân lực để gia tăng về số lượng và chất lượng nhân lực đáp ứng được yêu cầu ứng dụng thành tựu CMCN4.0 trong NDGVN đến 2030 và sau 2030. 4. KẾT LUẬN Trong phạm vi nghiên cứu này, trên cơ sở khảo cứu tài liệu, tham vấn ý kiến lãnh đạo DN, các chuyên gia, khách hàng lớn của NDGVN đã xây dựng được phương pháp, khung phân tích, các tiêu chí và thang điểm đảm bảo có thể đánh giá lượng hóa được thực trạng và mức độ ứng dụng CMCN4.0 trong ngành da giầy, tác động của CMCN4.0 đến NDGVN, đặc biệt là đến LĐ và năng suất LĐ đến năm 2030. Đã đánh giá được thực trạng và tác động của ứng dụng công nghệ 4.0 theo chuỗi giá trị của ngành, làm rõ được sự ảnh hưởng của CMCN4.0 tới toàn bộ quá trình sản xuất hiện nay và đến năm 2030. Năm 2019, mức độ ứng dụng CMCN4.0 trong ngành ở mức trung bình, đến năm 2030 sẽ đạt mức khá. Các DN sẽ đầu tư mạnh vào khâu phát triển sản phẩm để chuyển đối phương thức sản xuất. DN tập trung nhiều vào sử dụng các phần mềm trong quản trị mua hàng và cung ứng. Các DN, đặc biệt là doanh nghiệp lớn, sẽ đầu tư mạnh để nâng cao tỷ lệ tự động hóa và quản trị số. Tỷ lệ máy cắt tự động sẽ lên đến 90%, máy may tự động đến 80%. Sản xuất đế sẽ được tự động cao đến trên 80%. Khâu phân phối và kinh doanh vẫn sẽ là điểm yếu so với quy mô và năng lực của ngành. Các hệ thống tích hợp còn ở mức thấp, dưới 20%. Dưới tác động của CMCN4.0, số lượng LĐ sẽ giảm không nhiều, không đáng lo ngại như các công bố trước đây. Do đặc thù thiết bị và công nghệ sản xuất, đến năm 2030, nếu chỉ ứng dụng thiết bị tự động hóa, toàn ngành giảm dưới 10% LĐ; ứng dụng LEAN và quản trị số giảm đến 7%, tổng giảm khoảng 17%, năng suất LĐ toàn ngành tăng lên đến 20%. Kết quả nghiên cứu là cơ sở quan trọng để có thể xây dựng mô hình DN da giầy đến năm 2030 và đề xuất các giải pháp hỗ trợ DN ứng dụng thành công các thành tựu của CMCN4.0. LỜI CẢM ƠN Nhóm tác giả chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của đề tài “Nghiên cứu, đánh giá tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đối với ngành da giầy Việt Nam, định hướng chiến lược, chính sách và giải pháp phát triển ngành da giầy Việt Nam đến năm 2030”. CÔNG NGHỆ Tạp chí KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ● Tập 56 - Số 4 (8/2020) Website: https://tapchikhcn.haui.edu.vn 100 KHOA HỌC P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề đặt ra đối với phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam”, Ban Kinh tế Trung ương, 2016. [2]. Viện Hàn lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam, 2016. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Một số đặc trưng, tác động và hàm ý chính sách đối với Việt Nam. [3]. Ban Kinh tế Trung ương, 2017. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 Tác động đối với Việt Nam và một số kiến nghị. [4]. Thủ tướng Chính phủ, 2017. Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/05/2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. [5]. Bộ Công Thương, 2018. Báo cáo đánh giá sự sẵn sàng tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 của doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam. [6]. Klaus Schwab, 2017. The Fourth Industrial Revolution. New York: Crown Business. [7]. World Economic Forum, 10/2017. Impact of the Fourth Industrial Revolution on Supply Chains. [8]. Silvio Cocuzza, Rosanna Fornasiero, Stefano Debei1, 2013. Novel Automated Production System for the Footwear Industry. 1CISAS “G. Colombo” - University of Padova, Padova, Italy. [9]. World Economic Forum, 2016. Report: The Future of Jobs. Employment, Skills and Workforce Strategy for the Fourth Industrial Revolution. [10]. Wan, J., Wang, S., Li, D., Zhang, C., 10/2016. Implementing Smart Factory of Industrie 4.0: An Outlook. International Journal of Distributed Sensor Networks. [11]. McNelly. J., 7/2016. 3 trends for the future of manufacturing. World Economic Forum, Davos. [12]. Szozda N., 2017. Industry 4.0 and its impact on the functioning of supply chains. LogForum 13 (4). [13]. World Economic Forum, 2016. The Fourth Industrial Revolution: what it means, how to respond. [14]. ILO Report, 2016. World Emplyment Social Outlook 2017. [15]. LEFASO, 2019. Các Báo cáo hàng năm về ngành da giầy Việt Nam giai đoạn 2011-2019. AUTHORS INFORMATION Bui Van Huan1, Nguyen Duc Thuan2, Phan Thi Thanh Xuan2 1School of Textile - Leather and Fashion, Hanoi University of Science and Technology 2 Vietnam Leather, Footwear and Handbag Association (LEFASO).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_danh_gia_tac_dong_cua_cach_mang_cong_nghiep_lan_t.pdf
Tài liệu liên quan