Các liệu pháp tái tưới máu, điều trị kháng
tiều cầu và kháng đông
Ngược với kết quả chưa đúng với mong đợi
của thời gian tái tưới máu, các điều trị nội khoa
kết hợp hiện tại ở 6 trung tâm tham gia nghiên
cứu là gần như lý tưởng: gần 90% bệnh nhân
được can thiệp mạch vành trong khi chỉ có 1,6%
bệnh nhân dùng tiêu sợi huyết, có thể giải thích
là các đơn vị nhận bệnh đều có tim mạch học can
thiệp nên xu hướng can thiệp là nổi bật; 96%
bệnh nhân dùng clopidogrel và đa số có dùng
liều nạp, 98% bệnh nhân dùng heparin theo
hướng dẫn của các khuyến cáo chuyên ngành và
chủ yếu là heparin trọng lượng phân tử thấp.
Kết cục trong bệnh viện có xu hướng không cao,
chỉ 2,3% dù thời gian tái tưới máu chưa đạt yêu
cầu của khuyến cáo. Cần lưu ý là tỉ lệ tử vong
ghi nhận trong nghiên cứu chỉ tính trên các bệnh
nhân tử vong tại bệnh viện mà chưa tính đến
bệnh nhân tử vong sau xuất viện do người nhà
xin cho về.
Hạn chế của nghiên cứu
REPERFUSION-TIME là nghiên cứu cắt
ngang không có theo dõi dọc nên không thể chỉ
ra mối tương quan giữa thời gian tái tưới máu
với các kết cục trong bệnh viện
Không có theo dõi dọc theo thời gian nên
không thể đánh giá ảnh hưởng của tái tưới máu
lên các kết cục sau xuất viện, đặc biệt là thời
điểm 30 ngày.
Không chỉ ra được ảnh hưởng của từng thời
đoạn lên thời gian cửa-bóng nhằm giúp tập
trung cải thiện thời đoạn đó
Không mô tả đầy đủ quy trình nhận bệnh
nhân để có thể tìm hiểu sâu lý do vì sao thời gian
tái tưới máu kéo dài
Mặc dù có những hạn chế trên, đây vẫn là
một nghiên cứu đầu tiên chỉ ra rằng thời gian tái
tưới máu tại các trung tâm lớn của Việt nam
chưa đạt yêu cầu, cần có những giải pháp để cải
thiện trong tương lai. Cần có các nghiên cứu
khác với các thiết kế phù hợp giúp đánh giá và
tìm nguyên nhân của sự chậm trễ này.
11 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 85 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đánh giá thời gian tái tưới máu trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim ST chênh lên tại các trung tâm tim mạch lớn có đơn vị can thiệp tim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 27
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ THỜI GIAN TÁI TƯỚI MÁU
TRÊN BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM ST CHÊNH LÊN
TẠI CÁC TRUNG TÂM TIM MẠCH LỚN CÓ ĐƠN VỊ CAN THIỆP TIM
Võ Thành Nhân*, Trương Quang Bình**, Hồ Thượng Dũng***, Đỗ Quang Huân****,
Nguyễn Cửu Lợi*****, Thân Hà Ngọc Thể******
TÓM TẮT
Cơ sở khoa học: Các hướng dẫn lâm sàng đều khuyến cáo các bệnh viện có điều trị bệnh nhân nhồi máu cơ
tim ST chênh lên bằng can thiệp mạch vành qua da cấp cứu cần phải thực hiện thủ thuật này trong vòng 90 phút
kể từ khi bệnh nhân đến khám hay nhập viện. Ở Việt Nam, chưa có các dữ liệu về thời gian thực cửa-bóng trong
thực hành lâm sàng. Hiểu biết về thời gian này có thể giúp các bệnh viện đề ra các chiến lược thích hợp để làm
giảm thiểu tử vong do làm giảm thời gian quan trọng này trên bệnh nhân nhồi máu cơ tim ST chênh lên.
Mục tiêu và phương pháp: Mục tiêu chính của nghiên cứu là đánh giá trung vị thời gian cửa bóng và cửa
kim trên bệnh nhân nhập viện vì nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên tại các bệnh viện lớn và xác định tỉ lệ bệnh
nhân đạt thời gian cửa-bóng < 90 phút như khuyến cáo. Đây là một nghiên cứu quan sát, tiền cứu, đa trung tâm
thực hiện tại các khoa Tim mạch Can thiệp thuộc 6 bệnh viện ở miền Nam Việt Nam. Các thông tin thu thập từ
mỗi bệnh nhân bao gồm đặc tính nhân trắc học, điện tâm đồ và dấu ấn của tim, liệu pháp tái tưới máu bao gồm
tiêu sợi huyết hay can thiệp mạch vành cấp cứu, các thời gian cửa-bóng và cửa-kim cùng các liệu pháp kháng tiểu
cầu.
Kết quả: Có 305 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nhận vào nghiên cứu. Trong đó 77% bệnh nhân là nam. Tuổi
trung bình là 61,5 +13,5 và 60% bệnh nhân trên 65 tuổi. Có 91,8% bệnh nhân được điều trị bằng can thiệp mạch
vành cấp cứu. Thời gian trung vị cửa-bóng là 154 phút (bách phân vi: 85,180). Trong số bệnh nhân được can
thiệp mạch vành, chỉ có 30% có thời gian cửa-bóng đạt < 90 phút. Chỉ có 5 bệnh nhân được điều trị bằng tiêu sợi
huyết nguyên phát và thời gian cửa-kim là 335 phút (bách phân vị: 5, 670)
Kết luận: Đây là một nghiên cứu sơ bộ đầu tiên về thời gian tái tưới máu tại Việt Nam, và nghiên cứu này
mô tả chi tiết quá trình can thiệp tại 6 đơn vị can thiệp tim mạch lớn tại Việt Nam với thời gian tái tưới máu dài
hơn rất nhiều so với đích khuyến cáo. Nghiên cứu này cho thấy cần phải có sự thay đổi trong quy trình xử trí để
không chỉ cải thiện thời gian tái tưới máu mà còn cải thiện phương thức điều trị bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp
có ST chênh lên.
Từ khóa: thời gian cửa bong, thời gian tái tưới máu, nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên
ABSTRACT
REPERFUSION TIME STUDY IN HOSPITALS HAVING INTERVENTIONAL CARDIOLOGY UNIT
Vo Thanh Nhan, Truong Quang Binh, Ho Thuong Dung, Do Quang Huan, Nguyen Cuu Loi,
Than Ha Ngoc The * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 27 - 37
Background: Clinical guidelines recommend that hospitals providing primary percutaneous coronary
intervention to patients with ST segment elevation myocardial infarction (STEMI) should treat patients within
* Khoa Tim mạch Can Thiệp - Bệnh Viện Chợ Rẫy **Bệnh Viện Đại Học Y Dược Tp HCM
***Bệnh viện Thống Nhấ, Tp HCM ****Viện Tim, Tp HCM
*****Trung Tâm Tim Mạch - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế ******Bệnh Viện Nhân Dân 115 Tp HCM
Tác giả liên lạc: PGS.TS.BS. Võ Thành Nhân ĐT: 0903338192 Email: drnhanvo@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 28
90 minutes of contact with the medical system or admission to hospital. In Viet nam, the data on door-to-balloon
time was not available and it is necessary to know this important interval in current daily practice. The knowledge
of the median (or average, depending on the type of distribution) of this time can help hospitals to elaborate
strategies to achieve target of door-to-balloon time then to decrease the mortality in STEMI management.
Objectives and method: The primary objective of this study was to know the median of door-to-needle and
door – to - balloon time of STEMI patients admitted in major hospital and to determine the percentage of patient
who achieved the door-to-balloon les than 90 minutes. This is an observational, prospective, multi-centre study
which was conducted in interventional departments from 6 hospitals in the South of Vietnam. All STEMI
patients who satisfied the inclusion and exclusion criteria were enrolled in the study. The information collected
about each patient include baseline demographics, ECG and cardiac marker data, reperfusion therapy, fibrinolytic
treatment or primary PCI, the time from hospital admission to needle and balloon inflation and antiplatelet
therapies.
Results: There were 305 eligible patients entered the study. Seventy seven percent of patients were male. The
mean age of eligible patients was 61.5 ± 13.5 years old, 60% were 65 years of age or older. There were 91.8% of
patients were trated by primary PCI. The median door-to-ballon time of these patients was 154 minutes
(interquatile: 85, 180). Among primary PCI patients, there were only 30% of patients had the door – to - balloon
time less than 90 minutes. There were only 5 patients treated by primary thrombolytic therapy and the median
door-to-needle time was 335 minutes (interquatile: 5, 670).
Conclusion: As the first registry on reperfusion time conducted in Viet Nam, this study provides details of
the time delay at 6 major cardiological intervention centers in Viet nam with reperfusion time much longer than
recommended target. This study results may lead to changes of current process in hospitals for improving not only
the median reperfusion time but also in medical treatment for STEMI patients.
Key words: door – to – balloon time, reperfusion time, ST segment elevation myocardial infarction
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhồi máu cơ tim cấp có nguyên nhân chủ
yếu là huyết khối, tạo nên trên nền của mảng xơ
vữa bị vỡ, làm tắc hoàn toàn động mạch vành
thủ phạm(7). Đây là bệnh l ý gây tử vong hàng
đầu tại Mỹ(1). Mặc dù chưa có số liệu thống kê
đầy đủ, nhồi máu cơ tim cấp cũng là bệnh lý tim
mạch đang gia tăng tại Việt Nam. Các liệu pháp
như tiêu sợi huyết hay can thiệp động mạch
vành qua da (PCI) có tác dụng tái tưới máu dòng
máu đi qua chỗ tắc. Dù liệu pháp nào được sử
dụng, thời gian để tái tưới máu càng kéo dài thì
nguy cơ suy thất trái và tử vong càng gia
tăng(3,6,10,11,12,13,14,15,16,23,25,29). Nhanh chóng khởi động
liệu pháp tái tưới máu hoặc là với thuốc tiêu sợi
huyết hoặc bằng can thiệp động mạch vành qua
da giúp giới hạn kích thước ổ nhồi máu và gia
tăng tỉ lệ sống còn(4). Thời gian tái tưới máu trên
bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có đoạn ST
chênh lên trên điện tâm đồ, được điều trị bằng
tiêu sợi huyết, có giá trị tiên lượng hằng định về
tỉ lệ tử vong của bệnh nhân(23,36). Các nghiên cứu
tổng hợp từ nhiều nghiên cứu ngẫu nhiên, tiền
cứu cho thấy tỉ lệ tử vong giảm đến gần 25% nếu
dùng tiêu sợi huyết sớm(8,37). Thời gian cửa-bóng
(door – to - balloon time = D2B) là thời gian từ
lúc nhập viện cho đến lúc được can thiệp động
mạch vành qua da (PCI) cấp cứu trên bệnh nhân
nhồi máu cơ tim cấp có đoạn ST chênh lên, và
thời gian này liên quan chặt chẽ với tỉ lệ sống
còn của bệnh nhân cũng như chất lượng chăm
sóc và điều trị. Ở bệnh nhân điều trị bằng PCI
cấp cứu, mỗi 30 phút chậm trễ làm tăng nguy cơ
tương đối tỉ lệ tử vong sau một năm là 7,5%(4,35).
Hướng dẫn của ACC/AHA cũng như của ESC
2007 về điều trị nhồi máu cơ tim cấp ST chênh
lên (STEMI) đều khuyến cáo thực hiện điều trị
tiêu sợi huyết với thời gian cửa kim < 30 phút
hoặc thời gian cửa-bóng < 90 phút nếu PCI nhằm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 29
giảm tỉ lệ tử vong ở những bệnh nhân nhồi máu
cơ tim cấp(4,35). Hướng dẫn của ACC/AHA về
STEMI cũng gợi ý rằng nếu thời gian thực hiện
PCI chậm trễ quá 60 phút, liệu pháp tiêu sợi
huyết nên được xem xét(4,20,30,35). Nghiên cứu
GRACE (Global Registry of Acute Coronary
Events) nhận thấy trên bệnh nhân điều trị bằng
tiêu sợi huyết, mỗi 10 phút chậm trễ so với thời
khoảng thời gian quy định là 30-60 phút làm
tăng 0,30% tỉ lệ tử vong trong 6 tháng và tăng
0,18% nếu thời gian cửa bóng vượt quá khung
thời gian 90-150 phút(30).
Tuy vậy trên thực tế lâm sàng, ngay tại
Mỹ, nơi mà hệ thống y tế được tổ chức khá
hoàn hảo, vẫn có một tỉ lệ lớn bệnh nhân
không được thực hiện các liệu pháp trên trong
khoảng thời gian như khuyến cáo(18,28). Một
điều tra mang tên National Registry of
Myocardial Infarction (NRMI) tại Mỹ thực
hiện trong khoảng thời gian từ 1994 đến 1998,
trên hơn 27.000 bệnh nhân từ 661 bệnh viện
tuyến sau và bệnh viện khu vực có khả năng
can thiệp cấp cứu cho thấy thời gian cửa-bóng
trung vị kéo dài đến 1 giờ 56 phút (116 phút),
thời gian này càng dài thì tỉ lệ tử vong trong
bệnh viện càng tăng(28). NRMI-3 - 4 là các quan
sát tiếp sau trong khoảng thời gian 4 năm từ
1999-2002 nhận thấy, năm 1999 chỉ có 46%
bệnh nhân điều trị bằng tiêu sợi huyết trong
thời gian khuyến cáo < 30 phút và chỉ có 35%
bệnh nhân có thời gian cửa-bóng < 90 phút (18).
Thời gian cửa-đâm kim và cửa-bóng là các
thông số phụ thuộc nhiều vào quy trình tiếp
nhận và điều trị bệnh nhân nhồi máu cơ tim
cấp tại từng bệnh viện. Việc đánh giá và tìm
hiểu khâu nào của quy trình đó kéo dài dẫn
đến kéo dài quy trình chung hoặc có thể cải
thiện để rút ngắn từng khâu của quy trình sẽ
giúp rút ngắn các thông số quan trọng này là
việc làm rất quan trọng. Tại Mỹ, kết quả của
nhiều cuộc điều tra tại các bang khác nhau cho
thấy có thể rút ngắn các thông số trên nếu
từng đơn vị tham gia vào quy trình điều trị
bệnh nhân nhận thức được vấn đề và được
đào tạo huấn luyện kỹ nhằm rút ngắn thời
gian của từng khâu. Các chiến lược được
khuyến nghị bao gồm: (1) phòng cấp cứu kích
hoạt đơn vị thông tim (2) thiết lập hệ thống
gọi 1 lần để kích hoạt đơn vị thông tim (3) đơn
vị thông tim có mặt trong vòng 20-30 phút sau
khi được gọi (4) hỗ trợ của ban lãnh đạo bệnh
viện trong việc rút ngắn thời gian tái tưới máu
tại bệnh viện (5) đơn vị thông tim và cấp cứu
luôn theo dõi các thông số để trao đổi và
thông tin cho nhau (6) làm việc theo nhóm để
đạt thời gian đích mong muốn.
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây,
chuyên ngành tim mạch học can thiệp ngày càng
phát triển tại các thành phố lớn. Ngày càng có
nhiều đơn vị thông tim thực hiện được can thiệp
mạch vành qua da cấp cứu. Tuy vậy, cho đến
nay, chưa có một nghiên cứu quy mô lớn đa
trung tâm nào tại các bệnh viện có đơn vị thông
tim về thời gian tái tưới máu nhằm tìm hiểu xem
thời gian cửa-đâm kim (gọi tắt là cửa-kim) và
cửa-bơm bóng (gọi tắt là cửa-bóng) là bao nhiêu
cũng như tỉ lệ bệnh nhân đạt các khoảng thời
gian này theo khuyến cáo là bao nhiêu. Việc thực
hiện một nghiên cứu như vậy sẽ giúp cho các
đơn vị có điều kiện cải thiện các quy trình điều
trị tại các bệnh viện nhằm điều trị bệnh nhân tốt
hơn, từ đó giảm tỉ lệ tử vong và các biến chứng
do chậm trễ tái tưới máu. Do vậy, nghiên cứu
này có mục tiêu chính là tìm hiểu thời gian cửa-
kim và cửa-bóng tại các bệnh viện có đơn vị can
thiệp tim mạch tại Việt Nam.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu REPERFUSION-TIME là một
nghiên cứu cắt ngang, đa trung tâm nhằm mục
đích mô tả tình hình thực tế trong điều kiện thực
hành hàng ngày việc điều trị nhồi máu cơ tim
cấp tại các bệnh viện lớn có đơn vị thông tim và
tìm hiểu khoảng cách giữa các hướng dẫn thực
hành lâm sàng trong và ngoài nước với thực tế
điều trị trong bệnh viện hàng ngày trên đối
tượng bệnh nhân này thông qua 2 thông số là
thời gian cửa-kim và thời gian cửa-bóng. Mục
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 30
tiêu phụ của nghiên cứu là xác định tỉ lệ bệnh
nhân đạt thời gian cửa-kim dưới 30 phút và thời
gian cửa-bóng dưới 90 phút cũng như quy trình
điều trị bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp tại các
bệnh viện này. Nghiên cứu cũng sẽ khảo sát việc
sử dụng các liệu pháp kháng tiểu cầu trên các
bệnh nhân này.
Đây là một nghiên cứu sơ bộ với thời gian
tuyển bệnh kéo dài trong 12 tháng kể từ tháng 12
năm 2008. Mỗi trung tâm có một nghiên cứu
viên chính là bác sĩ thuộc đơn vị tim mạch học
can thiệp là đại diện cho trung tâm của mình.
Nghiên cứu viên bao gồm các bác sĩ chuyên
khoa tim mạch, bác sĩ tại khoa cấp cứu và bác sĩ
tại các phòng khám của các bệnh viện có nhận
bệnh nhân hội chứng mạch vành cấp. Trước khi
tiến hành nghiên cứu tại các trung tâm, một bản
câu hỏi thăm dò về tình hình chung của các
trung tâm được thực hiện để có đánh giá chung.
Bệnh nhân hội đủ tiêu chuẩn nhận bệnh phải
do bác sĩ tham gia nghiên cứu đánh giá. Một khi
bệnh nhân đã hội đủ tiêu chuẩn nhận bệnh và
loại trừ của nghiên cứu, bệnh nhân hay người
nhà bệnh nhân sẽ được thông tin về mục tiêu
của nghiên cứu và nếu đồng ý bệnh nhân sẽ ký
thoả thuận đồng ý tham gia vào nghiên cứu.
Tiêu chuẩn nhận vào nghiên cứu
Tiêu chuẩn nhận bệnh bao gồm:
Bệnh nhân ≥ 18 tuổi.
Bị đau thắt ngực và nhập viện trong vòng 24
giờ sau khi khởi phát triệu chứng.
Bệnh nhân có bản ghi điện tim đầu tiên cho
thấy có ST chênh lên hay có blốc nhánh trái mới
xuất hiện.
Bệnh nhân (hay người nhà là đại diện hợp
pháp của bệnh nhân) đồng ý ký thoả thuận tham
gia nghiên cứu.
Không nhận vào nghiên cứu
Bệnh nhân không bị đau thắt ngực, bệnh
nhân với thời gian khởi phát không được biết rõ,
bệnh nhân có bản ghi điện tâm đồ không xác
định rõ chẩn đoán hay không có giá trị.
Bệnh nhân nhập viện trên 24 giờ.
Bệnh nhân không được chẩn đoán là nhồi
máu cơ tim ST chênh lên sau khi nhập viện.
Bệnh nhân không đồng ý k ý thoả thuận
tham gia nghiên cứu.
Tiêu chuẩn đánh giá
Các thông tin thu thập tại thời điểm nhận
bệnh bao gồm:
Các thông tin nhân trắc học: tuổi, giới, cân
nặng, chiều cao, chỉ số khối lượng cơ thể (Body
Mass Index=BMI).
Tiền sử y khoa.
Sinh hiệu: mạch, huyết áp, nhịp thở.
Các yếu tố nguy cơ tim mạch và các bệnh tim
mạch kết hợp.
Phân tầng nhồi máu cơ tim: thang điểm TIMI
Các thủ thuật thực hiện trong bệnh viện: tiêu
sợi huyết hay can thiệp mạch vành qua da.
Các kết cục trong bệnh viện.
Điều trị kháng tiểu cầu và kháng đông, bao
gồm thời điểm bắt đầu dùng và thời gian dự tính
sử dụng.
Thời gian trung vị cửa-bóng và cửa-kim
được xác định theo từng trung tâm và cho toàn
nghiên cứu. Các nghiên cứu viên tham gia vào
việc điền chi tiết này phải đảm bảo ghi ở các thời
điểm chính xác và cùng tương đồng nhau về
thời gian ghi nhận. Thời gian cửa-kim là thời
gian từ lúc bệnh nhân nhập viện cụ thể là lúc vào
đến phòng cấp cứu hay phòng khám đến lúc
đâm kim để thực hiện truyền thuốc tiêu sợi
huyết. Còn thời gian cửa-bóng được xác định
qua các thời đoạn sau:
Thời gian từ lúc nhập viện đến lúc có bản
ghi điện tâm đồ 12 chuyển đạo đầu tiên. Thời
gian này do bác sĩ cấp cứu hay bác sĩ phòng
khám ghi nhận.
Thời gian từ lúc có bản ghi điện tâm đồ 12
chuyển đạo đầu tiên đến khi có hội chẩn với
khoa tim mạch và có chẩn đoán nhồi máu cơ tim
ST chênh lên. Thời gian này do bác sĩ cấp cứu
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 31
hay bác sĩ phòng khám ghi nhận.
Thời gian từ lúc có chẩn đoán nhồi máu cơ
tim đến khi bệnh nhân được đưa lên phòng
thông tim và bơm bóng ngay chỗ tổn thương
trong quá trình can thiệp. Thời gian này do bác sĩ
phòng thông tim ghi nhận.
Tỉ lệ bệnh nhân đã được chẩn đoán nhồi
máu cơ tim có ST chênh lên có thời gian cửa-kim
để thực hiện tiêu sợi huyết là dưới 30 phút và
thời gian cửa - bóng tức thời gian từ lúc nhập
viện đến lúc đến phòng thông tim và bơm bóng
dưới 90 phút.
Thời gian từ lúc có chẩn đoán nhồi máu cơ
tim cấp đến khi khởi đầu liệu pháp kháng đông
hay kháng tiểu cầu
Quy trình hiện tại điều trị bệnh nhân nhồi
máu cơ tim cấp tại phòng cấp cứu, khoa tim
mạch cũng như khoa can thiệp tim mạch.
Xử l ý thống kê
Các biến định tính như giới tính, tiền sử y
khoa và các yếu tố nguy cơ, các đặc tính lâm
sàng, các thủ thuật, kết cục tại bệnh viện sẽ được
mô tả bằng tần xuất, tỉ lệ với khoảng tin cậy 95%.
Các biến định lượng sẽ được mô tả bằng trung
bình, trung vị với độ lệch chuẩn. Trung vị và
khoảng bách phân vị sẽ được ghi nhận cho thời
gian cửa-bóngvà thời gian cửa-đâm kim. Mô tả
thống kê sẽ được thực hiện bằng phần mềm
STATA phiên bản 9.0. Giá trị p < 0,05 biểu thị có
ý nghĩa thống kê. Vì chỉ là một nghiên cứu sổ bộ,
quan sát, việc tính cỡ mẫu cho nghiên cứu không
được đặt ra. Tuy nhiên, cở mẫu ban đầu dự định
là 300 bệnh nhân và phân bổ số bệnh nhân tiếp
nhận tại các trung tâm đều dựa trên số lượng
bệnh nhân thực tế đã có trong năm 2007 tại các
trung tâm tham gia nghiên cứu.
KẾT QUẢ
Các đặc tính nhân trắc học của dân số
nghiên cứu
Tổng số bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chọn
bệnh là 305 người được thu nhận liên tiếp
nhau tại 6 trung tâm có đơn vị can thiệp tim
mạch là bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh viện Đại học
Y dược thành phố Hồ chí Minh, bệnh viện
Nhân Dân 115, bệnh viện Thống Nhất, Viện
Tim- Tp HCM và Trung tâm tim mạch thuộc
bệnh viện đa khoa trung ương Huế từ tháng
12/2008 đến tháng 12/2009. Bệnh nhân đầu tiên
được nhận và ngày 8/12/2008 và bệnh nhân
cuối cùng được nhận vào nghiên cứu là ngày
30/12/2009. Tất cả bệnh nhân đều hội đủ tiêu
chuẩn chẩn đoán nhồi máu cơ tim có đoạn ST
chênh lên và đều ký thỏa thuận đồng ý tham
gia vào nghiên cứu. Bảng 1 mô tả đặc điểm
nhân trắc học của 305 bệnh nhân này.
Bảng 1: Đặc điểm nhân trắc học của bệnh nhân đủ
tiêu chuẩn nhận bệnh
Đặc điểm n=305
Tuổi trung bình (năm, SD) 61,5 (13,5)
Giới nam (%) 76,7
Cân nặng trung bình (Kg, SD) 60,0 (10,0)
Chiều cao trung bình (cm, SD) 161,3 (10,9)
BMI trung bình (kg/m
2
, SD) 23,0 (3,0)
Chu vi vòng eo trung bình (cm, SD) 84,1 (8,8)
Chú thích: SD: standard deviation = độ lệch chuẩn
Có khoảng 78% bệnh nhân trên 50 tuổi trong
đó 7,5% trên 80 tuổi, có 5% bệnh nhân có độ tuổi
< 40. Có 25% bệnh nhân có BMI từ 23 kg/m2 trở
lên, thừa cân theo tiêu chuẩn của WHO cho
người Châu Á. Nếu dựa trên tiêu chuẩn của IDF
(Liên đoàn đái tháo đường Thế giới) về số đo
vòng eo, có 34% ở cả nam và nữ có béo phì bụng.
Thông tin lúc nhập viện
Phần lớn (67%) bệnh nhân là do một bệnh
viện khác, thường là bệnh viện tuyến dưới,
chuyển đến bệnh viện tham gia nghiên cứu. 30%
bệnh nhân tự đến và 3% bệnh nhân là do khoa
khác của cùng bệnh viện nơi nghiên cứu chuyển
đến đơn vị tim mạch can thiệp. Một phần ba
trường hợp chuyển viện là xuất phát từ các bệnh
viện đa khoa khu vực. Gần như toàn bộ bệnh
nhân (98%) đến khoa cấp cứu là khoa đầu tiên
tiếp nhận họ.
Đặc điểm yếu tố nguy cơ của nhóm bệnh
nhân nghiên cứu
Bảng 2 mô tả tỷ lệ các yếu tố nguy cơ tim
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 32
mạch hiện có của bệnh nhân.
Bảng 2: Đặc điểm nguy cơ tim mạch
(%)
Nam > 55 tuổi, nữ > 65 tuổi 63,6
Chu vi vòng eo tăng (theo IDF) 34,1
BMI tăng (thừa cân hoặc béo phì) 25
Rối loạn lipid máu, trong đó 12,8
Đã điều trị 87,2
Đã được kiểm soát 20,5
Tăng huyết áp 48,2
Đã điều trị 83
Đã được kiểm soát 40,2
Bệnh phổi mạn 29
Đái tháo đường týp 1 hoặc 2 15,7
Đã điều trị 91,7
Đã được kiểm soát 45,5
Tiền sử cá nhân có bệnh mạch vành, trong đó 8,2
Đau thắt ngực ổn định 44
Hẹp > 50% trên chụp mạch vành 4,0
Tiền sử nhồi máu cơ tim 36
Có PCI 12
Phẫu thuật bắc cầu 4,0
Tiền sử tai biến mạch máu não/cơn thoáng thiếu
máu não
3,0
Tiền sử gia đình có bệnh tim mạch sớm
Bệnh mạch vành 3,3
Bệnh mạch máu não 3,9
Bệnh mạch máu ngoại biên 0,3
Đang hút thuốc 55,7
Nghiện rượu 3,0
* bệnh nhân có thể có hơn một bệnh lý kết hợp
Mô tả các dấu hiệu lâm sàng lúc nhập viện
Các đặc điểm này được mô tả trong bảng 3
bên dưới.
Bảng 3: Mô tả đặc điểm các dấu hiệu lầm sàng
Dấu hiệu lâm sàng
Huyết áp tâm thu trung bình (mmHg), (SD) 120 (24)
Huyết áp tâm trương trung bình (mmHg), (SD) 72 (13)
Trung bình nhịp thở (SD) 21 (4)
Trung bình nhịp tim (SD) 78 (17)
Trung bình điểm TIMI 4,4
Tĩnh mạch cổ nổi (%) 4,3
Killip độ 1 và 2 93,1
Killip 3 và 4 6,9
Đặc điểm các xét nghiệm cận lâm sàng
Các dấu ấn của tim: bảng 4 mô tả đặc điểm các
dấu ấn của tim bao gồm Troponin T, I và CK-MB
tại các thời điểm lúc nhận bệnh, 6 giờ và 24 giờ.
Chỉ có được 291 bệnh nhân trong số 305 bệnh
nhân có ghi nhận men tim
Bảng 4: Đặc điểm các dấu ấn của tim
Lúc nhập
viện
Sau 6 giờ Sau 24 giờ
Troponin T
(mg/dL)
Trung bình 25,8 8,5 6,5
Trung vị 0,5 8,1 7,2
Inter-quartile (0,18) (3,6, 16,2) (1,8, 10,8)
Troponin I
(mg/dL)
Trung bình 4,3 14,7 24,3
Trung vị 0,5 2,4 12,1
Inter-quartile (0,2,1) (1, 18,7) (1, 33)
CK-MB
(mmol/dL)
Trung bình 84,8 206,4 140,0
Trung vị 34 184 106
Inter-quartile (18, 90) (91, 289) (53, 177)
Điện tâm đồ
Có 47,2% bệnh nhân có đoạn ST chênh lên >
1mm ở các chuyển đạo chi và > 2mm ở các
chuyển đạo trước ngực. Trong đó gặp nhiều
nhất là đoạn ST chênh ở các chuyền đạo DII, DIII
và AVF (47,5%). Tỷ lệ bệnh nhân có blốc nhánh
trái mới xuất hiện là 1,3%
Đặc điểm tổn thương mạch vành khi chụp mạch
vành có cản quang
Vị trí Tỉ lệ %
Tắc nhánh trái 61,4
Nhánh mũ 18,6
Nhánh trước trái 78,5
Không ghi nhận được 2,9
Tắc nhánh phải 38,2
Đặc điểm các liệu pháp tái tưới máu
Tỷ lệ bệnh nhân có can thiệp bằng ít nhất
một liệu pháp tái tưới máu là 91,8% trong đó tiêu
sợi huyết nguyên phát là 1,6%, can thiệp mạch
vành cấp cứu là 89,5%, phẫu thuật bắc cầu là
2,1%, can thiệp mạch vành cứu vãn là 2,5%.
Tiêu chí đánh giá chính: thời gian cửa kim
và cửa bóng
Bảng 5 mô tả các thời đoạn liên tiếp nhau từ
lúc bệnh nhân có triệu chứng đến khi được bệnh
viện thông tim hay dùng thuốc tiêu sợi huyết.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 33
Bảng 5:
Trung bình, Trung vi
& inter-quatile
Chung Trung tâm 1 Trung tâm 2 Trung tâm 3 Trung tâm 4 Trung tâm 5 Trung tâm 6
1.Thời gian từ lúc có triêu chứng
đến khi quyết định đi bệnh viện
(phút)*
116
60
(30, 120)
89
30
(20, 90)
105
45
(30, 135)
142
60
(30, 120)
158
105
(60, 210)
108
40
(30, 150)
117
60
(15, 120)
2. Thời gian từ lúc có triệu chứng
đến lúc tới bệnh viện đầu tiên
(phút)*
147
105
(60, 190)
122
90
(45, 165)
130
52,5
(45, 210)
204
160
(90, 270)
187
120
(60, 195)
131
108
(60, 180)
93
95
(38, 143)
3. thời gian từ lúc có triệu chứng
đến lúc tới bệnh viện có can
thiệp (phút)*
298
245
(135, 413)
334
270
(180, 495)
185
120
(90, 263)
344
275
(180, 420)
306
225
(135, 410)
284
210
(143, 415)
190
145
(95, 260)
4. Thời gian di chuyển ban đầu
(phút)**
55
30
(20, 75)
50
30
(20, 80)
40
30
(15, 30)
76
60
(30, 105)
60
28
(12,5, 30)
46
30
(20, 50)
41
25
(15, 90)
5. Thời gian di chuyển hiệu quả
(phút)*
190
138
(60, 265)
274
205
(112,5, 353)
64
50
(30, 75)
207
165
(105, 250)
152
85
(40, 170)
172
140
(60, 300)
60
48
(25, 90)
* Giá trị p của test Kruskal-Wallis < 0,001. Kết quả cho thấy trung vị thời gian thực sự khác nhau giữa các trung tâm
** Giá trị p của test Kruskal-Wallis < 0,01. Kết quả cho thấy trung vị thời gian thực sự khác nhau giữa các trung tâm
Thời gian di chuyển ban đầu = (2) – (1); thời gian di chuyển hiệu quả = (3) – (1)
Bảng 6: Thời gian từ lúc vào viện đến khi tiến hành các thủ thuật như can thiệp mạch vành qua da hoặc dùng
thuốc tiêu sợi huyết
Trung bình
Trung vi
& inter-quatile
Chung Trung tâm 1 Trung tâm 2 Trung tâm 3 Trung tâm 4 Trung tâm 5 Trung tâm 6
A1 (phút)* 11
5
2, 7
19
5
5, 10
17
5
5, 10
3
2
1,2
6
5
5, 5
3
4
0, 5
6
5
0, 5
A2 (phút)* 43
10
5, 70
60
10
5, 90
56
20
20, 90
13
5
4, 9
52
15
5, 70
25
8
2, 15
33
15
5, 65
A3 (phút)*
70
35
15, 90
76
25
10, 100
64
60
30, 75
26
10
7, 20
108
70
45, 95
51
20
10, 88
44
30
15, 70
A4 (phút)* 154
125
85, 180
166
120
97, 156
177
165
138, 213
73
70
45, 84
249
208
155, 275
124
108
65, 140
129
135
95, 150
A5 (phút)**
250
165
150, 252
223
140
120, 220
282
210
190, 272
144
97
70, 153
449
280
245, 405
267
150
123, 270
225
165
125, 195
A6 (phút)**
37
5
1, 40
47
5
0, 50
48
20
10, 85
12
4
2,5
55
5
0, 65
22
5
1, 10
34
10
5, 65
A7 (phút)**
42
15
5, 55
55
15
0, 55
32
30
15, 45
17
5
2, 10
56
50
10, 75
36
10
5, 60
28
15
5, 50
A8 (phút)**
153
75
45, 140
286
42
37, 780
106
60
45, 105
N/A 220
160
121, 225
118
61
40, 122
180
55
45, 155
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 34
Trung bình
Trung vi
& inter-quatile
Chung Trung tâm 1 Trung tâm 2 Trung tâm 3 Trung tâm 4 Trung tâm 5 Trung tâm 6
A9 (phút)**
65
30
20, 67
20
25
9, 25
120
58
37, 74
N/A 54
30
15, 31
31
25
15, 34
41
34
10, 80
A10 (phút)*
92
25
15, 63
58
17
10, 32
104
43
23, 83
39
28
17, 50
210
53
25, 130
134
43
20, 85
95
25
13, 55
Ghi chú: A1:Thời gian tới cấp cứu- đo ECG; A 2: Thời gian tới cấp cứu - có chẩn đoán; A 3: Thời gian tới cấp cứu - có chỉ
định can thiệp mạch vành; A4:Thời gian tới cấp cứu – bơm bóng (thời gian cửa-bóng); A 5: Thời gian tới cấp cứu - xong thủ
thuật; A6: Thời gian từ bác sĩ cấp cứu đến bác sĩ tim mạch; A7: Thời gian từ bác sĩ tim mạch đến bác sĩ can thiệp; A8: Thời
gian từ cấp cứu – đơn vị can thiệp; A 9: Thời gian thao tác hiệu quả; A10: thời gian thủ thuật. * Giá trị p của test Kruskal-
Wallis < 0,001. Kết quả cho thấy trung vị thời gian thực sự khác nhau giữa các trung tâm ** Giá trị p của test Kruskal-Wallis
< 0,01. Kết quả cho thấy trung vị thời gian thực sự khác nhau giữa các trung tâm
Chỉ có 5 bệnh nhân trong số 305 bệnh nhân
được sử dụng liệu pháp tiêu sợi huyết nguyên
phát với thời gian trung vị từ lúc vào cấp cứu
đến khi đâm kim (thời gian cửa-kim) là 335 phút.
Do số lượng bệnh nhân này quá ít nên chúng tôi
không tiến hành phân tích sâu hơn.
Sử dụng phép kiểm Kruskal-Wallis không
nhận thấy sự khác biệt có ý nghĩa về thời gian
cửa-bóng theo điểm số nguy cơ TIMI và theo
mức nguy cơ tim mạch (thấp, trung bình, cao
theo phân loại nguy cơ TIMI). Sử dụng phép
kiểm Mann-Whitney về thời gian trung vị cửa-
bóng giữa ngày thường và các ngày nghỉ cuối
tuần, ngày lễ cũng không có sự khác biệt
có nghĩa thống kê.
Có đến 70% bệnh nhân trong nghiên cứu
không đạt được thời gian cửa-bóng < 90 phút.
Thuốc kháng kết tập tiểu cầu và heparin
Đặc điểm sử dụng thuốc kháng kết tập tiểu
cầu bao gồm aspirin, clopidogrel và thuốc đối
kháng GP IIb/IIIa được nêu ở bảng 7.
Bảng 7: Đặc điểm sử dụng thuốc kháng tiểu cầu
Tỉ lệ %
Bác sĩ cấp cứu 59
< 6 giờ* 100
Bác sĩ khoa tim mạch 15,7
< 6 giờ* 54,2
> 6-< 12 giờ 45,8
Bác sĩ khoa tim mạch can thiệp 14,8
< 6 giờ* 22,2
> 6-< 12 giờ 77,8
Tỉ lệ %
Khác 10,1
Tỉ lệ dùng liều nạp clopidogrel 96,4
300 mg 14,6
600 mg 85,4
Có 98% bệnh nhân được sử dụng heparin
trong điều trị hội chứng mạch vành cấp trong đó
tỉ lệ bệnh nhân có dùng liều nạp tĩnh mạch chỉ là
12,7%. Trong số bệnh nhân có dùng heparin,
98% bệnh nhân dùng heparin trọng lượng phân
tử thấp với thời gian trung bình dùng thuốc là
5,2 ngày (trung vị: 5 ngày). Khoảng 58% bệnh
nhân dùng heparin trọng lượng phân tử thấp
trong vòng 6 giờ sau nhập viện và không có
trường hợp dùng thuốc sau 24 giờ.
Kết cục hội chứng mạch vành cấp trong
bệnh viện
Có 4 trường họp tử vong trong bệnh viện
(1,3%, khoảng tin cậy=KTC 95%, 0-26), trong đó
có 2 trường hợp được xác định là do tim. Một
trường hợp tái nhồi máu cơ tim (0,3%, KTC 95%,
0-1). Hai trường hợp xuất huyết (0,7%, KTC 95%,
0-1,6). Hai trường hợp phải tái tưới máu mạch
vành (0,7%, KTC 95%, 0-1,6) và không có trường
hợp nào bị đột quỵ trong lúc nằm viện.
BÀN LUẬN
Thời gian tái tưới máu
Kết quả nghiên cứu cho thấy trong số 6 trung
tâm tham gia, chỉ có 1 trung tâm có thời gian
cửa-bóng đạt yêu cầu (<90 phút). Các trung tâm
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 35
khác đều có thời gian dài hơn yêu cầu khá nhiều
từ gần gấp đôi đến gấp 3. Tỉ lệ bệnh nhân có thời
gian cửa-bóng < 90 phút chỉ là 30% và không có
bệnh nhân nào đạt thời gian cửa-kim theo yêu
cầu. So sánh với nghiên cứu sổ bộ National
Registry of Myocardial Infarction III/IV công bố
năm 2005 cho thấy thời gian cửa-bóng từ thế giới
thực của 4.278 bệnh nhân ở Mỹ trong thời gian
từ 2002-2004 là 180 phút, trong đó chỉ có 4% có
thời gian này <90 phút, 15% < 120 phút. Do là
nghiên cứu quan sát nên chúng tôi không thể
biết rõ thời đoạn nào thật sự ảnh hưởng thống kê
lên thời gian cửa-bóng, tuy nhiên có một điểm
chung là thời đoạn kéo dài nhất trong thời gian
cửa-bóng trong nghiên cứu chúng tôi là kể từ lúc
vào đến cấp cứu đến khi chuyển được bệnh
nhân lên đơn vị can thiệp, chứng tỏ quy trình
tiếp nhận và thực hiện các thủ tục hành chính kể
cả các thủ tục tài chính là dài, gây trở ngại cho
việc chuyển bệnh kịp thời đến đơn vị can thiệp.
Khi đến được đơn vị can thiệp, thời gian thực
hiện thủ thuật không kéo dài quá mức nhưng
nhìn chung vẫn vượt tổng thời gian cửa-bóng
cho phép theo khuyến cáo là <90 phút. Ngoài ra,
thời gian từ lúc có được bản ghi đầu tiên đến khi
có chẩn đoán cũng kéo dài, góp phần làm chậm
trễ sự kích hoạt đơn vị thông tim. Qua tìm hiểu,
đơn vị nào có các quy trình sao cho thời gian
bệnh nhân lưu tại phòng cấp cứu càng ngắn thì
thời gian để tái tưới máu chung càng ngắn vì
thực tế hiện nay, các trung tâm có đơn vị can
thiệp tim mạch chưa hình thành một quy trình
chuẩn tại các khoa cấp cứu từ việc đo điện tim,
chẩn đoán đến khi kích hoạt đơn vị thông tim.
Nghiên cứu của Khot và cs năm 2007 thực hiện
chiến lược khởi động đơn vị thông tim từ phòng
cấp cứu ngay khi nhận được bệnh nhân cho thấy
cách này làm giảm thời gian cửa-bóng từ 113,5
phút, so với trước đây khi không thực hiện quy
trình này, xuống còn 75,5 phút sau nghiên cứu
(p<0,001) bất kể là giờ hành chính, ngày lễ, hay
cuối tuần, bất kể giới tính, có chuyển bệnh hay
không có chuyển bệnh trước khi thực hiện can
thiệp. Phương thức này cũng giúp làm giảm
đáng kể thời gian bệnh nhân lưu ở khoa cấp cứu
và làm tăng có ý nghĩa thống kê tỉ lệ bệnh nhân
đạt yêu cầu thời gian cửa bóng (61% vs 17%,
p<0,0001). Do phần lớn bệnh nhân hội chứng
mạch vành cấp tự đến bệnh viện bằng phương
tiện riêng của mình mà không nhờ đến xe cấp
cứu nên việc có được kết quả ghi điện tim sớm
nhất là rất hạn chế. Điều này cũng góp phần làm
chậm trễ chẩn đoán.
Nếu xét cả các thời đoạn trước khi đến bệnh
viện có can thiệp, có thể thấy rõ bệnh nhân bị hội
chứng mạch vành cấp đến bệnh viện không quá
chậm trễ: gần 300 phút kể từ khi có triệu chứng
tức khoảng 5 giờ, trong lúc đó thời gian cửa-
bóng trung vị của cả 6 trung tâm là khoảng 150
phút. Điều này là hết sức đáng lưu ý vì nếu bệnh
nhân đã sẵn sàng và đến sớm cho các liệu pháp
thích hợp (ví dụ <6 giờ cho liệu pháp tiêu sợi
huyết hay can thiệp kể từ khi có triệu chứng) thì
việc bệnh viện làm chậm trễ “thời gian vàng”
này của bệnh nhân phải được xem xét hết sức kỹ
để có giải pháp khắc phục.
Các liệu pháp tái tưới máu, điều trị kháng
tiều cầu và kháng đông
Ngược với kết quả chưa đúng với mong đợi
của thời gian tái tưới máu, các điều trị nội khoa
kết hợp hiện tại ở 6 trung tâm tham gia nghiên
cứu là gần như lý tưởng: gần 90% bệnh nhân
được can thiệp mạch vành trong khi chỉ có 1,6%
bệnh nhân dùng tiêu sợi huyết, có thể giải thích
là các đơn vị nhận bệnh đều có tim mạch học can
thiệp nên xu hướng can thiệp là nổi bật; 96%
bệnh nhân dùng clopidogrel và đa số có dùng
liều nạp, 98% bệnh nhân dùng heparin theo
hướng dẫn của các khuyến cáo chuyên ngành và
chủ yếu là heparin trọng lượng phân tử thấp.
Kết cục trong bệnh viện có xu hướng không cao,
chỉ 2,3% dù thời gian tái tưới máu chưa đạt yêu
cầu của khuyến cáo. Cần lưu ý là tỉ lệ tử vong
ghi nhận trong nghiên cứu chỉ tính trên các bệnh
nhân tử vong tại bệnh viện mà chưa tính đến
bệnh nhân tử vong sau xuất viện do người nhà
xin cho về.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 36
Hạn chế của nghiên cứu
REPERFUSION-TIME là nghiên cứu cắt
ngang không có theo dõi dọc nên không thể chỉ
ra mối tương quan giữa thời gian tái tưới máu
với các kết cục trong bệnh viện
Không có theo dõi dọc theo thời gian nên
không thể đánh giá ảnh hưởng của tái tưới máu
lên các kết cục sau xuất viện, đặc biệt là thời
điểm 30 ngày.
Không chỉ ra được ảnh hưởng của từng thời
đoạn lên thời gian cửa-bóng nhằm giúp tập
trung cải thiện thời đoạn đó
Không mô tả đầy đủ quy trình nhận bệnh
nhân để có thể tìm hiểu sâu lý do vì sao thời gian
tái tưới máu kéo dài
Mặc dù có những hạn chế trên, đây vẫn là
một nghiên cứu đầu tiên chỉ ra rằng thời gian tái
tưới máu tại các trung tâm lớn của Việt nam
chưa đạt yêu cầu, cần có những giải pháp để cải
thiện trong tương lai. Cần có các nghiên cứu
khác với các thiết kế phù hợp giúp đánh giá và
tìm nguyên nhân của sự chậm trễ này.
KẾT LUẬN
Thời gian cửa-bóng và thời gian cửa-kim tại
các trung tâm có đơn vị can thiệp mạch vành lớn
tại miền Nam Việt Nam dài hơn rất nhiều so với
mục tiêu của các khuyến cáo. Tỉ lệ bệnh nhân đạt
được mục tiêu thời gian theo khuyến cáo do đó
cũng rất thấp. Nghiên cứu chỉ ra rằng, các quy
trình và tổ chức can thiệp tái tưới máu tại các
trung tâm cần phải có sự cải thiện để đưa thời
gian tái tưới máu đạt đích mong muốn. Các đơn
vị can thiệp cần tranh thủ sự hỗ trợ của Ban giám
đốc các bệnh viện, các khoa liên quan như khoa
cấp cứu, các đơn vị hỗ trợ hành chính để có thể
rút ngắn được các quy trình hiện tại. Tổ chức
huấn luyện và thường xuyên trao đổi giữa các
thành viên trong nhóm can thiệp cũng giúp đề
ra được các chiến lược thích hợp cho việc cải
thiện quy trình làm việc. Một nghiên cứu tương
tự nên được lập lại trong tương lai nhằm đánh
giá sự cải thiện mà các bệnh viện đạt được.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ACC/AHA. Heart Disease and Stroke 2008 Update At-a-
Glance statistics
2. Antithrombotic Trialistsphut Collaboration. Collaborative
meta-analysis of randomised trials of antiplatelet therapy for
prevention of death, myocardial infarction, and stroke in high
risk patients. BMJ 2002; 324:71–86
3. Antman EM, Anbe DT, Armstrong PW, et al. (2004).
ACC/AHA guidelines for the management of patients with
ST-elevation myocardial infarction; a report of the American
College of Cardiology/American Heart Association Task Force
on Practice Guidelines (Committee to Revise the 1999
Guidelines for the Management of Patients with Acute
Myocardial Infarction). J Am Coll Cardiol.;44:e1–211.
4. Antman EM, Hand M, Armstrong PW (2007) Focused update
of the ACC/AHA 2004 Guidelines for the Management of
Patients With ST-Elevation Myocardial Infarction. A report of
the American College of Cardiology/American Heart
Association Task Force on Practice Guidelines. Circulation.
2008;117:000_000.
5. Antman EM, Hand M,. Armstrong PW, Bates ER, Green LA
(2008) Focused update of the ACC/AHA 2004 Guidelines for
the Management of Patients With ST-Elevation Myocardial
Infarction. A report of the American College of
Cardiology/American Heart Association Task Force on
Practice Guidelines. Circulation. 2008;117:1-34
6. Antoniucci D, Valenti R, Migliorini A, et al (2002). Relation of
time to treatment and mortality in patients with acute
myocardial infarction undergoing primary coronary
angioplasty. Am J Cardiol.;89: 1248–52.
7. Arbustini E, Dall Bello B, Morbini P, et al. (1999). Plaque
erosion is a major substrate for coronary thrombosis in acute
myocardial infarction. Heart; 82: 269-72
8. Aversano T, Aversano L, Passamani E et al (2002).
Thrombolytic therapy vs. primary percutaneous coronary
intervention for myocardial infarction in patients presenting to
hospitals without on-site cardiac surgery. JAMA
2002;287:1943–51. 6.
9. Beinart SC, Kolm P, Veledar E, Zhang Z, Mahoney E, Bouin O,
Gabriel S, Jackson J, Chen R, Caro J, Steinhubl S, Topol E,
Weintraub W (2005). Long-term cost effectiveness of early and
sustained dual oral antiplatelet therapy with clopidogrel given
for up to one year after percutaneous coronary intervention:
results from the clopidogrel for the reduction of events during
observation (CREDO) trial. J Am Coll Cardiol. 2005;46:761–769.
10. Berger PB, Ellis SG, Holmes DR Jr., et al (1999). Relationship
between delay in performing direct coronary angioplasty and
early clinical outcome in patients with acute myocardial
infarction: results from the Global Use of Strategies to Open
Occluded Arteries in Acute Coronary Syndromes (GUSTO-
IIb) trial. Circulation;100:14 –20.
11. Bradley EH, Curry LA, Webster TR, et al (2006). Achieving
rapid door-toballoon
12. Bradley EH, Herrin J, Wang Y, et al (2006). Door-to-drug and
door-toballoon times: where can we improve? Time to
reperfusion therapy in patients with ST-segment elevation
myocardial infarction (STEMI). Am Heart J.;151:1281–7.
13. Bradley EH, Nallamothu BK, Curtis JP, et al. (2007). Summary
of evidence regarding hospital strategies to reduce door-to-
balloon times for patients with ST-segment elevation
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 37
myocardial infarction undergoing primary percutaneous
coronary intervention. Crit Pathw Cardiol 2007;6:91–7.
14. Bradley EH, Roumanis SA, Radford MJ, et al (2005).
Achieving door-toballoon times that meet quality guidelines:
how do successful hospitals do it? J Am Coll Cardiol.;46:1236–
41.
15. Brodie BR, Stone GW, Morice MC, et al (2001). Importance of
time to reperfusion on outcomes with primary coronary
angioplasty for acute myocardial infarction (results from the
Stent Primary Angioplasty in Myocardial Infarction Trial). Am
J Cardiol.;88:1085–90.
16. Cannon CP, Gibson CM, Lambrew CT, et al (2000).
Relationship of symptom-onset-to-balloon time and door-to-
balloon time with mortality in patients undergoing
angioplasty for acute myocardial infarction. JAMA;283:2941–7.
17. CAPRIE Trial Investigators (1996). A randomised, blinded,
trial of clopidogrel versus aspirin in patients at risk of
ischaemic events (CAPRIE). CAPRIE Steering Committee.
Lancet; 348: 1239–39.
18. Chakrabarti A, Krumholz HM, Wang Y (2008). Time-to-
Reperfusion in Patients Undergoing Interhospital Transfer for
Primary Percutaneous Coronary Intervention in the U.S: An
Analysis of 2005 and 2006 Data From the National
Cardiovascular Data Registry. J. Am. Coll. Cardiol.
2008;51;2442-2443.
19. COMMIT collobarative group (2005). Addition of clopidogrel
to aspirin in 45 852 patients with acute myocardial infarction:
randomised placebocontrolled trial. Lancet; 366:1607–1621.
20. De Luca G, Suryapranata H, Ottervanger JP, Antman EM
(2004). Time delay to treatment and mortality in primary
angioplasty for acute myocardial infarction: every minute of
delay counts. Circulation.; 109:1223-5.
21. Drouet L (2002). Atherothrombosis as a systemic disease.
Cerebrovasc Dis.; 13 (1): 1–6
22. Falk E, Shah PK, Fuster V (1995). Coronary plaque disruption.
Circulation; 92: 657-71.
23. Fibrinolytic Therapy Trialists (FTT) Collaborative Group.
(1994) Indications for fibrinolytic therapy in suspected acute
myocardial infarction: collaborative overview of early
mortality and major morbidity results from all randomised
trial of more than 1000 patients. Lancet; 343:311–22.
24. ISIS 2 Collaborative Group (1988). Randomised trial of
intravenous streptokinase, oral aspirin, both, or neither among
17187 cases of suspected myocardial infarction. Lancet; 2: 349–
360.
25. Keeley EC, Boura JA, Grines CL (2003). Primary angioplasty
versus intravenous thrombolytic therapy for acute myocardial
infarction: a quantitative review of 23 randomised trials.
Lancet; 361:13–20.
26. Kuwahara M, Sugimoto M, Tsuji S (2002). Platelet shape
changes and adhesion under high shear flow. Arterioscler
Thromb Vasc Biol 2002; 22: 329–34
27. Libby P, Simon DI (2001). Inflammation and Thrombosis –
The Clot Thickens. Circulation 2001; 103: 1718–20.
28. McNamara RL (2006) Hospital Improvement in Time to
Reperfusion in Patients With Acute Myocardial Infarction,
1999 to 2002. J Am Coll Cardiol; 47:45–51
29. McNamara RL, Wang Y, Herrin J, et al (2006). Effect of door-
to-balloon time on mortality in patients with ST-segment
elevation myocardial infarction. J Am Coll Cardiol.;47:2180–6.
30. Nallamothu B, Fox KAA, Kennelly BM (2007). Relationship of
treatment delays and mortality in patients undergoing
fibrinolysis and primary percutaneous coronary intervention.
The GlobalRegistry of Acute Coronary Events. Heart ;93;1552-
1555;
31. Ringleb PA, Bhatt DL, Hirch AT, et al (2004). Benefit of
Clopidogrel Over Aspirin Is Amplified in Patients With
History of Ischemic Events. Stroke;35:528-532.
32. Sabatine MS, Cannon CP, Gibson CM, Lopez-Sedon J,
Montalescot G, Theroux P, Claeys MJ, Cools F, Hill K, Skene
AM, McCabe CH, Braunwald E (2005). Addition of
clopidogrel to aspirin and fibrinolytic therapy for myocardial
infarction with ST-segment elevation. N Engl J Med.;352: 1179–
1189.
33. Sabatine MS, Cannon CP, Gibson CM, Lopez-Sendon JL,
Montelascot G, Steg PG, Goldberg RJ, Gore JM, et al (2002). for
the GRACE Investigators. Baseline Characteristics,
Management, Practices, and In-Hospital Outcomes of Patients
Hospitalized with Acute Coronary Syndromes in the Global
Registry of Acute Coronary Events. Am J Cardiol; 90(4): 358–63.
34. Theroux P, Lewis B, Murphy S, McCabe CH, Braunwald E.
Effect of clopidogrel times: how top hospitals improve
complex clinical systems. Circulation;113:1079–85.
35. Van deWerf F, Ardissino D, Betriu A, Cokkinos DV, Falk E,
Fox KAA, Julian D, Lengyel M, Neumann F.-J, Ruzyllo W,
Thygesen C, Underwood SR, Vahanian A, Verheugt FWA,
Wijns W (2003). Management of acute myocardial infarction
in patients presenting with ST-segment elevation. The Task
Force on the Management of Acute Myocardial Infarction of
the European Society of Cardiology. Eur Heart J.;24:28–66.
36. Weaver D, Simes J, Betriu A et al (1997). Comparison of
primary coronary angioplasty and intravenous thrombolytic
therapy for acute myocardial infarction. JAMA; 278:2093–8. 5.
37. Widimsky P, Groch L, Zelizko M et al (2000). Multicentre
randomised trial comparing transport to primary angioplasty
vs immediate thrombolysis vs combined strategy for patients
with acute myocardial infarction presenting to a community
hospital without a catheterization laboratory. Eur Heart J;
21:823–31.
38. Yusuf S, Zhao F, Mehta SR et al (2001). Effects of clopidogrel in
addition to aspirin in patients with acute coronary syndromes
without ST-segment elevation (CURE). N Engl J Med 2001; 345:
494–502
Đơn vị phân tích dữ liệu: Ts Bs Tăng Kim Hồng, trường
Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch- Tp Hồ Chí Minh
Đơn vị tài trợ nghiên cứu: Bs Hoàng Đình Đức, phòng Y
Vụ, Công ty Sanofi-Aventis
Đơn vị theo dõi nghiên cứu: Bs Nguyễn Hoàng Hạnh Đoan
Trang và Dương Mỹ Dung, Công ty Sanofi-Aventis
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_danh_gia_thoi_gian_tai_tuoi_mau_tren_benh_nhan_nh.pdf