This paper presents the results of isotopic hydrogeological studies in the years from 2010 to 2012 to evaluate the
hydraulic system and the change of the hydraulic relationship between aquifers in Nam Dinh Province. Using isotopes of
water such as Deuteri (2H), Oxygen 18 (18O), Tritium (3H) and the Carbon 14 (14C) in the total dissolved inorganic carbon
(DIC), Argon 39 (39Ar) dissolved in water. The relationship between the stable isotopic composition of water (δ2H and
δ18O) as well as the age of the water in the aquifers, which allows to come to the conclusion that the regional aquifers
are hydraulic interrelated to each other and fresh water lens of Pleistocene aquifer in the southeastern of Nam Dinh
province is provided by the Neogen and Triassic fractured and karstic aquifers, in the northwest. Hydraulic relationship
between the aquifers in the study area changes with seasons, including changes in the hydraulic relationship between
surface water, sea water, and the change in the Holocene aquifer is stronger than Pleistocene, Neogen and Triassic
aquifers. Groundwater in the depth from 43m to 168.6m below ground surface have hydraulic relationship with each
other. Based on the age by radioactive isotopes 14C and 39Ar/40Ar isotopic ratios and 3H in the water samples it had been
determined that groundwater flow direction of the Pleistocene aquifer, Neogen and Triassic is from Northwest to
Southeast.
10 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 560 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu địa chất thủy văn vùng Nam Định bằng kỹ thuật đồng vị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
120
35(2), 120-129 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 6-2013
NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT THỦY VĂN
VÙNG NAM ĐỊNH BẰNG KỸ THUẬT ĐỒNG VỊ
HOÀNG VĂN HOAN1, PHẠM QUÝ NHÂN2,
ĐẶNG ĐỨC NHẬN3, FLEMMING LARSEN4, WAGNER FRANK5,
ROLAND PURTSCHERT6, CHRISTOPH GERBER6
E - mail: hoanghoandctv@gmail.com
1Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội
2Trung tâm Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước, Hà Nội
3Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân, Hà Nội
4Cục Địa chất Đan Mạch, Copenhagen, Denmark
5Viện Khoa học Địa chất và Tài nguyên Liên bang, Hannover, Germany
6Đại học Bern, Bern, Switzerland
Ngày nhận bài: 25 - 2 - 2013
1. Mở đầu
Việt Nam có hơn 3.260 km bờ biển với điều
kiện địa chất, địa thủy văn khác nhau đã hình thành
và tồn tại nhiều khối nước nhạt đa dạng về cấu
trúc, về dạng tồn tại cũng như nguồn bổ cập. Tại
Nam Định, tồn tại một thấu kính nước nhạt lớn
trong tầng chứa nước Pleistocen và Neogen dọc dải
ven biển từ Giao Thủy đến Nghĩa Hưng. Đới thấu
kính nước nhạt này được đánh giá có trữ lượng
khai thác tiềm năng đạt 203.445 m3/ng.đ [5]. Tuy
nhiên, đã có nghiên cứu sâu về sự hình thành đới
thấu kính nước dưới đất này cũng như việc dự báo
trữ lượng khai thác bền vững, hạn chế xâm nhập
mặn và nghiên cứu nguồn bổ cập cho đới thấu kính
nước nhạt, nhưng chưa có nghiên cứu nào sử dụng
tổ hợp các phương pháp đồng vị để nghiên cứu
toàn diện hơn về nước dưới đất khu vực này.
Kỹ thuật đồng vị trong địa chất thủy văn được
sử dụng lần đầu tiên từ những năm 80 của thế kỷ
trước, để nghiên cứu nước dưới đất ở miền Bắc
Việt Nam [2]. Tuy nhiên, ứng dụng kỹ thuật thủy
văn đồng vị ở Việt Nam cho đến đầu thế kỷ XXI
nói chung còn nhiều hạn chế do năng lực trang
thiết bị của các phòng thí nghiệm trong nước cũng
như quan hệ và hỗ trợ quốc tế còn chưa rộng và
chưa sâu. Trong những năm gần đây, giao lưu và
hợp tác giữa các nhà khoa học địa chất thủy văn
Việt Nam và quốc tế phát triển mạnh mẽ đã giúp
cho ngành khoa học này được phổ biến rộng rãi và
không ngừng phát triển ở nước ta. Nghiên cứu địa
chất thủy văn đồng vị tại vùng Nam Định đã xác
định được tuổi của nước dưới đất, quan hệ thủy lực
của các tầng, nguồn gốc và nguồn bổ cập cho nước
dưới đất của khối nước nhạt phía đông nam tỉnh
Nam Định.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu nguồn gốc nước dưới đất dựa
trên mối tương quan giữa thành phần đồng vị
bền của nước (2H và 18O)
Deuteri (D hay 2H) và 18O là hai đồng vị bền
của Hydro và Oxy và là thành phần cấu tạo của
phân tử nước. Trong tự nhiên, nước luôn luôn vận
động theo chu trình nước mà theo đó thành phần
đồng vị của nước sẽ thay đổi trong các quá trình
chuyển pha từ lỏng sang hơi, hơi sang lỏng hoặc
rắn,... Thành phần đồng vị của nước được thể hiện
qua ký hiệu delta (δ). Thành phần đồng vị Deuteri
và Oxy 18 theo định nghĩa được tính bằng
công thức:
2 2 2
2 1 .10002 2
R R Rsample ref sampleH
R Rref ref
δ
⎛ ⎞ ⎛ ⎞−⎜ ⎟ ⎜ ⎟= = −⎜ ⎟ ⎜ ⎟⎜ ⎟ ⎜ ⎟⎝ ⎠ ⎝ ⎠
(1)
121
1000.118
18
18
1818
18 ⎟⎟⎠
⎞
⎜⎜⎝
⎛ −=⎟⎟⎠
⎞
⎜⎜⎝
⎛ −=
ref
sample
ref
refsample
R
R
R
RR
Oδ (2)
Trong đó 2Rsample, 2Rref là tỷ số đồng vị 2H/1H,
tương ứng, trong mẫu nghiên cứu và mẫu chuẩn;
18Rsample và 18Rref là tỷ số đồng vị 18O/16O, tương
ứng, trong mẫu nghiên cứu và trong mẫu chuẩn.
Thành phần đồng vị được biểu diễn bằng phần
nghìn (‰). Mẫu chuẩn (reference) sử dụng trong
phân tích thành phần đồng vị bền của nước là mẫu
VSMOW (Mẫu nước đại dương trung bình do
Phòng Thủy văn Đồng vị của Cơ quan Năng lượng
nguyên tử quốc tế, IAEA, Vienna, Áo) chuẩn bị và
cung cấp cho các phòng thí nghiệm phân tích trên
phạm vi toàn cầu.
Mối tương quan tuyến tính giữa δ2H và δ18O
trong nước mưa trên phạm vi toàn cầu gọi là đường
nước khí tượng toàn cầu [13] và của khu vực gọi là
đường nước khí tượng khu vực. Đường nước khí
tượng khu vực được sử dụng cùng với mối quan hệ
δ2H-δ18O trong các mẫu nước nghiên cứu để giải
thích nguồn gốc các tầng chứa nước phạm vi khu
vực. Trên cơ sở sự khác nhau về tỷ số đồng vị
2H/1H và tỷ số đồng vị 18O/16O của nước đại dương
và nước khí tượng cũng như các nguồn nước mặt
có liên quan để so sánh với kết quả của mẫu nghiên
cứu mà đánh giá về nguồn gốc hay mức độ hòa
trộn của các nguồn gốc trong mẫu nghiên cứu.
Tuổi của nước dưới đất (t) được định nghĩa là
khoảng thời gian từ khi nước biển, nước mưa hoặc
nước từ sông, suối, hồ xâm nhập vào tầng chứa
nước để trở thành nước dưới đất, chấm dứt các quá
trình trao đổi chất giữa nước với không khí của khí
quyển, đến khi xuất lộ hoặc đến thời điểm lấy mẫu
nghiên cứu [12]. Tuổi tuyệt đối của mẫu nước ước
tính theo quy luật phóng xạ và được thể hiện bằng
công thức:
1 2 0ln
0,693
T A
t
At
= (3)
Trong đó T1/2 là chu kỳ bán rã của đồng vị
phóng xạ, là khoảng thời gian để hoạt độ phóng xạ
chỉ còn lại một nửa so với hoạt độ ban đầu A0; At là
hoạt độ của đồng vị tại thời điểm đo. Đồng vị Triti
(3H) là thành phần của phân tử nước, Carbon 14
(14C) trong bicarbonat hòa tan trong nước, các
đồng vị khí trơ như Neon 20 (20Ne), Argon 39
(39Ar) hòa tan trong nước là các đồng vị phóng xạ
được sử dụng rộng rãi trong phép định tuổi tuyệt
đối của nước dưới đất, làm cơ sở cho việc xác định
hướng vận động của nước dưới đất [1].
Sai số của phép định tuổi mẫu nước phụ thuộc
chủ yếu vào độ chính xác của các phép đo phóng
xạ định lượng hoạt độ A0 và At (công thức 3).
Thực tế là rất khó xác định chính xác hoạt độ
phóng xạ của các đồng vị tan trong nước tại thời
điểm bắt đầu xâm nhập vào tầng chứa nước (A0).
Để kết quả phân tích có thể trao đổi và thảo luận
giữa các phòng thí nghiệm, một số giải pháp kỹ
thuật đã được đưa ra. Đó là đo hoạt độ phóng xạ
của mẫu so với hoạt độ của một chuẩn đã biết tuổi
một cách chính xác, mô hình hóa hộp đen với các
giả thiết kiểu dòng chảy như piston, phân tán hoặc
theo hàm mũ [10] và kết hợp định tuổi bằng hai
đồng vị song song, ví dụ 3H kết hợp với 14C
[9, 15].
Sử dụng mẫu chuẩn biết chính xác tuổi được áp
dụng phổ biến trong kỹ thuật định tuổi bằng
phương pháp Carbon 14 [12]. Mẫu chuẩn trong
trường hợp này là axit oxalic sản xuất từ mía
đường được trồng chính xác vào năm 1950, thời
điểm trước giai đoạn bùng nổ công nghiệp trên thế
giới. Hoạt độ 14C của mẫu chuẩn được ký hiệu là
14Aref và hoạt độ của mẫu được đo so sánh với
14Aref. Khi đó công thức định tuổi nước bằng
phương pháp 14C có dạng:
14 14 1401 2 1 2 0ln ln14 14 140,693 0,693
A AT T areft
A A at tref
= = (4)
Trong đó a được gọi là tỷ số hoạt độ và có tên
gọi là phần trăm Carbon cận đại (percent of
Modern Carbon, pMC) vì so với chất chuẩn niên
đại cận đại và T1/2 của 14C là 5.730 năm.
Tương tự như phương pháp Carbon 14, phương
pháp Argon 39 cũng áp dụng giải pháp đo so sánh
tỷ số 39Ar/40Ar trong mẫu nước với tỷ số đó trong
không khí. Tỷ số 39Ar/40Ar trong không khí được
coi là Argon cận đại và có tên gọi là pMAr
(percent of Modern Argon). Các đồng vị sử dụng
để định tuổi nói trên là nhân phóng xạ beta tức là
phát ra chùm điện tử và hoạt độ được đo hoặc bằng
máy đếm nhấp nháy lỏng hoặc bằng khối phổ kế
gia tốc. Phương pháp sau có chi phí rất cao nên
không có nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới có
khả năng triển khai.
122
Trước khi nước xâm nhập vào tầng chứa nước,
trong tầng thông khí có thể có một số quá trình hóa
học như hòa tan calcit, oxy hóa các vật chất hữu cơ
đất hoặc khoáng hóa các hợp chất hữu cơ đất do
hoạt động của các chủng vi sinh vật. Các quá trình
này đều tạo ra khí carbonic nghèo 14C, do vậy
phương pháp định tuổi nước sử dụng đồng vị 14C
trong bicarbonat cần phải có những hiệu chính cho
hiệu ứng pha loãng đồng vị 14C trong đới thông
khí, nếu không sai số tuổi của nước có thể lên đến
hàng nghìn năm [7]. Có hai phương pháp hiệu
chính hiệu ứng pha loãng 14CO2, đó là theo thành
phần địa hóa của mẫu nước [11] và theo thành
phần đồng vị bền Carbon 13 trong bicarbonat [14].
Phương pháp định tuổi mẫu nước trẻ bằng đo tỷ
số hoạt độ của 3H và hàm lượng Heli 3 (3He) trong
mẫu nước, còn gọi là phương pháp Triti/Heli,
không cần phải quan tâm đến hoạt độ A0 của 3H vì
3He là con trực tiếp của 3H [4]. Kết hợp phương
trình phân rã 3H (tương tự biểu thức 1) và phương
trình tích lũy 3He sẽ được phương trình định tuồi
nước bằng phương pháp 3H/3He:
3 3 .( 1)tHe H et t
λ−= − (5)
Trong đó 3Het và 3Ht, tương ứng, đều là hàm
lượng của 3He và hoạt độ của 3H tại thời điểm đo.
Phương pháp Triti/Heli đòi hỏi phải có thiết bị khối
phổ kế đo hàm lượng tuyệt đối nên cũng chỉ có một
số ít phòng thí nghiệm trên thế giới có khả năng
phân tích và giá thành cũng đắt.
Ở Việt Nam chỉ có thiết bị đếm nhấp nháy lỏng
và hệ làm giàu Triti bằng điện phân nên vẫn phải
áp dụng phương pháp đo nhấp nháy lỏng truyền
thống có giới hạn phát hiện là 0,4 TU (1 TU=0,118
Bq/L nước, tương đường hàm lượng 1 nguyên từ
3H trong 1018 nguyên tử Hydro).
3. Công tác lấy mẫu và phân tích mẫu
3.1. Vị trí nghiên cứu và địa điểm lấy mẫu
Tổng số có 49 lỗ khoan và cụm lỗ khoan lấy
mẫu nước dưới đất trên địa bàn nghiên cứu từ năm
2010 đến 2012. Với tổng số 150 mẫu được lấy từ
các tầng chứa nước Holocen, Pleistocen, Neogen
và Trias, cùng với mẫu nước mặt của sông Đáy và
sông Ninh Cơ, nước biển vùng Giao Thủy và nước
mưa vùng Nam Định. Mẫu được lấy theo đúng qui
trình hướng dẫn chuyên ngành [8]. Trong tổng số
150 mẫu đã lấy phục vụ nghiên cứu trong ba năm
2010, 2011 và 2012 có 50 mẫu nước lấy vào năm
2010 (31 mẫu phân tích đồng vị bền, 19 mẫu phân
tích đồng vị phóng xạ 14C), 72 mẫu lấy vào năm
2011 (50 mẫu phân tích đồng vị bền, 6 mẫu phân
tích 39Ar, 8 mẫu 3H và 8 mẫu Ne/He), năm 2012
lấy và phân tích 28 mẫu đồng vị bền, trên phạm vi
các huyện Ý Yên, Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh,
Xuân Trường, Giao Thủy, Hải Hậu và Nghĩa Hưng
thuộc tỉnh Nam Định và huyện Gia Viễn thuộc tỉnh
Ninh Bình. Vị trí lấy mẫu thể hiện trên hình 1.
3.2. Kỹ thuật phân tích mẫu
Tỷ số đồng vị 39Ar/40Ar được phân tích bằng
phương pháp khối phổ kế tại phòng thí nghiệm của
Đại học Bern, Thụy Sỹ. Tỷ số 3H/3He cũng được
phân tích bằng phương pháp khối phổ kế tại phòng
thí nghiệm của Đại học Bremen, CHLB Đức.
Thành phần đồng vị bền 2H và 18O được phân tích
bằng phương pháp tỷ số khối phổ tại phòng thí
nghiệm Thủy văn Đồng vị, Viện Khoa học và Kỹ
thuật Hạt nhân, Việt Nam và bằng phương pháp
kích thích Laser tại phòng thí nghiệm của Cục Địa
chất Đan Mạch (GEUS). Hoạt độ phóng xạ của
đồng vị 14C được phân tích bằng kỹ thuật hấp thụ
và đếm nhấp nháy lỏng, trong khi đó hoạt độ của
đồng vị 3H được phân tích bằng đếm nhấp nháy
lỏng có làm giàu mẫu bằng phương pháp điện phân
tại phòng thí nghiệm Thủy văn Đồng vị, Viện
Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân, Việt Nam.
Chương trình đảm bảo và kiểm soát chất lượng
các kết quả phân tích được tiến hành thông qua
phân tích các mẫu chuẩn do IAEA cung cấp và
phân tích so sánh giữa hai phòng thí nghiệm Đại
học Bern và phòng thí nghiệm Viện Khoa học và
Kỹ thuật Hạt nhân đối với 5 mẫu nước lấy từ các lỗ
khoan Q108b, Q109a, Q110a, Q92a và Q92. Kết
quả cho thấy mức chênh lệch thành phần đồng vị
bền của các mẫu nước nằm trong khoảng sai số 5-
7‰ cho cả Deuteri và Oxy 18.
123
h. giao thñy
h. kiÕn x−¬ng
biÓn
®«n
g
h. xu©n tr−êng
h. vò th−
tp.th¸i b×nh
h. h¶i hËu
tp.Nam ®Þnh
h. nam trùc
TØnh Nam ®Þnh
H. nghÜa h−ng
h.kim s¬n
h. b×nh lôc
h. vô b¶n
tp.ninh b×nh
h. nga s¬n
h. thanh liªm
tx.bØm s¬n
tx.tam ®iÖp
h. hμ trung
gia viÔn
Ranh giíi mÆn nh¹t tÇng chøa n−íc Pleistocen
Ranh giíi mÆn nh¹t tÇng chøa n−íc tr−íc §Ö tø
Lç khoan lÊy mÉu ®ång vÞ
5 Km 100
TÇng chøa n−íc ®Êt ®¸ nøt nÎ, karst
TÇng chøa n−íc ®Êt ®¸ bë rêi
BiÓn, s«ng ngßi, kªnh m−¬ng
chó gi¶i
A §−êng mÆt c¾tB
VÞ trÝ lÊy mÉu n−íc mÆt vμ n−íc biÓn
GV01
ND02
Q225a
Q92
ND01
OB-09
OB-12
OB-16
OB-03
OB-02
OB-13
OB-10
OB-14
OB-06
OB-04 OB-01
OB-15
OB-11
OB-07
OB-08
NB-3
NM-1
NB-2
NB-1
LK14
LK35
LK54
Q108b
Q109b
Q110a
Q111
Q220T
Q221N
Q222b
Q223N
Q224A
Q226N
Q227A
Q228A
Q229N
NM-2
Hình 1. Sơ đồ vùng nghiên cứu và vị trí lấy mẫu
4. Kết quả và thảo luận
4.1. Thành phần đồng vị bền của các mẫu nước
nghiên cứu
Kết quả phân tích thành phần đồng vị bền (δ2H
và δ18O) của các mẫu nước được thể hiện trong
bảng 1 và 2 [6]. Thành phần đồng vị bền của nước
mưa tại thành phố Nam Định năm 2011 được trình
bày trong bảng 3.
Bảng 1. Thành phần đồng vị bền (δ2H và δ18O) của nước trong các tầng chứa nước và nước mặt
trong vùng nghiên cứu (tháng 5/2010)
TT LK Tầng chứa nước δ 18O (‰) δ 2H (‰) TT LK Tầng chứa nước δ 18O (‰) δ 2H (‰)
1 Q108 qh -3,54 -23,43 17 Q223a qp -8,99 -72,58
2 Q111 qh -0,86 -2,12 18 Q224a qp -7,68 -55,43
3 Q224b qh -3,04 -23,15 19 Q225a qp -6,30 -40,79
4 Q228c qh -5,05 -33,21 20 Q227a qp -7,25 -43,97
5 Q108a qh -6,43 -45,73 21 Q228a qp -8,96 -75,26
6 Q109 qh -6,76 -48,27 22 Q229a qp -6,13 -41,60
7 Q221b qh -7,46 -42,74 23 Q229n N -7,75 -57,81
8 Q228b qp -6,91 -42,61 24 Q109b N -6,84 -47,47
9 Q221b qp -7,04 -47,72 25 Q221n N -7,70 -59,23
10 Q226a qp -7,28 -41,93 26 Q223n N -8,65 -68,56
11 Q108b qp -6,44 -46,82 27 Q226n N -7,19 -46,29
12 Q92 qp -5,78 -36,51 28 Q220T T1 -6,92 -43,25
13 Q109a qp -7,43 -51,32 29 Q92a T2 -7,32 -44,04
14 Q110a qp -6,83 -46,37 30 NM-1* - -8,23 -55,91
15 Q221a qp -7,97 -61,18 31 NM-2* - -7,58 -52,26
16 Q222b qp -6,24 -42,17 * mẫu nước sông
124
Bảng 2. Thành phần đồng vị bền (δ2H và δ18O) của các mẫu nước lấy từ các tầng chứa nước khác nhau
vào mùa mưa (tháng 8/2011) và mùa khô (tháng 3/2012)
Mùa mưa (tháng 8 năm 2011) Mùa khô (tháng 3 năm 2012)
TT Lỗ khoan Độ sâu (m)
δ18O (‰) δ2H (‰) δ18O (‰) δ2H (‰)
1 OB-01 7,6 -3,72 -30,11 -4,53 -29,35
2 OB-02 8,5 -3,46 -26,03 -4,48 -28,75
3 OB-03 59,5 -6,69 -44,23 -6,72 -45,75
4 OB-04 8,3 -2,69 -20,99 -3,39 -21,58
5 OB-06 6,7 -6,26 -43,12 -6,76 -44,24
6 OB-07 7,3 -4,54 -34,25 -5,85 -38,87
7 OB-08 8,1 -5,68 -40,95 -6,07 -41,93
8 OB-09 6,1 -8,25 -55,00 -5,61 -31,50
9 OB-10 8,0 -4,82 -35,23 -5,19 -35,52
10 OB-11 7,8 -3,77 -30,34 -3,98 -29,41
11 OB-12 7,6 -5,90 -40,97 -6,03 -41,54
12 OB-13 6,7 -2,38 -19,72 -3,25 -21,90
13 OB-14 8,4 -3,58 -25,00 -4,06 -27,47
14 OB-15 8,8 -4,24 -33,30 -5,06 -34,50
15 OB-15-1 95,0 -7,19 -50,74 -7,48 -51,32
16 OB-16 9,6 -3,90 -29,91 -3,88 -29,04
17 Q223a 106,0 -8,40 -59,25 -8,23 -58,37
18 Q223n 136,0 -8,65 -58,38 -8,57 -60,52
19 Q224a 100,0 -7,34 -53,62 -7,65 -54,62
20 Q224b 45,0 -2,17 -21,23 -3,20 -21,66
21 Q225a 110,0 -7,08 -50,14 -7,31 -49,99
22 Q225b 67,0 -6,90 -50,86 -7,33 -50,66
23 Q226a 104,0 -4,52 -43,90 -7,63 -51,69
24 Q226n 150,0 -6,97 -50,81 -7,65 -52,35
25 Q227 145,0 -7,73 -51,69 -7,47 -52,77
26 ND01 120,0 -7,70 -49,49 -7,37 -50,59
27 ND02 140,0 -6,78 -44,61 -6,50 -45,67
28 ND02-1 15,0 -6,89 -49,30 -7,21 -48,34
Bảng 3. Thành phần đồng vị bền (δ2H và δ18O)
trong nước biển và nước mưa khu vực nghiên cứu
lấy vào năm 2011
Thời gian δ18O (‰) δ2H (‰) Thời gian δ
18O
(‰) δ
2H (‰)
Tháng 2 -2,50 -6,82 Tháng 9 -10,03 -68,62
Tháng 3 -4,38 -17,09 Tháng 10 -11,07 -75,28
Tháng 4 -2,75 -9,58 Tháng 11 -7,21 -42,81
Tháng 5 -4,66 -32,49 Tháng 12 -4,50 -16,69
Tháng 6 -9,99 -69,23 NB-1 -1,32 -10,25
Tháng 7 -8,06 -54,44 NB-2 -1,29 -12,29
Tháng 8 -11,92 -88,11 NB-3 -2,12 -18,91
(Mẫu NB-1, NB-2, NB-3: là mẫu nước biển ven bờ khu
vực huyện Giao Thủy, Nam Định - hình 1)
4.2. Hoạt độ phóng xạ của đồng vị 14C
Bảng 4 trình bày kết quả phân tích tỷ số hoạt độ
phóng xạ (14a) của đồng vị 14C trong DIC của các
mẫu nước thuộc các tầng chứa nước ở độ sâu khác
nhau [6]. Đơn vị tính hoạt độ là pMC và tính theo
công thức 14a = (14Amẫu/14Aref) × 100 với 14Amẫu là
hoạt độ 14C trong DICơi của mẫu nghiên cứu, 14Aref
là hoạt độ của 14C trong mẫu axit oxalic 2 (ox2) do
NIST cung cấp và được phân tích theo cùng một
quy trình xử lý mẫu và đo phóng xạ bằng đếm
nhấp nháy lỏng.
4.3. Kết quả nghiên cứu đồng vị khí trơ và Triti
Bảng 5 trình bày kết quả phân tích các đồng vị
khí trơ và Triti trên tuyến mặt cắt địa chất thủy văn
AB (hình 1) trong vùng nghiên cứu.
Bảng 4. Tỷ số hoạt độ phóng xạ của 14C trong DIC của các mẫu nước lấy từ các tầng chứa nước khác nhau [6]
TT Lỗ khoan Độ sâu (m) 14a (pMC) Tuổi (năm) TT Lỗ khoan Độ sâu (m) 14a (pMC) Tuổi (năm)
1 Q220T 100,0 47,8 ± 1,7 3700 11 Q228a 120,0 18,9 ± 3,5 11400
2 Q221n 127,0 21,6 ± 2,2 11300 12 Q229a 85,0 53,1 ± 1,6 2900
3 Q221a 70,0 41,6 ± 1,7 5900 13 Q229n 150,0 16,7 ± 4,1 12400
4 Q222b 115,0 28,3 ± 2,5 9100 14 Q108b 80,0 51,1 ± 1,4 3300
5 Q223n 138,0 14,7 ± 3,2 14500 15 Q109a 135,0 19,2 ± 3,7 11300
6 Q224a 100,0 28,0 ± 2,2 9200 16 Q109b 170,6 30,8 ± 2,0 7400
7 Q225a 110,0 23,3 ± 3,2 9700 17 Q110a 93,6 36,2 ± 1,8 6000
8 Q226n 151,5 16,5 ± 3,1 13500 18 Q92 70,0 74,6 ± 1,1 1100
9 Q226a 105,0 21,8 ± 2,2 10200 19 Q92a 43,0 54,1 ± 2,5 850
10 Q227a 155,5 15,8 ± 3,6 12900
125
Bảng 5. Kết quả phân tích thành phần đồng vị bền và các đồng vị khí trơ và Triti
trong các mẫu nước lấy ở độ sâu khác nhau theo mặt cắt AB (hình 1)
TT Lỗ khoan Độ sâu (m) 39a (pMAr) δ18O (‰) δ2H (‰) Ne/He 3He/4He δ3He (%) 3H (TU)
1 GV01 70,0 103 ± 7 -8,42 -62,3 3,93 1.29E-06 -6,6 2,03 ± 0,24
2 Q108b 80,0 27 ± 7 -8,13 -57,3 0,52 1.92E-07 -86,1 0,07 ± 0,14
3 Q109a 135,0 25 ± 5 -7,68 -54,4 0,75 3.29E-07 -76,2 0,24 ± 0,24
4 Q110a 93,6 13 ± 5 -7,74 -54,6 0,89 5.00E-07 -63,9 0,58 ± 0,26
5 ND01 132,0 9 ± 5 -7,22 -50,6 0,04 2.43E-07 -82,4 1,06 ± 0,25
6 ND02 139,0 43 ± 6 -6,35 -45,7 0,58 2.38E-07 -82,8 0,71 ± 0,22
7 Q92a 75,0 - -8,17 -57,2 0,25 3.07E-07 -77,8 0,70 ± 0,32
8 Q92 43,0 - -8,36 -59,7 0,34 3.03E-07 -78,1 0,37 ± 0,23
4.4. Thảo luận kết quả
4.4.1. Nguồn bổ cập và nguồn gốc nước dưới đất
trong vùng nghiên cứu
Mối tương quan giữa các thành phần đồng vị
bền (δ2H và δ18O) của các mẫu nước dưới đất trong
vùng nghiên cứu đã được thiết lập cùng với đường
nước khí tượng địa phương và trình bày trên hình 2
và hình 3, qua đây một số nhận định và đánh giá
được rút ra như sau:
-100
-80
-60
-40
-20
0
20
-13 -12 -11 -10 -9 -8 -7 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0
δ 18O (‰)
δ
2 H
(‰
)
Pleistocen Nước mưa Nam Định
Nước mặt Nước biển
Holocen Neogen & Triat
Đường nước khí tượng địa phương
qp được cung cấp
bởi Neogen và Triat
qp được bổ cập từ nước
có nguồn gốc khí tượng
qh được cung cấp
bởi nước khí tượng
và nước biển
Hình 2. Mối tương quan thành phần đồng vị bền của
nước lấy từ các tầng chứa nước khác nhau trong
vùng nghiên cứu
- Đối với nước mưa vùng Nam Định: đường
nước khí tượng địa phương khu vực Nam Định có
tương quan δ2H = 8,4218O + 15,23 (hình 2). Tuy
mới chỉ có một năm quan trắc theo tháng với 11 số
liệu nhưng thấy trùng hợp tốt với đường nước khí
tượng khu vực Hà Nội quan trắc liên tục trong 7
năm từ 2004 đến 2010 (Đặng Đức Nhận, số liệu
chưa công bố). Vì số liệu quan trắc còn ít nên chưa
có thể bàn về ảnh hưởng của lượng mưa, độ ẩm
tương đối, nhiệt độ khí quyển,... đến thành phần
đồng vị bền của nước mưa trên khu vực nghiên
cứu. Tuy nhiên, mối tương quan của thành phần
đồng vị bền trong nước khí tượng trên khu vực
nghiên cứu là có ích để thảo luận khả năng bổ cập
nước khí tượng cho nước trong các tầng chứa nước
phân bố sâu.
0
20
40
60
80
100
120
140
160
-13 -12 -11 -10 -9 -8 -7 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0
δ 18O (‰)
C
hi
ều
s
âu
(m
)
Holocen trên
Pleistocen & Neogen
Hình 3. Mức độ biến đổi của δ18O theo chiều sâu các tầng
chứa nước Holocen trên, Pleistocen và Neogen
- Thành phần đồng vị bền của nước trong tầng
Holocen nằm trên đường nước bị bốc hơi và có
thành phần hòa trộn giữa nước biển và nước khí
tượng. Thành phần đồng vị nặng trung bình của
nước là tương đối giàu, đặc biệt nước trong lỗ
khoan Q111 có δ18O = -0,86‰ so với VSMOW,
ngang bằng nước biển. Hơn nữa, khoảng biến động
cũng lớn, từ -2,5 đến -8,3‰ (hình 3). Có thể thấy
nước tầng Holocen có nguồn gốc từ nước biển và
nước khí tượng. Tuy nhiên, do sự phân bố của tầng
chứa nước Holocen, cũng như cấu trúc địa chất của
khu vực không đồng đều nên nguồn gốc và chất
lượng nước của tầng Holocen phụ thuộc vào vị trí
lỗ khoan và mạng lưới sông ngòi trong vùng.
126
- Thành phần đồng vị bền của nước trong tầng
chứa nước Pleistocen ở một số lỗ khoan được bổ
cập từ tầng Neogen và Trias (Q221a, Q223a và
Q228a), nhưng ở một số lỗ khoan mối quan hệ
thành phần đồng vị bền nằm sát đường nước khí
tượng địa phương (Q225b, Q226a và Q227a)
chứng tỏ nước trong tầng chứa nước qp ở các vị trí
này được bổ cập từ nước khí tượng. Đa phần nước
tầng qp được bổ cập từ tầng Neogen và Trias. Mối
quan hệ thủy lực giữa tầng qp với nước đại dương
là rất yếu, do vậy độ mặn của nước trong tầng
Pleistocen không cao.
- Tầng Neogen và Trias là các tầng chứa nước
nứt nẻ, karst có tuổi trước Đệ tứ, có thể có nguồn
gốc chôn vùi hoặc thời gian vận động trong tầng
chứa nước lâu. Mối tương quan giữa δ2H và δ18O
của nước trong tầng Neogen, Trias và Pleistocen
cho thấy ba tầng chứa nước này có quan hệ thủy
lực với nhau và khả năng tầng qp được bổ cập từ
tầng Neogen và Trias là hiện thực (hình 2).
Kết quả quan trắc thành phần đồng vị bền của
nước trong các lỗ khoan theo mùa cho thấy có sự
thay đổi về mối tương quan giữa δ2H và δ18O trong
mẫu nước lấy vào mùa mưa và mùa khô. Về mùa
mưa δ2H = 5,98δ18O - 7, nhưng về mùa khô δ2H =
7,1 δ18O + 1,6 (hình 4 và hình 5). Sự biến đổi này
chủ yếu diễn ra trong tầng chứa nước qh, tầng qp
biến động rất nhỏ. Điều này cho thấy chất lượng
nước trong tầng qh phụ thuộc vào mức độ bổ cập
của nước khí tượng và nước biển, trong khi đó chất
lượng nước tầng qp ít phụ thuộc vào nguồn nước
khí tượng, chứng tỏ rằng nước từ tầng Neogen và
Trias là nguồn bổ cập chủ yếu cho tầng Pleistocen.
-80
-70
-60
-50
-40
-30
-20
-10
0
-10 -9 -8 -7 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0
δ 18O (‰)
δ
2 H
(‰
)
Mùa mưa 2011 Mùa khô 2012
Đường nước khí
tượng địa phương
Mùa mưa
Mùa khô
δ2H = 5.98*δ18O - 7
δ2H = 7.1*δ18O + 1.6
Hình 4. Sự thay đổi theo mùa thành phần đồng vị bền
trong các mẫu nước lấy từ độ sâu khác nhau
-70
-60
-50
-40
-30
-20
-10
0
-10 -9 -8 -7 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0
δ 18O (‰)
δ
2H
(‰
)
Mùa mưa 2011 Mùa khô 2012
Tầng chứa nước
Pleistocen, và Neogen
Tầng chứa nước
Holocen
Hình 5. Sự biến đổi theo mùa của các tầng chứa nước
4.4.2. Xác định hướng dòng chảy nước dưới đất
trên cơ sở kết quả xác định thời gian lưu của nước
trong tầng chứa nước
Kết quả phân tích hàm lượng 14C và tuổi của
nước trong tầng chứa nước tại các lỗ khoan trong
các tầng chứa nước Neogen và Trias trên toàn vùng
nghiên cứu (bảng 4 và hình 6) cho thấy:
50 10 Km
Lç khoan tÇng Pleistocen
§−êng ®¼ng tuæi (n¨m)
VÞnh B¾c Bé
S«ng Hång
S¬ ®å ®¼ng tuæi tÇng chøa n−íc Pleistocen
Thμnh phè Nam §Þnh Þ Þ Þ§Êt ®¸ nøt nÎ karstt t r t t t r tt t r t
Q108b
Q109a
Q110a
Q221a
Q222b
Q224a
Q225aQ226a
Q227a
Q228a
Q229a
Q92
Hình 6. Sơ đồ đẳng tuổi tầng chứa nước Pleistocen
vùng nghiên cứu
- Thời gian lưu của nước trong tầng chứa nước
Pleistocen lớn nhất đạt 12.900 năm (lỗ khoan
Q227a) và thời gian ngắn nhất là 1.100 năm (lỗ
khoan Q92) và phụ thuộc vào mức độ bổ cập từ các
tầng Neogen và Trias (hình 7).
- Nước trong tầng chứa nước Pleistocen ở
trung tâm khối thấu kính nước nhạt có thời gian
127
lưu lớn (hình 6). Điều này cho thấy hướng vận
động của nước dưới đất trong tầng Pleistocen có
hướng từ rìa vào trung tâm.
50 10 Km
Thμnh phè Nam §Þnh Þ Þ Þ§Êt ®¸ nøt nÎ karstt t r t t t r tt t r t
§−êng ®¼ng tuæi (n¨m)
Lç khoan tÇng N vμ T
VÞnh B¾c Bé
S¬ ®å ®¼ng tuæi tÇng chøa n−íc Neogen vμ Triat
S«ng Hång
Q109b
Q220T
Q221N
Q223N
Q226N
Q229N
Q92a
Hình 7. Sơ đồ đẳng tuổi tầng chứa nước Neogen và Trias
vùng nghiên cứu
- Nước trong tầng chứa nước nứt nẻ, Karst có
hướng vận động theo hướng tây bắc - đông nam và
từ hướng tây, tây - bắc ra biển (hình 8).
Năm 2004 Bùi Học và cộng sự [3] đã nghiên
cứu thành phần đồng vị trong nước dưới đất vùng
Nam Định và xác định hàm lượng 14C trong nước
tầng chứa nước qp và Trias có xu hướng tăng lên
theo chiều sâu, có nghĩa là nước càng sâu tuổi càng
trẻ. Hiện tượng này được nhóm tác giả giải thích là
do quá trình carbonat hoá sinh ra trong quá trình
thành tạo các lớp than trong tầng Neogen nằm bên
dưới tầng chứa nước qp đã sinh ra một lượng khí
CO2 không chứa đồng vị 14C. Carbonic nghèo 14C
tan trong tầng Neogen bổ cấp lên tầng qp làm
loãng hàm lượng 14C trong tầng qp với mức độ
khác nhau tùy thuộc theo độ sâu và như vậy làm
tăng tuổi nước trong tầng [3].
Trong nghiên cứu này, với việc kết hợp giữa
đặc điểm địa chất, địa hình địa mạo, địa chất thủy
văn với các kết quả xác định thành phần đồng vị
bền, hoạt độ đồng vị phóng xạ 14C, 3H và thành
phần đồng vị khí trơ 39Ar/40Ar, δ3He trong các lỗ
khoan theo tuyến mặt cắt, một mô hình khái niệm
về hướng và nguồn bổ cập nước cho khối thấu kính
nước nhạt trong vùng nghiên cứu đã được xây
dựng, từ đó giải thích xu hướng nước càng sâu tuổi
càng trẻ như kết quả phân tích trình bày ở trên.
Hình 8 trình bày mô hình khái niệm về nguồn cung
cấp, hướng vận động theo tuyến mặt cắt AB, qua
đây nhận thấy hướng vận động của nước trong tầng
nứt nẻ Karst là tây bắc - đông nam và nước di
chuyển từ các đất đá nứt nẻ karst này cung cấp cho
tầng chứa nước Pleistocen, điều này giải thích tại
sao nước dưới đất trong đất đá nứt nẻ tầng Neogen
và Trias ở một số lỗ khoan có tuổi trẻ hơn nước
trong tầng chứa nước Pleistocen như đã trình bày
ở trên.
Tuy nhiên, do mức độ nứt nẻ, khe nứt không
đồng đều, kết hợp với tính thấm của tầng
Pleistocen không đồng nhất và đẳng hướng nên
khả năng và mức độ cung cấp nước từ tầng
Neogen và Trias cho tầng Pleistocen không đồng
đều theo chiều sâu cũng như theo diện nhận định
này khá phù hợp với kết quả về thành phần đồng vị
bền của nước trong tầng Pleistocen (hình 2). Mặt
khác, hiện trạng khai thác trong vùng cũng không
đồng đều dẫn đến hướng dòng chảy bị chi phối. Sơ
đồ đẳng tuổi tầng chứa nước Pleistocen (hình 6)
hoàn toàn phù hợp với sơ đồ đẳng áp của tầng này.
Q111
-260
-280
-180
-200
-100
-120
-240
-220
-140
-160
120
80
100
-60
-80
-40
-20
0m
20
60
40
12m
93,6m
Q110
248m
LK54Q109
170,6m
§Êt ®¸ thÊm n−íc kÐm hoÆc kh«ng thÊm n−íc; - Tuæi cña n−íc d−íi ®Êt (n¨m)850
B
150m
Q108 LK35
80m
LK14
67m
TÇng chøa n−íc ®Êt ®¸ bë rêi;
H−íng dÞch chuyÓn n−íc d−íi ®Êt
Q92
75m
TÇng chøa n−íc khe nøt, karst;
GV01
-280
-200
-220
-240
-260
70m
100
120
140
A
20
80
60
40
0m
-20
-40
-80
-60
-180
-100
-120
-140
-160
6.000
11.300
7.400
3.300
1.100
850
n−íc hiÖn t¹i
(3H = 2,03 TU)
Hình 8. Mô hình khái niệm hướng vận động của nước dưới đất theo mặt cắt địa chất thủy văn (đường AB, hình 1)
128
5. Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu địa chất thủy văn đồng
vị vùng Nam Định cho thấy:
- Nước dưới đất phân bố từ độ sâu 43m đến
168,6m có quan hệ thủy lực với nhau.
- Quan hệ thủy lực giữa nước mặt và nước dưới
đất trong vùng nghiên cứu bị ảnh hưởng và thay
đổi theo mùa, tầng chứa nước Holocen trên bị ảnh
hưởng mạnh mẽ hơn các tầng chứa nước phân bố
sâu hơn như tầng chứa nước Pleistocen, Neogen
và Trias.
- Kết quả nghiên cứu sâu địa chất thủy văn
đồng vị theo mặt cắt có thể nhận định khối nước
nhạt vùng nghiên cứu được bổ cập theo hướng tây
bắc - đông nam. Nước nhạt trong trầm tích
Pleistocen được cung cấp bởi nước từ tầng chứa
nước khe nứt, karst từ phía tây, tây bắc và từ
dưới lên.
- Kỹ thuật thủy văn đồng vị đã giúp trả lời được
một số câu hỏi còn chưa rõ ở những giai đoạn
nghiên cứu trước như tuổi và nguồn gốc của khối
thấu kính nước nhạt trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Để có thể làm sáng tỏ những vấn đề còn chưa
giải thích được trong nghiên cứu này như xác định
tốc độ bổ cập, lưu lượng bổ cập của nước dưới
đất, cần nghiên cứu chi tiết hơn về diện, số
lượng mẫu cũng như sử dụng không những chỉ các
đồng vị tự nhiên mà còn có các đồng vị nhân tạo
trong nước để giải thích các vấn đề về đặc điểm địa
chất thủy văn.
TÀI LIỆU DẪN
[1] Alvarado J. A. C, Purtchert R., Barbecot
F., Chabault C., Rueedi J., Schneider V.,
Aeschbach-Hertig W., Kipfer R., Loosli H.H.,
2007: Constraining the age distribution of highly
mixed groundwater using 39Ar: a Multiple
environmental tracer (3H/3He, 85Kr, 39Ar, and 14C)
study in the semiconfined Fontainebleau sand
aquifer. Water Resources Res., doi:
10.1029/2006WR005096, 2007.
[2] Bùi Học, 2003: Giáo trình địa chất thủy văn
đồng vị. Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội, 59 trang.
[3] Bùi Học (chủ biên), 2004: Kết quả nghiên
cứu thành phần đồng vị trong nước ngầm vùng
Nam Định. Báo cáo tổng kết nghiên cứu điều tra
tổng hợp tài nguyên nước dưới đất tỉnh Nam Định.
Đề xuất một số phương pháp quy hoạch khai thác
sử dụng hợp lý và bền vững, Hà Nội.
[4] Clark I., and Fritz P., 1997: Environmental
Isotopes in Hydrogeology. Taylor & Francis Group
Publisher, ISBN: 1566702496.
[5] Đoàn Văn Cánh, Lê Thị Lài, Hoàng Văn
Hưng, Nguyễn Đức Rỡi, Nguyễn Văn Nghĩa, 2005:
Groundwater Resource of Nam Định Province, J.
of Geology, B/25, Hà Nội.
[6] Frank Wagner, Dang Tran Trung, Hoang
Đai Phuc, Falk Lindenmaier, 2011: Assessment of
Groundwater Resources in Nam Dinh Province.
Final Technical Report of improvement of
Groundwater Protection in Vietnam, Hanoi.
[7] Geyh M. A., 1992: The 14C time-scale of
groundwater. Correction and linearity. In: Isotope
techniques in water resource development 1991.
IAEA, Vienna: 167-177.
[8] IAEA, 2001: Sampling procedure for
hydrology. Water Resources Programme. IAEA,
Vienna, 2001.
[9] Jordan H., Bui Hoc, 1992: Aufgaben der
Hydrogeologie in Vietnam und die Anforderungen
an die Wasserversorgung von Hanoi. Z. dt. Geol.
Ges., 143: 367-374.
[10] Malozsewski P., and Zuber A., 1982:
Determining the turnover time of groundwater
systems with the aid of environmental tracers. I.
Models and their applicability. J. Hydrol. 57:
207-231.
[11] Munnich K. O., 1968: Isotopen-Datierung
von grundwasser. Naturwiss., 55: 158-163.
[12] Mook W.G., 1980: Cabon-14 in
hydrogeological studies. In: Fritz, P. and Fontes,
J.C. (eds) Handbook of Environmental Isotope
Geochemistry, Vol. 1, Elsevier Science Publishing
Company, Amsterdam, p.49-74.
[13] Rozanski K., Agaruas-Agaruas L., and
Ginfiantini R., 1993: Isotopic pattern in modern
global precipitation. In: Climate change in
continental isotopic record (P.K. Swart, K. L.
Lohman, J. A. McKenzie, and S. Savin eds.).
Geophys. Monogr., 78: 1-37.
[14] Salem O., Visser J. M., Deay M., and
Gonfiantini R., 1980: Groundwater flow patterns in
129
the western Lybian Arab Jamahitiya evaluated
from isotope data. In: Arid Zone Hydrology:
Investigation with Isotope Techniques. IAEA,
Vienna: 165-179.
[15] Verhagen B. Th., Mazor E., and Shellshop
J. P. F., 1974: Radiocarbon and tritium evidence
for direct recharge to groundwater in the Northern
Kalahari. Nature, 249: 642-644.
[16] Yurtsever Y., and Payne B. R., 1979:
Application od environmental isotopes to
groundwater investigations in Qata. Isotope
Hydrology 1978 Vol. II, IAEA, Vienna: 465-490.
SUMMARY
Hydrological characteristics of groundwater in the Nam Dinh area from isotopic results
This paper presents the results of isotopic hydrogeological studies in the years from 2010 to 2012 to evaluate the
hydraulic system and the change of the hydraulic relationship between aquifers in Nam Dinh Province. Using isotopes of
water such as Deuteri (2H), Oxygen 18 (18O), Tritium (3H) and the Carbon 14 (14C) in the total dissolved inorganic carbon
(DIC), Argon 39 (39Ar) dissolved in water. The relationship between the stable isotopic composition of water (δ2H and
δ18O) as well as the age of the water in the aquifers, which allows to come to the conclusion that the regional aquifers
are hydraulic interrelated to each other and fresh water lens of Pleistocene aquifer in the southeastern of Nam Dinh
province is provided by the Neogen and Triassic fractured and karstic aquifers, in the northwest. Hydraulic relationship
between the aquifers in the study area changes with seasons, including changes in the hydraulic relationship between
surface water, sea water, and the change in the Holocene aquifer is stronger than Pleistocene, Neogen and Triassic
aquifers. Groundwater in the depth from 43m to 168.6m below ground surface have hydraulic relationship with each
other. Based on the age by radioactive isotopes 14C and 39Ar/40Ar isotopic ratios and 3H in the water samples it had been
determined that groundwater flow direction of the Pleistocene aquifer, Neogen and Triassic is from Northwest to
Southeast.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3655_12465_1_pb_5093_2107957.pdf