MỤC LỤC
Lời nói đầu
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị . 6
1.1 Đặc điểm chất thải rắn sinh hoạt đô thị 6
1.1.1 Nguồn phát sinh . 6
1.1.2 Thành phần và tính chất của chất thải rắn sinh hoạt đô thị . 8
1.2 Tác động của chất thải rắn sinh hoạt đô thị . 8
1.3 Quản lý, quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị . 16
1.3.1 Khái niệm 16
1.3.2 Mô hình quản lý CTRSH đô thị .
Chương II: Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông . 17
2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Quận Hà Đông . 23
2.2 Hiện trạng chung về quản lý CTRSH trên địa bàn tỉnh Hà Tây . 29
2.3 Hiện trạng xử lý CTRSH trên địa bàn Quận Hà Đông . 31
2.4 Nội dung quy hoạch xây dựng quy hoạch quản lý chi tiết thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt cho Quận Hà Đồng
Chương III: Quan Điển và các giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông 44
3.1 Dự báo xu thế biến đổi và những thách thức của khối lượng chất thải rắn của Quận Hà Đông trong tương lai 44
3.2 Quan điểm hoàn thiện mô hình quy hoạch chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông 52
3.3 Giải pháp hoàn thiện mô hình quy hoạch chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông 69
Kết luận 76
Tài liệu tham khảo 77
83 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2371 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gành nghề”. Đây cũng có thể coi là 1 thách thức đáng quan tâm trong thời gian tới.
3.1.2.4 Nguồn lực đầu tư cho công tác quản lý CTRSH còn hạn chế
Trong những năm vừa qua, nhà nước đã luôn quan tâm, đầu tư cho công tác quản lý CTR nói chung trong đó có cả quản lý CTRSH tại các đô thị. Đầu tư cho quản lý chất thải rắn ở nước ta tăng hơn 5 lần kể từ năm 1998, đạt trên 1000 tỷ vào năm 2003. Trong những năm gần đây mức đầu tư kinh phí này vẫn còn tiếp tục được điều chỉnh và gia tăng. Tuy nhiên, nguồn lực cán bộ đào tạo để tiếp cận và vận hành với các công nghệ hiện đại còn hạn chế. Đây cũng là 1 khó khăn cho công tác vận hành xử lý CTRSH. Một thực tế cũng đã chứng minh ở các địa phương là chất lượng phân hữu cơ vi sinh được chế biến từ rác hữu cơ chưa cao, nên ảnh hưởng tới thị trường tiêu thụ. Một phần trong số các nguyên nhân là công nghệ sản xuất phân còn ở mức độ lạc hậu. 3.1.2.5 Chế độ thu phí CTR chưa đảm bảo tính bền vững của quản lý CTR
Hiện nay, tổng thu từ các loại phí dịch vụ quản lý chất thải rắn chỉ chiếm xấp xỉ 60% tổng chi phí vận hành, duy tu và bảo dưỡng hệ thống quản lý. Nhiều đô thị còn ở mức thấp hơn nhiều (20-30%). Tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với các đô thị của các nước trên thế giới. Thực tế hiện nay không có một đô thị nào đảm bảo mức thu bù chi. Đây là một bất cập và nghịch lý. Vấn đề này hầu hết các nhà quản lý, các cấp chính quyền địa phương đều nhận thấy. Nhưng việc giải quyết tăng nguồn thu, giảm nguồn chi là một bài toán khó và là muôn thủa. Cái nhìn thực tế ở đây là làm sao cải thiện tăng nguồn thu và giảm chi một cách hợp lý nhất.
Hiện nay, chúng ta đã có Luật Bảo vệ môi trường. Luật này cơ bản đã đi vào đời sống người dân, nhiều người dân đã nhận thức rõ “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Áp dụng cách tiếp cận này, nhiều Công ty Môi trường đô thị ở các địa phương đã áp dụng chế độ thu phí xử lý và tiêu hủy chất thải của các cơ sở công nghiệp và các bệnh viện tăng thêm nguồn thu cho Quận và thị xã.
Thách thức ở đây là các đô thị cần có những điều chỉnh mức thu phí vệ sinh hợp lý, đúng người, đúng việc đối với các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất công nghiệp và các bệnh viện, cần có những qui định chặt chẽ đối với từng đối tượng đảm bảo tính công bằng và hợp lý.
3.1.2.6 Chưa nhân rộng được mô hình phân loại rác thải tại nguồn
Một điều hiển nhiên mọi người đều nhận thấy lợi ích của việc phân loại rác thải tại nguồn, việc phân lọai rác thải tại nguồn là xu thế tất yếu của các quốc gia. Công tác này đã được áp dụng và phổ biến rộng rãi ở hầu hết các nước phát triển, thậm chí ở một số nước người ta phân ra 24 loại rác thải khác nhau (Nhật Bản). Nhưng ở các đô thị Việt Nam chỉ phân làm 2 loại rác (rác hữu cơ và rác vô cơ) lại là vấn đề thách thức lớn. Nhiều đô thị như Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định, TP Hồ Chí Minh… đã áp dụng thí điểm nhiều mô hình phân loại khác nhau, nhưng hầu hết các dự án kết thúc thì mô hình phân loại cũng ra đi theo (trừ mô hình phân loại ở phường Phan Chu Trinh – Hà Nội đang được phát triển thông qua nguồn tài trợ của Tổ chức JICA – Nhật Bản). Sự chưa thành công của công tác phân loại này có nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu do điều kiện thực thi chưa đồng bộ, chưa có các cơ chế khuyến khích động viên kịp thời những người, phường làm tốt công tác phân loại và phê bình xử lý những người, đơn vị chưa làm tốt công tác này và nhận thức của người dân còn thấp, chưa tạo thành thói quen của người dân đô thị. Hiện nay qua điều tra, đánh giá việc áp dụng các mô hình phân lọai rác thải tại nguồn ở các đô thị cho thấy: khi người dân tham gia công tác này đều được nâng cao nhận thức và ủng hộ công tác phân loại rác tại nguồn. Như vậy, vấn đề chính ở đây là công tác tổ chức, tuyên truyền và thực hiện và tính đồng bộ từ khâu phân loại đến khâu xử lý như thế nào. Thách thức này thuộc về hệ thống quản lý chất thải ở các đô thị.
3.1.2.7 Hoạt động giảm thiểu và tái chế chất thải còn yếu kém
Phát triển công nghệ tái chế, tái sử dụng chất thải, giảm chôn lấp là một xu thế chung hiện nay của các quốc gia. Mặc dầu vậy, với đặc thù của rác thải Việt Nam, đặc thù các hình thức tái chế, tái sử dụng chất thải, giảm thiểu lượng chất thải rắn phải chôn lấp của nước ta trong xu thế phát triển kinh tế hiện nay, thì đây đang là một thách thức lớn trong việc thay đổi tầm nhìn và chính sách, chiến lược phát triển quản lý chất thải ở nước ta.
3.1.2.8 Các đối tượng thu nhập thấp, vùng ven đô chưa được tiếp cận dễ dàng với dịch vụ thu gom, phân loại và xử lý CTR
Một bộ phận không nhỏ cộng đồng dân cư có mức thu nhập thấp, phần lớn sống tập trung ở các ngõ hẻm, vùng ven đô nên dịch vụ thu gom và xử lý chất thải không được triển khai cho các đối tượng này. Hơn nữa các đối tượng này đa phần có trình độ nhận thức thấp hơn so với cộng đồng dân cư sống ở các trung tâm đô thị và mặt các đường phố lớn. Chính những lý do này đã ảnh hưởng tới tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải ở các đô thị, đồng thời tạo ra các nguồn ô nhiễm môi trường, các ổ dịch bệnh gây truyền nhiễm ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Việc cải thiện nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom và xử lý chất thải đối với các đối tượng này không chỉ là thách thức đối với các đô thị lớn, mà còn là cả đối với nhiều đô thị của các quốc gia trên thế giới.
3.1.2.9 Công tác thanh tra, giám sát và cưỡng chế còn bất cập
Trong những năm qua, các cơ quan chức năng, quản lý Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản, quy phạm pháp luật phục vụ công tác quản lý chất thải. Nhưng hiệu lực của các văn bản này chưa cao, các mức thi hành cưỡng chế, xử phạt còn nhẹ chưa đủ sức răn đe, nên hiệu quả của công tác quản lý CTRSHĐT chưa cao.
Mặt khác, thực tế hiện nay, lực lượng cán bộ thanh tra, giám sát môi trường từ cấp Bộ đến các địa phương còn rất mỏng, không đủ người, thiết bị cần thiết để phực vụ công tác thanh tra, giám sát, nên công tác này đã gặp không ít các khó khăn khi giải quyết các vấn đề thực tế. Đây cũng là một thách thức không nhỏ nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý CTRSH tại các đô thị.
3.1.2.10 Công tác cập nhật, thống kê và lưu giữ thông tin số liệu về quản lý CTRSH tại các đô thị còn yếu kém
Qua điều tra thực tế cho thấy, hầu hết các Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, Quận không nắm vững, hoặc thậm chí không có được các thông tin số liệu về quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị. Các thông tin này tập trung ở các Công ty Môi trường đô thị, hàng năm không có sự cập nhật, báo cáo thường xuyên (trừ một vài Quận lớn) lên các cơ quan quản lý.
Qua kết quả điều tra, báo cáo của các địa phương thì các số liệu hiện tại được cập nhật và thống kê rất khác nhau, không có sự nhất quán, không có tính kế thừa. Điều này đang là một khó khăn không nhỏ cho công tác quản lý CTRSH tại các địa phương và Trung ương. Trong thời gian tới cần cải thiện đáng kể hoạt động thu thập, cập nhật và lưu giữ các thông tin dữ liệu về công tác quản lý CTRSH ở các đô thị Việt Nam .
3.1.2.11 Công tác thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng
Để hạn chế việc đổ thải bừa bãi chất thải không đúng nơi quy định; áp dụng thành công các chương trình, dự án phân loại chất thải tại nguồn; Sản xuất phân compost; tăng cường tái chế, tái sử dụng chất thải và giảm thiểu tiêu hủy tại bãi chôn lấp, cần thực hiện tốt các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về những tác hại gây ra do quản lý chất thải không đúng cách, cũng như làm cho cộng đồng thấy rõ trách nhiệm phải chi trả với mức hợp lý cho các dịch vụ quản lý chất thải sinh hoạt. Cần xây dựng được chương trình giáo dục cồng đồng thích hợp cho mọi đối tượng. Việc tư duy thay đổi hình thức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho mọi lứa tuổi cũng là một vấn đề cần được quan tâm.
3.2 Quan điểm hoàn thiện mô hình quy hoạch chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông
Dân số, tài nguyên, môi trường và phát triển là vấn đề được quan tâm nhiều nhất của xã hội hiện nay. Để đáp ứng được nhu cầu trong cuộc sống, con người luôn mong muốn được phát triển nền kinh tế của mình.
Nền kinh tế phát triển, đời sống người dân được nâng cao đã kéo theo sự gia tăng chất thải rắn sinh hoạt đô thị một cách đáng kể. Hiện nay, việc quản lý chất thải rắn nói chung và chất thải rắn sinh hoạt đô thị nói riêng ở các nước trên thế giới, người ta áp dụng mô hình chung tại Hình 2.1. Tuy vậy, mục tiêu của các chiến lược quản lý chất thải rắn sinh hoạt được thực hiện đối với mỗi vùng, mỗi quốc gia không hoàn toàn giống nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như địa hình, mật độ dân cư, hệ thống giao thông, tình hình kinh tế - xã hội và các quy định về môi trường của từng vùng và quốc gia đó. Hơn thế nữa, việc thống kê chính xác các số liệu về chất thải quốc gia là điều không đơn giản. Do đó, sự quan tâm đầu tiên phải được thể hiện ở các cơ quan thẩm quyền có liên quan.
3.2.1 Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Mỹ
Ở các nước phát triển, điển hình như Mỹ, Nhật Bản và các nước Tây Âu, năng lực quản lý chất thải rắn đã ở mức cao từ việc phân loại rác tại nguồn, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải đã được tổ chức tốt từ các chính sách pháp luật, công cụ kinh tế, cơ sở hạ tầng tốt, nguồn kinh phí cao và có sự tham gia của nhiều thành phần xã hội. Bên cạnh đó, để thực hiện tốt công tác thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, trình độ dân trí của cộng đồng dân cư cũng đóng vai trò quan trọng. Điều này cũng được thể hiện bằng việc thay đổi thói quen của cộng đồng đối với tiêu dùng, nhấn mạnh đến việc sử dụng các sản phẩm có chất lượng tốt, bền và thân thiện với môi trường.
Nguồn thải
Tái sử dụng
Vận chuyển
Tiêu hủy
Lưu trữ
Đốt + Thu hồi năng lượng
Chôn
lấp
Tái chế
Phân vi sinh
Vật liệu mới
Xử lý
Hình 2.1: Hệ thống quản lý chất thải
Chiến lược quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị tại Mỹ chú trọng đến các nội dung chính sau đây:
Giảm nguồn phát sinh chất thải, bao gồm tái sử dụng các sản phẩm
Tái chế chất thải
Thiêu đốt kết hợp với thu hồi năng lượng
Chôn lấpQuản lý sự phát sinh CTRSH đô thị
Thay đổi thiết kế bao gói
Thay đổi thói quen mua hàng
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Ủ compost
Tái sử dụng
Những thay đổi khác
Thu hồi để tái chế
Đốt kết hợp thu hồi năng lượng
Chôn lấp
Giảm nguồn phát sinh chất thải
Giảm chất thải
Hình 2.2. Chiến lược quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị tại Mỹ
v Giảm nguồn phát sinh chất thải
Trong hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị ở Mỹ đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc giảm thiểu khối lượng chất thải phát sinh, tái sử dụng bất cứ khi nào có thể, sau đó là tái chế bất kể thứ gì được thải bỏ, nghĩa là nguyên vật liệu không bao giờ đi vào dòng chất thải.
Giảm phát sinh nguồn chất thải còn được gọi là ngăn ngừa chất thải, bao gồm từ khâu thiết kế, sản xuất, mua bán và sử dụng sản phẩm, cụ thể như là việc thiết kế, sản xuất các sản phẩm hàng hóa và bao gói sản phẩm nhằm giảm khối lượng, tính độc hại của nguyên vật liệu ban đầu, trước khi những sản phẩm này đi vào hệ thống thị trường mua bán và tiêu dùng. Các hoạt động để giảm nguồn phát sinh chất thải có thể được liệt kê sau đây:
Ä Thiết kế, sản xuất các sản phẩm và bao gói nhằm giảm khối lượng và tính độc hại của nguyên vật liệu ban đầu hoặc các sản phẩm này có thể dễ dàng được tái sử dụng.
Ä Tái sử dụng các sản phẩm, bao gói, cụ thể là các chai lọ, các loại thảm, các thùng, v.v.
Ä Tăng cường tuổi thọ của các sản phẩm, điển hình là lốp xe ô tô.
Ä Sử dụng bao gói để giảm thiểu hư hại đối với sản phẩm.
Ä Quản lý phần chất thải hữu cơ như thực phẩm thừa, chất thải vườn.
v Tái chế chất thải
Đây là nội dụng thứ hai trong hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Mỹ. Hoạt động tái chế giúp biến chất thải trở thành các nguồn nguyên liệu có giá trị. Các vật liệu như thủy tinh, kim loại, nhựa, giấy và chất thải vườn được thu gom và vận chuyển tới các nhà máy tái chế, tạo ra các sản phẩm, vật liệu mới.
Năm 2007, tại Mỹ, 85 triệu tấn CTRSH đô thị được tái chế, chiếm tỷ lệ 33,4% tổng lượng CTRSH đô thị phát sinh (254,1 triệu tấn). Trong đó, 63,3 triệu tấn chất thải được tái chế thành các sản phẩm, vật liệu mới; 21,7 triệu tấn chất thải được chế biến thành phân vi sinh. Mặc dù tổng lượng CTRSH đô thị tị Mỹ năm 2007 cao hơn so với các năm trước, nhưng tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được tái chế chiếm tỷ lệ cao hơn. Cụ thể, tỷ lệ CTRSH đô thị được tái chế năm 2005 là 31,7%, năm 2006 là 32,3% và năm 2007 là 33,4%. Các số liệu chi tiết được trình bày tại Bảng 2.1và Bảng 2.2.
v Đốt chất thải kết hợp với thu hồi năng lượng
Tại Mỹ, việc đốt chất thải kết hợp với thu hồi năng lượng đã được phát triển mạnh mẽ từ những năm 1980, với 2,7 triệu tấn chất thải được thiêu đốt và năm 1990 đã là 29,7 triệu tấn/năm. Năm 2007, tổng lượng chất thải được đốt kết hợp thu hồi năng lượng ước tính khoảng 31,9 triệu tấn/năm, chiếm tỷ lệ 12,6% tổng lượng CTRSH đô thị. Các số liệu chi tiết được trình bày tại Bảng 2.1và Bảng 2.2.
v Chôn lấp
Tại Mỹ, năm 2007, khoảng 54% CTRSH đô thị được chôn lấp, tỷ lệ này đã giảm nhẹ so năm 2006 (55,1%) . Tuy vậy, nếu so sánh với năm 1990 thì tỷ lệ khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị bị chôn lấp đã giảm đáng kể. Năm 1990, khối lượng CTRSH đô thị bị chôn lấp là 142,3 triệu tấn, còn năm 2007 là 137,2 triệu tấn. Đồng thời, số lượng bãi chôn lấp chất thải tại Mỹ đã giảm một cách đáng kể từ những năm 1997 – 2007 so với những năm 1988 – 1994. Các sô liệu cụ thể được trình bày tại Bảng 2.1, Bảng 2.2 và hình 2.3
Bảng 2.1. Khối lượng CTRSH đô thị phát sinh, tái chế, ủ compost, đốt kết hợp thu hồi năng lượng và chôn lấp tại Mỹ từ năm 1960 – 2007 (đơn vị tính: triệu tấn/năm).
Các hoạt động
Năm
1960
1970
1980
1990
2000
2004
2005
2006
2007
Phát sinh
88,1
121,1
151,6
205,2
239,1
249,8
250,4
254,2
254,1
Thu hồi để tái chế
5,6
8,0
14,5
29,0
52,9
57,5
58,8
61,4
63,3
Thu hồi để ủ compost
-
-
-
4,2
16,5
20,5
20,6
20,8
21,7
Tổng lượng chất thải được tái chế
5,6
8,0
14,5
33,2
69,4
78,0
79,4
82,2
85
Đốt kết hợp thu hồi năng lượng
0.0
0,4
2,7
29,7
33,7
31,5
31,6
31,9
31,9
Chôn lấp
82,5
112,7
134,4
142,3
136,0
140,3
139,4
140,1
137,2
Nguồn: Các số liệu năm 2007 về CTRSH đô thị tại Mỹ, Cục Bảo vệ môi trường Mỹ.
Bảng 2.2. Tỷ lệ khối lượng CTRSH đô thị phát sinh, tái chế, ủ compost, đốt kết hợp thu hồi năng lượng và chôn lấp tại Mỹ từ năm 1960 – 2007.
Các hoạt động
Năm
1960
1970
1980
1990
2000
2004
2005
2006
2007
Phát sinh (%)
100
100
100
100
100
100
100
100
100
Thu hồi để tái chế (%)
6,4
6,6
9,6
14,2
22,1
23,0
23,5
24,1
24,9
Thu hồi để ủ compost (%)
-
-
-
2,0
6,9
8,2
8,2
8,2
8,5
Tổng lượng chất thải được tái chế(%)
6,4
6,6
9,6
16,2
29,0
31,2
31,7
32,3
33,4
Đốt kết hợp thu hồi năng lượng (%)
0
0,3
1,8
14
14,1
12,6
12,6
12,6
12,6
Chôn lấp (%)
93,6
93,1
88,6
69,3
56,9
56,2
55,7
55,1
54,0
Nguồn: Các số liệu năm 2007 về CTRSH đô thị tại Mỹ, Cục Bảo vệ môi trường Mỹ.
Nguồn: Các số liệu năm 2007 về CTRSH đô thị tại Mỹ, Cục Bảo vệ môi trường Mỹ.
Hình 2.3. Số lượng bái chôn lấp chất thải tại Mỹ từ năm 1988 – 2007
3.2.2 Đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông
Vấn đề thu gom và phân loại chất thải rắn sinh hoạt hiện nay đang trở thành mối quan tâm của nhiều đô thị trên cả nước bởi xu thế tất yếu để trở thành những đô thị văn minh, hiện đại, thu hút sự đầu tư phát triển kinh tế và khách du lịch cần có môi trường trong sạch và lành mạnh. Thế nhưng, hoàn cảnh và điều kiện thực tế của Quận Hà Đông hiện nay còn nhiều bất cập và tồn tại. Những tồn tại và thách thức trong khâu quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói chung và trong công tác thu gom, phân loại rác nói riêng
Bất cập trong cơ chế chính sách
Hiện nay, mô hình quản lý, thu gom, phân loại, chất thải rắn sinh hoạt phổ biến là các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích với cơ chế tài chính do UBND các tỉnh, thành phố quy định. Mặt khác, với xu thế hội nhập kinh tế thế giới hiện nay mô hình hóa xã hội đã và đang hình thành, phát triển, nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm tới lĩnh vực thu gom, vận chuyển, tái chế chất thải, nhưng chúng ta lại chưa có được khung cơ chế pháp lý thuận lợi để khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực này.
Việc phân loại rác tại nguồn chưa phát triển và nhân rộng được, một phần do chưa có cơ chế, chính sách phù hợp và kịp thời nên chưa khuyến khích được phong trào tự giác phân loại của người dân; chưa có những đầu tư đồng bộ dẫn đến nhiều mô hình chỉ thực hiện được ở khâu phân loại tại nguồn, đến khâu vận chuyển và xử lý lại chưa tách riêng được. Một số cơ quan quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị còn chưa nắm được và chưa thi hành phạt các hành vi đổ rác ra đường, vi phạm về bảo vệ môi trường.
Bất cập trong việc tổ chức các mô hình thu gom, vận chuyển
Từ bộ máy quản lý Nhà nước đến các đơn vị triển khai thực hiện đến nay vẫn chưa được tổ chức thống nhất. Hình thức tổ chức quản lý chất thải rắn sinh hoạt, cũng như phân công trách nhiệm quản lý, triển khai thực hiện rất khác nhau trong các đô thị, ví dụ như tên gọi của các đơn vị thực hiện công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có thể là Công ty TNHH Nhà nước một thành viên, Công ty Môi trường đô thị, Công ty Công trình công cộng môi trường đô thị hoặc Công ty Địa chính. Còn cơ quan quản lý công tác này có thể là Sở Xây dựng, Sở Giao thông Công Chính hoặc Sở Tài nguyên và Môi trường,... Chính điều này đã gây khó khăn không nhỏ cho công tác quản lý đối với chất thải rắn sinh hoạt.
Thu phí vệ sinh
Việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt không phải là dịch vụ cho không của Nhà nước, mà người sử dụng dịch vụ này phải trả một lệ phí nhất định nào đó. Công tác thu phí là một trong những chủ trương xã hội hóa trong công tác vệ sinh đô thị mà Đảng và Nhà nước phát động, nhằm từng bước xóa bao cấp trong lĩnh vực này, giảm bớt một phần chi phí của Nhà nước trong công tác thu gom, vận chuyên và xử lý rác thải.
Mức phí vệ sinh đều do UBND các tỉnh/thành phố ban hành thông qua Hội đồng nhân dân, do đó mức thu vẫn còn bao cấp chưa tính đúng và tính đủ, nhất là mức phí đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện,.. Do vậy, phí thu được không đủ trang trải cho công tác thu gom và xử lý rác. Ngoài ra, một số đô thị quy định không thu phí đối với các hộ buôn bán nhỏ, trong khi các đối tượng này xả rác nhiều nhất; các chợ cóc vẫn duy trì các khu vực bán hàng nhỏ lẻ trên vỉa hè, nhưng vẫn không thu được tiền, do đó không có kinh phí để chi trả cho công nhân quét dọn vệ sinh. Đối với các hộ cố tình không đóng phí vệ sinh nhưng lại không có các biện pháp cưỡng chế. Mặt khác, thực tế trong những năm qua, giá cả nhiều mặt hàng biến động, nhưng giá vệ sinh vẫn không thay đổi và còn ở mức thu rất thấp so với các dịch vụ khác (như điện, nước,…). Vấn đề này cần có chủ trương thống nhất và đồng bộ trong cả nước về việc thay đổi phí thu gom hợp lý đúng với giá trị thực của nó. Có như vậy, công tác thu gom và vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị mới hy vọng được cải thiện theo chiều hướng tốt hơn.
Vấn đề quy hoạch các điểm tập kết rác, đặt thùng rác công cộng
Nhiều phường vẫn chưa quy hoạch nổi các điểm tập kết rác, các trạm trung chuyển do không được sự đồng tình và ủng hộ của người dân, thậm chí của cả chính quyền sở tại (tổ dân phố, UBND phường xã,…).
Nhiều điểm tập kết rác nằm ngay trên trục các đường chính gây ách tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan đô thị. Hoặc các thùng rác công cộng do được đặt không đúng chỗ nên không thu gom được rác, trong khi đó rác lại được xả thải bừa bãi xuống lòng đường, nơi công cộng. Các vấn đề này hiện nay chúng ta chưa có chế tài quy định và xử phạt đúng mức, nên có khả năng còn kéo dài.
Vấn đề tài chính
Nguồn kinh phí đầu tư các trang thiết bị phục vụ công tác thu gom, phân loại vận chuyển và cả xử lý chất thải rắn tại Quận còn quá hạn hẹp, phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước.
Các đơn vị quản lý chất thải rắn hoạt động dưới hình thức công ích, cơ chế tài chính theo hình thức sự nghiệp có thu, nên thiếu tính chủ động trong điều hành sản xuất.
Nhiều đô thị đã đẩy mạnh công tác xã hội hóa quản lý chất thải rắn nhưng gặp khó khăn về vốn, đơn giá dịch vụ, chế tài để nâng cao nguồn thu.
Nguồn vốn cho công tác đào tạo, nâng cao tay nghề, nâng cao nhận thức cho cán bộ công nhân viên trực tiếp tham gia công tác thu gom, vận chuyển rất hạn chế, nên việc tiếp cận với các thông tin, thiết bị mới không đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay. Mặt khác, kinh phí duy tu bảo dưỡng các trang thiết bị, nhà xưởng, nơi tập kết hầu như không được quan tâm nhiều nên dẫn đến tình trạng xuống cấp nhanh và không có khả năng phục hồi.
Về trang thiết bị thu gom và vận chuyển
Thiết bị thu gom chất thải hiện nay ở Quận chủ yếu là các xe đẩy tay tam giác, xe cải tiến. Số lượng các phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt chuyên dụng còn rất thiếu, không đồng bộ và lạc hậu. Nhiều trang thiết bị đều quá niên hạn sử dụng, không đảm bảo kỹ thuật và vệ sinh môi trường, an toàn lao động.
Về nguồn nhân lực
Các đơn vị chuyên trách về công tác vệ sinh môi trường Quận Hà Đông đã và đang phải đối mặt với việc tuyển chọn cán bộ nhân viên có trình độ cao, đặc biệt là những cán bộ chuyên môn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị. Vấn đề này càng trở nên khó khăn do hiện nay rất ít các chương trình đào tạo kỹ năng cho số cán bộ và công nhân hiện có.
Năng lực giám sát và điều tiết của các cán bộ chuyên trách về công tác vệ sinh môi trường còn hạn chế.
Nhận thức cộng đồng
Quận Hà Đông là trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội của Hà Nội, nên hàng ngày thu hút nhiều đối tượng khác nhau tham gia hoạt động, nhiều đối tượng từ các vùng nông thôn ra thành thị, nên nhận thức rất khác nhau. Hơn nữa, trình độ dân trí ở các đô thị chưa thật cao, đáp ứng được yêu cầu thực tại của một đô thị văn minh hiện đại, nên tình trạng xả thải, chấp hành quy định bảo vệ môi trường còn ở mức độ thấp, làm cho công tác thu gom rác gặp không ít khó khăn.
Mặt khác công tác giáo dục, tuyên truyền chưa được sâu rộng, thường xuyên và liên tục dẫn đến tình trạng thiếu ý thức, xả thải bừa bãi rác thải là khó tránh khỏi ở các đô thị hiện nay.
Đề xuất mô hình
Qua nghiên cứu mô hình trên thế giới, ở địa phương khác trong thành phố như thành phố Sơn Tây, và thực tiễn áp dụng mô hình trong nước, các thách thức gặp phải trong việc triển khai mô hình và dựa trên các trên các yếu tố đề xuất mô hình chất thải rắn đô thị tại nước ta:
* Nguyên tắc đề xuất:
Phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế, cơ chế chính sách của nước ta trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
Hội nhập với xu hướng phát triển chung của thế giới và các nước trong khu vực.
Đẩy nhanh tốc độ phát triển đảm bảo sự bền vững.
* Định hướng chiến lược chung:
Coi chất thải rắn sinh hoạt đô thị là nguồn tài nguyên.
Từng bước giảm thiểu việc chôn lấp CTRSH đô thị, tăng cường giảm thiểu CTR tại nguồn, phát triển công nghệ tái chế, tái sử dụng chất thải.
Tạo nguồn tài nguyên mới từ CTRSH đô thị.
* Mục tiêu quản lý CTR của Việt Nam trong thời gian tới:
Mục tiêu quản lý CTRSH đô thị trong thời gian tới đó là : giảm thiểu tối đa lượng chất thải rắn phải chôn lấp, tăng cường các biện pháp nhằm giảm thiểu CTRSH tại nguồn.
Giảm CTRSH tại nguồn
Tái sử dụng
Tái chế
Tạo nguồn tài nguyên
Chôn lấp
Hình 3.4. Mục tiêu quản lý CTRSH đô thị
Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông có thể áo dụng mô hình quản lý nhà nước kết hợp với mô hình quản lý tư nhân chất thải rắn sinh hoạt. Sơ đồ mô hình như sau:
Dịch vụ Nhà nước + Tư nhân
Dịch vụ Nhà nước (tư nhân tham gia tái chế)
Dịch vụ Nhà nước + Tư nhân
Khung pháp lý
UBND các tỉnh thành
Tổng cục môi trường
Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Doanh nghiệp
Thủ tục kê khai đăng kí
Thu gom, lưu chứa nội vi
Dịch vụ nhà nước
Xử lý, tiêu huỷ, chôn lấp tập trung
Tái sinh, tái chế, tái sử dụng
Trung chuyển (chất thải công nghiệp không nguy hại)
Vận chuyển bên ngoài
Thu gom bên ngoài
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công nghiệp, Sở Giao thông, PC36
Hội đồng điều hành quản lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Hình 3.5 Mô hình quản lý nhà nước kết hợp mô hình quản lý tư nhân chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông
Trong đó, mô hình thu gom được chia thành hai giai đoạn:
Mô hình giai đoạn 1
Mô hình phân loại, thu gom và xử lý rác sinh hoạt tại các nhà cao tầng ở các đô thị
Xe vận chuyển 2
Xe vận chuyển 1
NM chế biến Phân vi sinh
Khu chôn lấp (tái chế)
Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt
Rác thải hữu cơ
Các loại rác thải khác
Ống thu gom
Hầm chứa rác
Xe gom rác
Điểm tập kết
Mô hình phân loại, thu gom và xử lý rác sinh hoạt tại các nhà cao tầng ở các khu đô thị được lựa chọn như sau (xem sơ đồ dưới đây).
Hình 3.6. Phân loại, thu gom và xử lý rác sinh hoạt ở các nhà cao tầng.
Theo mô hình trên, trong giai đoạn 1 rác sinh hoạt tạm thời được phân làm 2 loại ở từng hộ gia đình: rác thải hữu cơ và rác thải còn lại.
* Dụng cụ thu gom: Sử dụng túi nilon 2 mầu
- Rác thải hữu cơ: bao gồm lá cây, rau, củ, quả, thực phẩm thừa,…(rác dễ phân hủy trong điều kiện bình thường) được đựng trong túi nilon màu trắng.
- Rác thải còn lại (hay còn gọi là rác thải khác hoặc rác vô cơ): Bao gồm các loại rác khó phân hủy trong điều kiện bình thường như vỏ hộp, gạch đá, bao bì, vải vụn, nhựa,…
Đặc biệt đối với các loại rác thải có thể tái chế như vỏ chai, giấy báo, sắt vụn, đồ gỗ, bìa carton,… khuyến khích các hộ dân tách riêng để dùng cho mục đích tái chế, tái sử dụng.
* Thu gom:
Các hộ dân sau khi phân loại rác và cho vào 2 loại túi như trên sau khi buộc chặt đưa đến thả vào ống thu gom rác ở mỗi tầng. Các túi rác qua ống thu gom rơi xuống hầm chứa ở dưới tầng 1. Các túi này sẽ được các công nhân vệ sinh thu gom hàng ngày. Các túi mầu trắng đựng rác hữu cơ được thu gom hàng ngày bằng các xe đẩy đến điểm tập kết đưa lên xe cuốn ép rác chở tới khu chế biến phân vi sinh. Các túi rác khác sẽ được lưu chứa tạm thời trong hầm rác, đến cuối tuần đưa lên xe gom chuyển tới điểm tập kết đưa lên xe cuốn ép rác chở tới khu chôn lấp.
* Vận chuyển:
- Chất thải hữu cơ từ điểm tập kết vận chuyển bằng xe cuốn ép rác đến nhà máy chế biến phân.
- Chất thải còn lại từ điểm tập kết vận chuyển bằng xe cuốn ép rác đến bãi chôn lấp (1 tuần/ 1 lần vào cuối tuần).
Mô hình phân loại, thu gom và xử lý rác sinh hoạt tại các khu nhà phân lô, biệt thự, nhà vườn tại các đô thị
Tại các khu nhà phân lô, biệt thự mô hình được lựa chọn như sau:
Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt
Rác thải hữu cơ
Các loại rác thải khác
Xe thu gom
Xe vận chuyển 2
Xe vận chuyển 1
NM chế biến Phân vi sinh
Khu chôn lấp (tái chế)
Điểm tập kết
Hình 3.7. Phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt ở các khu nhà phân lô, biệt thự, nhà vườn.
Theo mô hình này, trong giai đoạn 1 rác sinh hoạt cũng tạm thời được phân làm 2 loại như các hộ gia đình ở nhà cao tầng.
* Thu gom:
Các hộ gia đình sau khi phân loại rác và cho vào 2 loại túi . Túi màu trắng chứa rác hữu cơ sẽ đưa ra xe gom rác hàng ngày theo giờ quy định, còn các túi rác khác được các hộ gia đình tạm lưu giữ bằng dụng cụ thích hợp, cuối tuần đưa ra xe gom rác theo giờ quy định. Các công nhân vệ sinh có trách nhiệm thu gom các loại rác trên vào xe gom đưa đến điểm tập kết và chuyển lên xe cuốn ép rác chở tới nhà máy chế biến phân vi sinh và bãi chôn lấp.
Mô hình phân loại, thu gom và xử lý rác sinh hoạt tại các cơ quan, trường học, chợ.
Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt
Thùng rác hữu cơ có nắp màu xanh
Thùng rác hữu cơ có nắp màu vàng
Xe vận chuyển 2 (rác thải khác)
Xe vận chuyển 1 (rác hữu cơ)
NM chế biến Phân vi sinh
Bãi chôn lấp (tái chế)
Tại các cơ quan, trường học và chợ, mô hình phân loại, thu gom và sử lý được lựa chọn như sau
Hình 3.8. Phân loại, thu gom và xử lý rác ở các cơ quan, trường học, chợ.
Theo mô hình này, rác thải phát sinh từ các cơ quan, trường học, chợ sẽ được phân thành 2 loại giống như các hộ gia đình ở khu nhà cao tầng.
* Thu gom:
Các loại rác sau khi đã được phân loại các cơ quan, trường học, chợ có trách nhiệm mang các túi rác tới vị trí đặt các thùng rác có 2 nắp màu xanh và nắp màu vàng. Túi rác hữu cơ màu trắng được bỏ vào thùng có nắp màu xanh, còn túi rác màu đen bỏ vào thùng có nắp màu vàng. Hàng ngày, đến giờ quy định xe cuốn ép rác đến thu gom rác hữu cơ vận chuyển đến nhà máy chế biến phân vi sinh. Cuối tuần xe cuốn ép rác vô cơ đến thu gom, vận chuyển rác vô cơ tới bãi chôn lấp.
Mô hình phân loại, thu gom và xử lý rác sinh hoạt tại nơi công cộng: vườn hoa, công viên.
Tại nơi công cộng (vườn hoa, công viên), mô hình phân loại, thu gom và xử lý rác được lựa chọn như mô hình sau:
Thùng rác hữu cơ có nắp màu xanh
Thùng rác thải khác có nắp màu vàng
Xe vận chuyển (rác vô cơ)
Xe vận chuyển (rác hữu cơ)
NM chế biến phân vi sinh
Bãi chôn lấp (tái chế)
Hình 3.9. Phân loại, thu gom và xử lý rác ở các khu vực công cộng, vườn hoa,…
Theo mô hình này, tại các nơi công cộng của các đô thị sẽ được đặt các thùng chứa rác 2 ngăn. Mục đích là để thu chứa rác thải, đồng thời tăng cường ý nghĩa giáo dục cho người dân về việc phân loại và thu gom rác thải tại nguồn. Vì vậy, việc lựa chọn các vị trí đặt thùng được thực hiện trên nguyên tắc sau:
- Các vị trí đặt thùng là nơi đông người qua lại và thuận tiện cho tuyến thu gom rác thải.
- Không làm mất mỹ quan đường phố và không gây cản trở cho người đi lại và các phương tiện giao thông.
- Các vị trí được sự thống nhất và chấp nhận của UBND các phường và tổ dân phố .
Các thùng chứa rác thải được làm bằng nhựa Compost hoặc thép không gỉ có 2 ngăn.
+ Ngăn có nắp màu xanh: chứa rác hữu cơ.
+ Ngăn có nắp màu vàng: chứa rác thải rác.
* Thu gom:
Theo kết quả khảo sát thực tế và các số liệu thống kế nhiều năm của các Công ty môi trường đô thị cho thấy, tại các vị trí công cộng như thế này rác thải phát sinh chủ yếu là các loại rác thải vô cơ. Mặt khác, mục tiêu chủ yếu của giai đoạn này là nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng. Vì vậy, người dân vẫn được yêu cầu, khuyến khích phân loại và bỏ rác vào thùng chứa 2 ngăn đặt tại các nơi công cộng. Rác thải chứa trong các thùng rác sẽ được đưa lên xe cuốn ép rác vận chuyển đến nơi xử lý.
Mô hình giai đoạn 2
Khi người dân đã nhận thức rõ ý nghĩa, vai trò và trách nhiệm của mình đối với việc phân loại rác tại nguồn trong công tác bảo vệ môi trường, việc thực hiện giai đoạn 2 sẽ được tiến hành. Trong giai đoạn 2, rác thải sinh hoạt sẽ được phân làm 3 loại: rác thải nguy hại, rác thải hữu cơ và các rác thải khác. Ví dụ như :
Khu xử lý rác thải nguy hại
Nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt
Rác thải nguy hại
Rác thải khác
Xe vận chuyển chuyên dụng
Xe vận chuyển 2
Xe vận chuyển 1
NM chế biến Phân vi sinh
Bãi chôn lấp (TC)
Rác thải hữu cơ
Hình 3.10. Mô hình phân loại, thu gom rác tại khu nhà phân lô, biệt thự bằng xe thu gom.
Mô hình thu gom, tập kết và vận chuyển
Thu gom và vận chuyển: CTR sinh hoạt sau khi được phân loại sẽ được thu gom và vận chuyển riêng đến nơi xử lý hợp vệ sinh. Thời gian thu gom, vận chuyển phải phù hợp với quy mô đô thị. Trang thiết bị thu gom, vận chuyển rác cần được đầu tư xe có mái che đậy kín, tránh tình trạng rác trong quá trình vận chuyển rơi vãi ra đường phố.
Các hình thức thu gom như sau:
+ Thu gom CTR qua từng nhà: phương pháp này áp dụng đối với các khu vực trung tâm kinh doanh thương mại, dịch vụ du lịch.
+ Thu gom CTR theo các điểm tập kết: theo phương pháp này đòi hỏi việc thu gom CTR đến điểm tập kết phải do người dân thực hiện. Có các phương thức sau:
Điểm đổ CTR cố định: người công nhân phải xúc CTR lên xe hoặc dùng máy xúc lên xe để vận chuyển CTR tới bãi chôn lấp, điều này làm xe vận chuyển CTR phải mất nhiều thời gian chờ đợi, mặt khác điểm đổ CTR lại là nơi để thu hút các loài gặm nhấm, ruồi muỗi và vật trung gian truyền bệnh, gây ô nhiễm môi trường.
Đặt thùng CTR di động, xe đẩy tay cải tiến có nắp đậy hoặc moóc chứa CTR. Giải pháp này thích hợp với các phố nhỏ và ngõ hẹp.
Đặt các công ten nơ chứa CTR có nắp đậy
+ Thu gom CTR theo phương thức trung gian: Là phương pháp kết hợp giữa hai phương pháp trên. Công nhân của Công ty Môi trường đô thị (hoặc tổ dân lập/hợp tác xã môi trường) sử dụng xe đẩy tay đi thu gom CTR hộ gia đình và CTR đường phố (cùng với CTR của dân đổ ra đường) đem tập trung tại các điểm tập kết, sau đó các thùng CTR của xe đẩy tay được cẩu lên đổ vào xe chuyên dụng.
+ Để khuyến khích phân loại CTR từ nguồn nên có chính sách miễn giảm phí thu gom rác thải, hỗ trợ kinh phí đầu tư ban đầu cho việc mua sắm các dụng cụ đựng chất thải đã được phân loại đối với các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất thực hiện tốt việc phân loại tại nguồn. Khoản chi phí này có thể được bù lại thông qua việc bán các loại chất thải đã được phân loại cho các nhà tái chế hoặc các nhà sản xuất phân compost.
3.3 Giải pháp hoàn thiện mô hình quy hoạch chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông
* Các hoạt động ưu tiên
Hoạt động ưu tiên
Nội dung chính của các hoạt động ưu tiên
Cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm chính
1. Hoàn thiện chiến lược, chính sách quản lý chất thải SHĐT
- Cải thiện các chính sách khuyến khích các hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải sinh hoạt đô thị.
- Triển khai và nhân rộng các mô hình phân loại rác thải tại nguồn có hiệu quả và phù hợp với thực tế của mỗi vùng
- Cải thiện công tác xã hội hóa trong quản lý CTRSHĐT, kết hợp các nguồn kinh phí, hỗ trợ kinh phí, cơ chế chính sách từ Chính phủ.
- Phát triển công nghệ tái chế, tái sử dụng chất thải.
Bộ TN và MT, Bộ XD
Bộ XD, UBND tỉnh/thành phố.
Bộ TN và MT; UBND tỉnh/thành phố.
Bộ XD, Bộ CN, UBND tỉnh/TP
2. Cải thiện hệ thống quản lý CTRSH
- Xây dựng hệ thống quản lý CTRSH thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
- Tăng cường và nâng cao năng lực cho hệ thống quản lý CTRSHĐT.
- Cải thiện mô hình quản lý hướng theo hình thức hạch toán kinh doanh.
Bộ TN và MT; Bộ XD và UBND các tỉnh/TP.
Doanh nghiệp tư nhân
3. Qui hoạch quản lý CTRSHĐT
- Bổ sung hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quản lý CTRSHĐT.
- Tăng cường quy hoạch tạo nguồn chất lượng cao cho công tác quản lý CTRSH từ TW đến các địa phương.
- Quy hoạch và phát triển các trung tâm xử lý CTRSH mang tính liên tỉnh, vùng.
Bộ XD, Bộ TN và MT.
UBND tỉnh/TP.
Bộ XD, UBND các tỉnh/TP
Doanh nghiệp tư nhân
4. Cải thiện nguồn lực cho công tác quản lý CTRSH đô thị.
- Tăng cường đầu tư các trang thiết bị máy móc cho công tác thu gom, vận chuyển CTRSH.
- Khuyến khích và phát triển các công nghệ phù hợp, hiệu quả trong công tác xử lý CTRSH.
- Cải tiến cơ chế, chính sách thu hút nhân lực tham gia công tác quản lý CTRSH cho các đô thị
UBND tỉnh/TP; Công ty MTĐT.
Bộ KHCN, Bộ XD.
UBND tỉnh/TP, Công ty MTĐT
Doanh nghiệp tư nhân
5. Cải thiện cơ chế thu chi trong quản lý CTR.
- Tăng mức phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH.
- Khuyến khích các dịch vụ tư nhân tham gia công tác quản lý CTRSH
- Thay đổi cơ chế quản lý, phát triển dịch vụ khoán chi.
- Thúc đẩy thực thi nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
UBND tỉnh/TP, Công ty MTĐT.
Khu vực phi chính thức.
UBND tỉnh/TP, Công ty MTĐT.
Bộ TN và MT, Bộ CN, Bộ Y Tế, UBND các tỉnh/TP
Doanh nghiệp tư nhân
6. Phát triển phân loại CTR tại nguồn
- Tăng cường đầu tư đồng bộ các thiết bị, cơ sở hạ tầng và tái chế, tái sử dụng chất thải.
- Cải thiện cơ chế khuyến khích, hỗ trợ kinh phí cho công tác phân loại rác tại nguồn
UBND tỉnh/TP, Công ty MTĐT.
Bộ Tài Chính, Bộ TNMT, Bộ XD
Doanh nghiệp tư nhân
7. Tạo cơ chế khuyến khích tái chế, tái sử dụng chất thải
- Phát triển thị trường tái chế, tái sử dụng chất thải.
- Hỗ trợ thành lập các nhà máy, doanh nghiệp chế biến, tái chế, tái sử dụng chất thải sinh hoạt.
- Hỗ trợ cho các làng nghề tái chế, những người tham gia thu nhặt phế liệu.
Bộ TN và MT, Bộ XD,UBND tỉnh/TP
8. Cải thiện chất lượng phục vụ các đối tượng thu nhập thấp, vùng ven đô
- Cải thiện các dịch vụ thu gom chất thải tại các khu dân cu nghèo, ngõ hẻm và ven đô, kết hợp các nguồn kinh phí hỗ trợ giá từ Chính phủ và các Công ty MTĐT.
- Tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức người dân.
- Thành lập các đội tự quản, tăng cường kiểm tra, giám sát và cưỡng chế.
Bộ XD, UBND tỉnh/TP.
UBND Quận, phường, các tổ chức xã hội.
UBND Quận, Phường.
Doanh nghiệp
9. Công tác thanh tra, giám sát và cưỡng chế.
- Tăng cường vai trò hoạt động của cảnh sát Môi trường.
- Thành lập các đơn vị thanh tra, giám sát độc lập quản lý CTRSHĐT có chức năng giám sát và cưỡng chế thực hiện các quy định về quản lý chất thải.
- Nâng cao kỹ năng và nguồn lực cho các đơn vị thánh tra, giám sát.
- Khuyến khích vai trò hoạt động của báo trí và sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý chất thải.
Bộ Công An.
Bộ TN và MT, UBND tỉnh/TP
UBND tỉnh/TP
UBND tỉnh/TP
Doanh nghiệp tư nhân
10. Tăng cường cải thiện và nâng cao công tác cập nhật, thống kê và lưu giữ số liệu quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị
- Xây dựng hệ thống thông tin quản lý thống nhất trên phạm vi toàn quốc việc cập nhật lưu giữ các số liệu quản lý CTRSHĐT.
- Tổ chức điều tra thống kê cập nhật hàng năm các thông tin dữ liệu về quản lý CTRSHĐT.
- Tăng cường năng lực cho công tác thống kê lưu giữ , quản lý dữ liệu , chia sẻ thông tin.
Bộ TN và MT.
Bộ TN và MT, các sở TN và MT, Công ty MTĐT.
UBND tỉnh/TP
Doanh nghiệp tư nhân
11. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền và nâng cao nhận thức cộng đồng
- Xây dựng các chương trình, nội dung, hình thức thông tin tuyên truyền.
- Thực hiện các chương trình tuyên truyền, giáo dục công đồng
Bộ TN và MT, Bộ GD và ĐT.
Bộ TN và MT, Bộ GD và ĐT, Đài truyền hình, phát thanh, các tổ chức xã hội, đoàn thanh niên.
Doanh nghiệp tư nhân
* Đề xuất cơ chế chính sách
Hiện nay, mô hình quản lý, thu gom, phân loại, chất thải rắn sinh hoạt phổ biến là các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích với cơ chế tài chính do UBND các tỉnh, thành phố quy định. Mặt khác, với xu thế hội nhập kinh tế thế giới hiện nay mô hình hóa xã hội đã và đang hình thành, phát triển, nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm tới lĩnh vực thu gom, vận chuyển, tái chế chất thải, nhưng chúng ta lại chưa có được khung cơ chế pháp lý thuận lợi để khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực này. Do đó, một số chính sách đề xuất nhằm hỗ trợ cho công tác quản lý CTRSH đô thị nhơ sau:
*Chính sách để tạo nguồn tài chính bền vững cho quản lý chất thải rắn đô thị
Huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước
Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, tăng tỷ lệ đầu tư cho quản lý CTR trong nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA bằng các chính sách ưu đãi như:
Thúc đẩy sớm quá trình hài hoà thủ tục giữa các nhà tài trợ, tạo sự cân bằng giữa các dự án đầu tư, kêu gọi các nhà tài trợ tăng cường đầu tư cho lĩnh lực quản lý và xử lý CTR đô thị và khu công nghiệp. Các dự án này có thể lồng ghép với các công trình đầu tư nâng cấp đô thị, xoá đói giảm nghèo ở các đô thị, cải thiện môi trường đô thị.
Xây dựng chính sách nhằm tạo điều kiện ưu đãi, tăng sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo các hình thức đầu tư dạng BOT (Xây dựng – vận hành – chuyển giao), BT (Xây dựng – Chuyển giao) trong quản lý CTR. Một số dự án xử lý chất thải dưới hình thức BOT, BT phù hợp với điều kiện hiện nay của Việt Nam như dự án xây dựng nhà máy xử lý CTR tạo điện năng, nhà máy chế biến phân compost chất lượng cao, nhà máy xử lý CTR theo cơ chế CDM … Các hình thức đầu tư này sẽ tạo ra các cơ hội thực hiện việc chuyển giao các công nghệ xử lý CTR tiên tiến cũng như cơ hội đào tạo người Việt Nam quản lý và vận hành các công nghệ này.
Tranh thủ sự giúp đỡ của Quốc tế dưới các hình thức: viện trợ, cho vay vốn, đào tạo, giúp đỡ kỹ thuật; đẩy mạnh việc đa dạng hoá hình thức đầu tư để khai thác tối đa các kênh đầu tư.
Tiếp tục tăng cường vận động trực tiếp các tập đoàn lớn đầu tư vào các dự án cụ thể.
Xây dựng kế hoạch và ưu tiên phân bố hợp lý nguồn vốn ngân sách, vốn ODA hoặc các nguồn vay dài hạn với lãi suất ưu đãi cho các đô thị để đầu tư trang thiết bị và xây dựng các khu xử lý CTR.
Có chính sách khuyến khích ưu đãi đối với các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào hoạt động thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải rắn thông thường cũng như chất thải rắn nguy hại.
Sử dụng các công cụ kinh tế để tạo nguồn tài chính cho quản lý CTR đô thị
Sử dụng hợp lý, đúng đắn các công cụ kinh tế không chỉ mang lại nguồn thu cho công tác bảo vệ môi trường mà còn tạo điều kiện để phát triển các dịch vụ môi trường; khuyến khích giảm phát thải, đổi mới công nghệ thân môi trường, sử dụng công nghệ sạch, tiết kiệm chi phí, kiểm soát ô nhiễm và quản lý tốt chất thải; xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường nói chung và công tác quản lý CTR nói riêng. Các công cụ kinh tế được thực hiện trên nguyên tắc: người gây ô nhiễm phải trả tiền và người được hưởng lợi phải trả tiền. Trong khi việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy cần một thời gian dài thì các biện pháp sử dụng công cụ kinh tế cần được coi là giải pháp cấp bách cần nghiên cứu áp dụng ngay. Một số công cụ kinh tế trong quản lý CTR cần triển khai áp dụng ở Việt Nam trong thời gian tới bao gồm:
Phí: tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện các loại phí (phí người sử dụng dịch vụ, phí thải bỏ sản phẩm) cho phù hợp với thực tiễn đảm bảo mục tiêu giảm ô nhiễm và có nguồn thu để đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường.
Trợ cấp:
Sử dụng các khoản trợ cấp, ưu đãi về thuế nhằm khuyến khích phát triển các hoạt động tái chế chất thải trong khi xây dựng các nhà máy xử lý CTR.
Các khoản khuyến kích kinh tế khác nhằm giảm thiểu lượng CTR phát sinh, bao gồm: khấu trừ thuế cho các ngành công nghiệp dùng vật liệu tái chế thay thế một phần nguyên vật liệu; trợ cấp đầu tư, các khoản vay lãi xuất thấp đối với dự án xây dựng các xưởng tái chế CTR; hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu tái chế… để khuyến khích các xí nghiệp, nhà máy thực hiện các hoạt động tiết kiệm tài nguyên.
Giấy phép xả thải: là giải pháp được đề xuất làm tăng quá trình tái chế chất thải. Giấy phép được quyền mua và bán giữa nơi sản xuất có chi phí cho các hoạt động tái chế cao và nơi có chi phí cho hoạt động tái chế thấp. Những chi phí này bao gồm chi phí cho nguyên liệu đầu vào đã qua tái chế hoặc chi phí để tái chế phế liệu sau khi xả thải.
Các cơ chế tài chính khác: thưởng phạt môi trường, đến bù thiệt hại môi trường. Đặc biệt hiện hay chúng ta đang đẩy mạnh xã hội hoá trong công tác quản lý CTR, vì vậy cần có những chế tài phù hợp nhằm khuyến khích các tổ chức tập thể và tư nhân tham gia vào hoạt động quản lý CTR.
*Các hướng dẫn liên quan đến công tác thẩm định, cấp phép, thanh tra, kiểm tra hoạt động thu gom, vận chuyển, tái chế, tiêu huỷ chất thải rắn đô thị
Công tác thẩm định
Hiện nay đã có Nghị định 80/2006/NĐ-CP, Nghị định 21/2008/NĐ-CP và Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT hướng dẫn cụ thể về quy trình lập báo cáo ĐTM cho các dự án nói chung. Theo các quy định trên, các dự án tái chế, xử lý CTR đều phải được phê duyệt Báo cáo ĐTM, không phân biệt quy mô. Tuy nhiên, cần thiết lập hướng dẫn chi tiết để lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đối với các dự án tái chế, tiêu huỷ CTR, nhất là đối với các loại hình tái chế khác nhau.
Vấn đề cấp phép
Hiện nay, chỉ những cơ sở thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý, tiêu huỷ chất thải nguy hại (CTNH) mới phải đăng ký xin cấp giấy phép. Quy trình cấp phép quản lý CTNH được quy định trong Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề và mã số quản lý chất thải nguy hại. Tuy nhiên, các quy định trong Thông tư nêu trên vẫn mang tính nguyên lý chung, cần xây dựng một văn bản hướng dẫn cụ thể cho quy trình cấp phép quản lý CTNH cụ thể cho từng trường hợp có thể xảy ra trên thực tế, để đơn giản hóa thủ tục, nhất là đối với các cơ sở tái chế một loại CTNH nhất định nào đó.
Ngoài ra, cũng cần xem xét quy định điều kiện hành nghề và những thủ tục chứng nhận điều kiện, thủ tục kiểm tra, thanh tra trong hoạt động quản lý CTR đô thị và công nghiệp (thu gom, phân loại, tái chế, tiêu hủy, chôn lấp).
Công tác thanh tra, kiểm tra
Hiện nay, một Thông tư về vấn đề thanh tra, kiểm tra môi trường đang được xây dựng. Trên cơ sở Thông tư này, có thể xây dựng một hướng dẫn riêng cho việc kiểm tra, thanh tra các cơ sở thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý, tiêu huỷ CTR do đây là một loại hình công nghiệp đặc trưng, có tác động đáng kể đến môi trường.
d. Tổ chức quản lý chất thải rắn đô thị
Để công tác tổ chức quản lý CTR sớm đi vào nền nếp, có hiệu quả, trước hết cần khắc phục được các tồn tại, vướng mắc hiện có. Một số giải pháp đề xuất như sau:
Tổ chức rà soát toàn bộ các văn bản pháp quy hiện có về CTR cũng như các văn bản pháp quy về môi trường có liên quan. Đề xuất danh mục hệ thống văn bản pháp quy về chất thải rắn bao gồm: các văn bản pháp quy hiện có cần chỉnh sửa bổ sung (tên, nội dung cần điều chỉnh bổ sung, thời gian thực hiện, nội dung chủ yếu) nhằm tạo ra một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ và hiệu quả trong lĩnh vực quản lý CTR (hiện Bộ Xây dựng đang thực hiện).
Ngoài việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, cần quy định cụ thể, rõ ràng trách nhiệm của tất cả các cơ quan liên quan trong lĩnh vực quản lý CTR từ Trung ương tới địa phương (cơ quan nào có trách nhiệm chính đối với loại chất thải nào, nhiệm vụ cụ thể của cơ quan chịu trách nhiệm chính và cơ quan phối hợp), đồng thời xây dựng cơ chế cộng tác chặt chẽ nhằm thực thi hiệu quả các quy định trong hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTR nhằm bảo vệ môi trường.
Các Bộ, ngành, địa phương tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ được giao cần thành lập các đơn vị quản lý chuyên ngành thống nhất và xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực cho công tác này.
Nâng cao năng lực của các cơ quan giám sát môi trường tại cấp Trung ương, các Sở chuyên ngành, chính quyền địa phương các cấp, đảm bảo các đơn vị này phải đủ năng lực để thực hiện chức năng giám sát và cưỡng chế thực hiện các quy định, xử lý các vi phạm về quản lý CTR.
Các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích trong lĩnh vực quản lý CTR cần sớm tách ra khỏi sự quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước, hoạt động như các doanh nghiệp độc lập, cạnh tranh bình đẳng với các đơn vị khác theo cơ chế hợp đồng cung cấp dịch vụ hoặc đấu thầu thực hiện sản phẩm dịch vụ công ích theo Nghị quyết Trung ương 3 Khoá IX đã quy định, tự chịu trách nhiệm và tự trang trải chi phí các dịch vụ công khác theo yêu cầu của khách hàng. Chính điều này sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng địa bàn hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ và có động lực phát triển.
Đối với các khu công nghiệp hiện chưa có đơn vị làm dịch vụ vệ sinh môi trường riêng cần thành lập đơn vị chuyên về vấn đề này (nếu có đủ năng lực) hoặc hợp đồng (cho cả khu công nghiệp) với một đơn vị khác có đủ năng lực vận chuyển, xử lý chất thải rắn.
Từng đô thị, KCN cần xây dựng quy chế quản lý CTR và có các biện pháp chế tài để đảm bảo việc thực hiện quy chế.
Huy động cộng đồng tham gia giám sát việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường của các hoạt động quản lý CTR.
KẾT LUẬN
Quận Hà Đông là một Quận của Thành phố Hà Nội, giữ vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Hà Tây. Trong những năm gần đây, do tác động của nền kinh tế thị trường và các chính sách mở cửa cùng với vị trí giao lưu buôn bán thuận tiện nên tốc độ đô thị hóa của Quận ngày càng cao. Tuy nhiên, sự phát triển của Quận Hà Đông hiện nay vẫn còn trong tình trạng thiếu đồng đều. Sự phát triển chưa đồng bộ giữa tốc độ đô thị hóa và việc nâng cấp cơ sở hạ tầng cùng với sự phát triển của các ngành dịch vụ công cộng, du lịch, thương mại cùng với mật độ dân cư tập trung cao đã tạo nên một lượng rác thải ra môi trường xung quanh ngày càng nhiều. Lượng rác thải này không được thu gom, xử lý kịp thời sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh cũng như gây tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng dân cư đang sinh sống tại Quận và các vùng lân cận.
Chuyên đề trình bầy đặc điểm khái quát về chất thải rắn sinh hoạt, quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị. Bên cạnh đó, chuyên đề đi vào phân tích thực trạng chất thải rắn sinh hoạt Quận Hà Đông, mô hình quy hoạch quản lý chất thải rắn tại Quận Hà Đông để thấy được những mặt được và chưa được, những tồn tại của công ty trong công tác quản lý để từ đó có những giải pháp khắc phục nhằm giúp cho các nhà quản lý, các đối tượng liên quan đến vấn đề chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông có cách nhìn đúng đắn, chính xác, và có hướng phát triển mô hình quản lý trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Kế hoạch & đầu Tư, Dự thảo Kế hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội 5 năm 2006-2010;
2. Bộ Xây dựng (1996), Quy định thiết kế, xây dựng, vận hành và kiểm soát bãi chôn lấp phế thải sinh hoạt đô thị. TC 9423, Hà Nội.
3. Bộ xây dựng và Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Thông tư liên tịch Bộ Xây dựng và Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18/01/2001 về hướng dẫn các quy định bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn.
4. Chính phủ Nghị định của Chính phủ về quản lý chất thải rắn (Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007).
5. Chính phủ, Thông tư số13/2008/TT-BXD ngày 31/12/2007 Hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.
6 Văn phòng chính phủ, Thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp về việc áp dụng các công nghệ xử lý rác được nghiên cứu trong nước (Thông báo số 50/TB-VPCP ngày 19/3/2007 của Văn phòng Chính phủ).
7. Thủ tướng chính phủ, Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 về Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
8. GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng , Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp, nhà xuất bản xây dựng, 2000.
9. M.D. Lagrega., P.L. Buckingham., and J.C Evans -Hazardous Waste Management-New York: McGraw-Hill, Inc., 1994.
10. PGS.TS. Nguyễn Đức Khiển, Quản lý chất thải nguy hại, (2003), Nhà xuất bản Xây dựng.
11. Nguyên Danh Sơn - Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN (2004), Kinh tế và Quản lý chất thải ở Việt Nam.
12. GS.TSKH Đặng Như Toàn, Giáo trình Quản lý môi trường (2001), Hà Nội.
13. Và một số website:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 111339.doc