Đảo Lý Sơn có vị trí chiến lược, điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên ưu đãi cùng với sự đa dạng sinh học của
các HST biển tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế,
du lịch và giao thông đường biển Tuy nhiên, hiện nay,
huyện đảo đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm biển từ
rác thải sinh hoạt, dầu thải và nguy cơ ô nhiễm hàm lượng
các nguyên tố (như ô nhiễm Pb).
Nghiên cứu đã đưa ra cơ sở lý luận lý thuyết về ô nhiễm
môi trường biển (ô nhiễm nước biển và trầm tích), khoanh
định các khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường biển, góp
phần cho công tác định hướng và lập quy hoạch phát triển
KT-XH cho huyện đảo.
Các giải pháp trước mắt, cần tập trung vào những vùng có
nguy cơ ô nhiễm; truyền thông nâng cao nhận thức về BVMT
biển, đặc biệt trong việc quản lý rác thải hợp lý và vệ sinh.
Về lâu dài, nghiên cứu, đề xuất các mô hình sinh kế bền
vững trước thách thức phát triển KT-XH và BĐKH, phù hợp
với quy hoạch, hướng tới phát triển bền vững của huyện đảo.
Kết quả nghiên cứu có thể được xem như là những định
hướng ban đầu cho mô hình tiếp cận trực quan, giúp các nhà
quản lý có thể đưa ra các quyết định chính xác, hiệu quả hơn
trong quá trình lập quy hoạch không gian biển gắn với mục
tiêu phát triển KT-XH, ứng phó với BĐKH và BVMT vùng
biển đảo.
6 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 612 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu hiện trạng, khoanh định và dự báo các khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường nước, trầm tích vùng biển đảo lí sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
184 Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số Đặc Biệt
Journal of Science of Lac Hong University
Special issue (11/2017), pp. 184-189
Tạp chí Khoa học Lạc Hồng
Số đặc biệt (11/2017), tr.184-189
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG,KHOANH ĐỊNH V D B O C C KHU
V C CÓ NGUY CƠ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC, TRẦM TÍCH
VÙNG BIỂN ĐẢO LÝ SƠN
Current environmental issues, delineating and mapping potential areas of Ly
Son island facings seawater and sedimentary contamination
Nguyễn Thị Xuân Thắng1, Trình Văn Thư2
1thangntx@tlu.edu.vn, 2thu84tv@gmail.com
1Khoa Môi trường, Trường Đại học Thủy Lợi, Hà Nội, Việt Nam
2Trung tâm Điều tra Tài nguyên – Môi trường Biển, Tổng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam
Đến tòa soạn: 31/05/2017; Chấp nhận đăng: 23/09/2017
Tóm tắt. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu hiện trạng, khoanh định và dự báo các khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường
nước, trầm tích vùng biển đảo Lý Sơn. 204 mẫu nước biển và 109 mẫu trầm tích được thu thập tại hiện trường. Các tham số thống
kê được tính toán để phân tích, đánh giá hiện trạng. Những khu vực có nguy cơ ô nhiễm được khoanh định và dự báo. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, vùng biển đảo đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm môi trường từ nguồn rác thải sinh hoạt, dầu thải và
hàm lượng nguyên tố kim loại Pb. Dựa trên kết quả nghiên cứu,các giải pháp trước mắt và lâu dài đã được đề xuất. Kết quả nghiên
cứu có thể được xem là những định hướng ban đầu, giúp các nhà quản lý có cách tiếp cận không gian trực quan, để có thể đưa ra
quyết định sát thực, hiệu quả hơn trong quá trình lập quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ
môi trường bền vững vùng biển đảo.
Từ khoá: Biển đảo Lý Sơn; Môi trường nước và trầm tích; Ô nhiễm; Biến đổi khí hậu; Khoanh định
Abstract. This article examised and visualised potential areas of the Ly Son island facings seawater and sedimentary contamination.
204 samples of seawater and 109 samples of sediment were collected on-site. Statistical parameters were calculated for analyzing
and determining the mains issues of current sea and coastal environment. Contaminated areas were delineated and mapped.
Research results showed that the high-risk areas tended to be contaminated from domestic waste, oil waste and the lead content.
Immediate and long-term solutions have been proposed. These results also can be considered as initial directions, giving policy-
makers an intuitive, space-based approach to make real-time, more effective decisions in planning on the socio-
economicdevelopment, responses to climate change and sustainable environmental protection of the sea islands.
Keywords: Ly Son island; Seawater and sediment;Contamination; Climate Change; Delineation
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tổng quan
Với diện tích đất liền khoảng 330.000km2, đường bờ biển
trải dài hơn 3.260km và có trên 1.000.000km2vùng biển đặc
quyền kinh tế vớikhoảng 3.000 đảo lớn nhỏ, là tiền đề cho
phép Việt Namcó thể phấn đấu đạt được mục tiêu phát triển
“kinh tế biển và ven biển đến 2020 sẽ chiếmtỷ trọng ~53-
55% trong tổng GDP của cả nước”[1, 2].
Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế biển của Việt Nam, đặc
biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) hiện nay nhìn
chung còn khá khiêm tốn và đang đối mặt với nhiều thách
thức. Tài nguyên biển thuộc dạng tài nguyên chia sẻ, chứa
đựng “yếu tố không gian”, là tiền đề phát triển đa ngành.
Trong một thời gian dài, quản lý biển thuộc về nhiều ngành,
nhiều cơ quan. Vấn đề chủ quyền, an ninh trên biển, được
quan tâm, trong khi công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ
môi trường (BVMT) biển dường như còn bị bỏ ngỏ. Môi
trường biển hiện đang có dấu hiệu ô nhiễm và suy thoái.
Vùng nước ven bờ nhiều nơi đã bị ô nhiễm bởi dầu thải, rác
thải sinh hoạt và kim loại nặng (KLN). Hàm lượng chất rắn
lơ lửng, các chất dinh dưỡng chứa NO3-, NH4+ và PO43- cũng
ở mức đáng lo ngại. Chất lượng trầm tích đáy biển ven bờ
cũng có dấu hiệu bị ô nhiễm [3-5].Hệ thống cảng biển nhỏ
bé, manh mún với thiết bị còn lạc hậu, chưa đồng bộnên hiệu
quả thấp. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở trên các đảo hiện chưa
được đầu tư tương xứng. Hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa
học - công nghệ biển, đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế
biển, các cơ sở quan trắc, dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai,
các trung tâm tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn,... còn nhiều hạn chế,
trang bị thô sơ.Cho đến nay,chưa có nhiềucác nghiên cứu về
đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước, trầm tích biển
đảo, đặc biệt là công tác khoanh định, dự báo các nguy cơ,
vùng ô nhiễm để từ đó làm cơ sở nghiên cứu, đề xuất các giải
pháp, mô hình lồng ghép, thích ứng với BĐKH và BVMT
phù hợp [3, 6-9].
1.2 Khu vực nghiên cứu
Huyện đảo Lý Sơn cách cửa biển Sa Kỳ ~25km về phía Đông
Bắc và cách quần đảo Hoàng Sa ~350km về phía Tây – Nam.
Phạm vi nghiên cứu là vùng biển xung quanh đảo Lý Sơn (từ
đường bờ đảo ra ngoài khơi 6km)(xem hình 1), gồm có 2 đảo
nổi: đảo Lý Sơn (gồm 02 xã An Vĩnh và An Hải), vàCù Lao
Ré (hay Cù Lao Bờ Bãi) gồm xã An Bình [10].Diện tích khảo
sát vùng biển đảo Lý Sơn (~ 200km2), được giới hạn trong 6
điểm I, II, III, IV, V và VIvới các toạ độ địa lý tương ứng.
Trong đó: I: từ 15°28'48.22"B-109°05'55.35"Đ; II:
15°24'26.52"B-109°11'11.29"Đ; III: 15°21' 08.63"B-
109°11'20.47"Đ; IV: 15°18'57.26"B-109°07'00.95"Đ; V:
15°20'40.98"B-109°02'58.39"Đ; và VI: 15°26'29.69"B-
09°01'46.49"Đ[11].
185
Nghiên cứu hiện trạng, khoanh định và d b o c c khu v c có nguy cơ ô nhiễm môi trường nước, trầm tích vùng biển đảo Lý Sơn
Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số Đặc Biệt
Hình 1. Vị trí vùng nghiên cứu
2. SỐ LIỆU V PHƯƠNG PH P NGHIÊN CỨU
2.1 Số liệu nghiên cứu
Trước khi tiến hành công tác thực địa, phải thiết kế mạng
lưới khảo sát tuân thủ theo các quy định kỹ thuật điều tra địa
chất, môi trường biển, chú trọng đến các vị trí nhạy cảm như
: bến cảng, bãi tắm, khu vực dân cư và các vị trí được phát
hiện có các ô nhiễm trong các nghiên cứu trước (xem Hình
2).
Hình 2. Mạng lưới khảo s t vùng nghiên cứu
Công tác khảo sát thực địa và thu thập mẫu nước mặt và
trầm tích được tiến hành đồng thời trong tháng 7 và 8 năm
2016,để thu thập 204 mẫu nước biển (gồm 114 mẫu nước
mặt và 90 mẫu nước đáy)và 109 mẫu trầm tích, cụ thể gồm:
c c thông số đo nhanh hiện trường (nhiệt độ, độ đục, tổng
chất rắn hòa tan, DO, độ muối và pH); c c thông số đ nh gi
chất lượng nước biển (COD, BOD5, tổng dầu mỡ khoáng,
hàm lượng các nguyên tố: As, Cd, Pb, Mn, Cu, Zn, Hg, các
anion: CO32-, NO3- và SO42-) và c c thông số đ nh gi chất
lượng trầm tích biển (As, Cd, Pb, Cu, Zn và Hg).
Theo hướng dẫn tại Thông tư số 11/2010/BTNMT, cụ thể
tại khu vực khảo sát,ở đới 0-10m nước, không lấy mẫu nước
đáy, ch lấy mẫu nước mặt và mẫutrầm tích. Ưu tiên lấy mẫu
trầm tích có thành phần là bùn, bùn cát ở bến cảng, khu vực
dân cư. Ơ đới >10m nước, các trạm lấy mẫu nước (mặt và
đáy) và mẫu trầm tích được thiết kế với khoảng cách hợp lý;
nếu tại trạm lấy mẫu khảo sát là cát, cát sạn, san hô thì không
lấy mẫu trầm tích.
Việc thu thập mẫu phải đảm bảo đúng theo thiết kế đã đề
ra. Tuy nhiên, khi phát hiện các biểu hiện bất thường, ô
nhiễm thì có thể đan dày mạng lưới lấy mẫu. Số lượng mẫu
thu thập được thiết kế có thể nhiều hơn so với kế hoạch
~10%, để dự phòng trong trường hợp phân tích bổ sung.
Công tác xử lý kết quả phân tích mẫu được tiến hành từ
tháng 9 đến cuối tháng 12 năm 2016.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
a. Tính to n c c tham số thống kê như (Cn, V, S)
Hàmlượng trung bình (nền) Cn tính theo công thức (sau
khi đã loại các giá trị đột biến):
(1)
Tính mức dị thường tối thiểu bậc 1 Ca1, bậc 2 Ca2, bậc 3
Ca3 :
Ca1 = Cn + S(2)
Ca2 = Cn+ 2S(3)
Ca3 = Cn + 3S (4)
Hệ số biến phân V tính theo công thức:
(5)
Trong đó:
+ N số mẫu đưa vào tính toán
+ S độ lệch quân phương
+ V hệ số biến phân
+ X giá trị trung bình (TB)
Các giá trị TB được tính toántừ việc áp dụng các công thức
(1)-(5), thực hiện và lưu trữ trên phần mềm Excel. Các tập
mẫu ở tầng mặt và tầng đáy được phân chia rõ ràng, mỗi tầng
có một giá trị TB khác nhau. Từ đó, có thể lựa chọn các tham
số thích hợp trong việc khoanh vẽ dị thường các nguyên tố
trong nước biển và trầm tích.
b. Công cụ chính Vertical Mapper tích hợp trong phần
mềm MapInfo 10.5 (có bản quyền) được sử dụng để
vẽ c c bản đồ phân bố/ khoanh định c c nguyên tố,
ion đặc trưng hiện trạng môi trường nước, trầm tích
Vertical Mapper là công cụ phân tích dựa trên ô lưới khảo
sát (xem Hình 2), giúp dễ dàng theo dõi tham số dữ liệu liên
tục thay đổi có liên quan đến vị trí, bằng cách tạo dữ liệu bản
đồ chủ đề theo màu, hình bóng hoặc theo lớp và so sánh dữ
liệu chủ đề này với các ô lưới khác, để xác định mối quan hệ
duy nhất hay quan hệ ẩn. Qua phương pháp khảo sát, đo đạc,
nồng độ/ hàm lượng các mẫu nước biển và trầm tích sẽ được
biểu diễn bằng tập hợp các điểm, đường và vùng phân bố
trong không gian (xem Bảng 1). Ngoài ra, phương pháp
Kriging được sử dụng để nội suy tập hợp các điểm chưa đo
đạc và khoanh định các vùng có nồng độ/ hàm lượng cao
(tham khảo mục 2.2.a tính toán các tham số thống kê).
Tiêu chí khoanh vùng các khu vực có nồng độ/ hàm lượng
KLN, dầu mỡ khoáng,... cao vượt quá giới hạn cho phép
(GHCP) được quy định trong QCVN 10:2015/BTNMT đối
với chất lượng nước biển và QCVN 43:2012/BTNMT về
chất lượng trầm tích biển. Cách thức trình bày các yếu tố
thông tin trên bản đồ được mô tả tại Bảng 1. Bản đồ hiện
trạng môi trường biển, bản đồ khoanh định nguy cơ ô nhiễm
môi trường biển vùng biển đảo Lý Sơn, tỷ lệ 1:50.000,được
trình bày cụ thể trong mục 3.
Dùng hệ số ô nhiễm (Ttc) đánh giá mức độ ô nhiễm của
các nguyên tố trong nước biển và trầm tích theo công thức:
Ttc = Cx/Ctc (6)
Trong đó:
+ Cx nồng độ nguyên tố kim loại
+ Ctc nồng độ tối đa cho phép trong các QCVN liên quan.
Như vậy, môi trường không ô nhiễm: 0 < Ttc < 1; môi
trường ô nhiễm: Ttc > 1; môi trường ô nhiễm mạnh: 1 < T tc<
3; môi trường ô nhiễm rất mạnh: Ttc> 3.
Nguyễn Thị Xuân Thắng, Trình Văn Thư
186 Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số Đặc Biệt
Bảng 1.C ch thức trình bày c c yếu tố thông tin trên bản ðồ
STT
Yếu tố thể hiện trên bản
đồ
Ký hiệu mô
tả
Ghi chú
1 Các yếu tố địa hình, địa mạo
Dạng đường,
vùng
Màu sắc và ký hiệu khác
nhau phụ thuộc yếu tố
2 Hoạt động nhân sinh
2.1
Các hoạt động nhân sinh
(đánh bắt thủy sản)
Dạng điểm
Sử dụng các ký hiệu khác
nhau
3 Ô nhiễm môi trường
3.1 Trong nước biển
Vành ô nhiễm Dạng đường
Nét đứt, ký hiệu, màu sắc
khác nhau cho từng nguyên
tố
Điểm ô nhiễm Dạng điểm Ký hiệu tên nguyên tố
Ô nhiễm dầu Dạng điểm
3.2 Trong trầm tích biển
Các thành tạo địa chất dưới đáy biển (các thành tạo có khả năng tàng trữ độc
tố thấp, cao, TB)
Vành ô nhiễm Dạng đường
Nét liền, ký hiệu, màu sắc
khác nhau cho từng nguyên
tố
Điểm ô nhiễm Dạng điểm Ký hiệu tên kim loại
4 Ô nhiễm rác thải Dạng điểm
5 Các ký hiệu khác
Sông suối Dạng đường Theo bản đồ địa hình
Đường đẳng sâu Dạng đường
Màu xanh nước biển và có
giá trị độ sâu
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU V THẢO LUẬN
3.1 Hiện trạng chất lượng nước biển ven bờ vùng biển
đảo Lý Sơn
Kết quả đo nhanh tại hiện trường khu vực khảo sát cho
thấy, nhiệt độ có xu thế tăng dần từ phía Bắc xuống phía Nam
đảo, song chênh lệch không quá lớn (giá trị TB ở tầng mặt là
29,920C và tầng đáy là 27,360C). Độ đục có xu hướng tăng
dần theo chiều sâu, có giá trị lớn nhất ở vùng biển phía Nam
đảo (7,2-14,2NTU) và lại nhỏ ở phía Bắc (0,7-1,1NTU).
Nồng độ oxy hòa tan (DO) ở hai tầng không có sự chênh lệch
lớn, xu hướng giảm dần theo độ sâu. DO đo được ở khu vực
phía Đông Bắc là lớn nhất (6,63-7,88mg/L), với HST san hô
phát triển khá tốt. Tại khu vực Tây Nam,DO đo được là thấp
nhất (5,9-7,32mg/L). Giá trị TDS có xu hướng tăng lên theo
độ sâu, cao nhất ở khu vực phía Nam đảo vàthấp nhất tại Cù
Lao Ré.Độ muối là tương đối thấp, dao động TB 31,28‰ (so
với TB của Thế giới là 35‰). Vùng nghiên cứu nằm cách xa
bờ nên độ muối của nước biển khá
đồng đều, không có sự chênh lệch nhiều giữa tầng mặt và
tầng đáy, độ lệch chuẩn của độ mặn rất nhỏ (<1). Vùng
nghiên cứu ít chịu tác động bởi các nguồn nước lục địa. pH
vùng nước biển xung quanh đảo đặc trưng cho môi trường
kiềm (dao động ~ 6,56-8,38). Điểm có giá trị pH đạt cực đại
phân bố phía Tây Bắc đảo và điểm cực tiểu phân bố phía
Đông Bắc đảo. Hàm lượng COD dao động2,35-2,65mg/l
(TB trong tầng mặt là 2,47mg/l và 2,45mg/l trong tầng đáy).
BOD5 ~ 1,60-1,69mg/l (tầng mặt là 1,56 mg/l, tầng đáy 1,50
mg/l). Hàm lượng BOD5 và COD trong khu vực đều khá
thấp, chênh lệch giữa hai hàm lượng trên không lớn, chứng
tỏ hàm lượng vật chất hữu cơ trong nước không cao và chủ
yếu là dễ phân hủy. Hàm lượng dầu mỡ quanh đảo khá cao
và có khoảng biến động lớn, với giá trị TB 240,05µg/l. Các
điểm có hàm lượng dầu mỡ cao hầu hết tập trung ở khu vực
cầu cảng, khu neo đậu tầu thuyền. Điểm đạt giá trị cao nhất
(510µg/l) ở phía Tây Nam đảo (cảng cá) và phía Đông Nam
đảo (khu vực neo đậu tàu thuyền). Bảng 2 trình bày hàm
lượng TB các nguyên tố: Mn, Cu, Zn, Cd, As, Hg và Pb.
Bảng 2.Hàm lượng trung bình c c nguyên tố trong nước biển khu v c đảo Lý Sơn
STT
Nguyên
tố
Hàm lượng
TB (µg/l)
Hàm lượng
TB Thế giới
(µg/l)
Hệ số
Ta
Mức độ tập
trung các
nguyên tố
1 Mn 2,50 2,00 1,25
Các nguyên tố
tập trung
(1<Ta ≤ 2)
2 Cu 3,02 3,00 1,01
3 Zn 15,30 10,00 1,53
4 Cd 0,20 0,10 2,00
5 As 3,50 3,00 1,17
6 Hg 0,03 0,03 1,03
7 Pb 0,25 0,03 8,33
Các nguyên tố
tập trung mạnh
(Ta > 2)
Trong tầng mặt, Mn hình thành 1 dị thường bậc I (xem
Hình 3), với hàm lượng 3,60-4,30µg/l, phân bố ở phía Tây
Nam xã An Vĩnh, diện tích 0,4km2. Hình thành 3 dị thường
bậc I ở tầng đáy, phân bố tại phía Tây Nam Cù Lao Ré, 2km2;
phía Nam đảo, 3km2; phía Đông Bắc đảo, 0,7km2. Ngoài ra,
còn 10 điểm hàm lượng bậc cao của nguyên tố Mn phân bố
ở phía Đông Nam, Tây Nam đảo và xung quanh Cù Lao Ré.
Cu ở tầng mặt hình thành 1 dị thường bậc III, 4,00µg/l,
187
Nghiên cứu hiện trạng, khoanh định và d b o c c khu v c có nguy cơ ô nhiễm môi trường nước, trầm tích vùng biển đảo Lý Sơn
Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số Đặc Biệt
phân bố tại phía Tây Nam xã An Vĩnh, 0,38km2 và 3 dị
thường bậc I, dao động 3,35-3,68 µg/l, phân bố tại Tây đảo
cách bờ ~4km, 1,12km2; phía Nam đảo, 0,81km2; phía Đông
Nam mũi Cồn Dới, 0,53km2. Ngoài ra, còn 8 điểm hàm
lượng bậc cao phân bố phía Đông Bắc, Tây đảo và Nam Cù
Lao Ré. Ơ tầng đáy, Cu hình thành 6 dị thường bậc I, 3,18-
3,46µg/l, phân bố tại phía Tây Nam đảo, 1,13km2; Phía Nam
và Đông Nam đảo, 0,95km2; Khu vực phía Bắc và Đông Bắc
đảo, 3,12km2; Phía Bắc Cù Lao Ré, 1,09km2. Ngoài ra, còn
6 điểm hàm lượng bậc cao của Cu phân bố rải rác quanh đảo.
Zn hình thành 7 dị thường bậc I trong tầng mặt,dao động
17,80-20,28µg/l, phân bố tại phía Tây đảo, 1,8km2; Tây Nam
xã An Vĩnh, 0,42 km2; Phía Đông Bắc và Đông Nam đảo,
2,25 km2; Phía Đông Bắc Cù Lao Ré, 1,86km2.
Hình 3. Bản đồ hiện trạng môi trường nước vùng biển đảo Lý Sơn
Ơ tầng đáy, hình thành 3 dị thường, phân bố tại Bắc Cù
Lao Ré, 0,87km2; Tây đảo, 1,15 km2;và Đông đảo, 0,69km2.
Zn hình thành 7 dị thường bậc I trong tầng mặt,dao động
17,80-20,28µg/l, phân bố tại phía Tây đảo, 1,8km2; Tây Nam
xã An Vĩnh, 0,42 km2; Phía Đông Bắc và Đông Nam đảo,
2,25 km2; Phía Đông Bắc Cù Lao Ré, 1,86km2. Ơ tầng đáy,
hình thành 3 dị thường, phân bố tại Bắc Cù Lao Ré, 0,87km2;
Tây đảo, 1,15 km2;và Đông đảo, 0,69km2.
Cd ở tầng mặt hình thành 2 dị thườngbậc I, dao động 0,19-
0,26µg/l, phân bố tại Tây Nam xã An Vĩnh, 0,40km2; Phía
Đông Bắc chùa Rau, 0,33km2. Ngoài ra, còn phát hiện 3 điểm
có hàm lượng cao phân bố phía Tây đảo và Nam Cù Lao Ré.
Ơ tầng đáy, Cd hình thành 2 dị thường bậc I, 0,17-0,18µg/l,
phân bố tại Tây Nam xã An Vĩnh, 0,55km2; Phía Đông Bắc
chùa Rau, 1,05km2. Ngoài ra còn phát hiện 4 điểm có hàm
lượng cao phân bố phía Tây đảo, Đôngvà Bắc Cù Lao Ré.
Trong tầng mặt hình thành 2 dị thường bậc I, dao động
3,78-4,04µg/l, phân bố tại Tây Nam xã An Vĩnh, 0,34km2;
Phía Đông Bắc chùa Rau, 0,59 km2. Ngoài ra, còn phát hiện
4 điểm có hàm lượng cao tại phía Bắc, Đông đảo và Nam Cù
Lao Ré.Trong tầng đáy, As hình thành 1 dị thường bậc I,
3,55-3,72µg/l, phân bố tại các khu vực Tây Nam đảo, cách
bờ ~3 km, 0,71 km2. Ngoài ra, phát hiện thêm 13 điểm có
hàm lượng cao phân bố xung quanh đảo và Cù Lao Ré.
Trong tầng mặt, Hg hình thành 1 dị thường bậc I, 0,04µg/l,
phân bố tại Tây Nam xã An Vĩnh, 0,43km2. Ngoài ra còn
phát hiện 3 điểm có hàm lượng cao phân bố phía Đông Bắc,
Đông Nam đảo và Nam Cù Lao Ré. Hg ở tầng đáy không
hình thành dị thường. Cũng như chưa phát hiện thấy điểm
nào có hàm lượng cao trong vùng nghiên cứu.
Pb ở tầng mặt hình thành 1 dị thường bậc I, dao động 0,29-
0,32µg/l, phân bố tại khu vực Tây xã An Vĩnh, 0,33km2.
Ngoài ra, còn phát hiện 2 điểm có hàm lượng cao phân bố
phía Đông Bắc đảo và Nam Cù Lao Ré. Pb ở tầng đáy không
hình thành dị thường. Ch phát hiện 5 điểm có hàm lượng
cao phân bố xung quanh đảo và Cù Lao Ré.
Ngoài ra, giữa các tầng chưa phát hiện thấy dị thường nào
của CO32-, NO3- và SO42-. Hàm lượng SO42- toàn vùng biển
nghiên cứu dao động 1.414-2.499µg/l, đạt giá trị cực đại
2.499µg/l trong tầng nước tầng mặt. Anion NO3- có hàm
lượng dao động 0,59-1,12µg/l. Hàm lượng CO32- dao động
3,27-11,48µg/l.
3.2 Hiện trạng chất lượng trầm tích
Dựa vào hệ số mức ðộ tập trung (Td) của các nguyên tố
trong trầm tích biển và kết quả phân tích 109 mẫu trầm tích,
hàm lượng TB của 6 nguyên tố Mn, Cu, Pb, Zn, As, Hg được
trình bày cụ thể trong Bảng 3.
Bảng 3. Hàm lượng trung bình c c nguyên tố trong trầm tích biển
Hình 4. Bản đồ hiện trạng môi trường trầm tích vùng
biển đảo Lý Sơn
Mn hình thành 5 dị thường bậc I và bậc II (Xem Hình
4).Phía Đông Bắc đảo, độ sâu 60-80m nước, diện tích
~1,02km2 hình thành 2 dị thường bậc I, hàm lượng dao động
235,17-326,33mg/kg. Phía Nam đảo cách bờ 4km, tại độ sâu
50-60 m nước, 1,98km2 hình thành 2 dị thường bậc I và 1 dị
thường bậc II. Ngoài ra, khu vực Đông Nam và Tây Bắc đảo
còn phát hiện một số điểm hàm lượng cao của Mn.
Hai nguyên tố Zn, Cu có xu hướng giảm dần hàm lượng
từ phía Bắc xuống phía Nam đảo. Trong vùng nghiên cứu
không hình thành dị thường nào mà ch phát hiện thấy một
số điểm có hàm lượng cao của Zn và Cu, phân bố ở phía Tây
Bắc Cù Lao Ré, độ sâu 50 m nước, hàm lượng tương ứng
5,30 mg/kg (Cu) và 8,04 mg/kg (Zn).
Phát hiện 4 dị thường bậc I của As và 3 dị thường bậc I
của Pb phân bố tập trung tại phía Tây Cù Lao Ré, cách bờ
~4km, độ sâu 50m nước. Hai dị thường As hàm lượng 0,77-
0,89 mg/kg, 1,27 km2 và Pb hàm lượng 5,96-6,67 mg/kg,
Đặc điểm Nguyên tố
Hàm lượng TB
Td
Vùng biển đảo Lý Sơn (mg/kg) Thế giới (mg/kg)
Không tập trung (Td<1)
Mn 144,02 85 0,169
Zn 6,58 2 0,329
Pb 5,23 2 0,262
Cu 4,38 4 0,110
As 0,65 0,1 0,650
Tập trung (1<Td<3) Hg 0,05 0,03 1,670
Nghiên cứu hiện trạng, khoanh định và d b o c c khu v c có nguy cơ ô nhiễm môi trường nước, trầm tích vùng biển đảo Lý Sơn
188 Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số Đặc Biệt
0,95km2. Phía Đông Nam cách bờ ~4,5km, phát hiện 2 dị
thường bậc I của As, độ sâu 50-60m nước, 0,92km2 và 1 dị
thường bậc I của Pb, độ sâu 50m nước, 0,23km2. Ngoài ra,
còn phát hiện các điểm hàm lượng cao của As và Pb nằm rải
rác trong khu vực nghiên cứu.
Hg hàm lượng trung bình 0,05mg/kg. Tại khu vực nghiên
cứu chưa phát hiện thấy dị thường của Hg trong trầm tích
biển.
Zn hình thành 7 dị thường bậc I trong tầng mặt, dao động
17,80-20,28µg/l, phân bố tại phía Tây đảo, 1,8km2; Tây Nam
xã An Vĩnh, 0,42 km2; Phía Đông Bắc và Đông Nam đảo,
2,25 km2; Phía Đông Bắc Cù Lao Ré, 1,86km2. Ơ tầng đáy,
hình thành 3 dị thường, phân bố tại Bắc Cù Lao Ré, 0,87km2;
Tây đảo, 1,15 km2; và Đông đảo, 0,69km2.
3.3 Khoanh định và dự báo khu vực có nguy cơ ô nhiễm
Trên cơ sở kết quả phân tích mẫu và khảo sát thực tế tại
hiện trường, các tài liệu thu thập được, việc khoanh định các
khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường biển dựa vào các
nguồn thải chính như ô nhiễm rác sinh hoạt từ trong đảo, ô
nhiễm dầu từ các hoạt động tàu biển, ô nhiễm KLN (dựa trên
việc tính toán Ttc đượcđề cập trong công thức 6) cho nước
biển ven bờ và trầm tích (xem Bảng 4, 5).
Ngoài ra, kết quả bản đồ khoanh định nguy cơ ô nhiễm
môi trường vùng nghiên cứu được trình bày tại Hình 5.
Hàm lượng dầu mỡ có nơi đạt 510µg/l, cao hơn 1,02 lần
so với GHCP theo QCVN 10: 2015/BTNMT (xem Bảng 4);
tập trung ở khu vực cầu cảng, khu neo đầu tàu thuyền (đặc
biệt ở phía Tây Nam đảo). Nguyên nhân ban đầu được xem
là do hoạt động vận tải, vệ sinh tàu thuyền, cũng như các hoạt
động hàng hải khác trong vùng (thể hiện bằng các điểm màu
đỏ trong Hình 5).
Các khu vực có nguy cơ ô nhiễm bởi rác thải sinh hoạt (ký
hiệu vòng tròn màu xanh có chữ R ở Hình 5), được xác định
chủ yếu tập trung ở phía Nam và Tây Nam đảo (khu vực cầu
cảng, dân cư đông đúc). Cầu cảng với các hoạt động vận tải,
vệ sinh tàu thuyền và sơ chế thủy hải sản thường xuyên diễn
ra. Ngoài ra, ý thức và thói quen bảo vệ môi trường cả người
dân và khách du lịch còn chưa tốt, hiện tượng xả rác bừa bãi
vẫn thường xuyên xảy ra.
Bảng 4. Hàm lượng trung bình của c c nguyên tố trong nước biển vùng nghiên cứu và giới hạn cho phép so với QCVN 10:2015/BTNMT
STT Thông số Đơn vị
Giá trị trong nước
biển vùng nghiên cứu
QCVN 10: 2015/BTNMT
Ttc
Giá trị giới hạn
1 As µg/l 4,60 10,00 0,46
2 Cd µg/l 0,26 5,00 0,05
3 Pb µg/l 0,43 50,00 0,01
4 Cu µg/l 4,00 30,00 0,13
5 Zn µg/l 26,00 50,00 0,52
6 Mn µg/l 4,30 - -
7 Hg µg/l 0,06 1,00 0,06
8 pH 6,56 - 8,38 6,5 - 8,5 -
9 Tổng dầu mỡ khoáng µg/l 510 500 1,02
Bảng 5. Hàm lượng trung bình của c c kim loại nặng trong trầm tích biển vùng nghiên cứu và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng trầm tích QCVN 43: 2012/BTNMT
Thông
số
Nguyên tố (mg/kg)
Cu Pb Zn As Hg
QCVN 43:
2012/BTNMT Giá trị
giới
hạn
108,00 112,00 271,00 0,90 0,06
Hàm lượng KLNbiển
Lý Sơn
5,30 7,00 8,40 0,02 0,09
Ttc 0,05 0,06 0,03 0,02 0,09
Pb chưa vượt GHCP (so với QCVN 10:2015/BTNMT).
Tuy nhiên, so với hàm lượng TB thế giới, Pb trong khu vực
cao hơn 8 lần (xem Bảng 2). Đây được xem là nguyên tố có
nguy cơ ô nhiễm trong khu vực nghiên cứu, được xác định
tập trung ở phía Tây Nam xã An Vĩnh (ký hiệu vành dị
thường số 1 màu xanh ở Hình 5). Các kết quả cũng đã được
so sánh với nghiên cứu của Mai Trọng Nhuận, hàm lượng
các KLN trong nước biển và trầm tích đều cao hơn[8, 9]. Tuy
nhiên, xu thế tăng là không đáng kể, ngoại trừ As, Pb, Cd có
xu thế tăng nhanh. Từ kết quả tính toán hệ số ô nhiễm Ttc cho
thấy trong môi Thông qua chuỗi thức ăn và tích tụ trong cơ
thể có thể gây bệnh cho người và động vật, như: As gây ung
thư, Cd gây huyết áp cao, đau thận, Pb gây bệnh thần kinh
Nghiên cứu nguy cơ ô nhiễm KLN trong trầm tích là rất đáng
chú ý. KLN có nguồn gốc tự nhiên và nhân sinh. Trong đó,
những khu vực tập trung với hàm lượng cao của các KLN
thường có nguồn gốc nhân sinh. Tuy nhiên, để xác định mức
độ, phạm vi ảnh hưởng của sự ô nhiễm KLN trong trầm tích
của khu vực đối với HST và con người cần có những nghiên
cứu chi tiết và chuyên sâu hơn.
Hình 5. Bản đồ khoanh định nguy cơ ô nhiễm môi trường vùng
biển đảo Lý Sơn
189
Nghiên cứu hiện trạng, khoanh định và d b o c c khu v c có nguy cơ ô nhiễm môi trường nước, trầm tích vùng biển đảo Lý Sơn
Tạp chí Khoa học Lạc Hồng Số Đặc Biệt
3.4 Nhận xét
Trong vùng nghiên cứu, đặc biệt ở khu vực phía Nam và
Tây Nam đảo, đã hiện hữu các nguy cơ ô nhiễm như ô nhiễm
bởi rác thải sinh hoạt, dầu thải và ô nhiễm KLN trong nước
(Pb). Đặc biệt, các khu vực ô nhiễm này lại có vị trí nhạy
cảm, tương đối gần khu bảo tồn biển Lý Sơn. Nguồn gây ô
nhiễm chính được xác định là nguồn thải từ trên đảo, như do
các hoạt động sinh hoạt của người dân và khách du lịch, hoạt
động hàng hải, đánh bắt và chế biến thủy hải sản gây ra. Đây
sẽ là những sức ép rất lớn trong tương lai đến công tác quản
lý tài nguyên, môi trường và HST huyện đảo.
4. KẾT LUẬN V KIẾN NGHỊ
Đảo Lý Sơn có vị trí chiến lược, điều kiện tự nhiên và tài
nguyên thiên nhiên ưu đãi cùng với sự đa dạng sinh học của
các HST biển tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế,
du lịch và giao thông đường biển Tuy nhiên, hiện nay,
huyện đảo đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm biển từ
rác thải sinh hoạt, dầu thải và nguy cơ ô nhiễm hàm lượng
các nguyên tố (như ô nhiễm Pb).
Nghiên cứu đã đưa ra cơ sở lý luận lý thuyết về ô nhiễm
môi trường biển (ô nhiễm nước biển và trầm tích), khoanh
định các khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường biển, góp
phần cho công tác định hướng và lập quy hoạch phát triển
KT-XH cho huyện đảo.
Các giải pháp trước mắt, cần tập trung vào những vùng có
nguy cơ ô nhiễm; truyền thông nâng cao nhận thức về BVMT
biển, đặc biệt trong việc quản lý rác thải hợp lý và vệ sinh.
Về lâu dài, nghiên cứu, đề xuất các mô hình sinh kế bền
vững trước thách thức phát triển KT-XH và BĐKH, phù hợp
với quy hoạch, hướng tới phát triển bền vững của huyện đảo.
Kết quả nghiên cứu có thể được xem như là những định
hướng ban đầu cho mô hình tiếp cận trực quan, giúp các nhà
quản lý có thể đưa ra các quyết định chính xác, hiệu quả hơn
trong quá trình lập quy hoạch không gian biển gắn với mục
tiêu phát triển KT-XH, ứng phó với BĐKH và BVMT vùng
biển đảo.
5. CẢM ƠN
Cảm ơn các chủ trì Dự án “Điều tra đặc điểm địa chất, địa
động lực, địa chất khoáng sản, địa chất môi trường và dự báo
tai biến địa chất vùng biển Thừa Thiên Huế - Bình Định (0-
60m nước) tỷ lệ 1: 100.000, 2015” và “Điều tra cơ bản tài
nguyên, môi trường một số hải đảo, cụm đảo lớn, quan trọng
phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ
quyền lãnh hải, 2016” đã cung cấp các số liệu, tài liệu liên
quan để nhóm tác giả có thể hoàn thành nghiên cứu này [12].
6. T I LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Đức An, “Hệ thống đảo ven bờ Việt Nam: Tài nguyên và
Phát triển”, Nxb KHTN&CN, Hà Nội, 200 trg, 2008.
Triều Hải Quỳnh, “Tiềm năng biển Việt Nam và những định
hướng chiến lược cơ bản để xây dựng và phát triển”, Báo điện
tử Đảng Cộng sản Việt Nam,tháng 9/2015.
dang/lich-
su-dang/doc-4930201511335746.html
[2] Lê Anh Thắng, Dự án “Điều tra đặc điểm địa chất, địa động
lực, địa chất khoáng sản, địa chất môi trường và dự báo tai biến
địa chất vùng biển Thừa Thiên Huế - Bình Định (0-60m nước)
tỷ lệ 1: 100.000”, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, 2015.
[3] Thu Lâm, “Ô nhiễm môi trường biển tại Việt Nam: Vấn đề và
giải pháp”, Môi trường nông thôn. Hội nông dân Việt
Nam,
62/o-nhiem-moi-truong-bien-tai-viet-nam-van-de-va-giai-
phap, tháng 9/2017.
[4] Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam, bản
cập nhật, Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012.
[5] Vũ Thanh Ca, “Báo cáo tổng kết đề tài khoa học: Điều tra đánh
giá hiện trạng các hệ sinh thái, xây dựng luận cứ khoa học đề
xuất dự án Khu bảo tồn thiên nhiên biển phục vụ du lịch ở vùng
biển ven bờ huyện Lý Sơn”, Viện Nghiên cứu quản lý Biển và
Hải đảo, 2011.
[6] Phạm Hoàng Hải, “Nghiên cứu đề xuất các mô hình phát triển
kinh tế - xã hội bền vững khu vực ven biển và đảo ven bờ biển
Việt Nam”, Viện Hàn lâm khoa học & Công nghệ Việt Nam,
2010.
[7] Mai Trọng Nhuận, Dự án “Điều tra, đánh giá tích hợp và dự
báo biến động điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi trường và tai
biến thiên nhiên vùng biển từ Thanh Hóa đến Bình Thuận phục
vụ phát triển kinh tế biển”, Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo
- Đại học Khoa học Tự nhiên, 2015.
[8] Mai Trọng Nhuận, “Báo cáo địa chất môi trường vùng biển
Việt Nam từ 30 - 100 m nước, tỷ lệ 1: 500.000”, Lưu trữ Trung
tâm Địa chất Khoáng sản biển, 2011.
[10]Địa chí Quảng Ngãi, Ủy ban Nhân dân t nh Quảng Ngãi, Cổng
thông tin điện tử, truy cập tháng 6/2017 tại
[11] Đỗ Tử Chung, Dự án “Điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường
một số hải đảo, cụm đảo lớn, quan trọng phục vụ quy hoạch
phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền lãnh hải”, Tổng
cục Biển và Hải đảo Việt Nam, 2016.
[12] Trình Văn Thư, Bản thảo Luận văn cao học “Nghiên cứu hiện
trạng môi trường nước, trầm tích và đề xuất các giải pháp bảo
vệ môi trường vùng biển đảo Lý Sơn”, chuyên ngành Khoa
học Môi trường, Trường Đại học Thủy Lợi, 2017.
TIỂU SỬ T C GIẢ
Nguyễn Thị Xuân Thắng
Năm sinh 1976, Hà Nội. Tốt nghiệp Đại học tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 1998
và Thạc sĩ tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2004. Tốt nghiệp Tiến sĩ chuyên ngành Khoa học Môi trường và
Trái đất tại Trường Đại học Wollongong, Bang New South Wales, Úc năm 2015. Hiện cô đang là giảng viên tại Khoa Môi
trường, trường Đại học Thủy Lợi Hà Nội. Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học và công nghệ môi trường, biến đổi khí hậu,
đánh giá tổn thương với biến đổi khí hậu và môi trường, quản lý tổng hợp đới bờ biển, tăng trưởng xanh, và phát triển
bền vững.
Trình Văn Thư
Năm sinh 1984, Thanh Hóa. Tốt nghiệp Đại học tại trường Đại học Thủy lợi năm 2005 và chuẩn bị bảo vệ Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Khoa học Môi trường tại Đại học Thủy lợi vào cuối tháng 9 năm 2017. Hiện đang công tác
tại phòng Môi trường Biển, Trung tâm Điều tra Tài nguyên – Môi trường biển, Tổng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 37_xuan_thang_van_thu_3907_2116387.pdf