Bãi Môn – Mũi Đại Lãnh
* Vị trí khả năng tiếp cận
Danh thắng Bãi Môn – Mũi Đại Lãnh thuộc thôn Đồng Bé, Xã Hòa Tâm, huyện Đông
Hòa, tỉnh Phú Yên; nằm cách TP. Tuy Hòa khoảng 24 km về phía Đông Nam (MangPhuyen.com
– Kết nối tình yêu quê hương Phú yên, 2019) và khi đi tới đây du khách có thể đi bằng nhiều
phương tiện như xe máy, xe ô tô, taxi đường đi rất thuận lợi cho nên thời gian đi trung bình
khoảng 20-25 phút đối với xe ô tô và 30-35 phút đối với xe máy. Với những đặc điểm nêu trên,
Bãi Môn-Mũi Đại Lãnh được đánh giá ở mức độ thuận lợi, số điểm là 3 điểm.
* Độ hấp dẫn của TNDL Bãi Môn-Mũi Đại Lãnh
Nằm ngay dưới chân Mũi Đại Lãnh, Bãi Môn còn khá hoang sơ, là bãi cát trắng, rất mịn,
dài khoảng 400m, rộng 200 – 300m, có hình vầng trăng khuyết, dốc thoải, biển khá nông, sóng
nhẹ, nước biển trong xanh. Mũi Đại Lãnh nằm đầu mút Đông Bắc của dải núi Vọng Phu – Đá Bia,
được Phú Yên coi là cực Đông của lục địa Việt Nam, nơi đón nhận nắng ban mai sớm nhất. (Có ý
kiến khác cho rằng điểm cực Đông của đất liền Việt Nam nằm ở mũi Đôi cạnh Hòn Đôi trên bán
đảo Hòn Gốm (Vạn Ninh, Khánh Hòa), cách Đại Lãnh 27km về phía Nam).
Mặt khác mũi Đại Lãnh chính xác nằm ở vị trí mà đường bờ biển Việt Nam đổi hướng từ
Nam- Đông Nam sang Nam-Tây Nam, tức là nơi lồi nhất của “đường cong Trung Bộ” hướng về
lòng chảo Biển Đông (Le, 2015). Sự liền kề của Bãi Môn – Mũi Đại Lãnh đã tạo nên cảnh trí tuyệt
đẹp, là điểm đến hấp dẫn của du khách khi thăm quan chinh phục, đón bình minh ở Mũi Đại Lãnh
và cắm trại, tắm biển ở Bãi Môn. Với những đặc điểm độc đáo, hấp dẫn và đa dạng nêu trên, Bãi
Môn-Mũi Đại Lãnh được đánh giá là rất hấp dẫn với số điểm là 4 điểm.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên ven biển Phú Yên và định hướng phát triển du lịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Võ Thị Ngọc Hiền. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 73-81 73
Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên ven biển
Phú Yên và định hướng phát triển du lịch
Võ Thị Ngọc Hiền1*
1Trường Đại học Phú Yên
*Email: hienvo250198@gmail.com
THÔNG TIN TÓM TẮT
Ngày nhận: 25/05/2020
Ngày nhận lại: 21/07/2020
Duyệt đăng: 23/08/2020
Từ khóa:
Tài nguyên tự nhiên, ven
biển, đánh giá, du lịch,
Phú Yên
Keywords:
natural, coastal, tourism,
Phu Yen tourism resources
Phú Yên có đường bờ biển dài 189km, đây là đoạn bờ biển
đẹp, có nhiều dạng tài nguyên du lịch tự nhiên như: vũng, vịnh,
đầm, phá, bãi biển đã tạo nên nhiều thắng cảnh tự nhiên đẹp, là
điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Bài báo trình bày đặc
điểm các dạng tài nguyên du lịch tự nhiên ven biển và bước đầu
đánh giá để thấy được các mức độ thuận lợi của một số điểm tài
nguyên cho phát triển du lịch và đưa ra một số đề xuất để khai các
giá trị của các điểm tài nguyên du lịch này cho phát triển du lịch
Phú Yên.
ABSTRACT
Phu Yen has a coastline of 189km, this is a beautiful coastline,
there are many types of natural tourism resources such as puddles,
bays, lagoons, beaches ... that have created many beautiful natural
landscapes, which are favorable conditions for tourism
development. The paper presents characteristics of natural coastal
tourism resources and initial assessment to see the advantages of
a number of natural resources for tourism development and offers
some suggestions to declare The value of these tourism resource
points for tourism development in Phu Yen.
1. Tổng quan
Phú Yên là tỉnh thuộc Duyên duyên hải Nam Trung Bộ, có nhiều cảnh quan thiên nhiên
ven biển đẹp, tạo nhiều giá trị phát triển du lịch biển như các bãi đá, gành đá (Gành Đá Đĩa, Bãi
Xép); vũng, vịnh (Vịnh Xuân Đài, Vũng Rô...); đầm phá (đầm Ô Loan, đầm Cù Mông...); bãi biển
(Bãi Bàng, bãi biển Thành phố Tuy Hòa, bãi biển Long Thủy, bãi Môn-Mũi Điện...); các đảo ven
bờ (Hòn Chùa, Hòn Yến, Hòn Nưa...).
Mặc dù ven biển Phú Yên có nhiều thắng cảnh, tạo điều kiện rất lớn cho phát triển du lịch,
nhưng việc khai thác phục vụ du lịch còn nhiều hạn chế so với tiềm năng. Vì vậy nghiên cứu đánh
giá tài nguyên du lịch tự nhiên (TNDLTN) ven biển Phú Yên sẽ cho thấy những lợi thế, tiềm năng
thiên nhiên ven biển để đưa ra định hướng khai thác hợp lí các giá trị tài nguyên thúc đẩy phát
triển du lịch biển Phú Yên.
74 Võ Thị Ngọc Hiền. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 73-81
2. Lý do chọn đề tài; mục tiêu; đối tượng, phạm vi, giới hạn nghiên cứu
2.1. Lý do chọn đề tài
- Du lịch là ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nước ta, du lịch là
ngành kinh tế phát triển dựa vào tài nguyên, do vậy đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên để phát
triển du lịch là việc làm cần thiết.
- Phú Yên là tỉnh thuộc Duyên hải NamTrung Bộ, có nhiều cảnh quan thiên nhiên ven biển
đẹp, tạo nhiều giá trị phát triển du lịch biển.
- Mặc dù có nhiều điều kiện nhưng việc khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Phú Yên phục
vụ du lịch còn nhiều hạn chế so với tiềm năng của nó.
- Là một người con Phú Yên, nghiên cứu, tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên của địa phương,
phát hiện ra những lợi thế của tự nhiên góp phần phát triển kinh tế xã hội là một trong những nhiệm
vụ của thế hệ trẻ.
Với những lí do trên nên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu, đánh giá tài
nguyên du lịch tự nhiên ven biển Phú Yên làm cơ sở cho định hướng phát triển du lịch”.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu, đánh giá để phân hạng mức độ thuận lợi của tài nguyên tự nhiên ven biển Phú
Yên cho phát triển du lịch, từ đó đề ra một số khuyến nghị và các giải pháp để khai thác hợp lí tài
nguyên.
2.3. Đối tượng, phạm vi, giới hạn nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tài nguyên du lịch tự nhiên ven biển Phú Yên.
Phạm vi nghiên cứu: Khu vực ven biển Phú Yên (Thị Xã Sông Cầu, Huyện Tuy An, Thành
phố Tuy Hòa, Huyện Đông Hòa).
Giới hạn nghiên cứu: Đề tài chỉ lựa chọn một số điểm tài nguyên du lịch tự nhiên tiêu
biểu để đánh giá (gồm 3 điểm).
3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
3.1. Dữ liệu: Bài báo được thực hiện dựa trên các nguồn tài liệu sau:
- Tài liệu đề cập đến các tài nguyên địa chất – địa mạo Phú Yên của các tác giả: Lê Đức
An; Hà Quang Hải.
- Các tài liệu của địa phương: Địa chí Phú Yên, Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Yên
đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025.
- Số liệu khảo sát thực địa của tác giả.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp nghiên cứu chung:
- Phương pháp thu thập, phân tích tổng hợp tài liệu: Thu thập, phân tích, tổng hợp các tài
liệu của các tác giả có đề cập TNDLTN ven biển Phú Yên để làm cơ sở cho bài nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát thực địa: Khảo sát thực địa để có cái nhìn tổng quát, cũng như
chi tiết nội dung nghiên cứu. Khảo sát dọc biển Phú Yên và các đảo ven bờ để quan sát trực tiếp,
ghi chép, chụp ảnh, mô tả các yếu tố và đặc điểm TNDLTN ven biển; kiểm tra đánh giá TNDLTN
ven biển Phú Yên cho phát triển du lịch.
- Phương pháp bản đồ: Xác định vị trí đặc điểm TNDLTN trên bản đồ.
Võ Thị Ngọc Hiền. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 73-81 75
- Phương pháp toán học: Xây dựng các tiêu chí đánh giá, so sánh với các đặc điểm
TNDLTN, cho điểm, tính điểm và đưa ra kết qủa đánh giá.
* Phương pháp đánh giá tài nguyên:
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá và đánh giá cho từng điểm tài nguyên (bàng điểm số), sau
đó đưa ra kết quả đánh giá.
Xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên cho lãnh thổ Phú Yên. Bộ
tiêu chí đánh giá tác giả tham khảo một số tài liệu:
- Phạm Văn Bảy (2016) cơ sở khoa học và thực tiễn phát triến du lịch Vịnh Xuân Đài và
vùng phụ cận.
- Đề án phát triển du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011 -2-18, định hướng đến 2020, HĐND
tỉnh Phú Yên.
- Tài liệu của Viện quy hoạch và phát triển du lịchViệt Nam.
Tham khảo, xây dựng dựa vào tình hình cụ thể của tỉnh Phú Yên.
Bảng 1.
Phân cấp tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá
Tiêu chí Trọng số Cấp Chỉ tiêu Điểm
Độ hấp
dẫn du
lịch
3
Rất hấp dẫn Điểm du lịch có phong cảnh đẹp độc đáo và đa dạng
hoặc có sự kết hợp di tích lịch sử đặc biệt, đáp ứng
được từ 3 loại hình du lịch trở lên.
4
Hấp dẫn Điểm du lịch có phong cảnh khá đẹp, đa dạng hoặc có
sự kết hợp di tích lịch sử đặc biệt, có thể đáp ứng được
từ 2 loại hình du lịch trở lên.
3
Hấp dẫn
trung bình
Điểm du lịch có phong cảnh tương đối đẹp hoặc có sự
kết hợp di tích lịch sử có thể đáp ứng được 1loại hình
du lịch trở lên.
2
Kém hấp
dẫn
Điểm du lịch có phong cảnh đơn điệu, chỉ có thể đáp
ứng 1 loại hình du dịch.
1
Thời gian
hoạt
động du
lịch
2
Rất dài có trên 200 ngày/năm có thể tiến hành tốt các hoạt động
du lịch
4
Dài có từ 150 - 200 ngày/năm có thể tiến hành tốt các hoạt
động du lịch.
3
Trung bình có từ 100 -150 ngày/năm có thể tiến hành tốt các hoạt
động du lịch.
2
Ngắn dưới 100 ngày/năm có thể tiến hành tốt các hoạt động
du lịch.
1
Rất thuận
lợi
Có khoảng cách từ 0 đến 20 km, sử dụng 3 - 4 phương
tiện giao thông, thời gian đi đường dưới 40 phút
4
Thuận lợi Có khoảng cách từ 20 đến 40 km, sử dụng 2 - 3 3
76 Võ Thị Ngọc Hiền. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 73-81
Tiêu chí Trọng số Cấp Chỉ tiêu Điểm
Vị trí khả
năng tiếp
cận
1
phương tiện giao thông, thời gian đi đường từ 40 phút
đến 1giờ
Thuận lợi
trung bình
Có khoảng cách từ 40 đến 60 km, sử dụng 1 - 2
phương tiện giao thông, thời gian đi đường từ 1 đến
2giờ.
2
Không
thuận lợi
Có khoảng cách trên 60 km, sử dụng chỉ 1 phương tiện
giao thông nhưng gặp nhiều khó khăn, thời gian đi
đường trên 2 giờ.
1
Giá trị
được xếp
hạng
3
Giá trị rất
cao
Điểm du lịch được xếp hạng thế giới. 4
Giá trị cao Điểm du lịch được xếp hạng quốc gia. 3
Giá trị
trung bình
Điểm du lịch được xếp hạng cấp tỉnh. 2
Giá trị thấp Điểm du lịch chưa được xếp hạng. 1
Nguồn: Nghiên cứu tác giả
4. Kết quả và thảo luận
4.1. Gành Đá Đĩa
* Vị trí khả năng tiếp cận
Gành Đá Đĩa thuộc xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Gành Đá Đĩa cách
trung tâm thành phố Tuy Hòa khoảng 42km về phía Bắc (MangPhuyen.com – Kết nối tình yêu
quê hương Phú yên, 2019), nằm khá xa thành phố nhưng đường đi tương đối thuận lợi, có thể đi
bằng nhiều phương tiện như xe máy, xe ô tô, taxiVới những đặc điểm nêu trên, Gành Đá Đĩa
được đánh giá ở mức độ thuận lợi, số điểm là 3 điểm.
* Độ hấp dẫn của TNDL Gành Đá Đĩa:
- Gành Đá Đĩa đặc sắc về giá trị địa chất-địa mạo và là di sản địa chất phun trào bazan
dạng cột độc nhất ở ven biển nước ta.
Gành được cấu tạo bởi đá phun trào bazan thuộc hệ tầng Đại Nga (βN2đn) có tuổi khoảng
5 triệu năm cách ngày nay. Các cột đá bazan nhiều màu sắc, chiều dài khác nhau và tiết diện khác
nhau (thường là ngũ giác, có khi là tứ giác, lục giác) xếp sát nhau với các thế nằm khác nhau: thẳng
đứng, nghiêng, ngang, hoặc uốn lượn trong rất đẹp mắt.
- Gành Đá Đĩa – dấu ấn đặc biệt của quá trình thành tạo địa chất
Bazan Gành Đá Đĩa là bazan Vân Hòa phân bố ở phần rìa, bị chia cắt và bóc mòn mạnh mẽ
(Ha, Phan, Le, & Nguyen, 2015). Theo nghiên cứu chi tiết của Trinh (2004) cho thấy bazan ở đây
gồm 2loại dễ phân biệt bằng màu sắc, tính chất và kích cỡ. Các đá bazan đặc sít trải dài sát bờ biển
tạo thành chân của gành, màu xám nâu, các cột thường dài (3- 4 m). Các đá bazan lỗ rỗng phân bố
phía ngoài sát mép nước và vun cao thành đỉnh gành, màu xám đen, chiều dài và tiết diện khác nhau
nhưng thường nhỏ hơn, các đĩa mỏng hơn so với loại đá bazan đặc sít vừa mô tả trên đây.
- Gành Đá Đĩa không chỉ là di sản địa chất – địa mạo mà còn là nơi hội tụ của những giá
trị cảnh quan thiên nhiên kỳ thú.
Võ Thị Ngọc Hiền. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 73-81 77
Phía Bắc Gành Đá Đĩa là bờ biển Gành Đèn có chiều dài khoảng 1,5km được cấu tạo bởi
đá granit, các tháp đá, khối đá có kích thước khác nhau và nhiều màu sắc như trắng, hồng nâu là
địa điểm tham quan lý thú. Phía Nam Gành Đá Đĩa là Bãi Bàng – với nền đáy là bazan dạng cột
được phủ bởi lớp cát dày trắng mịn, sạch chạy dài khoảng 1200m, nơi rộng nhất gần 100m. Phía
Tây Gành Đá Đĩa là vùng đồi bazan thoải, đỉnh tròn mềm mại với những ruộng bậc thang trồng
mía, bắp đan xen. Tất cả hội tụ lại tạo nên một vẻ đẹp hoang sơ của tự nhiên khu vực ven biển
Gành Đá Đĩa. Với những đặc điểm độc đáo, hấp dẫn và đa dạng nêu trên, Gành Đá Đĩa được đánh
giá là rất hấp dẫn với số điểm là 4 điểm.
* Thời gian hoạt động du lịch
Gành Đá Đĩa thuộc vùng khí hậu phía Bắc Phú Yên, vùng này có lượng mưa từ 1700mm
đến 2.000 mm và từ 80-100 ngày mưa trên năm. Do đó, số ngày nắng còn lại thích hợp phát triển
du lịch từ 265-285 ngày trên năm nên thời gian hoạt động du lịch là rất dài với số điểm là 4 điểm.
* Giá trị được xếp hạng
Với vẻ đẹp tự nhiên hiếm thấy, Gành Đá Đĩa đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di
tích thắng cảnh cấp quốc gia năm 1991. Gành Đá Đĩa được xếp hạng cấp quốc gia nên được đánh
giá có giá trị cao với số điểm là 3 điểm.
Gành Đá Đĩa Toàn cảnh Gành Đá Đĩa
4.2. Núi Đá Bia
* Vị trí khả năng tiếp cận
Núi Đá Bia ở xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa, phía Nam tỉnh Phú Yên. Núi cách trung
tâm thành phố Tuy Hòa 23km về phía Nam (Thu Hien, n.d.). Du khách có thể đi xe ô tô, xe máy,
taxi để đến Núi Đá Bia. Khi đến chân núi du khách muốn khám phá đỉnh núi thì tiếp tục đi bộ leo
lên trên đỉnh núi Đá Bia. Với chiều dài 2500m với khoảng 2000 bậc thang thời gian cả leo lên và
leo xuống mất tầm 3 tiếng đồng hồ. Với những đặc điểm nêu trên, Núi Đá Bia được đánh giá mức
độ thuận lợi trung bình, số điểm là 2 điểm.
* Độ hấp dẫn của TNDL Núi Đá Bia
Núi Đá Bia nằm trong dãy núi Vọng Phu – Đá Bia, một dãy núi thẳng góc với bờ biển và
cũng là một di sản địa chất-địa mạo quan trọng của Việt Nam. Đây là khối đá sót lớn dạng tháp
vuông nguyên khối nằm trên phần đỉnh núi ở độ cao 706m của dải núi Vọng Phu – Đá Bia. Nét
độc đáo của điểm thắng cảnh này chính là khối đá đứng hơi nghiêng cao tới 60m, nổi bật trên phần
đỉnh núi, mà mỗi lần qua Đèo Cả mọi người đều muốn ngắm nhìn. Núi Đá Bia còn có tên gọi là
Thạch Bi Sơn, được vua Minh Mạng cho khắc vào Tuyên Đỉnh (Le, 2015). Núi Đá Bia còn đẹp,
78 Võ Thị Ngọc Hiền. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 73-81
độc đáo khi nhìn từ các hướng khác nhau: nhìn từ biển vào Đèo Cả thì núi Đá Bia giống như hình
ngón tay chỉ lên trời, nên Núi Đá Bia còn có một tên gọi khác lý thú do người Pháp đặt là “Ngón
tay của Chúa” và họ căn cứ vào đó để định hướng cho tàu bè. Nhìn ở hướng khác thấy Đá Bia
giống như con sư tử nằm xuôi theo sườn. Ở ngã ba Hảo Sơn - Đập Hàn nhìn lên, Đá Bia hao hao
như tháp Nhạn. Từ Bãi Xép - Bãi Bàng (xã Hòa Tâm) trông vào, Đá Bia giống như người ngồi.
Tại trường Hòa Tâm nhìn Đá Bia giống như một ông Phật đứng, hay nhà sư xuống núi. Đứng trên
đỉnh núi Đá Bia có thể nhìn bao quát vùng biển xung quanh, phóng tầm mắt nhìn về bốn hướng,
thấy Vũng Rô ở ngay chân núi phía Nam hay vịnh Vân Phong của Khánh Hòa; nhìn về phía Bắc,
sẽ có được tầm nhìn bao quát toàn bộ đồng lúa Tuy Hòa (Thu Hien, n.d.). Núi Đá Bia kết hợp với
cảnh quan tạo nên điểm du lịch tham quan lý thú đối với du khách, đặc biệt hấp dẫn đối với du
khách thích tham quan mạo hiểm, khám phá thiên nhiên.Với những đặc điểm độc đáo, hấp dẫn và
đa dạng nêu trên, Núi Đá Bia được đánh giá là hấp dẫn với số điểm là 3 điểm.
* Thời gian hoạt động du lịch
Núi Đá Bia tóa lạc ở phía Nam tỉnh Phú Yên, tỉ lệ lượng mưa mùa khô chiếm 29-30%, một
năm có 130 ngày mưa tập trung 4 tháng cuối năm. Sau khi mưa đường trơn trợt không thể leo lên
núi để du lịch, và những ngày cuối đông thời tiết buốt lạnh sương mù không leo lên đỉnh núi tham
quan được, do vậy một năm có khoảng 180-200 ngày có thể hoạt động du lịch ở đây nên đánh giá
thời gian hoạt động du lịch là dài với số điểm là 3 điểm.
* Giá trị được xếp hạng
Năm 2008, Bộ Văn hóa Thể thao và Du Lịch đã có quyết định công nhận Núi Đá Bia là di
sản độc nhất vô nhị này là danh thắng cấp Quốc gia. Núi Đá Bia được xếp hạng cấp quốc gia nên
được đánh giá có giá trị cao với số điểm là 3 điểm.
Núi Đá Bia
Ngắm Vũng Rô từ đỉnh Đá Bia
4.3. Bãi Môn – Mũi Đại Lãnh
* Vị trí khả năng tiếp cận
Danh thắng Bãi Môn – Mũi Đại Lãnh thuộc thôn Đồng Bé, Xã Hòa Tâm, huyện Đông
Hòa, tỉnh Phú Yên; nằm cách TP. Tuy Hòa khoảng 24 km về phía Đông Nam (MangPhuyen.com
– Kết nối tình yêu quê hương Phú yên, 2019) và khi đi tới đây du khách có thể đi bằng nhiều
phương tiện như xe máy, xe ô tô, taxiđường đi rất thuận lợi cho nên thời gian đi trung bình
khoảng 20-25 phút đối với xe ô tô và 30-35 phút đối với xe máy. Với những đặc điểm nêu trên,
Bãi Môn-Mũi Đại Lãnh được đánh giá ở mức độ thuận lợi, số điểm là 3 điểm.
* Độ hấp dẫn của TNDL Bãi Môn-Mũi Đại Lãnh
Nằm ngay dưới chân Mũi Đại Lãnh, Bãi Môn còn khá hoang sơ, là bãi cát trắng, rất mịn,
dài khoảng 400m, rộng 200 – 300m, có hình vầng trăng khuyết, dốc thoải, biển khá nông, sóng
Võ Thị Ngọc Hiền. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 73-81 79
nhẹ, nước biển trong xanh. Mũi Đại Lãnh nằm đầu mút Đông Bắc của dải núi Vọng Phu – Đá Bia,
được Phú Yên coi là cực Đông của lục địa Việt Nam, nơi đón nhận nắng ban mai sớm nhất. (Có ý
kiến khác cho rằng điểm cực Đông của đất liền Việt Nam nằm ở mũi Đôi cạnh Hòn Đôi trên bán
đảo Hòn Gốm (Vạn Ninh, Khánh Hòa), cách Đại Lãnh 27km về phía Nam).
Mặt khác mũi Đại Lãnh chính xác nằm ở vị trí mà đường bờ biển Việt Nam đổi hướng từ
Nam- Đông Nam sang Nam-Tây Nam, tức là nơi lồi nhất của “đường cong Trung Bộ” hướng về
lòng chảo Biển Đông (Le, 2015). Sự liền kề của Bãi Môn – Mũi Đại Lãnh đã tạo nên cảnh trí tuyệt
đẹp, là điểm đến hấp dẫn của du khách khi thăm quan chinh phục, đón bình minh ở Mũi Đại Lãnh
và cắm trại, tắm biển ở Bãi Môn. Với những đặc điểm độc đáo, hấp dẫn và đa dạng nêu trên, Bãi
Môn-Mũi Đại Lãnh được đánh giá là rất hấp dẫn với số điểm là 4 điểm.
* Thời gian hoạt động du lịch
Trung bình hằng huyện Đông Hòa có 100-120 ngày mưa trên năm, do vậy hằng năm
thương trung bình có khoảng từ 180 đến 210 ngày thích hợp để du lịch ở Bãi Môn-Mũi Điện. Với
thời tiết, khí hậu như thế này tương đối thuận lợi cho việc tham quan du lịch ở đây và được đánh
giá thời gian hoạt động du lịch là dài với số điểm là 3 điểm.
* Giá trị được xếp hạng
Năm 2008 Bãi Môn-Mũi điện được xếp hạng di tích cấp Quốc gia. Bãi Môn-Mũi Điện
được xếp hạng cấp quốc gia nên được đánh giá có giá trị cao với số điểm là 3 điểm.
Bãi Môn nhìn từ trên Mũi Điện
Khảo sát thực địa tại Bãi Môn –Mũi Điện
Mũi Điện
80 Võ Thị Ngọc Hiền. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 73-81
Bảng 2
Kết quả đánh giá tổng hợp các điểm du lịch ở tỉnh Phú Yên
STT
Điểm
du lịch
Điểm thành phần
Điểm
tổng
hợp
Tỉ lệ phần
trăm
so với
tổng điểm
cao nhất
Mức
xếp
loại
Độ hấp dẫn
Vị trí khả
năng tiếp
cận
Thời gian
hoạt động
du lịch
Giá trị được
xếp hạng
Hệ số Điểm Hệ số Điểm Hệ số Điểm Hệ số Điểm
1 Gành
Đá Đĩa
3 3x4=12 1 1x3=3 2 2x4=8 3
3x3=9
32 88.9% I
2 Núi Đá
Bia
3 3x3=9 1 1x2=2 2 2x3=6 3 3x3=9 26 72,2% II
3 Bãi
Môn-
Mũi
Đại
Lãnh
3 3x4=12 1 1x3=3 2 2x3=6 3 3x3=9 30 83,3% I
Nguồn: Kết quả đánh giá
Kết quả đánh giá ở Bảng 2 cho thấy: Trong 3 điểm du lịch chọn để đánh giá có 2 điếm xếp
loại mức độ I chiếm 66,7%, không có điểm du lịch nào đạt điểm tối đa (36 điểm); 1 điểm du lịch
xếp loại mức độ II chiếm 33,3%; không có điểm du lịch nào xếp loại mức độ III.
Kết quả đánh giá nêu trên tác giả đã tham khảo và dựa vào đặc điểm của các điểm du lịch
tự nhiên từ nhiều nguồn của các tác giả khác có chú thích ở tài liệu tham khảo, kết hợp với quá
trình khảo sát thực địa để lấy số liệu so sánh với các tiêu chí đã đề ra để tính điểm và đưa ra kết
quả sau cùng.
5. Kết luận và khuyến nghị
5.1. Kết luận
+ Đã phân tích cụ thể các đặc điểm của TNDLTN khu vực ven biển Phú Yên.
+ Xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá và đánh giá, phân cấp được mức độ thuận lợi của 3
điểm TNDLTN làm cơ sở cho việc đề xuất phát triển du lịch của Phú Yên.
+ Kết quả đánh giá: có 2 điểm tài nguyên trong tổng số 3 điểm ở mức độ rất thuận lợi
(Gành Đá Đĩa, Bãi Môn-Mũi Đại Lãnh); 1 điểm tài nguyên ở mức độ thuận lợi (Núi Đá Bia). Đây
là cơ sở để tác giả đề xuất ý kiến góp phần phát triển du lịch của địa phương.
5.2. Khuyến nghị
+ Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng cho một số điểm thắng cảnh để tạo được điểm hút cho phát
triển du lịch biển Phú Yên. Đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển 2 điểm du lịch được đánh giá loại
I (rất thuận lợi cho phát triển du lịch): Gành Đá Đĩa, Bãi Môn-Mũi Điện.
+ Tác giả đề xuất quan tâm đầu tư phát triển cơ sở vật chất cho những địa điểm này như
là: Xây dựng các dịch vụ du lich về ẩm thực, lưu trú, xây dựng các trại, dù che nắng. Tạo điều kiện
để khai thác thêm các loại hình du lịch khác ở khu vực Đá Đĩa vì nơi đâu có cảnh quan đa dạng và
đẹp (các bãi đá, đồi badan và biển gần sát gành Đá Đĩa).
Võ Thị Ngọc Hiền. Tạp chí Khoa học Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, 15(6), 73-81 81
+ Núi Đá Bia có cảnh quan đẹp và hùng vĩ, đã có một con đường từ phía nam Đèo Cả thông
lên đỉnh núi bằng những bậc cấp để cho khách lên tham quan. Cần tu sửa đường lên núi và dựng
các dù che nắng trên đỉnh núi để du khách nghỉ mát sau hình trình leo núi.
+ Cần chú trọng quan tâm đến nguồn nhân lực để phát triển du lịch, có những chính sách
thu hút nguồn nhân tài đến để quản lí, điều hành và phát triển các địa điểm du lịch nêu trên.Bên
cạnh đó, cần tổ chức các lớp đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn để đáp ứng nhu cầu phát triển
du lịch.
+ Bên cạnh đầu tư phát triển, cần có các giải pháp bảo vệ môi trường, bảo tồn và gìn giữ
các giá trị thắng cảnh một cách bền vững.
Tài liệu tham khảo
Ha, H. Q., Phan, N. T. T., Le, T. N. T., & Nguyen, N. T. (2015). Địa di sản bờ biển gành Đá Đĩa,
Tuy An, Phú Yên [Coastal heritage site at Da Dia, Tuy An, Phu Yen]. Retrieved April 20,
2020, from Trang thông tin Cổng thông tin Địa Môi trường, Khoa Môi trường, Trường
ĐHKHTN, TP. HCM website: https://diamoitruong.com/2015/11/21/gioi-thieu-dia-di-san-
bo-bien-ganh-da-dia-tuy-an-phu-yen/
Le, A. D. (2015). Đới bờ biển Việt Nam – Cấu trúc và tài nguyên thiên nhiên [Vietnam's coastal
zone - Structures and natural resources]. Hanoi, Vietnam: NXB Khoa Học Tự Nhiên Và
Công Nghệ.
MangPhuyen.com – Kết nối tình yêu quê hương Phú yên. (2019). 9 điểm du lịch đẹp nhất Phú Yên
phải đến cùng “hội bạn thân” [9 most beautiful tourist destinations in Phu Yen where must
come with "close friends"]. Retrieved March 25, 2020, from https://mangphuyen.com/9-diem-
du-lich-dep-nhat-phu-yen-phai-den-cung-hoi-ban-than.html
People’s Committee Phu Yen Province. (2012). Quyết định số 128/QĐ-UBND về việc phê duyệt
quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn đến năm 2020 tầm nhìn 2025 [Decision
No. 128/QĐ-UBND approving the tourism development planning of Phu Yen province in the
period up to 2020, with a vision to 2025]. Retrieved March 20, 2020, from
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/van-hoa-xa-hoi/quyet-dinh-128-qd-ubnd-phe-duyet-quy-
hoach-phat-trien-du-lich-134485.aspx
Thu Hien (n.d.). Di tích núi Đá Bia [Da Bia mountain relic]. Retrieved March 25, 2020, from Thế
Giới Di Sản Điện Tử website:
Trinh, D. (chủ biên) (2004). Báo cáo nghiên cứu các khu bảo tồn địa chất ở Việt Nam [Research
report on geological protected areas in Vietnam]. Retrieved April 4, 2020, from Trung tâm
Thông tin tư liệu, Tổng cục Địa chất website:
UBND tỉnh Phú Yên. (2003). Địa chí Phú Yên [Phu yen Geography]. Hanoi, Vietnam: NXB
Chính trị Quốc gia.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_danh_gia_tai_nguyen_du_lich_tu_nhien_ven_bien_phu.pdf