This study includes following steps:
- Using “Scenarios of Climate Change, Sea level rise for Vietnam” established by the Ministry of Natural Resources
and Environment (2011) to calculate temperature, rainfall, and sea level rise in Co To island by the end of this Century
under the high emission scenario.
- Impact assessment of the elements (temperature, rainfall, and sea level rise) on meteoro-hydrologycal processes
(rainfall, inundation) as well as geomorphological ones (landslide, rockfall, coast erosion, soil erosion, salt-water
intrusion, and change in coastal landforms). The assessment of the inundated area is based not only on the distance of
sea level rise but also on the coast retreat due to erosion, and the maximum tidal range.
- Assessment of the impacts on the local production and life.
The impact assessment result shows that CoTo island will lose about 200 ha due to inundation and 215 ha because
of tidal influence, which are not very large areas (25% of island surface), but the most valuable lands, including
populated areas, beaches, rice-fields, with important buildings (roads, dikes, dams, reservoirs, etc). Moreover,
unfavourable exogenic processes will also increase in term of frequency and intensity violently, such as coastal erosion,
landslide in hill and low mountains, escarp rockfall, land degradation in upland areas, saltwater intrusion in
unconsolidated aquifer, and wave and storm are likely to be more intensified; it is predicted also that Co To island is
separated into two parts. Consequently, the life of local people in the island will become less stable because of its more
severe environment and their livelihood will have to face more challenges. Adaptable solutions, therefore, should be
given as soon as possible.
7 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu dự báo tác động của biến đổi khí hậu đối với các đảo ven bờ - Lấy thí dụ đảo Cô Tô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
294
35(4), 294-300 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 12-2013
NGHIÊN CỨU DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI CÁC ĐẢO VEN BỜ -
LẤY THÍ DỤ ĐẢO CÔ TÔ
LÊ ĐỨC AN, UÔNG ĐÌNH KHANH, BÙI QUANG DŨNG, NGUYỄN THỊ HƯƠNG
E-mail: leducan10@yahoo.com.vn
Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Ngày nhận bài: 10 - 9 - 2013
1. Mở đầu
Biến đổi khí hậu đã và đang xảy ra trên bề mặt
Trái Đất có tác động tiêu cực to lớn đối với đời
sống của con người; hiện tượng đó đang được thế
giới nghiên cứu mạnh mẽ về mọi mặt nhằm giảm
thiểu các tác hại có tính chất toàn cầu của nó
gây ra.
Ở Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường
(TN&MT) đã công bố “Kịch bản biến đổi khí hậu,
nước biển dâng cho Việt Nam” [4], nhằm phục vụ
cho các ngành và các địa phương, đặc biệt là các
tỉnh đồng bằng ven biển có cơ sở khoa học để lập
quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội và đề ra các
giải pháp khắc phục hiện tượng có tính chất tai
biến đó. Tuy nhiên, tập tài liệu đó mới chủ yếu
dành cho phần lục địa của Việt Nam, chưa xem xét
cụ thể cho hệ thống các đảo ven bờ cũng như cho
hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong khuôn khổ đề tài VAST 06.02/13-14(1),
chúng tôi thử nghiệm nghiên cứu dự báo tác động
của biến đổi khí hậu đối với các đảo ven bờ, lấy thí
dụ đảo Cô Tô, thuộc huyện đảo Cô Tô, tỉnh
Quảng Ninh.
Phương pháp và quy trình nghiên cứu như sau:
- Nghiên cứu dựa vào các dự báo của Bộ TN &
MT cho vùng Đông Bắc Bộ và tỉnh Quảng Ninh,
với việc sử dụng kịch bản phát thải cao, với mốc
thời gian là cuối thế kỷ XXI;
- Các yếu tố khí hậu được sử dụng bao gồm
nhiệt độ, lượng mưa và mực nước biển dâng;
- Các tác động được dự báo bao gồm:
(+) Tác động tới các quá trình khí tượng thủy
văn: mưa, ngập chìm;
(+) Tác động tới các quá trình địa mạo: trượt lở,
đổ lở, xói lở bờ biển, xâm nhập mặn và chuyển hóa
các dạng địa hình ven biển;
(+) Dự báo các tác động đối với sản xuất và
đời sống.
- Đưa ra các gợi ý sơ bộ về các giải pháp
đối phó.
Cũng phải nhận rằng đây mới là nghiên cứu thử
nghiệm bước đầu, các dự báo chủ yếu mới ở dạng
định tính cần có các nghiên cứu cụ thể sâu hơn. Đã
sử dụng bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000 của Bộ TN
& MT xuất bản năm 2008 kết hợp với ảnh vệ tinh
Google Earth chụp ngày 25/2/2010.
(1)Đề tài cấp Viện HLKH&CNVN “Điều tra, nghiên cứu xây dựng hồ sơ cho 50 đảo (có diện tích
> 1 km2) trong hệ thống đảo ven bờ Bắc Bộ về vị thế, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các dạng tài nguyên phục
vụ phát triển kinh tế biển và đảm bảo an ninh quốc phòng”; 2013-2014. Chủ nhiệm: TS. Uông Đình Khanh.
295
2. Về đảo Cô Tô và kịch bản biến đổi khí hậu
2.1. Đảo Cô Tô
Đảo Cô Tô là đảo chính của huyện đảo Cô Tô,
tỉnh Quảng Ninh, có diện tích 16,57km2 (đo trên
bản đồ số hóa tỷ lệ 1:10.000), nơi tập trung dân cư
và các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội chính của
huyện. Đảo cách bờ đất liền huyện Đầm Hà
khoảng 32,5km, cách Tp. Hạ Long 71,5km về phía
đông; có khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông
lạnh, nền nhiệt không cao và biến thiên mạnh trong
năm, mưa vừa và phân hóa thành hai mùa.
Nhiệt độ không khí trung bình năm 22,5°C;
lượng mưa trung bình năm 1733mm, tập trung vào
các tháng V đến IX - X và nhiều nhất vào tháng
VIII - 409 mm; lượng mưa ngày lớn nhất là 344
mm. Hàng năm vùng chịu 1-2 cơn bão, thường vào
tháng VII và VIII; gió mùa Đông Bắc vào các
tháng XII, I và II; mùa đông gió Đông Bắc tần suất
50-60%, mùa hè gió Nam tần suất 20-30%; tốc độ
gió trung bình 4,2 m/s.
Vùng đảo có chế độ nhật triều thuần nhất, biên
độ kỳ nước cường 1,98 - 4,42m (trong chu kỳ 19
năm); mực nước trung bình 2,18m; mực triều cao
nhất đo được 4,69m. Mùa đông sóng Đông Bắc,
cao 0,75 - 0,95m; mùa hè sóng Đông Nam và Nam,
cao 0,75 - 0,95m.
Đảo cấu tạo từ các đá trầm tích tuổi Cổ sinh (O-
S) gồm trầm tích lục nguyên, lục nguyên nguồn núi
lửa thành phần axit, có cấu tạo phân dải và phân
nhịp, với hạt thô hỗn tạp chiếm ưu thế. Đường
phương chung của các lớp đá là ĐB-TN, được thể
hiện rất rõ trên địa hình đường chia nước các dải
núi thấp (đỉnh cao nhất 174,5m) và đường bờ các
vách đá, các dải mô sót mài mòn trên bãi triều. Các
dạng địa hình nguồn gốc biển gồm bãi cát, đụn cát,
thềm biển có diện phân bố tương đối lớn, chiếm
trên 1/4 diện tích toàn đảo, với độ cao 2-4m đến 5-
7m, là đối tượng sẽ bị tác động mạnh mẽ khi nước
biển dâng. Bờ đảo gồm 2 dạng chính: bờ tích tụ tạo
các bãi cát, cuội, sỏi kéo dài tới 3-4 km, và còn lại
là bờ mài mòn đá gốc với vách dốc đổ lở. Vào kỳ
biển tiến cực đại Holocen giữa (khoảng 6000 năm
trước) Cô Tô đã tách thành 2 đảo bởi một vịnh
nước nông; sau đó khi nước biển rút, tích tụ cát đã
nối chúng lại bởi đê cát Trường Xuân, và vịnh còn
lại là một đầm nước nông. Thảm phủ thực vật trên
đảo còn khá tốt, độ phủ rừng khoảng 40%, với các
thảm rừng thứ sinh, trảng cây bụi, trảng cỏ, và
đặc biệt là có rừng trên đụn cát; rừng ngập mặn
phát triển kém. Các hệ sinh thái ven bờ quan trọng
gồm hệ sinh thái san hô và hệ sinh thái bãi triều.
- Huyện đảo Cô Tô gồm thị trấn Cô Tô và 2 xã
Đồng Tiến và Thanh Lân, theo báo cáo kinh tế-xã
hội năm 2012 của huyện(2) dân số năm 2012 có
5862 người (tập trung chủ yếu trên đảo Cô Tô với
xã Đồng Tiến và thị trấn Cô Tô), sản lượng khai
thác hải sản 5.600 tấn, nuôi trồng 126 tấn; sản
lượng lương thực 618 tấn; khách du lịch 35.000
lượt người; năm 2012 đã hoàn thành đưa vào sử
dụng 6 dự án công trình xây dựng và khởi công Dự
án đưa lưới điện quốc gia ra đảo. Những công trình
quan trọng ven đảo Cô Tô bao gồm: cầu cảng Cô
Tô, khu neo đậu tránh trú bão thuộc Trung tâm
dịch vụ hậu cần nghế cá Bắc Vịnh Bắc Bộ, đê biển,
kè chống xói lở, hồ chứa nước.
2.2. Kịch bản biến đổi khí hậu
Theo Bộ TN&MT [4], với kịch bản phát thải
cao và tính đến cuối thể kỷ, khu vực Quảng Ninh
có các đặc điểm:
- Về nhiệt độ và lượng mưa (bảng 1).
- Về nước biển dâng: đoạn Móng Cái - Hòn
Dáu: tăng 66 - 85cm; đoạn Đại Lãnh - Kê Gà: tăng
84 - 102cm.
Bảng 1. Dự báo tăng, giảm nhiệt độ và lượng mưa do biến đổi khí hậu
Yếu tố dự báo Mùa Đông (XII-II) Mùa Xuân (III-V) Mùa Hè (VI-VIII) Mùa Thu (IX-XI) Năm (trung bình)
Nhiệt độ (°C) T: 2,8-3,7 T: 2,8-3,7 T: 2,2-3,7 T: 2,5-3,7 T: 2,5-3,7
Lượng mưa (%) T: 6 G: 4 T: 18 T: 18 T:10
Lượng mưa ngày lớn nhất (%) T: 58
Ghi chú: T: tăng; G: giảm; tăng-giảm là so với thời kỳ 1980 - 1999.
(2)Theo coto.gov.vn
296
Tính cụ thể cho đảo Cô Tô:
- Về nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm sẽ tăng
0,56 đến 0,83°C đạt 23,06 đến 23, 33°C.
- Về lượng mưa: lượng mưa trung bình năm
tăng 173 mm đạt 1906 mm; lượng mưa tháng VIII
tăng 74 mm, đạt 483 mm; lượng mưa ngày lớn
nhất tăng 195 mm, đạt 539 mm; lượng mưa mùa hè
hiện tại 954 mm, tăng 174 mm, đạt 1128 mm.
- Về mực biển dâng: lấy độ dâng cao 85 cm để
tính toán.
3. Tác động của biến đổi khí hậu đối với đảo Cô Tô
3.1. Tác động tới các quá trình khí tượng thủy văn
Mưa: tổng lượng mưa trên đảo tăng từ
26,60.106 lên 29,73.106m3 nước, lượng nước gia
tăng 3,1 triệu m3 đó có một phần bốc hơi dần, còn
lại sẽ làm tăng dòng chảy mặt và dòng chảy ngầm.
Điều đó một mặt làm tăng quá trình rửa trôi đất,
gây trượt lở sườn, mặt khác làm tăng độ trữ ẩm
lãnh thổ và tăng nguồn nước ngầm, bổ sung nước
cho các hồ chứa.
Ngập chìm: để tính mức độ ngập chìm khi mực
nước biển dâng, thông thường người ta dùng bản
đồ địa hình tỷ lệ lớn số hóa và nâng dần đường bờ
biển lên các độ cao cần xét (như 50, 60, 80, 100,
150 cm) trên bản đồ đó rồi tính các diện tích bị
ngập tương ứng. Như vậy là người ta đã coi bề mặt
địa hình là cố định trong cả thế kỷ; thật ra để tính
diện tích ngập chìm khi nước biển dâng ngoài cự ly
dâng lên của mực biển chúng tôi cho rằng còn phải
tính đến các yếu tố như nâng hạ kiến tạo, quá trình
gia tăng xâm thực bờ và biên độ thủy triều, cụ thể
như sau:
- Cự ly nâng hoặc hạ kiến tạo tại địa điểm
nghiên cứu sẽ làm giảm đi hoặc trầm trọng thêm
nguy cơ ngập chìm, tuy nhiên giá trị này thường là
nhỏ so với cự ly nước biển dâng nên có thể bỏ qua;
- Biển dâng làm gia tăng xói lở các bờ trầm tích
bở rời và lấn sâu vào đất liền, làm tăng đáng kể
diện tích bị ngập; điều này được trình bày rõ trên
hình 1 [2].
Hình 1. Nội dung “Quy tắc Bruun”: - Mặt cắt 1 ứng với mực biển 1, độ cao h; Mặt cắt 2 ứng với mực biển 2, độ cao h’;
- a-a’-a’’: khoảng cách lùi sâu vào đất liền ứng với mực biển 1 dâng lên mực biển 2. Theo [2], có bổ sung.
Hình này thể hiện “Quy tắc Bruun” phát biểu
như sau: “khi nước biển dâng lên trên một bờ bãi
tích tụ thì sẽ kéo theo sự lùi dần của bãi vì một
lượng trầm tích (v1=v2) từ sau bãi bị tải xuống đới
gần bờ để phục hồi mặt cắt ngang về phía đất liền”.
Sự phục hồi mặt cắt ngang về bản chất là lập lại độ
dốc thoải của dải ven bờ cho phù hợp với điều kiện
mới mà độ dốc của bãi trước đó lớn hơn. Trên hình
1 chúng ta nhận thấy, khi mực biển 1 dâng lên đến
mực biển 2, từ độ cao h đến độ cao h’, đường bờ
không chỉ lấn sâu vào đất liền một đoạn a-a’ theo
bản đồ (mặt cắt 1), mà do bờ bị xâm thực để tạo
trắc diện mới thoải hơn (mặt cắt 2), nên bờ đã bị
lấn sâu thêm một đoạn a’-a’’ tương ứng với độ cao
h’’ của bản đồ, với h’’> h’. Trên thực tế khi tạo trắc
diện mới (mặt cắt 2) mặc dù đường bờ mới chỉ ăn
sâu đến điểm a’’, nhưng điểm cuối cùng của bãi bị
ảnh hưởng trực tiếp là đến tận điểm E, nơi có độ
cao và độ lấn sâu vào đất liền là rất lớn. Khi tính cụ
thể cho các bãi cát của Cô Tô, phân bố suốt dọc bờ
phía ĐB và cả TN của đảo, chúng tôi nhận thấy độ
dốc của dải ven bờ trung bình vào khoảng 2,5%, và
297
độ dốc của bãi trung bình 10,0%, và như vậy đến
cuối thế kỷ khi mực biển dâng 85 cm, đường bờ
biển sẽ phải lấn sâu vào đảo trung bình 30-40m để
lập trắc diện cân bằng mới. Đường bờ đó được thể
hiện trên hình 2 - Bản đồ dự báo tác động (trên nền
địa hình tỷ lệ 1:10.000 thu nhỏ), với tổng diện tích
bị chìm ngập khoảng 200 ha, chiếm tỷ lệ 12% diện
tích đảo.
Hình 2. Bản đồ dự báo tác động (trên nền địa hình tỷ lệ 1:10.000 thu nhỏ)
298
- Biên độ thủy triều tại địa điểm nghiên cứu: nếu
nơi đó biên độ nhỏ hoặc vô triều (như ở cửa Thuận
An) thì tác động của nước biển dâng chủ yếu phụ
thuộc vào cự ly nâng của mặt nước; nếu nơi đó có
biên độ triều lớn (như ở Quảng Ninh) thì còn phải
tính đến diện tích bị ảnh hưởng khi mực triều cực
đại trong kỳ nước cường, là điều mà ở Cô Tô cần
xem xét.
Tại đây, hiện tại trong các kỳ nước cường (chu
kỳ 19 năm) nước biển đã lên đến độ cao 2,24m trên
mực biển trung bình, và theo “kịch bản” đến cuối
thế kỷ nước biển có thể lên đến 3,09m trên mực
biển trung bình hiện nay (2,24 + 0,85). Các vùng bị
ảnh hưởng khi triều cường là khá lớn, với tổng
diện tích vào khoảng 215 ha, chiếm 13% diện tích
của đảo, trong đó có khoảng trên 100 ha đất có thể
đang cấy lúa; đường ranh giới ảnh hưởng đó được
thể hiện trên Bản đồ dự báo tác động (hình 2).
Ngoài ra còn có khoảng 30 ha đê cát bị tác động
phá hủy và 7 ha đê cát có nguy cơ bị phá đứt.
3.2. Tác động tới các quá trình địa mạo
Các tác động này được đánh giá chủ yếu là
định tính.
Trượt lở sườn dốc và đổ lở các vách dốc:
Hiện nay, hiện tượng trượt lở sườn chưa thể
hiện rõ trên đảo, đến cuối thế kỷ lượng mưa năm
tăng, nhất là lượng mưa mùa hè tăng, trong đó đặc
biệt cường độ mưa tăng và lượng mưa của ngày
mưa lớn nhất tăng lên đến 539mm như đã nêu trên,
đồng thời nhiệt độ không khí cũng tăng làm tăng
quá trình phong hóa vụn nát đất đá. Theo kinh
nghiệm nghiên cứu ở Hà Giang [1], nơi trượt lở
mạnh xảy ra khi lượng mưa trung bình của các trận
mưa trực tiếp gây trượt lở khoảng 150-170 mm, và
cường độ mưa trung bình gây trượt lở là 7,0
mm/giờ, thì khả năng xảy ra trượt lở trên các sườn
dốc ở Cô Tô là hiện hữu, và chúng được thể hiện
trên Bản đồ dự báo (hình 2). Các quá trình đổ lở bờ
vách đá gốc cũng tăng lên do các tác nhân trực tiếp
đều gia tăng: mưa tăng, quá trình mài mòn tăng do
nước biển dâng cao và động lực sóng biển tăng.
Xói lở bờ biển: quá trình xói lở các bờ tích tụ,
đặc biệt là các bờ cát sẽ tăng cường do tổng hợp
nhiều nhân tố mà chủ yếu là do động lực sóng tăng
lên gây xâm thực bờ theo “Quy tắc Bruun” đã nêu
ở trên, và như vậy tốc độ xói lở bờ trầm tích bở rời
trung bình đạt 30-40 cm/năm.
- Xâm nhập mặn: quá trình biển lấn đi đôi với
quá trình xâm nhập mặn vào các tầng chứa nước,
đặc biệt là tầng chứa nước lỗ hổng (bở rời), và có
khả năng làm mất nguồn nước ngầm tầng nông này
bởi vì tầng này phân bố ở nơi địa hình thấp (bãi,
thềm đồng bằng ven biển) nơi chịu ảnh hưởng trực
tiếp của biển lấn. Thật vậy, theo [3] diện tích tầng
chứa nước lỗ hổng trên Cô Tô chỉ có 4km2, trong
khi diện tích các vùng bị ngập chìm và bị ảnh
hưởng trực tiếp của nước biển dâng theo nghiên
cứu này lên đến 4,15km2, mặc dù một phần diện
tích tầng chứa nước lỗ hổng có thể phân bố cao
trên tầm ảnh hưởng của thủy triều, nhưng là không
đáng kể. Xâm nhập mặn còn làm mặn hóa các hồ
nước ngọt ở ven biển hiện nay, cũng như ảnh
hưởng đến canh tác nông nghiệp.
Biến đổi các dạng địa hình bờ:
Cùng với nước biển dâng, nhiều dạng địa hình
bờ đảo bị biến đổi mạnh:
- Trong điều kiện biển tiến tương đối nhanh (cỡ
1m/100 năm, tương đương đợt biển tiến Holocen)
toàn bộ các bờ tích tụ của Cô Tô mà chúng hiện
đang chiếm đa số của đường bờ, đều trở thành bờ
mài mòn xói lở; đồng thời vật liệu tích tụ ven bờ và
đáy sườn bờ ngầm sẽ có hạt thô hơn; từ đó các hệ
sinh thái vùng triều cũng bị biến đổi, có thể theo
hướng bất lợi do động lực biển tăng lên, nhiệt độ
nước biển tăng.
- Bãi đầm cạn (ở trung tâm đảo, nằm giữa xã
Đồng Tiến và Thị trấn) có thể quay trở lại thành
một vũng biển mới, điều này có thể có lợi cho việc
nuôi trồng hải sản.
- Các vũng vịnh quanh đảo trở nên sâu hơn, có
thể thuận lợi hơn cho giao thông.
- Nhìn chung đảo Cô Tô bị tác động theo hướng
về lâu dài bị tách thành hai đảo, mà nơi xung yếu
nhất là nằm ở đoạn đê Trường Xuân.
3.3. Dự báo các tác động tới sản xuất và đời sống
Đối với đất đai và cơ sở hạ tầng:
Mặc dù tỷ lệ diện tích đảo bị ngập chìm và bị
ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều so với diện tích
toàn đảo là không quá lớn (25%), nhưng điều cơ
bản là các vùng đất đó đa số là nơi sinh sống và sản
xuất nông ngư nghiệp và giao thông của đảo, vì
vậy tác động sẽ là rất to lớn.
- Diện tích đất tự nhiên bị thu hẹp, những vùng
đất quý giá nhất bị mất hoặc bị ảnh hưởng mạnh;
đất vùng đồi núi thấp bị thoái hóa do rửa trôi,
trượt lở.
299
- Các cơ sở hạ tầng ven đảo bị đe dọa, bao
gồm: (i) Đường giao thông ven đảo; đặc biệt là đê
Trường Xuân nằm trên đoạn bờ có nguy cơ bị phá
hủy, nơi đây đụn cát có độ cao nhất 5,9 m, bề rộng
khoảng 50 m, và bị ảnh hưởng mạnh của thủy triều
và nước hồ chứa ở cả hai bên sườn (hình 2);
(ii) Các đoạn kè bảo vệ chống xói lở phía tây thị
trấn Cô Tô; (iii) Hai hồ chứa nước ở thôn Nam Hải
đều bị ảnh hưởng của thủy triều; hồ chứa nước
Đồng Tiến có nguy cơ bị phá hủy phụ thuộc vào
việc củng cố đê Trường Xuân(3); (iv) Cầu cảng, đê
chắn sóng khu neo đậu tránh bão bị ảnh hưởng do
giảm độ cao, với cường độ bão và sóng có thể
tăng lên.
Đối với sản xuất và đời sống:
- Nông nghiệp bị ảnh hưởng khá nặng: nhiều
diện tích cấy lúa bị ngập và bị ảnh hưởng nhiễm
mặn; đất bị thoái hóa; khí hậu kém thuận lợi hơn
do nhiệt độ tăng và lượng mưa phân hóa theo mùa
mạnh hơn (tăng vào Hè - Thu, giảm vào mùa
Xuân), có thể tăng số cơn bão ảnh hưởng.
- Nuôi trồng thủy sản: các tác động có thể có
phần thuận lợi nhưng chủ yếu là khó khăn.
- Giao thông thủy: cũng vậy, tác động có thể có
phần thuận lợi, nhưng cơ bản là khó khăn.
- Du lịch: các bãi biển hiện là thế mạnh của
CôTô sẽ bị thu hẹp và một số bãi có thể biến mất;
bên cạnh đó thảm rừng có thể phát triển tốt hơn do
độ trữ ẩm tăng.
- Đời sống: nhìn chung đời sống của nhân dân
trên đảo sẽ bị ảnh hưởng nhiều, không gian sống bị
thu hẹp, sản xuất khó khăn hơn; đặc biệt khu dân
cư Thị trấn bị ảnh hưởng bởi thủy triều hoặc bị đe
dọa biển lấn; lượng nước ngầm giảm và bị nhiễm
mặn, cấp nước sinh hoạt khó khăn hơn, ngập úng
mở rộng. Sức khỏe bị ảnh hưởng do nhiệt độ tăng.
Tóm lại cuộc sống trên đảo có thể trở nên kém bền
vững hơn do môi trường sống khắc nghiệt hơn và
sinh kế khó khăn hơn, đòi hỏi có sự thích ứng kịp
thời.
4. Những đề xuất sơ bộ
Trước nguy cơ biến đổi khí hậu, nước biển
dâng, là một hiểm họa đến từ từ nhưng khó cưỡng
lại được, việc “chung sống” và “thích ứng” sẽ là
điều mà nhân dân trên đảo cần trải nghiệm.
Bảo vệ các công trình ven biển để ổn định đời
sống và sản xuất nông ngư nghiệp có thể là việc
quan trọng hàng đầu: củng cố vững chắc đê
Trường Xuân, cũng như củng cố và xây dựng hệ
thống đê kè bảo vệ Thị trấn. Trong điều kiện cần
thiết có thể có phương án phát triển Thị trấn dần về
phía nam; củng cố dần đê đập bảo vệ các hồ chứa
nước ngọt ven đảo đang và sẽ bị ảnh hưởng của
thủy triều.
Nghiên cứu chỉnh sửa quy hoạch cho thích ứng
dần với điều kiện khí hậu mới, giảm dần tỷ trọng
của nông nghiệp trong cơ cấu sản xuất của đảo
trong điều kiện đất canh tác thu hẹp và nước ngọt
khó khăn.
Trong xây dựng cơ sở hạ tầng ven đảo cần tính
toán để xác định độ cao chuẩn phù hợp với điều
kiện nước biển dâng; theo hướng đó cũng cần xem
xét lại các công trình đã xây dựng, đặc biệt là hệ
thống tiêu thoát nước để có phương án khắc phục
kịp thời.
Bảo vệ và trồng mới thảm rừng luôn luôn là
một giải pháp bảo vệ môi trường có tính kinh điển,
tuy nhiên đối với việc thích ứng với biến đổi khí
hậu, nước biển dâng của một đảo biển có diện tích
không lớn như Cô Tô là đặc biệt quan trọng, nhất
là trong việc hạn chế xói lở bờ và xói mòn đất.
Điều quan trọng là nâng cao nhận thức về dạng
tai biến này trong lãnh đạo và cộng đồng địa
phương để có thể thống nhất nhận diện các nguy cơ
và cùng tìm ra các giải pháp ứng phó thích hợp và
kịp thời.
5. Kết luận
Nghiên cứu thử nghiệm việc đánh giá tác động
của biến đổi khí hậu, nước biển dâng đối với các
đảo ven bờ, lấy thí dụ đảo Cô Tô, được dựa trên
kịch bản do Bộ TN&MT soạn, với các yếu tố nhiệt
độ, lượng mưa và mức biển dâng. Kết quả phân
tích cho thấy đến cuối thế kỷ XXI, với phương án
phát thải cao, đảo Cô Tô sẽ bị ngập chìm và bị trực
tiếp ảnh hưởng một diện tích đất tuy chưa phải là
quá lớn (25% diện tích đảo), nhưng là những đất
quan trọng nhất, bao gồm các khu dân cư, các bãi
biển, các ruộng cấy lúa, với các cơ sở hạ tầng quan
trọng như đường giao thông, đê, kè, hồ chứa nước,...
(3)Mặc dù hồ này đã được xây đập chắn ở phía đông, nhưng khi phân tích ảnh hưởng của nước biển dâng chúng tôi
vẫn coi như chưa có đập này vì vào mùa khô mực nước hồ có thể thấp hơn mực triều cường. Sự tích nước trong hồ có
thể làm tăng ảnh hưởng của nước biển dâng.
300
Ngoài ra, các quá trình ngoại sinh bất lợi cũng
sẽ phát sinh hoặc tăng thêm về cường độ như xói
lở bãi biển, trượt lở sườn đồi núi thấp và đổ lở vách
đá dốc quanh đảo, thoái hóa đất, mặn hóa nguồn
nước ngọt, và có thể cả sóng và bão cũng mạnh
lên. Cuộc sống trên đảo trở nên kém bền vững hơn
do môi trường sống khắc nghiệt hơn và sinh kế khó
khăn hơn, đòi hỏi có những giải pháp thích ứng
ngay từ hôm nay.
TÀI LIỆU DẪN
[1] Lê Đức An, Uông Đình Khanh, Võ Thịnh,
2011: Trượt lở đất vùng nhiệt đới ẩm và vấn đề
cảnh báo chúng: lấy thí dụ ở các tỉnh Cao Bằng và
Hà Giang.- Tc Địa chất, A, 325, 15-27, Hà Nội.
[2] Bird E., 2000: Coastal Geomorphology An
Introduction, 322 p.- British Lib.Cat.Publ.Date.
[3] Phạm Hoàng Hải (chủ biên), 2010: Các
huyện đảo ven bờ Việt Nam tiềm năng và định
hướng phát triển, Nxb. KHTN&CN, Hà Nội,
353 tr.
[4] Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011: Kịch
bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt
Nam, 115 tr., Hà Nội.
SUMMARY
Warning of impacts of climate change on coastal islands - a case study for CoTo island
This study includes following steps:
- Using “Scenarios of Climate Change, Sea level rise for Vietnam” established by the Ministry of Natural Resources
and Environment (2011) to calculate temperature, rainfall, and sea level rise in Co To island by the end of this Century
under the high emission scenario.
- Impact assessment of the elements (temperature, rainfall, and sea level rise) on meteoro-hydrologycal processes
(rainfall, inundation) as well as geomorphological ones (landslide, rockfall, coast erosion, soil erosion, salt-water
intrusion, and change in coastal landforms). The assessment of the inundated area is based not only on the distance of
sea level rise but also on the coast retreat due to erosion, and the maximum tidal range.
- Assessment of the impacts on the local production and life.
The impact assessment result shows that CoTo island will lose about 200 ha due to inundation and 215 ha because
of tidal influence, which are not very large areas (25% of island surface), but the most valuable lands, including
populated areas, beaches, rice-fields, with important buildings (roads, dikes, dams, reservoirs, etc). Moreover,
unfavourable exogenic processes will also increase in term of frequency and intensity violently, such as coastal erosion,
landslide in hill and low mountains, escarp rockfall, land degradation in upland areas, saltwater intrusion in
unconsolidated aquifer, and wave and storm are likely to be more intensified; it is predicted also that Co To island is
separated into two parts. Consequently, the life of local people in the island will become less stable because of its more
severe environment and their livelihood will have to face more challenges. Adaptable solutions, therefore, should be
given as soon as possible.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4112_14544_2_pb_9281_2107844.pdf