Nghiên cứu độ bền điện hóa của điện cực anot biến tính bằng các oxit kim loại trên nền titan - Chu Thị Thu Hiền

This paper presents the research results of electrochemical properties and durability of the Ti/PbO2 electrode modified by the metal oxides SnO2 and Sb2O3. Constant current polarization and cyclic voltametry techniques have been used for this research. The obtained results show that Ti/SnO2-Sb2O3/PbO2 electrodes have the longest life time at about 290 hours with SnO2- Sb2O3 layers formed at the calcination temperature of 480 oC. Modifed Ti/SnO2-Sb2O3/PbO2 electrodes behave a better electrochemical chracteristics compared with Ti/PbO2 electrodes.

pdf7 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu độ bền điện hóa của điện cực anot biến tính bằng các oxit kim loại trên nền titan - Chu Thị Thu Hiền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Journal of Science and Technology 54 (5A) (2016) 118-124 NGHIÊN CỨU ĐỘ BỀN ĐIỆN HÓA CỦA ĐIỆN CỰC ANOT BIẾN TÍNH BẰNG CÁC OXIT KIM LOẠI TRÊN NỀN TITAN Chu Thị Thu Hiền1, *, Vũ Thị Thu Hà2 1 Trường Đại học Sư phạm Kĩ thuật Hưng Yên, Dân Tiến, Khoái Châu, Hưng Yên 2 Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội *Email: chuhienchem1@gmail.com Đến Tòa soạn: 15/7/2016; Chấp nhận đăng: 12/12/2016 TÓM TẮT Bài viết này trình bày các kết quả của nghiên cứu tính chất điện hóa và độ bền của điện cực Ti/PbO2 được phủ bởi hỗn hợp oxit kim loại SnO2 và Sb2O3. Các phương pháp phân cực liên tục và phương pháp quét theo chu kì đã được sử dụng trong nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu cho thấy các điện cực Ti/Sb2O3-SnO2/PbO2 có tuổi thọ dài nhất khoảng 290 giờ với lớp phủ SnO2- Sb2O3 được hình thành ở nhiệt độ nung của dung dịch muối là 480 oC. Điện cực Ti/Sb2O3- SnO2/PbO2 khả năng điện hóa tốt hơn các điện cực Ti/PbO2. Từ khóa: anot Ti/Sb2O3-SnO2/PbO2, độ bền điện, tính chất điện hóa. 1. MỞ ĐẦU Khi sử dụng kĩ thuật điện hóa trong các quá trình điện phân khác nhau, anôt hữu ích là phải thoả mãn ba yêu cầu chính sau: dẫn điện tốt, có khả năng xúc tác điện hoá và bền vững trong môi trương điện ly. Chì dioxit (PbO2) được xem là vật liệu có độ dẫn điện cao, chống ăn mòn tốt và có quá thế thoát oxi lớn [1, 2]. Tuy nhiên, trong lĩnh vực xử lí môi trường nước thải bị ô nhiễm các chất hữu cơ độc hại thì điện cực anôt PbO2 ít được sử dụng bởi lẽ lượng chì tan ra trong quá trình ôxy hoá có khả năng gây ô nhiễm thứ cấp, hơn nữa hiệu suất mật độ dòng hoạt động thấp. Nếu giảm được mức độ hòa tan trong quá trình oxy hóa xử lí môi trường nước thải chứa tạp chất hữu cơ, cũng như đồng thời tăng được độ dẫn, hiệu suất dòng điện sẽ mở rộng được phạm vi ứng dụng của vật liệu điện cực anot PbO2. Gần đây, một số điện cực cấu trúc kép bao gồm hỗn hợp hai hoặc ba oxit như Ti/PbO2–Sn, Ti/SnO2–Sb/PbO2, Ti/SnO2–RuO2–IrO2 cũng đã được nghiên cứu và hiệu suất điện hóa đã được tăng lên [3 - 5]. SnO2 tinh khiết là một chất bán dẫn dạng n. Dạng ôxit này thể hiện một điện trở suất cao tại nhiệt độ phòng và vì vậy không thể được dùng như một vật liệu điện cực. Điện cực dạng màng mỏng như SnO2 cũng cho nhiều lợi thế như dẫn điện tốt, có khả năng chống ăn mòn cao [3]. Độ Nghiên cứu độ bền điện hóa của điện cực anot biến tính bằng các oxit kim loại trên nền titan 119 dẫn của SnO2 có thể cải thiện đáng kể bằng cách bổ sung thêm B, Bi, F, P và Sb. Trong lĩnh vực điện hóa, chủ yếu Sb là chất bổ sung cho SnO2 Một lớp Sn nằm xen nền Ti và lớp PbO2 cũng có thể nâng cao tính dẫn điện của các điện cực và cải thiện đặc tính xúc tác [3,4]. Để có thể tận dụng tính ưu việt của màng mỏng các oxit kim loại SnO2, Sb2O3 và PbO2, chúng tôi đã nghiên cứu chế tạo điện cực anot trơ hệ Ti/SnO2-Sb2O3 /PbO2. Mục đích của nghiên cứu này là tăng cường hoạt độ điện hóa và độ bền của điện cực Ti/PbO2 bằng cách tạo lớp oxit trung gian hỗn hợp SnO2 và Sb2O3. Điện cực Ti/SnO2- Sb2O3/PbO2 đã được chế tạo bằng kĩ thuật phân hủy nhiệt và mạ điện. Đặc tính điện hóa của các điện cực này đã được nghiên cứu bởi phân cực anôt dòng không đổi và phương pháp quét thế tuần hoàn. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các điện cực anot Ti/Sb2O3-SnO2/PbO2 được chế tạo bằng phương pháp phân hủy nhiệt và mạ điện [5]. Để nghiên cứu đặc tính điện hóa của điện cực anot đã chế tạo, các phép đo phân cực thế vòng (CV) đã được thực hiện trong dung dịch điện phân có chứa 500 mg/l phenol và 7,5 g/l Na2SO4, pH = 8, nhiệt độ T = 30OC; tốc độ quét thế 50 mV/s, khoảng quét thế 0-2 V. Hệ điện hóa ba điện cực, trong đó điện cực làm việc (anot) là các điện cực nghiên cứu, điện cực đối là thép không gỉ và điện cực so sánh Calomel bão hòa. Các hệ anot được sử dụng: Ti/SnO2-Sb2O3; Ti/PbO2; Ti/SnO2-Sb2O3/PbO2, được khống chế diện tích đo là 4cm2. Vai trò và sự ảnh hưởng của lớp phủ, sự ảnh hưởng của nhiệt độ nung các muối tạo lớp phủ trung gian SnO2-Sb2O3, chế độ xử lí bề mặt nền Titan tới độ bền điện hóa của các anot đã được nghiên cứu thông qua việc khảo sát sự thay đổi hiệu điện thế của các hệ anot có và không có lớp phủ trung gian SnO2-Sb2O theo thời gian phân cực anôt dòng không đổi với mật độ dòng là 500 mA/cm2 trong H2SO4 1M và tại nhiệt độ 30oC.. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Vai trò và ảnh hưởng của lớp oxit trung gian SnO2-Sb2O3 Kết quả ảnh hưởng của vật liệu điện cực anot đến tín hiệu dòng - thế của phenol 500 mg/L được thể hiện trên Hình 1. Có thể thấy rằng : - Đối với điện cực anot Ti/SnO2-Sb2O3: đã thay đổi khác hẳn, dù so với CV trên điện cực Titan, dạng CV (hình 1a) không xuất hiện pic oxi hóa phenol, nhưng tồn tại một gờ hơi nhô lên (Hình 1b) so với đường nền (Hình 1a), trải rộng trong khoảng điện thế từ 0,6-1,6 V. Chứng tỏ quá trình oxy hóa phenol đã xảy ra, tuy nhiên tốc độ oxy hóa phenol là thấp. Như vậy lớp phủ hỗn hợp oxit SnO2-Sb2O3 có tác dụng trong việc oxi hóa phenol. Bên cạnh đó dòng anot lớn hơn rất nhiều so với trường hợp đường nền chứng tỏ lớp phủ SnO2-Sb2O3 đã ngăn chặn quá trình hình thành TiO2 và màng SnO2-Sb2O3 dẫn điện tốt. - Điện cực anot Ti/PbO2: có hiển thị pic oxi hóa phenol, tuy nhiên không rõ ràng (Hình 1d), pic oxi hóa xuất hiện ở điện thế xấp xỉ 1,6V (CV1). Lớp phủ PbO2 cũng có vai trò thêm lớp hỗn hợp SnO2-Sb2O3 vai trò xúc tác oxi hóa phenol mạnh hơn. - Điện cực anot Ti/SnO2-Sb2O3/PbO2: quá trình oxi hóa phenol trên thể hiện rất rõ với sự xuất hiện của pic oxi hóa sắc nét (Hình 1c), đạt cực đại tại điện thế 1,45 V (CV1). So với điện Chu Thị Thu Hiền, Vũ Thị Thu Hà 120 cực Ti/PbO2 quá trình oxi hóa phenol bắt đầu ở 1,15 V còn điện cực Ti/SnO2-Sb2O3/PbO2, quá trình oxi hóa phenol ở thế điện âm hơn (1,0 V). Điều này cho thấy vật liệu anot hệ Ti/SnO2- Sb2O3/PbO2 là thích hợp cho quá trình oxi hóa phenol. 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.4 1.6 1.8 2.0 0.00 0.01 0.02 0.03 0.04 j ( m A ) E (V/SCE) 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.4 1.6 1.8 2.0 -1 0 1 2 3 4 j ( m A ) E(V/SCE) V1 V5 V10 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.4 1.6 1.8 2.0 -1 0 1 2 3 4 5 Nen V1 V5 V10 j ( m A ) E (V/SCE) 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.4 1.6 1.8 2.0 -1 0 1 2 3 4 j ( m A ) E(V/SCE) V1 V5 V10 Hình 1. Phổ CV của quá trình oxi hóa phenol sử dụng các loại vật liệu điện cực khác nhau: a) Ti; b) Ti/SnO2-Sb2O3; c) Ti/SnO2-Sb2O3/PbO2; d) Ti/PbO2. 0 50 100 150 200 250 300 350 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 Ti/SnO2-Sb2O3/PbO2 TiPbO2 D ie n th e (1 0- 3 V ) Thoi g ian (h) Hình 2. Sự thay đổi điện thế của các hệ anot theo thời gian phân cực anôt ở mật độ dòng 500 mA/cm2 trong H2SO4 1 M; (lớp phủ SnO2-Sb2O3 tạo thành khi nung ở 480 oC). Để đánh giá thời gian sống của anot chế tạo được, kĩ thuật galvanostatic được sử dụng. Hình 2 trình bày sự thay đổi thế của các loại vật liệu điện cực khảo sát tạo mật độ dòng 500 mA/cm2 trong H2SO4 1M. Hệ anot khảo sát là có và không có lớp phủ trung gian SnO2-Sb2O3 . a) b) c) d) Nghiên cứu độ bền điện hóa của điện cực anot biến tính bằng các oxit kim loại trên nền titan 121 Hình 2 cho thấy đối với anôt Ti/PbO2: điện cực hoạt động ổn định, gần như không đổi với điện thế ban đầu khoảng 1,31 V, trong khoảng 130 giờ hoạt động. Sau đó điện thế của hệ tăng rất nhanh, lấy điện cực anot ra kiểm tra cho thấy lớp ôxit PbO2 bị phân rã và có hiện tượng bong tróc, đôi chỗ đã hở nền Ti, tạo TiO2 gây thụ động điện cực làm cho điện thế tăng vọt rất mạnh (Hình 2). Nếu coi thời gian sống của điện cực là khoảng thời gian đến khi hiệu điện thế của điện cực anôt tăng đến 1,5 V (điện thế mà ở đó anôt hoàn toàn mất hoạt hoá như trên đồ thị) thì thời gian sống của anôt Ti/PbO2 là khoảng 145 giờ. Như vậy điện cực anôt Ti/SnO2-Sb2O3/PbO2: thể hiện độ hoạt hoá tốt, ổn định tốt sau 260 giờ và thời gian sống khoảng 290 giờ thử nghiệm. Sau đó điện thế bắt đầu tăng mạnh, mức độ hoạt hoá giảm. Kết quả đánh giá cho thấy thời gian sống của điện cực anôt Ti/SnO2-Sb2O3/PbO2 dài hơn nhiều so với điện cực Ti/PbO2 ở cùng một điều kiện thí nghiệm. Khi thí nghiệm kết thúc, bề mặt mẫu Ti/SnO2-Sb2O3/PbO2 vẫn còn lớp phủ, nền titan không bị lộ ra. Hơn nữa, cũng không thấy xuất hiện lớp bột đen dưới đáy bình như trường hợp điện cực Ti/PbO2. Chứng tỏ lớp phủ hoạt động điện PbO2 và lớp phủ trung gian SnO2-Sb2O3 có khả năng gắn kết tốt với nhau, và riêng mỗi lớp không có hiện tượng phân rã thành mùn lắng đọng dưới đáy bình điện hóa. Sự tăng mạnh của điện áp oxi hóa ở giai đoạn cuối xảy ra ở cả hai loại điện cực này có thể bao gồm quá trình tạo màng thụ động do sự bong tróc gây hở điện cực nền mà tạo ra TiO2, cũng như quá trình sunphat hóa bề mặt lớp hoạt động điện PbO2. 3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ nung tới độ bền của anôt Ti/SnO2-Sb2O3/PbO2 Sự phụ thuộc điện thế của hệ đo vào thời gian dưới sự phân cực dòng không đổi 500 mA/cm2 được biểu diễn trên Hình 3 cho thấy: với tất cả các mẫu điện cực, sự biến thiên điện thế điện cực đều theo một quy luật, giai đoạn đầu điện thế giảm rất từ từ, có thể tương ứng với lớp phủ PbO2 được hoạt hóa làm giảm điện trở lớp bề măt, điện thế có xu hướng giảm nhẹ, khoảng 50 giờ đầu tiên. Tùy theo nhiệt độ nung ủ mà giai đoạn này có thể kéo dài hơn, đến 125 giờ (đường 480 oC, Hình 3). Sau giai đoạn này, điện thế giảm mạnh hơn và đạt đến cùng một giá trị cực tiểu 0,65 V, tương ứng với giai đoạn hòa tan lớp PbO2, với thời gian khoảng 150 giờ tiếp theo. Điều đáng chú ý là độ dốc trong hai giai đoạn điện thế điện cực giảm cho đến giá trị cực tiểu là khác nhau đối với tất cả các mẫu điện cực. Điều này được cho là do bản chất khác nhau của lớp hoạt động bên ngoài và lớp oxit hỗn hợp trung gian, đồng thời có nghĩa là có sự hòa tan dần của cả hai lớp hoạt động điện (PbO2 và SnO2-Sb2O3) khi có điện thế dương đủ lớn áp đặt lên điện cực. Trong thực tế, ở điều kiện thường, khi không áp đặt điện thế, nước tinh khiết, PbO2 là không tan trong nước, còn Sb2O3 tan rất ít trong nước. Quá trình giảm điện thế ở các điện cực cùng đến một giá trị cực tiểu cũng là một minh chứng cho thấy sự hòa tan dần của cả hai lớp oxit trong điều kiện thực nghiệm. Khi đạt đến giá trị điện thế cực tiểu cũng là lúc lớp oxit trung gian SnO2-Sb2O3 bắt đầu tan. Khi lớp hoạt động điện trung gian tan hết, bề mặt điện cực nền Ti lộ ra, tiếp xúc với dung dịch, lập tức bị oxy hóa tạo thành lớp TiO2 không dẫn điện. Điện cực bị thụ động và thế tăng vọt lên. Kết quả trên Hình 3, có thể thấy rằng, khi nung mẫu ở nhiệt độ 370 oC thời gian sống của điện cực ngắn nhất (chỉ khoảng 115 giờ). Quan sát điện cực cho thấy bề mặt không được chắc, rỗ xốp và khuyết tật nhiều. Nguyên nhân có thể là có sự phân rã cơ học do sự thoát khí trong các lỗ xốp gây nên. Khi nung ở các nhiệt độ cao hơn (420 và 480 oC), thời gian sống tăng dần. Điều này được giải thích là do có sự khuếch tán và tạo liên kết giữa các nguyên tử kim loại và nguyên tử oxi ở hai lớp oxit khuếch tán vào nhau làm giảm điện trở tiếp xúc bề mặt, thu hẹp bề mặt phân chia các lớp oxit, tăng khả năng bám dính giữa hai lớp SnO2-Sb2O3 với PbO2, cũng như giữa lớp oxit hỗn hợp SnO2-Sb2O3 với kim loại nền Ti. Chu Thị Thu Hiền, Vũ Thị Thu Hà 122 0 50 100 150 200 250 300 350 0 2000 4000 6000 8000 10000 370oC 420oC 480oC 550oC D ie n th e (1 0- 3 V ) Thoi gian (h) Hình 3. Sự phụ thuộc điện thế của hệ đo vào thời gian phân cực của anôt Ti/SnO2-Sb2O3/PbO2 được nung ở các nhiệt độ khác nhau. Mật độ dòng phân cực 500 mA/cm2 trong H2SO4 1M ở 30 oC. Tuy nhiên, khi tiếp tục tăng nhiệt độ nung, quan sát thấy có sự khác biệt. Khi nhiệt độ nung ủ tăng lên 550 oC thời gian sống của anot lại giảm đi. Điều này được giải thích là do sự khác nhau về hệ số giãn nở nhiệt giữa các lớp oxit hay oxit với nền Ti đủ lớn, nên khả năng bám dính giảm, làm cho cấu trúc tinh thể PbO2 có thể bị thay đổi không còn như ngay sau khi kết tủa điện. Còn lớp oxit trung gian trở nên sít chặt hơn với mật độ oxy nguyên tử cao hơn. Do đó, lớp PbO2 có thể trở nên dễ tan, bong tróc, điện thế điện cực nhanh chóng đạt giá trị cực tiểu hơn so với khi nung ở 420 và 480 oC, đồng thời lớp oxit TiO2 khó hình thành trên toàn bề mặt điện cực hơn (do lớp oxit trung gian trở nên sít chặt hơn) làm cho quá trình tăng điện thế kéo dài, trước khi tăng vọt. So sánh thời gian đạt đến giá trị điện thế cực tiểu cho thấy: điện thế điện cực nhanh chóng đạt đến giá trị cực tiểu sau khoảng 70 giờ (370 oC) so với 180 giờ (420 oC) và 220 giờ (480 oC), khi nung ở 550 oC là 125 giờ. Trong các thử nghiệm cho thấy kết quả nung mẫu ở 480 oC cho thời gian sống của điện cực là dài nhất (khoảng 290 giờ). Sau khi thử nghiệm dòng không đổi ở 500 mA/cm2, trạng thái bề mặt của các anôt hệ Ti/SnO2-Sb2O3/PbO2 ở các nhiệt độ nung 370, 420, 550 oC được quan sát và thấy rằng: kết quả tương tự nhau, lớp phủ hầu như bị hoà tan hết, hơn nữa trên bề mặt anôt xuất hiện mầu tím xanh (bản thân PbO2 có màu đen) và có bột đen ở đáy bình thử nghiệm, các hạt tinh thể bị ăn mòn dần các lớp oxyt bị phân rã rồi bị bong tách khỏi nền Ti. Riêng đối với bề mặt điện cực anôt Ti/SnO2-Sb2O3/PbO2 có lớp phủ SnO2-Sb2O3 được tạo thành khi nung ở 480 oC, khi thử nghiệm kết thúc, bề mặt mẫu vẫn còn lớp phủ, không thấy hở nền titan. Kết quả này cũng được ghi nhận bằng hình ảnh SEM của mẫu điện cực sau khi đã phân cực ở mật độ dòng không đổi 500 mA/cm2 (Hình 4). Khi kết thúc thí nghiệm (sau 340 giờ), điện thế của anôt Ti/SnO2-Sb2O3/PbO2 có lớp phủ SnO2-Sb2O3 được tạo thành khi nung ở 480 oC tăng đến giá trị rất cao (gần 10V), nền titan bị ăn mòn lỗ và dẫn đến sự bong tách các hạt ôxit. Sau thời gian thử nghiệm lớp ôxit hầu như còn nguyên vẹn về mặt vật lí, bề mặt mẫu vẫn còn lớp ôxit, tuy nhiên do sự liên kết kém nên chỉ cần tác động cơ học nhẹ chúng có thể bị gãy và bong tróc. Nghiên cứu độ bền điện hóa của điện cực anot biến tính bằng các oxit kim loại trên nền titan 123 Hình 4. Ảnh SEM của bề mặt điện cực Ti/SnO2-Sb2O3/PbO2 có lớp phủ SnO2-Sb2O3 được tạo thành khi nung ở 480 oC trước (a, b) và sau khi phân cực (c,d) ở mật độ dòng định 500 mA/cm2 trong 340 giờ. Sự tăng vọt điện thế điện cực, gần như thẳng đứng, ở trên các mẫu điện cực là sự hình thành lớp TiO2 trên toàn bề mặt điện cực nền. Còn quá trình tăng mạnh điện thế trước đó là quá trình sunphat hóa chuyển PbO2 thành Pb(SO4)2: PbO2 + 2SO42- + 4H+ → Pb(SO4)2 + 2H2O (1) Bên cạnh đó còn có thể có quá trình tạo Pb(S2O8)2 do oxi hóa SO42- thành S2O82- và phản ứng với PbO2: 2SO42- - 2e → S2O82- (2) PbO2 + 4SO42- + 4H+ - 4e → Pb(S2O8)2 + 2H2O (3) và quá trình thoát oxi từ nước: 2H2O - 4e → O2 + 4H+ (4) Các phản ứng trên sẽ làm phân rã dần các lớp oxit, tạo ra kẽ nứt, rồi bong tróc tạo điều kiện cho phản ứng (4) xảy ra trên bề mặt kim loại nền Titan và tạo thành TiO2, dẫn đến làm mất khả năng bám dính của lớp oxit do đó bị bong tách khi kết thúc thí nghiệm [6]. 4. KẾT LUẬN Các nghiên cứu về ảnh hưởng của lớp phủ SnO2-Sb2O3, nhiệt độ nung các muối tạo lớp phủ SnO2-Sb2O3 tới độ bền điện hóa của các anot Ti/SnO2-Sb2O3/PbO2 đã đưa ra kết quả: 1. Lớp phủ trung gian, hỗn hợp oxit SnO2-Sb2O3 có tác dụng trong việc oxi hóa phenol và điện cực anot hệ Ti/SnO2-Sb2O3/PbO2 thích hợp cho quá trình oxi hóa phenol. 2. Khi nung các muối để tạo lớp phủ SnO2-Sb2O3 tốt nhất ở 480 oC cho thời gian sống của điện cực Ti/SnO2-Sb2O3/PbO2 là dài nhất (khoảng 290 giờ). Chu Thị Thu Hiền, Vũ Thị Thu Hà 124 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Schumann and P.Grundler - Electrochemical degration of organic substances at PbO2 anode, Wat. Res. 32 (9) (1998) 2835-2842. 2. Schumann U., Grundler P. - Electrochemical degradation of organic substances at PbO2 anodes: monitoring by continuous CO2 measurements, Water Res. 32 (1998) 2835-2842. 3. Shuang Song, Jiaqi Fan, Zhiqiao He, L iyong Zhan, Zhiwu Liu, Jianmeng Chen, Xinhua Xu - Electrochemical degradation of azo dye C.I. Reactive Red 195 by anodic oxidation on Ti/SnO2–Sb/PbO2 electrodes, Electrochimica Acta 55 (11) (2010) 3606-3613. 4. Hongyi Li, Yong Chen, Yaohui Zhang, Weiqing Han, Xiuyun Sun, Jiansheng Li, Lianjun Wang - Preparation of Ti/PbO2–Sn anodes for electrochemical degradation of phenol, Journal of Electroanalytical Chemistry 689 (0) (2013) 193-200. 5. Chu Thi Thu Hien, Tran Trung, Nguyen Ngoc Phong, Vu Thi Thu Ha - Fabrication of nable anodic electrode based on Titanium using mixture of SnO2-Sb2O3-PbO2 metallic oxides, Vietnam Journal of Chemistry 51 (5A) (2013) 157-162. 6. Chu Thị Thu Hiền - Luận án Tiến sĩ, Viện Hóa học, 2014, pp. 71-72. ABSTRACT ELECTROCHEMICAL DURABILITY OF ANODIC ELECTRODES MODIFIED BY METAL OXIDES ON TITANIUM SUBSTRATE Chu Thi Thu Hien1, Vu Thi Thu Ha2 1Hung Yen University of Technology ang Education, Dan Tien, Khoai Chau, Hung Yen 2Institute of Chemistry, VAST, 18 Hoang Quoc Viet, Cau Giay, Ha Noi Email: chuhienchem1@gmail.com This paper presents the research results of electrochemical properties and durability of the Ti/PbO2 electrode modified by the metal oxides SnO2 and Sb2O3. Constant current polarization and cyclic voltametry techniques have been used for this research. The obtained results show that Ti/SnO2-Sb2O3/PbO2 electrodes have the longest life time at about 290 hours with SnO2- Sb2O3 layers formed at the calcination temperature of 480 oC. Modifed Ti/SnO2-Sb2O3/PbO2 electrodes behave a better electrochemical chracteristics compared with Ti/PbO2 electrodes. Keywords: Ti/SnO2–Sb2O3/PbO2 anode, electrochemical durability, electrochemical properties.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf12068_103810382618_1_sm_643_2061669.pdf
Tài liệu liên quan