Nghiên cứu đánh giá thể lực của tân sinh viên sư phạm không chuyên, trường Đại học Quảng Bình
2. Đánh giá kết quả học tập
Việc đánh giá môn học được sử dụng thang
điểm 10 và thang điểm chữ theo Quy chế đào
tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ
thống tín chỉ ban hành theo Thông tư hợp nhất
số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm
2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Điều kiện dự
thi là sinh viên tham dự 60% số tiết lên lớp và
tham gia đầy đủ các bài kiểm tra thường xuyên.
Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm
đánh giá thành phần của học phần nhân với
trọng số tương ứng được mô tả như sau: Chuyên
cần, thái độ 5%, kiểm tra thường xuyên 25% và
thi kết thúc học phần 70%. Để đánh giá kết quả
xếp loại môn học GDTC, chúng tôi tiến hành
thu thập kết quả học tập của 67 sinh viên ngành
sư phạm ở 03 lớp học: Giáo dục mầm non, giáo
dục tiểu học và sư phạm ngữ văn (trong đó có
17 sinh viên nam và 50 sinh viên nữ), kết quả
đánh giá xếp loại được trình bày ở bảng 4.
Phân tích kết quả đánh giá xếp loại môn học
GDTC 1 ở bảng 4 cho thấy: Có 04 sinh viên xếp
loại giỏi, chiếm tỷ lệ 5.97%; có 26 sinh viên xếp
loại khá, chiếm tỷ lệ 38.81%; có 29 sinh viên
xếp loại trung bình chiếm tỷ lệ 43.28%; có 06
sinh viên xếp loại trung bình yếu chiếm tỷ lệ
8.96% có 02 sinh viên xếp loại kém, chiếm tỷ
lệ 2.99%.
4.
3. Đánh giá kết quả kiểm tra thể lực trước
và sau môn học GDTC 1
Để đối chiếu với kết quả kiểm tra thể lực
đầu khóa học, đề tài đã tiến hành kiểm tra các
sinh viên như đã trình bày, tiến hành lấy kết
quả và so sánh với kết quả phân loại thể lực
đầu khóa học. Kết quả được trình bày ở bảng 5
và biểu đồ 1.
Phân tích so sánh kết quả ở bảng 5 và biểu đồ
1 cho thấy: Sau khi kết thúc môn GDTC 1: Các
sinh viên xếp loại “tốt” tăng 14.56% ; các sinh
viên xếp loại “đạt” tăng 39.92% và loại chưa đạt
giảm 50.48%. Điều đó có thể khẳng định hiệu
quả của chương trình GDTC 1 có tác động rất lớn
đến kết quả học tập và kết quả xếp loại thể lực
của sinh viên.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đánh giá thể lực của tân sinh viên sư phạm không chuyên, trường Đại học Quảng Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
43
- Sè 2/2020
NGHIEÂN CÖÙU ÑAÙNH GIAÙ THEÅ LÖÏC CUÛA TAÂN SINH VIEÂN
SÖ PHAÏM KHOÂNG CHUYEÂN, TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC QUAÛNG BÌNH
Tóm tắt:
Việc đánh giá thực trạng thể lực của sinh viên đầu khóa học hết sức cần thiết và quan trọng.
Thông qua các phương pháp nghiên cứu thường quy đã xếp loại được thể lực của sinh viên đầu
khóa học; tiến hành đánh giá kết quả thi kết thúc môn học; so sánh phân loại thể lực giữa đầu
khóa học với kết thúc môn học. Từ đó làm cơ sở để bổ sung điều chỉnh nội dung đề cương chi tiết
học phần phù hợp với yêu cầu thực tiễn của xã hội.
Từ khóa: Sinh viên sư phạm, thể lực, Trường Đại học Quảng Bình.
Research on assessing physicality of non-specialized pedagogical
freshmen at Quang Binh University
Summary:
Assessing the physical state of students at the beginning of learning course is very necessary
and important. Through regular research methods, the topic has classified the student’s phýicality
at the beginning of learning course and conducted an result evaluation of PE final examination. The
topic has also compared the physical classification recorded between the beginning and the end
of course. From there, it serves as a basis for supplementing and adjusting the content of the
detailed syllabus in accordance with practical requirements of society.
Keywords: Pedagogical student, physicality, Quang Binh University.
*TS, Trường Đại học Quảng Bình; Email: thuyhoangsonbuni@gmail.com
Trần Thủy*
ÑAËT VAÁN ÑEÀ
Việc triển khai kiểm tra thể lực của sinh viên
đầu khóa học và nghiên cứu cấu trúc nội dung
chương trình Giáo dục thể chất (GDTC) trong
Trường Đại học có mối quan hệ hữu cơ với
nhau. Đây là những khâu rất quan trọng, có ảnh
hưởng lớn đến chất lượng dạy và học. Quá trình
này là sự khởi đầu cho một chu trình tiếp theo
trong hoạt động giảng dạy, đánh giá, xếp loại kết
quả học tập của sinh viên.
Vì vậy, nếu xây dựng các nội dung phù hợp
sẽ nâng cao chất lượng giảng dạy, góp phần
hoàn thành mục tiêu của GDTC trong các
trường Đại học nhằm phát triển toàn diện cả thể
chất, tinh thần và trí tuệ cho sinh viên.
PHÖÔNG PHAÙP NGHIEÂN CÖÙU
Quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng
các phương pháp như: Phương pháp phân tích
và tổng hợp tài liệu, phương pháp tọa đàm,
phương pháp kiểm tra sư phạm và phương pháp
toán học thống kê.
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU VAØ BAØN LUAÄN
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn để triển khai
kiểm tra thể lực đầu khóa học
Thực hiện Công văn số 3833/BGDĐT-
GDTC ngày 23/8/2019 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
GDTC, thể thao và y tế trường học năm học
2019 – 2020;
Theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT
ngày 18/9/2008 của Bộ GD&ĐT các tiêu chuẩn
kiểm tra đánh giá bao gồm: Bật xa tại chỗ; nằm
ngửa gập bụng; chạy 30m xuất phát cao và chạy
tùy sức 5 phút [1],
Ngày 12 tháng 9 năm 2019 Trường Đại học
Quảng Bình đã triển khai kế hoạch số 1572/KH-
ĐHQB về việc kiểm tra, đánh giá thể lực sinh
viên khóa 61 hệ chính quy năm học 2019 –
2020. Mục đích nhằm xác định thực trạng thể
lực của sinh viên đầu khóa học trước khi học tập
môn GDTC. Trên cơ sở đó xây dựng và điều
chỉnh nội dung, phương pháp GDTC cho phù
44
BµI B¸O KHOA HäC
hợp với lứa tuổi sinh viên ở các chuyên ngành
đào tạo trong Nhà trường; làm cơ sở để thực
hiện Quy định về dạy, học và đánh giá kết quả
môn học GDTC tại Trường Đại học Quảng
Bình; đẩy mạnh việc thường xuyên rèn luyện
thân thể, nâng cao sức khỏe để học tập, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc cho sinh viên trong quá
trình hội nhập quốc tế [4].
2. Kết quả kiểm tra thể lực đầu khóa học
Để tiến hành đánh giá thực trạng thể lực của
sinh viên đầu khóa học, chúng tôi đã tiến hành
kiểm tra các nội dung đã lựa chọn. Số lượng
sinh viên khóa 61 nhập học tính đến thời điểm
nhập học được kiểm tra đầy đủ 04 nội dung,
cùng lứa tuổi 18 là 114 sinh viên (trong đó có
46 sinh viên nam và 68 sinh viên nữ). Căn cứ
vào tiêu chuẩn đánh giá thể lực học sinh, sinh
viên kèm theo theo Quyết định số 53 của Bộ
GD&ĐT, kết quả xếp loại được trình bày ở bảng
1 và bảng 2.
Bảng 1. Kết quả đánh giá xếp loại thể lực đầu khóa học theo từng nội dung
TT Nội dung kiểm tra
Kết quả xếp loại
Tốt Đạt Chưa đạt
mi % mi % mi %
I Nam (n = 38)
1 Bật xa tại chỗ (cm) 12 31.58 15 39.47 11 28.95
2 Nằm ngữa gập bụng (lần/30 giây) 11 28.95 23 60.53 4 10.53
3 Chạy 30m xuất phát cao (giây) 8 21.05 28 73.68 2 5.26
4 Chạy 5 phút tùy sức (m) 2 5.26 14 36.84 22 57.89
II Nữ (n = 68)
1 Bật xa tại chỗ (cm) 15 22.06 30 44.12 23 33.82
2 Nằm ngữa gập bụng (lần/30 giây) 9 13.24 41 60.29 18 26.47
3 Chạy 30m xuất phát cao (giây) 4 5.88 45 66.18 19 27.94
4 Chạy 5 phút tùy sức (m) 4 5.88 28 41.18 36 52.94
Phân tích kết quả ở bảng 1 cho thấy, trong số
chưa đạt của cả 04 nội dung chiếm tỷ lệ cao lần
lượt là: Chạy 5 phút tùy sức chiếm tỷ lệ 55.42%;
bật xa tại chỗ chiếm tỷ lệ 31.39%; nằm ngửa gập
cơ bụng chiếm tỷ lệ 18.5% và chạy 30m xuất
phát cao là 16.6%.
Phân tích kết quả đánh giá xếp loại thể lực
cả 04 nội dung ở bảng 2 cho thấy: loại “tốt” có
08 sinh viên, chiếm tỷ lệ 7.55%; loại “đạt” có
40 sinh viên chiếm tỷ lệ 37.74%; loại “chưa đạt”
có 58 sinh viên, chiếm tỷ lệ 54.42%. Như vậy
số sinh viên xếp loại “chưa đạt” vượt quá 50%
so với số sinh viên được kiểm tra.
3. Phân tích cấu trúc nội dung chương
trình GDTC 1
Việc triển khai xây dựng theo hệ thống tín
chỉ đã được áp dụng từ khóa tuyển sinh năm học
2016 – 2017 đến nay [3]. Cơ sở để xây dựng
(Nguồn: Bộ môn GDTC, Trường Đại học Quảng Bình)
Bảng 2. Kết quả đánh giá xếp loại thể lực theo QĐ 53 ở 04 nội dung
TT Giới tính
Kết quả xếp loại
Tốt Đạt Chưa đạt
mi % mi % mi %
1 Nam (n=38) 4 10.53 12 31.58 22 57.89
2 Nữ (n=68) 4 5.88 28 41.18 36 52.94
Tổng 8 7.55 40 37.74 58 54.42
45
- Sè 2/2020
chương trình là căn cứ vào Thông tư
25/2015/TT-BGDĐT Quy định về chương trình
môn học GDTC thuộc các chương trình đào tạo
trình độ đại học [2], chi tiết cấu trúc chương
trình môn GDTC 1 hệ Đại học tại Trường Đại
học Quảng Bình cụ thể ở bảng 3.
Bảng 3. Cấu trúc nội dung chương trình GDTC 1
TT Tên học phần Nội dung giảng dạy
Số tiết tín chỉ
Tổng Lýthuyết
Bài
tập Khác (*)
Thực
hành
1 GDTC 1 *(Điền kinh)
GDTC trong trường Đại học 2 2 0 0 0
Cơ sở lý luận của hoạt động thể lực 1 1 0 0 0
Kỹ thuật chạy cự ly ngắn 10 0 0 10 10
Kỹ thuật nhảy cao úp bụng 12 0 0 12 12
Kỹ thuật chạy cự ly trung bình 5 0 0 5 5
2 GDTC 1*(Thể dục)
Kiểm tra và tự kiểm tra y học TDTT 2 2 0 0 0
Đề phòng và loại trừ chấn thương
bằng phương tiện TDTT 1 1 0 0 0
Thể dục nhào lộn 15 0 0 15 15
Nhảy dây 12 0 0 12 12
3
GDTC 1 *
(Thể dục)
Dành cho
ngành giáo
dục tiểu học
Thể dục – nhảy dây 10 1 0 9 9
Điền kinh 10 1 0 9 9
Trò chơi vận động trong chương trình
Tiểu học 10 1 0 9 9
Ghi chú: - * Học một trong ba nội dung ở chương trình GDTC 1
- Khác (*) là hoạt động ngoại khóa (tùy thuộc vào điều kiện thực tiễn, giảng viên giảng dạy
sẽ lựa chọn thời gian, địa điểm, số buổi tập, các yêu cầu cụ thể và số tiết ngoại khóa
tương đương số tiết thực hành chính khóa).
Điền kinh là một trong những môn thể thao có tác dụng tốt trong việc phát triển thể lực
cho học sinh, sinh viên trong trường học các cấp (Ảnh minh họa)
46
BµI B¸O KHOA HäC
Phân tích cấu trúc nội dung chương trình ở
bảng 3 dành cho sinh viên hệ đại học cho thấy:
Với việc lựa chọn 01 trong 03 nội dung ở phần
học này là phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa
tuổi và giới tính của sinh viên cũng như các lĩnh
vực ngành nghề. Số tiết phân bổ giữa lý thuyết
và thực hành hợp lý. Việc xây dựng hoạt động
ngoại khóa cho sinh viên khoa học sẽ tạo động
lực thúc đẩy tính hăng say vận động thân thể,
xây dựng thói quen lành mạnh, đẩy lùi các tệ
nạn xã hội.
4. Tổ chức giảng dạy và đánh giá kết quả
4.1. Tổ chức giảng dạy
Như đã trình bày ở bảng 3, học phần GDTC
1 là phần học bắt buộc, được triển khai giảng
dạy vào học kỳ I, năm thứ nhất của tất cả các hệ
đào tạo chính quy, việc triển khai giảng dạy do
bộ phận chuyên môn tham mưu để triển khai
phù hợp với quy định, đảm bảo tính cân đối giữa
giảng viên, sinh viên và điều kiện cơ sở vật chất
hiện tại của Nhà trường. Tổ chức đăng ký học
tập của sinh viên được đăng ký trực tuyến, đảm
bảo việc xử lý các thông tin kịp thời, logic, khoa
học và hiện đại.
Kế hoạch học tập: sau khi phân công giảng
dạy, Bộ môn tiếp tục tham mưu với Khoa và
Nhà trường ký duyệt kế hoạch giảng dạy (thời
khóa biểu) gửi cho giảng viên giảng dạy và giáo
vụ các Khoa có sinh viên, đồng thời thông tin
trên hệ thống lên website của Khoa và Nhà
trường để toàn thể sinh viên biết [4]. Mỗi buổi
học được thiết kế 03 tiết/tuần chính khóa, nội
dung giảng dạy bám theo Đề cương chi tiết học
phần đã công khai từ đầu năm học [3].
4.2. Đánh giá kết quả học tập
Việc đánh giá môn học được sử dụng thang
điểm 10 và thang điểm chữ theo Quy chế đào
tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ
thống tín chỉ ban hành theo Thông tư hợp nhất
số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm
2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Điều kiện dự
thi là sinh viên tham dự 60% số tiết lên lớp và
tham gia đầy đủ các bài kiểm tra thường xuyên.
Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm
đánh giá thành phần của học phần nhân với
trọng số tương ứng được mô tả như sau: Chuyên
cần, thái độ 5%, kiểm tra thường xuyên 25% và
thi kết thúc học phần 70%. Để đánh giá kết quả
xếp loại môn học GDTC, chúng tôi tiến hành
thu thập kết quả học tập của 67 sinh viên ngành
sư phạm ở 03 lớp học: Giáo dục mầm non, giáo
dục tiểu học và sư phạm ngữ văn (trong đó có
17 sinh viên nam và 50 sinh viên nữ), kết quả
đánh giá xếp loại được trình bày ở bảng 4.
Phân tích kết quả đánh giá xếp loại môn học
GDTC 1 ở bảng 4 cho thấy: Có 04 sinh viên xếp
loại giỏi, chiếm tỷ lệ 5.97%; có 26 sinh viên xếp
loại khá, chiếm tỷ lệ 38.81%; có 29 sinh viên
xếp loại trung bình chiếm tỷ lệ 43.28%; có 06
sinh viên xếp loại trung bình yếu chiếm tỷ lệ
8.96% có 02 sinh viên xếp loại kém, chiếm tỷ
lệ 2.99%.
4.3. Đánh giá kết quả kiểm tra thể lực trước
và sau môn học GDTC 1
Để đối chiếu với kết quả kiểm tra thể lực
đầu khóa học, đề tài đã tiến hành kiểm tra các
sinh viên như đã trình bày, tiến hành lấy kết
quả và so sánh với kết quả phân loại thể lực
đầu khóa học. Kết quả được trình bày ở bảng 5
và biểu đồ 1.
Phân tích so sánh kết quả ở bảng 5 và biểu đồ
1 cho thấy: Sau khi kết thúc môn GDTC 1: Các
sinh viên xếp loại “tốt” tăng 14.56% ; các sinh
viên xếp loại “đạt” tăng 39.92% và loại chưa đạt
giảm 50.48%. Điều đó có thể khẳng định hiệu
quả của chương trình GDTC 1 có tác động rất lớn
đến kết quả học tập và kết quả xếp loại thể lực
của sinh viên.
Bảng 4. Kết quả đánh giá xếp loại
môn học GDTC 1
TT Xếp loại
Kết quả xếp loại
mi Tỷ lệ %
1 Giỏi (A) 4 5.97
2 Khá (B) 26 38.81
3 Trung bình (C) 29 43.28
4 Trung bình yếu (D) 6 8.96
5 Kém (F) 2 2.99
Tổng 67
(Nguồn: Phòng Đào tạo,Trường Đại học Quảng Bình)
47
- Sè 2/2020
Bảng 5. Kết quả so sánh giữa đầu khóa học và sau khi kết thúc môn GDTC 1
TT Xếp loại
Nhóm kiểm tra
Đầu khóa học Kết thúc GDTC 1
Nam Nữ Nam Nữ
mi % mi % mi % mi %
1 Tốt 4 10.53 4 5.88 4 23.53 11 22.00
2 Đạt 12 31.58 28 41.18 12 70.59 37 74.00
3 Chưa đạt 22 57.89 36 52.94 1 5.88 2 4.00
Biểu đồ 1. Kết quả so sánh giữa đầu khóa học và kết thúc môn GDTC 1
Đầu khóa học Kết thúc GDTC 1
Nam NamNữ Nữ
KEÁT LUAÄN
Thể lực của sinh viên hệ đại học năm thứ
nhất Trường Đại học Quảng Bình đầu khóa học
xếp loại “tốt” chiếm tỷ lệ 7.55%, loại “đạt”
chiếm tỷ lệ 37.74% và loại chưa đạt chiếm tỷ lệ
54.42%. Cấu trúc nội dung chương trình GDTC
1 dành cho sinh viên đại học Quảng Bình phù
hợp với đặc điểm người học, tỷ lệ phân bỗ giữa
lý thuyết, thực hành và ngoại khóa hợp lý. So
sánh kết quả kiểm tra theo phân loại giữa đầu
khóa học và kết thúc môn GDTC 1 cho thấy:
Các sinh viên xếp loại “tốt” tăng 14.56%, các
sinh viên xếp loại “đạt” tăng 39.92% và loại
chưa đạt giảm 50.48%.
TAØI LIEÄU THAM KHAÛ0
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết
định số 53/2008/QĐ-BGDĐT quy định về đánh
giá, xếp loại thể lực HSSV.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Thông tư
quy định về chương trình môn học giáo dục thể
chất thuộc các chương trình đào tạo trình độ
đại học.
3. Trường Đại học Quảng Bình (2019), Đề
cương chi tiết học phần Giáo dục thể chất trình
độ CĐ và ĐH.
4. Trường Đại học Quảng Bình (2019), Kế
hoạch 1572 về việc kiểm tra, đánh giá thể lực sinh
viên khóa 61 hệ chính quy năm hoc̣ 2019 – 2020.
5.
Quang-Binh/PortalDetail/Tin
tuc/THOI_KHOA_BIEU_MON/442/11561.
(Bài nộp ngày 16/3/2020, Phản biện ngày
25/3/2020, duyệt in ngày 24/4/2020)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_danh_gia_the_luc_cua_tan_sinh_vien_su_pham_khong.pdf