3.5.1. Quy trình xử lí mẫu
Các mẫu các NTĐH đã tuyển nổi làm giàu,
dễ dàng tan trong axit HCl. Cân 0,5g mẫu,
thấm ướt bằng nước cất, sau đó thêm HCl
đặc và đun nóng nhẹ cho đến khi tan hết.
Thêm khoảng 5,0 ml H2O2 để khử hết Ce
(IV) về Ce (III), đun tiếp để loại axit và
H2O2 dư, chuyển vào bình định mức 25 ml
và thêm nước cất đến vạch (dung dịch A).
3.5.2. Phân tích điện di
Lấy một lượng dung dịch A phù hợp vào
cốc 1 ml, thêm dung dịch đệm điện di pH =
4,2 như đã xác lập ở trên và tiến hành phân
tích trên thiết bị CE-C4D. Kết quả phân tích
cho thấy đã định lượng được tất cả các
nguyên tố cần phân tích trong cả hai mẫu
được chọn để phân tích: QA.9.23.B và
QA.9.25.B. Các kết quả này được phân tích
đối chứng bằng phương pháp ICP-OES (do
Viện Công nghệ Xạ hiếm thực hiện) cho
thấysai lệch giữa kết quả phân tích bằng hai
phương pháp nhỏ hơn 10%. Các kết quả
được thể hiện trong bảng 5 và hình 4
6 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 804 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu điều kiện tách và xác định các nguyên tố đất hiếm nhóm nhẹ bằng phương pháp điện di mao quản với detector độ dẫn không tiếp xúc (ce - C4d) - Nguyễn Thị Thanh Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8
Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 20, số 3/2015
NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN TÁCH VÀ XÁC ĐỊNH CÁC NGUYÊN TỐ
ĐẤT HIẾM NHÓM NHẸ BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN DI MAO QUẢN
VỚI DETECTOR ĐỘ DẪN KHÔNG TIẾP XÚC (CE - C4D)
Đến tòa soạn 26 – 1 - 2015
Nguyễn Thị Thanh Bình
Trường Đại học Quy nhơn
Nguyễn Văn Ri, Lê Đức Dũng, Hoàng Văn Chung, Nguyễn Thị Ánh Hường
Khoa Hoá học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, ĐHQGHN
SUMMARY
STUDY ON SEPARATION AND DETERMINATION OF RARE EARTH ELEMENTS
IN ORE IN VIETNAM BY CAPILLARY ELECTROPHORESIS CAPACITIVELY
COUPLED CONTACTLESS CONDUCTIVITY DETECTION
Nowadays, rare earth elements have become strategic materials for high-tech industries. The most
popular rare earth elements in ore of Vietnam are Lanthanum (La), Cerium (Ce), Praseodymium
(Pr), Neodymium (Nd), Samarium (Sm). Capillary electrophoresis (CE) with capacitively coupled
contactless conductivity detection (C4D) has been considered as a new analytical technique in
Vietnam, which is simple, low cost, automatic and able to be used in the field with small amounts
of samples and chemicals. The separation conditions of 5 rare earth elements by semi-automatic
CE-C4D were optimized. Electrolyte solution consisting of 20 mM Arginine; 44 mM Ascorbic; 6,7
mM α-HIBA and 5% methanol; pH 4,2. Detection limits in range of 7.92 to 34.8 µM were
achieved for 5 rare earth elements. The analysis of two ore samples was demonstrated. These
results were compared with the results ofstandard method (Inductively Coupled Plasma – Optical
Emission Spectrometry ICP-OES) shored the highly reliable results.
1. MỞ ĐẦU
Ngày nay các nguyên tố đất hiếm (NTĐH)
trở thành vật liệu chiến lược cho các ngành
công nghệ cao như điện - điện tử, hạt nhân,
vũ trụ, luyện kim, thủy tinh và gốm sứ kĩ
thuật cao...Việt nam là một trong các nước
có nguồn nguyên liệu NTĐH tương đối lớn
ở Lai châu và các tỉnh ven biển Miền
Trung, chính vì vậy, việc nghiên cứu phân
tích và sử dụng NTĐH cho nhu cầu phát
triển kinh tế là hết sức cần thiết.
Trước đây, đã có rất nhiều công trình nghiên
cứu xác định hàm lượng của các NTĐH trong
các mẫu quặng của Việt Nam như: quang phổ
phát xạ nguyên tử Plasma cảm ứng (ICP-
OES), sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC),
9
phổ khối lượng plasma cảm ứng (ICP-
MS),[2,3,5]. Các thiết bị này đòi hỏi trang
thiết bị hiện đại, chi phí cao, vận hành phức
tạp. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng
phương pháp điện di mao quản với detector
độ dẫn không tiếp xúc kết nối kiểu tụ điện
(CE-C4D) trên cơ sở hệ thiết bị tự chế, bán tự
động để phân tích các NTĐH. Phương pháp
này có lợi thế phân tích nhanh, hiệu quả
nhưng chi phí thấp.
2. THIẾT BỊ VÀ HÓA CHẤT
Thiết bị: Hệ thiết bị điện di mao quản được
thiết kế, chế tạo tại Việt Nam bởi TS. Mai
Thanh Đức và ThS. Bùi Duy Anh trên cơ
sở hợp tác với nhóm nghiên cứu của GS.
Peter Hauser (khoa Hóa, trường Đại học
Basel, Thụy Sĩ). Hiện nay, các hệ thiết bị
này đang được triển khai ứng dụng, kiểm
tra, đánh giá và phát triển hoàn thiện tại
khoa Hóa học, trường Đại học Khoa học Tự
nhiên Hà Nội.
Hóa chất: Dung dịch chuẩn các NTĐH:
La, Ce, Pr, Nd, Sm (Merck) và các nguyên
tố khác: Fe, Ni, K, Na... Axit HCl (Merck),
NaOH (Merck), Arginine (PA), α-HIBA
(PA); Nước tách loại in.
3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ THẢO
LUẬN
3.1 Khảo sát thành phần dung dịch đệm
điện di
Điện di mao quản là kỹ thuật tách chất dựa
vào khả năng linh động điện di, của các
cấu tử tích điện khác nhau trong điện
trường.
Khả năng đó phụ thuộc vào điện tích, bán
kính thực tế của mỗi cấu tử, được biểu diễn
bằng hệ thức: = q/(6r), trong đó q là
điện tích, r là bán kính hiệu dụng của cấu
tử, là độ nhớt của dung dịch. Việc lựa
chọn pH và thành phần dung dịch đệm ảnh
hưởng tới độ linh động điện di của các cấu
tử trong phương pháp CE, đặc biệt là các
chất có những tính chất tương tự nhau. Do
đó trong phần này, các yếu cần được khảo
sát bao gồm pH của dung dịch đệm, nồng
độ chất tạo phức và nồng độ dung dịch đệm
điện di.
Hình 1. Thiết bị điện di mao quản CE-C4D
1- Mao quản; 2- Bộ điều khiển cao thế; 3-Cảm biến đo độ dẫn không tiếp xúc; 4- Buồng cao
thế; 5- Khoang nối đất.
1
3
5 4
2
10
3.1.1 Khảo sát pH của dung dịch đệm
điện di
Trong phương pháp điện di mao quản, khi
pH của dung dịch đệm thay đổi sẽ làm thay
dòng điện di thẩm thấu. Ngoài ra, khả năng
tạo phức của các NTĐH với phối tử cũng
thay đổi. Hệ quả là điện tích các NTĐH và
sau đó là tốc độ của chúng thay đổi, từ đó
làm thay đổi thời gian di chuyển của các
NTĐH trong mao quản. Cho nên, việc khảo
sát để tìm ra pH tối ưu là rất cần thiết. Trên
cơ sở tham khảo tài liệu [4], các giá trị pH
được chúng tôi khảo sát gồm: 3,6; 3,8; 4,0;
4,2; 4,4 và 4,6. Các điều kiện thực nghiệm
khác như sau: Hỗn hợp NTĐH chuẩn có
các nồng độ: La: 3.10-5M, Ce: 3.10-5M, Pr:
2,5.10-4M, Nd: 2,1.10-4 M, Sm: 4,5.10-4M.
Thế điện di 20 kV, thời gian bơm mẫu 10 s.
Bảng 1 Ảnh hưởng của pH đến độ phân
giải giữa các cặp pic
pH Độ phân giải, R của các cặp NTĐH
La-Ce Ce-Pr Pr-Nd Nd-Sm
3,6 3,6 1,2 0,5 2,9
3,8 4,2 4,0 0,9 6,2
4,0 2,2 1,5 1,8 7,1
4,2 2,9 2,9 2,7 8,9
4,4 5,7 0,8 2,3 11,6
4,6 - - - -
Các kết quả khảo sát trong khoảng pH từ
3,6 đến 4,6 cho thấy, độ phân giải, R của
các cặp NTĐH thay đổi ở các pH khác
nhau, đồng thời diện tích pic và khả năng
tách của các chất cũng thay đổi. So sánh kết
quả khảo sát thu được ở các giá trị cho thấy
ở pH = 4,2 các nguyên tố được tách tốt
nhất, pic gọn nhất và tín hiệu đường nền ổn
định, thời gian phân tích hợp lý. Do đó, pH
= 4,2 được lựa chọn cho các bước khảo sát
tiếp theo.
3.1.2 Khảo sát loại đệm điện di
Đệm điện di được pha chế bằng cách sử
dụng hợp phần bazơ hữu cơ thông dụng
trong phương pháp CE-C4D là Arginine
(Arg) (pKa=9,09) hoặc Histidine (His)
(pKa=8,97) kết hợp với một hợp phần axit
như ascorbic (Asc) hoặc axetic (Axe) sao
cho dung dịch có độ dẫn điện thấp. Trong
đó, hợp phần bazơ được giữ ở nồng độ 20
mM và dùng hợp phần axit để điều chỉnh
đến pH = 4,2. Các điều kiện khác tương tự
như mục 3.1.1. Từ các kết quả thu được cho
thấy, hệ đệm Arg/Asc cho kết quả độ phân
giải giữa các pic tốt nhất, tín hiệu của các
pic cao nhất. Còn hai hệ đệm His/Axe và
Arg/Axe cho đường nền không tốt bằng hệ
đệm sử dụng axit ascorbic. Do đó, hệ đệm
Arg/Asc được lựa chọn cho các khảo sát
tiếp theo
3.1.3 Khảo sát nồng độ dung dịch đệm
điện di
Trong phương pháp điện di mao quản, nồng
độ đệm phải đủ lớn để tạo nên môi trường
điện ly cho các ion di chuyển và không tạo
ra các vùng dẫn điện khác nhau trong mao
quản làm ảnh hưởng đến quá trình di
chuyển này. Qua tham khảo tài liệu, nồng
độ của các cấu tử trong dung dịch đệm điện
di sử dụng trong phương pháp CE-C4D
thường lớn hơn 10 mM. Do đó, việc khảo
sát được tiến hành với các nồng độ từ 10
mM trở lên, cụ thể là hệ đệm Arg/Asc pH =
4,2 có các nồng độ 10 mM, 20 mM, 30
mM. Các điều kiện khác giữ nguyên như
mục 3.1.1.
11
Hình 2. Điện di đồ khảo sát ảnh hưởng của nồng độ dung dịch đệm điện di
Kết quả ở điện di đồ hình 2 cho thấy, khi
tăng nồng độ dung dịch đệm điện di thì thời
gian di chuyển của các NTĐH đều tăng
nhưng tín hiệu (diện tích) pic lại giảm. Điều
này có thể do tương tác của các ion trong
dung dịch đệm tăng, làm giảm điện tích
hiệu dụng của các ion dẫn tới làm tăng thời
gian lưu. Khi nồng độ đệm tăng cũng làm
tăng độ dẫn điện của dung dịch điện ly nền,
làm giảm tín hiệu của các chất phân tích.
Mặc dù ở nồng độ đệm 10 mM cho tín hiệu
pic lớn nhưng ở nồng độ đệm 20 mM cho
hình dáng các pic cân đối và sắc nét hơn.
Các NTĐH được tách khỏi nhau khá tốt.
Do đó, chúng tôi lựa chọn đệm Arg/Asc
nồng độ 20mM là điều kiện tối ưu cho các
khảo sát tiếp theo.
3.1.4. Ảnh hưởng của nồng độ chất tạo
phức α-HIBA
Bảng 2 Khảo sát ảnh hưởng nồng độ α-
HIBA
Nồng độ
HIBA(mM)
Độ phân giải, R của các cặp
NTĐH
La-
Ce
Ce-
Pr
Pr-
Nd
Nd-
Sm
5 1,9 0,4 1,2 4,3
6,7 3,5 2,4 2,0 7,4
10 4,1 3,8 2,7 12,5
15 4,5 4,6 16,0 17,2
Do các nguyên tố đất hiếm có tính chất rất
giống nhau dẫn đến tính chất điện di và thời
gian di chuyển giống nhau, rất khó tách ra
khỏi nhau. Để làm thay đổi điện tích, bán
kính ion các NTĐH, đồng nghĩa thay đổi độ
linh động điện di và tăng độ phân giải của
chúng, cần thiết phải thêm chất tạo phức α-
hydroxyisobutyric acid (α-HIBA). Qua
tham khảo tài liệu [1] chúng tôi khảo sát
dung dịch đệm có α-HIBA với các nồng độ
5 đến 15 mM. Từ kết quả, chúng tôi chọn
được nồng độ α-HIBA 6,7 mM cho kết quả
pic cân đối rõ nét, không có sự chèn lấn pic.
Do đó, chúng tôi chọn nồng độ α-HIBA là
6,7 mM cho các nghiên cứu tiếp theo.
3.2. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian
bơm mẫu
Việc khảo sát thời gian bơm mẫu được thực
hiện theo phương pháp thủy động lực học
kiểu xi-phông ở độ cao 10 cm với ba giá trị
thời gian bơm mẫu khác nhau là 5 s, 10 s và
15 s . Các điều kiện khảo sát khác được giữ
nguyên như mục 3.1.1.
Các kết quả cho thấy, khi tăng thời gian
bơm mẫu, thời gian di chuyển của các chất
hầu như không thay đổi hoặc thay đổi rất ít
nhưng diện tích pic tăng. Điều này hoàn
toàn phù hợp vì khi tăng thời gian bơm mẫu
sẽ làm tăng lượng mẫu được bơm vào mao
quản, tạo tín hiệu lớn hơn. Tuy nhiên, khi
12
đó cũng làm dịch chuyển đôi chút về thời
gian di chuyển của các chất cũng như làm
giảm độ phân giải giữa các pic. Các pic Pr
và Nd cho kết quả tách không tốt. Do đó,
chúng tôi lựa chọn thời gian bơm mẫu 10 s
là điều kiện tối ưu trong nghiên cứu này.
3.3. Khảo sát ảnh hưởng của thế đặt vào
hai đầu mao quản
Khi áp thế từ 10 kV đến 25 kV, thời gian di
chuyển của các chất giảm. Tại thế 10kV và
15kV các chất tách nhau tốt nhưng thời
gian di chuyển của các chất khá lớn. Tại thế
tách 10kV sau hơn 10 phút pic của La mới
xuất hiện, còn tại thế tách 15kV là hơn 8
phút. Với thế 25kV thời gian di chuyển của
các chất ngắn hơn, pic của La xuất hiện ở
khoảng 4 phút nhưng kết quả phân tách
giữa các pic kém. Vì khi tăng thế E, dòng
điện I lớn sẽ gây ra hiệu ứng nhiệt Jun lớn
làm nóng mao quản, làm giảm hiệu quả
tách. Tại thế tách 20kV cho hiệu quả tách
tốt giữa các pic và thời gian phân tích phù
hợp. Vì vậy chúng tôi lựa chọn thế 20kV là
thế tách tối ưu. Điều kiện tối ưu cho phân
tích hỗn hợp các NTĐH được tổng hợp
trong bảng 3.
Bảng 3. Điều kiện tối ưu cho phân tích hỗn hợp các NTĐH bằng phương pháp CE-C4D
Các yếu tố Điều kiện
Detector CE-C4D
Mao quản silica Dài 60 cm, hiệu dụng 53 cm, đường kính trong 50 µm
Phương pháp bơm mẫu Thủy động lực học kiểu xiphông: 10 cm
Thời gian bơm mẫu 10 s
Dung dịch đệm điện di Arg/Asc (20 mM) pH = 4,2; α-HIBA 6,7 mM
Thế tách 20 kV
Hình 3. Điện di đồ các NTĐH La: 3.10-5M,
Ce: 3.10-5M, Pr: 2,5.10-4M, Nd: 2,1.10-4 M,
Sm: 4,5.10-4M phân tích ở điều kiện tối ưu
3.4. Xây dựng các đường chuẩn
Lập đường chuẩn cho năm nguyên tố đất
hiếm là La, Ce, Pr, Nd và Sm với điều kiện
phân tích tối ưu sau khi đã khảo sát ở trên.
Từ diện tích pic thu được ứng với từng
nồng độ, có thể xây dựng được đường
chuẩn cho các chất phân tích, kết quả được
trình bày trong bảng 4. Kết quả thu được ở
trên cho thấy, các hệ số tương quan biểu
diễn sự phụ thuộc của diện tích pic vào
nồng độ chất phân tích là khá tốt (R ≥
0,9943).
13
Bảng 4. Đường chuẩn,hệ số tương quan (R2) giới hạn phát hiện (LOD), giới hạn định lượng
(LOQ) cho các nguyên tố đất hiếm
Nguyên tố Phương trình đường
chuẩn, (y=ax+b)
Hệ số tương
quan, (R2)
LOD,
µM
LOQ
µM
La y=0,9098x+4,7756 0,9943 8,48 28,3
Ce y=1,2351x+2,2914 0,9978 7,92 26,4
Pr y=2,5745x-8,6536 0,9962 34,8 116
Nd y=9,7857x-0,8278 0,9956 10,9 36,4
Sm y=25,5259x-25,4613 0,9992 25,4 84,6
3.5. Phân tích một số mẫu quặng đất
hiếm đã làm giàu
3.5.1. Quy trình xử lí mẫu
Các mẫu các NTĐH đã tuyển nổi làm giàu,
dễ dàng tan trong axit HCl. Cân 0,5g mẫu,
thấm ướt bằng nước cất, sau đó thêm HCl
đặc và đun nóng nhẹ cho đến khi tan hết.
Thêm khoảng 5,0 ml H2O2 để khử hết Ce
(IV) về Ce (III), đun tiếp để loại axit và
H2O2 dư, chuyển vào bình định mức 25 ml
và thêm nước cất đến vạch (dung dịch A).
3.5.2. Phân tích điện di
Lấy một lượng dung dịch A phù hợp vào
cốc 1 ml, thêm dung dịch đệm điện di pH =
4,2 như đã xác lập ở trên và tiến hành phân
tích trên thiết bị CE-C4D. Kết quả phân tích
cho thấy đã định lượng được tất cả các
nguyên tố cần phân tích trong cả hai mẫu
được chọn để phân tích: QA.9.23.B và
QA.9.25.B. Các kết quả này được phân tích
đối chứng bằng phương pháp ICP-OES (do
Viện Công nghệ Xạ hiếm thực hiện) cho
thấysai lệch giữa kết quả phân tích bằng hai
phương pháp nhỏ hơn 10%. Các kết quả
được thể hiện trong bảng 5 và hình 4.
Bảng 5. Kết quả phân tích các mẫu quặng
Mẫu NT
Hàm lượng %
(g/100 g mẫu )
Sai
lệch
(%)
CE-
C4D
ICP-
OES
QA.9.23B
La 19,00 18,86 0,74
Ce 18,40 18,70 1,56
Pr 1,84 1,89 2,64
Nd 4,47 4,58 2,37
Sm 0,42 0,41 4,26
QA.9.25B
La 18,62 18.49 0,72
Ce 18,66 18,96 1,55
Pr 1,73 1,86 6,50
Nd 4,11 4,12 0,24
Sm 0,42 0,40 5,00
500400300200
K
Ca
Mg
La Ce
SmNd
Pr
BaNa
10 mV
Al
NH4+
Thời gian di chuyển (s)
Hình 4. Điện di đồ của mẫu quặng QA.9.23.B
(Xem tiếp trang 7)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22279_74419_1_pb_8972_2096767.pdf