Hỗn hợp oxit khi nung ở điều kiện nhiệt độ khác
nhau thu được sản phẩm có tính chất khác nhau về
kích thước hạt, diện tích bề mặt, dạng thù hình. Các
tính chất này làm ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ
của vật liệu. Thí nghiệm tương tự như các phần trên
kết quả nghiên cứu được biểu diễn ở hình 3.
Từ kết quả thực nghiệm cho thấy khi nhiệt độ
nung mẫu tăng dần từ 500, 600, 750, 850 và 950 oC
thì dung lượng hấp phụ phốt phát của vật liệu CeO2-
Al2O3 giảm dần theo thứ tự lần lượt là 122,98 mg/g;
112,34 mg/g; 104,36 mg/g; 91,06 mg/g; 93,30 mg/g.
Khi tăng nhiệt độ nung mẫu thì kích thước hạt oxit
hỗn hợp cũng tăng lên làm cho diện tích bề mặt
riêng của mẫu giảm dẫn đến khả năng hấp phụ phốt
phát của vật liệu giảm. Điều này hoàn toàn phù hợp
với lý thuyết và đã được khảo ở [5, 6].
4. KẾT LUẬN
Đã nghiên cứu sự hấp phụ anion phốt phát bằng
vật liệu oxit hỗn hợp CeO2-Al2O3 được điều chế
bằng phương pháp đốt cháy gel PVA và khảo sát
một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ phốt
phát của vật liệu CeO2-Al2O3 tự chế tạo. Kết quả cho
thấy, khả năng hấp phụ anion PO43- của vật liệu là
khá tốt, trong điều kiện tối ưu là nhiệt độ nung ở 500
oC, tỉ lệ thành phần C/A = 5/5, pH dung dịch khoảng
7-8 và thời gian đạt cân bằng hấp phụ là 1 giờ thì
dung lượng hấp phụ đạt giá trị qmax = 125,42 mg/g
4 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 675 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu hấp phụ anion photphat (po43-) từ dung dịch bằng oxit hỗn hợp ceo2-al2o3 - Đào Ngọc Nhiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ HÓA HỌC 54(3) 387-390 THÁNG 6 NĂM 2016
DOI: 10.15625/0866-7144.2016-00324
387
NGHIÊN CỨU HẤP PHỤ ANION PHOTPHAT (PO4
3-) TỪ
DUNG DỊCH BẰNG OXIT HỖN HỢP CeO2-Al2O3
Đào Ngọc Nhiệm*, Nguyễn Thị Hà Chi, Đoàn Trung Dũng, Nguyễn Đức Văn, Dương Thị Lịm
Viện Khoa học vật liệu, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Đến Tòa soạn 12-10-2014; Chấp nhận đăng 10-6-2016
Abstract
The nanostructure mixed oxides powder CeO2–Al2O3 has been synthesized by the combustion of gel from
Polyvinyl Alcohol (PVA) as polymer basic and mixture metal nitrate. The optimum conditions of synthesis method:
(Ce
4+
+Al
3+
)/PVA molar ratio = 1/3, Ce
4+
/Al
3+
molar ratio = 1/1, pH = 4, gel formation temperature at 80
o
C. The
phosphate ion sorption of nanostructured CeO2-Al2O3 mixed oxides was presented in this paper. The results showed that
the optimized conditions for obtaining the maximum adsorption capacity are: pH ~ 7-9, adsorption equilibrium time of
1h, CeO2/Al2O3 molar ratio of 1/1, calcination temperature of 500 °C, the maximum adsorption capacity, Qmax of 125.42
mg/g with regression coefficient of 0.997 were found.
Keywords. CeO2-Al2O3
mixed oxide, phosphate anion (PO4
3-
), anionic adsorption.
1. GIỚI THIỆU
Phốt pho là nguyên tố thiết yếu của sự sống. Do
có tác động hóa học cao với oxi đơn chất và trong
hợp chất nên phốt pho ở tự nhiên là dạng hợp chất
với oxi và một số nguyên tố khác (Na, K, Ca, Mg)
[1, 2]. Phốt phát là dạng phổ biến nhất của phốt pho
trong tự nhiên và cũng là hợp chất quan trong, đóng
vai trò quan trọng thiết yếu trong cơ thể sống như: là
nguyên liệu di truyền trong DNA và RNA; các tế
bào sống sử dụng để vận chuyển năng lượng thông
qua ATP; hay ở màng tế bào và trong xương sống và
răng của động vật [1, 2]. Song phốt phát cũng là một
chất độc gây nguy hiểm cho cơ thể sống nếu dư thừa
phốt phát gây ra loãng xương (do phốt phát tác dụng
với canxi), tắc mạch máu dẫn tới tai biến mạch máu
não hoặc đau tim đẫn tới suy tim [1-4]. Việc thừa
phốt phát dẫn đến hiện tượng phú dưỡng, làm tăng
nhanh quá trình phát triển của tảo rồi chết gây ra
mầu nước xanh của tảo, tạo mùi khó chịu và giải
phóng một số chất độc gây chết cá và làm ô nhiễm
nguồn nước [1, 2]. Nguồn nước ô nhiễm phốt phát
chủ yếu do hoạt động sản xuất nông nghiệp của con
người, hàng năm lượng phốt phát thải ra tự nhiên là
rất lớn. Vì vậy, việc xử lý phốt phát trong nước là rất
cần thiết nhằm giảm ô nhiễm môi trường và thu hồi
lại lượng lớn phốt phát thất thoát.
Gần đây, phương pháp hấp phụ phốt phát được
cũng đã được nghiên cứu [7, 8]. Trong bài báo này,
chúng tôi nghiên cứu khảo sát một số yếu tố ảnh
hưởng đến khả năng hấp phụ phốt phát từ dung dịch
bằng vật liệu oxit hỗn hợp CeO2-Al2O3
(CA) cấu trúc
nano được tổng hợp bằng phương pháp đốt cháy gel
PVA.
2. THỰC NGHIỆM
2.1. Hóa chất dụng cụ
- Các muối khan amoni molipdat (NH4)2MoO4,
amoni vanadat NH4VO3, Na3PO4, dung dịch HCl
đặc, KOH.
- Oxit hỗn hợp CeO2-Al2O3
cấu trúc nano được
chế tạo theo [5, 6].
- Cốc thủy tinh 250 ml, bình định mức, máy
khuấy từ IRE (Ý), máy đo pH (Tây Ban Nha), thiết
bị ổn nhiệt (Tây Ban Nha), máy đo UV-VIS 1800
(Nhật Bản), máy li tâm và một số dụng cụ khác.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phân tích hàm lượng PO4
3-
bằng phương
pháp trắc quang so màu, sử dụng thuốc thử
amonimolipdat/vanadat theo TCVN 5815:2001 [9].
- Đánh giá khả năng hấp phụ PO4
3-
từ dung
dịch theo mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir.
Dung lượng hấp phụ cực đại và hằng số đẳng nhiệt
được xác định bằng phương pháp hồi quy. Mối
tương quan các số liệu thực nghiệm giữa nồng độ
PO4
3-
còn lại trong dung dịch (Cf, mg/l) theo dung
lượng hấp phụ bão hòa (q, mg/g) được xử lý trên
phần mềm tính toán Table Curves.
TCHH, 54(3), 2016 Đào Ngọc Nhiệm và cộng sự
388
- Đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir được áp
dụng thành công vào nhiều quá trình hấp phụ các
chất ô nhiễm và được sử dụng rộng rãi nhất trong
việc mô tả quá trình hấp phụ các chất tan từ dung
dịch theo phương trình Langmuir có dạng:
Trong đó: Qmax là dung lượng hấp phụ cực đại trên
bề mặt đơn lớp (mg/g); q là dung lượng hấp phụ
(mg/g); b là hằng số đẳng nhiệt của phương trình
(dm
3
/mg); Cf là nồng độ asen còn lại trong dung dịch
(mg/l).
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của thời gian cân bằng hấp phụ
PO4
3-
bằng oxit hỗn hợp CeO2-Al2O3
Để khảo sát ảnh hưởng của thời gian cân bằng
hấp phụ PO4
3-
bằng oxit hỗn hợp CeO2-Al2O3
cấu
trúc nano, các thí nghiệm sau: cho 0,05 g vật liệu
oxit hỗn hợp CeO2-Al2O3 vào trong 100 ml dung
dịch PO4
3-
có nồng độ 5 mg/l, khuấy liên tục trên
máy khuấy từ với thời gian thay đổi cứ 30 phút lấy
mẫu ra phân tích. Các kết quả phân tích, tính toán
được ghi lại ở trong bảng 1.
Bảng 1: Ảnh hưởng thời gian cân bằng hấp phụ
PO4
3-
bằng vật liệu oxit hỗn hợp CeO2-Al2O3
t
(phút)
C0
(mg/l)
Cf
(mg/l)
q (mg/g)
Hiệu suất
hấp phụ
H (%)
30 5 3,19 3,62 36,17
60 5 2,66 4,68 46,81
90 5 2,79 4,41 44,15
120 5 2,66 4,68 46,81
Từ kết quả thực nghiệm thấy rằng thời gian hấp
phụ PO4
3-
bão hòa của vật liệu oxit hỗn hợp CeO2-
Al2O3 là 60 phút (q = 4,68 mg/g) với hiệu suất hấp
phụ là 46,61 %. 60 phút là thời gian được lựa chọn
cho các nghiên cứu tiếp theo.
3.2. Đẳng nhiệt hấp phụ PO4
3-
bằng oxit hỗn hợp
CeO2-Al2O3
Cho 0,05 g vật liệu hấp phụ trong 100 ml dung
dịch PO4
3-
có nồng độ thay đổi từ 1 đến 150 mg/l
khuấy liên tục trên máy khuấy từ trong 1 giờ. Sau
đó, phân tích nồng độ PO4
3-
trước và sau hấp phụ.
Kết quả phân tích, tính toán được ghi lại ở bảng 2.
Bảng 2: Dung lượng hấp phụ photphat của vật liệu
CeO2-Al2O3
C0 (mg/l) Cf (mg/l) q (mg/g)
1 0,60 0,80
5 2,66 4,68
25 7,31 35,37
50 12,77 74,47
60 15,96 88,09
100 39,89 120,21
120 58,51 122,98
150 85,11 129,79
Từ bảng số liệu, dựa vào phần mềm tính toán
Table – Curve chúng tôi tính toán hồi qui các kết
quả thực nghiệm hấp phụ phốt phát của vật liệu oxit
hồn hợp CeO2-Al2O3. Kết quả được ghi lại ở hình 1.
r^2=0.99707131, q max =125.42532
0 20 40 60 80
0
25
50
75
100
125
150
0
25
50
75
100
125
150
Hình 1: Đường đẳng nhiệt hấp phụ phốt phát của vật
liệu oxit hỗn hợp CeO2-Al2O3
Hình 1 cho thấy dung lượng hấp phụ phốt phát
cực đại của vật liệu vật liệu oxit hỗn hợp CeO2-
Al2O3
đạt giá trị lớn (Qmax = 125,42 mg/l), với hệ số
hồi quy r2 = 0,997.
3.3. Ảnh hưởng của tỉ lệ CeO2/Al2O3 và nhiệt độ
nung đến khả năng dung lượng hấp phụ PO3
-
Thí nghiệm được tiến hành tương tự như phần
trên với nồng độ PO4
3-
là 60 mg/l, thành phần của
oxit hỗn hợp C/A thay đổi lần lượt là: 1/9; 2/8; 3/7;
4/6, 5/5. Các mẫu được nung ở 500 °C và 850 °C
trong 2 giờ. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ
C/A và nhiệt độ nung được trình bày ở bảng 3.
Qmax.b.Cf
q =
1+ b.Cf
TCHH, 54(3), 2016 Nghiên cứu hấp phụ anino photphat
389
Bảng 3: Ảnh hưởng của tỉ lệ CeO2/Al2O3 và nhiệt độ
nung đến khả năng dung lượng hấp phụ PO3
-
mẫu C0 (mg/l) Cf (mg/l) q (mg/g)
CA19 500 60 35,90 48,19
CA28 500 60 25,27 69,47
CA37 500 60 22,61 74,79
CA46 500 60 19,95 80,11
CA55 500 60 15,96 88,09
CA19 850 60 33,24 48,19
CA28 850 60 31,91 53,51
CA37 850 60 35,90 56,17
CA46 850 60 25,27 69,47
CA55 850 60 21,28 77,45
Với kết quả thực nghiệm (bảng 3) cho thấy ở
cùng điều kiện thí nghiệm khi tỉ lệ oxit CeO2 trong
oxit hỗn hợp càng tăng thì dung lượng hấp phụ của
vật liệu đối với ion PO4
3- cũng tăng. Dung lượng hấp
phụ phốt phát tăng dần theo thứ tự sau: CA19 >
CA28 > CA37 > CA46 > CA55. Khảo sát ảng
hưởng của tỉ lệ C/A đến cấu trúc đã được chúng tôi
nghiên cứu kỹ ở [5, 6]. Vì vậy, tỉ lệ CA55 là tỉ lệ tối
ưu để cho các nghiên cứu hấp phụ anion phốt phát
tiếp theo.
3.4. Ảnh hưởng của pH đến dung lượng hấp phụ
PO3
-
của vật liệu oxit hỗn hợp CeO2-Al2O3
Để nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến dung lượng
hấp phụ PO3
-
bằng vật liệu oxit hỗn hợp CeO2-Al2O3.
Các thí nghiệm tiến hành như trên với pH thay đổi
lần lượt từ 1÷13. Các số liệu thực nghiệm được đưa
ra trong hình 2. Qua đó thấy rằng khi pH của dung
dịch thay đổi thì dung lượng hấp phụ q cũng thay
đổi. Với pH trong khoảng 1-6 thì q giảm và tăng khi
pH ở khoảng 7-13. Dung lượng hấp phụ lớn nhất ở
khoảng pH 7-9 với giá trị q = 4,68-4,41 mg/g.
-
1
2
3
4
5
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
pH
q
(
m
g
/g
)
Hình 2: Ảnh hưởng của pH đến dung lượng hấp phụ PO3
-
của vật liệu oxit hỗn hợp CeO2-Al2O3
3.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ nung oxit hỗn hợp
CeO2/Al2O3 đến dung lượng hấp phụ PO3
-
Hỗn hợp oxit khi nung ở điều kiện nhiệt độ khác
nhau thu được sản phẩm có tính chất khác nhau về
kích thước hạt, diện tích bề mặt, dạng thù hình. Các
tính chất này làm ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ
của vật liệu. Thí nghiệm tương tự như các phần trên
kết quả nghiên cứu được biểu diễn ở hình 3.
Từ kết quả thực nghiệm cho thấy khi nhiệt độ
nung mẫu tăng dần từ 500, 600, 750, 850 và 950 oC
thì dung lượng hấp phụ phốt phát của vật liệu CeO2-
Al2O3 giảm dần theo thứ tự lần lượt là 122,98 mg/g;
112,34 mg/g; 104,36 mg/g; 91,06 mg/g; 93,30 mg/g.
Khi tăng nhiệt độ nung mẫu thì kích thước hạt oxit
hỗn hợp cũng tăng lên làm cho diện tích bề mặt
riêng của mẫu giảm dẫn đến khả năng hấp phụ phốt
phát của vật liệu giảm. Điều này hoàn toàn phù hợp
với lý thuyết và đã được khảo ở [5, 6].
0
35
70
105
140
CA500 CA
600
CA750 CA850 CA950
Nhiệt độ nung mẫu
q
(
m
g
/g
)
Hình 3: Sự phụ thuộc của nhiệt độ nung vật liệu
CeO2-Al2O3 đến dung lượng hấp phụ PO3
-
4. KẾT LUẬN
Đã nghiên cứu sự hấp phụ anion phốt phát bằng
vật liệu oxit hỗn hợp CeO2-Al2O3 được điều chế
bằng phương pháp đốt cháy gel PVA và khảo sát
TCHH, 54(3), 2016 Đào Ngọc Nhiệm và cộng sự
390
một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ phốt
phát của vật liệu CeO2-Al2O3 tự chế tạo. Kết quả cho
thấy, khả năng hấp phụ anion PO4
3-
của vật liệu là
khá tốt, trong điều kiện tối ưu là nhiệt độ nung ở 500
o
C, tỉ lệ thành phần C/A = 5/5, pH dung dịch khoảng
7-8 và thời gian đạt cân bằng hấp phụ là 1 giờ thì
dung lượng hấp phụ đạt giá trị qmax = 125,42 mg/g.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Tứ Hiếu, Nguyễn Văn Nội, Phạm Hùng Việt.
Hoá học môi trường, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội
(1999).
2. Đặng Kim Chi. Hóa học Môi trường, Nxb. Xây dựng
(2006).
3. Trần Tứ Hiếu. Hóa học phân tích, Nxb. Đại học
Quốc gia Hà Nội (2000).
4. Trần Tứ Hiếu, Từ Vọng Nghi, Nguyễn Văn Ri,
Nguyễn Xuân Trung. Hóa học phân tích, phần 2, Các
phương pháp phân tích công cụ, Nxb. ĐHQG Hà Nội
(2003).
5. Lưu Minh Đại, Đào Ngọc Nhiệm, Nguyễn Văn Phú,
Dương Thị Lịm. Tổng hợp oxit hỗn hợp CeO2-Al2O3
cấu trúc nano bằng phương pháp đốt cháy gel, Tạp
chí Hóa học, 49(4), 405-408 (2011).
6. Dao Ngoc Nhiem, Luu Minh Dai, Nguyen Duc Van,
Duong Thi Lim. Catalytic oxidation of carbon
monoxide over nanostructured CeO2–Al2O3 prepared
by combustion method using polyvinyl alcohol, J.
Ceramics International, 39, 3381-3385 (2013).
7. Lê Bá Thuận, Bùi Văn Thắng, Trần Văn Sơn. Nghiên
cứu điều chế tính chất của vật liệu La/Al chống
bentonit và ứng dụng hấp phụ photphat trong nước,
Tạp chí Hóa học, 49(3AB), 302-312 (2013).
8. Bùi Văn Thắng, Lê Bá Thuận. Khảo sát khả năng
hấp phụ phốt phát của bentonit biến tính: ảnh hưởng
của pH, anion lạ và cơ chế hấp phụ, Tạp chí Hóa
học, 51(3AB), 407-412 (2013).
9. TCVN 5815:2001. Phân hỗn hợp NPK-Phương pháp
thử (2008).
Liên hệ: Đào Ngọc Nhiệm
Viện Khoa học vật liệu
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Số 18, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội
E-mail: nhiemdn@ims.vast.ac.vn; Điện thoại: 0466747816.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dao_ngoc_nhiem_3268_2084338.pdf