LỜI MỞ ĐẦUI. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀIVới tốc độ phát triển nhanh chóng các Khu công nghiệp (KCN) trong cả nước đã thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu và ngày càng ổn định. Bên cạnh những chuyển biến tích cực về kinh tế là những tác động tiêu cực về nhiều mặc của xã hội, trong đó có sự tác động lớn đến môi trường. Việc bố trí tập trung các doanh nghiệp công nghiệp trong KCN đã góp phần giải quyết một số vấn đề môi trường do các cơ sở công nghiệp riêng lẻ gây ra. Tuy nhiên, việc phát triển nhanh, rộng khắp các khu công nghiệp trên cả nước mang nhiều tiềm ẩn các vấn đề môi trường.
Hiện nay, quan điểm về bảo vệ môi trường còn chú trọng nhiều vào việc xử lý chất thải đã phát sinh. Giải pháp xử lý chất thải phát sinh đã, đang đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm. Tuy nhiên, thực tế chất lượng môi trường ở Việt Nam vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Các hệ thống xử lý chất thải chỉ làm giảm tải lượng ô nhiễm nhưng không tái sử dụng được phần nguyên vật liệu đã mất đi và đòi hỏi một khoản chi phí khá lớn cho việc xử lý. Trong một số trường hợp đặc biệt việc xử lý còn tạo ra các chất thải độc hại, gây ô nhiễm môi trường.
Xu hướng hiện nay của việc kiểm soát ô nhiễm được đổi mới sang kiểm soát theo chuỗi hệ thống thay thế cho cách tiếp cận kiểm soát đầu - cuối như trước đây. Dựa trên các tài liệu tham khảo hiện có, cũng như kinh nghiệm của các nước công nghiệp, có thể thấy rõ nhiều ưu điểm của chiến lược bảo vệ môi trường thành công trên cở sở áp dụng khái niệm sinh thái công nghiệp thay vì xử lý chất thải đã phát sinh.
Ở nước ta, vấn đề phát triển bền vững cho khu công nghiệp được đặc biệt quan tâm từ khi quy chế bảo vệ môi trường khu công nghiệp có hiệu lực vào năm 2003 và đặc biệt Chính phủ ban hành định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (chương trình Nghị sự 21 ở Việt Nam) năm 2004. Định hướng chung cho một nền công nghiệp hóa phát triển bền vững.
Tỉnh Bình Phước là 1 trong 7 tỉnh thành thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước và Long An, là vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian qua. Là tỉnh biên giới miền núi xa các trung tâm đô thị và mới được tái lập nhưng trong những năm gần đây (năm 1997), nền kinh tế tỉnh Bình Phước đã có những chuyển biến lớn, đạt được nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, tốc độ phát triển công nghiệp càng nhanh càng đè nặng lên khả năng tự phục hồi của môi trường. Do đó, bên cạnh phát triển kinh tế xã hội thì vấn đề bảo vệ môi trường được các ngành, các cấp quan tâm và đặc biệt chú trọng để hướng đến phát triển bền vững theo định hướng của Đảng và Nhà nước. Trong đó, vấn đề bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững các khu công nghiệp là một trong các vấn đề nổi cộm. Vì vậy, việc tìm ra các giải pháp bảo vệ môi trường nhằm duy trì phát triển bền vững và đưa ra được mô hình quản lý theo hướng thân thiện môi trường là vấn đề rất thiết thực.
Trên cơ sở đó đã chọn đề tài: “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật xây dựng mô hình khu công nghiệp thân thiện môi trường áp dụng cho khu công nghiệp Minh Hưng – Hàn Quốc tỉnh Bình Phước” với mong muốn góp một phần đưa ra các giải pháp phát triển bền vững cho các khu công nghiệp Bình Phước nói riêng và cho các khu công nghiệp trong điều kiện Việt Nam nói chung.
II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨUỞ các nước phát triển như Châu Âu, Mỹ, Nhật, Bắc Mỹ, đã và đang áp dụng thành công các kỹ thuật và hệ thống bền vững nhằm mục tiêu giảm thiểu sử dụng tài nguyên không thể tái tạo, duy trì hệ sinh thái tự nhiên của khu vực, tái chế, tái sử dụng chất thải, tuần hoàn nước, thu hồi năng lượng, tăng khả năng trao đổi chất giữa các doanh nghiệp trong khu công nghiệp với mục tiêu là tiến đến khái niệm phát thải bằng không. Hiện nay, tài liệu nghiên cứu về mô hình Khu công nghiệp thân thiện môi trường hầu như còn thiếu rất nhiều.
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Bước đầu đề xuất các giải pháp mang tính kỹ thuật để góp phần xây dựng mô hình Khu công nghiệp thân thiện môi trường tại khu công nghiệp Minh Hưng – Hàn Quốc tỉnh Bình Phước. Góp phần giảm thiểu sự phát sinh chất thải do hoạt động công nghiệp và xây dựng một Khu công nghiệp không ô nhiễm môi trường.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨUĐể đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu đã nêu ở trên, Đồ án tốt nghiệp thực hiện những nội dung nghiên cứu sau đây:
- Cơ sở lý thuyết của các giải pháp, kỹ thuật bền vững áp dụng cho KCN thân thiện môi trường.
- Hiện trạng sản xuất và môi trường tại các KCN Bình Phước và KCN Minh Hưng – Hàn Quốc.
- Đề xuất các tiêu chí kỹ thuật đánh giá mức độ thân thiện môi trường của KCN.
- Dựa vào các tiêu chí kỹ thuật để đánh giá mức độ TTMT hiện tại của KCN.
- Tiềm năng áp dụng các giải pháp kỹ thuật bền vững cho KCN Minh Hưng – Hàn Quốc để xây dựng thành KCN thân thiện môi trường.
- Lộ trình áp dụng các giải pháp kỹ thuật để xây dựng KCN Minh Hưng – Hàn Quốc thành KCN thân thiện môi trường hoạch định dựa trên hệ thống tiêu chí chuyển đổi.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUMột số phương pháp nghiên cứu thường được áp dụng trong nghiên cứu về môi trường được áp dụng:
- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu:
Phương pháp này được áp dụng nhằm thu thập, phân tích, tổng hợp các số liệu, tài liệu về thực trạng môi trường, quy hoạch môi trường, các vấn đề môi trường cấp bách ở địa phương, định hướng phát triển kinh tế-xã hội và BVMT, .
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa:
Nghiên cứu về hiện trạng môi trường, chất lượng môi trường, đánh giá hiện trạng các loại hình công nghệ đã được sử dụng trong khu vực nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia:
Các chuyên gia sẽ tư vấn, đóng góp ý kiến để đưa ra định hướng áp dụng các giải pháp kỹ thuật, góp phần xây dựng mô hình khu công nghiệp thân thiện môi trường phù hợp với địa phương.
Ngoài ra các phương pháp khác được đề xuất áp dụng nghiên cứu:
- Phương pháp sử dụng các kỹ thuật và hệ thống bền vững (Sustainable Techniques and Systems) trong bảo vệ môi trường sản xuất công nghiệp. Bộ kỹ thuật/hệ thống này bao gồm các nhóm nội dung như: sản xuất sạch hơn (cleaner production), cộng sinh công nghiệp (industrial symbiosis), hóa học xanh (green chemistry), tái chế và tái sử dụng (upsizing – recycling), kỹ thuật sinh thái công nghiệp (ecoindustrial techniques),
- Phương pháp nghiên cứu về sinh thái công nghiệp (industrial ecology).
- Phương pháp nghiên cứu thiết kế sinh thái (ecodesign) và thiết kế vì môi trường (design for environment – DfE).
- Phương pháp nghiên cứu về hệ sinh học thống nhất (integrated biosystem - IBS) và sử dụng các nguồn tài nguyên có thể tái tạo (renewable resources) trong các khu đô thị và công nghiệp
VI. CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỒ ÁN Dựa trên nền các kỹ thuật để đánh giá, nghiên cứu xây dựng mô hình khu công nghiệp thân thiện môi trường. Chúng ta không thể áp dụng các kinh nghiệm sinh thái công nghiệp của các nước khác do không phù hợp về trình độ kỹ thuật, quy mô, quy hoạch. Các kết quả nghiên cứu đạt được trong đề tài là cơ sở kỹ thuật để xây dựng mô hình quản lý mới cho các khu công nghiệp, đặc biệt là các khu công nghiệp Minh Hưng – Hàn Quốc tỉnh Bình Phước. Đây sẽ là tài liệu tham khảo áp dụng vào thực tế để đưa ra các giải pháp xây dựng các khu công nghiệp mới theo hướng thân thiện môi trường hướng đến phát triển bền vững cho nền công nghiệp Bình Phước. Bên cạnh đó, Đồ án cũng đã xây dựng tiêu chí kỹ thuật đánh giá mức độ thân thiện môi trường của khu công nghiệp và biện pháp áp dụng với một trường hợp cụ thể.
VII. KẾT CẤU CỦA ĐỒ ÁN Kết cấu của Đồ án có 4 chương, cụ thể như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết của các giải pháp kỹ thuật áp dụng cho KCN thân thiện môi trường.
- Chương 2: Hiện trạng sản xuất và môi trường tại các KCN tỉnh Bình Phước và KCN Minh Hưng – Hàn Quốc.
- Chương 3: Đánh giá mức độ áp dụng hiện tại, tiềm năng và những đề xuất áp dụng các giải pháp kỹ thuật để xây dựng KCN Minh Hưng – Hàn Quốc thành KCN thân thiện môi trường.
- Chương 4: Đề xuất lộ trình chuyển đổi KCN Minh Hưng – Hàn Quốc 1 thành KCN TTMT hoạch định dựa trên hệ thống tiêu chí.
115 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2095 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật xây dựng mô hình khu công nghiệp thân thiện môi trường áp dụng cho khu công nghiệp Minh Hưng – Hàn Quốc tỉnh Bình Phước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UẤT ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬTĐỂ XÂY
DỰNG KCN MINH HƯNG - HÀN QUỐC THÀNH
KCN THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG
3.1. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT TẠI KCN MINH HƯNG - HÀN QUỐC DỰA TRÊN HỆ THỐNG TIÊU CHÍ KỸ THUẬT
Trong các giải pháp kỹ thuật nêu trong tiêu chí thì KCN Minh Hưng – Hàn Quốc đạt khá tốt các kỹ thuật về quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng, con người và bảo vệ môi trường nhưng một số kỹ thuật bền vững thì mức độ thực hiện tại KCN chưa cao, nhiều kỹ thuật chưa được thực hiện.
KCN Minh Hưng – Hàn Quốc nằm ở vị trí thuận lợi về mọi mặt từ giao thông, sử dụng nguồn tài nguyên, nguồn nhân lực, khí hậu,…. đến sự bố trí khá hài hòa với khu vực dân cư xung quanh và với quy hoạch tổng thể của vùng. Ngoài những điều kiện thuận lợi sẵn có thì chính bản thân KCN cũng tự đầu tư cho mình một cơ sở hạ tầng khá khang trang và tiện ích. Ngoài những cơ sở hạ tầng bắt buộc phải có đối với một KCN như đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cung cấp điện, điện thoại, cây xanh… thì trong KCN Minh Hưng – Hàn Quốc còn có Chi cục hải quan, dịch vụ sửa chữa bảo trì máy văn phòng, chi nhánh ngân hàng…
Tuy hạ tầng cho toàn bộ KCN tương đối tốt nhưng do khác biệt nhau về ngành nghề sản xuất nên trình độ công nghệ và quan niệm bảo vệ môi trường cũng không đồng đều nhau. Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề môi trường vẫn chưa được coi là vấn đề quan tâm hàng đầu trong các nhà máy. Vì thế các giải pháp xử lý được thực hiện để đối phó với các nhà quản lý hơn là bảo vệ môi trường. Nhiều giải pháp kỹ thuật bền vững vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Tuy các Nhà máy đều quan tâm đến tái sử dụng, tái chế một số nguyên vật liệu chính có trong cơ sở mình nhưng vẫn ít quan tâm đến tái sử dụng nước hay lấy nguồn nguyên liệu từ chất thải của một ngành nào có liên quan ngay trong KCN hoặc KCN lân cận.
Dựa trên những tiêu chí đánh giá mức độ thân thiện môi trường của KCN và hiện trạng KCN Minh Hưng – Hàn Quốc, đánh giá mức độ thân thiện môi trường hiện tại của KCN Minh Hưng – Hàn Quốc như sau:
Bảng 31: Đánh giá mức độ TTMT của KCN Minh Hưng – Hàn Quốc
Stt
Tiêu chí
Mức quan trọng
Điểm
Điểm đạt
I.
Quy hoạch
1
Sự phù hợp của vị trí xây dựng KCN so với quy hoạch vùng
2
8
16
2
Sự bố trí hài hòa với các quần thể kiến trúc khác
2
7
14
3
Điều kiện cơ sở hạ tầng sẵn có của khu vực
1
6
6
4
Khoảng cách đến các vùng cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu. Thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nguồn lao động và chất lượng lao động. Điều kiện dịch vụ công cộng
2
6
12
5
Bố trí thích hợp các xí nghiệp công nghiệp
2
7
14
II.
Cơ sở hạ tầng
1
Hệ thống cấp nước đạt tiêu chuẩn xây dựng, không bị thất thoát nước
2
7
14
2
Hệ thống thoát nước mưa đạt tiêu chuẩn xây dựng
2
6
12
3
Hệ thống thu gom, xử lý nước thải đảm bảo không bị rò rỉ ra bên ngoài, không bốc mùi hôi vào không khí
3
5
15
4
Có hệ thống tái sử dụng nước mưa và nước thải
3
0
0
5
Trạm XLNT đạt tiêu chuẩn xây dựng, môi trường
3
6
18
6
Xây dựng hệ thống quản lý CTR, CTNH đảm bảo vệ sinh, an toàn
3
4
12
7
Hệ thống cung cấp điện, thông tin liên lạc, PCCC đảm bảo cho điều kiện hoạt động của KCN
2
8
16
8
Xây dựng nhà xưởng theo đúng tiêu chuẩn
2
6
12
9
Có hệ thống vận chuyển, trao đổi nguyên liệu giữa các nhà máy hay trung tâm trao đổi chất thải
3
0
0
10
Đảm bảo mật độ cây xanh trong KCN
3
9
27
11
Có khu vực giành cho các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao
2
0
0
III.
Áp dụng các giải pháp kỹ thuật bền vững
1
Các cơ sở áp dụng SXSH
3
4
12
2
Tận dụng và tái chế rác thải bên trong nhà máy
2
3
6
3
Áp dụng hóa học xanh (tính cho các cơ sở có sử dụng hóa chất)
2
3
6
4
Cộng sinh công nghiệp, hệ sinh học tích hợp
3
0
0
5
Sử dụng tài nguyên từ nguồn có thể tái tạo
1
1
1
6
Thiết kế sinh thái
1
1
1
7
Xử lý cuối đường ống bên trong nhà máy
3
5
15
IV.
Tiêu chí công nghệ
1
Máy móc, thiết bị hiện đại, hiệu suất sử dụng cao
1
7
7
2
Công nghệ ít hoặc không tạo ra chất thải, tiết kiệm tài nguyên, nguyên nhiên liệu
2
4
8
3
Tỉ lệ CSSX sử dụng thiết bị tự động hóa cao
1
3
3
4
Các CSSX phải quan tâm bảo trì, nâng cấp và đổi mới thiết bị
2
5
10
V.
Con người và bảo vệ môi trường
1
Cán bộ quản lý có trình độ Đại học, cao đẳng
2
8
16
2
Trong nhà máy có cán bộ môi trường hoặc kiêm nhiệm
2
7
14
3
Các nhà máy có cán bộ chuyên môn về môi trường
1
6
6
4
Công nhân bậc cao chiếm tỷ lệ cao trong nhà máy
2
5
10
Tổng cộng
303
Sau khi đánh giá và cho điểm dựa trên các tiêu chí, ta thấy rằng KCN Minh Hưng – Hàn Quốc đang ở mức TTMT trung bình (đạt 303 điểm).
Điều dễ nhận biết ở bảng tiêu chí này là từng tiêu chí được chấm điểm riêng biệt nên sau khi đánh giá được mức độ TTMT của KCN, có thể thấy được những tiêu chí nào chưa đạt và đề ra giải pháp thực hiện riêng cho từng tiêu chí. Bên cạnh đó, dựa vào mức quan trọng của tiêu chí có thể ưu tiên để thực hiện các giải pháp nâng cao mức độ TTMT. Dựa vào đó có thể chọn lựa hoặc là thực hiện trên một tiêu chí mà có mức độ quan trọng cao để nâng điểm lên, hoặc là thực hiện dựa trên nhiều tiêu chí ít quan trọng tùy thuộc vào điều kiện của KCN hoặc từng nhà máy.
3.2. TIỀM NĂNG ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CHO KCN MINH HƯNG – HÀN QUỐC
3.2.1 Sản xuất sạch hơn
Mặc dù các CSSX trong KCN Minh Hưng – Hàn Quốc chưa thực hiện đánh giá sản xuất sạch hơn nhưng thật sự thì từng nhà máy đều có các giải pháp giảm thiểu phát sinh chất thải, ngăn ngừa ô nhiễm tại nguồn và tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng. Bên cạnh đó, thừa hưởng được nền công nghệ tiên tiến từ nước ngoài nên trong quá trình sản xuất các CSSX cũng tạo ra ít chất thải. Qua quá trình khảo sát, đánh giá thì các nhà máy đã áp dụng sản xuất sạch trung bình khoảng 60%. Còn lại 40% chưa SXSH do:
Quản lý nội vi chưa tốt: nhìn chung, hiện tại công nghệ sản xuất trong KCN Minh Hưng – Hàn Quốc khá mới, nhưng trong một số công đoạn do người VN vận hành máy móc và không nắm hết qui trình nên có một số khâu không mang lại hiệu quả cao như bơm hóa chất không đúng liều lượng, chế độ lấy và xả nước không phù hợp.
Có rất nhiều chất thải công nghiệp vẫn còn giá trị tái sử dụng tại chỗ nhưng không được thực hiện ngay tại nhà máy mà chất thải được bán ra bên ngoài.
Chưa sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo như tái sử dụng nhiệt, năng lượng mặt trời.
Các tiềm năng sản xuất sạch có thể xác định được thông qua thực hiện nghiên cứu, phân tích các công nghệ và thực tiễn đang được áp dụng tại các công ty và so sánh với công nghệ tốt nhất hiện có (BAT). Đối với tiếp cận này, chúng ta phải biết tải lượng phát thải trung bình hiện nay của các ngành công nghiệp khác nhau và so sánh tải lượng phát thải với các chỉ thị tác động môi trường của các quy trình sản xuất có áp dụng công nghệ sạch mới hoặc BAT.
Kết quả nghiên cứu nhiều năm ở nhiều quốc gia cho thấy, những tiến bộ công nghệ đã góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế dài hạn thông qua tăng cường vốn và năng lực lao động, áp dụng các quá trình sản xuất và dịch vụ mới. Các công nghệ mới nhìn chung là tốt hơn so với công nghệ cũ về mặt bảo vệ môi trường do tính cho một đơn vị sản phẩm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp công nghiệp vẫn còn các khả năng tiến tới không chỉ áp dụng các công nghệ chuẩn mà còn áp dụng cả các công nghệ sạch, nhất là các công nghệ có khả năng làm giảm thiểu các tác động môi trường do ô nhiễm công nghiệp gây ra.
Để lượng hóa tiềm năng sản xuất sạch tại KCN Minh Hưng – Hàn Quốc cần so sánh mức phát thải hiện tại của các ngành công nghiệp với các chỉ thị tác động môi trường theo công nghệ BAT.
Xét trong hoàn cảnh Việt Nam đang là một quốc gia mới bắt đầu thực hiện công nghiệp hóa, trong nhiều trường hợp công nghệ BAT là quá tốn kém và vì thế không thể thực hiện được. Các chỉ thị tác động môi trường theo loại công nghệ tốt nhất có tính hấp dẫn về kinh tế (Best Economically Attractive Technology – BEAT) - là các công nghệ sạch hơn công nghệ hiện tại, được áp dụng hoặc các công nghệ mới hơn sẽ được lắp đặt
Ô nhiễm môi trường
Công nghệ ít hợp lý với môi trường
Công nghệ hiện đang được sử dụng hiện tại
BEAT
BAT
Trình độ công nghệ
Hình 32: So sánh trình độ công nghệ theo mức độ môi trường
Thực tế, để ước tính các tiềm năng sản xuất sạch so với các tiêu chuẩn công nghệ BAT cho tất cả các ngành công nghiệp để đánh giá tiềm năng áp dụng đòi hỏi rất nhiều thời gian nghiên cứu. Mặc khác, do khái niệm BAT tương đối mới tại Việt Nam nên việc nghiên cứu chưa nhiều, tài liệu cũng còn nhiều hạn chế và khó khăn trong việc tiếp cận với công nghệ. Trong khuôn khổ của Đồ án, không thể đánh giá cho tất cả các ngành, do đó chỉ nêu ví dụ về cách đánh giá dựa vào BAT, qua tham khảo 1 số tài liệu có liên quan và tổng hợp đối với ngành sản xuất giấy như sau:
Bảng 32: Mức tiêu thụ nước và điện trong các nhà máy giấy theo
công nghệ của Việt Nam và BAT
STT
Việt Nam
BAT
Tiềm năng tiết kiệm
Tiêu thụ nước
130m3/tấn (carton)
10-15% (m3/tấn)
70 – 90%
470m3/tấn (carton)
Carton + giấy in
Tiêu thụ điện
740 KWh/tấn
600 – 700 KWh/tấn
20 – 50%
1112 KWh/tấn
Carton + giấy in
1400 KWh/tấn
600 - 1000
1110 KWh/tấn
Khăn giấy KWh/tấn
Nguồn: Tác giả tham khảo và tổng hợp tài liệu
Dựa trên một số tài liệu nghiên cứu về sản xuất sạch hơn trong nước và dựa vào công nghệ hiện tại của KCN Minh Hưng – Hàn Quốc ta có thể ước tính tiềm năng sản xuất sạch hơn tại KCN Minh Hưng – Hàn Quốc như sau:
Bảng 33: Ước tính tiềm năng sản xuất sạch hơn thực tế
Thông số
Tiềm năng tiết kiệm
Nhận xét
Tiêu thụ nước
40% - 50%
Tiêu thụ điện
30% - 40%
Tạo ra các loại sản phẩm độc hại
60% - 70%
Trong nhiều trường hợp các chất độc/nguy hiểm có thể bị loại trừ hoàn toàn
Tải lượng COD trong nước thải
40% - 50%
Tải lượng BOD trong nước thải
40% - 50%
TSS trong nước thải
40% - 50%
Kim loại nặng trong nước thải
30% – 40%
Nguồn: Tác giả tham khảo tài liệu và tổng hợp
3.2.2. Tận dụng và tái chế chất thải
Thông thường, theo số liệu thống kê tại KCN trong khu vực Đông Nam Bộ như Bình Phước, TP. HCM cho thấy, có khoảng 70-75% lượng CTR công nghiệp phát sinh tại các KCN là thành phần có thể thu hồi, tái sử dụng được. Như vậy, ngoài thành phần đã thu hồi (70-75%), thành phần CTR công nghiệp nguy hại (10%), thì lượng CTR công nghiệp cần thải bỏ ra ngoài chỉ còn khoảng 15-20% tổng lượng rác phát sinh (86,2 kg/ngày).
3.2.3. Sử dụng tài nguyên từ nguồn có thể tái tạo
Các nước phát triển, việc áp dụng kỹ thuật này vào KCN đã được thực hiện rất nhiều nơi và rất hiệu quả nhất là về năng lượng: sử dụng năng lượng gió, mặt trời, dầu sinh học thay cho dầu hóa thạch, …Ở nước ta việc áp dụng còn gặp rất nhiều khó khăn do vốn ban đầu, và do chính các doanh nghiệp ngại thay đổi công nghệ, hầu hết đều nghĩ là các giải pháp này khá khó khăn để thực hiện.
Việc sử dụng năng lượng môi trường vẫn chưa được áp dụng ở KCN Minh Hưng – Hàn Quốc nói riêng và ở tỉnh Bình Phước nói chung do một số nguyên nhân như sau :
- Thiếu quy hoạch tổng thể và chính sách phát triển năng lượng tái tạo nói chung và năng lượng mặt trời nói riêng.
- Thiếu cơ quan đầu mối phối hợp nghiên cứu và triển khai
- Tuyên truyền và đầu tư cho các biện pháp tiết kiệm năng lượng chưa đủ
- Thiếu chính sách huy động các nguồn vốn tư nhân
- Thiếu các chính sách trợ giá và khuyến khích ứng dụng năng lượng tái tạo để bảo đảm an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
Do đó, đối với KCN Minh Hưng – Hàn Quốc cần quan tâm hơn nữa về các giải pháp về sử dụng năng lượng mặt trời trong quá trình xây dựng KCN thành thân thiện môi trường. Những loại tài nguyên từ nguồn có thể tái tạo đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới và đây là một tiềm năng đầy hứa hẹn tại Việt Nam
Lực nhiệt động liệu
Hình 33: Các hình thức năng lượng có thể tái tạo và giải pháp tương ứng
Trong các hình thức năng lượng có thể tái tạo ở trên thì trong KCN Minh Hưng – Hàn Quốc có thể áp dụng trực tiếp là năng lượng mặt trời, sinh khối từ gỗ (có thể áp dụng cục bộ trong nhà máy vì ngành sản xuất gỗ trong không nhiều), còn các năng lượng tái tạo khác lấy từ cỏ cây, dầu cải (tạo xăng sinh học) khó áp dụng hơn do nguồn nguyên liệu không sẵn có, có thể lấy từ nơi khác sau khi đã chế tạo ra nhiên liệu.
Thực tế, nguồn tài nguyên này hầu như chưa được áp dụng tại KCN Minh Hưng – Hàn Quốc, đây vẫn còn là một tiềm năng đầy hứa hẹn.
Hệ thống thu hồi nhiệt
3.2.4. Thiết kế sinh thái và thiết kế vì môi trường
Trong quá trình sản xuất có thể áp dụng cho quá trình thiết kế sản phẩm theo hướng sinh thái: dễ tháo rời, bán dịch vụ thay vì sản phẩm, …Thực chất, các CSSX không nhất thiết phải thay đổi toàn bộ sản phẩm, chúng ta có thể áp dụng từ những khâu đơn giản, như sử dụng bao bì dễ phân hủy hơn (một số sản phẩm có thể thay thế bao bì giấy thay vì bao bì nilon), thay vì sử dụng chai nhựa 1 lần thì có thể sử dụng chai thủy tinh để tái sử dụng nhiều lần,…
Đối với một số lĩnh vực, sản phẩm là mặt hàng cố định, không thể thay đổi (ngành cơ khí) còn phần lớn các công ty luôn phát triển sản phẩm của mình dựa trên sản phẩm cũ.
Thiết kế sản phẩm là một lĩnh vực không có giới hạn, các sản phẩm có thể được nghiên cứu đổi mới liên tục. Và thiết kế vì môi trường cũng là một lĩnh vực nghiên cứu đang được quan tâm và thu hút các nhà nghiên cứu cũng như các công ty đang hướng vào thế mạnh về môi trường để cạnh tranh.
Ngoài ra, thiết kế sinh thái còn được hiểu ở khía cạnh khác như thiết kế lại nhà xưởng, dây chuyền sản xuất theo hướng sinh thái.
Do việc áp dụng khá khó khăn, phải thay đổi một số khâu sản xuất nên các CSSX chưa chú trọng đến giải pháp kỹ thuật này. Chủ yếu các cơ sở được xây dựng sau, có thiết bị máy móc tiên tiến và một số ngành phải thay đổi sản phẩm liên tục có áp dụng giải pháp này. Cho đến nay, chỉ khoảng 30% nhà máy có áp dụng thiết kế hướng đến môi trường, do đó còn tới 70% CSSX có tiềm năng áp dụng.
3.2.5. Cộng sinh công nghiệp
Như đánh giá ở trên, rác thải trong KCN vẫn chưa được tận dụng, trao đổi hiệu quả. Đây là một giải pháp đầy tiềm năng và hứa hẹn để áp dụng vào KCN Minh Hưng – Hàn Quốc. Tuy chưa được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam, chỉ mới mang tính thử nghiệm nhưng nó sẽ mang lại nhiều lợi ích, và là giải pháp quan trọng quyết định cho sự thành công của KCNTTMT hay là KCNST. Cộng sinh công nghiệp tạo thành các mắc xích quan trọng giữa các nhà máy để kết nối các nhà máy với nhau, làm cho các nhà máy hoạt động như một thể thống nhất.
Thuận lợi đầu tiên của KCN Minh Hưng – Hàn Quốc là sự đa dạng về ngành nghề, do đó việc trao đổi chất thải giữa các nhà máy, các ngành nghề với nhau sẽ được thực hiện thuận lợi hơn.
Từ kinh nghiệm của các quốc gia đã áp dụng thành công cộng sinh công nghiệp, chúng ta có thể nghiên cứu, áp dụng cho phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam, Bình Phước hay chính là KCN Minh Hưng – Hàn Quốc.
3.2.6. Hệ thống sinh học tích hợp
Kỹ thuật này thường ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thức ăn gia súc, thường được áp dụng chủ yếu cho những vùng công - nông nghiệp kết hợp. Do đó, việc áp dụng vào KCN Minh Hưng – Hàn Quốc rất khó, hầu như không áp dụng được.
3.2.7. Xử lý cuối đường ống
Như đã đề cập ở chương 2 nước thải của các nhà máy trong KCN Minh Hưng – Hàn Quốc trước khi đi vào nhà máy XLNT của KCN phải được xử lý đạt tiêu chuẩn nước thải đầu vào của KCN Minh Hưng – Hàn Quốc nên hầu như các nhà máy có nước thải công nghiệp đều có hệ thống xử lý sơ bộ riêng trước khi đổ vào nhà máy XLNT, thực tế có 100% nhà máy trong KCN Minh Hưng - Hàn Quốc có nhà máy xử lý chất thải sơ bộ trước khi đấu nối với HTXLNT tập trung.
Thực tế, mỗi nhà máy đều xây dựng trạm XLNT sẽ tăng chi phí về xây dựng, hóa chất xử lý, người vận hành… Do đó, chúng ta nên có một giải pháp nào để xây dựng kết hợp xử lý nước thải của các nhà máy có cùng tính chất. Điều này không dễ để thực hiện nhưng vì lợi ích chung và lâu dài của KCNTTMT nó hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả xử lý chất thải cao hơn, tiết kiệm hơn, và thân thiện với môi trường hơn.
3.3. ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT VÀO THỰC TIỄN CHO KCN MINH HƯNG – HÀN QUỐC
3.3.1. Áp dụng sản xuất sạch hơn:
SXSH sẽ giúp cho tất cả các cơ sở công nghiệp, dù lớn hay bé, tiết kiệm tiêu thụ nguyên liệu, đặc biệt là năng lượng và nước - hai nguyên liệu tiêu thụ phổ biến nhất trong sản xuất. Hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam đều có tiềm năng giảm tiêu thụ nguyên nhiên liệu và năng lượng từ 10-50% nếu áp dụng SXSH.
Các doanh nghiệp áp dụng SXSH là doanh nghiệp đã giảm các tổn thất nguyên vật liệu và sản phẩm, do đó có thể đạt năng suất cao hơn với chất lượng ổn định và gia tăng tổng thu nhập kinh tế cũng như tính cạnh tranh.
Dựa trên nền của đánh giá công nghệ theo BAT để từ đó đưa ra các giải pháp thực hiện cho SXSH từng ngành. Nội dung bao quát của đề tài không thể đi sâu vào phân tích từng công nghệ của từng ngành, từng nhà máy để đưa ra các giải pháp cụ thể nhất được mà chỉ đưa ra kết quả phân tích ứng dụng các giải pháp SXSH cho một số ngành công nghiệp trong KCN Minh Hưng – Hàn Quốc có thể được áp dụng như sau :
3.3.1.1. Ngành dệt nhuộm:
Có nhiều giải pháp sản xuất sạch hơn được lựa chọn để thực hiện, được phân loại theo các nhóm chính như sau:
1. Tiết kiệm nước: thu hồi và tái sử dụng nước trong quá trình sản xuất như: nước giặt vải, nước ngưng từ lò hơi, nước thải từ bộ phận ép, hút chân không…
2. Thường xuyên kiểm tra hệ thống đường ống dẫn nước tránh rò rỉ, lãng phí nước.
3. Tiết kiệm năng lượng cho lò hơi và hệ thống hơi: Phân bố hơi hợp lý giữa các lò sấy nhằm tận dụng nhiệt dư thừa từ lò sấy nhiệt độ cao cho lò sấy nhiệt độ thấp.
4. Bọc bảo ôn đường ống dẫn hơi tránh thất thoát nhiệt. Tận dụng nhiệt sau khi sấy để làm nóng nước cấp cho lò hơi/ tăng hiệu quả ép. Tận dụng nhiệt khói thải lò hơi để gia nhiệt cho các lưu chất khác như nước cấp, dầu (FO) đốt lò.
5.Tiết kiệm điện cho động cơ: Sử dụng động cơ có công suất phù hợp cho từng thiết bị trên dây chuyển sản xuất. Tránh sử dụng những thiết bị điện không cần thiết trong giờ cao điểm.
6.Tiết kiệm điện trong chiếu sáng: tận dụng ánh sáng tự nhiên trong sản xuất và sinh hoạt; sử dụng các bóng đèn có hiệu suất chiếu sáng cao. Bố trí bóng đèn, công tắc hợp lý, đảm bảo nhu cầu chiếu sáng và tiết kiệm năng lượng..
7. Tiết kiệm chi phí nhiên liệu: Nghiên cứu chuyển đổi nhiên liệu sử dụng cho lò hơi từ dầu FO sang than, củi; Sử dụng thiết bị tạo nhũ tương dầu - nước nhằm thay thế cho việc đốt hoàn toàn bằng dầu.
3.3.1.2. Ngành cơ khí, luyện kim:
Sản phẩm sản xuất là các loại phôi thép linh kiện ô tô, phụ tùng xe hơi và các chi tiết máy khác. Các nhà máy gia công một số công đoạn gia công định hình sử dụng nhiệt. Chất thải là thép vụn, phoi kim loại, có thể tái sử dụng tại chỗ hoặc bán cho nhu cầu thu mua tái chế. Tuy nhiên, vì chưa chú trọng tách riêng sắt thép vụn, cho nên chất thải dễ bị thu gom chôn lấp cùng các chất thải khác. Các biện pháp SXSH có thể áp dụng gồm :
1. Cải tiến quá trình tốt hơn: thiết kế tận dụng tối ưu diện tích, thể tích nguyên vật liệu làm tăng tỷ trọng sản phẩm/nguyên liệu và giảm chất thải phát sinh (5%), sử dụng hệ thống làm sạch và rửa quay vòng thay thế sử dụng quay đơn vòng, cho nên cần đầu tư thêm thiết bị tái sinh chất lỏng thải.
2. Thay thế nguyên liệu : sử dụng nguyên liệu không chứa chì và Cd.
3. Tái chế chất thải: tái chế chất thải gồm tái chế kim loại vụn tại chỗ và tái sinh dầu mỡ nơi khác; tái sinh dầu mỡ theo nhu cầu nơi khác; tái sinh axit bằng cách tách muối kim loại như tách axít H2SO4 bằng kỹ thuật tách tinh thể kim loại và axit ở nhiệt độ thấp.
3.3.1.3. Ngành mạ và gia công sản phẩm mạ:
* Các biện pháp SXSH có thể áp dụng bao gồm :
1. Quản lý tốt nội vi: cải tiến nâng cao chế độ vận hành và bảo dưỡng nhằm giảm rơi vãi, rò rỉ, tràn, sự quá nhiệt và quá tải trong quá trình sản xuất, trong đó phải bao gồm các biện pháp tối ưu hoá tổ chức sản xuất, kế hoạch, trách nhiệm, thủ tục quy trình, tập huấn công nhân và tổ chức giám sát quá trình sản xuất, đồng thời duy trì chế độ bảo trì định kỳ hoặc thường xuyên tuỳ thuộc vào kế hoạch sản xuất.
2. Tiết kiệm năng lượng: bảo ôn những bề mặt nóng, ống dẫn nhiệt…sử dụng chế độ thông gió và chiếu sáng hợp lý, giám sát sử dụng nhiệt và năng lượng.
3. Tiết kiệm hoá chất: cải tiến thủ tục quy trình cân và định liều hoá chất, nâng cao ý thức tiết kiệm hoá chất.
4. Định mức hoá: là một biện pháp quản lý định hướng mục tiêu phấn đấu trong SXSH.
5. Cải tiến tẩy rửa dầu :
- Dùng dung môi chứa clo sạch và điện năng để tẩy rửa dầu trước khi đem mạ
- Cần có các nắp ngăn phía trên của các bể tẩy;
- Tất cả các chảy tràn phải thu gom triệt để;
- Các vật thể tẩy phải để thẳng đứng và cách nhau 30 mm để thu gom hết dầu;
- Sử dụng bơm kín khi làm đầy và xả bể;
- Lắp đặt thiết bị làm lạnh hiệu quả để giảm thiểu VOCs;
- Thay thế bằng quá trình tẩy không sử dụng dung môi như dùng dung dịch Elmusion được kiềm hoá.
- Sử dụng phương pháp tẩy bằng điện, song phương pháp này cũng cần xử lý nước nhiễm dầu và chất hoạt động bề mặt. Tuy nhiên, phương pháp này và phương pháp tẩy bằng cơ khí thường được khuyến khích hơn vì ít sử dụng hoá chất độc hại.
- Ngoài ra, có thể áp dụng nhiều biện pháp SXSH cho các công đoạn khác như: tẩy bằng axít, mạ, rửa…
3.3.1.4. Áp dụng SXSH cho ngành hóa chất
Ngành công nghiệp liên quan tới hoá chất bao gồm các ngành như: sản xuất gia công, dịch vụ ngành bảo vệ thực vật, sản xuất hóa phẩm làm mềm, bóng vải, hóa chất phẩm tẩy rửa vải…. yêu cầu chung là tiết kiệm nguồn nguyên liệu đắt tiền và an toàn sản phẩm.
Giải pháp SXSH cho ngành hóa chất:
1. Quản lý nội vi tốt: tránh rò rỉ, thất thoát nguyên nhiên liệu, tắt các thiết bị điện khi không cần thiết, thay thế các bóng đèn cao áp bằng các bóng đèn thấp áp nhưng đảm bảo đủ độ sáng
2. Nhóm các giải pháp tiết kiệm năng lượng: Bít kín những chổ rò rỉ trên đường ống dẫn hơi hoặc thay thế mới, bảo dưỡng định kỳ cũng như thay thế các thiết bị hư hỏng, tuân thủ các quy trình vận hành, thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện.
3. Nhóm giải pháp tiết kiệm nước: Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng đường ống dẫn nước và các thiết bị trên đường ống, thay thế các vòi chữa cháy trong khu vực kho thành phẩm, thu gom bụi trước khi xịt rửa sàn, nhà xưởng nhằm hạn chế lượng nước sử dụng,…
4. Nhóm giải pháp tiết kiệm nguyên liệu: Có sự phối hợp tốt giữa bộ phận bán hàng, sản xuất cũng như khâu mua nguyên liệu để hạn chế tình trạng nguyên liệu, hoá chất hết hạn sử dụng, hướng dẫn vận hành đúng quy cách.
5. Nhóm giải pháp tiết kiệm các phế phẩm: kiểm tra nguyên liệu đầu vào trước khi sử dụng, vận hành đúng quy trình, bảo dưỡng, thay đổi thiết bị
6. Nhóm giải pháp giảm thiểu phát thải:sử dụng hợp lý dung môi, tái sử dụng nước khử khoáng không đạt tiêu chuẩn thay vì xả bỏ, thu gom phế phẩm.
3.3.2. Tận dụng và tái chế chất thải
Những tiến bộ đạt được trong tái chế chất thải đang thay đổi cách nhìn nhận của con người – chất thải là một nguồn tài nguyên chứ không phải là thứ bỏ đi. Quan điểm này ngày càng được cộng đồng quốc tế thừa nhận, khi mà nhu cầu về tài nguyên trên thế giới ngày càng tăng do dân số, đô thị hoá và phát triển kinh tế đang gia tăng.
3.3.2.1. Tái chế giấy thải
Tại KCN Minh Hưng – Hàn Quốc, lượng giấy thải từ các CSSX tương đối lớn như giấy carton, giấy thải từ các văn phòng. Có thể nói, tận dụng và tái chế lại giấy thải trong KCN Minh Hưng – Hàn Quốc là việc làm rất cần thiết và hứa hẹn đem lại nhiều hiệu quả. Lượng giấy thải này sẽ được thu gom từ các CSSX và đem tới các cơ sở tái chế, các sản phẩm có thể tạo ra từ giấy tái chế: sản xuất bìa các tông từ giấy thải, sản xuất giấy thủ công, sản xuất ống sợi.
3.3.2.2. Công nghệ tái sinh nhớt phế thải:
Dầu nhớt phế thải từ nguồn do thay, bảo trì, vệ sinh máy móc định kỳ tại các cơ sở sản xuất công nghiệp máy móc cơ khí và cũng là một loại chất thải nguy hại.
Chất thải này có thể được chế biến thành nhớt tái sinh bằng phương pháp gia nhiệt. Nguyên lý công nghệ: Nhớt thải được gia nhiệt cho nóng chảy và trộn với acid sunfuric để keo tụ và sau đó trung hòa bằng xút. Cấp nhiệt cho thiết bị bằng điện trở. Phần dầu gốc được lọc bằng than, cát, sỏi và gia nhiệt, trộn với phụ gia tạo sản phẩm nhớt tái sinh. Cặn nhớt lắng dưới đáy chứa kim loại, đất, cát... sẽ được xử lý bằng phương pháp đốt tiêu hủy. Nhớt tái sinh được sử dụng cho các máy chất lượng thấp hoặc được dùng làm nhiên liệu đốt lò cho các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Cặn nhớt dưới đáy chứa kim loại, đất, cát... được xử lý bằng phương pháp đốt tiêu hủy.
Hiện nay, tại KCN Minh Hưng - Hàn Quốc chưa có giải pháp tái chế nhớt thải ngay tại KCN (được bán ra ngoài). Nên xây dựng một xưởng tái chế nhớt thải tại KCN để tận dụng nguồn tài nguyên này.
3.3.2.3. Tái chế chất thải mạt cưa – gỗ vụn:
Mạt cưa, gỗ vụn sinh ra từ các nhà máy thuộc ngành công nghiệp chế biến gỗ. Mạt cưa, gỗ vụn sau khi nghiền nhỏ và ép có thể sử dụng làm ván ép, làm nguyên liệu đốt lò.
3.3.3. Hóa học xanh
Định hướng ưu tiên áp dụng các nguyên tắc HHX vào một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều hoá chất độc hại trong điều kiện khu công nghiệp KCN Minh Hưng - Hàn Quốc:
- Nguyên tắc thứ nhất của HHX đề cập đến khái niệm phòng ngừa chất thải tốt hơn là xử lý hay làm sạch chất thải sau khi chúng đã hình thành. Những ngành có tải trọng ô nhiễm lớn thì nguyên tắc phòng ngừa chất thải trước khi hình thành của HHX là nguyên tắc khả thi và hiệu quả nhất. Giải pháp này có thể áp dụng cho tất cả các ngành trong KCN Minh Hưng - Hàn Quốc.
- Những nguyên tắc khác của HHX như Gia tăng hiệu suất năng lượng, Thiết kế hóa chất và sản phẩm để có thể phân rã sau sử dụng… đều là những nguyên tắc cần xem xét cho hầu hết các ngành với những mức khả thi áp dụng khác nhau. Mỗi nguyên tắc của HHX tập trung vào một khía cạnh hóa học cụ thể. Nên nhất thiết phải kết hợp những phương pháp thích hợp nhất với mức ưu tiên thực hiện tương ứng.
3.3.4. Tài nguyên từ nguồn có thể tái tạo
Tài nguyên có thể tái tạo được áp dụng nhiều trên thế giới là năng lượng mặt trời, năng lượng gió, xăng dầu sinh học, thủy triều,... Trong quá trình nghiên cứu thực tế ở khu công nghiệp Minh Hưng - Hàn Quốc nhận thấy một tiềm năng rất lớn về năng lượng mặt trời chưa được áp dụng Bình Phước là một tỉnh có bức xạ mặt trời tốt, khoảng 4-5 KWh/m2/ngày với số giờ nắng trong năm cao: 2.526 giờ. Đây là một trong những vùng có số giờ nắng hằng năm cao trong cả nước. Tận dụng được năng lượng mặt trời sẽ đem lại một nguồn lợi lớn cho tỉnh Bình Phước nói chung và trong đề tài này là cho KCN Minh Hưng - Hàn Quốc. Để có thể triển khai tốt giải pháp này cần phải:
- Hoàn thiện thêm các chính sách khuyến khích đầu tư từ các nguồn vốn tư nhân (trong và ngoài nước), tạo ra môi trường cạnh tranh trong cung cấp năng lượng;
- Ban hành các chính sách trợ giá, tín dụng và khuyến khích ứng dụng năng lượng tái tạo đặc biệt cho các công ty nhỏ, vốn đầu tư thấp;
- Có chính sách khuyến khích ứng dụng năng lượng sạch.
3.3.5. Cộng sinh công nghiệp
Đây là một trong những giải pháp kỹ thuật mang tính quyết định cho sự thành công của một KCNTTMT. Trong KCN Minh Hưng - Hàn Quốc các Nhà máy có nhiều tiềm năng trao đổi rác thải với nhau. Để quá trình trao đổi chất thải hoạt động hiệu quả hơn trong KCN cần xây dựng một Trung tâm trao đổi chất thải. Ban đầu trung tâm trao đổi thông tin các loại chất thải công nghiệp giữa các nhà máy với nhau và giữa các nhà máy với các cơ sở tái chế chất thải. Sau khi trung tâm trao đổi thông tin hoạt động thành công sẽ phát triển trung tâm trao đổi chất thải với nhiều chức năng hơn, đây là trung tâm vừa có chức năng trao đổi thông tin vừa thu gom, vân chuyển và xử lý chất thải. Mô hình cụ thể của trung tâm được thể hiện như sau:
Thành lập một mạng thông tin chung, các công ty sẽ cung cấp những thông tin về chất thải đồng thời cung cấp những nhu cầu về nguyên liệu của công ty mình thông qua website, email, điện thoại hay fax. Những thông tin cần trao đổi: thông tin về nguyên liệu sẵn có và nguyên liệu mong muốn, những ý tưởng về trao đổi.
Sau khi trung tâm trao đổi thông tin hoạt động mạnh sẽ thành lập bộ phận thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải.
3.4. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH KCNTTMT VÀO KCN MINH HƯNG - HÀN QUỐC THÔNG QUA PHÂN TÍCH SWOT
* Điểm mạnh
- Cơ sở hạ tầng của KCN tốt, nên việc triển khai không đòi hỏi đầu tư nhiều;
- Sự hình thành và phát triển của KCN Minh Hưng – Hàn Quốc được sự quan tâm của cả 2 chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc;
- Các công ty đầu tư vào KCN hầu hết là các công ty nước ngoài có công nghệ tiên tiến;
- Các chủ đầu tư phần lớn là người nước ngoài nên có ý thức môi trường cao;
- Đội ngũ cán bộ của BQL trong KCN Minh Hưng – Hàn Quốc khá hoàn thiện;
- Ngành nghề đa dạng là một lợi thế cho cộng sinh công nghiệp;
- Vị trí thuận lợi, gần khu dân cư và gần các khu công nghiệp khác tạo nhiều điều kiện trao đổi chất thải.
* Điểm yếu
- Sự thiếu hụt các chuyên gia trình độ cao, các kỹ thuật viên và cán bộ chuyên môn có kinh nghiệm chuyên sâu về kỹ thuật môi trường;
- Thiếu hụt các công cụ kinh tế, nguồn kinh phí. Khung chính sách hỗ trợ chưa hoàn thiện;
- Thiếu các phương tiện kỹ thuật để đánh giá thực hiện;
- Năng lực và kinh nghiệm thực hiện các giải pháp kỹ thuật bền vững trong các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế;
- Các Nhà máy sử dụng các sản phẩm phụ/phế phẩm/chất thải của nhà máy khác làm nguyên liệu sản xuất sẽ phải đối đầu với nguy cơ thiếu hoặc mất nguồn cung cấp hoặc thị trường tiêu thụ khi một nhà máy nào đó ngừng hoạt động.
- KCN tập hợp nhiều doanh nghiệp từ nhiều quốc gia có đặc điểm văn hóa khác nhau làm cho sự cộng tác khó khăn hơn;
- Công tác tuyên truyền, giáo dục môi trường còn nhiều hạn chế;
- Thiếu các công cụ hiệu quả trong quản lý CTR độc hại, ngăn ngừa giảm thiểu phát sinh CTR.
* Cơ hội
- Khái niệm về sinh thái công nghiệp đã được áp dụng chủ yếu ở các nước phát triển có kỹ thuật, hệ thống tổ chức và cấu trúc thể chế tiên tiến;
- Một số quy định mới trong chính sách hỗ trợ, thuộc chức năng hoạt động của Quỹ Bảo vệ Môi trường Việt nam;
- Triển vọng phát triển các ngành thương mại và dịch vụ liên quan đến quản lý CTR (thu gom, phân loại, vận chuyển, chế biến, xử lý, tư vấn kỹ thuật, chuyển giao…) phát triển ngành tái chế, các sản phẩm tái chế;
- Sự phát triển của các khía cạnh nghiên cứu mới trong lĩnh vực quản lý CTR;
- Tỷ lệ tái sử dụng, tận thu và tái chế phế thải tương đối cao;
- Khả năng áp dụng các công nghệ mới trong tận thu và tái chế CTR;
- Mở rộng và gắn liền trách nhiệm của nhà sản xuất với vòng đời của sản phẩm. Nhận thức và trình độ của cộng đồng ngày càng được nâng cao;
- Nhận thức rõ ràng về thuận lợi và khó khăn trong công tác ngăn ngừa giảm thiểu tác động của CTR (bao gồm nguồn sinh hoạt và nguồn phát sinh CTR độc hại);
- Sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu sử dụng rác thải như nguồn nguyên liệu và năng lượng đầu vào (ví dụ tại các lò nung xi măng).
- Sự phối hợp giữa các doanh nghiệp trong KCN tạo điều kiện thuận lợi cho sự cạnh tranh với các doanh nghiệp khác bên ngoài KCN;
* Thách thức
- Tầm nhận thức về KCNTTMT của các doanh nghiệp và của các chủ đầu tư chưa cao;
- Thói quen trong cách ứng xử trong giới công nghiệp đã được hình thành hàng trăm năm, khó thay đổi nhận thức và thói quen của công nhân.
Giải pháp hỗ trợ:
- Tìm nguồn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế về tài chính cũng như đầu tư về kinh nghiệm thực hiện hay chuyên gia;
- Thu hút sự quan tâm của các chuyên gia trong nước
- Tăng cường công tác tuyên truyền cho các chủ đầu tư và công nhân thông qua nhiều hình thức như mở các lớp tập huấn, thông tin đại chúng, phương tiện truyền thông,…
- Các nhà máy sợ mất nguồn cung cấp hoặc tiêu thụ chất thải khi một nhà máy nào đó ngừng hoạt động. Trong một chừng mực nào đó, điều này có thể được kiểm soát bằng mối quan hệ giữa những nhà cung cấp và khách hàng (ví dụ thông qua hợp đồng kinh tế);
- Hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật cho các CSSX thực hiện các giải pháp kỹ thuật bền vững;
- Khuyến khích, ưu tiên hỗ trợ cho các sản phẩm từ vật liệu tái sinh;
- Xây dựng các chương trình thực hiện thật rõ ràng, cụ thể.
Nhận xét:
Qua phân tích SWOT ta thấy khả năng áp dụng mô hình KCNTTMT vào KCN Minh Hưng – Hàn Quốc tuy có nhiều khó khăn và thử thách nhưng có thể tận dụng những điểm mạnh sẵn có và các cơ hội để khắc phục nó. Trước mắt, quan trọng nhất vẫn là khâu tuyên truyền. Chúng ta có thể tìm nhiều cơ hội từ các dự án nước ngoài.
CHƯƠNG 4
ĐỀ XUẤT LỘ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI KCN MINH HƯNG – HÀN
QUỐC THÀNH KCN TTMT HOẠCH ĐỊNH DỰA TRÊN
HỆ THỐNG TIÊU CHÍ
4.1. LỘ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI KCN MINH HƯNG – HÀN QUỐC THÀNH KCN THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG
Hiện tại KCN Minh Hưng – Hàn Quốc đang ở mức độ TTMT trung bình, do đó để tiến tới mức TTMT cao nhất về kỹ thuật KCN phải trải qua 2 giai đoạn từ mức TTMT trung bình đến mức khá và từ mức TTMT khá đến mức cao. Giai đọan 1 sẽ được thực hiện từ năm 20011 đến năm 2015 và giai đoạn 2 được thực hiện từ năm 2015 đến năm 2020.
* Giai đoạn 1 – Tiến trình thực hiện từ mức TTMT trung bình đến mức TTMT khá
Bước 1: Lọc ra những tiêu chí chưa đạt
Các tiêu chí đó bao gồm:
Có hệ thống tái sử dụng nước mưa và nước thải
Xây dựng hệ thống quản lý CTR, CTNH đảm bảo vệ sinh, an toàn
Có khu vực giành cho các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao
Có hệ thống vận chuyển, trao đổi nguyên liệu giữa các nhà máy hay trung tâm trao đổi chất thải
Tận dụng và tái chế rác thải bên trong nhà máy
Cộng sinh công nghiệp, hệ sinh học tích hợp
Sử dụng tài nguyên từ nguồn có thể tái tạo
Thiết kế sinh thái
Xử lý cuối đường ống
Công nghệ ít hoặc không tạo ra chất thải, tiết kiệm tài nguyên, nguyên nhiên liệu
Bước 2: Lên kế hoạch thực hiện
Sau khi chọn ra các tiêu chí chưa đạt có thể đề ra các giải pháp tăng cường kỹ thuật có thể thực hiện một số tiêu chí quan trọng và bỏ qua vài tiêu chí ít quan trọng nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là mức khá. Ngoài ra, trong các tiêu chí nêu trên mỗi tiêu chí đều có đặc điểm riêng biệt, do đó phải có các biện pháp thực hiện thích hợp với từng tiêu chí cụ thể.
Để đưa KCN Minh Hưng – Hàn Quốc từ mức TTMT trung bình lên mức khá thì đối với một số tiêu chí đã được thực hiện nhưng chưa tốt cần có biện pháp tăng cường thực hiện hơn nữa. Còn các tiêu chí chưa được thực hiện trong đó cụ thể là sẽ xây dựng mới một số công trình thì các công trình xây dựng mới sẽ được xây một lần cho phù hợp tiêu chuẩn của mức cao (Nếu xây dựng phù hợp với mức khá sau đó lại nâng cấp lên mức cao sẽ tốn nhiều công sức và kinh phí hơn, quá trình thực hiện phức tạp hơn). Các công trình sẽ được xây dựng mới là:
Hệ thống tái sử dụng nước mưa và nước thải;
Xây dựng hệ thống thu gom, xử lý CTR, CTNH đảm bảo hợp vệ sinh và an toàn. Xây dựng trung tâm trao đổi chất thải;
Xây dựng thêm các khu vực hoạt động văn hóa, thể thao cho công nhân.
Còn lại các tiêu chí khác có thể nâng cấp từ từ. Trong từng nhà máy cần quan tâm đến các giải pháp như:
Tận dụng và tái chế rác thải
Áp dụng hóa học xanh (tính cho các cơ sở có sử dụng hóa chất)
Cộng sinh công nghiệp, hệ sinh học tích hợp
Sử dụng tài nguyên từ nguồn có thể tái tạo
Thiết kế sinh thái
Xử lý cuối đường ống
Công nghệ ít hoặc không tạo ra chất thải, tiết kiệm tài nguyên, nguyên nhiên liệu
Các CSSX phải quan tâm bảo trì, nâng cấp và đổi mới thiết bị
Công nhân bậc cao chiếm tỷ lệ cao trong nhà máy
Bước 3: Hành động
Bước này sẽ triển khai các hoạt động cụ thể như chương trình ở bước 2 đã đưa. Việc thực hiện các tiêu chí tại các CSSX có thể gặp khó khăn do thói quen của công nhân, do tiếp cận với phương pháp mới, do trình độ của công nhân… nên chúng ta phải có một tổ chức nghiên cứu và hướng dẫn thực hiện các giải pháp đến từng cơ sở.
Quá trình hành động phải được kiểm tra, đánh giá liên tục nhằm phát hiện những vấn đề mới nảy sinh cần giải quyết ngay lập tức và khắc phục những nội dung chưa phù hợp.
- Kiểm tra giám sát việc thực hiện một số nội dung hay toàn bộ nội dung của chương trình đề ra ở trên.
- Kiểm tra giám sát sự phù hợp với các yêu cầu của các mục tiêu.
- Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp cải thiện để khắc phục các tồn tại phát hiện từ các lần kiểm tra trước.
- Việc kiểm tra giám sát được thực hiện tại theo các hình thức: Tại hiện trường, phỏng vấn và qua sổ sách, tài liệu.
Bước 4: Đánh giá lại mức TTMT của KCN
Sau khi thực hiện xong các giải pháp nâng cao mức độ TTMT cần đánh giá lại lần cuối để xác định tổng số điểm và mức TTMT hiện tại KCN đã đạt được sau khi thực hiện các giải pháp. Và dựa vào đó để đề ra chương trình hành động cụ thể tiếp theo.
* Giai đoạn 2 – Tiến trình thực hiện từ mức TTMT khá đến mức TTMT cao
Giai giai đoạn 2 cũng sẽ được thực hiện trình tự theo các bước như giai đoạn 1 chỉ khác là điểm xuất phát và điểm cần phải đạt được ở mức cao hơn. Ngoài ra, một số tiêu chí ở giai đoạn trên chưa triển khai sẽ tiếp tục triển khai và các tiêu chí còn lại sẽ tiếp tục được thực hiện ở một cấp độ cao hơn. Đầu tiên sẽ sử dụng bảng đánh giá mức độ thực hiện các tiêu chí để lọc ra những tiêu chí chưa đạt và tiếp tục đưa ra từng giải pháp cho từng tiêu chí.
Dưới đây là mô hình minh họa các kỹ thuật thực hiện chuyển đổi KCN Minh Hưng – Hàn Quốc thành KCN TTMT.
Quy hoạch phù hợp, cơ sở hạ tầng tốt, máy móc thiết bị hiện đại, cán bộ quản lý có trình độ cao
Các giải pháp kỹ thuật bền vững về môi trường chưa cao
KCN Minh Hưng – Hàn Quốc (TTMT trung bình)
- Xây dựng trung tâm trao đổi chất thải.
- Xây dựng hệ thống tái sử dụng nước mưa và nước thải.
- Các giải pháp nâng cấp máy móc, thiết bị hiện đại hoá.
- Các giải pháp kỹ thuật bền vững bảo vệ môi trường (thực hiện đạt 60 – 70%).
KCN Minh Hưng – Hàn Quốc (TTMT khá)
- Các giải pháp sử dụng tài nguyên có thể tái tạo.
- Các giải pháp thiết kế sinh thái.
- Các giải pháp hóa học xanh.
- Cộng sinh công nghiệp.
- Xử lý cuối đường ống.
…
- Hoàn thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng
- Hoàn thiện hệ thống trao đổi chất thải trong và ngoài KCN
- Giải pháp tái sinh và tái chế chất thải trong KCN
- Các giải pháp nâng cao trình độ của cán bộ quản lý và công nhân.
- Các giải pháp thay đổi công nghệ tự động hóa.
KCN Minh Hưng – Hàn Quốc (TTMT cao)
Không phát thải, hoặc phát thải ít
Mức 2
Mức 3
Mức 4
-Khởi đầu:
Hình 4-1: Mô hình kỹ thuật tổng quát
4.2. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC MỘT SỐ TIÊU CHÍ QUAN TRỌNG
4.2.1. Xây dựng hệ thống tái sử dụng nước mưa và nước thải
Nước thải của KCN sau khi xử lý được thải ra suối Tiên, còn nước mưa được thu gom bằng các tuyến thoát nước bố trí dọc các trục đường, sau đó dẫn vào cống chính chảy ra suối Tiên phía thượng nguồn. Hiện nay, KCN chưa có phương án nào tái sử dụng lại nước mưa, nước thải. Nguyên nhân là vì giá nước sử dụng cho công nghiệp hiện nay không cao, mặt khác các giải pháp tái sử dụng nước mưa, nước thải vẫn chưa được áp dụng phổ biến ở nước ta. Vì vậy, đối với KCN Minh Hưng – Hàn Quốc có thể áp dụng các giải pháp sau:
Trong từng CSSX sẽ có hồ chứa cũng là bể lắng để tái sử dụng nước mưa. Thể tích bể phụ thuộc vào thể tích nước mà CSSX cần sử dụng. Có thể sử dụng nước mưa tưới lên mái nhà xưởng để làm mát, hoặc sử dụng để rửa sàn, sử dụng cho nhà vệ sinh.
Nước mưa chảy tràn không thể chỉ thu gom trong mỗi nhà máy, do đó cần có một bể riêng để chứa nước mưa cho toàn khu công nghiệp, sau khi lắng có thể nhập chung với bể chứa nước thải đầu ra của KCN để sử dụng cho các mục đích tái sử dụng nước
Đối với nước thải sản xuất sau khi được xử lý sẽ được chứa trong bể để tái sử dụng lại trong các nhà máy như sử dụng để tưới cây trong KCN, rửa nhà xưởng, sử dụng cho nhà vệ sinh. Lượng nước này khá lớn nên sẽ được tái sử dụng liên tục, hợp lý đến từng nhà máy và toàn bộ KCN.
4.2.2 Cộng sinh công nghiệp
- Giai đoạn đầu: Thực hiện cộng sinh công nghiệp giữa các nhà máy trong KCN. Khối lượng từng loại chất thải có khả năng cộng sinh công nghiệp.
Bảng 44: Khả năng cộng sinh công nghiệp trong KCN
Stt
CSSX cung cấp rác thải
CSSX nhận rác thải
KL
(Tấn/năm)
SP trao đổi
1
Công ty TNHH Y&J Internationnal
Công ty TNHH bao bì cao cấp S&K VINA
9,6
Carton, giấy vụn
2
Công ty TNHH Young In Tech Vina
Công ty TNHH bao bì cao cấp S&K VINA
Giấy carton
3
Công ty TNHH C&K Vina
Công ty TNHH Sam Woon Ind (Hàn Quốc)
2,1
Vải vụn, chỉ sợi
4
Công ty TNHH Dream Textile (Hàn Quốc)
Công ty TNHH Sam Woon Ind (Hàn Quốc)
126,9
Vải vụn, chỉ sợi
5
Công ty TNHH T.M Vina (Hàn Quốc)
Công ty TNHH Sam Woon Ind (Hàn Quốc)
672,3
Vải vụn, chỉ sợi
6
Công ty TNHH C&T Vina (Hàn Quốc)
Công ty TNHH Sam Woon Ind (Hàn Quốc)
5,7
Vải vụn, chỉ sợi
7
Công ty TNHH Doo Young Vina (Hàn Quốc)
Công ty TNHH Sam Woon Ind (Hàn Quốc)
1,8
Vải vụn, chỉ sợi
10
Công ty TNHH cửa A Lu Đô (Đài Loan)
Công ty CP Phúc Xanh
4,5
Nhựa thải
11
Công ty TNHH Han-A Vina (Hàn Quốc)
Công ty CP Phúc Xanh
2,7
Nhựa thải
12
Công ty TNHH Young In Tech Vina (Hàn Quốc)
Công ty CP Phúc Xanh
9,3
Nhựa thải
13
Công ty TNHH Sae Han Vina (Hàn Quốc)
Công ty CP Phúc Xanh
5,4
Nhựa thải
14
Công ty TNHH sản xuất thương mại Tân Việt Hàn (Hàn Quốc)
Công ty CP Phúc Xanh
2,7
Nhựa thải
15
Công ty TNHH Sung Il Vina (Hàn Quốc)
Công ty CP Phúc Xanh
2,1
Nhựa thải
16
Công ty TNHH Aztech Vina (Hàn Quốc)
Công ty CP Phúc Xanh
8,1
Nhựa thải
17
Công ty TNHH Tae Chang Vina (Hàn Quốc)
Công ty CP Phúc Xanh
11,7
Nhựa thải
18
Công ty TNHH Sit Vina (Hàn Quốc)
Công ty CP Phúc Xanh
2,7
Nhựa thải
19
Công ty TNHH Doo Nam Vina (Hàn Quốc)
Công ty CP Phúc Xanh
7,2
Nhựa thải
22
Công ty TNHH sản xuất thương mại Tân Việt Hàn (Hàn Quốc)
Công ty Tuấn Tùng Phát
Công ty Quang Huy
2,7
Sắt, thép vụn
23
Công ty TNHH Sit Vina (Hàn Quốc)
Công ty Tuấn Tùng Phát
Công ty Quang Huy
2,1
Sắt, thép vụn
24
Công ty TNHH Gwang Sung Vina (Hàn Quốc)
Công ty Tuấn Tùng Phát
Công ty Quang Huy
2,4
Sắt, thép vụn
- Giai đoạn 2: Thực hiện tiếp trao đổi chất thải với các công ty bên ngoài KCN.
+ Vải vụn, chỉ vụn của ngành may mặc, dệt nhuộm có thể được tận dụng làm gối, thú nhồi bông cho công ty Dream Vina II (sản xuất thú nhồi bông, đồ chơi trẻ em) tại xã Tân Khai, huyện Hớn Quản.
+ Các vụn gỗ của ngành sản xuất đồ gỗ trang trí nội thất và đồ dùng trong sinh hoạt có thể được tận dụng làm ván ép cho Công ty TNHH Kim Tín MDF tại thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú.
4.2.3. Hóa học xanh
Giai đoạn 1: Một số CSSX trong KCN vẫn còn sử dụng các hóa chất độc hại và chưa có giải pháp thay thế. Để tiến đến một nền sản xuất thân thiện môi trường cần thực hiện như sau:
- Các CSSX quan tâm đầu tư trang bị thêm một số máy móc hiện đại, thay thế các nguyên liệu thân thiện môi trường, sử dụng tối đa nguyên liệu sản xuất trong nước, sử dụng công nghệ vật liệu mới, phát triển sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, tách riêng các dòng thải trong nhà máy.
- Giai đoạn đầu thực hiện thay đổi một số nguyên vật liệu cho các CSSX theo hướng thân thiện môi trường. Chẳng hạn đối với công ty sản xuất thép (Công ty Tuấn Tùng Phát, Công ty Quang Huy) có thể thay thế nguyên liệu đầu vào bằng thép phế sạch; hay trong ngành dệt, nhuộm có thể sử dụng các loại hóa chất nhuộm ít gây độc hại hơn.
- Thay vì sử dụng nguyên liệu nhập khẩu, các CSSX sẽ tận dụng một số nguyên liệu tại Việt Nam với giá rẻ hơn và ít tốn chi phí vận chuyển hơn. Để chuyển từ loại trung bình lên khá, sẽ chọn ra các công ty dễ thực hiện, áp dụng cho khoảng 60% công ty sử dụng hóa chất nhiều như: Công ty TNHH Dream Textile, Công ty TNHH T.M Vina, Công ty TNHH C&T Vina, Công ty TNHH C&K Vina, Công ty TNHH Han-A Vina, Công ty TNHH Doo Young Vina, Công ty TNHH Sae Han Vina, …
Giai đoạn 2: Tiếp tục triển khai tất cả các giải pháp HHX cho tất cả các CSSX còn lại có tiềm năng áp dụng.
4.2.4. Thiết kế sinh thái
Ngoài mục đích thiết kế lại sản phẩm theo xu hướng thân thiện môi trường như tiết kiệm nguyên liệu sản xuất, đóng gói, dễ tháo lắp, dễ sửa chữa, bảo trì thì trong từng CSSX còn phải quan tâm đến thiết kế lại nhà xưởng, tăng diện tích cây xanh, mặt nước, thiết kế nhà xưởng sinh động không tạo cảm giác nhàm chán cho công nhân.
Giai đoạn 1: Thiết kế, sửa chữa lại dây chuyền sản xuất trong các CSSX
- Tăng diện tích cây xanh, mặt nước cho các CSSX và cho KCN
- Thông gió tự nhiên và có hiệu quả hạ thấp nhiệt độ dựa trên hình thức mặt bằng nhà xưởng và tường ngoài của kiến trúc, trần nhà (sử dụng bản đồ hoa gió hàng ngày)
- Sửa chữa nhà xưởng nhằm tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, tiết kiệm ánh sáng nhân tạo. Phân bố ánh sáng trong phòng phù hợp để tạo cảm giác dễ chịu khi làm việc
- Dùng đèn cao áp, đèn tiêu hao năng lượng thấp, chấn lưu điện tử và các phụ kiện có chất lượng cao để có thể làm giảm điện năng do sử dụng ánh sáng nhân tạo.
- Thiết kế lại sản phẩm từ những khâu đơn giản nhất
Giai đoạn 2:
- Tiếp tục thiết kế lại sản phẩm
- Trong nhà xưởng nên tạo ra một khung cảnh thoải mái, hoài hòa với thiên nhiên.
4.2.5. Xử lý cuối đường ống
Hiện tại, đã có 100% nhà máy trong KCN xây dựng hệ thống xử lý nước thải sơ bộ. Để thực hiện một cách hoàn thiện HT xử lý cuối đường ống và để tiết kiệm chi phí xử lý, chúng ta sẽ thực hiện giải pháp như sau: đối với các nhà máy có các ngành nghề sản xuất gần trùng nhau, với tính chất nước thải giống nhau sẽ cho xây dựng một trạm XLNT sơ bộ tập trung chung. Tại đây nước thải sẽ được xử lý sơ bộ rồi cho chảy tới nhà máy XLNT của KCN. Còn lại, đối với các nhà máy nhỏ có lượng nước thải nhỏ (khoảng 5 m3/ngày), ít gây ô nhiễm, sẽ được cho chảy thẳng đến nhà máy XLNT của KCN. Còn các công ty có lượng nước thải lớn hơn và ở xa trạm XLNT thì sẽ được xử lý sơ bộ riêng tại nhà máy trước khi chảy vào trạm xử lý nước thải tập trung của KCN.
Nước thải của các nhà máy có cùng tính chất sẽ được thu gom thành từng trạm xử lý sơ bộ. Đối với mỗi vị trí xử lý nước thải được ký hiệu riêng và được sử dụng để xử lý cho các lô kèm theo nó.
4.2.6. Tỉ lệ phần trăm cơ sở sản xuất có thiết bị tự động hóa
Hiện tại, trong các nhà máy đã sử dụng các thiết bị tự động hóa trên 50%. Để tiến lên loại khá, tiêu chí này phải được nâng lên 70%. Trong giai đoạn 1, đối với một số thiết bị lắp thêm các van tự động, van an toàn, đầu dò, lắp các hệ thống quan trắc tự động. Ngoài ra, các máy móc, thiết bị mới nhập về phải là máy hiện đại, tự động hóa cao. Giai đoạn 2 vẫn thực hiện như giai đoạn 1 nhưng nâng tỉ lệ nhà máy sử dụng thiết bị tự động hóa là 90%.
4.2.7. Công nghệ ít hoặc không tạo ra chất thải
Nhìn chung, KCN Minh Hưng – Hàn Quốc có trên 50% CSSX đã sử dụng công nghệ khá tiên tiến, trong quá trình sản xuất ít tạo ra chất thải. Chẳng hạn như ngành dệt nhuộm, may mặc 55%, ngành sản xuất phụ tùng xe ô tô 61%, ngành gia công công cụ nấu bếp, đồ dùng sinh hoạt 58% ...
Tuy nhiên, lượng chất thải phát sinh vẫn còn khá lớn. Do đó, để nâng cao tỉ lệ CSSX tạo ra tỷ trọng phế phẩm thấp cần phải thực hiện các chương trình nâng cấp máy móc thiết bị trong một số công đoạn sản xuất.
Giai đoạn 1: ưu tiên áp dụng cho các CSSX tạo ra tỷ trọng phế phẩm nhiều và rất nhiều.
Giai đoạn 2: tiếp tục áp dụng cho các CSSX tạo ra tỷ lệ phế phẩm trung bình.
4.2.8. Sử dụng tài nguyên từ nguồn có thể tái tạo
Việc sử dụng tài nguyên từ nguồn có thể tái tạo tại KCN Minh Hưng – Hàn Quốc là rất thấp bởi vì ngành nghề hoạt động trong KCN chủ yếu là chế biến gỗ xuất khẩu, dệt nhuộm, may mặc, sản xuất phụ tùng xe ô tô, đồ dùng nhà bếp, …Và thực tế thì khó có thể đánh giá chính xác tỉ lệ áp dụng trong các nhà máy. Cho đến nay, hầu hết các tài nguyên này chủ yếu được tận dụng dưới dạng tuần hoàn hơi nước, tận dụng nhiệt lò hơi, còn các năng lượng khác như năng lượng mặt trời, nhiên liệu sinh học vẫn chưa được áp dụng.
Tiêu chí này sẽ được triển khai thực hiện trong 2 giai đọan như sau:
- Giai đọan 1: thay thế 15% nhiên liệu đang sử dụng bằng dầu sinh học, năng lượng mặt trời.
- Giai đọan 2: thay thế 30% nhiên liệu đang sử dụng bằng dầu sinh học, năng lượng mặt trời.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Bình Phước trong những năm gần đây là một trong những tỉnh phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, và cũng là 1 trong nhưng tỉnh có sự thu hút đầu tư nước ngoài cao. Cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, Bình Phước hình thành nhiều khu công nghiệp. Điều đó làm cho Bình Phước đang đối mặt với nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng bên trong lẫn bên ngoài các khu công nghiệp như ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm môi trường nước và môi trường đất đã tác động tiêu cực đến xã hội và cộng đồng dân cư.
Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật xây dựng mô hình khu công nghiệp thân thiện môi trường áp dụng cho khu công nghiệp Minh Hưng – Hàn Quốc tỉnh Bình Phước”, đã nêu và đánh giá được tình hình phát triển, các vấn đề môi trường, cũng như đánh giá về quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở tỉnh Bình Phước trong thời gian qua và thời gian tới, đưa ra các tiêu chí kỹ thuật đánh giá mức độ thân thiện môi trường của khu công nghiệp và dựa vào đó để đánh giá mức độ TTMT hiện tại của KCN; Một hệ thống các giải pháp kỹ thuật bền vững áp dụng cho khu công nghiệp hướng đến thân thiện môi trường; đã nghiên cứu đề xuất lộ trình chuyển đổi mức độ TTMT của KCN từ mức hiện tại lên các mức cao hơn; Bên cạnh đó, cơ hội và thách thức cũng như lợi ích khi phát triển mô hình KCNTTMT cũng được đề cập đến.
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần định hướng xây dựng một KCN tiến đến sự phát triển bền vững cả về kinh tế lẫn môi trường.
2. KIẾN NGHỊ
Phát triển KCN theo mô hình KCNTTMT là nền tảng để tiến đến phát triển công nghiệp bền vững. Do đó, việc nghiên cứu phát triển KCNTTMT là rất cần thiết trong điều kiện thực tế hiện nay ở tỉnh Bình Phước. Cần bắt buộc áp dụng toàn diện các giải pháp công nghệ kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường tiên tiến và hiệu quả cao nhằm bảo đảm mức độ giảm thiểu ô nhiễm môi trường tốt nhất; bắt buộc các doanh nghiệp áp dụng giải pháp SXSH phù hợp và tiến tới áp dụng toàn diện các giải pháp SXSH nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường khu công nghiệp; luôn tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng và doanh nghiệp trong khu công nghiệp và trong khu dân cư xung quanh.
Do thời gian và kiến thức cũng có giới hạn, nên nhiều đối tượng nghiên cứu của đề tài chưa được phân tích một cách rõ ràng, cụ thể, còn một số giới hạn trong việc khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp, điều tra, phỏng vấn, lấy mẫu phân tích tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp ... nên đề tài còn nhiều giới hạn.