Báo cáo nghiên cứu đề xuất giải pháp tổng thể cải thiện tình hình môi trường cho các cơ sở chế biến thủy sản
nghiên cứu đề xuất giải pháp tổng thể cải thiện
tình hình môi trường cho các cơ sở chế biến
thủy sản qui mô vừa và nhỏ ở tp. hồ chí minh
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp tổng thể cải thiện tình hình môi trường cho các cơ sở chế biến thủy sản qui mô vừa và nhỏ ở TP. Hồ Chí Minh”, nhóm nghiên cứu đã nhận được sự giúp đỡ và cộng tác của nhiều cơ quan, đơn vị, cơ sở CBTS và cá nhân. Nay, đề tài đã hoàn tất, nhóm nghiên cứu trân trọng gửi lời cảm ơn đến các cơ quan và cá nhân đã tận tình giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài:
1. Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh đã chấp thuận và tài trợ kinh phí cho chúng tôi thực hiện đề tài.
2. Phòng Quản lý Khoa học - Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh đã giúp đỡ chúng tôi về tổ chức thực hiện và các thủ tục đề tài.
3. Viện KTNĐ và BVMT là đơn vị chủ trì, đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
4. Toàn thể anh chị em Phòng Quan trắc và Phân tích Môi trường - Viện KTNĐ và BVMT đã tham gia tích cực trong vai trò của mình trong quá trình nghiên cứu.
5. Các sinh viên Nguyễn Cảnh Lộc, Lê Thị Thu Thủy (Đại học KHTN TP. HCM), Lê Thảo Chi và Phan Nhã Hiếu (Đại học Kỹ thuật dân lập công nghệ TP. HCM) đã cùng chúng tôi tham gia trong quá trình nghiên cứu tại Công ty CP CBTS Quang Minh.
6. Các Công ty thủy sản đã cộng tác với chúng tôi trong quá trình nghiên cứu, gồm
- Xí nghiệp số 9 – Công ty CP Thủy đặc sản: 213 Hòa Bình, quận Tân Phú
- Xí nghiệp CBTS XK ANIMEX: 126 Bis Vườn Lài, quận Tân Phú
- Công ty CB Thủy hải sản XK Việp Phú: 289 Lũy Bán Bích, quận Tân Phú
- Công ty CP Thủy sản số 1 (Phân xưởng 3): 1004 Âu Cơ, quận Tân Phú
- Công ty XNK và CBTS Đông lạnh số 3: 483 Phạm Văn Chí, quận 6
- Công ty CP CBTS Quang Minh: 50 Nam Hòa, Phước Long A, quận 9
7. Đặc biệt lời cảm ơn gửi đến Ban lãnh đạo Công ty CP CBTS Quang Minh gồm GĐ Nguyễn Hữu Sơn, PGĐ Hoàng Văn Chức cùng anh Nguyễn Văn Minh, chị Hoàng Thị Cẩm Tú đã hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm nghiên cứu trong suốt quá trình triển khai nghiên cứu thực tế tại Công ty.
Xin chân thành cảm ơn tất cả !
130 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2056 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp tổng thể cải thiện tình hình môi trường cho các cơ sở chế biến thủy sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiên nhiên và năng lượng của các doanh nghiệp thì rất cần sự hỗ trợ về chính sách của Nhà nước là thật cụ thể. Những vấn đề về chính sách của Nhà nước đối với những lợi ích mà SXSH mang lại cũng như chế tài các cơ sở làm thất thoát nguồn tài nguyên đang được các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ quan tâm như:
Chính sách về việc sử dụng nước ngầm cho các hoạt động CBTS (điển hình là công ty Quang Minh) vì hiện nay do chính việc quản lý lỏng lẻo của nhà nước đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khai thác vô tội vạ nguồn nước ngầm vì không cần phải trả phí để sử dụng chỉ cần tốn chi phí cho việc sử dụng điện để bơm nước. Chính vì vậy sử dụng lãng phí nguồn nước ngầm nên gây tổn hại đến tầng nước ngầm cũng như phát sinh một lượng lớn nước thải.
Cần có những biện pháp, chính sách để thu phí nước thải từ lượng nước giếng khoan phục vụ cho hoạt động sản xuất tại các cơ sở CBTS. Đây sẽ là nguồn thu lớn cho ngân sách dùng để hỗ trợ cho các dự án SCSH và BVMT. Mặt khác, điều này sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp quan tâm hơn trong việc sử dụng tiết kiệm nước cũng như sẽ áp dụng các giải pháp (SXSH) để giảm lượng nước thải thải ra ngoài.
Nhà nước, đặc biệt là các đơn vị cung cấp điện, nước cần có chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp CBTS có ý thức tiết kiệm nước nước và năng lượng như hỗ trợ về giá cho những đơn vị sử dụng tiết kiệm, không dùng hết hạn mức về nước và điện được cấp.
Cần có các chính sách hỗ trợ thật cụ thể về thuế và có thể xem đầu tư vào SXSH cũng là một trong những chi phí hoạt động kinh doanh của các cơ sở CBTS.
Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần phải có những chính sách cụ thể để khuyến khích các doanh nghiệp quan tâm hơn đến vấn đề môi trường thay vì chỉ quan tân đến vấn đề kinh tế, lợi nhuận như trước đây.
3.6.3 Mạng lưới xã hội
Những mạng lưới xã hội chi phối hoạt động của Công ty CP CBTS Quang Minh bao gồm cộng đồng dân cư xung quanh và các phương tiện truyền thông đại chúng.
Có thể nói sức ép của người dân xung quanh lên hoạt động BVMT của công ty là mạnh mẽ nhất. Người dân địa phương thường hay phàn này về tình trạng mùi hôi nếu như điều này xảy ra và việc họ khiếu kiện lên các cơ quan có thẩm quyền là hoàn toàn có thể xảy ra. Điều này sẽ có tác động rất lớn đến việc sản xuất kinh doanh của công ty cũng như việc áp dụng các giải pháp BVMT.
Mặt khác các phương tiện thông tin đại chúng nên xem xét thực hiện một số chương trình để giới thiệu về SXSH nhằm cải thiện môi trường như SXSH. Đây là biện pháp hữu hiệu để các quảng bá về các lợi ích của SXSH đối với các cơ sở CBTS và và khích lệ tinh thần các cơ sở đang áp dụng nó.
3.7 Đề xuất giải pháp tổng hợp cải thiện tình hình môi trường các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ ở TP. Hồ Chí Minh
Như đã trình bày ở trên các giải pháp SXSH, tập trung vào các giải pháp quản lý nội vi (không tốn chi phí) và giảm thất thóat tài nguyên nước và năng lượng (với chi phí thấp) khi áp dụng vào qui trình sản xuất ở các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ mà điển hình tại Công ty CP CBTS Quang Minh đã mang lại những hiệu quả to lớn về kinh tế và môi trường. Về mặt môi trường đã được cải thiện đáng kể, nhất là nước thải. Lưu lượng nước thải giảm 30-40% kéo theo theo đó là nồng độ các chất ô nhiễm giảm và dẫn đến tải lượng các chất ô nhiễm giảm đến trên 50%. Như vậy có thể nói việc áp dụng SXSH là tiền đề cho việc cải thiện tình hình môi trường các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ ở TP. Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên một điều dễ dàng nhận thấy là mặc dù lưu lượng thải và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải đã giảm đáng kể nhưng vẫn chưa đủ đạt tiêu chuẩn môi trường và còn những tác động đeến nguồn tiếp nhận. Để giải quyết triệt để vấn đề này và giảm thiểu các tác động tiêu cực do tác động của các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ đến chất lượng môi trường của thành phố, các giải pháp tổng thể được đề xuất như sau:
Quản lý: Các giải pháp về qui họach và thể chế.
Công nghệ: Giải pháp áp dụng SXSH và xử lý cuối đường ống.
Các giải pháp về qui họach
Qua các số liệu đã thu thập được trong quá trình khảo sát, việc ảnh hưởng đến môi trường do họat động của các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ là rõ ràng do đó trên cơ sở nhận định về đặc điểm qui trình công nghệ và tác động đến môi trường của lọai hình này, việc giảm thiểu các tác động tiêu cực của nó đến môi trường trên nền tảng qui họach như sau:
Hiện nay, đa phần các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ là phân tán khắp thành phố nên việc kiểm kiểm sóat các họat động và tác động của chúng đến môi trường là hết sức khó khăn vì vậy việc tập trung và qui họach các cơ sở CBTS là cần thiết. Khi tập trung trong các khu đã được qui họach sẽ đem lại nhiều lợi ích như kiểm sóat chặt chẽ các họat động CBTS, hình thành các vệ tinh dịch vụ xung quanh, hạn chế các tác động một cách tự phát, giảm các chi phí không cần thiết…
Do đặc điểm của CBTS là tiêu thụ một lượng nước rất lớn nên cần phải qui họach hệ thống cấp nước cho các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ để đảm bảo cung cấp nước và bên cạnh đó kiểm sóat được lượng nước thải của các cơ sở CBTS dựa vào lượng nước cung cấp. Để làm được điều này, chính sách đưa ra cần phù hợp, vừa có ý nghĩa khuyến khích vừa có tác dụng răn đe và chính là đánh vào túi tiền của nhà sản xuất.
Nguồn điện cũng là một yếu tố quan tâm hàng đầu của ngành CBTS do đó cần phải đảm bảo trong khu qui họach cho các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ.
Cũng do mức độ ô nhiễm cao của ngành CBTS, nhất là nước thải nên khu vực qui họach cho các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ cần có hệ thống tiếp nhận nước thải. Yêu cầu cơ bản nhất của hệ thống tiếp nhận nước thải là phải vận chuyển hòan tòan lượng nước tải sinh ra từ khu qui họach CBTS và có khả năng làm sạch trong một thời gian nhất định nhằm tránh hiện tượng ô nhiễm cục bộ. Đặc biệt chất lượng nước thải phải theo qui định của thành phố và tuyệt đối không được dẫn đến các vực nước sử dụng cho sinh họat.
Đề xuất các chính sách hỗ trợ cho các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ tập trung vào các khu qui họach như:
Miễn giảm một phần chi phí thuê đất.
Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong một thời gian nhất định.
Hỗ trợ cho vay vốn với lãi suất ưu đãi từ các Quỹ hỗ trợ.
3.7.2 Các giải pháp về thể chế
Các chính sách về qui họach phục vụ cho các cơ sở CBTS, ngòai việc tạo điều kiện cho sự phát triển của các cơ sở này, góp phần đóng góp vào sự phát triển chung của thành hố thì một phần không nhỏ là giảm thiểu các tác động tiêu cực của chúng đến môi trường. Kết hợp với các chính sách này, để có thể khuyến khích nhưng cũng để kiểm sóat chặt chẽ các tác động của các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ đến môi trường thì các thể chế (văn bản dưới luật) cũng cần phải được ban hành và tổ chức thực hiện một cách chặt chẽ.
Nghiêm cấm mọi hành vi xả thải bừa bãi không đúng nơi qui định. Những trường hợp xảy ra có thể bị phạt hành chính (phạt tiền) tùy theo mức độ, cấm xả ra nguồn tiếp nhận (việc không xả chất thải sẽ có những tác động lớn đến cơ sở), hoặc truy tố trách nhiệm hình sự nếu như gây hậu quả nghiêm trọng…
Qui định từng mức độ xả thải tương ứng với lệ phí xả thải vào khu qui định theo lũ tiến dựa vào nồng độ chất ô nhiễm hoặc tải lượng ô nhiễm. Biện pháp này đánh vào túi tiền của nhà sản xuất và tự bản thân họ phải điều chỉnh hành vi của mình trong vấn đề xả thải và gián tiếp có những tác động tích cực đến môi trường.
Tuyệt đối không cho xả thải dưới môi hình thức nếu như nồng độ các chất ô nhiễm hoặc tải lượng chất ô nhiễm chưa đạt tiêu chuẩn hoặc qui định của khu qui họach hoặc yêu cầu của cơ quan quản lý môi trường.
Thường xuyên kiểm tra các họat động cũng như việc xả chất thải của các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ vào môi trường xung quanh. Việc làm này có tác dụng kiểm sóat hành vi và nâng cao ý thức của các đơn vị xả thài.
Đề xuất các chính sách ken thưởng, khuyến khích các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ thực huiện tốt công tác BVMT như giảm tiền sử dụng nước trên cơ sở lượng nước tiêu tốn ít hơn so với định mức, nồng độ chất ô nhiễm thấp hơn so với tiêu chuẩn theo tỷ lệ lũy tiến, hỗ trợ tài chính (cho vay tín chấp, vay lãi suất thấp…) đối với các cơ sở đã có thành tích trong BVMT và có ý định nâng cao hiệu quả xử lý môi trường cho cơ sở mình.
Tổ chức khen thưởng, thông tin rộng rãi đến mọi tầng lớo về hình ảnh các cơ sở CBTS đạt thành tích tốt trong công tác BVMT. Việc làm này sẽ tạo một tâm lý hứng khởi, tích cực đối với doanh nghiệp.
3.7.3 Giải pháp áp dụng sản xuất sạch hơn và xử lý cuối đường ống
Các giải pháp của các cơ quan quản lý nhằm mục đích kiểm sóat các hành động có khả năng gây tác động đến môi trường của các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ nhưng vấn đề chính là tự bản thân các cơ sở phải tự cải thiện thiện tình hình môi trường cho cơ sở mình do đó việc tìm và thực hiện các giải pháp phù hợp là cần thiết.
Như đã trình bày ở trên, trong bối cảnh hiện nay, với điều kiện của các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ nhất là điều kiện tài chính thì việc áp dụng sản xuất sạch hơn là khả thi và phù hợp. Việc áp dụng SXSH sẽ mang lại nhieều lợi ích về kinh tế và môi trường.
Sau khi áp dụng SXSH vào qui trình sản xuất. Lượng nước thải cuối cùng phải xử lý để đạt tiêu chuẩn như theo qui định trước khi thải vào nguồn tiếp nhận là điều hiển nhiên.
Vì vậy có thể nói. Giải pháp áp dụng SXSH và xử lý cuối đường ống đối với các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ là cần thiết và phù hợp. Hiệu quả đạt được của nó như đã thể hiện trong các phần trên.
CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trên cơ sở các kết quả đạt được trong quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp tổng thể cải thiện tình hình môi trường cho các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ ở TP. Hồ Chí Minh”, một số kết luận và kiến nghị được nhóm nghiên cứu đưa ra như sau:
4.1 Kết luận
Tình trạng ô nhiễm môi trường là vấn đề đáng quan tâm ở cả các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ. Một số vấn đề môi trường đáng báo động ờ các cơ sở này gồm:
Đa số đều không có HT XLNT và không có cán bộ chuyên trách về môi trường.
Mức độ ô nhiễm trong nước thải là rất cao.
Mùi hôi trong các cơ sở ở mức nghiêm trọng, khó chấp nhận.
Lượng CTR khá lớn và thải bừa bãi, chưa có các biện pháp thu gom và xử lý phù hợp.
Để cải thiện tình hình môi trường cho các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ thì có rất nhiều giải pháp nhưng giải pháp phù hợp và và có tính khả thi cao là áp dụng SXSH.
Hầu hết các cơ sở đều điều kiện để thực hiện một số giải pháp SXSH nhất định.
Khi áp dụng SXSH vào các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ (áp dụng điển hình tại Công ty CP CBTS Quang Minh) thì hiệu quả mang lại khá lớn, cụ thể là:
Giảm đáng kể lượng nước thải (khoảng 30 – 40%) và tiết kiệm năng lượng.
Mức độ ô nhiễm trong nước thải cũng đã giảm đáng kể (giảm 15 – 45%).
Tải lượng ô nhiễm đã giảm rất nhiều, hầu hết đều trên 50%.
Cải thiện tình hình môi trường trong khu vực làm việc.
Mang lại hiệu quả kinh tế cao và nhiều lợi ích liên quan khác.
4.2 Kiến nghị
Mặc lợi ích và hiệu quả của việc áp dụng SXSH tại các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ là rõ ràng nhưng việc áp dụng các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm – SXSH tại các cơ sở CBTS ở TP. Hồ Chí Minh chắc chắn sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn do nhận thức chưa đúng và thái độ e dè khi thực hiện các giải pháp mới. Do đó để tạo điều kiện cho các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ ở TP. Hồ Chí Minh có thể tiếp cận và thực hiện dễ dàng với các giải pháp SXSH, nhóm nghiên cứu có một số kiến nghị sau:
Triển khai một chương trình hành động chung cho tất cả các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ hoặc thiết lập một đội ngũ chuyên gia chung để triển khai thực hiện các phương án giảm thiểu chất thải từ việc ngăn ngừa và áp dụng SXSH tại các cơ sở này.
Khuyến khích các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ áp dụng các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm bằng SXSH và có những chính sách hỗ trợ thỏa đáng.
Các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhò nên mạnh dạn áp dụng các giải pháp SXSH trong quá trình sản xuất, bắt đầu từ những giải pháp đơn giản đến những giải pháp phức tạp.
Để chương trình ngăn ngừa ô nhiễm ở các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ bằng giải pháp SXSH đạt kết quả tốt cần phải có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ của các bên có liên quan gồm doanh nghiệp, cơ quan quản lý và cơ quan tư vấn kỹ thuật và tính quyết định là ở sự hành động của các cơ sở CBTS.
Một lần nữa, nhóm nghiên cứu xin khẳng định là hoàn toàn có thể áp dụng thành công SXSH tại các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ và giải pháp này mang lại nhiều lợi ích về môi trường lẫn kinh tế cho các doanh nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
APHA - AWWA - WPCF
Standard Methods for Water and Wastewater examination, 15th edition, New York, 1989.
Alexander P. Economopoulos
Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution
Part 1: Rapid Inventory Techniques in Environmental Pollution. WHO, Geneva, 1993.
Báo cáo Hội thảo quốc gia lần thứ 3.
Dự án tăng cường năng lực thực hiện cơ chế phát triển sạch tại Việt Nam, 2004.
Bộ Thủy sản, Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản
Dự thảo quy hoạch tổng thể phát triển KTXH ngành thủy sản thời kỳ 2000-2010, 1999
Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
Danh mục tiêu chuẩn Việt Nam, Hà Nội, năm 1995.
Environment Canada
Biological Treatment of Food Processing Wastewater Design and Operations Manual.
Economic and Technical Review Report EPS 3 - WP - 79 - 7.
Chương trình phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO), Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường TP. Hồ Chí Minh
Chương trình đào tạo về tổ hợp SXSH, 2002.
Cơ quan quản lý môi trường và năng lượng Pháp (ADEME), Viện Công nghệ châu Á (Thái Lan), Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm nghiên cứu và phát triển về tiết kiệm năng lượng.
Hội thảo sản xuất sạch hơn trong chế biến thủy sản, 2002.
Cơ quan quản lý môi trường và năng lượng Pháp (ADEME), Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường TP. Hồ Chí Minh
Quản lý năng lượng và môi trường trong ngành CBTS, 2003.
DANIDA, Bộ Thủy sản
Sơ kết 2 năm thực hiện “SXSH và Quản lý môi trường trong ngành CBTS”, Dự án cải thiện chất lượng và XK thủy sản, Tài liệu hội thảo, 2002.
Donalt W. Sundstrom and Herbert E. Klei
Wastewater Treatment, 1979u1
Trần Thiện Khiêm
Nghiên cứu đề xuất giải pháp tổng thể để cải thiện môi trường cho các Cơ sở CBTS ở TP. Hồ Chí Minh, 2005.
Phương Khánh
Môi trường trong CBTS – Những vấn đề đặt ra. Tạp chí biển Việt Nam số 6/2003, trang 14-15.
Phạm Hồng Nhật
Environmental reform for small- and medium-size fish and seaproduct processing industry in Vietnam, 2004.
PGS.PTS Hòang Huệ
Xử lý nước thải. Nhà xuất bản xây dựng Hà Nội, 1996.
Hồ Thị Quý
Nghiên cứu khả năng áp dụng sản xuất sạch hơn cho một số cơ sở CBTS ở TP. Hồ Chí Minh, 2004.
Phùng Chí Sỹ, Nguyễn Thế Tiến, Chu Thị Sàng
Hiện trạng áp dụng công nghệ môi trường và một số giải pháp nhằm phát triển công nghệ môi trường tại Việt Nam. Hội nghị môi trường toàn quốc, 2005.
PHỤ LỤC 1 SƠ ĐỒ BỐ TRÍ VÒI NƯỚC TẠI CÔNG TY CP CBTS QUANG MINH
1
8
7
2
6
5
4
3
3’ 4’
9
10
20
19
17
18
16
15
13
11
14
12
1’ 2’
NƯỚC MÁY
NƯỚC MÁY
NƯỚC MÁY
BỊ HƯ
Bồn rửa tay
P. SƠ CHẾ 1
P. CHẾ BIẾN
P. ĐÓNG GÓI
PHỤ LỤC 2 KẾT QUẢ ĐO ÁNH SÁNG TRONG CÁC XƯỞNG SẢN XUẤT (11.5.2006)
PHÒNG SƠ CHẾ 1
Bóng đèn
Giờ đo
Trước lúc bật đèn (*)
1
2
3
4
5
6
7
(**)
8:00 h
358
1191
1092
613
508
1390
1109
562
10:00 h
500
2503,3
2220
696,7
730
650
800
760
11:00 h
355
3550
2180
515
380
500
485
520
12:00 h
600
5450
4730
775
680
560
558
680
13:00 h
790
5150
6370
878
920
509
555
870
14:00 h
153,8
530
730
265
240
230
220
345
15:00 h
265
430
350
240
225
235
207
227
16:00 h
33,9
697
485
275
250
275
285
267
17:00 h
85,4
1215
1405
296
296
345
257
267
(*) Vị trí đo ở giữa phòng khi không bật đèn.
(**) Vị trí đo ở giữa phòng khi bật đèn.
PHÒNG SƠ CHẾ 1
Bóng đèn
Giờ đo
Trước lúc bật đèn
1
2
3
4
5
(**)
8:00 h
55
290
217,3
282
187
95,3
10:00 h
140
455
432,7
333
187
174
11:00 h
180
145,6
409
338
332
171
12:00 h
197
148,5
482
622
340
186
13:00 h
222
153,5
570
620
360
210
14:00 h
(***)
285
185
275
117
60
15:00 h
(***)
260
142
275
115
60
16:00 h
5,85
275
145
290
127
53,7
17:00 h
12,75
267
162
317
130
62,5
(*) Vị trí đo ở giữa phòng khi không bật đèn. .
(**) Vị trí đo ở giữa phòng khi bật đèn. .
(***) Do lúc đó công nhân đang làm việc nên không thể đo khi không có đèn.
PHÒNG CHẾ BIẾN
Giờ đo
(*)
Bóng đèn
1
2
3
4
5
6
7
8
8:00 h
9,33
203
747
205
657
184
592
162
357
10:00 h
40
280
730
209
690
184
630
173
360
11:00 h
15
238
740
227
700
198
608
175
375
12:00 h
16,35
285
765
240
725
202
638
182
390
13:00 h
14,60
295
775
245
690
206
609
184
380
14:00 h
(***)
135
625
173,5
650
152,5
520
156
304
15:00 h
(***)
147,6
586
178,5
636
167,5
450
160,2
215
16:00 h
0,80
207
685
217
685
198
626
184,3
357
17:00 h
1,72
212
696
224
707
194
624
190,4
342
(*) Vị trí đo ở giữa phòng khi không bật đèn. .
(**) Vị trí đo ở giữa phòng khi bật đèn. .
(***) Do lúc đó công nhân đang làm việc nên không thể đo khi không có đèn.
Bóng đèn
Giờ đo
9
10
11
1’
2’
3’
4’
5’
12
(**)
8:00 h
101
160
146
730
777
697
620
636
190
10:00 h
96
164
148
730
820
780
670
590
185
11:00 h
105
170
162
743
758
710
618
574
191
12:00 h
108
186
170
810
820
745
667
645
189
13:00 h
107
177
165
780
820
736
645
620
190
14:00 h
92,5
155
154
747
800
710
657
555
145,3
15:00 h
98,5
158
150
715
768
709
656
550
142,3
16:00 h
108
175
172
704
780
736
659
615
174
17:00 h
110,7
176
170
735
820
763
702
666
178
PHÒNG ĐÓNG GÓI VÀ TỦ CẤP ĐÔNG 1
Bóng đèn
Giờ đo
Trước lúc bật đèn
Sau khi bật đèn
(**)
8:00 h
6
90
10:00 h
3
82
11:00 h
2,80
78
12:00 h
2,88
83,5
13:00 h
2,65
84,5
14:00 h
(***)
90
15:00 h
(***)
85,2
16:00 h
0,12
91,2
17:00 h
0,34
91,4
(*) Vị trí đo ở giữa phòng khi không bật đèn. .
(**) Vị trí đo ở giữa phòng khi bật đèn. .
(***) Do lúc đó công nhân đang làm việc nên không thể đo khi không có đèn.
PHÒNG XAY ĐÁ VÀ TỦ CẤP ĐÔNG 2
Bóng đèn
Giờ đo
Trước lúc bật đèn (*)
Sau khi bật đèn
(**)
8:00 h
14,67
162
10:00 h
14
155
11:00 h
15,20
156,4
12:00 h
14,60
171,5
13:00 h
18,75
185,9
14:00 h
(***)
156,8
15:00 h
(***)
160,3
16:00 h
0,95
172,8
17:00 h
1,40
191,9
KẾT QUẢ ĐO VỊ TRÍ ĐỐI CHIẾU CHÍNH Ở NGOÀI TRỜI
Giờ đo
Kết quả đo
Điều kiện thời tiết
8:00 h
10000
Nắng gắt
10:00 h
14900
Nắng gắt
11:00 h
13083
Nắng gắt
12:00 h
12033
Nắng gắt
13:00 h
11300
Nắng gắt
14:00 h
935
Trời âm u, hết nắng
15:00 h
700
Trời mưa lớn
16:00 h
1191
Trời vẫn còn mưa nhưng nhẹ hạt
17:00 h
3380
Trời hết mưa, quang đãng
SỔ TAY HƯỚNG DẪN
ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP NGĂN NGỪA Ô NHIỄM BẰNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN CHO CÁC CƠ SỞ CBTS QUI MÔ VỪA VÀ NHỎ
MỞ ĐẦU
Ngành CBTS với các cơ sở có qui mơ vừa và nhỏ là đang phát triển rất mạnh ở TP. Hồ Chí Minh. Sự phát triển của các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ cung cấp một lượng sản phẩm rất lớn cho thị trường nội địa và xuất khầu, góp phần vào sự phát triển kinh tế của thành phố nhưng đi kèm với nó là sự ô nhiễm môi trường rất lớn nhất là nước nước thải và chưa được chú trọng đúng mức.
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy hầu hết các cơ sở đều trong tình trạng ô nhiễm môi trường cao, tải lượng các chất ô nhiễm lớn nhưng hầu hết các cơ sở chưa có khâu xử lý ô nhiễm, các chất thải đả xả trực tiếp ra môi trường và đã góp phần vào việc gây ô nhiễm môi trường Thành phố ở mức báo động.
Với mong muốn góp phần vào việc giảm thiều ô nhiễm cho thành phố mà trực tiếp là các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ, nhóm nghiên cứu đề xuất giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm bằng sản xuất sạch hơn để áp dụng cho các các cơ sở giảm thiểu ô nhiễm với chi phí thấp, mang lại lợi ích kinh tế và môi trường cao, phù hợp với các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ. Đây chính là mục tiêu chủ chốt của tài liệu này.
Tài liệu này là cẩm nang giúp cho các cơ sở CBTS thực hiện ngăn ngừa ô nhiễm một cách chủ động để góp phần trong việc khắc phục ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường chung của Thành phố.
1. Các vấn đề môi trường của các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ
1.1 Sơ đồ khối công nghệ sản xuất
Tùy theo nhu cầu và chủng loại từng sản phẩm, quy trình sản xuất ở các cơ sở CBTS sẽ khác nhau. Mặc dù vậy, đối với mặt hàng thủy hải sản đông lạnh thì hầu như đều theo một quy trình chế biến chung, bao gồm các công đoạn chủ yếu như trong hình sau:
Nguyên liệu
Tiếp nhận và rửa
Sơ chế
Chế biến
Rửa
Cân- xếp khuôn
Cấp đông
Tách khuôn- mạ băng
Bao gói- đóng thùng
Bảo quản
Hình 1 Quy trình sản xuất chung tại các cơ sở CBTS ở TP. Hồ Chí Minh
Tùy theo yêu cầu của sản phẩm mà giai đoạn sơ chế có thể có hoặc không có các công đoạn như lột da, cắt đầu… hay giai đoạn chế biến có thể là cắt khúc, làm fillet hay là để nguyên con.
Đặc điểm:
Nước thải chiếm tỷ trọng lớn là ở các công đoạn chế biến, rửa sàn và xử lý sản phẩm.
Nước thải có mức độ ô nhiễm cao ở các công đoạn rửa cá, nhập liệu.
Định mức các nguồn tiêu thụ năng lượng, tài nguyên nước trong CBTS:
Tùy theo từng qui trình sản xuất, đặc tính nguồn nguyên liệu đầu vào và yêu cầu của sản phẩm thì lượng tiêu thụ về năng lượng và tài nguyên nước sẽ khác nhau và tương ứng với chúng thì lượng chất thải cũng tương ứng.
Bảng 1 Định mức cơ bản tiêu thụ tài nguyên nước và phát sinh chất thải trong CBTS
STT
Lọai hình chế biến
Nước tiêu thụ
(m3/tấn nguyên liệu)
Nước thải
(m3/tấn nguyên liệu)
Chất thải rắn
(kg/tấn nguyên liệu)
1
Cá đông lạnh
5 - 45
Trung bình: 15
12
400
2
Tôm đông lạnh
5 - 15
Trung bình: 6
5,0
5-15
3
Ghẹ đông lạnh
6 – 12
Trung bình: 8
6,5
450
4
Mức độ ô nhiễm COD (mg/l)
1.500 – 3.000
5
Mức độ ô nhiễm BOD5 (mg/l)
180 – 1.500
1.2 Các nguồn gây ô nhiễm chính
Bảng 2 Chất thải phát sinh từ các công đoạn trong quy trình CBTS
STT
Công đoạn
Dòng thải
Nước thải
CTR
Khí thải
Tiếng ồn
01
Tiếp nhận và rửa nguyên liệu
X
X
X (mùi hôi)
02
Sơ chế
X
X
03
Chế biến
X
04
Rửa
X
05
Cân – xếp khuôn
X
06
Cấp đông
X
(nhiệt thừa, hơi khí rò rỉ)
07
Tách khuôn – mạ băng
X
X
08
Bao gói – đóng thùng, bảo quản
X
2. Phương pháp áp dụng SXSH
Khái niệm về sản xuất sạch hơn: SXSH là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường. Cụ thể:
Đối với quá trình sản xuất: SXSH bao gồm việc bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm số lượng cũng như tính độc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải.
Đối với sản phẩm: SXSH bao gồm việc làm giảm các ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ chu trình sống của sản phẩm: từ khâu tuyển chọn nguyên liệu thô đến khâu thải bỏ cuối cùng.
Đối với dịch vụ: SXSH kết hợp các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ.
Các khái niệm tương tự với SXSH gồm Giảm thiểu chất thải, Ngăn ngừa ô nhiễm, Phòng ngừa ngừa ô nhiễm, Năng suất xanh. Về cơ bản, các khái niệm này đều có nhiều điểm giống với SXSH, với mục tiêu là giúp cho doanh nghiệp sản xuất có hiệu quả hơn và phát sinh ít ô nhiễm hơn. Do đó để có thể thực hiện áp dụng SXSH vào các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ một cách cò hiệu quả, việc hiểu rõi SXSH và thực hiện theo đúng qui trình là cần thiết và quan trọng.
2.1 Qui trình chung
Qui trình áp dụng SXSH vào trong ngành CBTS là một quá trình được hoạch định có hệ thống nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu việc phát sinh chất thải và sự phát thải.
Thành lập nhóm SXSH
Nhiệm vụ: nhận dạng các cơ hội, xây dựng và thực hiện các giải pháp SXSH.
Trưởng nhóm: là người lãnh đạo hoặc trưởng ca sản xuất có trách nhiệm phân công và giám sát công việc của các thành viên.
Các thành viên: là những người trực tiếp tham gia sản xuất, có trách nhiệm đo đạc thực tế, các ghi chép về số liệu sản xuất một cách có tính hệ thống, đề xuất và đánh giá các giải pháp, thực hiện có hiệu quả các giải pháp khả thi, tham gia liên tục các hoạt động của nhóm SXSH.
Liệt kê các bước công nghệ
Xác định tất cả các công đoạn (như qui trình chung và phù hợp với thực tế).
Định lượng đúng các yếu tố đầu vào và đầu ra, gồm nguyên liệu, nước, năng lượng, hóa chất… cho từng công đoạn. Xác định những công đoạn tiêu hao và xả thải nhiều nhất.
Đánh giá các hoạt động nội vi: Rà soát toàn bộ những bất hợp lý trong qui trình, những công đoạn gây thất thoát và bảo trì thiết bị không hợp lý.
Lựa chọn công đoạn gây lãng phí (đánh giá trọng tâm)
Kinh tế: Tổn thất thành tiền theo các dòng thải
Môi trường: Thể tích và thành phần của dòng thải
Kỹ thuật: Tiềm năng cải thiện thay đổi
Xác định các công đoạn gây lãng phí và đánh giá chi phí dòng thải
Nguyên tắc cân bằng vật chất
Vật liệu vào + Vật liệu sinh ra = Vật liệu ra + Vật liệu tiêu thụ
Xác định chi phí cho dòng thải
Các chi phí thu gom và xử lý chất thải
Vận hành các thiết bị xử lý
Tổn thất nguyên liệu và các sản phẩm trung gian
Phí nước thải
Nguyên nhân gây ra các dòng thải
Tình trạng thiết bị
Thiết bị và bố trí thiết bị
Đặc tính của sản phẩm
Vận hành và bảo dưỡng
Lựa chọn công nghệ
Lựa chọn và chất lượng của vật liệu đầu vào
Kế hoạch quản lý và hệ thống thông tin
Kỹ năng và động lực của công nhân
Xây dựng các cơ hội SXSH cho mỗi nguyên nhân
Quản lý nội vi tốt
Giảm thiểu lượng nước tiêu thụ
Tiết kiệm năng lượng
Xem xét các cơ hội và lựa chọn các cơ hội khả thi có thể thực hiện ngay
Giảm thiểu chất thải đến hơn 30%.
Khả thi về mặt kinh tế: không tốn chi phí hoặc thu hồi vốn dưới 1 năm.
Tất cả các giải pháp SXSH đã được thực hiện
Quản lý nội vi tốt
Giảm thiểu lượng nước tiêu thụ
Tiết kiệm năng lượng
Giám sát và đánh giá các kết quả thực hiện
Tiêu thụ nguyên liệu và năng lượng
Chất thải sinh ra
So sánh các kết quả trước và sau
Duy trì các giải pháp SXSH
Là một phần của công việc quản lý hàng ngày
Giám sát thường xuyên ở cấp công ty và ở từng công đoạn
Báo cáo cho cấp quản lý và toàn thể nhân viên
Thiết lập cơ cấu tổ chức cho SXSH tại công ty
Khuyến khích và đào tạo công nhân
Phổ biến các lợi ích của SXSH cho các nhân viên trong công ty
2.2 Giải pháp cụ thể
Qua nghiên cứu và khảo sát thực tế tại các cơ sở CBTS vừa và nhỏ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, các giải pháp áp dụng sản xuất sạch hơn được thể hiện cụ thể trong bảng sau:
Bảng 3 Đề xuất các giải pháp SXSH cụ thể cho các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ
SSTT
Giải pháp
Lợi ích
I.Quản lý nội vi
1
Đo đạc và lưu giữ các số liệu thống kê:
Lượng nước tiêu thụ
Lượng nước thải
Lượng chất thải rắn
Tiêu hao điện năng
Tiêu hao các loại phụ kiện
Chi phí nhân công
Hiệu quả sử dụng thiết bị ...
Biết được những thay đổi trong việc sử dụng năng lượng và tài nguyên, những thay đổi trong quá trình vận hành máy móc, hư hỏng máy móc, tiết kiệm thời gian và chi phí.
2
Thu gom triệt để chất thải rắn:
Trên bàn chế biến và trên sàn nhà
Thu gom đá không sử dụng để tan ở một nơi riêng không cho lẫn trong nước thải
Không để chung CTR sản xuất với CTR sinh hoạt
Phân loại CTR tái sử dụng và không tái sử dụng để bảo quản riêng
Giám sát và cải thiện quá trình, tiết kiệm nước để sử dụng vệ sinh sàn nhà.
3
Ngăn CTR bị cuốn vào đường cống:
Cải thiện lại hệ thống thu gom nước thải
Thay thế các tấm đan hoặc lưới lọc ở các hố ga thu nước thải
Thường xuyên vệ sinh đường cống
Giảm mức độ ô nhiễm của nước thải do sự hòa tan của các loại chất thải lẫn vào trong nước.
4
Vệ sinh nhà xưởng:
Trang bị chổi, cọ, dụng cụ hốt rác, thiết bị làm vệ sinh ph hợp
Hướng dẫn công nhân cách thu gom và lưu chứa chất thải.
Cải thiện môi trường khu vực làm việc và giảm mức độ ô nhiễm của nước thải.
5
Phân loại và thu gom nước thải:
Lắp ống thoát nước và lưới lọc cho bàn chế biến.
Lắp đặt rãnh thoát nước ngay tại các chỗ rửa nguyên liệu và sản phẩm
Cải tạo vị trí nhập liệu (thấp hơn so với mặt sàn)
Lắp đặt hệ thống thoát nước dưới ngay mỗi vị trí rửa
Cải thiện môi trường khu vực làm việc giảm mức độ ô nhiễm trong nước thải và tiết kiệm nước vệ sinh sàn nhà. Hạn chế sự phát tán nước thải ra khu vực xung quanh và kiểm soát được việc thu gom nước thải và vệ sinh nhà xưởng
6
Sắp xếp lại qui trình sản xuất:
Phân rõ từng khu sản xuất
Bố trí hạn chế các công đoạn vận chuyển
Làm dứt điểm từng công đoạn
Tiết kiệm được thời gian, lao động, và giảm sự chồng chéo của quá trình thải – vệ sinh – thải.
II.Giảm lượng nước sử dụng
7
Giảm lượng nước rửa sàn:
Sử dụng máy bơm hoặc vòi phun áp lực
Dọn sạch CTR trên sàn rồi mới rửa
Rửa xong là dứt điểm, không nên rửa nhiều lần
Giảm lượng nước sử dụng vệ sinh nhà xưởng- đây cũng là một trong những công đoạn sử dụng nhiều nước tại các cơ sở CBTS.
18
Giảm lượng nước chế biến và xử lý cá
Lắp các van khoá nước tại các đầu đường ống nước sử dụng.
Trong quá trình rửa, nước cần để ở chế độ ngắt đoạn chứ không liên tục
Định mức nước rửa cho quá trình chế biến
Giáo dục ý thức tiết kiệm nước
Giảm đáng kể lượng nước sử dụng
III.Tiết kiệm năng lượng
1
9
Sử dụng hiệu quả năng lượng:
Thu hồi nước lạnh từ các máy làm đá vảy để ngâm nguyên liệu
Điều chỉnh nhiệt độ của các máy cấp đông và kho trữ đông phù hợp theo từng loại sản phẩm
Bọc cách nhiệt các ống dẫn ga lạnh để tránh thất thoát nhiệt
Tiết kiệm lượng nước đá sử dụng và tiết kiệm điện để chạy máy làm đá. Giảm năng lượng sử dụng và tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí sản suất.
10
Sử dụng nguồn năng lượng thiên nhiên:
Lắp đặt hệ thống lấy sáng phù hợp
Giảm bớt các đèn sử dụng
Dùng gương phản chiếu nếu có thể
Giảm năng lượng sử dụng, giảm chi phí sản xuất
1
10
Không lãng phí năng lượng:
Thay thế các đèn huỳnh quang sử dụng tăng phô từ bằng tăng phô điện tử
Sử dụng đúng công suất các thiết bị điện
Sử dụng công tắc đóng mở riêng cho mỗi loại bóng đèn
Giảm năng lượng sử dụng, giảm chi phí sản xuất
3. Xử lý nước thải
Do đặc điểm của nước thải CBTS là có hai loại nguồn thải khác nhau: nước thải có mức độ ô nhiễm cao (nước thải chế biến) và nước thải có mức độ ô nhiễm thấp (nước thải rửa sàn) nên cần cĩ qui trình xử lý ph hợp.
3.1 Giới thiệu chung
Nước thải của ngành chế biến thủy sản chứa nhiều chất hữu cơ và các chất độc hại, có khả năng gây ô nhiễm lớn cho môi trường sống của cộng đồng. Mức độ xử lý nước thải phụ thuộc vào yêu cầu và mục đích sử dụng nước thải sau xử lý:
Xử lý để tái sử dụng;
Xử lý xoay vòng tuần hoàn;
Xử lý để thải ra ngoài môi trường.
Nước thải ngành chế biến thủy sản có thể áp dụng các quá trình xử lý sau:
Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học
Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học
Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Phương pháp cơ học
Phương pháp này thường được sử dụng ở giai đoạn đầu quá trình xử lý, dùng để loại bỏ các tạp chất vô cơ cũng như hữu cơ trong nước thải. Tùy theo đặc điểm cũng như kích thước của chúng có trong nước thải mà các quá trình cũng như các công trình đơn vị sau đây được sử dụng là song chắn rác, lưới chắn rác, bể lắng các, cyclon thủy lực, lọc cát ly tâm …
Phương pháp hóa học
Cơ sở của phương pháp là dựa vào phản ứng hóa học giữa các chất bẩn với hóa chất cho vào nước thải. Đây là giai đoạn xử lý sơ bộ trước khi xử lý sinh hóa. Các phản ứng hóa học có thể xảy ra là phản ứng trung hòa, phản ứng ôxy hóa khử hoặc các phản ứng phân hủy các chất hữu cơ độc hại. Thông thường đi kèm với phản ứng trung hòa là quá trình đông tụ, keo tụ kết tủa và nhiều hiện tượng vật lí khác.
Phương pháp sinh hóa
Bản chất của phương pháp này là sử dụng khả năng sống và hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất bẩn hữu cơ và vô cơ trong nước thải. Các vi sinh vật sử dụng một số các chất hữu cơ và vô cơ, khoáng chất có trong nước thải làm nguồn dinh dưỡng và tạo ra năng lượng. Trong quá trình sinh trưởng, chúng nhận được các chất làm vật liệu để xây dựng tế bào, sinh trưởng và sinh sản nên sinh khối của chúng tăng. Các vi sinh vật thường dùng trong xử lý nước thải là các vi khuẩn, nấm, tảo, nguyên sinh động vật và thực vật.
3.2 Đề xuất công nghệ xử lý nước thải cho các cơ sở CBTS qui mô vừa và nhỏ
3.2.1 Công nghệ xử lý
Chlorine
Nước thải từ công đoạn nhập liệu
Bể phn hủy
kỵ khí
Thiết bị xử lý
sinh học kỵ khí
Thiết bị xử lý
sinh học hiếu khí
Thiết bị lắng
Bể khử trng
Nguồn tiếp nhận nhận
Bùn đổ
Bùn cặn
Nước thải
Không
khí
Bùn cặn
Song chắn rác
Xe hút bùn
Đổ nơi qui định
Nước rửa thô
Nước rửa sàn
Nước rửa tinh
Bể chứa
nước thải
Song chắn rác
3.2.2 Thuyết minh quy trình công nghệ
Do đặc tính nước thải của các cơ sở chế biến thủy sản là hợp bởi các dòng thải có nồng độ chất ô nhiễm khác nhau do đó cần phải có hệ thống thoát nước riêng cho từng dòng nước thải thì quá trình xử lý sẽ dễ dàng và kinh tế hơn.
Xử lý nước thải công đoạn nhập nguyên liệu và công đoạn rửa thô
Nước thải theo mương dẫn vào bể phân hủy kỵ khí, phía trước có đặt song chắn rác để giữ lại các chất rắn thô có kích thước lớn … có thể gây đến tắc nghẽn đường ống, mương dẫn và làm hư hỏng máy bơm. Bể phân hủy kỵ khí có nhiệm vụ làm ổn định lưu lượng, xử lý một phần chất hữu cơ có trong nước thải và tạo chế độ làm việc ổn định cho các công trình xử lí phía sau, tránh hiện tượng quá tải.
Nước thải từ bể phân hủy kỵ khí được bơm lên thiết bị xử lý sinh học kỵ khí. Do đặc điểm nước thải từ công đoạn này có hàm lượng chất hữu cơ khá cao. Thiết bị xử lý sinh học kị khí được sử dụng để giảm hàm lượng chất hữu cơ trong nước thải. Sự phân hủy kị khí sinh học có thành phần chủ yếu là khí metan. Khí này có thể sử dụng làm nhiên liệu gia nhiệt. Nước thải tiếp tục được đẫn qua thiết bị xử lý sinh học hiếu khí. Tại đây diễn ra quá trình oxy sinh hoá các chất hữu cơ hoà tan và dạng keo trong nước thải dưới sự tham gia của các vi sinh vật hiếu khí.
Nước thải tiếp tục được dẫn đến thiết bị lắng. Thiết bị lắng có nhiệm vụ lắng và tách bùn ra khỏi nước thải. Bùn sau khi lắng cùng với bùn cặn sinh ra trong bể xử lý kỵ khí sẽ được định kỳ hút và mang đổ bỏ.
Trước khi được dẫn ra nguồn tiếp nhận, nước thải được đưa qua bể tiếp xúc. Tại bể tiếp xúc nước thải được hoà trộn với hoá chất khử trùng nhằm loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn có khả năng gây hại.
Nước thải sau khi ra khỏi hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn thải môi trường TCVN5945-1995, nguồn loại B.
Xử lý nước thải từ công đoạn rửa sàn và công đoạn rửa tinh
Nước thải theo mương dẫn vào bể chứa phía trước có đặt song chắn rác. Tại đây nước thải được bơm lên thiết bị xử lý sinh học hiếu khí và được nhập chung với nước thải từ công đoạn nhập liệu và công đoạn rửa thô để xử lý các chất hữu cơ chứa trong nước thải. Nước sau xử lý được dẫn sang bể lắng trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
3.2.3 Chi tiết hệ thống XLNT cho cơ sở CBTS qui mô nhỏ (lưu lượng nước thải nhỏ hơn 50 m3/ngày)
1. PHẦN XÂY DỰNG
Bể phân hủy kỵ khí
Nhiệm vụ: Xử lý một phần chất hữu cơ trong nước thải
Kích thước: Dài x Rộng x Cao = 6,0 x 3,0 x 3,0 (m)
Thể tích thiết kế: 54 m3
Thể tích sử dụng: 45 m3
Vật liệu: BTCT Mac250
Số lượng: 01 cái
Bể lọc sinh học kỵ khí (UASB – AF)
Nhiệm vụ: Xử lý thành phần hữu cơ có trong nước thải
Kích thước: Dài x Rộng x Cao = 2,5 x 2,5 x 4,0 (m)
Thể tích thiết kế: 25 m3
Thể tích sử dụng: 21,875 m3
Vật liệu: BTCT Mac250
Số lượng: 01 cái
Bể lọc sinh học hiếu khí (FBR)
Nhiệm vụ: Xử lý thành phần hữu cơ dễ phân hủy có trong nước thải
Kích thước: Dài x Rộng x Cao = 4,0 x 2,5 x 3,5 (m)
Thể tích thiết kế: 35 m3
Thể tích sử dụng: 30 m3
Vật liệu: BTCT Mac250
Số lượng: 01 cái
Bể lắng
Nhiệm vụ: Loại bỏ cặn sinh ra từ quá trình xử lý sinh học
Kích thước: Dài x Rộng x Cao = 1,5 x 1,5 x 3,0 (m)
Thể tích thiết kế: 6,75 m3
Thể tích sử dụng: 5,6 m3
Vật liệu: BTCT Mac250
Số lượng: 01 cái
Bể khử trùng
Nhiệm vụ: Loại bỏ vi sinh vật gây bệnh có trong nước thải
Kích thước: Dài x Rộng x Cao = 2,0 x 1,0 x 1,2 (m)
Thể tích thiết kế: 2,4 m3
Thể tích sử dụng: 2,0 m3
Vật liệu: Đáy BTCT Mac250, vách xây bằng gạch có láng vữa
Số lượng: 01 cái
Nhà điều hành
Nhiệm vụ: Đặt máy móc thiết bị phục vụ quá trình xử lý
Kích thước: Dài x Rộng x Cao = 4,0 x 3,0 x 3,5 (m)
Diện tích: 12 m2
Vật liệu: Mái tôn, khung sắt, nền BTCT lót gạch geramic
Số lượng: 01 cái
2. PHẦN THIẾT BỊ
Song chắn rác
Nhiệm vụ: Tách rác và các vật có kích thước lớn ra khỏi dòng nước thải
Vật liệu: Inox
Số lượng: 01 cái
Nhà sản xuất: Việt Nam
Vị trí lắp đặt: Trên mương dẫn nước thải vào hệ thống xử lý
Bơm nước thải
Nhiệm vụ: Bơm nước thải từ bể phân hủy kỵ khí sang bể bể lọc sinh học kỵ khí (UASB – AF)
Loại: Bơm chìm
Lưu lượng: 2,4 m3/giờ
Cột áp: 8,0 m
Công suất: 0,75 HP
Điện áp: 03 pha 380V, 50Hz
Nhà sản xuất: EBARA – Italy (Hoặc tương đương)
Số lượng: 02 cái
Vị trí lắp đặt: Tại bể phân hủy kỵ khí
Bơm nước tuần hoàn
Nhiệm vụ: Tuần hoàn nước thải tại bể lọc sinh học kỵ khí (UASB – AF)
Loại: Ly tâm trục ngang
Lưu lượng: 3,6 m3/giờ
Cột áp: 18,8 m
Công suất: 0,5 HP
Điện áp: 03 pha 380V, 50Hz
Nhà sản xuất: EBARA – Italy (Hoặc tương đương)
Số lượng: 01 cái
Vị trí lắp đặt: Tại bể lọc sinh học kỵ khí (UASB – AF)
Bơm bùn
Nhiệm vụ: Bơm bùn cặn đến xe chở bùn
Loại: Ly tâm trục ngang
Lưu lượng: 2,4 m3/giờ
Cột áp: 20 m
Công suất: 0,5 HP
Điện áp: 03 pha 380V, 50Hz
Nhà sản xuất: EBARA – Italy (Hoặc tương đương)
Số lượng: 01 cái
Vị trí lắp đặt: Trong hệ thống xử lý nước thải
Máy thổi khí
Nhiệm vụ: Cấp khí cho quá trình xử lý sinh học
Loại: Root
Lưu lượng: 1,13 m3/phút
Cột áp: 4000 mmAq
Công suất: 1,5 kW
Điện áp: 03 pha 380V, 50Hz
Nhà sản xuất: ANLET – Nhật (Hoặc tương đương)
Số lượng: 01 cái
Vị trí lắp đặt: Trong hệ thống xử lý nước thải
Giá thể vi sinh vật
Nhiệm vụ: Giá đỡ vi sinh vật
Vật liệu: Nhựa
Nhà sản xuất: Việt Nam
Số lượng: 35 m3
Vị trí lắp đặt: Trong bể lọc sinh học kỵ khí (UASB – AF) và bể lọc sinh học hiếu khí (FBR)
Khung đỡ giá thể vi sinh vật
Nhiệm vụ: Đỡ giá thể vi sinh vật
Vật liệu: Inox
Nhà sản xuất: Việt Nam
Số lượng: 02 bộ
Vị trí lắp đặt: Trong bể lọc sinh học kỵ khí (UASB – AF) và bể lọc sinh học hiếu khí (FBR)
Dàn khuếch tán khí
Nhiệm vụ: Phân tán dưỡng khí vào trong nước
Vật liệu: PVC
Nhà sản xuất: Việt Nam
Số lượng: 02 bộ
Vị trí lắp đặt: Trong bể lọc sinh học hiếu khí (FBR)
Máy khuấy
Nhiệm vụ: Thu gom bùn sinh ra trong quá trình xử lý sinh học
Loại: Môtơ hộp số 5RPM
Công suất: 0,5 HP
Điện áp: 03 pha 380V, 50Hz
Vật liệu: Cánh khuấy và trục khuấy: inox
Số lượng: 01 cái
Vị trí lắp đặt: Trong bể lắng
Thùng đựng hoá chất
Nhiệm vụ: Pha dung dịch chlorine
Dung tích: 200 lít
Vật liệu: PVC
Nhà sản xuất: Việt Nam
Số lượng: 01 cái
Vị trí lắp đặt: Trong hệ thống xử lý nước thải
Máy khuấy hoá chất
Nhiệm vụ: Pha chế dung dịch hoá chất
Loại: Môtơ hộp số 150 RPM
Công suất: 0,5 HP
Điện áp: 03 pha 380V, 50Hz
Vật liệu: Cánh khuấy và trục khuấy: inox
Số lượng: 01 cái
Vị trí lắp đặt: Trong hệ thống xử lý nước thải
Hệ thống đường ống công nghệ
Nhiệm vụ: Dẫn nước, hoá chất, khí trong hệ thống xử lý
Vật liệu: Inox, thép, PVC
Phụ kiện: Van, tee, co, giảm, … phù hợp với vật liệu và chủng loại ống
Số lượng: 01 hệ thống
Vị trí lắp đặt: Trong hệ thống xử lý nước thải
Hệ thống điện kỹ thuật
Nhiệm vụ: Truyền tải điện, dẫn tín hiệu điều khiển trong hệ thống xử lý
Số lượng: 01 hệ thống
Vị trí lắp đặt: Trong hệ thống xử lý nước thải
Tủ điện điều khiển
Nhiệm vụ: Phân phối điện và điều khiển các thiết bị trong hệ thống
Số lượng: 01 cái
Vị trí lắp đặt: Trong hệ thống xử lý nước thải
3. KHÁI TOÁN HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Phần xây dựng (1)
STT
Hạng mục
Thể tích bê tông
Số lượng
(cái)
Đơn giá
(đồng)
Thành tiền
(đồng)
1
Bể phân hủy kỵ khí
15 m3
01
2.200.000
33.000.000
2
Bể lọc sinh học kỵ khí (UASB – AF)
10 m3
01
2.200.000
22.000.000
3
Bể lọc sinh học hiếu khí (FBR)
13 m3
01
2.200.000
28.600.000
4
Bể lắng
6,0 m3
01
2.200.000
13.200.000
5
Bể khử trùng
1,5 m3
01
1.700.000
2.550.000
6
Nhà điều hành
12 m2
01
800.000
9.600.000
Tổng cộng
108.950.000
Phần thiết bị (2)
STT
Tên thiết bị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Song chắn rác
01 cái
2.000.000
2.000.000
2
Bơm nước thải
02 cái
4.000.000
8.000.000
3
Bơm tuần hoàn
01 cái
3.000.000
3.000.000
4
Bơm bùn
01 cái
2.500.000
2.500.000
5
Máy thổi khí
01 cái
30.000.000
30.000.000
6
Giá thể vi sinh vật
35 m3
1.000.000
35.000.000
7
Khung đỡ giá thể vi sinh vật
02 bộ
7.500.000
15.000.000
8
Dàn khuếch tán khí
01 bộ
5.000.000
5.000.000
9
Máy khuấy
01 cái
5.000.000
5.000.000
10
Thùng đựng hoá chất
01 cái
1.000.000
1.000.000
11
Máy khuấy hoá chất
01 cái
5.000.000
5.000.000
12
Hệ thống đường ống công nghệ
01 hệ thống
10.000.000
10.000.000
13
Hệ thống điện kỹ thuật
01 hệ thống
15.000.000
15.000.000
14
Tủ điện điều khiển
01 cái
10.000.000
10.000.000
Tổng cộng
146.500.000
Chi phí đầu tư: (1) + (2) = 108.950.000 + 146.500.000 = 255.450.000 đồng
4. CHI PHÍ VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ
Chi phí nhân công (1)
Trạm xử lý nước thải hoạt động 02 ca/ngày, dự kiến bố trí mỗi ca 01 công nhân. Lương trung bình mỗi công nhân là 800.000 đồng/người.tháng.
Tiền lương phải trả cho công nhân mỗi năm là:
800.000 đồng/người.tháng x 12 tháng x 02 người = 19.200.000 đồng
Chi phí hoá chất (2)
Lượng clorine hoạt tính khử trùng trong nước thải là 0,1 kg/ngày
Chi phí hoá chất trong một năm là:
0,1 kg/ngày x 365 ngày x 15.000 đồng/kg = 547.500 đồng
Chi phí điện năng (3)
STT
Thiết bị
Công suất (kw/giờ)
Số máy hoạt động
Số giờ hoạt động
(giờ)
Điện năng tiêu thụ (kw/ngày)
1
Bơm nước thải
0,55
01
08
4,40
2
Bơm tuần hoàn
0,37
01
24
8,88
3
Bơm bùn
0,37
01
01
0,37
4
Máy thổi khí
1,50
01
24
36
5
Máy khuấy
0,37
01
02
0,74
6
Máy khuấy hoá chất
0,37
01
01
0,37
Tổng cộng
50,76
Chi phí điện năng trong một năm là:
50,76 kw/ngày 365 ngày 860VNĐ/kw = 15.933.564 VNĐ
Chi phí vận hành cho 1 m3 nước thải
(đồng/m3)
3.2.3 Chi tiết hệ thống XLNT cho cơ sở CBTS qui mô vừa (lưu lượng nước thải khỏang 200 m3/ngày)
1. PHẦN XÂY DỰNG
Bể phân hủy kỵ khí
Nhiệm vụ: Xử lý một phần chất hữu cơ trong nước thải
Kích thước: Dài x Rộng x Cao = 7,0 x 4,0 x 4,0 (m)
Thể tích thiết kế: 112 m3
Thể tích sử dụng: 98 m3
Vật liệu: BTCT Mac250
Số lượng: 01 cái
Bể lọc sinh học kỵ khí (UASB – AF)
Nhiệm vụ: Xử lý thành phần hữu cơ có trong nước thải
Kích thước: Dài x Rộng x Cao = 3,5 x 3,5 x 5,0 (m)
Thể tích thiết kế: 61,25 m3
Thể tích sử dụng: 55,125 m3
Vật liệu: BTCT Mac250
Số lượng: 01 cái
Bể lọc sinh học hiếu khí (FBR)
Nhiệm vụ: Xử lý thành phần hữu cơ dễ phân hủy có trong nước thải
Kích thước: Dài x Rộng x Cao = 7,5 x 3,5 x 4,0 (m)
Thể tích thiết kế: 105 m3
Thể tích sử dụng: 91,875 m3
Vật liệu: BTCT Mac250
Số lượng: 02 cái
Bể lắng
Nhiệm vụ: Loại bỏ cặn sinh ra từ quá trình xử lý sinh học
Kích thước: Dài x Rộng x Cao = 3,5 x 3,5 x 4,0 (m)
Thể tích thiết kế: 49 m3
Thể tích sử dụng: 42,875 m3
Vật liệu: BTCT Mac250
Số lượng: 01 cái
Bể khử trùng
Nhiệm vụ: Loại bỏ vi sinh vật gây bệnh có trong nước thải
Kích thước: Dài x Rộng x Cao = 2,5 x 1,0 x 1,5 (m)
Thể tích thiết kế: 3,75 m3
Thể tích sử dụng: 3,0 m3
Vật liệu: Đáy BTCT Mac250, vách xây bằng gạch có láng vữa
Số lượng: 01 cái
Bể nén bùn
Nhiệm vụ: Giảm thể tích bùn sinh ra trong quá trình lắng
Kích thước: Dài x Rộng x Cao = 1,5 x 1,5 x 3,5 (m)
Thể tích thiết kế: 7,875 m3
Thể tích sử dụng: 6,75 m3
Vật liệu: Đáy BTCT Mac250, vách xây bằng gạch có láng vữa
Số lượng: 01 cái
Nhà điều hành
Nhiệm vụ: Đặt máy móc thiết bị phục vụ quá trình xử lý
Kích thước: Dài x Rộng x Cao = 6,0 x 3,5 x 3,5 (m)
Diện tích: 21 m2
Vật liệu: Mái tôn, khung sắt, nền BTCT lót gạch geramic
Số lượng: 01 cái
2. PHẦN THIẾT BỊ
Song chắn rác
Nhiệm vụ: Tách rác và các vật có kích thước lớn ra khỏi dòng nước thải
Vật liệu: Inox
Số lượng: 02 cái
Nhà sản xuất: Việt Nam
Vị trí lắp đặt: Trên mương dẫn nước thải vào hệ thống xử lý
Bơm nước thải
Nhiệm vụ: Bơm nước thải từ bể phân hủy kỵ khí sang bể bể lọc sinh học kỵ khí (UASB – AF)
Loại: Bơm chìm
Lưu lượng: 5,0 m3/giờ
Cột áp: 8,0 m
Công suất: 0,75 HP
Điện áp: 03 pha 380V, 50Hz
Nhà sản xuất: EBARA – Italy (Hoặc tương đương)
Số lượng: 02 cái
Vị trí lắp đặt: Tại bể phân hủy kỵ khí
Bơm nước tuần hoàn
Nhiệm vụ: Tuần hoàn nước thải tại bể lọc sinh học kỵ khí (UASB – AF)
Loại: Ly tâm trục ngang
Lưu lượng: 7,2 m3/giờ
Cột áp: 21,7 m
Công suất: 1,0 HP
Điện áp: 03 pha 380V, 50Hz
Nhà sản xuất: EBARA – Italy (Hoặc tương đương)
Số lượng: 01 cái
Vị trí lắp đặt: Tại bể lọc sinh học kỵ khí (UASB – AF)
Bơm bùn
Nhiệm vụ: Bơm bùn đến bể nén bùn
Loại: Ly tâm trục ngang
Lưu lượng : 2,4 m3/giờ
Cột áp: 20 m
Công suất: 0,5 HP
Điện áp: 03 pha 380V, 50Hz
Nhà sản xuất: EBARA – Italy (Hoặc tương đương)
Số lượng: 01 cái
Vị trí lắp đặt: Trong hệ thống xử lý nước thải
Máy thổi khí
Nhiệm vụ: Cấp khí cho quá trình xử lý sinh học
Loại: Root
Lưu lượng: 3,68 m3/phút
Cột áp: 4000 mmAq
Công suất: 3,8 kW
Điện áp: 03 pha 380V, 50Hz
Nhà sản xuất: ANLET – Nhật (Hoặc tương đương)
Số lượng: 01 cái
Vị trí lắp đặt: Trong hệ thống xử lý nước thải
Giá thể vi sinh vật
Nhiệm vụ: Giá đỡ vi sinh vật
Vật liệu: Nhựa
Nhà sản xuất: Việt Nam
Số lượng: 110 m3
Vị trí lắp đặt: Trong bể lọc sinh học kỵ khí (UASB – AF) và bể lọc sinh học hiếu khí (FBR)
Khung đỡ giá thể vi sinh vật
Nhiệm vụ: Đỡ giá thể vi sinh vật
Vật liệu: Inox
Nhà sản xuất: Việt Nam
Số lượng: 02 bộ
Vị trí lắp đặt: Trong bể lọc sinh học kỵ khí (UASB – AF) và bể lọc sinh học hiếu khí (FBR)
Dàn khuếch tán khí
Nhiệm vụ: Phân tán dưỡng khí vào trong nước
Vật liệu: PVC
Nhà sản xuất: Việt Nam
Số lượng: 02 bộ
Vị trí lắp đặt: Trong bể lọc sinh học hiếu khí (FBR)
Máy khuấy
Nhiệm vụ: Thu gom bùn sinh ra trong quá trình xử lý sinh học
Loại: Môtơ hộp số 5RPM
Công suất: 0,5 HP
Điện áp: 03 pha 380V, 50Hz
Vật liệu: Cánh khuấy và trục khuấy: inox
Số lượng: 01 cái
Vị trí lắp đặt: Trong bể lắng
Thùng đựng hoá chất
Nhiệm vụ: Pha dung dịch chlorine
Dung tích: 500 lít
Vật liệu: PVC
Nhà sản xuất: Việt Nam
Số lượng: 02 cái
Vị trí lắp đặt: Trong hệ thống xử lý nước thải
Máy khuấy hoá chất
Nhiệm vụ: Pha chế dung dịch hoá chất
Loại: Môtơ hộp số 150 RPM
Công suất: 0,5 HP
Điện áp: 03 pha 380V, 50Hz
Vật liệu: Cánh khuấy và trục khuấy: inox
Số lượng: 02 cái
Vị trí lắp đặt: Trong hệ thống xử lý nước thải
Máy ép bùn
Nhiệm vụ: Làm khô bùn trước khi mang đổ bỏ
Vật liệu: Thép
Số lượng: 01 cái
Vị trí lắp đặt: Trong hệ thống xử lý nước thải
Hệ thống đường ống công nghệ
Nhiệm vụ: Dẫn nước, hoá chất, khí trong hệ thống xử lý
Vật liệu: Inox, thép, PVC
Phụ kiện: Van, tee, co, giảm, … phù hợp với vật liệu và chủng loại ống
Số lượng: 01 hệ thống
Vị trí lắp đặt: Trong hệ thống xử lý nước thải
Hệ thống điện kỹ thuật
Nhiệm vụ: Truyền tải điện, dẫn tín hiệu điều khiển trong hệ thống xử lý
Số lượng: 01 hệ thống
Vị trí lắp đặt: Trong hệ thống xử lý nước thải
Tủ điện điều khiển
Nhiệm vụ: Phân phối điện và điều khiển các thiết bị trong hệ thống
Số lượng: 01 cái
Vị trí lắp đặt: Trong hệ thống xử lý nước thải
3. KHÁI TOÁN HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Phần xây dựng (1)
STT
Hạng mục
Thể tích bê tông
Số lượng
(cái)
Đơn giá
(đồng)
Thành tiền
(đồng)
1
Bể phân hủy kỵ khí
25 m3
01
2.200.000
55.000.000
2
Bể lọc sinh học kỵ khí (UASB – AF)
18 m3
01
2.200.000
39.600.000
3
Bể lọc sinh học hiếu khí (FBR)
55 m3
01
2.200.000
121.000.000
4
Bể lắng
15 m3
01
2.200.000
33.000.000
5
Bể nén bùn
6,0 m3
01
2.200.000
13.200.000
6
Bể khử trùng
2,5 m3
01
1.700.000
4.250.000
7
Nhà điều hành
21 m2
01
800.000
16.800.000
Tổng cộng
282.285.000
Phần thiết bị (2)
STT
Tên thiết bị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Song chắn rác
02 cái
4.000.000
8.000.000
2
Bơm nước thải
02 cái
4.000.000
8.000.000
3
Bơm tuần hoàn
01 cái
6.000.000
6.000.000
4
Bơm bùn
01 cái
2.500.000
2.500.000
5
Máy thổi khí
01 cái
60.000.000
60.000.000
6
Giá thể vi sinh vật
110 m3
110.000.000
110.000.000
7
Khung đỡ giá thể vi sinh vật
02 bộ
20.000.000
40.000.000
8
Dàn khuếch tán khí
01 bộ
20.000.000
20.000.000
9
Máy khuấy
01 cái
5.000.000
5.000.000
10
Thùng đựng hoá chất
02 cái
1.500.000
3.000.000
11
Máy khuấy hoá chất
02 cái
5.000.000
10.000.000
12
Máy ép bùn
01 cái
400.000.000
400.000.000
13
Hệ thống đường ống công nghệ
01 hệ thống
20.000.000
20.000.000
14
Hệ thống điện kỹ thuật
01 hệ thống
30.000.000
30.000.000
15
Tủ điện điều khiển
01 cái
20.000.000
20.000.000
Tổng cộng
742.500.000
Chi phí đầu tư: (1) + (2) = 282.285.000 + 742.500.000 = 1.024.785.000 đồng
4. CHI PHÍ VẬN HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ
Chi phí nhân công (1)
Trạm xử lý nước thải hoạt động 02 ca/ngày, dự kiến bố trí mỗi ca 02 công nhân. Lương trung bình mỗi công nhân là 1.000.000 đồng/người.tháng
Tiền lương phải trả cho công nhân mỗi năm là:
1.000.000 đồng/người.tháng x 12 tháng x 04 người = 48.000.000 đồng
Chi phí hoá chất (2)
Lượng clorine hoạt tính khử trùng trong nước thải là 0,1 kg/ngày
Lượng polymer sử dụng cho máy ép bùn là 0,1 kg/ngày
Chi phí hoá chất trong một năm là:
0,1 kg/ngày x 365 ngày x (15.000 đồng/kg + 60.000 đồng/kg) = 27.375.000 đồng
Chi phí điện năng (3)
STT
Thiết bị
Công suất (kw/giờ)
Số máy hoạt động
Số giờ hoạt động
(giờ)
Điện năng tiêu thụ (kw/ngày)
1
Bơm nước thải
0,55
01
08
4,40
2
Bơm tuần hoàn
0,75
01
24
18,0
3
Bơm bùn
0,37
01
01
0,37
4
Máy thổi khí
3,8
01
24
91,2
5
Máy khuấy
0,37
01
02
0,74
6
Máy khuấy hoá chất
0,37
02
01
0,74
Tổng cộng
115,45
Chi phí điện năng trong một năm là:
115,45 kw/ngày 365 ngày 860VNĐ/kw = 36.239.755 VNĐ
Chi phí vận hành cho 1 m3 nước thải
(đồng/m3)
4. Các đơn vị tư vấn
Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ Môi trường (VITTEP)
57A Trương Quốc Dung, Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
Tel/Fax: 08. 8455140
Trung tâm Công nghệ Môi trường ECO
18A Cộng Hòa, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Tel: 8425760
Trung tâm Công nghệ Môi trường CEFINEA (Viện Tài nguyên và Môi trường)
142, Tô Hiến Thành, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Tel: 8651132
Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ và Quản lý Môi trường CENTEMA
C4/5-6 Đinh Bộ Lĩnh, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Tel: 8981504
SXSH góp phần làm gia tăng lợi nhuận và giảm chất thải
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- SXSH thuy san.Loc.doc