Nghiên cứu giải pháp điều chỉnh cơ cấu gioăng kín nước của cửa van để giảm lực đóng mở van
Currently, steel gates are used for water intake and flood discharge in irrigation and hydropower
projects. Gate seal are installed around the gates to prevent leakage from the upstream to
dowstream due to the pressure of the water blocking the water seal into the slot. But this greatly
increases the frictional force when opening and closing the gates, which is difficult to open and
close the gates. The paper proposes to adjust the structure of the waterproof rubber seal to change
the water pressure on the rubber seal to reduce the force of the gates opening and closing. The
proposed study was tested in a practical setting, showing a reduction in backstop force of nearly
50%. The results of the study reduced equipment costs and operating costs, practical and economic
efficiency.
4 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 530 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu giải pháp điều chỉnh cơ cấu gioăng kín nước của cửa van để giảm lực đóng mở van, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 58 (9/2017) 118
BÀI BÁO KHOA H
C
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU GIOĂNG KÍN NƯỚC
CỦA CỬA VAN ĐỂ GIẢM LỰC ĐÓNG MỞ VAN
Nguyễn Văn Sơn1
Tóm tắt: Hiện nay cửa van thép được sử dụng cho cửa lấy nước và cửa xả lũ trong công trình thủy
lợi và thủy điện. Vật chắn nước được lắp đặt xung quanh cửa van để chống rò rỉ nước từ thượng
lưu về hạ lưu nhờ áp lực nước ép chặt vật chắn nước vào khe van. Nhưng chính điều này lại làm
tăng lực ma sát lớn khi đóng mở van dẫn đến khó khăn khi đóng mở van. Bài báo đề xuất điều
chỉnh cấu trúc bộ phận gioăng cao su chắn nước để làm thay đổi áp lực nước tác dụng lên gioăng
cao su nhằm làm giảm lực đóng mở van. Nghiên cứu đề xuất được thử nghiệm ở một công trình
thực tế, kết quả cho thấy giảm lực đóng mở van đến gần 45%. Kết quả nghiên cứu giảm được chi
phí thiết bị và chi phí vận hành, có tính thực tiễn và hiệu quả kinh tế.
Từ khóa: Cửa van; Gioăng kín nước; Khe van.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ1
Hiện nay, các loại cửa van phẳng; cửa van
cung của công trình xả lũ; cửa lấy nước, dạng xả
mặt hoặc xả sâu được sử dụng rất phổ biến tại
các công trình thủy lợi; công trình thủy điện.
Gioăng cao su củ tỏi được sử dụng làm vật chắn
nước của cửa van để hạn chế rò rỉ nước từ
thượng lưu về phía hạ. Để đảm bảo kín nước, ta
dùng áp lực nước phía thượng lưu tác dụng vào
gioăng cao su, làm gioăng cao su áp sát vào khe
van. Nhưng áp lực nước tác dụng lên gioăng cao
su lại tạo ra lực ma sát lớn khi đóng – mở van,
dẫn đến các hệ quả sau:
- Làm tăng lực cần thiết để mở cửa van. Khi
mở cửa van cần phải lựa chọn xi lanh hoặc tời
điện có sức nâng lớn để mở van.
- Khi hạ cửa van cần phải tăng lực nhấn
xuống, hoặc tăng trọng lượng cửa van để có thể
đóng van bằng tự trọng.
- Quá trình đóng – mở van, gioăng cao su củ
tỏi bị mài mòn do ma sát, dẫn đến nhanh hỏng.
- Quá trình đóng – mở van, gioăng cao su
luôn bị lực tác dụng theo phương dọc, dẫn đến
vẹo gioăng cao su, làm giảm khả năng kín nước
và có thể dẫn đến phì và rách gioăng cao su.
1
Khoa Năng lượng - Đại học Thủy Lợi.
Hình 1. Hình ảnh rách gioăng cao su đỉnh do
ma sát và áp lực nước khi hạ van
Các tồn tại nêu trên càng trở nên nghiêm
trọng hơn đối với các cửa van có mặt gioăng cao
su quay về phía thượng lưu, cửa van xả lũ dưới
sâu, do đó cần thiết phải nghiên cứu và đưa ra
các giải pháp điều chỉnh cơ cấu, cấu tạo chi tiết
vật chắn nước của cửa van và phương pháp vận
hành đóng- mở cửa van để giảm lực ma sát giữa
gioăng cao su củ tỏi và khe van, nhằm khắc
phục các tồn tại nêu trên.
2. PHẠM VI VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN
CỨU
Để giảm lực ma sát giữa gioăng cao su củ tỏi
và khe van, người ta đã đưa ra hướng nghiên
cứu các loại vật liệu mới và đã có một số kết
quả nhất định như gioăng cao su Teflon có hệ số
ma sát với thép nhỏ. Nhưng gioăng cao su
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 58 (9/2017) 119
Teflon làm việc trong môi trường thực tế hay bị
bong tróc sau một thời gian.
Chúng tôi nghiên cứu điều chỉnh cơ cấu chi
tiết gioăng kín nước của cửa van, nhằm điều
chỉnh được áp lực nước tác dụng lên gioăng cao
su củ tỏi, để đảm bảo yêu cầu như sau:
- Giảm lực ma sát giữa gioăng cao su củ tỏi
với khe van khi đóng – mở van, từ đó giảm
được lực đóng – mở van.
- Hạn chế mài mòn, rách gioăng cao su củ tỏi
với khe van trong quá trình đóng – mở van.
- Giảm chi phí về năng lượng trong quá trình
vận hành cửa van.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Hình 2. Minh họa cấu tạo các chi tiết để
điều chỉnh áp lực nước
Qua nghiên cứu cấu tạo cửa van; gioăng cao
su củ tỏi chắn nước; vận hành nâng – hạ cửa
van, tác giả đưa ra hình thức cấu tạo chi tiết vật
chắn nước để điều chỉnh áp lực nước tác dụng
lên gioăng cao su củ tỏi của cửa van cửa nhận
nước và cửa van xả lũ như sau:
A- Giải pháp cấu trúc gioăng kín nước
Để có thể điều chỉnh được áp lực nước tác
dụng vào gioăng cao su củ tỏi, tác giả bổ sung
thêm các chi tiết vào cửa van, nhằm tạo ra
không gian khép kín phía mặt lưng gioăng cao
su củ tỏi, từ đó khi cần đóng – mở van thì có thể
điều chỉnh được áp lực nước bên trong khu vực
này. Chi tiết kết cấu như sau:
Bổ sung hàn các tấm thép (tấm thép 1) vào
thép tôn mặt cửa van. Tấm thép này hàn vuông
góc với thép tôn mặt cửa van, chạy dọc song
song với gioăng cao su củ tỏi, áp sát với gioăng
cao su bên và gioăng cao su đỉnh (xem hình 2;
hình 5).
Hàn thêm các tấm thép (tấm thép 2) vào mặt
thép tôn cửa van. Tấm thép số 2 hàn vuông góc
với thép tôn mặt cửa van, vuông góc với gioăng
cao su, vuông góc tấm thép số 1, nằm áp sát với
phía lưng gioăng cao su, tại vị trí gần đáy của
cửa van (xem hình 3).
Hình 3. Các chi tiết điều chỉnh áp lực nước
tác dụng lên mặt lưng gioăng cao su
Hình 4. Minh họa vị trí bố trí lỗ thông 5;
ống thép và van tháo nước (chi tiết 6)
Hàn thêm các tấm thép (tấm thép 3) vuông
góc với thép tôn mặt cửa van, vuông góc với
gioăng cao su và nằm áp sát với phía lưng
gioăng cao su, tại vị trí sát đỉnh các phân đoạn
của cửa van trừ phân đoạn trên cùng của cửa
van. Nếu cửa van chỉ có 01 phân đoạn, thì
không có tấm thép 3.
Hàn các tấm thép (tấm thép 4) vào tấm thép 1
và thép kết cấu (Thép hình L) đỡ gioăng cao su
(xem hình 3).
Để làm giảm được áp lực trong khoảng
không gian khép kín nêu trên, chúng tôi đặt lỗ
thông nước về hạ lưu (chi tiết 5, đường kính lỗ
là 5cm – có thể thay đổi tùy theo quy mô van).
Lỗ thông từ không gian khép kín nêu trên xuyên
qua thép tôn mặt cửa van ra phía sau hạ lưu cửa
van, nối vào ống thép.
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 58 (9/2017) 120
Tạo lỗ thông nước nhỏ (chi tiết 7) qua tấm
thép 1.
Lắp đặt van nước nhỏ ở phía đầu ra của
miệng ống thép (Chi tiết 6, đóng mở van bằng
tay hoặc đóng mở van bằng điện, hoặc có thể
đóng mở tự động thông qua tời nâng). Thông
qua việc điều chỉnh độ mở van này có thể điều
chỉnh được áp lực nước trong không gian phía
mặt lưng gioăng cao su.
Với các chi tiết cơ cấu cấu tạo nêu trên, ta có
thể điều chỉnh được áp lực nước tác dụng lên mặt
lưng gioăng cao su củ tỏi thông qua điều chỉnh
áp lực nước trong không gian khép kín phía mặt
lưng gioăng cao su. Để điều chỉnh áp lực nước
trong không gian phía mặt lưng gioăng cao su
bằng cách điều chỉnh độ mở lớn hay nhỏ (từ
đóng hoàn toàn đến mở hoàn toàn) của van nước
(Chi tiết 6). Do lượng nước chảy vào cố định qua
lỗ thông 7, nếu khóa van số 6 nước không chảy
ra được nên áp lực nước sẽ tăng lên bằng áp lực
nước phía thượng lưu, ngược lại mở van số 6
lượng nước chảy ra mạnh hơn lượng nước chảy
vào qua lỗ thông số 7 (do van 6 có tiết diện lớn
hơn lỗ thông số 7) do đó áp lực nước sẽ giảm.
B- Phương pháp điều chỉnh áp lực nước tác
dụng vào gioăng cao su
Với kết quả nghiên cứu điều chỉnh cấu trúc
chi tiết vật chắn nước của cửa van nêu trên, để
điều chỉnh áp lực nước tác dụng vào gioăng cao
su theo yêu cầu đề ra, tác giả đưa ra cách thức
vận hành đóng mở cửa van như sau:
- Khi cần đóng - mở van, để điều chỉnh áp
lực nước ta mở van nước nhỏ (chi tiết 6, có thể
mở van này bằng thủ công hoặc van điện hoặc
kết hợp tời nâng), nước phía mặt lưng của
gioăng cao su củ tỏi sẽ thoát qua van 6 về hạ
lưu, làm giảm áp lực của nước vào gioăng cao
su. Gioăng cao su sẽ không bị áp vào khe van,
cửa van được nâng lên hoặc hạ xuống dễ dàng
hơn do lực ma sát giữa gioăng cao su và khe van
còn rất nhỏ.
- Khi cửa van được đưa về vị trí đóng hoàn
toàn, ta sẽ đóng van nước nhỏ 6. Nước từ phía
mặt lưng của gioăng cao su sẽ không thoát được
qua van 6. Nước từ thượng lưu cửa van sẽ tiếp
tục chảy vào phía mặt lưng gioăng cao su thông
qua lỗ 7, làm tăng áp lực của nước lên mặt lưng
của gioăng cao su. Gioăng cao su sẽ từ từ bị áp
sát vào khe van, đảm bảo hạn chế nước rò rỉ về
phía hạ lưu.
4. PHẠM VI ỨNG DỤNG
- Áp dụng chế tạo mới, cải tạo chi tiết vật
chắn nước của cửa van của các công trình thủy
lợi và công trình thủy điện (cửa van là dạng cửa
van phẳng hoặc dạng cửa van cung).
5. ÁP DỤNG THỬ NGHIỆM CHO
CÔNG TRÌNH THỰC TẾ
Tính toán áp dụng kết quả nghiên cứu nêu
trên cho cửa van xả lũ dưới sâu cho trạm thủy
điện thực tế, kết quả như sau:
Bảng 1. Bảng so sánh kết quả áp dụng nghiên cứu và thiết kế thông thường hiện nay
Thông số Thông thường Áp dụng kết quả
nghiên cứu
Kích thước thông thủy cửa van 5.6m*7.6m 5.6m*7.6m
Áp lực nước tính đến đáy van 20m 20m
Ống thông (Chi tiết 5) bố trí 2 bên 2 ống D50mm
Lỗ thông (Chi tiết 7) bố trí 2 bên 4 lỗ D12
Trọng lượng van 55 tấn 29 tấn
Lực ma sát lăn của bánh xe 25 tấn 25 tấn
Lực ma sát giữa gioăng cao su và khe van 25 tấn 0
Lực hạ van Tự trọng Tự trọng
Lực nâng van bằng tời điện 110 tấn 60 tấn
Theo giải pháp cấu tạo và phương pháp điều
chỉnh áp lực nước, áp dung thiết kế cho cửa van
nêu trên, sau khi gia công chế tạo, lắp đặt cửa
van, qua thử nghiệm nâng hạ cửa van trong điều
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 58 (9/2017) 121
kiện thực tiễn, cho thấy trọng lượng cửa van là
29 tấn hoàn toàn đảm bảo hạ van bằng tự trọng,
tời nâng 60 tấn hoàn toàn đủ sức nâng để mở
cửa van.
Hình 5. Các chi tiết cấu tạo cửa van
đã hoàn thiện
Kết luận và kiến nghị
Kết quả nghiên cứu đưa ra giải pháp cơ cấu,
cấu tạo chi tiết vật chắn nước và phương pháp
điều chỉnh áp lực nước tác dụng vào gioăng cao
su củ tỏi của cửa van, từ đó giảm được lực đóng
– mở van đem lại hiệu ích kinh tế nhất định, thể
hiện qua các kết quả như sau:
- Giảm chi phí đầu tư ban đầu: chi phí chế
tạo cửa van do giảm trọng lượng van (khi cửa
van đóng bằng tự trọng); Chi phí mua sắm thiết
bị nâng - hạ cửa van.
- Kéo dài tuổi thọ của thiết bị: do gioăng cao
su ít bị mài mòn; thiết bị đóng – mở van hoạt
động với công suất nhỏ hơn.
- Giảm chi phí năng lượng trong quá trình
vận hành cửa van
Kiến nghị xem xét áp dụng giải pháp cho
các dự án làm mới, cải tạo các cửa van xả lũ
của các công trình thủy lợi và công trình thủy
điện hiện có.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiêu chuẩn TCVN 8299: 2009 Về thiết kế cửa van, khe van bằng thép.
Nước CHND Trung Hoa, Quy phạm DT/T5039-95: “Quy phạm thiết kế cửa van bằng thép cho
công trình thủy điện thủy lợi”.
Abstract:
RESEARCHING SOLUTIONS TO ADJUST WATER TIGHT GASKET STRUCTURE
OF THE GATE TO REDUCE THE FORCE OF OPENING AND CLOSING GATE
Currently, steel gates are used for water intake and flood discharge in irrigation and hydropower
projects. Gate seal are installed around the gates to prevent leakage from the upstream to
dowstream due to the pressure of the water blocking the water seal into the slot. But this greatly
increases the frictional force when opening and closing the gates, which is difficult to open and
close the gates. The paper proposes to adjust the structure of the waterproof rubber seal to change
the water pressure on the rubber seal to reduce the force of the gates opening and closing. The
proposed study was tested in a practical setting, showing a reduction in backstop force of nearly
50%. The results of the study reduced equipment costs and operating costs, practical and economic
efficiency.
Keywords: Gate; Water tight gasket; Valve groove.
Ngày nhận bài: 01/6/2017
Ngày chấp nhận đăng: 15/9/2017
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_giai_phap_dieu_chinh_co_cau_gioang_kin_nuoc_cua_c.pdf